Trang bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
MỞ ĐẦU.1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .10
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ .10
1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại.10
1.1.2. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại.13
1.1.3. Nội dung cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ .20
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ .26
1.2.1. Thị trường bán lẻ hiện nay tại Việt Nam.26
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của một số ngân hàng
thương mại tại Việt Nam .27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho MB - Chi nhánh Huế trong phát triển dịch vụ ngân hàng
bán lẻ .31
Tóm tắt chương 1 .34
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HUẾ 35
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Huế .35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
đội- Chi nhánh Huế .35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban chi nhánh .36
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MB - Chi nhánh Huế .39
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – Chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt sau đây:
+ Phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và lượng khách hàng đông đảo,
Citibank trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thị
trường tài chính ngân hàng thế giới. Các sản phẩm mới được tạo ra trên cơ sở
hiểu biết và nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng do đó các sản phẩm mà Citibank
thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ví
dụ, đối với khách hàng cá nhân, Citibank cung cấp cho khách hàng một hệ thống
các dịch vụ thế chấp tài chính cá nhân, khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài
khoản tiền gửi và đầu tư, dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và quỹ quản lý.
Đặc biệt, trong dịch vụ thẻ tín dụng, Citibank nghiên cứu và phát triển
một loại thẻ tín dụng liên kết với các ngành công nghiệp khác như hàng không,
bất động sản (Mortgage Minister Credit Card – loại thẻ tín dụng cho phép khách
31
hàng có thể trả trước tiền thuê nhà trong thời hạn lên đến 15 năm), thể thao như
bóng đá (The Football Card – loại thẻ tín dụng với chương trình giải thưởng
bóng đá đặc biệt) và golf (The Link Golf Card – loại thẻ tín dụng được thiết kế
cho người chơi golf và trở thành loại thẻ chính thức của câu lạc bộ golf The
Australian Golf Link)
+ Quan tâm đầu tư cho công tác marketing ngân hàng, Citibank luôn có
nhiều ý tưởng sáng tạo như cung cấp cho thành viên những chuyến du lịch, trò giải
trí đặc biệt và hàng loạt các sản phẩm dịch vụ độc đáo khác. Ngoài ra, Citibank còn
thực hiện những chương trình quảng cáo và chương trình tài trợ để nâng cao việc
quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu cho mình.
+ Citibank chủ trọng phát triển đội ngũ nhân viên, có chương trình đào tạo
nhân viên mới bằng cách cho họ thay đổi luân chuyển trong mọi phòng/ban khác
nhau trong thời gian đầu để cho nhân viên hiểu được cặn kẽ mọi hoạt động của ngân
hàng, tiềm năng và nguy cơ của từng bộ phận cũng như của từng sản phẩm, từ đó,
việc hợp tác giữa cá nhân, phòng/ban sẽ được thực hiện tốt hơn, kết quả là ngân
hàng sẽ có những giao dịch với khách hàng tốt hơn.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho MB - Chi nhánh Huế trong phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ
Việc học hỏi kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHBL từ các NHTM lớn là
hết sức cần thiết. Sự thành công trong phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân
hàng nêu trên đã mang lại cho MB- Chi nhánh Huế một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, phải có chiến lược dài hạn trong việc phát triển dịch vụ NHBL
Trên cơ sở phân tích rõ thị trường, phân khúc khách hàng, khả năng cạnh
tranh của đối thủ để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược cần mang tầm
dài hạn, và xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của chiến lược.
Thứ hai, mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng
Mạng lưới kênh phân phối sẽ quyết định việc đưa các sản phẩm dịch vụ đến tay
người tiêu dùng nhanh hay chậm, thuận tiện, hiệu quả không. Tuy nhiên việc phát triển
mạng lưới cần phải dựa vào các yếu tố như: địa lý, dân cư, thu nhập, trình độ dân trí,
32
tập quán, thói quen để gắn với việc phát triển mạng lưới là việc cung cấp các sản
phẩm dịch vụ phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
Thứ ba, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ngân hàng
Chìa khóa của chiến lược phát triển dịch vụ NHBL là phát triển công nghệ
thông tin. Việc ứng dụng công nghệ cao trong giao dịch NHBL sẽ cho phép tăng
cường xử lý tự động trong tất cả qui trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định
và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu chi phí cho cả khách
hàng và ngân hàng, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.
Thứ tư, đa dạng hóa, nâng cao tiện ích sản phẩm và dịch vụ
Đa dạng hóa sản phẩm là mũi nhọn để phát triển dịch vụ NHBL, nên hình
thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm của ngân hàng. Trong
đó, tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi
trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân
phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng. Xây
dựng các gói sản phẩm dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
Thứ năm, tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, tiếp thị và chăm sóc
khách hàng
Cần phải thực hiện việc quảng bá thương hiệu một cách bài bản, thường
xuyên và mang tính hệ thống để quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu. Xây
dựng một chiến lược tiếp thị rõ ràng, bài bản để cung cấp các sản phẩm đến người
tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tăng cường quảng bá để khách hàng cá nhân
có thể biết và sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Các chương trình quảng cáo nên xây
dựng để tạo ra điểm khác biệt, riêng có của ngân hàng. Tập trung công tác chăm sóc
khách hàng trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ. Thường xuyên nắm bắt
nhu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để đổi mới, tăng tiện ích
của sản phẩm. Để khách hàng gắn bó với ngân hàng, cần xây dựng các chương trình
khuyến mại, các chương trình tích điểm để thể hiện sự tri ân của ngân hàng với khách
hàng thông qua các giải thưởng hoặc những ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ Xây
dựng chính sách giá, phí cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm khách hàng quan
33
trọng để duy trì thị phần.
Thứ sáu, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ nhân lực
Luôn trú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực. Xây
dựng đội ngũ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng giao tiếp tốt, có
phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên
môn.
34
Tóm tắt chương 1
Trong nội dung chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
và thực tiễn về phát triển dịch vụ NHBL:
Thứ nhất: Luận văn nêu ra những lý luận cơ bản về dịch vụ NHBL: Khái
niệm, đặc điểm, vai trò của dịch vụ NHBL;
Thứ hai: Luận văn trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển
dịch vụ NHBL để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với việc phát triển
dịch vụ NHBL; các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHBL.
Thứ ba: Luận văn nêu ra được kinh nghiệm của các ngân hàng thành công
trong lĩnh vực phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho
MB- Chi nhánh Huế.
Những nội dung nêu trên là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu
trong các chương tiếp theo.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – Chi nhánh Huế
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội- Chi nhánh Huế
2.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng Anh là
Military Commercial Joint Stock Bank) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo
giấy phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 14/02/1994 dưới
hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ
ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng
và làm kinh tế.
2.1.1.2. Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội- Chi
nhánh Huế
Ngày 12/02/2007 Ngân hàng TMCP Quân đội tại địa bàn Thừa Thiên Huế
chính thức được khai trương và đi vào hoạt động theo quy mô Chi nhánh cấp một.
Trụ sở chính của Chi nhánh được đặt tại số 3 đường Hùng Vương, phường Phú Hội,
Tp.Huế. Đến năm 2014, trụ sở chính chuyển về số 11 Lý Thường Kiệt, Phường
Vĩnh ninh, Tp.Huế.
Hiện nay, MB- Chi nhánh Huế hoạt động với 1 chi nhánh và 3 phòng giao
dịch. Bao gồm:
- Phòng giao dịch Nam Vĩ Dạ - 109 Phạm Văn Đồng, Tp.Huế.
- Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền- 67 Đinh Tiên Hoàng, Tp.Huế.
- Phòng giao dịch Nam Trường Tiền – 3 Hùng Vương, Tp.Huế.
Khi mở chi nhánh tại TT.Huế, MB là một trong những Ngân hàng TMCP
đầu tiên tại Thừa Thiên Huế. Bằng những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên
của ngân hàng, chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với sự chăm sóc nhiệt tình
36
chu đáo cho khách hàng MB- Chi nhánh Huế ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo
được hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng, trở thành một trong những ngân hàng uy
tín tại địa bàn với phương châm hoạt động:
- Trở thành một đối tác đáng tin cậy, an toàn và trung thực
- Đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên Khách hàng và Ngân hàng, bằng việc
cung cấp dịch vụ Ngân hàng tiện ích và ưu việt.
- Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thị trường
và nhu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo lợi ích Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối thuận tiện.
- Đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cổ đông.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban chi nhánh
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban Giám đốc:
Giám đốc chi nhánh là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải
quyết mọi công việc, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân
hàng tho đúng chỉ tiêu của ngân hàng. Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động
tín dụng, thanh toán, về kế toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vốn, tài sản.
Trợ giúp Giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đóc vân
hành. Phó giám đốc là người được Giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành các
hoạt động của NH khi Giám đốc vắng mặt, tham gia bàn bạc với Giám đốc trong
việc phát triển ngân hàng.
- Phòng Quản lý tín dụng
Nghiên cứu xây dựng các chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề
xuất cho vay các đối tượng, thường xuyên theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc sử
dụng vốn vay và thu nợ vốn vay.
Thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh cho đối tượng vay
vốn, phân tích kinh tế để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả.
- Phòng quản lý tín dụng:
37
Tham mưu cho Giám đốc trong công ác quản lý tín dụng: cơ chế, chính sách,
chế độ, quy trình tín dụng, bão lãnh, giới hạn tín dụng, quản lý và xử lý nợ xấu.
Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại Chi nhánh.
Giúp việc cho Giám đốc, phòng kinh doanh trong các vấn đề pháp lý liên
quan đến hoạt động tín dụng.
- Phòng Kế toán
Bao gồm kế toán nội bộ, sàn giao dịch và kho quỹ.
Kế toán nội bộ: Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp dịch
vụ Ngân hàng cho khách hàng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ đầy đủ, thực hiện quyết toán
tháng quý năm theo quy định của tổ chức.
Sàn giao dịch: Thực hiện huy động vốn, mua bán ngoại tệ từ các tổ chức
kinh tế và các cá nhân dưới các hình thức khác nhau trong khuôn khổ được Giám
đốc giao. Quản lý, phát triển và khai thác tối đa nhu cầu tiềm năng của khách hàng
trên địa bàn mình quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Bộ phận kho quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu và chi tiền mặt, bảo quản
tiền tại kho theo quy định của Giám đốc hoặc người ủy quyền.
- Phòng Tổng hợp:
Tham mưu cho Ban lãnh đạo về công tác tổ chức và cán bộ; hành chính
tổng hợp; triển khai quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp
luật của Nhà nước có liên quan đến chi nhánh và quyền lợi, nghĩa vụ cán bộ nhân
viên chi nhánh biết để thống nhất thực hiện. Thực hiện chế độ, chính sách đối với
cán bộ nhân viên, công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ, lễ tân; công tác
bảo vệ an ninh trực tự, tài sản của chi nhánh thuộc trách nhiệm và thẩm quyền.
Các phòng giao dịch: Trưởng phòng giao dịch điều hành các hoạt động
hàng ngày tại phòng giao dịch trên địa bàn được giao, chịu sự quản lý về mặt kinh
doanh từ Giám đốc, thực hiện các chi tiêu giao khoán của ban điều hành ngân hàng.
38
31
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của MB - Chi nhánh Huế
39
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MB - Chi nhánh Huế
2.1.3.1 Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
Hoạt động huy động vốn của MB - Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2016 -
2018 đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, số liệu cụ thể được thể hiện qua
các bảng 2.1 (số liệu trong bảng 2.1 được làm tròn số).
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của MB - Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Năm 2017/2016 Năm 2018/2017
Số tiền % Số tiền %
1. HĐV bình quân 1,235 1,453 1,644 219 17.73% 190 13.09%
2. Huy động vốn cuối kỳ 1,354 1,517 1,819 162 12.00% 302 19.93%
2.1. Phân theo TPKT 1,354 1,517 1,819 162 12.00% 302 19.93%
Tổ chức 585 625 716 40 6.87% 91 14.56%
Dân cư 769 892 1,103 122 15.90% 211 23.70%
2.2. Phân theo loại tiền tệ 1,354 1,517 1,819 162 12.00% 302 19.93%
VND 1,257 1,385 1,696 128 10.17% 311 22.43%
USD 97 131 123 35 35.84% (8) -6.38%
2.3. Phân theo kỳ hạn 1,354 1,517 1,819 162 12.00% 302 19.93%
Dưới 12 tháng 1,209 1,364 1,624 155 12.83% 261 19.12%
Trên 12 tháng 146 153 195 7 5.13% 42 27.19%
(Nguồn: Phòng Kế toán - MB Chi nhánh Huế)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2018, tăng trưởng nguồn
vốn huy động tại Chi nhánh khá ổn định. Quy mô huy động vốn bình quân của Chi
nhánh năm 2016 đạt 1,235 tỷ đồng và đến năm 2018 là 1,644 tỷ đồng, tăng hơn
13% so với năm 2017. Thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn vẫn duy
trì ở mức trung bình. Trong giai đoạn 2016-2018, Chi nhánh đã rất chú trọng tập
trung nguồn lực cho hoạt động ngân hàng bán lẻ và đã đạt được nhiều kết quả tích
cực trong đó duy trì tốt về tỷ trọng huy động vốn dân cư/tổng nguồn vốn huy động,
đến năm 2018 đạt mức 1,103 tỷ đồng, tăng gần 24% so với năm 2017 (năm 2017
đạt 892 tỷ đồng). Đây được xem là khá tốt so với các Ngân hàng trên địa bàn.
Chi nhánh đã triển khai nhiều loại hình sản phẩm huy động vốn linh hoạt, kỳ
40
hạn dài từ 1 tháng trở lên với lãi suất hấp dẫn, cho nên Chi nhánh vẫn tăng trưởng
tốt về mặt huy động vốn.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn của MB - Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016 – 2018
(Nguồn: Phòng Kế toán - MB Chi nhánh Huế)
2.1.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh
Thực hiện chủ trương của Hội sở, cũng như thực tế hoạt động trên địa bàn,
tình hình hoạt động huy động vốn của MB - Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2016 -
2018 đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, cụ thể được thể hiện như sau.
(1) Kết quả hoạt động tín dụng (số liệu trong bảng 2.2 được làm tròn số)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của MB - Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016-2018
TT Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 993 1,062 1,147
2 Dư nợ tín dụng bình quân Tỷ đồng 903 1,028 1,105
3 Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn % 73.31 70.05 63.04
4
Tỷ lệ dư nợ TD bán lẻ/Tổng dư
nợ
% 15.73 15.04 13.93
5 Tỷ lệ nợ xấu % 0.62 0.55 0.53
6
Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng
dư nợ
% 21.91 21.97 21.91
7 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ % 2.75 2.23 1.61
(Nguồn: Phòng Kế toán – MB Chi nhánh Huế)
41
* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng:
Trong giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cuối kỳ hàng
năm của Chi nhánh khá ổn định, cụ thể như sau:
Năm 2016, dư nợ tín dụng cuối kỳ của chi nhánh đạt gần 993 tỷ đồng, năm
2017 là hơn 1,062 tỷ đồng, và đạt gần 1,147 tỷ đồng vào năm 2018.
* Về cơ cấu tín dụng:
Mặc dù giá trị tuyệt đối tăng lên nhưng cơ cấu dư nợ tín dụng bản lẻ của Chi
nhánh đã có sự sụt giảm trong tổng dư nợ, năm 2016 đạt 15.73%, năm 2017 đạt hơn
15% và năm 2018 còn gần 14% trong tổng dư nợ của chi nhánh.
+ Dư nợ bán lẻ của chi nhánh tuy có tăng trưởng nhưng tỷ trọng dư nợ bán lẻ
của Chi nhánh hiện vẫn đang rất thấp.
* Chất lượng tín dụng:
- Chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo: tỷ lệ nợ xấu và nợ cần chú ý ở
mức thấp và giảm qua các năm, nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh nhưng vẫn
tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu mới, lãi treo tăng mạnh làm ảnh hưởng tới thu
nhập của Chi nhánh.
(2) Tình hình dư nợ tại MB – Chi nhánh Huế
Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của MB Huế phát triển tốt, ngày
càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Để đánh giá một cách chính
xác hơn tình hình tín dụng, luận văn phân tích các chỉ tiêu về dư nợ ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn ở MB – Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu Đồng
CHỈ TIÊU
NĂM SO SÁNH
2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
+/- % +/- %
TỔNG 992.758 1.062.396 1.146.636 69.638 7,01 84.240 7,93
1. Cho vay ngắn hạn 775.253 829.016 895.418 53.763 6,93 66.402 8,01
2. Cho vay trung dài hạn 217.505 233.380 251.218 15.775 7,25 17.838 7,63
(Nguồn: Phòng Kế toán – MB Chi nhánh Huế)
42
Dư nợ cho vay ngắn hạn hay cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh qua 3
năm 2016 – 2018 đều có thay đổi theo xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2017 cho vay
ngắn hạn tăng gần 54 tỷ đồng (tăng 6,93%) so với năm 2016 và năm 2018 là tăng
hơn 66 tỷ đồng (tăng 8,01%) so với năm 2017. Đối với cho vay trung dài hạn thì
năm 2017 tăng gần 16 tỷ đồng (tăng 7,25%) so với năm 2016 và năm 2018 là tăng
gần 18 tỷ đồng (tăng 7,63%) so với năm 2017. Lý do từ năm 2017 đến năm 2018,
cho vay ngắn hạn có sự tăng tỷ trọng cao so với năm 2017 là do tình hình lãi suất đã
có nhiều sự thay đổi, các NHTM trong cuộc đua giảm lãi suất, dấu hiệu giảm lãi
suất của MB – Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện cho các khách hàng của đơn vị mạnh
dạn vay với thời hạn ngắn.
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại MB Huế
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM SO SÁNH
2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
+/- % +/- %
TỔNG 992.758 1.062.396 1.146.636 69.638 7,01 84.240 7,93
1. Công ty cổ phần,
TNHH
703.811 778.502 864.475 74.691 10,61 85.973 11,04
2. Doanh nghiệp tư
nhân
120.670 114.703 116.274 -5.967 -4,94 1.571 1,37
3. Cá nhân, hộ sản xuất 156.198 159.758 159.710 3.560 2,28 -48 -0,03
4. Cho vay khác 12.079 9.433 6.177 -2.646 -
21,91
-3.256 -
34,52
(Nguồn: Phòng Kế toán – MB Chi nhánh Huế)
Có thể thấy dư nợ theo thành phần kinh tế của Chi nhánh Huế trong giai đoạn
2016 – 2018 thì dư nợ đối với các công ty luôn chiếm một lượng lớn và tăng đều
qua các năm. Điều đó được lý giải bởi chính sách tín dụng của Chi nhánh là ưu tiên
phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp, chủ yếu
hướng tới các loại hình công ty trên địa bàn Tỉnh. Dư nợ cho vay đối với các công
ty luôn tăng trưởng qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các công
ty này tốt, và các công ty làm ăn có hiệu quả nên vẫn tiếp tục vay vốn của ngân
hàng để đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
43
Trong ba thành phần kinh tế còn lại, dư nợ đối với KHCN và hộ kinh doanh
giữ mức ổn định, còn lại dư nợ có xu hướng giảm, lý do là nên kinh tế gặp khó
khăn, lãi suất không ổn định, người dân thận trọng trong việc đi vay hơn và đặc biệt
là sự cạnh tranh về lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn.
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo phân loại nợ tại MB – Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016 -2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM SO SÁNH
2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
+/- % +/- %
TỔNG 992.758 1.062.396 1.146.636 69.638 7,01 84.240 7,93
1. Nhóm 1 955.056 1.021.677 1.104.486 66.621 6,98 82.809 8,11
2. Nhóm 2 31.586 34.924 36.084 3.338 10,57 1.160 3,32
3. Nhóm
3,4,5
6.116 5.795 6.066 -321 -5,25 271 4,68
(Nguồn: Phòng Kế toán – MB Chi nhánh Huế)
Qua bảng 2.5 cho thấy, tình hình dư nợ theo phân loại của nhóm 1 luôn chiếm
tỷ trọng lớn (trên 98%) và có sự tăng trưởng đều. Dư nợ theo phân loại của nhóm 2
chỉ chiếm tỉ trong nhỏ (dưới 2%) và tỷ trọng giảm dần qua các năm. Đây là dấu hiệu
đáng mừng của Chi nhánh, cho thấy chất lượng các khoản vay tốt, công tác thu hồi
nợ của Chi nhánh là có hiệu quả.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động dịch vụ của chi nhánh
Trong giai đoạn 2016 - 2018, MB - chi nhánh Huế đã rất quan tâm đến phát
triển hoạt động mảng dịch vụ. Kết quả hoạt động thể hiện qua số liệu bảng 2.6. (số liệu
trong bảng được làm tròn số).
44
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động dịch vụ của MB - Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016 - 2018
TT Chỉ tiêu Đv tính
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Thu từ hoạt động dịch vụ Tỷ đồng 17.22 19.69 27.34
2 Tỷ trọng % 100 100 100
a Dịch vụ bảo lãnh % 21.4 23.57 19.47
b Dịch vụ thanh toán % 54.79 58.03 65.86
c Kinh doanh ngoại tệ % 18.83 12.41 8.54
d Dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác % 4.98 5.99 6.13
(Nguồn: Phòng Kế toán - MB Chi nhánh Huế)
Giai đoạn 2016 - 2018, là giai đoạn MB triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ
mới ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm
dịch vụ trên thị trường. Số lượng khách hàng, đặc biệt khách hàng sử dụng các dịch
vụ ngân hàng hiện đại tăng nhanh. Tuy nhiên đây là giai đoạn kinh tế trong nước
nói chung, kinh tế tỉnh TT.Huế nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động dịch vụ ngân hàng nói
riêng:
Kết quả năm 2016, thu từ dịch vụ của Chi nhánh là 17.22 tỷ đồng, năm 2017:
19.69 tỷ đồng và năm 2018 đạt 27.34 tỷ đồng. Sự gia tăng về số thu của hoạt động
dịch vụ chủ yếu do một số dòng sản phẩm dịch vụ có tốc độ tăng trưởng tốt chủ yếu
tập trung ở các sản phẩm ngân hàng hiện đại như: thu dịch vụ WU, thu dịch vụ thẻ...
Thu phí dịch vụ thanh toán vẫn là dịch vụ truyền thống của Chi nhánh với
mức tăng trưởng tốt và chiếm trên 50% thu dịch vụ của chi nhánh, đặc biệt năm
2018 chiếm hơn 65% tổng thu từ dịch vụ. Hơn nữa một số khoản phí như thu phí
xác định và duy trì hạn mức tín dụng, trả nợ trước hạn cũng đóng góp không nhỏ
vào kết quả thu dịch vụ tại chi nhánh trong điều kiện hoạt động dịch vụ gặp nhiều
khó khăn. Một số dòng sản phẩm bị suy giảm mạnh doanh thu như hoạt động bảo
lãnh và kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là năm 2018.
* Về cơ cấu các khoản thu dịch vụ tại Chi nhánh
- Thu từ các hoạt động dịch vụ truyền thống (bảo lãnh, thanh toán) vẫn
45
chiếm tỷ trọng cao (trên 75%) trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh,
thu từ các dịch vụ mới tuy đã có tăng trưởng nhưng còn thấp, cụ thể:
+ Hoạt động bảo lãnh, thanh toán vẫn là dòng sản phẩm mang lại doanh thu
lớn cho hoạt động dịch vụ của Chi nhánh với tỷ trọng lên đến 85% trong năm 2018.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng trên địa bàn đều đã chú trọng phát triển
hoạt động bảo lãnh với mức phí cạnh tranh, điều kiện cấp bảo lãnh được nới lỏng
như tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp hoặc không cần tài sản bảo đảm; cùng với đó là ảnh
hưởng tiêu cực từ sự khó khăn chung của nền kinh tế, số lượng công trình mới giảm
sút, yêu cầu bảo lãnh được giảm dần trong các hợp đồng thi công xây lắp. Do đó
tổng thu dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh trong những năm qua giảm tương đối. Dẫn
đến giảm về tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ.
+ Với chính sách phí và mức phí áp dụng linh hoạt, chất lượng phục vụ tốt,
hoạt động thanh toán tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt khá cao; nâng tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ từ hơn
54% ở năm 2016 lên mức gần 66% vào năm 2018.
Tuy nhiên, một số dòng dịch vụ thanh toán như các dịch vụ thu chi hộ, thấu
chi tài khoản doanh nghiệp... chưa phát triển được nhiều, do nền khách hàng nhỏ, ít
khách hàng là các tổng công ty, tổng đại lý.
+ Dịch vụ tài trợ thương mại tại Chi nhánh nhu cầu tương đối thấp, chủ yếu
chỉ có nhờ thu xuất khẩu và L/C nhập khẩu, các nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ
theo L/C, nhờ thu nhập khẩu, các dịch vụ ký hậu vận đơn, xác nhận L/C hiện
khách hàng tại chi nhánh nhu cầu sử dụng chưa nhiều. Do đó thu về tài trợ thương
mại tại Chi nhánh đạt tương đối thấp.
+ Trong giai đoạn này, NHNN đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổn định tỷ
giá trên thị trường, hiện tượng tồn tại 2 tỷ giá đã giảm nhiều, do đó các cơ hội trong
kinh doanh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ không còn nhiều như trước. Thu từ
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh giảm mạnh trong giai đoạn 2016-
2018.
46
+ Thu từ hoạt động bán lẻ như WU, thu ròng dịch vụ thẻ mặc dù đã được chú
trọng và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng thu dịch vụ tại chi nhánh.
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh tại MB – Chi nhánh Huế
giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM SO SÁNH
2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
+/- % +/- %
I. Thu nhập 278.713 341.718 442.485 63.005 22,61 100.767 29,49
1. Thu lãi cho vay 112.022 138.147 177.846 26.125 23,32 39.699 28,74
2. Thu lãi điều chuyển
vốn
146.063 180.040 231.890 33.977 23,26 51.850 28,8
3. Thu hoạt động dịch
vụ
17.218 19.694 27.335 2.476 14,38 7.641 38,8
4. Thu khác 3.410 3.837 5.414 427 12,52 1.577 41,1
II. Chi phí 264.960 325.390 420.651 60.430 22,81 95.261 29,26
1. Chi phí lãi tiền gửi 161.567 201.575 256.504 40.008 24,76 54.929 27,25
2. Chi phí nhân viên 22.203 26.016 35.250 3.813 17,17 9.234 35,49
3. Chi phí dự phòng 8.173 9.797 12.975 1.624 19,87 3.178 32,44
4. Chi khác 73.017 88.002 115.922 14.985 20,52 27.920 31,73
III. Lợi nhuận trước
thuế
13.753 16.328 21.834 2.575 18,72 5.506 33,72
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_dich_vu_ngan_hang_ban_le_tai_ngan_hang_t.pdf