Luận văn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế đông tây tại Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG . v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .vi

MỤC LỤC.vii

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1.Tính cấp thiết của đề tài: . 1

2. Mục đích nghiên cứu:. 2

2.1 Mục tiêu chung: . 2

2.2 Mục tiêu cụ thể: . 2

3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu: . 3

3.1 Không gian:. 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:. 3

3.3 Thời gian nghiên cứu:. 3

4. Phương pháp nghiên cứu:. 3

4.1 Phương pháp thu thập thông tin. 3

4.2 Phương pháp phân tích . 3

4.3 Công cụ xử lý số liệu . 4

5. Nội dung nghiên cứu:. 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS.5

1.1 Một số vấn đề lý luận về Logistics và dịch vụ Logistics . 5

1.1.1 Khái niệm Logistics và phân loại Logistics. 5

1.1.2 Khái niệm dịch vụ Logistics và phân loại dịch vụ Logistics. 9

1.1.3 Phát triển dịch vụ Logistics . 11

1.1.4 Vai trò của dịch vụ Logistics . 13

1.1.5 Đặc điểm của Logistics. 16

1.2 Những đặc trưng cơ bản của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam . 17

1.2.1. Cơ sở hạ tầng Logistics của Việt Nam còn yếu, quy mô nhỏ, và chưa đồngbộ. 17

1.2.2 Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics nhỏ, kinh doanh còn

manh mún. . 18

1.2.3 Cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động Logistics còn nhiều

bất cập . 19

1.2.4 Nguồn nhân lực ngành dịch vụ Logistics còn thiếu về số lượng lẫn chất

lượng. . 20

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Logistics . 21

1.3.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài. . 22

1.3.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp. . 24

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển dịch vụ Logistics. 26

1.5 Bài học kinh nghiệm từ phát triển dịch vụ Logistics một số nước trên thế giới

các nước trên thế giới. . 27

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển Logistics ở Singapore . 27

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển Logistics tại Nhật Bản . 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

TRÊN TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY TẠI QUẢNG TRỊ . 33

2.1 Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị . 33

2.1.1 Vị trí địa lý. 33

2.1.2 Tình hình dân số và lao động. 34

2.1.3 Cơ sở hạ tầng . 35

2.1.4 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. 39

2.2 Khái quát hành lang kinh tế Đông Tây và Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. 40

2.2.1 Đặc điểm hành lang kinh tế Đông Tây . 40

2.2.2 Tình hình phát triển các dịch vụ Logistics trên khu vực hành lang kinh tế

Đông Tây . 41

2.3 Các dịch vụ logistics của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tại Lao Bảo . 44

2.3.1 Đặc điểm cửa khẩu Lao Bảo. 44

2.3.2 Các dịch vụ hình thành trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. . 51

2.3.3 Một số chuỗi lưu thông hàng hóa trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. . 55

2.4 Các doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại cửa khẩu Lao Bảo . 61

2.5 Các doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics tại Quảng Trị. 62

2.5.1 Số lượng các doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics tại Quảng Trị . 62

2.5.2 Năng lực doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics trên tuyến hành lang

kinh tế Đông Tây tại Quảng Trị. 64

2.6 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Logistics. . 68

2.6.1 Mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng theo đánh giá các chuyên gia. 68

2.6.2 Các nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ Logistics của doanh nghiệp. 69

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ. 72

3.1 Các dự án phát triển dịch vụ Logistics nổi bật trên tuyến hành lang kinh tế Đông

Tây tại Quảng Trị . 72

3.1.1 Dự án cụm cảng nước sâu Mỹ Thủy. 72

3.1.2 Dự án đường cao tốc nối quốc lộ 9 từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến Túy Loan

(Đà Nẵng). 73

3.2 Định hướng phát triển Logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây trên

địa bàn Quảng Trị. 74

3.3 Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông

Tây tại Quảng Trị. . 75

3.3.1 Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng ở Quảng Trị . 76

3.3.2 Nhóm giải pháp dựng một khung pháp lý cho hoạt động Logistics, ban

hành các văn bản pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển dịch vụ Logistics trên

tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tại Quảng Trị. . 78

3.3.3 Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực . 81

3.3.4 Nhóm giải pháp phát triển các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics

trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 82

3.3.5 Nhóm giải pháp phát liên kết với các doanh nghiệp trong ngành, liên kết với

ngân hàng, bảo hiểm và phát huy vai trò của các hiệp hội Logistics ở Quảng Trị. . 82

PHẦN III: KẾT LUẬN. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84

PHỤ LỤC. 86

pdf104 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế đông tây tại Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông. Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thủy. Tỉnh có đường sắt chạy xuyên qua tỉnh theo hướng Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đặc biệt là Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanmar qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển miền Trung như Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng Ngoài ra, giao thông hàng không cũng tương đối thuận lợi nhờ vào các sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 170km). Các dịch vụ chịu tác động trực tiếp là: dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, dịch vụ hải quan Hệ thống các KCN, trung tâm kinh tế lớn: đây sẽ yếu tố có tác động tích cực tới việc phát triển dịch vụ Logistics. Càng có thêm nhiều công ty, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ kho bãi càng thêm phát triển, dịch vụ phân loại và đóng gói hàng hóa cũng vì thế mà xuất hiện ngày một nhiều. Hệ thống đô thị của tỉnh gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 thị trấn với tổng diện tích đô thị là 17.557 ha. Dân số đô thị năm 2010 có 170 nghìn người, chiếm 28,3% tổng dân số toàn tỉnh. Kết cấu hạ tầng các đô thị được tập trung đầu tư phát triển, thị xã Đông Hà đã được nâng cấp lên thành phố; thị xã Quảng Trị đã được mở rộng địa giới hành chính; đã thành lập thị trấn Cửa Việt và thị trấn Cửa Tùng, các khu đô thị Khe Sanh - Lao Bảo, Cửa Việt - Cửa Tùng đang từng bước đầu tư, xây dựng [6]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 2.1.2 Tình hình dân số và lao động. Bảng 2.1: Tình hình dân số tỉnh Quảng Trị từ năm 2010 đến năm 2013 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng BQ (%) Tổng dân số 601.665 604.719 608.172 613.655 0,65 Phân theo giới tính Nam 297.287 299.146 301.361 303.385 1,28 Nữ 304.378 305.573 306.811 310.270 1,32 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 170.87 3 174.19 3 176.63 3 177.91 9 5,27 Nông thôn 430.79 2 430.52 6 431.53 9 435.73 6 0,38 “Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị 2013” Dân số: Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 601.655 người. Trong đó 49,41% là nam giới (299.146 người ) và 50,39% là nữ giới (162.489 người). Đến năm 2013, tổng số dân trong toàn tỉnh là 613.655 người tăng bình quân so với năm 2010 là 0,65%. Trong đó, dân số nam chiếm 50,43% (303.385 người) tăng bình quân so với năm 2010 là 0,96%; dân số nữ chiếm 49,57% (310.270 người) tăng bình quân so với năm 2010 là 1,76%. Dân số khu vực thành thị năm 2010 là 88.475 người chiếm 28,40% trong tổng dân số, trong khi đó dân số khu vực nông thông là 430.792 người chiếm tỷ lệ 71,6% . Đến năm 2013 dân số khu vực thành thị là 177.919 người chiếm tỷ lệ 29 % tăng bình quân so với năm 2010 là 5,27%, dân số khu vực nông thôn là 435.736 người chiếm tỷ lệ 71%, tăng trưởng bình quân là 0,38% [16]. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Bảng 2.2: Tình hình lao động và việc làm tại Quảng Trị ĐVT: người 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng BQ (%) Tổng số lao động trong độ tuổi 326.154 329.870 332.356 345.000 1,89 Phân theo giới tính Nam 163.665 167.329 169.083 174.000 2,06 Nữ 162.489 162.541 163.273 171.000 1,76 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị 88.745 97.742 96.834 99.000 3,71 Nông thôn 237.409 232.128 235.522 246.000 1,19 “Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị 2013” Nguồn nhân lực: Năm 2010 toàn tỉnh có 326.154 người trong độ tuổi lao động. Lao động nam là 163.655 người chiếm tỷ lệ 50,17%, lao động nữ là 162489 người chiếm tỷ lệ 48,83%. Đến năm 2013 toàn tỉnh có 345.000 người trong độ tuổi lao động trong đó lao động nam là 174.000 người ( chiếm 50,43%) tăng bình quân từ năm 2010 là 2,06% và lao động nữ là 171.000 người chiếm tỷ lệ 49,57 % tăng bình quân so với năm 2010 1,76%. Lực lượng lao động khu vực thành thị năm 2010 là 88.745 người (chiếm tỷ lệ 27,20% so với tổng số lao động), khu vực nông thôn là 237.409 người (chiếm tỷ lệ 72,8% tổng số lao động). Đến năm 2013 dân số khu vực thành thị là 99.000 người (chiếm tỷ lệ 28,69%) tăng trưởng bình quân 3,71%, khu vực nông thôn là 246.000 người (chiếm tỷ lệ 71,31%) tăng trưởng bình quân 1,19%[16]. 2.1.3 Cơ sở hạ tầng 2.1.3.1 Hệ thống đường bộ (đường sắt và đường ôtô) Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 76 km, bao gồm 7 ga đạt tiêu chuẩn cấp 3, 4 thuận lợi cho hành khách đi lại và vận chuyển hàng hóa. Ga Đông Hà là một trong những ga chính trong khu vực, đã được nâng cấp, mở rộng khá khang trang. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 Mạng lưới đường bộ bao gồm 4 tuyến Quốc lộ, 20 tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã được phân bố hợp lý. Các tuyến đường giao thông về trung tâm xã và các cụm dân cư miền núi, các tuyến đường ven biển, tuyến các đường đến khu dịch vụ hậu cần nghề cá được hình thành và phát triển góp phần đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuyến Đường 9, Đường Hồ Chí Minh, đường Quốc lộ 1A được xây dựng, nâng cấp cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam nối kết với nhau liên hoàn, nâng cao năng lực vận tải trên đường bộ. Hiện tại, Quảng Trị có 16 bến xe: gồm 2 bến xe liên tỉnh, 6 bến xe nội tỉnh, 7 điểm dừng đỗ xe và 1 điểm dừng xe Bắc Nam. Đối với hạ tầng đường bộ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây ở Quảng Trị, kéo dài từ cửa khẩu Lao Bảo đến địa phận giáp ranh với Thừa Thiên Huế. Được chia làm 2 trục đường chính. Đoạn từ của khẩu Lao Bảo- Đông Hà ( Quốc lộ 9) và đoạn từ Đông Hà – Huế (Quốc lộ 1). Nhìn chung, cả 2 tuyến đường đều được đầu tư và nâng cấp nhựa hóa. Đường quốc lộ 9, kéo dài khoảng 118,6km, được xây dựng và nâng cấp năm 2006. Quy mô đạt 4 làn xe, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận chuyển vận tải từ Cửa Khẩu Lao Bảo đi Đà Nẵng và chiều ngược lại. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực, hệ thống cơ sở hạ tầng tại Quảng Trị chỉ đáp ứng được nhu cầu vận tải cơ bản. Để phát triển dịch vụ Logistics cần ưu tiên phát triển hệ thống cảng biển, các trạm dừng nghỉ, hệ thống hạ tầng xếp dỡ tại các điểm lưu chuyển. 2.1.3.2 Hệ thống cảng biển Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Tỉnh có vùng lãnh hải độc quyền kinh tế rộng trên 8.400 km2, là ngư trường đánh bắt rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm Bên cạnh đó, vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và một số diện tích đất bị nhiệm mặn, đất cát có khả năng chuyển đổi để nuôi trồng thủy hải sản các loại. Ngoài ra, ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng. Cảng biển Cửa Việt (có hai cầu cảng dài 128m) nối liền với Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar thông qua Quốc lộ 9 và cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo là nơi xuất nhập, thông quan nhiều hàng hóa. Cảng có diện tích 42.000m², một bãi chứa hàng rộng 7.200m², hai kho khung Tiệp 900m², có hai cầu cảng dài 64m/cầu. Công suất 400.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 3.000DWT cập cảng. Hàng hóa thông qua gồm: gỗ., thạch cao, song mây, thanHiện nay, luồng lạch vào cảng đang bị bồi, lấp nên việc khai thác khó khăn, thường cảng chưa hoạt động hết công suất. 2.1.3.3 Hệ thống đường sông Về đường thủy, Quảng Trị có 4 sông lớn, bao gồm sông Thạch Hãn, sông Hiếu, sông Bến Hải và sông Mỹ Chánh, với tổng chiều dài trên 400km trong đó có khoảng 300 km hoạt động vận tải, có cảng sông Đông Hà, cảng nằm trên tuyến sông Hiếu thuộc thị xã Đông Hà, cảng có 2 bến (1 bến đứng và 1 bến nghiêng) với tổng chiều dài 190m. Khả năng thông qua bến 50.000 tấn/năm, loại tàu có trọng tải 200- 250 tấn sà lan loại 250 tấn có thể cập bến thuận tiện. Cảng có một bãi chứa hàng rộng 4.000m² và một kho kín khung Tiệp rộng 900m². Hiện tại bến đứng đang bị hư hỏng không khai thác được. Hàng hóa thông qua cảng: gỗ, than đá, thạch caoNgoài cảng Đông Hà, Quảng Trị còn có một bến thuyền chợ Đông Hà nằm ở thượng lưu cầu Đông Hà với chiêu dài 200m là bến hành khách, khả năng có thể tiếp nhận loại tàu chở khách từ 30-40 ghế, và một bến thuyền chợ tại thị xã Quảng Trị nằm trên sông Thạch Hãn. 2.1.3.4 Hệ thống đường hàng không Quảng Trị có 2 sân bay được hình thành thời Mỹ - Ngụy, là sân bay dã chiến phục vụ quân sự. Sân bay Aí Tử cách thị trấn Đông Hà 8km về phía Nam, dài 24 km, rộng 0,45km, đường băng dài 1,2km, có gia cố nền tốt. Hiện tại mặt đường đang hư hỏng, không sử dụng được. Sân bay Tà Cơn tại Khe Sanh huyện Hướng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Hóa, cách khu thương mại Lao Bảo khoảng 20km, song hiện tại hư hỏng nặng, không khai thác. Gần nhất với tỉnh Quảng Trị là các sân bay Phú Bài – Huế (cách thành phố Đông Hà khoảng 80km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 170km). 2.1.3.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng khác a. Hệ thống công nghệ thông tin: Bưu chính viễn thông, thông tin, báo chí được phát triển nhanh bằng nhiều nguồn lực. Trên toàn tỉnh có 09 bưu điện huyện, thị xã, 33 bưu cục khu vực. Số thuê bao điện thoại bình quân trên 100 dân là 51,79 (gấp hơn 5 lần so với năm 2005. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo cho sự thông suốt thông tin một cách kịp thời. Chất lượng hoạt động thông tin báo chí ngày càng được nâng lên đáp ứng được nhu cầu người dân, diện phủ sóng phát thanh – truyền hình đạt 100% số xã phường, thị trấn. b. Trình độ công nghệ: Bên cạnh việc khai thác thông tin thị trường từ các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Công Thương,... một số doanh nghiệp thương mại ở Quảng Trị đã đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào khai thác thông tin thị trường nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 20.181 thuê bao Internet trong đó các doanh nghiệp chiếm phần lớn. Việc ứng dụng CNTT ở một số doanh nghiệp (đặc biệt là ở các doanh nghiệp xuất khẩu) đã mang lại hiệu quả cao cho hoạt động điều hành, quản lý và phát triển sản xuất- kinh doanh, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong phát triển thương mại. Về thương mại điện tử, theo thống kê của Sở TT&TT, Quảng Trị, đến tháng 9/2012, có 50 doanh nghiệp tham gia và bước đầu khai thác mô hình thương mại điện tử. Tuy nhiên, do hạn chế về ứng dụng CNTT cũng như kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả ứng dụng chưa cao. So với yêu cầu của thực tiễn và mặt bằng chung của các địa phương khác trong cả nước, việc khai thác thông tin trong các doanh nghiệp ở Quảng Trị còn ở mức thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và động lực của ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 thông tin trong hoạt động của mình nên làm hạn chế hiệu quả hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Ngày 22/05/2009, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2009 – 2010. Cuối tháng 5 năm 2010, Cổng thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Trị đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là những cơ sở tích cực cho việc hình thành và phát triển TMĐT. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả Cổng thông tin này, đồng thời phát triển TMĐT trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như khâu thanh toán, nguồn nhân lực, các vấn đề bảo mật, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ [16]. 2.1.4 Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bảng 2.3: Quy mô, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2013 (Giá cố định 2010) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng BQ (%) Tổng số (Triệu đồng) GDP 9.542.730 10.450.456 11.189.780 11.960.92 6 7.82 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.562.982 2.645.175 2.785.791 2.878.606 3.94 Công nghiệp – xây dựng 3.486.413 3.986.081 4.262.501 4.597.999 9.66 Dịch vụ 3.493.335 3.819.200 4.141.488 4.484.321 8.68 Cơ cấu (%) Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 100 100 100 100 Nông lâm nghiệp và thủy sản 26,85 25,31 24,90 24,07 Công nghiệp, xây dựng 36,53 38,14 38,09 38,44 Dịch vụ 36,62 36,55 37,01 37,49 “Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Trị” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong những năm qua đạt mức khá cao, duy trì tương đối ổn định qua các thời kỳ. Ngành công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh, đặc biệt nhưng năm gần đây. Kinh tế nông nghiệp, lâm nghiep và thủy sản vẫn duy trì được tăng trưởng khá ổn định, bình quân tăng trưởng 3.94% từ năm 2010 đến năm 2013. Khu vực dịch vụ tăng vụ có tốc độ tăng trưởng tốt bình quân của giai đoạn nghiên cứu là 8,68%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành CN- XD và ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, mức độ chuyển dịch còn chậm. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm 24,07 % tổng giá trị sản xuất của tỉnh [16]. 2.2 Khái quát hành lang kinh tế Đông Tây và Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo 2.2.1 Đặc điểm hành lang kinh tế Đông Tây Hành lang kinh tế Đông – Tây (tiếng anh: East –West Economic Coridor, sau đây sẽ được viết tắt EWEC) là một sáng kiến được nêu ra và chính thức thông qua vào tháng 10 năm 1998 tại Hội nghị bộ trưởng các nước tiểu vùng sông MêKông (GMS) lần thứ tám được tổ chức tại Manila ( Philippin) nhằm thúc đẩy sự phát triển và hội nhập kinh tế giữa bốn nước là Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Với chiều dài 1.450 km, đi qua 4 quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, bắt đầu từ cực tây là thành phố cảng Mawlanyine (bang Mon) đi qua bang Kayin rồi đến cửa khẩu Myawady (bang Kayin) của Myanma; ở Thái Lan, bắt đầu từ Mae Sot chạy qua 7 tỉnh: Task, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon và Mukdahan; ở Lào, chạy từ tỉnh Savanakhet đến cửa khẩu Daensavanh; cuối cùng chạy từ cửa khẩu Lao Bảo tỉnh Quảng Trị qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cực Đông là thành phố Đà Nẵng (Việt Nam). Sự hình thành Hành lang kinh tế Đông-Tây sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau, cùng tiếp cận có hiệu quả các nguồn lực như: tài nguyên khoáng sản, năng lượng và cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn việc sản xuất, chế biến và kinh doanh của các ngành nghề sản xuất; tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển cho các thành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 phố, thị trấn dọc hành lang; đồng thời, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư tổng hợp từ các nguồn địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia. Tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây đi qua 19 tỉnh của 4 nước: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có 3 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Quảng Trị là tỉnh "đầu cầu" về phía Việt Nam bắt đầu từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Xác định, hành lang kinh tế Đông-Tây đóng vai trò quan trọng nhằm tạo điều kiện để tỉnh nhà phát triển toàn diện, từ năm 1998 Quảng Trị đã chủ động tham gia chương trình và đã đạt được những kết quả bước đầu: đã tổ chức quy hoạch và hình thành được các Khu, Cụm công nghiệp, Khu du lịch trong đó đáng chú ý là các loại hình du lịch-thể thao biển, tỉnh cũng đang từng bước xây dựng để tạo nên một chuỗi đô thị trên tuyến hành lang Đông-Tây... Đặc biệt, từ cuối năm 2006, cầu Hữu Nghị 2 hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng đã mở ra hướng giao thương thông thoáng giữa Quảng Trị với các nước trong khu vực và quốc tế. 2.2.2 Tình hình phát triển các dịch vụ Logistics trên khu vực hành lang kinh tế Đông Tây Để có cái nhìn khái quát về mức độ phát triển của dịch vụ Logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây chúng tôi có sử dụng kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả do tiến sĩ Ruth Banomyoung và các cộng sự năm 2007 cụ thể như sau: Nếu hình dung mức độ phát triển của 4 yếu tổ cơ bản cấu thành hệ thống Logistics từ thang điểm 0 đến 4, với 0- không hề phát triển và 4 là mức độ phát triển cao nhất, sẽ có điểm số của các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông Tây như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Bảng 2.4: Mức độ phát triển các yếu tổ cơ bản cấu thành nên hệ thống Logistics trên hành lang kinh tế Đông Tây Yếu tố cơ bản Việt Nam Lào Thái Lan Myanma Cơ sở hạ tầng 3 2 3,5 2,5 Thể chế Luật pháp 3 2,5 3 2,5 Người gửi/người nhận 2,5 2 3 2,5 Nhà cung cấp 2 2 2 2 Bình quân Logistics 2,625 2,125 2,875 2,375 “Nguồn: [15]” 0 1 2 3 4 Việt Nam Lào Thái Lan Myanma Cơ sở hạ tầng Thể chế Luật pháp Người gửi/người nhận Nhà cung cấp Sơ đồ 2.1: Hoạt động Logistics của các quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây “Nguồn: [15]” Kết quả những nghiên cứu và thống kê tại 4 quốc gia trên – dựa trên nền tảng 4 yếu tố cấu thành nên hệ thống Logistics vĩ mô; cho thấy rằng hệ thống và hoạt động Logistics trên hành lang kinh tế Đông – Tây hiện vẫn đang ở mức trung bình yếu; Trong số 4 quốc gia, mới chỉ Thái Lan là có sự chuẩn bị kĩ càng nhất về mặt tâm lý lẫn các biện pháp để đón đầu sự phát triển của Logistics. Quốc gia này đã xác định mục tiêu sẽ trở thành đầu mối cho hoạt động Logistics tại khu vực vùng sông Mê- Kông với các chính sách khá mạnh mẽ để có thể phát triển khả năng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Logistics của mình. Các địa phương được kỳ vọng là trung tâm thương mại của EWEC là : Tak, Phitsanulok, Khon Kaen, Mukdahan. Tiếp đến là Việt Nam, với việc Logistics vẫn đang là một nội dung mới mẻ và cũng chưa có một cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý và phát triển ngành kinh tế - công nghiệp này. Việt Nam cũng chưa có chính sách phát triển Logistics một cách rõ ràng, các địa phương là trung tâm kinh tế thương mại trên hành lang kinh tế Đông tây : Đà Nẵng. Thứ ba là Myanma, cữa ngõ phía Tây của EWEC. Myanma cần phải cố gằng nhiều hơn nữa trong nỗ lực bắt kịp Thái Lan và Việt Nam trong lĩnh vực Logistics. Địa phương được mong đợi là trung tâm kinh tế thương mại của hành lang kinh tế Đông Tây là Mawlamyine. Xếp cuối cùng trong khả năng Logistics là Lào. Chính phủ nước này đặt mục tiêu biến thành cầu nối trên đất liền giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, Lào cũng chưa có những chính sách phát triển Logistics hợp lý, địa phương là trung tâm kinh tế thương mại trên EWEC: Seno. Đánh giá vấn đề một cách tổng quát và khách quan nhất, có thể thấy rằng hành lang kinh tế Đông Tây đã đem lại một bộ mặt mới cho các địa phương cũng như toàn bộ khu vực này. Trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực trong thời gian qua tăng đáng kể: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan, Việt Nam và Myanma tăng trung bình 33%/năm và hứa hẹn sẽ còn tăng thêm nữa. Hàng hóa buôn bán dọc biên giới hành lang chủ yếu phản ánh lợi thế so sánh giữa mỗi nước, đồng thời đóng vai trò hàng hóa quá cảnh để thâm thập vào thị trường khác. Các mặt hàng được trao đổi chủ yếu là rau, quả, gỗ, gia súc và dệt may. Trình dộ phát triển của một hành lang kinh tế được chia làm 4 cấp độ, đó là : - Hành lang giao thông vận tải: nối các vùng của một khu vực kinh tế - Hành lang đa phương thức: nối các vùng của một khu vực địa lý thông qua sự hợp nhất của nhiều hình thức giao thông vận tải; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 - Hành lang Logistics: không chỉ nối các vùng của một khu vực địa lý mà còn là sự kết hợp và đồng bộ giữa thể chế luật pháp để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất về vận chuyển hàng hóa, hành khách cũng như các thông tin liên quan. - Hành lang kinh tế: Hành lang có khả năng thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy hoạt động kinh tế dọc theo các khu vực địa lý. Sự liên kết về giao thông và các dịch vụ Logistics là điều kiện tiên quyết để đạt tới trình độ này. Như vậy có thể phân loại cấp độ phát triển của từng phần cũng như của toàn bộ hành lang kinh tế Đông Tây như sau: Bảng 2.5: Cấp độ phát triển từng phần trên hành lang kinh tế Đông Tây HÀNH LANG CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN Từ Mawlamyine đến Myawady Hành lang đa phương thức Từ Tak đến Mukdahan Hành lang Logistics Từ Savannakhet đến Dansavanh Hành lang Logistics Từ Lao Bảo đến Đà Nẵng Hành lang Logistics Toàn bộ hành lang kinh tế Đông Tây Hành lang giao thông “(Nguồn: Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Ruth Banomyoung và các cộng sự 2007)” Mặc dù trên EWEC đã có một số phần đạt đến trình độ hành lang Logistics, nhưng đó chỉ là những phần đơn lẻ chưa tạo nên sự thống nhất cho toàn bộ hệ thống. Điều đáng chú ý hơn nữa là những phần này đều nằm trong biên giới của một quốc gia, nó cho thấy việc liên kết xuyên biên giới đang là điểm yếu nhất của hành lang Đông Tây. Trên toàn bộ hành lang chưa có sự xuất hiện của hành lang kinh tế. Đây là điều mà chính phủ các nước và các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để có thể đạt được như mục tiêu mong đợi [15]. 2.3 Các dịch vụ logistics của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây tại Lao Bảo 2.3.1 Đặc điểm cửa khẩu Lao Bảo Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khu kinh tế-thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thành phố Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon. Đối diện với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông - Tây. Đặc điểm hàng hóa qua cửa khẩu cửa khẩu Lao Bảo: Thứ nhất, kiểm soát hàng hóa lưu thông biên giới: các loại hàng hóa khi qua cửa khẩu Lao Bảo, bắt buộc phải được kiểm tra, kiểm soát và thực hiện nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu. Do đặc điểm này nên ngay tại cửa khẩu xuất hiện các công ty thực hiện dịch vụ hải quan. Thứ hai, Cửa khẩu lao bảo là trạm trung chuyển vận tải. Các phương tiện vận tải khi qua cửa khẩu vào Việt Nam phải được kiểm soát về trọng tải, kiểm soát về phương tiện lưu thông, các tiêu chuẩn để phù hợp với nước ta. Ví dụ, ở Thái Lan, Lào cho phép phương tiện lưu thông là tay lái nghịch trong khi Việt Nam quy định phương tiện lưu thông tay lái thuận. Do đó, để lưu chuyển hàng hóa từ Thái lan đến Việt Nam, ngay tại cửa khẩu Lao Bảo, các phương tiện phải chuyển tải. Thứ ba, Cửa khẩu Lao Bảo kiểm tra về con người. Việc xuất nhập cảnh qua cửa khẩu phải khai báo về nhân sự. Hiện nay, cửa khẩu Lao Bảo được đánh giá là một trong những điểm giao thương sôi động nhất tại tỉnh. Theo số liệu của cục Thống kê, Kim ngạch XNK hàng hóa tại cửa khẩu Lao Bảo khá cao. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2013 tại Lao Bảo là 355.300.986,00 USD trong đó kim ngạch xuất khẩu là 26.109.904,00 USD (chiếm 7,34%), kim ngạch nhập khẩu là 329.191.082,00 USD. Tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo năm 2014 đạt 729.722.359,00 USD tăng bình quân 76,34% so từ năm 2010. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 185.249.847 USD tăng bình quân 76,55 % từ năm 2010. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2014 đạt 544.472.511,07USD tăng bình quân 76,27% từ năm 2010. Tổng lượng hàng hóa năm 2013 tại cửa khẩu Lao Bảo là 495,124 tấn trong đó nhập khẩu 56,276 tấn (chiếm 11,38%), xuất khẩu là 438,848 tấn (chiếm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 88,62%). Năm 2014 tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo là 1.007.171,31 tấn. Tăng bình quân 109,2% từ năm 2010 đến 2014. Trong đó, lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 344.614,49 tấn tăng bình quân 101,2 % từ năm 2010 đến năm 2014; lượng hàng hóa nhập khẩu đạt 662.556,82 tấn tăng bình quân 108,8% từ năm 2010 đến năm 2014. Tuy đang nhập siêu về số lượng hàng hóa và giá trị. Nhưng tỉnh Quảng Trị cũng đã có những nỗ lực trong việc phát triển các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tiếp cận với khách hàng ngoài nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.6: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo Đơn vị 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ phát triển BQ (%) 1 Kim ngạch Hàng hóa XNK USD 75.462.777,00 104.373.201,00 260.283.978,00 355.300.986,00 729.722.359,00 76,34 1. Xuất khẩu USD 19.064.321,00 30,156,978.00 71.889.193,00 126.109.904,00 185.249.847,55 76,55 2. Nhập khẩu USD 56.398.456,00 74.216.223,00 188.394.785,00 229.191.082,00 544.472.511,07 76,27 2. Trọng lượng hàng hóa XNK Tấn 52.523,00 127.148,00 416.364,42 495.124,00 1.007.171,31 109,2 1. Xuất khẩu Tấn 17.676,00 47.025,00 99.884,95 56.276,00 344.614,49 101,2 2. Nhập khẩu Tấn 34.847,00 80.123,00 316.479,47 438.848,00 662.556,82 108,8 “Nguồn : Số liệu Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị” ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bảng 2.7: Số lượng hàng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lao Bảo Quảng Trị STT Tên mặt hàng ĐVT 2012 2013 2014 Tăng trưởng bình quân (%) Nhập khẩu 1 Gỗ các loại m3 52.896 149.573 161.618 74,79 2 Thạch cao Tấn 225.229 161.538 106.802 (31,13) 3 Đồng tấm, tinh luyện Tấn 7.548 3.539 3.444 (32,45) 4 Đồ điện tử Cái 55.911 36.321 22.725 (36,24) 5 Trái cây Tấn 10.411 14.643 26.255 58,80 6 Sữa và các SP từ sữa Tấn 207.000 242.847 488.000 53,54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_dich_vu_logistics_tren_hanh_lang_kinh_te_dong_tay_tai_quang_tri_3697_1912297.pdf
Tài liệu liên quan