MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn 1
Mục lục 2
Lời nói đầu 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DNV&N 7
I. Khái quát về DNV&N 7
1. Khái niệm doanh nghiệp 7
2. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của DNV&N 7
3. Tiêu thức xác định DNV&N 9
3.1. Tiêu thức xác định 9
3.2. Các yếu tố tác động đến phân loại DNV&N 10
3.3. Tiêu thức xác định DNV&N theo quan điểm của một số nước trên thế giới 13
3.4. Khái niệm DNV&N ở Việt Nam 15
II. Vai trò của DNV&N trong phát triển kinh tế - xã hội 16
III. Các lợi thế và bất lợi của DNV&N 19
1. Một số lợi thế 19
2. Một số bất lợi 21
IV. Những nhân tố tác động đến sự phát triển DNV&N 21
1. Nhóm nhân tố vi mô 22
1.1. Thị trường 22
1.2. Vốn 23
1.3. Trình độ trang thiết bị – công nghệ của doanh nghiệp 23
1.4. Nhân tố nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác của DNV&N 24
1.5. Kiến thức, trình độ quản lý kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, tri thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động 24
1.6. Khả năng tiếp cận hệ thống thông tin 25
2. Nhóm nhân tố vĩ mô 25
2.1. Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước 25
2.2. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội nông thôn 26
2.3. Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của nhà nước 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 29
I. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế – xã hội của thành phố Thái Nguyên 29
1. Điều kiện tự nhiên 29
2. Điều kiện kinh tế – xã hội 30
II. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 33
1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (ngày 21/12/1990) 33
2. Giai đoạn sau khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (1990) 34
III. Giới thiệu những nét cơ bản về tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 36
1. Phát triển các doanh nghiệp 36
2. Tình hình phát triển một số nhóm ngành công nghiệp chủ yếu 40
2.1. Nhóm ngành nghề luyện kim, cơ khí 40
2.2. Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng 41
2.3. Nhóm ngành chế biến nông lâm sản 43
IV. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 44
1. Sự phân bố theo ngành nghề và địa bàn lãnh thổ 44
2. Thực trạng về vốn 46
3. Quy mô lao động và trình độ lao động 48
4. Tình hình công nghệ 49
5. Thực trạng về mặt bằng sản xuất kinh doanh 50
6. Quy mô sản xuất 50
7. Chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh 51
8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 52
V. Đánh giá chung về thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Thái Nguyên 54
1. Những thành tích đạt được 54
2. Một số tồn tại cần khắc phục 56
Chương III: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Thái Nguyên 59
I. Một số quan điểm định hướng 59
II. Một số giải pháp chính nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Thái Nguyên 65
1. Hệ thống các giải pháp liên quan đến nhóm các nhân tố bên trong tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp 65
1.1. Nâng cao năng lực tài chính 65
1.2. Tích cực đầu tư đổi mới công nghệ 67
1.3. Xúc tiến mở rộng thị trường 68
1.4. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động 69
2. Hệ thống các giải pháp liên quan tới các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp 71
2.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính 72
2.2. Tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp tập trung 72
2.3. Hỗ trợ về vốn 73
2.4. Đổi mới chính sách thuế 74
2.5. Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ lao động 75
2.6. Thành lập các tổ chức phi Chính phủ để hỗ trợ các DNV&N 76
Kết luận 78
Danh mục tài liệu tham khảo 79
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên - Thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới số vốn đầu tư ngày càng tăng.
+ Về loại hình doanh nghiệp: Thời gian mới triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Công ty thì các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu đăng ký xin thành lập doanh nghiệp tư nhân (chiếm 70%). Nhưng mấy năm gần đây diễn ra xu hướng các đối tượng thống nhất với nhau để thành lập những công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn lớn. Riêng loại hình Công ty cổ phần chưa phát triển mạnh ở Thái Nguyên. Đặc biệt từ khi có luật doanh nghiệp đến nay thì số HTX công thương ngày một giảm. Đến nay HTX mua bán không còn tồn tại.
+ Cùng với các loại hình doanh nghiệp trên, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thành phố Thái Nguyên còn có khoảng trên 6.350 hộ cá nhân hoặc nhiều hộ kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
Tóm lại, quá trình phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên diễn ra qua 2 giai đoạn, thể hiện đường lối chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời cũng đã thể hiện khẳng định được tiềm năng, vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh qua các thời kỳ.
III. Giới thiệu đôi nét về tính hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
1. Tình hình phát triển các doanh nghiệp
Sau khi có đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng với sự thay đổi và phát triển của toàn bộ nền kinh tế- xã hội trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển một cách nhanh chóng, trước hết là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy qui mô và tốc độ phát triển không lớn như trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nhưng công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên có sự khởi sắc đáng kể.
Biểu5: Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
( Đơn vị: cơ sở )
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
Hợp tác xã
9
8
6
7
12
Tư nhân
11
10
6
4
6
Cá thể
940
913
984
1005
1056
Hỗn hợp
4
4
2
1
2
Tổng
964
935
998
1017
1076
( Nguồn : Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên )
Vượt qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 1993 tới nay công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có sự khởi sắc, số cơ sở đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đến nay khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố đã có 1076 cơ sở ( chiếm 20,5% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh ).
Với số lượng lớn, hoạt động đa dạng nên các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh có mặt ở hầu hết các phân ngành công nghiệp của thành phố. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có thể kể đến là: Gang, thép, mành cọ,vật liệu xây dựng.
Biểu 6: Tỷ trọng số cơ sở trong các phân ngành so với tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh thành phố Thái Nguyên
(Đơn vị :%)
1995
1996
1997
1998
1999
Toàn bộ số DN ngoài quốc doanh
100
100
100
100
100
-Các DN thuộc CN khai thác
3
2,6
2,8
3,3
5,1
- Các DN thuộc CN chế biến
97
97,4
97,2
96,7
94,9
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên)
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực ngoài quốc doanh đã thu hút ngày càng nhiều lao động. Kể từ năm 1991 trở lại đây, lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn Thành phố liên tục tăng. Nếu năm 1991 chỉ có 1629 người thì đến nay con số đó đã là 3427 người ( gấp 2,1 lần ). Số lượng lao động tăng rất nhanh trong giai đoạn 1991- 1996, từ năm 1997- 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên tốc độ gia tăng có phần chững lại. Lượng lao động công nghiệp của Thành phố chủ yếu nằm trong thành phần kinh tế cá thể. Thành phần kinh tế này luôn thu hút tới trên dưới 80% lượng lao động công nghiệp của Thành phố .
Biểu 7: Cơ cấu lao động công nghiệp ngoài quốc doanh thành phố Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số lao động CN NQD
100
100
100
100
100
- Số lao động trong khối HTX
8,9
11,6
8
8,8
11,6
- Số lao động trong khối DN tư nhân
8,1
6,3
5,2
3,7
5
- Số lao động thuộc hộ cá thể
78,67
76,3
83,6
85,2
80,2
- Số LĐ trong thành phần kinh tế hỗn hợp
4,33
5,8
3,2
2,3
3,2
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên)
Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Thái Nguyên phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong 5 năm trở lại đây ( 1990- 1999 ) là 12,5%, cao hơn tốc độ trung bình của toàn tỉnh ( 9,8%) và cao hơn rất nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước (8,3% ). Nhờ tăng trưởng liên tục với tốc độ cao nên qui mô giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố đã đạt 93324 triệu đồng vào năm 1999, gấp 12,4 lần so với 1990 và chiếm hơn 50% tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh ( năm 1995 chỉ chiếm 42% ).
Mặc dù vậy, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố phân theo thành phần kinh tế có sự chênh lệch khá lớn, thành phần kinh tế hộ cá thể luôn đóng góp trên 60%. Trong khi đó ba thành phần kinh tế còn lại có mức đóng góp thấp và không ổn định. Chẳng hạn như thành phần kinh tế hỗn hợp chỉ đóng góp 1,09% trong năm 1997 nhưng trong năm 1998 đã đóng góp tới 28,02%.
Biểu 8: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (theo thành phần kinh tế)
(Đơn vị : %)
1996
1997
1998
1999
Tập thể
5,2
3,99
4,53
14,7
Tư nhân
14,06
20,65
7,85
9,33
Cá thể
75,63
74,27
62,48
59,15
Hỗn hợp
5,1
1,09
28,02
24,11
(Nguồn : Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên )
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên còn có khá nhiều hạn chế tồn tại cần giải quyết: Hoạt động phân tán, manh mún, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp, dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, hầu hết các sản phẩm chỉ tiêu thụ trong thị trường nội hạt của tỉnh, Thành phố.
Biểu 9: Một số chỉ tiêu về công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu
ĐVT
1991
1995
1996
1997
1998
1999
1-Số cơ sở sản xuất
Cơ sở
416
964
935
998
1017
1076
HTX
Cơ sở
22
9
8
6
7
12
Tư nhân
Cơ sở
0
11
10
6
4
6
Cá thể
Cơ sở
394
940
913
984
1005
1056
Hỗn Hợp
Cơ sở
0
4
4
2
1
2
2- Số lao động
Người
1629
3028
2878
3428
3159
3427
HTX
Người
728
269
334
277
279
397
Tư nhân
Người
0
245
182
177
116
173
Cá thể
Người
901
2382
2196
2865
2691
2749
Hỗn Hợp
Người
0
132
166
109
73
108
3-Giá trị sản xuất
Tr. đ
10251
60455
77636
85990
89492
93324
HTX
Tr. đ
2993
2553
4039
3474
3940
8788
Tư nhân
Tr. đ
0
7580
10914
17963
6829
8112
Cá thể
Tr. đ
7258
48890
58719
64605
54351
51455
Hỗn Hợp
Tr. đ
0
1424
3964
948
24372
20969
4-Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước
%
98
119,4
128,4
112,05
102,9
104,3
( Nguồn: Phòng thống kê Thành phố Thái Nguyên )
2. Tình hình phát triển một số nhóm ngành công nghiệp chủ yếu
2.1. Nhóm ngành nghề luyện kim, cơ khí
Đây là nhóm ngành nghề truyền thống và thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên nói chung và Thành phố Thái Nguyên nói riêng mà các địa phương khác không có được. Nói tới công nghiệp Thái Nguyên không thể không đề cập tới nhóm ngành nghề này.
Với khu vực ngoài quốc doanh của Thành phố, do được kế thừa nguyên liệu phế, đặc biệt là được kế thừa nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên nên nhóm ngành nghề này phát triển rất mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố (khoảng 30%-35%).
Hiện nay trên địa bàn Thành phố có khoảng trên dưới 100 cơ sở hoạt động trong nhóm ngành nghề này ( chiếm 10% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố ), trong đó chủ yếu là các tổ sản xuất hợp tác và hộ gia đình cá thể ( chiếm 90% ). Do tính chất ngành nghề nên các cơ sở tập trung chủ yếu ở các phường, xã ngoại thành. Số còn lại nằm rải rác trong nội thành, với mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các hộ dân xung quanh.
Đối với ngành luyện kim, do đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và vốn lớn nên chỉ có 5 cơ sở sản xuất với thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp là 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay chủng loại sản phẩm của ngành này chưa đa dạng, chủ yếu là thép cán cho xây dựng, chưa có cơ sở mạ thép. Sản phẩm bình quân hàng năm là 2000 tấn.
Với các ngành còn lại như: đúc gang, sửa chữa, lắp ráp, gò, hàn, sản xuất nông cụ nhỏdo không đòi hỏi trình độ tay nghề kỹ thuật cao và lượng vốn quá lớn nên phát triển khá mạnh mẽ với rất nhiều cơ sở ( Thuộc thành phần kinh tế hộ cá thể tiểu chủ, tổ hợp tác là chủ yếu ), thu hút hàng ngàn lao động công nghiệp của Thành phố. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở này hoạt động khá tự phát và phân tán với công nghệ hết sức lạc hậu, phần lớn sản xuất sản phẩm có tính chất nguyên liệu thô nên tiêu tốn nhiều nguyên liệu, song giá trị lại rất thấp. Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhân dân trong tỉnh, ngoài gang đúc chi tiết ra, các sản phẩm khác chưa đủ chất lượng xuất khẩu. Nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trên là do hầu hết các cơ sở đều thiếu vốn nên không có khả năng đổi mới công nghệ cũng như đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
Biểu 10: Phát triển nhóm ngành luyện kim đen, cơ khí của khu vực ngoài quốc doanh trên Thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
1.sản phẩm chủ yếu
Tấn
-
-
-
-
-
Thép xây dựng
Tấn
2500
2100
2000
3000
2000
Gang đúc chi tiết
Tấn
2000
2200
2100
2000
2500
Cửa xếp, cửa xen hoa
M3
18000
23000
20000
20000
20000
2. Giá trị tổng sản lượng
Tr.đ
24455,3
28880,7
26847,6
29863,7
34279,7
3. So với GTTSL công nghiệp của Thành phố
%
31,5
33,2
30
32
34,5
( Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên )
2.2. Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng
Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một trong các nhóm ngành công nghiệp có lợi thế phát triển ở Thành phố Thái Nguyên. Các lợi thế có thể kể đến là: Trên địa bàn Thành phố có một trữ lượng khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng khá lớn với nhiều chủng loại khác nhau; lực lượng lao động hết sức dồi dào, giá nhân công thấp; mặt khác Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt qui hoạch và mở rộng nên cùng với việc dân số tăng dân số là quá trình đô thị hoá với nhu cầu xây dựng ngày càng tăng
Mặc dù có được những lợi thế khá lớn nhưng cho đến nay nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở Thành phố Thái Nguyên chưa phát huy được những lợi thế đó. Trên địa bàn Thành phố hiện nay, ở khu vực ngoài quốc doanh chỉ có khoảng 70 cơ sở hoạt động trong nhóm ngành này, trong đó chỉ có hai cơ sở có qui mô sản xuất tương đối lớn là Hợp tác xã Cộng lực ( vốn gần 2 tỷ đồng ) và doanh nghiệp tư nhân Gạch Hải Vân ( vốn 150 triệu), còn lại toàn bộ là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng tổ sản xuất và hộ gia đình cá thể.
Các sản phẩm chủ yếu của nhóm ngành này bao gồm: gạch nát nền, gạch đỏ, đá ốp lát, bê tông đúc sẵn, ống cống xây dựng, vôi, sỏi. Do công nghệ cũ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm tuy đã được nâng lên qua các năm nhưng sức cạnh tranh vẫn rất thấp và hiện đang bị các sản phẩm gạch hoa lát nền, gạch ốp tường,của Trung Quốc chèn ép dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở do không dủ sức cạnh tranh nên phải ngừng sản xuất hoặc chuyển hướng kinh doanh. Cơ sở sản xuất có qui mô lớn nhất và lâu đời nhất là HTX Cộng lực cũng đang trong tình trạng hết sức khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, công nhân thiếu việc làm, một số nhà xưởng và máy móc thiết bị đã nằm " chết" 2-3 năm nay.
Do các sản phẩm gạch đòi hỏi công nghệ cao bị hàng ngoại lấn áp nên hiện nay các sơ sở trên địa bàn Thành phố chủ yếu tập trung vào sản xuất các "sản phẩm thô" không có sự cạnh tranh của hàng ngoại như: tấm lợp, bê tông đúc sẵn, ống cống xây dựng, gạch đất nung, cột điện,
Mặc dù còn nhiều tồn tại, khó khăn nhưng nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển công nghiệp của Thành phố, vẫn là nhóm ngành có tỷ trọng lớn, thu hút một lượng đáng kể nhân công lao động công nghiệp ( chiếm 18,5% lao động công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố ), đóng góp 12% vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố.
Biểu 11: Phát triển nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng khu vực ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu
ĐVT
1996
1997
1998
1999
2000
1.sản phẩm chủ yếu
-
-
-
-
-
-
+ Cát, sỏi
M3
38000
57450
58000
60000
60000
+ ống cống, cột điện
Chiếc
8300
9000
9500
10000
10000
+ Gạch đất nung
Tr.viên
20
15
15
16,2
17,3
+ Gạch lát nền
Tr.viên
3,7
2,9
1,1
2,1
2,6
2. Giá trị tổng sản lượng
Tr.đồng
9316,32
10438,8
10739,04
11199,88
13542,7
3. So với GTTSL công nghiệp của Thành phố
%
13,7
12,5
11,3
12,6
12
( Nguồn:Tổng hợp từ Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên )
2.3. Nhóm ngành chế biến nông lâm sản
Là một địa bàn vùng trung du miền núi với tổng diện tích đất nông lâm nghiệp chiếm xấp xỉ 50% tổng diện tích đất tự nhiên, thành phố Thái Nguyên có một nguồn nông lâm sản rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là lâm sản. Đây chính là lý do giải thích tại sao nhóm ngành nghề chế biến nông lâm sản trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên lại phát triển rất mạnh mẽ và luôn là nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố những năm qua.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống dân cư ngày càng nâng cao,.đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản phát triển trong mọi thành phần kinh tế với qui mô và hình thức tổ chức sản xuất thích hợp. Cho đến nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã hình thành những ngành công nghiệp chế biến chính như : chế biến lâm sản, chế biến chè, nước quả, bia, nước khoáng, mỳ, chế biến thịt, cá,và các ngành chế biến khác. Trong đó ngành công nghiệp chế biến chè rất phát triển, sản phẩm chè của Thành phố không chỉ tiêu thụ trên thị trường của cả nước mà còn được xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới.
Theo đà khởi sắc và phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông lâm sản cả nước, ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản Thành phố Thái Nguyên cũng phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong thời gian qua. Tốc độ tăng bình quân của nhóm ngành này trong giai đoạn 1995-1999 là 19%, cao nhất trong số các nhóm ngành công nghiệp của Thành phố. Trong năm 1999 giá trị sản lượng công nghiệp chế biến nông lâm sản của Thành phố đã đạt tới 28184 triệu đồng, chiếm 72% so với toàn tỉnh và chiếm 30,2% giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ ( năm 1995 chỉ chiếm 21,8% ).
Cũng giống như hai nhóm ngành trên, sự phát triển của nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có đóng góp rất lớn của khu vực ngoài quốc doanh. Hiện nay khu vực này có tới 451 cơ sở chế biến nông lâm sản ( chiếm 41,9% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố ), thu hút 1698 lao động công nghiệp thường xuyên và hàng ngàn lao động thời vụ, đóng góp 50809 triệu đồng giá trị sản lượng, chiếm 64,91% giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến nông lâm sản của toàn tỉnh.
Biểu 12: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu
ĐVT
1995
1996
1997
1998
1999
- Số cơ sở
Cơ sở
332
331
394
421
451
- Số lao động
Người
1156
981
1171
1520
1698
-Giá trị tổng sản lượng
Tr.đ
13180
19574
26271
27027
28184
- So với GTSL CNNQD thành phố
%
21,8
25,2
26,7
31
30,2
( Nguồn : Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên)
IV. Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
1. Sự phân bố theo ngành nghề và địa bàn lãnh thổ
- Sự phân bố theo ngành nghề
Hiện nay ở nước ta sự phân bố theo ngành nghề của các cơ sở sản xuất công nghiệp là rất không đồng đều. Hầu hết các cơ sở tập trung vào 6 ngành nghề chủ yếu là : chế biến lương thực, may, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sành sứ thuỷ tinh và sản xuất sản phẩm kim loại ( gồm 10927 cơ sở, chiếm 74% ).Với khu vực quốc doanh, do có sự điều tiết và chỉ đạo của Nhà nước nên sự phân bố có phần ít chênh lệch hơn. còn với khu vực ngoài quốc doanh, với đặc tính chạy theo lợi nhuận nên cơ cấu phân bố theo ngành nghề của các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi theo hướng tập trung vào những ngành cho lợi nhuận cao, khả năng quay vòng vốn nhanh. Điều này tạo ra sự mất cân đối trong nền kinh tế.
Không nằm ngoài qui luật trên, các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên cũng tập trung vào một số ít các ngành nghề mũi nhọn có lợi nhuận cao. Các ngành nghề đó hiện nay là: sản xuất sản phẩm kim loại,chế biến thực phẩm và đồ uống, may, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng. Chỉ 5 ngành nghề này đã chiếm tới 80% tổng số các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố ( 858 cơ sở), trong đó riêng ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống chiếm 283 cơ sở (26%). Thực trạng trên một mặt cho thấy sự mất cân đối trong ngành công nghiệp Thành phố Thái Nguyên, nhưng mặt khác cũng cho ta thấy những lĩnh vực, ngành nghề thế mạnh của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố này.
Biểu 13: Sự phân bố theo ngành nghề của các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.
Chỉ tiêu
ĐVT
1995
1996
1997
1998
1999
1- Tổng số cơ sở công nghiệp NQD
Cơ sở
964
935
998
1017
1076
2- Số cơ sở của 5 ngành chính
Cơ sở
832
797
862
826
861
+ Chế biến thực phẩm và đồ uống
Cơ sở
196
182
221
267
283
+ Sản xuất vật liệu xây dựng
Cơ sở
55
50
51
45
55
+ May
Cơ sở
376
360
361
294
302
+ Sản xuất sản phẩm kim loại
Cơ sở
80
80
83
90
100
+ Chế biến gỗ
Cơ sở
125
125
146
130
121
3-Số cơ sở của 5 ngành chính so với tổng số cơ sở công nghiệp NQD
%
86,3
85,2
86,4
81,4
80
( Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên )
- Sự phân bố theo địa bàn
Các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên phân bố phân tán và không đồng đều trên địa bàn lãnh thổ. Sự phân bố này còn mang tính chất tự phát, chủ yếu hình thành tập trung xung quanh khu dân cư trong nội thành. Trong các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh một số thừa kế sự phân bố cũ, phân bố tại các vị trí ngoaị thành như các xã: Lương Sơn, Phúc Trìu, Tích Lương,... còn phần lớn tập trung tại các phường nội thành.Các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh (kể cả mới được thành lập hoặc đã có từ trước) tập trung chủ yếu tại các phường nội thành nơi một bộ phận dân cư có thu nhập khá, có trình độ văn hoá và tay nghề khá cao, có đủ khả năng thành lập các cơ sở sản xuất công nghiệp như các phường : Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Trung Thành .Tại các xã ngoại thành, nơi diện tích đất đai và mặt bằng khá rộng rãi thì số lượng doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh lại quá ít (không đến 20%). Theo số liệu thống kê của phòng công nghiệp Thành phố , trong số các cơ sở công nghiệp các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh nằm ở 8 xã ngoại thành chỉ có duy nhất một cơ sở có qui mô tương đói lớn là HTX Cán kéo thép Lương sơn, còn lại toàn bộ là các hộ sản xuất gia đình cá thể và tổ sản xuất hợp tác. Như vậy có thể thấy hầu như tất cả các cơ sở của khối doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã đều tập trung trong nội thành.
Từ thực trạng phân bố địa lý của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố có thể rút ra nhận xét: nhìn chung xu hướng chuyển việc sử dụng mặt bằng từ sản xuất sang phục vụ dịch vụ cho phù hợp với phát triển kinh tế đô thị và việc khôi phục các làng nghề truyền thống tại các xã làng ngoại thành của thành phố chưa thể hiện rõ nét. Điều này chưa chưa phù hợp với xu thế của quá trình chuyển dịch cơ kinh tế đô thị ở nước ta hiện nay. Điều đó cũng thể hiện sự không không đồng đều về phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội ngay giữa các vùng nội và ngoại thành của thành phố Thái nguyên. Sự tập trung quá mức giữa các cơ sở ở nội thành tuy có tạo ra cho các doanh nghiệp một số lợi thế trong kinh doanh, nhưng cũng đã và đang gây ra những bất lợi lớn về môi trường và quản lý đô thị và dịch vụ dân cư nhất là trong điều kiện đất đai nhỏ hẹp của Thành phố Thái Nguyên hiện nay.
2. Thực trạng về vốn
Qui mô vốn
Nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên có qui mô vốn khá nhỏ bé, chỉ vào khoảng vài trăm triệu đồng, thậm chí vài triệu đồng như đối với hộ sản xuất gia đình cá thể. Theo số liệu đIều tra tháng 12/2000 của phòng thống kê Thành phố Thái Nguyên cho thấy, số cơ sở có qui mô dưới một trăm triệu chiếm khoảng trên 80% , trong khi đó ở Thành phố Hà Nội là 70% và ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 17% ( theo kết quả điều tra tháng10/1999 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương ). Như vậy có thể thấy sự chênh lệch khá lớn giữa qui mô vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên với các cơ sở của hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng chính vì qui mô vốn nhỏ bé nên hầu hết các cơ sở chỉ có khả năng tập trung vào các ngành cần ít vốn và quay vòng vốn nhanh.
Huy động vốn
Như đã biết, vốn là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trong cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề huy động vốn. Cụ thể là các doanh nghiệp này rất khó có khả năng tiếp cận được các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân chủ yếu là do các thủ tục tín dụng ngắn, trung và dài hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất phức tạp lại công thêm nạn tiêu cực dẫn tới chi phí giao dịch cao, làm cho những khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém đối với doanh nghiệp. Và thực tế đã cho thấy, các chi phí ngoài nền đã đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng lên cao hơn lãi suất cho vay của các tổ chức phi tài chính trên thị trường.
Một vấn đề khác cũng cần bàn đến đó là trong khi các doanh nghiệp nhằ nước có thể nhận được sự bảo lãnh của nhà nước đối với các khoản vay thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh lại buộc phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Mà tài sản thế chấp thì không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ nào cũng có, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang rơi vào khủng hoảng.
ở Thành phố Thái Nguyên, cho đến nay vẫn chưa có một nguồn quĩ tín dụng nào đáng kể để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh.
Do những khó khăn trên lên hiện nay, để đấp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên chủ yếu vay vốn từ các tổ chức phi tài chính, thông thường là từ bạn bè, người thân với mức lãi vay không chính thức cao hơn khá nhiều so với lãi suất ngân hàng.
Biểu 14: Vốn của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Thành phố Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu
Đơn vị
T.P Thái Nguyên
T.P Hồ Chí Minh
1.Mức vốn kinh doanh
+ ít nhất
Tr.đ
2
9
+ Nhiều nhất
Tr.đ
7643
33000
+ Bình quân
Tr.đ
65
1282
2. Phân nhóm
+ Dưới 100 triệu đồng
%
70
17
+ Từ 101- đến 500 triệu đồng
%
23
45,5
+ Trên 500 triệu đồng
%
7
37,5
(Nguồn : Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên)
3. Qui mô lao động và trình và trình độ lao động
Qui mô lao động
Do qui mô sản xuất của doanh nghiệp tư nhân và các HTX trên địa bàn Thành phố không lớn, hơn nữa kinh tế hộ sản xuất cá thể luôn chiếm hơn 90% ( năm 1999 là 98% ) nên nhìn chung qui mô lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Thái Nguyên khá nhỏ bé. Cho đến năm 1999, bình quân mỗi cơ sở chỉ sử dụng khoảng 3 lao động ( trong khi đó HTX sử dụng 33 lao động và doanh nghiệp tư nhân sử dụng 29 lao động )
Biểu 15: Lao động bình quân của một cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
( Đơn vị: lao động)
1990
1995
1996
1997
1998
1999
Bình quân 1 cơ sở
3,9
3,2
3,1
3,4
3,1
3,2
HTX
33
30
42
46
40
33
Doanh nghiệp tư nhân
-
23
19
30
29
29
Hỗn hợp
-
33
41,5
54,5
73
54
Hộ sản xuất cá thể
2
2,5
2,4
2,9
2,7
2,6
( Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên )
Trình độ lao động
Nhìn chung trình độ văn hóa, nghề nghiệp và năng lực quản lý của các đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên còn ở mức độ rất thấp. Kết quả điều tra gần đây cho thấy chỉ có khoảng 3% có trình độ đại học và trên đại học, và hầu hết họ là các sỹ quan quân đội và cán b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0168.doc