MỤC LỤC
Lời cam đoan .
Lời cảm ơn.
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế.iii
Danh mục các chữ viết tắt .iv
Danh mục các bảng biểu.
Danh mục hình, sơ đồ.
Mục lục .vii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
1. Tính cầp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu .4
5. Cấu trúc nội dung của Luận văn.7
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .8
1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa .8
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.8
1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa .10
1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.11
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội .13
1.1.5. Sự cần thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. .15
1.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường phát triển DNCNNVV. 17
1.2.1. Chỉ tiêu về số lượng.17
1.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng.19
1.3. Mô hình nghiên cứu phát triển DNCNNVV . 20
1.3.1. Bình luận các nghiên cứu liên quan . 21
1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.21
1.4. Kinh nghiệm phát triển DNCNNVV các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam .24
1.4.1. Hiện trạng phát triển DNCNNVV ở Việt Nam .24
1.4.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới .25
1.4.3. Bài học cho Việt Nam .29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.32
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DNCNNVV
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ.33
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.33
2.1.2. Vị trí địa lý kinh tế.35
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên .36
2.1.4. Đặc điểm dân số và nguồn nhân lực 39
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOÁNH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010-2013 .40
2.2.1. Mức độ phát triển về số lượng .40
2.2.2. Mức độ phát triển về chất lượng .45
2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 50
2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu.50
2.3.2.Đánh giá về các nhân tố phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị.50
2.2.1.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Đánh giá về các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh QuảngTrị .72
2.2.2.1. Đánh giá về nguồn cung ứng nguyên vật liệu của các DNCNNVV .72
2.2.2.2. Đánh giá về nguồn nhân lực.73
2.2.2.3. Đánh giá về trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ .73
2.2.2.4. Đánh giá về khía cạnh tài chính - kế toán .Error! Bookmark not defined.
2.2.2.5. Đánh giá về thị trường tiêu thụ của các DNCNNVV.73
2.2.3. Đánh giá về các chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị.54
2.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) .54
2.2.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo .58
2.2.3.3. Kiểm định phân phối chuẩn.59
2.2.3.4. Đánh giá của doanh nghiệp về các chính sách phát triển doanh nghiệp công
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.60
2.2.3.5. Phân tích hồi quy các yếu tố tác động đến đánh giá chung của doanh nghiệp về
chính sách phát triển DNCNVVN.67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ .76
3.1. ĐỊNH HƯỚNG .76
3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2016 - 2020 .76
3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai
đoạn 2016 - 2020 .77
3.2. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI
ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO .77
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách phát triển DNCNNVV .
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách phát triển cơ sở hạ tầng.77
3.2.1.2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tín dụng.79
3.3.1.3. Tăng cường các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư .81
3.3.1.4. Cải cách thủ tục hành chính – Pháp lý .83
3.3.1.5. Hoàn thiện chính sách cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo phát triển nguồn nhânlực .84
3.3.1.6. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trong việc
tạo nguồn hàng.
3.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến DNCNNVV.
3.3.2.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
3.3.2.2. Hoàn thiện chiến lược mặt hàng kinh doanh, tạo nguồn hàng ổn định.
3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều
hành kinh doanh.
3.3.2.4. Chủ động mở rộng hợp tác, liên kết, tham gia hiệp hội thương mại hình thành
các cụm liên kết ngành, cụm công nghiệp cho DNCNNVV.
PHẦN KẾT LUẬN .91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .91
PHỤ LỤC
129 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày càng tăng
trong cơ cấu lao động xã hội.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2010-2013
2.2.1. Mức độ phát triển DNNVV về số lượng:
- Đánh giá về số lượng doanh nghiệp phân theo loại hình
Đến hết 31/12/2013 toàn tỉnh Quảng Trị có tổng số 2.269 doanh nghiệp nhỏ và
vừa đang hoạt động, trong đó có 230 doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.
Bảng 2.1. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Trị theo loại hình
Loại doanh nghiệp
Số lượng doanh nghiệp nhỏ
và vừa đăng ký qua các năm
(ĐVT: Doanh nghiệp)
Số lượng doanh nghiệp
CNNVV hiện đang hoạt
động qua các năm
(ĐVT: Doanh nghiệp)
2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013
Công ty hợp danh 0 0 0 0 0 0 0 0
Công ty trách nhiệm
hữu hạn
840 998 1130 1.260 78 98 106 113
Doanh nghiệp tư nhân 548 586 635 680 25 25 30 36
Công ty cổ phần 204 254 275 300 30 45 50 60
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Doanh nghiệp nhà
nước
38 31 29 29 23 22 21 21
Tổng số 1.630 1.869 2.069 2.269 156 190 207 230
(Nguồn: Niên giám Thống kê Quảng Trị năm 2013)
Sau 14 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tỉnh Quảng
Trị thành lập mới đã tăng gấp hơn 20 lần so với tổng số doanh nghiệp được thành lập
trong 10 năm thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (từ 1991 - 1999).
Điều đáng lưu ý là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và thay đổi nội dung
đăng ký luôn có xu hướng năm sau cao hơn năm trước tính đến năm 2010, kể từ năm
2012-2013 số lượng doanh nghiệp đăng ký có xu hướng giảm do ảnh hưởng tình hình
khó khăn, khủng hoảng kinh tế chung của cả nước. Trong 5 năm gần đây, số lượng
doanh nghiệp đăng ký thành lập đạt tốc độ tăng bình quân 15 - 16% mỗi năm. Tuy
nhiên các năm 2012, 2013 do gặp suy giảm kinh tế nên số doanh nghiệp phải ngừng
sản xuất khá nhiều, dẫn tới số lượng lao động không có việc làm tăng cao.
Hình 2.1 Số lượng DN CNNVV so với tổng số DNNVV
- Đánh giá về số lượng doanh nghiệp phân theo mức vốn
Cho tới nay, Quảng Trị đã đạt tỷ lệ 3,5 doanh nghiệp/1.000 dân, thấp hơn tỷ lệ
chung của cả nước nhưng có xu hướng đang tiếp cận dần tới mức trung bình trung
bình đó.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
42
Khi chưa có Luật Doanh nghiệp, trên nền pháp lý là Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân (1991), tổng số doanh nghiệp trên tỉnh chỉ có 109 doanh nghiệp,
trong đó doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa chiếm chưa tới 6%. Trong giai đoạn
này, số lượng doanh nghiệp còn ít do các quy định về thành lập doanh nghiệp còn khó
khăn, phức tạp, các doanh nghiệp dân doanh chưa được quan tâm đúng mức nên phần
lớn các thành phần kinh tế tư nhân hoạt động dưới hình thức các cơ sở sản xuất, hợp
tác xã. Đặc biệt trong giai đoạn này, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung,
doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là một khái niệm rất mới mẻ và chưa
có các chính sách quan tâm, hỗ trợ phát triển.
Bảng 2.2. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Trị theo mức vốn
Doanh nghiệp CNNVV
theo mức vốn
Số doanh nghiệp Tỉ lệ (%)
2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013
Dưới 1 tỷ đồng Việt Nam 34 74 55 59 21,8 48,51 22,71 25,6
Mức vốn từ 1 đến dưới 5 tỷ
đồng Việt Nam (DN nhỏ)
80 70 98 106 51,28 36,84 51,21 46,08
Mức vốn từ 5 đến dưới 10
tỷ đồng Việt Nam (DN
nhỏ)
24 21 24 26 15,38 11,05 11,59 11,3
Mức vốn từ 10 đến dưới
100 tỷ đồng Việt Nam (DN
vừa)
18 25 30 39 11,54 13,16 14,49 17,02
Tổng số 156 190 207 230 100 100 100 100
(Nguồn: Niên giám Thống kế Quảng Trị năm 2013)
Sau khi Luật Doanh nghiệp được ban hành (1999), với tư duy mới trong tiếp
cận doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt sau khi có Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp đã có sự tăng vọt lên
gấp 8 lần vào cuối năm 2005, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Là một
Tỉnh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa Tỉnh Quảng Trị đã thực sự
phát triển với tốc độ cao.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
78 156 190 207
230
691
3294
2605
3250
3631
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
doanh
nghiệp
Vốn
SXKD
(tỷ
đồng)
Hình 2.2. Số lượng DNC NVV hoạt động qua các năm
(Nguồn: Niên giám Thống kê Quảng Trị năm 2013)
Đánh giá trên góc độ thành phần kinh tế, số doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và
vừa khối dân doanh đăng ký thành lập mới không ngừng tăng cao, năm 2013 có 230
doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trên tổng số 2.269 doanh nghiệp, với tổng số sản
xuất bình quân 3.631,72 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2013 số doanh nghiệp công nghiệp
nhỏ và vừa tăng 1,94 lần so với năm 2005, tổng vốn sản xuất bình quân cao gấp 5,25
lần so với năm 2005. Vốn sản xuất kinh doanh tăng bình quân tăng 367 tỷ đồng trong
giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013.
- Đánh giá về số lượng doanh nghiệp phân theo địa bàn phân bố
Bảng 2.3. Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động theo địa bàn
ĐVT: Doanh nghiệp
Năm 2005 2010 2011 2012 2013
Đông Hà 60 130 158 165 180
Quảng Trị 1 2 4 5 7
Vĩnh Linh 1 3 5 8 10
Hướng Hóa 2 7 5 8 10
Gio Linh 1 1 3 3 3
Đakrông 0 0 0 0 1
?
m? m? ??
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Cam Lộ 2 2 3 3 4
Triệu Phong 5 5 5 5 5
Hải Lăng 6 6 7 10 10
Cồn Cỏ - - - - -
Tổng số 78 156 190 207 230
(Nguồn:Niên giám Thống kê Quảng Trị năm 2013)
Đánh giá về địa bàn phân bố, trong các địa bàn trên toàn tỉnh, doanh nghiệp tại
thành phố Đông Hà chiếm đa số và loại hình Công ty TNHH vẫn còn rất nhiều xu
hướng phát triển này của các doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty TNHH thể hiện
được năng lực kinh doanh của dân doanh đã phát triển hơn. Tuy nhiên Công ty cổ
phần với những ưu điểm như khả năng gia tăng nguồn vốn thuận lợi, chuyển đổi loại
hình hoạt động dễ dàng, khả năng tiếp cận thị trường vốn, công nghệ thông qua thị
trường chứng khoánCông ty cổ phần được đánh giá là sẽ tăng mạnh hơn nữa trong
thời gian tới và xu hướng này phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam trong
giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Đánh giá về nhóm chỉ số biến động lượng doanh nghiệp đang hoạt động
Là một Tỉnh nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Quảng Trị
đã tập trung khai thác tiềm năng điều kiện tự nhiên, lợi thế về vùng miền để phát triển.
Bảng 2.4. Số lượng DNCNNVV (đang hoạt động) qua các năm
Năm
Số lượng
ĐVT 2005 2010 2011 2012 2013
Số lượng DN thay đổi qua
các năm
DN 78 156 190 207 230
Số lương thay đổi các năm
liền kề
DN - 36 34 17 23
Tỷ lệ % thay đổi % - 100 21,8 8,95 11,11
(Nguồn:Niên giám Thống kê Quảng Trị 2013)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Qua bảng trên cho thấy số DNCNNVV (có hoạt động) giai đoạn 2005-2010
tăng 100%, sang năm 2011 mức tăng so năm 2010 là 21,8%, giai đoạn 2011-2012 tăng
ở mức thấp 8,95% và giai đoạn 2012-2013 có biểu hiện hồi phục với giai đoạn trước
đạt 11,11%. Nguyên nhân do giai đoạn 2011-2012 các doanh nghiệp vẫn còn chịu tác
động ảnh hưởng suy giảm nền kinh tế, mặt khác tỉnh Quảng Trị quy hoạch Khu Công
nghiệp Nam Đông Hà trong vùng đô thi rất khó khăn cho việc mở rộng vì vướng các
khu dân đô thị, mặt khác vì khó khăn về nguồn vốn do Chính phủ cắt giảm đầu tư công
vì vậy các Khu Công nghiệp như Khu Công nghiệp Nam Đông Hà, và các Cụm Công
nghiệp - Tiểu thủ Công nghiệp gặp khó khăn kéo theo việc DNCNNVV không phát
triển thêm.
2.2.2. Mức độ phát triển DNNVV về chất lượng
- Đánh giá về nhóm biến động doanh thu, lợi nhuận qua các năm
Từ số liệu thống kê ở trên cho thấy lợi nhuận sau thuế giai đoạn năm 2010 tăng
174,81% so với năm 2005 và cao nhất so với giai đoạn 2010 đến 2013, từ năm 2012
đến 2013 đà tăng trưởng giảm do suy thoái kinh tế đến năm 2013 tăng trưởng còn rất
thấp do doanh nghiệp yếu nên chưa hồi phục được. Do chịu ảnh hưởng suy thoái nền
kinh tế chung cả nước. Về khả năng tạo lợi nhuận tính trung bình một doanh nghiệp
đạt 820 triệu đồng vào năm 2013.
482.71
2237.47
2819.87
3568.45
4060.3
1754.76
582.4 748.58 491.85
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ số biến động hoàn toàn Chỉ số biến động cố định
Hình 2.3. Tình hình biến động doanh thu thuần qua các năm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
(Niên giám Thống kê Quảng Trị 2013)
Bảng 2.5. Lợi nhuận từ hoạt động CN, TTCN qua các năm
Năm
Lợi nhuận
ĐVT 2005 2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận qua các
năm
Triệu đồng 32.550 89.450 112.850 147.600 188.650
Lợi nhuận thay đổi
năm sau so với năm
trước
Triệu đồng - 56.900 23.400 34.750 41.050
Tỷ lệ % thay đổi % - 174,81 26,16 30,79 27,81
(Nguồn:Cục Thuế Quảng Trị)
Tỷ trọng đóng góp vào GDP của Tỉnh trong năm 2013 tương đối lớn và ổn
định, chiếm 17,96%. Giá trị sản xuất CN, TTCN (theo giá hiện hành) năm 2013 tăng
trưởng 73,05% so với năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN (theo giá hiện
hành) đạt 34.450,682 tỷ đồng. Chất lượng vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp
công nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của Tỉnh. Trong cơ
cấu thành phần kinh tế CN, TTCN làng nghề thì kinh tế ngoài nhà nước khối hỗn hợp,
tư nhân tăng nhanh từ 47% năm 2009 lên 56% năm 2013, kinh tế tập thể giảm từ 9%
xuống còn 3% năm 2013. Chất lượng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa cũng phát
triển tương ứng với số lượng gia tăng hằng năm với một số lĩnh vực trọng yếu như
kinh doanh chế biến lâm sản, sản xuất đồ mộc và quan tâm khai thác các ngành nghề
phụ trợ khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp gia công, chế biến sản phẩm phục vụ
công nghịêp xây dựng, xử lý môi trường,...
- Đánh giá về mức độ đóng góp của DNCNNVV đối với sự phát triển của kinh tế
của tỉnh Quảng Trị qua các năm
Tỷ lệ với sự gia tăng về số lượng và chất lượng doanh nghiệp công nghiệp nhỏ
và vừa, số lao động được loại hình doanh nghiệp này tạo ra tăng hàng năm. Các doanh
nghiệp này đã tạo việc làm cho 8.913 lao động đến hết năm 2013. Với khả năng giải
quyết việc làm cho hàng nghìn lao động mỗi năm, doanh nghiệp CNNVV đã tham gia
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
vào quá trình xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, đóng góp quan trọng trong thúc đẩy
kinh tế phát triển – xã hội.
Đáng chú ý, tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp, mức thu nhập
bình quân hàng năm của người lao động trong năm 2005 chỉ là 12,916 triệu đồng, con
số này đã tăng lên 46,437 triệu đồng/người/năm vào năm 2013. Năng suất lao động
của người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa cũng đã được cải
thiện đáng kể.
Các vấn đề khác như vệ sinh an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, thực hiện quy
định về ký kết hợp đồng lao động đã được triển khai nghiêm túc tại nhiều doanh
nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp ở Khu Công nghiệp, cụm và
các điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Ngoài đóng góp trực tiếp vào
ngân sách, các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tích cực tham gia đóng góp vào
các hoạt động xã hội khác ở địa phương như xây dựng nhà tình nghĩa tặng gia đình
chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tham gia đóng góp xóa nhà tạm, nhà
xuống cấp, tài trợ hoạt động xã hội, thể dục thể thao, xây dựng quỹ khuyến học.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Bảng 2.6. Đóng góp của DNCNNVV tỉnh Quảng Trị qua các năm
Nội dung Đvt 2010 2011 2012 2013
GTSX (theo GSS
2010)
Triệu
đồng
19.907.205 21.890.277 23.519.314 25.343.770
GTSX (hiện hành)
Triệu
đồng
19.907.205 26.463.015 30.387.085 34.450.682
GDP(Gía SS2010)
Triệu
đồng
9.542.730 10.450.456 11.189.780 11.960.926
Tỷ trọng đóng góp
GDP của
DNCNNVV
% 15,91 16,77 17,63 17,96
Thu nhập bình quân
trên đầu người các
lĩnh vực
Triệu
đồng/
người/nă
m
33,203 37,323 42,942 43,796
Thu nhập bình quân
trên đầu người lĩnh
vực công nghiệp
Triệu
đồng
/người/n
ăm
28,617 34,030 42,722 46,437
Tổng số lao động có
việc làm
Người 31.726 33.891 31.878 34.035
Số lao động trong
lĩnh vực CN, TTCN
Người 8.273 8.543 8.171 8.913
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm2013)
Nhìn chung, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trong Tỉnh đã năng động và
thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, góp phần gìn giữ và phát huy các
ngành nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà các doanh
nghiệp lớn ít quan tâm, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp không ngừng được nâng
cao. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần thực hiện tốt
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Thông tin được thu thập từ các đối tượng khảo sát thông qua hình thức bảng câu
hỏi. Mẫu phát ra là 120 bảng hỏi, sau khi điều tra, nghiên cứu tiến hành loại bỏ những
bảng trả lời không hợp lệ (do thiếu các thông tin, hoặc thông tin cung cấp không chính
xác), còn lại 112 bảng hợp lệ được tổng hợp và đưa vào phân tích định lượng.
Thống kê mô tả về thông tin mẫu nghiên cứu
Giới tính
Hình 2.4. Mẫu điều tra theo giới tính
Qua bảng trên, ta thấy trong 112 mẫu điều tra, giới tính nam chiếm 78.6%,
tương đương với 88 người, giới tính nữ chiếm 21.4 %, tương đương với 24 người, giới
tính nam cao hơn 3 lần so với giới tính nữ. Điều này thể hiện rằng chủ các
DNCNNVV ở địa phương chủ yếu là nam bởi có thể thấy so với nữ, nam giới vẫn
tương đối là những người hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, hơn nữa những người quản lý
doanh nghiệp vẫn thường là nam.
Trình độ học vấn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
Hình 2.5. Mẫu điều tra theo trình độ học vấn
Trong 112 mẫu điều tra ta thấy, đối tượng có trình độ Cao đẳng Đại học chiếm
tỷ lệ lớn với 88.4% tương ứng 99 người. Trình độ Sau đại học có 10 người chiếm 8.9%
và thấp nhất là trình độ THPT và Trung cấp nghề với 3 người chiếm 3.7%. Có thể thấy
chủ các doanh nghiệp phải là những người có kiến thức và trình độ chuyên môn cũng
như khả năng quản lý tốt, điều này đòi hỏi họ phải có trình độ học vấn cao do vậy số
lượng chủ các doanh nghiệp được điều tra có trình độ học vấn Cao đẳng và Đại học
chiếm tỷ lệ lớn.
Số năm kinh nghiệm làm quản lý hoạt động kinh doanh tại DNCNNVV
Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ doanh nghiệp có số năm kinh nghiệm làm
quản lý hoạt động trong khoảng từ 10 năm trở lên chiếm phần lớn. Cụ thể là số lượng
chủ các doanh nghiệp có thâm niên công tác từ 10 đến 20 năm chiếm 41.1% tương
đương 46 người, trên 20 năm chiếm 38.4% tương đương 43 người. Từ 5 đến 10 năm
có 17 người chiếm 15.2% và thấp nhất là dưới 5 năm với 6 người chiếm 5.4%. Điều
này cũng có thể lý giải là do chủ các doanh nghiệp phải là người hiểu rõ về doanh
nghiệp công nghiệp, họ là những người làm việc lâu năm, có kinh nghiệm trong vấn đề
chuyên môn cũng như khả năng quản lý doanh nghiệp nên thường có số năm quản lý
hoạt động từ 10 năm trở lên.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Hình 2.6. Mẫu điều tra theo thâm niên công tác
Loại hình sở hữu doanh nghiệp
Hình 2.7. Mẫu điều tra theo loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Trong 112 doanh nghiệp được điều tra thì số lượng DN TNHH chiếm tỷ lệ lớn
nhất với 43.8% tương ứng 49 doanh nghiệp, DN Cổ phần cũng chiếm tỷ lệ tương đối
cao là 30.4% với 34 doanh nghiệp. Có 17 DN tư nhân chiếm 15.2%; 7 DN nhà nước
chiếm 6.3% và thấp nhất là DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 4.5%. Trong các
địa bàn trên toàn tỉnh, doanh nghiệp tại thành phố Đông Hà chiếm đa số và loại hình
Công ty TNHH vẫn còn rất nhiều xu hướng phát triển này của các doanh nghiệp thuộc
loại hình Công ty TNHH thể hiện được năng lực kinh doanh của dân doanh đã phát
triển hơn. Tuy nhiên Công ty cổ phần với những ưu điểm như khả năng gia tăng nguồn
vốn thuận lợi, chuyển đổi loại hình hoạt động dễ dàng, khả năng tiếp cận thị trường
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
vốn, công nghệ thông qua thị trường chứng khoánCông ty cổ phần được đánh giá là
sẽ tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới và xu hướng này phù hợp với xu hướng phát
triển của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 2.8. Mẫu điều tra theo quy mô vốn kinh doanh của DN
Quy mô vốn kinh doanh của các DNCNNVV ở Quảng Trị chủ yếu là từ khoảng
1 tỷ VND đến 10 tỷ VND với 81 doanh nghiệp chiếm 72.3%. Quy mô vốn dưới 1 tỷ
VND có 14 doanh nghiệp chiếm 12.5%; từ 10 tỷ VND đến 100 tỷ VND chiếm 9.8%
tương ứng 11 doanh nghiệp. Thấp nhất là các doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ
VND với chỉ 6 doanh nghiệp chiếm 5.4%. Theo số liệu thống kê năm 2013 trong 230
DNCNVVN ở tỉnh Quảng Trị có đến 132 DN nhỏ có quy mô vốn từ 1 tỷ VND đến 10
tỷ VND, số DN vừa có mức vốn từ 10 tỷ VND đến 100 tỷ VND là 39 DN, cho thấy ở
tỉnh Quảng Trị trong cơ cấu các DNCNVVN thì các DN nhỏ vẫn chiếm phần lớn.
Thời gian hoạt động của DN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Trong 112 doanh nghiệp được điều tra, có 43 doanh nghiệp có thời gian hoạt
động là từ 3 đến 5 năm chiếm 38.4%, đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong mẫu điều tra.
Tiếp theo đó là từ 1 đến 3 năm có 29 doanh nghiệp chiếm 25.9%; trên 5 năm có 24
doanh nghiệp chiếm 21.4% và thấp nhất là dưới 1 năm chiếm 14.3% với 16 doanh
nghiệp. Có thể thấy, trong 5 năm gần đây, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập
đạt tốc độ tăng bình quân 15 - 16% mỗi năm, tuy nhiên trong các năm 2012, 2013 do
gặp suy giảm kinh tế nên số doanh nghiệp phải ngừng sản xuất khá nhiều, do vậy thời
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
gian hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu là trong khoảng từ 3 đến 5 năm và dưới
1 năm là ít hơn.
Hình 2.9. Mẫu điều tra theo thời gian hoạt động của DN
2.3.2. Đánh giá về các nhân tố phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố khám phá với các nhóm biến độc lập
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến
nghiên cứu thành các khái niệm. Thông qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan
hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân
tích nhân tố khám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.
Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện ở bảng dưới đây:
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .837
Bartlett's Test of
Sphericity
Approx. Chi-Square 1882.883
Df 378
Sig. .000
Nhằm kiểm tra xem mẫu điều tra nghiên cứu có đủ lớn và có đủ điều kiện để
tiến hành phân tích nhân tố hay không, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định Kaiser –
Meyer – Olkin và kiểm dịnh Barlett. Với kềt quả kiềm định KMO là 0.837 lớn hơn 0.5
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
và p – value của kiểm định Barlett bé hơn 0.05 (các biến quan sát tương quan với nhau
trong tổng thể) ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều
kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó.
Kết quả phân tích EFA đã cho ra các nhân tố cơ bản của mô hình nghiên cứu,
5 nhân tố này giải thích được 67.543% của biến động. Tất cả các hệ số tải nhân tố của
các nhân tố trong từng nhóm yếu tố đều lớn hơn 0.5.
Tiếp theo, để xác định số lượng nhân tố, nghiên cứu sử dụng 2 tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang
đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách
xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố, Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô
hình phân tích. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho ra 6 nhân tố có giá trị Eigenvalue > 1.
Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là
thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Kết quả EFA cho thấy có
6 nhân tố được rút ra. Với giá trị Factor loading >0.5 của mỗi biến quan sát tại mỗi
dòng. Điều kiện của Factor loading là phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 vì vậy nhóm 6 các
biến quan sát đều có Factor loading<0.5 sẽ bị loại khỏi mô hình và không được sử
dụng cho phân tích hồi quy tiếp theo.
Bảng 2.8. Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập
Biến quan sát
Nhân tố Tên nhân tố
1 2 3 4 5
TTHCPL1 0.828
TTHCPL
TTHCPL2 0.819
TTHCPL3 0.801
TTHCPL4 0.784
TTHCPL5 0.780
TTHCPL6 0.747
TTHCPL7 0.727
CSHT1 0.798
CSHT
CSHT2 0.797
CSHT3 0.790
CSHT4 0.757
CSHT5 0.747
CSHT6 0.731
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
HTTC1 0.813
HTTC
HTTC2 0.784
HTTC3 0.773
HTTC4 0.768
HTTC5 0.733
HTTC6 0.723
UDDT1 0.841
UDDT
UDDT2 0.803
UDDT3 0.768
UDDT4 0.759
UDDT5 0.703
NNL1 0.864
NNLNNL2 0.811NNL3 0.804
NNL4 0.776
Eigenvalue 8.233 3.215 2.926 2.409 2.129
Phương sai trích 67.544%
(Nguồn: Số liệu điều tra, phân tích EFA)
Có thể thấy các biến trong từng thang đo có sự xáo trộn vị trí khi đưa vào phân
tích, tuy nhiên các biến trong từng thang đo không thay đổi và vẫn giữ nguyên. Vì vậy
qua phân tích EFA ta vẫn giữ được 28 biến quan sát ban đầu. 5 nhóm nhân tố này mô tả
như sau:
Nhóm yếu tố 1: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH – PHÁP LÝ (TTHCPL), có giá trị
Eigenvalue = 8.233 >1, được giải thích bởi các biến:
Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng
Thủ tục hành chính minh bạch
Thủ tục đăng ký, thành lập doanh nghiệp dễ dàng
Thủ tục thuê/xin cấp đất thông thoáng, không gây phiền hà
Các thủ tục về thuế đơn giản
Doanh nghiệp không gặp vướng mắc về hệ thống pháp luật
Thường xuyên tiếp xúc, giải quyết vướng mắc của DN về pháp luật
Nhân tố này giải thích được 29.404 % phương sai.
Nhóm yếu tố 2: CƠ SỞ HẠ TẦNG (CSHT), có giá trị Eigenvalue = 3.215 >1, được
giải thích bởi các biến:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (cảng biển, đường sá, bến bãi) được xây
dựng tốt
Hệ thống dịch vụ vận tải đồng bộ và hiện đại
Có nhiều khu, cụm công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu thuê đất của doanh nghiệp
Hệ thống công trình, nhà xưởng rộng rãi, khang trang
Hệ thống công trình phụ trợ (điện, nước,...) tốt
Cơ sở hạ tầng ở các tuyến huyện được xây dựng và phát triển tốt
Nhân tố này giải thích được 11.483% phương sai.
Nhóm yếu tố 3: HỖ TRỢ TÀI CHÍNH (HTTC), có giá trị Eigenvalue = 2.926 >1,
được giải thích bởi các biến:
Chính sách cho vay vốn trên địa bàn tốt
Các ngân hàng có khả năng cung ứng lượng vốn nhiều
Các ngân hàng có chi phí vay thấp (lãi suất, các khoản chi phí khác)
Thủ tục vay vốn ngân hàng đơn giản, thuận tiện
Các ngân hàng có hình thức thanh toán thuận tiện và nhanh chóng
Doanh nghiệp ít gặp khó khăn khi có nhu cầu về ngoại tệ
Nhân tố này giải thích được 10.448 % phương sai.
Nhóm yếu tố 4: ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ (UDDT), có giá trị Eigenvalue = 2.409 >1, được
giải thích bởi các biến:
Ưu đãi về thuế hấp dẫn
Chính sách sau đầu tư tốt
Mức giá thuê đất phù hợp
Thường xuyên tổ chức hội thảo, chương trình xúc tiến đầu tư
Thường xuyên lắng nghe ý kiến của các nhà đầu tư
Nhân tố này giải thích được 8.604 % phương sai.
Nhóm yếu tố 5: NGUỒN NHÂN LỰC (NNL), có giá trị Eigenvalue = 2.129 >1,
được giải thích bởi các biến:
Mặt bằng giá nhân công rẻ
Năng suất của lao động tại địa phương đáp ứng yêu cầu về công việc
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
Lao động tại địa phương đáp ứng yêu cầu về số lượng
Chính sách đào tạo lao động tại trên địa bàn tốt
Nhân tố này giải thích được 7.604 % phương sai.
Phân tích nhân tố khám phá với các nhóm biến phụ thuộc
Bảng 2.7. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá chung về phát triển DNCNVVN
Biến Quan Sát Component
Tình hình phát triển DNCNVVN ở tỉnh Quảng Trị tốt .841
Tình hình phát triển DNCNVVN ở tỉnh Quảng Trị ổn định và có hoàn
thiện qua các năm .812
Tình hình phát triển DNCNVVN ở tỉnh Quảng Trị là phù hợp với điều
kiện và các doanh nghiệp ở địa phương .714
Eigenvalues = 1.877
Phương sai trích: 62.579%
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu đo
lường mức độ đánh giá chung của các doanh nghiệp về phát triển DNCNVVN,
nghiên cứu thu được kết quả cho thấy Eigenvalues bằng 1.877 thoã mãn điều kiện
lớn hơn 1 và tổng phương sai rút trích là 62.579% > 50% đã cho thấy các điều kiện
của phân tích nhân tố là phù hợp đối với biến quan sát. Ngoài ra, kết quả kiểm định
Kaiser – Meyer – Olkin cho ta hệ số KMO bằng 0.642 > 0.5.
Kiểm định độ tin cậy thang đo
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu
đưa ra ban đầu, kết quả thu được 6 nhân tố đại diện, cho 5 nhóm biến độc lập trong mô
hình nghiên cứu và 1 nhóm biến phụ thuộc. Tiếp theo, để đánh giá độ tin cậy của 6
nhóm biến này, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Trong
mỗi nhóm, các biến tương quan có biến tổng <0.3 được xem là biến rác và bị loại.
Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha ≥0.7.
Bảng 2.8. Hệ số Cronbach Alpha của các nhóm biến quan sát
Nhóm biến
Cronbach's
Alpha
Số lượng biến
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Cơ sở hạ tầng (CSHT) 0.883 6
Nguồn nhân lức (NLL) 0.871 4
Hỗ trợ tài chính (HTTC) 0.883 6
Ưu đãi đầu tư (UDDT) 0.869 5
Thủ tục hành chính – Pháp lý (TTHCPL) 0.912
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_cong_nghiep_nho_va_vua_tren_dia_ban_tinh_quang_tri_4658_1912307.pdf