Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Mục lục

LỜI CẢM ƠN i

Mục lục ii

Danh mục các từ viết tắt vii

Danh mục bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ viii

 

Lời mở đầu 1

Chương I 3

Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử 3

1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử 3

1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử 3

1.1.2. Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 7

1.1.3. Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử 8

a. Máy thanh toán tại điểm bán hàng (EFTPOS) 9

b. Máy rút tiền tự động (ATM) 10

c. Phone banking 11

d. Mobile banking: 12

e. Home banking 13

f. Internet banking 15

1.1.4. Lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử 17

a. Đối với khách hàng 17

b. Đối với ngân hàng: 18

c. Đối với nền kinh tế 21

1.1.5. Hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử: 22

a. Đối với khách hàng: 22

b. Đối với ngân hàng: 23

1.1.6. Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 24

a. Hành lang pháp lý và môi trường thể chế 24

b. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 25

c. Hệ thống tập trung hóa tài khoản kế toán (core banking) 26

d. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ cao 28

e. Hạ tầng công nghệ thông tin 28

f. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng 30

1.2. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 31

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới 31

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34

 

Chương II 36

Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở NHTMCP Kỹ Thương 36

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam 36

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 36

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Techcombank 39

a. Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Hội sở chính và các chi nhánh: 39

b. Các chức danh quản lý của bộ máy quản lý và sự phân công trách nhiệm: 41

c. Các phòng ban chức năng: 43

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương 44

2.3. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank 50

2.3.1. Dịch vụ thẻ ngân hàng ở NHTMCP Kỹ Thương: 50

a. Tình hình phát hành thẻ của NHTMCP Kỹ Thương: 51

b. Tình hình hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng Techcombank 57

2.3.2. Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: 61

a. Dịch vụ mobile banking: Thanh toán qua SMS - F@STMOBIPAY 61

b. Dịch vụ home banking: TECHCOMBANK HOMEBANKING 62

c. Dịch vụ Internet banking: 64

2.4. Những ưu điểm và hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank 68

2.4.1. Những ưu điểm: 68

2.4.2. Những hạn chế: 69

2.4.3. Những khó khăn trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank 71

a. Khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô 71

b. Hạn chế của ngân hàng Techcombank 71

c. Tập quán tiêu dùng tiền mặt của dân cư 72

 

Chương III 74

Giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 74

3.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam 74

3.1.1. Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam 74

a. Tác động tích cực của các cam kết quốc tế: 75

b. Thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam: 76

3.1.2. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam trong thời gian tới 78

3.2. Một số thách thức trong hoạt động e-banking: 80

3.3. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng Techcombank 81

3.3.1. Đầu tư để hiện đại hóa các hệ thống công nghệ 81

3.3.2. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và máy móc thiết bị 83

3.3.3. Nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng 84

3.3.4. Tăng cường hoạt động Marketting để mở rộng thị trường 85

3.4. Kiến nghị đối với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước 89

3.4.1. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với các dịch vụ ngân hàng điện tử 89

3.4.2. Hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng lực tài chính 91

3.4.3. Phát triển công nghệ thông tin, thương mại điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử 91

3.4.4. Hỗ trợ các ngân hàng trong việc nâng cao trình độ của doanh nghiệp, cá nhân nhằm tạo cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị trường 93

3.4.5. NHNN phải là đầu mối hợp tác giữa các NHTM trong nước và tăng cường hợp tác quốc tế 94

 

Kết luận 95

Danh mục tài liệu tham khảo 96

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5214 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ phi tín dụng. Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng, NHTMCP Kỹ Thương cung ứng phong phú và đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với công nghệ hiện đại. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NHTMCP Kỹ Thương hiện đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khỏan, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận k‏‎ý với các tổ chức quốc tế. Với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, NHTMCP Kỹ Thương đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Với khách hàng cá nhân, NHTMCP Kỹ Thương cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh tóan, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp. Trên thị trường liên ngân hàng, NHTMCP Kỹ Thương hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác. NHTMCP Kỹ Thương hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới. NHTMCP Kỹ Thương hiện là một trong những ngân hàng đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo, mô hình tổ chức hợp l‏‎ý và kiểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Hệ thống quản trị rủi ro được tổ chức ở nhiều cấp độ, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong đánh giá. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách và sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu, hệ thống theo dõi thanh khoản và biến động lãi suất thị trường hàng ngày. NHTMCP Kỹ Thương cũng là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ của Việt nam với việc đã nối mạng trực tuyến tòan hệ thống với phần mềm Globus của Temenos vào cuối năm 2003. Hệ thống quản l‏‎ý chất lượng 9001:2000 đã được thiết lập và cấp chứng chỉ tại Hội sở ngân hàng vào tháng 9 năm 2004 và hiện đang được triển khai tại các chi nhánh. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nhiều đề án đào tạo nhân viên, quản trị quan hệ khách hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản... đang được nghiên cứu và triển khai trên toàn hệ thống. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Techcombank a. Cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của Hội sở chính và các chi nhánh: NHTMCP Kỹ Thương hoạt động theo mô hình như sau: Hội sở chính à chi nhánh cấp 1 à chi nhánh cấp 2 à Phòng giao dịch. Hội sở chính: Hội sở chính bao gồm các cơ quan đứng đầu ngân hàng và các phòng ban tham mưu: Đại Hội Cổ Đông à Hội Đồng Quản Trị à Ban Tổng Giám Đốc à Các phòng Ban tham mưu. Sơ đồ tổ chức cụ thể như sau: Phòng ban tham mưu tại Hội sở có trách nhiệm làm chiến lược, chính sách chung và kiểm tra kiểm soát hoạt động của toàn hệ thống. Trung tâm thanh toán và trung tâm thẻ thực hiện theo mô hình tập trung các hoạt động về thanh toán quốc tế và thẻ. Chi nhánh: Các chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện trực tiếp các hoạt động cho vay, huy động vốn. Đứng đầu là Giám đốc / Phó giám đốc chi nhánh điều hành các phòng ban của chi nhánh dưới sự quản lý của Ban Tổng giám đốc. Trung tâm TT và NH đại lý Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kế toán tài chính Phòng kế hoạch tổng hợp Văn phòng Phòng quản lý nhân sự Ban quản lý chất lượng Phòng quản lý tín dụng Ban quản lý rủi ro Phòng thông tin điện toán Phòng marketing Phòng QL nguồn vốn GD tiền tệ Đại hội cổ đông Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát Ủy ban kiểm soát rủi ro Hội Đồng tín dụng Uỷ Ban Quản lý tài sản Nợ - tài sản Có Ban Tổng Giám đốc Phòng / ban tham mưu (Hội sở chính) Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng Cơ cấu phòng ban tại chi nhánh được chia như sau: Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân. Ban kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh. Phòng kế toán giao dịch & kho quỹ. Cách thức quản lý chi nhánh và báo cáo nội bộ giữa chi nhánh và hội sở chính: Các chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh. Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh có trách nhiệm báo cáo mọi hoạt động kinh doanh lên Ban Tổng giám đốc và thực thi các chiến lược phát triển của ngân hàng. Các chính sách, đường lối kinh doanh của ngân hàng do các phòng ban trên Hội sở chính tham mưu cho Ban Tổng giám đốc. Với các hồ sơ tín dụng giá trị lớn, có tiềm năng rủi ro cao, chi nhánh sẽ gửi lên Hội sở chính qua Hội đồng tín dụng xét duyệt. Các phòng ban trên Hội sở phối hợp, hỗ trợ chi nhánh trong một số hoạt động khác như: Marketing, tuyển dụng nhân sự, đào tạo, tín dụng, ngoại hối, thanh toán quốc tế b. Các chức danh quản lý của bộ máy quản lý và sự phân công trách nhiệm: Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Ngân hàng. Đây là nơi đề ra và thông qua các chính sách mang tính chiến lược lâu dài, quyết định những vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đại hội đồng cổ đông họp 1 năm 1 lần để quyết định những vấn đề quan trọng như định hướng chiến lược kinh doanh, đề ra mục tiêu phát triển mở rộng, thông qua các báo cáo tài chính, ấn định việc chia lãi cổ phần, bổ sung vốn điều lệ ngân hàng. Đại hội cổ đông sẽ bầu ra hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Hội đồng quản trị: Do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan điều hành cao nhất của ngân hàng. HĐQT đại diện cho các cổ đông để điều hành hoạt động của ngân hàng mà trong đó chức năng quan trọng nhất là xác định cơ cấu tổ chức của ngân hàng, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo trong ngân hàng đồng thời đề ra phương hướng hoạt động, đề ra các chiến lược kinh doanh chỗ mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, bên cạnh đó là văn phòng hội đồng quản trị và các ban chức năng. Văn phòng hội đồng quản trị là bộ phận tiếp nhận và truyền tải các quyết định của hội đồng quản trị cũng như thực hiện các cuộc tiếp đón quan trọng. Ban kiểm soát: Được đại hội cổ đông bầu chọn với nhiệm vụ giám sát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của HĐQT nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, của HĐQT nói riêng và ngân hàng nói chung tuân thủ các chính sách của nhà nước và các đường lối do Đại hội cổ đông đã thông qua. Ban giám đốc: Do HĐQT lập ra trên cơ cở sự phê duyệt về nhân sự của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, có nhiệm vụ điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày cũng như triển khai các kế hoạch do HĐQT đề ra. Bao gồm tổng giám đốc và các phó giám đốc. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Các phó giám đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực và có trách nhiệm giúp đỡ tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, hội đồng tín dụng và ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có được thành lập nhằm trợ giúp cho ban giám đốc. Hội đồng tín dụng: Là một ủy ban do HĐQT lập ra thực hiện chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc xem xét các khoản tín dụng lớn, các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như chính sách của ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Ủy ban quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALCO) Được thành lập theo quyết định của HĐQT nhằm tham mưu cho HĐQT và Ban Tổng giám đốc về các chính sách huy động vốn, các chính sách về giá dịch vụ đầu vào, đầu ra của NHTMCP Kỹ Thương cũng như các chính sách về quản lý rủi ro. Thành phần là các thành viên Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo các phòng, ban chủ chốt trong ngân hàng c. Các phòng ban chức năng: Có trách nhiệm giúp đỡ ban lãnh đạo trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Văn phòng: Là nơi tiếp nhận, hướng dẫn các thủ tục giao dịch với bên ngoài. Đây cũng là nơi tiếp nhận và phổ biến các quyết định của ban lãnh đạo. Phòng quản lý nhân sự: Có trách nhiệm bố trí, sắp xếp, phân công lao động một cách hợp lý phù hợp với năng lực của từng người. Phòng còn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Phòng tài chính kế toán: Có trách nhiệm tổ chức hoạt động kế toán theo chế độ quy định, quản lý mọi mặt hoạt động tài chính. Phòng còn có trách nhiệm phân tích, lập kế hoạch và dự báo tài chính nhằm huy động và đảm bảo tốt nhất nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Ban đào tạo: Có trách nhiệm tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho công nhân viên theo trình độ, khả năng. Ngoài ra, ban đào tạo còn phải kết hợp với phòng quản lý nhân sự để thực hiện chế độ khen thưởng, thi đua và đảm bảo biện pháp an toàn lao động cho cán bộ, công nhân viên của ngân hàng. Phòng tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng: Có trách nhiệm giới thiệu đưa sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với người tiêu dùng. Ngoài ra, phòng còn là nơi giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Phòng kiểm soát nội bộ: Là phòng có chức năng tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc giám sát hoạt động kinh tế, tài chính tại ngân hàng và các đơn vị nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động đều được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của ngân hàng. Phòng quản lý nguồn vốn, giao dịch tiền tệ và ngoại hối: Là nơi quản lý việc huy động, sử dụng và điều tiết nguồn vốn hoạt động cho Hội sở chính và các chi nhánh thuộc ngân hàng. Đây cũng là nơi tổng hợp các giao dịch tiền tệ và ngoại hối trong ngân hàng. 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Kỹ Thương Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần của NHTMCP Kỹ Thương tỏ ra rất có hiệu quả, quy mô của ngân hàng liên tục được mở rộng, tính đến 31/12/2008 sau 3 lần tăng trong năm NHTMCP Kỹ THƯƠNG đã có vốn điều lệ lên đến 3642 tỷ đồng, tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt trên 5500 tỷ đồng. sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm liên tục được cải tiến, và hình ảnh của ngân hàng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. Ta có thể đánh giá hoạt động của ngân hàng thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của ngân hàng trong các năm vừa qua. Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 80.19 149.03 311.61 386.23 494.465 905.47 1398 2653.29 Tổng tài sản 1496.05 2385.89 4059.82 5510.43 7667.66 10666.1 17326 39542.5 Vốn điều lệ 80.02 102.35 117.87 180 412.7 617.66 1500 2521.31 Lợi nhuận trước thuế 5.27 9.93 10.12 42.17 107.01 286.06 356.52 709.74 Lợi nhuận sau thuế 3.59 6.75 6.88 29.34 76.13 206.15 256.91 510.38 ROA (%) 0.39 0.73 1.29 1.64 1.7 2.6 1.89 1.99 ROE (%) 4.49 7.4 6.25 15.52 31.71 45.19 26.76 22.98 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng tài sản, số vốn điều lệ, lợi nhuận trước và sau thuế qua các năm đều tăng nhanh chóng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, tỷ số ROA những năm từ 2000 đến 2002 khá thấp, tuy nhiên những năm gần đây thì khá ổn định, ROA luôn xấp xỉ 2%, riêng năm 2005 tỷ số này lại hơi cao (2.6%). Tỷ số ROE những năm từ 2000 đến 2002 cũng thấp, chỉ xấp xỉ 6%, đến năm 2003 thì bắt đầu tăng, năm 2004 và 2005 tỷ số này khá cao, tuy nhiên đến 2 năm gần đây thì tỷ số này hạ xuống xấp xỉ 23% như vậy có thể thấy tình hình phát triển của ngân hàng có xu hướng ngày một tốt hơn. Qua biểu đồ về tổng tài sản có thể thấy tổng tài sản của NHTMCP Kỹ Thương tăng rất nhanh chóng, nhất là những năm gần đây. Năm 2007 tổng tài sản tăng lên đến 39542.5 tỷ đồng, tăng 128.23% so với năm 2006, năm 2008 tổng tài sản lên đến 59523 tỷ đồng, tăng trên 50% so với cuối năm 2007. Tổng tài sản tăng nhanh và vốn điều lệ của ngân hàng cũng tăng nhanh sẽ tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng càng ngày càng phát triển mạnh hơn, giúp ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm về công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn, phát triển nhiều dịch vụ tốt hơn Hình 2.1: Tổng tài sản của ngân hàng Techcombank qua các năm (Đơn vị: tỷ dồng) Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao rõ rệt thể hiện sự tăng lên của doanh thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế. Uy tín của ngân hàng tăng lên, từ đó mà lượng tiền gửi và lượng tiền cho vay cũng tăng lên. Vốn huy động tăng trưởng mạnh, đặc biệt là huy động từ dân cư và các tổ chức tài chính, tạo thế ổn định trong hoạt động của ngân hàng. Tính đến 31/12/2008, vốn huy động từ khu vực dân cư đạt 29.733 tỷ đồng, tăng 110% so với cuối năm 2007, huy động từ khu vực tổ chức kinh tế tăng 11,8% so với đầu năm, đạt 11.358 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2007 đã phục vụ 14848 khách hàng tổ chức kinh tế, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp năm 2007 đạt 10057,31 tỷ VNĐ đạt mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 360% so với năm 2006. Có được kết quả này là do ngân hàng hiểu rằng hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngân hàng nên trong những năm qua, NHTMCP Kỹ Thương đã có những chủ trương chính sách trong công tác huy động vốn hợp lý, thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng Techcombank (Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm 2005 2006 2007 Vốn huy động 9.259 14.636 34.586 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank) Bên cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng đạt những kết quả khả quan. Năm 2007, dư nợ tín dụng đạt trên 20.188 tỉ đồng, tăng 2,29 lần so với năm 2006, tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 204% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 12478.46 tỷ VNĐ, chiếm hơn 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Tăng trưởng trong dư nợ tín dụng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế. Bảng 2.3: Quy mô dư nợ tín dụng của ngân hàng Techcombank (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2005 2006 2007 Dư nợ tín dụng 5277 8830 20188 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank) Ngoài ra, dịch vụ thanh toán quốc tế tiếp tục là một thế mạnh của NHTMCP Kỹ Thương. Nếu doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 1342 triệu USD thì sang năm 2007 đã tăng lên gấp đôi đạt 2722 triệu USD. Trong những năm qua, hoạt động của ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều này thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận thu được của ngân hàng. Doanh thu qua các năm liên tục tăng, đặc biệt là trong những năm gần đây. Do vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế tăng với tốc độ chóng mặt qua các năm, thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Techcombank qua các năm (Đơn vị: tỷ đồng) (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank) Khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể, liên tục tăng gấp rưỡi, gấp đôi, đặc biệt lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 99.07% so với năm 2006, và năm 2008 tăng 125.43% so với năm 2007. Lợi nhuận tăng càng củng cố thêm cho sự phát triển của NHTMCP Kỹ Thương, đưa NHTMCP Kỹ Thương thành một trong những ngân hàng tốt nhất trong nước. 2.3. Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank 2.3.1. Dịch vụ thẻ ngân hàng ở NHTMCP Kỹ Thương: Hiện nay, các NHTM Việt Nam đang rất quan tâm đến việc giới thiệu các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại ra thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Số lượng các ngân hàng cung cấp dịch vụ mới không ngừng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực thẻ, nếu như năm 1996 chỉ có một ngân hàng duy nhất tham gia vào lĩnh vực thanh toán thì đến năm 2008 đã có 30 ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ. Với dịch vụ thẻ, ngoài những loại thẻ truyền thống, các ngân hàng cũng đã bắt đầu đưa ra nhiều loại thẻ tích hợp mới làm thị trường thẻ thêm phong phú. Hình 2.3: Số lượng ngân hàng tham gia thị trường thẻ Việt Nam Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ có tốc độ tăng trưởng khá cao, số thẻ ghi nợ phát hành mới đã tăng từ 21.000 thẻ năm 2002 lên đến 6,2 triệu thẻ vào năm 2007, đạt tốc độ trên 300% từ năm 2003 trở lại đây. NHTMCP Kỹ Thương cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó. Hiện số thẻ phát hành của NHTMCP Kỹ Thương chiếm 7% trong số lượng thẻ phát hành của các ngân hàng Việt Nam, thể hiện trong hình sau: Hình 2.4: Thị phần lượng thẻ phát hành của các ngân hàng Việt Nam Ngân hàng Số thẻ VCB 2,779,537 Đông Á 2,071 ACB 80,448 Sacombank 215,755 BIDV 1,500,000 VietinBank 2,212,000 Nông nghiệp 351,293 TCB 30,256 Các NH khác 492,135 Tổng 9,525,557 a. Tình hình phát hành thẻ của NHTMCP Kỹ Thương: Tham gia vào thị trường thẻ từ năm 2003, Techcombank đa nỗ lực hết mình trong hoạt động phát hành thẻ, cung cấp trên thị trường thẻ đa dạng sản phẩm, với nhiều tiện ích phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hiện nay, NHTMCP Kỹ Thương đang phát hành các loại thẻ thanh toán sau: Thẻ F@stAccess: được Techcombank chính thức phát hành vào ngày 15/12/2003, theo công văn số 0565/NHNN và số 00621/NHNN của NHNN thành phố Hà Nội. Là sản phẩm thẻ thanh toán nội địa dựa vào số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, được sử dụng để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động và tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Thẻ có tính năng đặc biệt 3 trong 1: ngoài tính năng thông thường là rút tiền mặt và thanh toán, chuyển khoản, kiểm tra số dư tài khoản, qua máy rút tiền tự động ATM, ngoài ra còn có tính năng gửi tiết kiệm với F@stSaving và tính năng vay tiền ngân hàng với Ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance. Hơn nữa, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi các giao dịch tài khoản mọi lúc, mọi nơi với dịch vụ Techcombank Homebanking. Thẻ F@stAccess-I, một loại thẻ thanh toán nội địa phát hành với nhiều tính năng ưu đãi dành cho khách hàng, được NHTMCP Kỹ Thương đã cho ra mắt vào trung tuần tháng 2/2006. Sự khác biệt của F@stAccess-i là thời gian chờ đợi cấp thẻ: khi khách hàng đăng ký phát hành thẻ, hệ thống Techcombank sẽ ghi lại dữ liệu về khách hàng căn cứ trên đơn đăng ký định danh thẻ cho khách hàng khai và nộp lại cho ngân hàng. Trong vòng 6 tiếng kể từ khi ngân hàng nhận được đơn đăng ký định danh thẻ của khách hàng, thẻ sẽ được kích hoạt để khách hàng sử dụng. Thủ tục phát hành thẻ F@stAccess-i là đơn giản hơn so với thẻ F@stAccess, tạo sự thuận tiện, thoải mái tối đa cho khách hàng khi đến với dịch vụ thẻ của Techcombank. Một điểm mới của thẻ F@stAccess-i khác so với F@stAccess đó là ngoài những tính năng thông thường của thẻ thanh toán nội địa, khách hàng còn có thể nộp tiền vào tài khoản thẻ thông qua hệ thống máy EDC được lắp đặt tại tất cả các quầy giao dịch của Techcombank. Chủ thẻ sẽ được hưởng hạn mức rút tiền tối đa là 20.000.000/ngày, ưu đãi về lãi suất ở mức 0,21%/tháng đối với số dư trong tài khoản lớn hơn 8.000.000. Thẻ F@stUni, được NHTMCP Kỹ Thương phát hành vào tháng 8/2006, là loại thẻ phát hành dựa trên tài khoản tiết kiệm đa năng của khách hàng mở tại Techcombank. Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ F@stUni để thực hiện rút tiền trực tiếp từ trong tài khoản tiết kiệm trên máy ATM mà không cần đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Thẻ không có chức năng chuyển khoản, thanh toán. Thẻ Techcombank Visa: Ngày 1/11/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận cho NHTMCP Kỹ Thương được thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa Card. Techcombank Visa – “phong cách thời đại mới” chính thức ra mắt từ ngày 15/12/2006. Thẻ Techcombank Visa là sản phẩm liên kết giữa Techcombank và Visa International - Tổ chức Thẻ lớn nhất thế giới chiếm đến 60% thị phần thẻ toàn cầu. Thẻ Techcombank VISA đáp ứng được các yêu cầu thanh toán của cuộc sống hiện đại. Thẻ Techcombank Visa hoạt động theo các chuẩn mực quốc tế của Visa, được kết nối trực tiếp với tài khoản thanh toán của khách hàng, sử dụng tại hơn 1 triệu  ATM, thanh toán qua internet và hơn 24 triệu điểm thanh toán chấp nhận thẻ Visa ở Việt Nam và thế giới. Riêng tại Việt Nam có 10.000 điểm bán hàng và hơn 1500 máy ATM chấp nhận thẻ Visa. Với thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ tại các đại lý chấp nhận thẻ Visa tại Việt Nam và trên toàn cầu. Các chủ thẻ cũng có thể dùng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng bất kỳ loại tiền tệ nào trên thế giới và sử dụng vào nhiều mục đích như mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cửa hàng, siêu thị, du lịch trong và ngoài nước, du học, thanh toán chi phí sinh hoạt, học tập mà không phải lo lắng trong việc sử dụng tiền mặt như bảo quản tiền, tiền giả... Khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ để mua sản phẩm trên các website bán hàng trực tuyến trong nước. Thẻ Techcombank Visa là công vụ quản lý tài chính hiện đại, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh các tính năng “truyền thống” của thẻ thanh toán quốc tế như rút tiền, mạng lưới thanh toán toàn cầu, thẻ Techcombank Visa còn được tích hợp thêm nhiều tính năng ưu việt như: Thấu chi tài khoản, Tiết kiệm tự động, Homebanking Khi khách hàng được NHTMCP Kỹ Thương cấp hạn mức thấu chi qua dịch vụ F@stAdvance, khách hàng có thể chi vượt quá số dư trên tài khoản mình có (tới 300 triệu đồng đối với trường hợp có tài sản đảm bảo và 100 triệu đồng đối với trường hợp tín chấp). Khách hàng có thể đăng ký định kỳ chuyển tiền từ tài khoản thanh toán vào tài khoản tiết kiệm để hưởng lãi suất bậc thang hấp dẫn với công cụ Tiết kiệm tự động – F@stSaving. Dịch vụ Techcombank Homebanking giúp khách hàng theo dõi và quản lý tài khoản của mình một cách linh hoạt, mọi lúc, mọi nơi qua các kênh internet, điện thoại cố định, điện thoại di động, email. Phát hành thẻ thanh toán quốc tế là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động thẻ của NHTMCP Kỹ Thương. Hiện nay có Techcombank Visa có 3 loại: - Thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines – Techcombank – Visa là thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa do Techcombank phát hành trên cơ sở thoả thuận hợp tác giữa Vietnam Airlines và Techcombank. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngân hàng và hãng hàng không. Ngoài chức năng thông thường của thẻ thanh toán quốc tế Visa, khách hàng sẽ được tích luỹ điểm thưởng khi giao dịch thanh toán hàng hoá bằng thẻ. Khách hàng sử dụng điểm này để đổi lấy những quà tặng hoặc hưởng ưu đãi từ chương trình Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines (vé máy bay miễn phí, nâng hạng vé, vv...). Theo ông Đinh Việt Cường, giám đốc trung tâm thẻ Techcombank, lượng giao dịch bằng thẻ Techcombank Visa tăng lên 700 giao dịch mỗi ngày và tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 1000 khách hàng đặt vé máy bay qua mạng. Sự phối hợp nhịp nhàng này nhằm mang lại lợi ích cuối cùng cho khách hàng, đó là sự nhanh chóng và tiện lợi. - Techcombank Visa Credit là loại thẻ tín dụng mới được Techcombank triển khai với 2 loại thẻ thường và thẻ vàng (ngày 7/3/2008). Đây là loại thẻ hoạt động theo nguyên lý “chi tiêu trước, trả tiền sau”; trong đó hạn mức chi tiêu tối đa của chủ thẻ đối với thẻ thường là 70 triệu đồng, thẻ vàng lên đến 150 triệu đồng và được thời gian không phải trả lãi tối đa đến 45 ngày. Nhưng để có thể sử dụng được loại thẻ này khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, năng lực tài chính theo yêu cầu. - Techcombank Visa Debit là loại thẻ thanh toán quốc tế mang thương hiệu Visa do NHTMCP Kỹ Thương phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi cá nhân của khách hàng và được sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn thế giới. Khách hàng nộp tiền vào tài khoản và sử dụng chính số tiền có trên tài khoản của mình. Thẻ có thể sử dụng tại 220 quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ muộn sẽ đem lại không ít khó khăn cho NHTMCP Kỹ Thương trong việc tranh giành thị phần và phát hành thẻ bởi các ngân hàng đi trước đã có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm thẻ đã được nhiều khách hàng tin dùng, đặc biệt là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh với nhiều ngân hàng như VCB, ACB, EAB, Sacombank tuy vậy, bên cạnh những khó khăn đó thì Techcombank cũng có những cơ hội đó là học tập được những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình, để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2643.doc
Tài liệu liên quan