Mục lục
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục thuật ngữ và ký hiệu viết tắt
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 4
1.1. Về truyền hình 4
1.1.1. Khái niệm về truyền hình di động 4
1.1.2. Dữ liệu đa phương tiện 5
1.2. Công nghệ luồng dữ liệu và đa phương tiện di động 6
1.2.1. Luồng dữ liệu 6
1.2.2. Kiến trúc mạng luồng dữ liệu 6
1.2.3. Ngôn ngữ đồng bộ dữ liệu đa phương tiện tích hợp 9
1.2.4. Đa phương tiện di động 9
1.3. Tổng quan về công nghệ cho truyền hình di động 12
1.3.1. Các yêu cầu đối với dịch vụ truyền hình di động 12
1.3.2. Các hình thức cung cấp dịch vụ truyền hình di động 12
1.3.3. Dịch vụ truyền hình di động trên mạng di động 14
1.3.4. Dịch vụ truyền hình di động trên mạng truyền hình số 16
1.4. Tổng kết về công nghệ cho truyền hình di động 18
CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP TRUYỀN DỮ LIỆU IP TRÊN CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH SỐ CHO THIẾT BỊ CẦM TAY 19
2.1. Tổng quan về hệ thống truyền hình số 19
2.1.1. Khái quát chung 19
2.1.2. Đặc điểm của hệ thống truyền hình số 19
2.1.3. Tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất 21
2.1.4. Tiêu chuẩn truyền hình số cho thiết bị cầm tay 21
2.2. Sự ra đời của công nghệ truyền hình số cho các thiết bị cầm tay 22
2.3. Giới thiệu về giải pháp truyền dữ liệu IP 23
2.4. Những yêu cầu của truyền dữ liệu IP trong DVB-H 23
2.4.1. Những yêu cầu về kỹ thuật 23
2.4.2. Những yêu cầu về thương mại 26
2.4.3. Chỉ dẫn chương trình điện tử 26
2.5. Mô hình hoạt động của truyền dữ liệu IP 27
2.5.1. Chức năng của những thực thể 29
2.5.2. Điểm tham chiếu. 30
2.6. Quá trình hoạt động của truyền IP 31
2.6.1. Cấu hình dịch vụ. 31
2.6.2. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử 34
2.6.3. Phân phát nội dung trong truyền dữ liệu IP 38
2.6.4. Mã hóa và thanh toán dịch vụ. 42
2.7. Quản lý quyền truy cập 45
2.8. Đặt hàng dịch vụ và hệ thống thanh toán 46
2.8.1. Thông qua dịch vụ tin nhắn ngắn 46
2.8.2. Tiền di động 47
2.8.3. Tài khoản di động 47
2.8. Kết luận về giải pháp truyền dữ liệu IP 47
CHƯƠNG 3 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIA TĂNG TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ DVB-H 49
3.1. Yêu cầu chung với các dịch vụ gia tăng 49
3.2. Đặc tả yêu cầu với dịch vụ gia tăng cho truyền hình di động 49
3.2.1. Mô tả hệ thống 49
3.2.2. Các mục tiêu thương mại 50
3.2.3. Phần mềm/ phần cứng ngoại vi. 51
3.3. Xây dựng hệ thống. 52
3.3.1. Mô hình ca sử dụng 52
3.3.2. Trường hợp sử dụng dịch vụ đặt hàng 53
3.3.3. Trường hợp sử dụng hiển thị chỉ dẫn dịch vụ quảng cáo 55
3.3.4. Trường hợp sử dụng việc nhấn các thanh biểu ngữ 56
3.3.5. Biểu đồ lớp 59
3.4. Khả năng liên kết với phần mềm nhúng đầu cuối 60
3.5. Đánh giá chung về nền tảng phát triển dịch vụ gia tăng 63
CHƯƠNG 4. CÁC DỊCH VỤ CHO TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG 65
4.1. Phát triển dịch vụ gia tăng trên truyền hình di động 65
4.1.1. Phân tích các yêu cầu 65
4.1.2. Đặc tả yêu cầu dịch vụ 68
4.1.3. Triển khai dịch vụ 69
4.1.4. Đánh giá và vấn đề phát sinh 71
4.2. Một số dịch vụ trên truyền hình di động 74
4.2.1. Các thanh biểu ngữ có liên quan tới dịch vụ ít gắn với nội dung 74
4.2.2. Các dịch vụ có liên quan tới nội dung chương trình 76
4.3. Đánh giá việc phát triển dịch vụ gia tăng 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ gia tăng trên nền tảng truyền hình di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành viên dịch vụ truyền dữ liệu IP – cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu IP.
Điều hành viên dịch vụ truyền dữ liệu IP mã hoá lại nội dung, tạo ra các đối tượng quyền truy nhập và phát triển một chỉ dẫn điện tử cũng như các liệt kê về giá. Dòng kết quả được truyền quảng bá qua các đài truyền hình. Người sử dụng nhận được dòng này và dùng những dịch vụ. Những dịch vụ có thể được truy cập một cách trực tiếp trong khi một vài phần khác phải được đặt hàng qua một kênh truyền thông khác qua các nhà cung cấp dịch vụ tương tác. Cuối cùng, điều nhà cung cấp dịch vụ tương tác sẽ kết nối với các kênh tương tác vật lý, ví dụ GSM hay W-CDMA.
Quảng bá nội dung IP trên DVB-H kéo theo một số thực thể chức năng qua một tập hợp những điểm tham chiếu. Sơ đồ dưới đây chỉ ra những chức năng và mối quan hệ giữa những thực thể [10].
Hình 2.3: Sơ đồ kiến trúc truyền dữ liệu IP
2.5.1. Chức năng của những thực thể
Truyền dữ liệu IP qua DVB-H bao gồm một tập hợp của những thực thể làm việc cùng nhau để đạt được những khả năng đòi hỏi. Phần dưới đây miêu tả chức năng những thực thể này, bao gồm những thực thể chức năng cung cấp những dịch vụ được mô tả bên trong phạm vi của tài liệu về sự hội tụ giữa truyền hình và dịch vụ di động DVB-CBMS và những thực thể chức năng cung cấp những dịch vụ nhưng không định nghĩa ở đây.
2.5.1.1. Thực thể ứng dụng dịch vụ
Nhiệm vụ của thực thể này là kết hợp nội dung từ nhiều nguồn và liên quan đến siêu dữ liệu để rồi cung cấp một ứng dụng dịch vụ hoặc chương trình cụ thể cho ứng dụng đầu cuối. Nó chịu trách nhiệm cung cấp nội dung được mã hóa trong định dạng được hiểu bởi thiết bị đầu cuối theo đường phân phát dòng hoặc phân phát tệp. Siêu dữ liệu miêu tả dịch vụ chung được sử dụng trong chỉ dẫn dịch vụ điện tử điện tử ESG.
Thực thể này có điểm tương tác cho những thiết bị đầu cuối kết nối với chương trình dịch vụ.
Một thực thể ứng dụng dịch vụ có thể tồn tại cho mỗi ứng dụng để cung cấp trong IPDC.
2.5.1.2. Thực thể quản lý dịch vụ
Bao gồm 4 thực thể con, chúng có thể hoạt động một cách độc lập. Các thực thể con của thực thể nhà quản lý dịch vụ:
Thứ nhất là thực thể phân định tài nguyên và cấu hình dịch vụ có tác dụng đăng ký cho những dịch vụ ứng dụng để đảm bảo có dải thông của đường truyền. Sự ấn định những dịch vụ tới vị trí nhất định, tới dải thông và liệt kê dịch vụ trong một khoảng thời gian.
Thứ hai là thực thể ứng dụng cung cấp chỉ dẫn dịch vụ điện tử có nhiệm vụ tập hợp những phần ESG rời rạc từ các chương trình dịch vụ.
Thứ ba là thực thể cung cấp việc bảo mật dịch vụ với chức năng quản lý truy cập của người sử dụng tới những chương trình dịch vụ.
Cuối cùng là thực thể dịch vụ định vị có tác dụng cung cấp định vị cho ứng dụng dịch vụ trong một cách độc lập.
2.5.1.3. Thực thể mạng quảng bá
Nhiệm vụ chính là tập hợp những ứng dụng dịch vụ ở mức IP và ấn định của những dòng IP trên những phân lát thời gian DVB-H.
2.5.1.4. Thực thể thiết bị đầu cuối
Thực thể này chính là thiết bị đầu cuối của người dùng, có thể là điện thoại di động hoặc thiết bị cầm tay có hỗ trợ DVB-H.
2.5.1.5. Thực thể kiến tạo ra nội dung
Đây là nguồn nguyên gốc của nội dung cho phân phát trên IPDC. Nó có thể hỗ trợ cung cấp cho các kiểu phân phát như luồng hay là tệp. Đồng thời nó cũng cung cấp các mô tả nội dung.
2.5.1.6. Mạng tương tác (Interactive Network)
Cung cấp cho thiết bị đầu cuối tương tác với nhà quản lý dịch vụ và ứng dụng dịch vụ. Thực thể này tồn tại chỉ khi thiết bị đầu cuối IPDC có một thành phần tương tác với mạng tương tác hoặc nhà quản lý dịch vụ, ứng dụng dịch vụ cung cấp hỗ trợ những điểm tham chiếu có liên quan. Những ứng dụng dịch vụ có thể yêu cầu truyền thông qua mạng tương tác.
Có thể cung cấp tính năng hoạt động bổ sung cho ứng dụng dịch vụ hoặc nhà quản lý dịch vụ như dịch vụ định vị
2.5.2. Điểm tham chiếu.
Những thực thể chức năng định nghĩa trong kiến trúc IPDC trên DVB-H được nối lại với nhau để cho phép cung cấp những dịch vụ yêu cầu. Những điểm nối này thiết lập lên những điểm tham chiếu.
Điểm tham chiếu CBMS-1 nối từ mạng quảng bá tới thiết bị đầu cuối có chức năng báo hiệu
Điểm tham chiếu CBMS-2 nối từ ứng dụng dịch vụ tới thiết bị đầu cuối có chức năng truyền luồng nội dung: dòng A/V, dữ liệu bổ trợ, những tệp được phân phát theo cơ chế định trước.
Điểm tham chiếu CBMS-3 nối từ nhà quản lý dịch vụ tới thiết bị đầu cuối có chức năng truyền chỉ dẫn dịch vụ điện tử bao gồm siêu dữ liệu, phân phát điểm đa điểm.
Điểm tham chiếu CBMS-4 nối giữa nhà quản lý dịch vụ tới thiết bị đầu cuối có chức năng điều khiển truy cập tới những ứng dụng dịch vụ, chỉ dẫn dịch vụ điện tử. Đây là điểm tham chiếu tồn tại chỉ khi nếu thiết bị đầu cuối IPDC có kết nối với mạng tương tác và nếu quản lý dịch vụ hỗ trợ cho điểm tham chiếu này.
Điểm tham chiếu CBMS-5 nối Giữa ứng dụng dịch vụ và thiết bị đầu cuối có chức năng truyền tải từ điểm tới điểm như SMS/MMS, kết nối IP. Điểm tham chiếu này chỉ tồn tại duy nhất khi thiết bị đầu cuối IPDC có điểm cuối cho mạng tương tác và nếu ứng dụng dịch vụ hỗ trợ cho điểm tham chiếu này. Những ứng dụng dịch vụ này có thể yêu cầu điểm tham chiếu này.
Điểm tham chiếu CBMS-6 nối Từ Nhà quản lý dịch vụ tới tới mạng quảng bá có chức năng cấu hình của truyền tải DVB-H về số lượng dịch vụ, phân phối dải thông,….
Điểm tham chiếu CBMS-7 nối Giữa ứng dụng dịch vụ và nhà quản lý dịch vụ có chức năng khai báo ứng dụng dịch vụ và mô tả ứng dụng dịch vụ.
2.6. Quá trình hoạt động của truyền IP
2.6.1. Cấu hình dịch vụ.
Cấu hình dịch vụ liên quan đến cả hai: cấu hình dịch vụ đầu cuối và cấu hình thu nhận dịch vụ trong thiết bị đầu cuối. Cấu hình trong đầu cuối là điều kiện tiên quyết cho thiết bị đầu cuối để có thể định hình cho việc thu nhận dịch vụ [9].
2.6.1.1. Điểm tham chiếu và thực thể trong cấu hình dịch vụ
Thực thể tạo lịch biểu và cung cấp tài nguyên là thực thể con của thực thể quản lý dịch vụ có chức năng chuyển những yêu cầu dịch vụ thành những yêu cầu tài nguyên vật lý như: tốc độ bit, chu kỳ thời gian, …. Nó giả định rằng mỗi thực thể quản lý dịch vụ chứa đựng một trường hợp của thực thể con trên quản lý tài nguyên DVB-H nó được sử dụng.
Thực thể quản lý tài nguyên là thực thể con của thực thể mạng quảng bá có chức năng yêu cầu tài nguyên và cấu hình thiết bị truyền điển hình bao gồm bộ đóng gói IP và bộ hợp kênh DVB.
Thực thể bộ tạo PSI/SI là thực thể con của thực thể mạng quảng bá có chức năng tạo ra những bảng DVB-H cụ thể hoặc những bộ mô tả DVB-H. Nó có thể là một phần của bộ đóng gói đa giao thức.
Thực thể điều khiển PSI/SI là thực thể con của thực thể thiết bị đầu cuối có chức năng trích xuất và làm rõ thông tin PSI/SI có liên quan trong DVB-H.
Hình 2.4: Những điểm tham chiếu kích hoạt cho trong cấu hình dịch vụ.
2.6.1.2. Luồng thông báo trong cấu hình dịch vụ.
Biểu đồ tuần tự dưới đây chỉ ra luồng logic của thông báo giữa những thực thể/thực thể con có liên quan. Hướng mũi tên là hướng từ bên gửi luồng thông báo giữa các thực thể.
Mô tả:
Yêu cầu tài nguyên (ResourceReq) thực hiện sự đăng ký ban đầu của một dịch vụ với nhà quản lý dịch vụ và cho phép nó yêu cầu thiết lập tài nguyên ban đầu. Yêu cầu cần thiết được xác nhận bởi nhà quản lý dịch vụ. Những ứng dụng dịch vụ đưa ra yêu cầu này với những thuộc tính cho dải thông, lập danh mục, địa chỉ IP nguồn và đích,…Thông báo phản hồi bao gồm những thông số hiện tại và tài nguyên đã được cấp phát cho ứng dụng dịch vụ.
Hình 2.5: Luồng thông báo cho việc cấu hình dịch vụ.
Yêu cầu tài nguyên DVB-H (DVBHResourceReq) thực thể quản lý tài nguyên DVB-H việc cung cấp và hoạch định tài nguyên. Phản hồi bao gồm những tham số hiện thời và tài nguyên đã được cấp phát.
Yêu cầu thông số luồng IP thực thể quản lý tài nguyên DVB-H thông báo cho thực thể con ánh xạ IP tới phiên bao gồm: những số hiệu IP, sự chỉ định phân lát thời gian PID, dải thông,…
Truyền cập nhật quay vòng PSI/SI Kết quả của cập nhật những thông số dòng IP, bộ phát PSI/SI tạo ra bảng PSI/SI được cập nhật và truyền chúng lặp lại nhiều lần tới những thiết bị đầu cuối.
Yêu cầu cập nhật tài nguyên (ResourceUpdateReq): tại bất cứ thời gian nào sau một ứng dụng dịch vụ ban đầu đã được cấu hình và đăng ký, nó có thể muốn sửa đổi những yêu cầu tài nguyên. Nó phát ra ResourceUpdateReq để cập nhật những yêu cầu tài nguyên. Thông báo phản hồi bao gồm những thông số hiện tại và tài nguyên đã được cập nhật.
Yêu cầu cập nhật tài nguyên DVB-H (DVBHResourceUpdateReq): tương tự như [2]
Cập nhật thông số dòng IP (Updated IP stream parameters) tương tự [3].
Truyền cập nhật quay vòng PSI/SI (Updated cyclic PSI/SI transmission) tương tự [4].
Thiết bị đầu cuối nhận PSI/SI, bao gồm NIT, (BAT), PAT, PMT,INT: Để tạo cấu hình thiết bị đầu cuối cho bất cứ dịch vụ IP nhận được trên DVB-H bao gồm Bootstrap, thiết bị đầu cuối cần nhận được những bảng thông tin mạng, bảng kết hợp chương trình, bảng bản đồ chương trình, bảng thông báo IP/MAC. Thiết bị đầu cuối khôi phục những địa chỉ IP Multicast từ thông tin ESG thu nhận được.
2.6.2. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử
Việc truyền dữ liệu IP đã tạo ra khả năng truyền tải tất cả các loại hình dịch vụ. Chỉ dẫn chương trình điện tử được sử dụng cho DVB-T hoặc bất kỳ việc truyền quảng bá hình ảnh trên mặt đất khác không thích hợp với các dịch vụ của IP. Chỉ dẫn chương trình điện tử tập trung vào việc mô tả các chương trình, trong khi với việc truyền dữ liệu IP các dịch vụ có một phạm vi rộng hơn. Ví dụ, thật khó để mô tả một trò chơi hình ảnh với một chỉ dẫn chương trình điện tử có sẵn. Vì vậy đòi hỏi phải có một chỉ dẫn mới để mô tả các phương tiện trong truyền tải dữ liệu IP. Chỉ dẫn mới được đề cập đến ở đây là chỉ dẫn dịch vụ điện tử. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử được phát triển nhờ sự kết hợp của cả OMA và DVB.
Chỉ dẫn dịch vụ điện tử là một tài liệu đã được cấu trúc gồm thông tin vế tất cả các dịch vụ có sẵn. Chỉ dẫn được xây dựng dựa trên truyền hình mọi lúc bởi vì hầu hết các dịch vụ trên DVB-H đều hoàn toàn phù hợp nếu coi là các chương trình hình ảnh và âm thanh. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử và truyền hình mọi lúc đều được xây dựng dựa trên XML. Tuy nhiên chỉ dẫn dịch vụ điện tử giới thiệu một vài tính năng mới mà có khả năng đáp ứng những yêu cầu cụ thể của việc truyền dữ liệu IP trên DVB-H. Không bị hạn chế nội dung, ở đây thành phần chính là âm thanh và hình ảnh. Vì lý do đó, các loại dịch vụ khác nhau được đưa ra phục vụ người dùng, ví dụ như việc tải tệp về, các dịch vụ tương tác.
Thêm vào đó, mỗi phần nội dụng có thể được phân phối nhờ việc sử dụng một khuôn thức phương tiện khác nhau. Không giống như các chương trình truyền hình MPEG-2, những khuôn dạng mã hoá âm thanh/hình ảnh mới có thể sử dụng một vài phương tiện, như MPEG-4. Nó cũng giới thiệu một ý tưởng về các dịch vụ đa thành phần như là các gói nội dung mà người sử dụng thuê bao và gồm cả quyền truy cập [8]. Phần mô tả dịch vụ về mặt kỹ thuật được mô tả với giao thức mô tả phiên.
Hình 2.6: Mô tả cấu trúc chỉ dẫn dịch vụ điện tử
Các đối tượng của chỉ dẫn dịch vụ được mô tả theo cách sau. Dịch vụ A nào đó là dịch vụ mà người sử dùng muốn sử dụng. Đối tượng Access cung cấp thông tin về thiết bị đầu cuối xem có thể dùng dịch vụ hay không. Nó cũng được liên kết với đối tượng mô tả phiên, giao thức mô tả phiên được cung cấp nhờ việc sử dụng cú pháp giao thức mô tả. Sự mô tả này sẽ cho phép các thiết bị đầu cuối xác định cách dùng dịch vụ đã chọn. Đối tượng lịch biểu - Schedule sẽ mô tả mục lục các dịch vụ được gợi ý. Đối tượng nội dung - Content Item mô tả nội dung dịch vụ. Đối tượng Purchase Item là một tập hợp các dịch vụ có thể gồm cả các mục Purchase mà có thể được mô tả hoặc được đặt hàng toàn bộ. Đối tượng Purchase Data - dữ liệu đặt hàng đáp ứng việc trình bày từ chỗ mà kênh đặt hàng một bó dịch vụ cụ thể có thể được đặt hàng. Một tập dịch vụ là một tập của một hoặc nhiều dịch vụ. Cái này gồm tất cả các thông tin về một tập dịch vụ mà rõ ràng là dùng cho kênh đặt hàng bao gồm thông tin về giá. Kênh đặt hàng - Purchase Channel miêu tả một hệ thống từ quyền truy cập và quyền nội dung có thể được đặt hàng bởi thiết bị đầu cuối. Cuối cùng dữ liệu xem trước - Preview Data gồm thông tin mà được sử dụng bởi thiết bị đầu cuối để hiển thị dịch vụ hoặc phác thảo nội dung tới người sử dụng. Bằng cách làm như vậy, người sử dụng có thể có một ý tưởng về việc dùng dịch vụ nào. Dữ liệu xem trước có thể gồm ký tự, hình ảnh (vd một logo), những đoạn hình ảnh ngắn, hoặc những gợi ý tới dịch vụ khác mà có thể là một phiên bản với tốc độ bit thấp cho những dịch vụ chính.
2.6.2.1. Việc truyền chỉ dẫn dịch vụ điện tử
Việc truyền phân tán: Trong trường hợp này mỗi ứng dụng dịch vụ được đưa theo đường quảng bá để cung cấp ESG một cách độc lập và hướng trực tiếp tới thực thể thiết bị đầu cuối. Chỉ dẫn dịch vụ điện tử ứng dụng khách hàng trên thiết bị đầu cuối phải xử lý vô số nguồn ESG thích hợp. Điều này có thể xảy ra bởi sự xử lý kết hợp với kết quả là sự trình bày chỉ dẫn dịch vụ điện tử hợp nhất. Chức năng phát chỉ dẫn dịch vụ điện tử xảy ra đồng thời với chức năng phát chỉ dẫn dịch vụ điện tử trong thực thể ứng dụng dịch vụ.
Việc truyền tập trung: ứng dụng dịch vụ cung cấp dữ liệu ESG tới chức năng cung cấp chỉ dẫn dịch vụ điện tử nằm trong thực thể quản lý dịch vụ. Thiết bị đầu cuối nhận tất cả thông tin chỉ dẫn dịch vụ điện tử từ một nguồn [8].
2.6.2.2. Luồng thông báo trong truyền chỉ dẫn điện tử
Mô tả:
Đăng ký chỉ dẫn điện tử cụ thể giữa bộ tập hợp chỉ dẫn dịch vụ logic với bộ tổ hợp vật lý.
Đăng ký ESG cụ thể giữa bộ tập hợp chỉ dẫn dịch vụ logic với bộ tập hợp chỉ dẫn dịch vụ bootstrap.
Chỉ dẫn dịch vụ được truyền tới đầu cuối sau khi đăng ký thành công.
Thông tin trích xuất chỉ dẫn điện tử: Ứng dụng dịch vụ yêu câu phương thức để xác định thông tin cung cấp trong chỉ dẫn dịch vụ.
Phân phát dữ liệu chỉ dẫn dịch vụ điện tử đến bộ tổ hợp vật lý.
Hình 2.7: Biểu đồ tuần tự việc truyền chỉ dẫn dịch vụ điện tử
Tiến hành phân phối chỉ dẫn dịch vụ điện tử.
Thiết bị đầu cuối bắt đầu sự thu nhận chỉ dẫn dịch vụ điện tử.
Thiết bị đầu cuối chọn một chỉ dẫn dịch vụ điện tử riêng để thu.
Thiết bị đầu cuối bắt đầu sự thu nhận chỉ dẫn dịch vụ điện tử cụ thể.
Thông tin chỉ dẫn dịch vụ điện tử thu nhận được.
Phân phát dữ liệu chỉ dẫn dịch vụ điện tử đến bộ tổ hợp vật lý.
Bộ tổ hợp vật lý phân phát chỉ dẫn dịch vụ điện tử đã bao gồm thông tin trích xuất.
Thiết bị đầu cuối chọn dịch vụ.
Khi thiết bị đầu cuối có hoặc không có sự tương tác người dùng sẽ chọn một dịch vụ. Nó sau đó sẽ khôi phục thông tin thu nhận từ cơ sở dữ liệu chỉ dẫn dịch vụ điện tử của nó và bắt đầu trích xuất ra nội dung thích hợp. Thiết bị đầu cuối có thể đi vào định danh dịch vụ để thực hiện trình bày nội dung. Sử dụng định danh dịch vụ, sự trình bày nội dung có thể chỉ dẫn nhiều hơn ở thông tin chỉ dẫn dịch vụ điện tử. Điều này giúp ngăn ngừa kích hoạt dịch vụ hai lần trong thiết bị đầu cuối.
2.6.2.3. Lưu ý khi vận hành
Cấu hình của vài phiên ESG có thể chia nhỏ, chúng có thể được sắp xếp trong những phân lát thời gian khác nhau hoặc cùng một phân lát thời gian.
Trong một trường hợp ở đây những phiên được sử dụng riêng biệt truyền tải thông tin bề sâu trên một dịch vụ mà bình thường được sử dụng khi dịch vụ được thực thi thật sự. Nó hữu ích để sắp xếp phiên vào trong cùng một Burst như dịch vụ thực sự. Nó miêu tả cho phép sự thu nhận đồng thời của nội dung và thông tin chỉ dẫn dịch vụ điện tử chiều sâu.
Thông tin ESG có thể được chia cắt vào những phiên, ở đây thông tin về những sự kiện trong một tương lai không rõ ràng được đưa vào những phiên ESG khác nhau. Điều này cho phép thông tin quay vòng chậm hơn làm giảm tải băng thông trong khi thông tin khác có thể thu được nhanh hơn bởi thiết bị đầu cuối.
2.6.3. Phân phát nội dung trong truyền dữ liệu IP
Việc sử dụng một dịch vụ IPDC có nghĩa là một thiết bị đầu cuối nhận nội dung và tiêu thụ nó. Có hai phương pháp cơ bản được định nghĩa trong IPDC để phân phát nội dung đó là: dòng và tải tệp.
2.6.3.1. Phân phát luồng.
Luồng thời gian thực có đặc điểm sau đây luồng dữ liệu là được dự định sẽ được xử lý khi nó được nhận. Điều này không xét đến trường hợp có bộ đệm lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu được nhận trong thời gian thực. Máy thu có thể bắt đầu ở bất kỳ điểm nào để nhận dòng A/V. Đồng thời máy thu cũng có thể dừng tại bất kỳ thời điểm nào để không nhận dòng dữ liệu nữa. Những kiểu dữ liệu cho dòng bao gồm: Video, âm thanh, phụ đề.
2.6.3.1.1 Điểm tham chiếu và thực thể logic
Thực thể luồng mã hóa gốc là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ có chức năng đưa ra luồng truyền thông như âm thanh, video, dữ liệu cho mạng quảng bá sử dụng những thông số cấu hình thu được từ thực thể con cấu hình ứng dụng dịch vụ.
Hình 2.8: Những điểm tham chiếu kích hoạt cho phân phát dòng.
Thực thể xử lý nội dung là thực thể con của thực thể thiết bị đầu cuối có chức năng xử lý luồng truyền thông nhận được, nó có thể bao gồm những phương thức cho bộ đệm, sự đồng bộ hóa, lưu trữ và biểu diễn nội dung.
Thực thể thích ứng với nền IP là thực thể con của thực thể mạng quảng bá đảm bảo thích nghi với lưu lượng tải trong nền tảng IP. Sự thích nghi nền tảng IP có thể thực hiện nhờ những chức năng của gateway từ mạng phân phối tới mạng quảng bá. Điều này bao gồm việc xác nhận tường lửa, chuyển đổi địa chỉ IP phiên bản 4 sang địa chỉ IP phiên bản 6 hoặc ngược lại, chuyển đổi từ đơn tuyến sang đa tuyến, chuyển đổi từ TCP sang UDP. Ứng dụng dịch vụ phải có thông tin về các chức năng năng thích ứng, từ đó có thể thiết lập chính xác những tệp giao thức mô tả phiên như địa chỉ nguồn và đích, số cổng, giao thức.
2.6.3.1.2 Luồng thông báo
Mô tả những thông báo logic cho phân phát dòng
Sự truyền tải luồng: Nguồn luồng mã hóa của ứng dụng dịch vụ bắt đầu đưa nội dung được mã hóa tới thực thể thích ứng nền tảng IP
Sự truyền tải luồng từ mạng quảng bá tới thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối bắt đầu sự thu nhận dòng và đưa vào bộ xử lý nội dung
Thiết bị đầu cuối dừng sự thu nhận nội dung
Hình 2.9: Luồng thông báo cho phân phát dòng.
2.6.3.2. Phân phát tệp.
Phân phát tệp có đặc điểm như sau. Thứ nhất, tất cả tệp dữ liệu đầu tiên là được nhận và được lưu trữ ở trong thiết bị đầu cuối trước khi được sử dụng. Thứ hai là phải đảm bảo cho hoàn thành và chính xác của việc nhận các tệp nhờ một giao thức phân phát tệp đơn hướng được sử dụng. Thêm vào đó, cơ chế sửa lỗi phân phát bổ sung dữ liệu có thể định rõ bởi nhà điều hành, điều này quyết định việc sử dụng kênh tương tác.
2.6.3.2.1 Điểm tham chiếu và thực thể logic
Hình 2.10: Những điểm tham chiếu kích hoạt cho phân phát tệp
Thực thể nguồn tệp là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ có chức năng tạo ra nội dung tệp để có thể truyền tới thiết bị đầu cuối.
Thực thể phân phối tệp là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ có chức năng thiết lập những phiên phân phát tệp. Nó cũng có thể có bộ sửa chữa nội dung bổ sung.
Thực thể xử lý nội dung là thực thể con của thực thể thiết bị đầu cuối có chức năng xử lý dòng truyền thông nhận được. Nó có thể bao gồm cả các phương thức như: bộ đệm, sự đồng bộ hóa, lưu trữ và biểu diễn luồng nội dung.
2.6.3.2.2 Luồng thông báo
Hình 2.11: Luồng thông báo cho phân phát tệp
Mô tả những thông báo logic cho phân phát tệp:
Tệp được chuyển tới bộ phân phối tệp tạo lịch biểu để phân phát quảng bá.
Thiết bị đầu cuối sẵng sàng việc thu nhận.
Tệp được phân phát quảng bá.
Bắt đầu việc truyền tệp.
Kết thúc phân phát tệp.
Kết thúc truyền tệp.
Kiểm tra tình trạng tệp: Khi truyền tệp kết thúc, thiết bị đầu cuối kiểm tra xem tình trạng tệp hoàn thiện chưa bởi sử dụng checksum được cung cấp bởi phiên phân phát tệp.
Chờ ngẫu nhiên để đưa ra yêu cầu sửa chữa tệp.
Yêu cầu sửa chữa tệp HTTP : Thiết bị đầu cuối phát ra một yêu cầu HTTP cho những phần của tệp bị thiếu hay hỏng.
2.6.4. Mã hóa và thanh toán dịch vụ.
2.6.4.1. Mô hình mã hóa dịch vụ phân cấp.
Hình 2.12: Mô hình phân cấp cho việc mã hóa dịch vụ
Việc đăng ký: siêu dữ liệu và thành phần khóa được thay đổi trong suốt giai đoạn đăng ký sẽ cho phép thiết bị đầu cuối giải mã và xác thực đúng, sau đó mới được phép truy cập nội dung.
Quản lý quyền truy cập: Tại lớp quản lý quyền truy cập thì thông báo quản lý chìa khóa là kết quả của việc thực hiện thanh toán và truyền tới thiết bị đầu cuối theo đường kênh tương tác hoặc kênh quảng bá. Bản tin này có thể chứa chìa khóa mã hóa dịch vụ hoặc thông tin như quyền được phép truy cập.
Luồng khóa: Lớp này thực hiện phân phát chìa khóa mã hóa lưu lượng bằng cách truyền thông báo luồng khóa KSM tới thiết bị đầu cuối trên kênh quảng bá. Những thông báo này thực chất chứa thông tin cho phép thiết bị đầu cuối tạo lại khóa mã hóa lưu lượng dùng để giải mã nội dung dịch vụ. Các bản tin có thể chứa thêm thông tin để điều khiển truy cập dịch vụ như tiêu chuẩn truy cập.
Việc mã hóa nội dung: Nội dung dịch vụ được mã hóa bởi thuật toán mã hóa đối xứng với khóa mã hóa lưu lượng TEK. Sự mã hóa có thể thực hiện ở tầng liên kết như IPSec, lớp phiên như SRTP hoặc lớp nội dung như ISMACryp. Khóa mã hóa lưu lượng TEK thay đổi thường xuyên để ngăn ngừa việc phân phối chìa khóa thời gian thực bị tấn công.
2.6.4.2. Điểm tham chiếu và thực thể logic
Hình 2.13: Điểm tham chiếu và thực thể logic cho mã hóa và thanh toán dịch vụ
Thực thể nguồn luồng mã hóa là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ có chức năng đưa ra dòng truyền thông như âm thanh, video, dữ liệu về phía mạng quảng bá sử dụng những thông số cấu hình thu được từ thực thể con cấu hình ứng dụng dịch vụ.
Thực thể mã hóa nội dung là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ có chức năng phụ trách việc mã hóa luồng nội dung.
Thực thể mã hóa liên kết là thực thể con của thực thể mạng quảng bá phụ trách mã hóa luồng dữ liệu tại mức liên kết. Kiểu mã hóa này không áp dụng được cho nội dung dịch vụ. Việc mã hóa nội dung và mã hóa liên kết không cần sử dụng đồng thời.
Thực thể tạo khóa lưu lượng và bản tin khóa lưu lượng ECM/KSM kết là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ hoặc mạng quảng bá, với chức năng tạo ra khóa mã hóa lưu lượng TEK cho nội dung hoặc lưu lượng liên kết một cách lần lượt.
Thực thể tạo khóa dịch vụ/chương trình là thực thể con của thực thể ứng dụng dịch vụ hoặc mạng quảng bá, có chức năng tạo ra khóa cho truy cập dịch vụ/chương trình. Nó được điều khiển bởi thực thể con của thực thể quản lý dịch vụ. Khóa chương trình/dịch vụ được trao đổi với thực thể con tạo ra quyền truy cập trong quản lý dịch vụ.
Thực thể tạo quyền truy cập là thực thể con của thực thể quản lý dịch vụ, cung cấp thông báo quyền truy cập được phân phát tới tác nhân hệ thống quản lý khóa trong thiết bị đầu cuối. Quá trình này có thể yêu cầu về tiêu chuẩn truy cập, khóa dịch vụ/chương trình và kết quả là việc thanh toán thành công
Thực thể quản lý thuê bao là thực thể con của thực thể quản lý dịch vụ, quản lý cụ thể thuê bao người dùng. Nó có thể sử dụng để tính cước độc lập với thao tác hệ thống hóa đơn.
2.6.4.3. Luồng thông báo.
Mô tả:
Yêu cầu khóa dịch vụ/chương trình.
Yêu cầu khóa mã hóa lưu lượng.
Phân phát lặp bản tin luồng.
Phân phát khóa mã hóa lưu lượng.
Phân phát luồng.
Phân phát luồng được mã hóa.
Phân phát luồng sạch tới phần xử lý nội dung.
Hình 2.14: Lược đồ tuần tự cho Mã hóa và thanh toán dịch vụ
2.7. Quản lý quyền truy cập
Công nghệ quản lý quyền truy cập số được sử dụng để cung cấp và lưu trữ nội dung theo một phương pháp mà việc sử dụng và copy phải được cho quyền và được điều khiển. Nhờ việc làm như vậy, người cung cấp nội dung có thể tạo ra việc phân phối đảm bảo và bảo vệ bản quyền trí tuệ. Điều này thông thường được thực hiện nhờ việc mã hoá dữ liệu và đánh dấu nội dung với một hình mờ số hoặc phương pháp tương tự với mục đích để các nội dung không thể được phân phát một cách tự do.
Việc truy cập có điều kiện trên truyền hình kỹ thuật số là một thuật toán trộn, được hiệp hội viễn thông châu Âu đưa ra để bảo vệ quyền nội dung. Nó cho phép các sản phẩm chương trình nào đó hạn chế tới người xem nào đó. Những chi tiết về mặt kỹ thuật của thuật toán chỉ có thể có sẵn đối với những người sử dụng thực hiện đúng thoả thuận khi đã ký với người quản trị của hiệp hội viễn thông châu Âu một bản giao kết không tiếp lộ nội dung. Điều khoản trên gồm một bản tóm tắt phương pháp trộn và một vài vấn đề về việc thực thi. Các khả năng được đưa ra là: thanh toán trên mỗi lần xem, video theo yêu cầu, trò chơi, khả năng hạn chế truy cập tới tài liệu nào đó và gửi tin nhắn tới những thiết bị đầu cuối cụ thể.
Thuật toán trộn có thể hoạt động trên 2 tầng khác nhau, TS hoặc PES. Với việc trộn ở tầng TS, thuật toán hoạt động trên trọng tải của một gói dòng truyền tải. Tương tự như vậy, Với việc trộn trên tầng PES, việc cấu trúc hoá của các gói PES được sử dụng cho việc thi hành với cùng thuật toán trộn.
2.8. Đặt hàng dịch vụ và hệ thống thanh toán
Khi một người sử dụng mua một dịch vụ, cái mà dịch vụ đó trả cho chính là đối tượng các quyền hạn. Một đối tượng quyền hạn là một gói dữ liệu chứa các thông tin cần thiết để giải mã dịch vụ chính xác. Hệ thống trả tiền phải có khả năng xác thực và làm hoá đơn cho người sử dụng. Phụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31691.doc