Luận văn Phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ- Tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn . iii

Các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng .v

Danh mục các biểu đồ .vi

Mục lục.vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích nghiên cứu của luận văn .2

3. Phương pháp nghiên cứu.3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6

5. Kết cấu của luận văn .7

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠIVỪA VÀ NHỎ.8

1.1. Một số khái niệm cơ bản về Doanh nghiệp.8

1.1.1. Doanh nghiệp và doanh nghiệp thương mại.8

1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế quốc dân.8

1.1.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ .10

1.1.4. Doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ.14

1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ.20

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthương mại .23

1.3.1. Nhân tố vi mô .23

1.3.2. Nhân tố vĩ mô .25

1.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp thương mại

vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới .29

1.4.1. Kinh nghiệm của Đài Loan.29

1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan .31

1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc .32

1.4.4. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của APEC.32

1.4.5. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.36

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI VỪA

VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THUỶ - TỈNH QUẢNG BÌNH.38

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.38

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.38

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình .38

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu.40

2.1.1.3. Nguồn nước, thủy văn.40

2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội .41

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động.41

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai .43

2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng.43

2.1.2.4. Tình hình sản xuất trên địa bàn.47

2.2. Khái quát về doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở huyện Lệ Thuỷ.48

2.2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các doanh nghiệp

thương mại vừa và nhỏ ở huyện Lệ Thuỷ.49

2.2.2. Tình hình phát triển các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ

về số lượng .53

2.2.3. Lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.54

2.2.4. Tình hình vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại

vừa và nhỏ.57

2.2.5. Đánh giá chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện Lệ Thuỷ

giai đoạn 2005-2007 .60

2.3. Thực trạng doanh nghiệp điều tra .62

2.3.1. Năng lực của doanh nghiệp .62

2.3.1.1. Đặc điểm của chủ doanh nghiệp .62

2.3.1.2. Lao động của doanh nghiệp .63

2.3.1.3. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .65

2.3.2. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .67

2.4. Tình hình thị trường của các doanh nghiệp điều tra .70

2.4.1. Thị trường yếu tố đầu vào.71

2.4.1.1. Về thị trường lao động.71

2.4.1.2. Về thị trường vốn.72

2.4.1.3. Về tạo nguồn mua hàng .72

2.4.2. Thị trường các yếu tố đầu ra.74

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các doanh nghiệp.75

2.5.1. Các nhân tố bên ngoài.78

2.5.1.1. Khung pháp lý.78

2.5.1.2. Chính sách về nguồn nhân lực.79

2.5.1.3. Chính sách tài chính - tín dụng .80

2.5.1.4. Cơ sở hạ tầng của huyện Lệ Thuỷ .82

2.5.1.5. Về hội nhập kinh tế thế giới.83

2.5.2. Các nhân tố bên trong .84

2.5.2.1. Về công tác tổ chức quản lý.84

2.5.2.2. Về quy mô, trình độ của lao động.85

2.5.2.3. Về chính sách bán hàng .87

2.5.2.4. Về địa điểm mặt bằng kinh doanh .88

2.5.2.5. Về sức cạnh tranh và tiếp cận với thị trường.89

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

THƯƠNG MẠI VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỆ THUỶ .91

3.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa

bàn huyện Lệ Thuỷ.91

3.1.1. Phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ nhằm giảm tỷ lệ thất

nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.91

3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh trên

thị trường .92

3.1.3. Phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy ngành

thương mại phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.92

3.2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

huyện Lệ Thuỷ .93

3.2.1. Căn cứ chủ yếu để đề xuất phương hướng .93

3.2.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn

huyện Lệ Thuỷ .93

3.2.1.2. Chính sách và định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của

Đảng và Nhà nước tác động đến DNTMV&N trong giai đoạn tới .94

3.2.2. Phương hướng phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ của

huyện Lệ Thuỷ.95

3.2.2.1. Về số lượng.96

3.2.2.2. Về ngành hàng kinh doanh .96

3.2.2.3. Về loại hình phục vụ.97

3.3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn

huyện Lệ Thuỷ .99

3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ

trên địa bàn.99

3.3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và nhân viên .99

3.3.3. Các biện pháp về vốn.102

3.3.4. Các giải pháp rủi ro trong kinh doanh .104

3.3.4.1. Rủi ro từ môi trường tự nhiên.104

3.3.4.2. Rủi ro từ môi trường kinh doanh .105

3.3.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý .106

3.3.6. Đẩy mạnh hoạt động marketing trong các doanh nghiệp thương mại.108

3.3.7. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp

thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn .109

3.3.8. Các biện pháp về thông tin .110

3.3.9. Khuyến khích thành lập các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp

thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn .112

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .114

1. Kết luận .114

2. Kiến nghị.115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.117

PHỤ LỤC

pdf149 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ- Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5,5 613,5 79,9 940,8 87,9 620,0 66,0 - Vốn vay 328,3 19,8 294,0 24,5 153,9 20,1 129,7 12,1 319,4 34,0 (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2007) - Theo tính chất của vốn: Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đồ uống có số vốn lớn nhất, bình quân một doanh nghiệp là 1.656,1 triệu đồng; tiếp đến là ngành hàng vật liệu xây dựng có số vốn bình quân một doanh nghiệp là 1.199,2 triệu đồng; doanh nghiệp kinh doanh xe máy bình quân một doanh nghiệp là 1.070,5 triệu đồng; ngành kinh doanh khác có vốn bình quân là 939,3 triệu đồng, thấp nhất là ngành kinh doanh xăng dầu vốn bình quân một doanh nghiệp là 767,4 triệu đồng. Tất cả các ngành hàng đều có vốn lưu động chiếm trên 56% trong tổng vốn của các doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy là do, đặc trưng trong kinh doanh thương mại yêu cầu một lượng vốn lưu động lớn để phục vụ cho nhu cầu lưu chuyển hàng hoá trên thị trường vì vậy tỷ trọng của vốn lưu động lớn trong tổng số vốn của các doanh nghiệp là hợp lý - Phân theo nguồn vốn ta thấy: Ngành kinh doanh có tỷ trọng vốn vay lớn là ngành kinh doanh khác 34%, tiếp đến là ngành kinh doanh vật liệu xây dựng 24,5%. Điều đó cho thấy đối với các ngành hàng này, do nhu cầu vốn cho kinh doanh lớn, chủng loại hàng hoá phong phú, hàng hoá có giá trị cao, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 67 chủ doanh nghiệp không đủ năng lực về vốn nên phải vay vốn từ bên ngoài đầu tư cho kinh doanh. Các ngành hàng kinh doanh thực phẩm-đồ uống, xăng dầu, xe máy vốn tự có chiếm tỷ trọng lớn, các ngành hàng này phần đa không cần vay vốn từ bên ngoài bởi các doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa làm đại lý tiêu thụ. 2.3.2. Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả và hiệu quả kinh doanh không chỉ là điều quan tâm của các chủ doanh nghiệp, mà còn thể hiện trình độ năng lực quản lý điều hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Qua số liệu bảng 2.14 cho thấy: Bảng 2.14. Kết quả và hiệu quả SXKD của các doanh nghiệp điều tra (Tính bình quân cho một doanh nghiệp) TT Chỉ tiêu ĐVT TP, đồ uống VLXD Xăng dầu Xe máy Khác 1 Tổng doanh thu tr.đ 12.057,3 3.889,4 3.713,7 1.252,4 2.572,4 2 Tổng vốn kinh doanh tr.đ 1.656,1 1.199,2 767,4 1.070,5 939,3 3 Tổng chi phí KD tr.đ 11.891,7 3.824,2 3.665,3 1.202,0 2.515,5 - Chiếm trong d.thu % 98,63 98,32 98,70 95,98 97,79 4 Tổng lợi nhuận tr.đ 165,7 65,2 48,3 50,4 56,8 5 Số lao động người 12 8,80 7,33 5,33 7,55 6 Lợi nhuận / Doanh thu lần 0,014 0,017 0,013 0,040 0,022 7 Doanh thu / Chi phí lần 1,014 1,017 1,013 1,042 1,023 8 Lợi nhuận / Chi phí lần 0,014 0,017 0,013 0,042 0,023 9 Doanh thu / Lao động tr.đ 1.004,78 441,98 506,41 234,83 340,92 10 Lợi nhuận / Lao động tr.đ 13,81 7,41 6,59 9,45 7,53 11 Doanh thu / Vốn lần 7,281 3,243 4,839 1,170 2,738 12 Lợi nhuận / Vốn lần 0,100 0,054 0,063 0,047 0,060 13 Thu nhập tháng/Lao động tr.đ 1,47 1,12 1,23 1,05 1,34 (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2007) Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 68 - Doanh thu bình quân một doanh nghiệp của ngành kinh doanh thực phẩm-đồ uống có doanh thu cao nhất đạt 12.057,3 triệu đồng; thấp nhất là doanh nghiệp kinh doanh xe máy đạt 1.252,4 triệu đồng - Tỷ trọng chi phí chiếm trong doanh thu của các ngành hàng là rất lớn, chiếm trên 95% doanh thu. Trong đó, ngành kinh doanh xăng dầu có chi phí chiếm trong doanh thu cao nhất 98,7%, thấp nhất là ngành kinh doanh xe máy 95,98%. Điều đó chứng tỏ các DNTMV&N còn nhiều hạn chế trong việc quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí thu mua và chi phí lưu thông để tăng lợi nhuận. - Hiệu suất chi phí: hiệu suất chi phí của tất cả các ngành hàng kinh doanh đều đạt thấp. Trong đó, ngành hàng xe máy đạt cao nhất, một đồng chi phí tạo ra 1,042 đồng doanh thu; tiếp đến ngành hàng khác một đồng chi phí tạo ra 1,023 đồng doanh thu; ngành hàng kinh doanh xăng dầu hiệu suất sử dụng chi phí thấp nhất một đồng chi phí tạo ra 1,013 đồng doanh thu. Kết quả đó cho thấy tỷ lệ chi phí so với doanh thu của các doanh nghiệp là quá cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. - Hiệu quả sử dụng vốn: hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản phẩm và tốc độ luân chuyển vốn cũng như vốn đầu tư từng ngành hàng khác nhau mà hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau. Cụ thể ngành hàng thực phẩm - đồ uống hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, cứ 1 đồng vốn bỏ ra tạo ra được 7,281 đồng doanh thu và 0,10 đồng lợi nhuận; ngành hàng kinh doanh xăng dầu cứ 1 đồng vốn tạo ra 4,839 đồng doanh thu và 0,063 đồng lợi nhuận; ngành hàng vật liệu xây dựng 1 đồng vốn tạo ra 3,243 đồng doanh thu và 0,054 đồng lợi nhuận; ngành hàng khác 1 đồng vốn tạo ra 2,738 đồng doanh thu và 0,06 đồng lợi nhuận; ngành hàng xe máy 1 đồng vốn tạo ra 1,170 đồng doanh thu và 0,047 đồng lợi nhuận. Như vậy, các ngành hàng kinh doanh của các DNTMV&N được điều tra có tỷ suất doanh thu/vốn tương đối lớn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/vốn đầu tư lại thấp, vì thế hiệu quả sử dụng vốn của Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế 69 các DNTMV&N chưa cao. Điều này do chi phí kinh doanh của các ngành hàng quá cao như đã phân tích trên nên làm giảm các tỷ suất này. - Hiệu quả sử dụng lao động: các ngành hàng kinh doanh của DNTMV&N hiệu quả sử dụng lao động khá cao. Cao nhất là ngành hàng kinh doanh thực phẩm-đồ uống 1 lao động tạo ra 1.004,78 triệu đồng doanh thu và 13,81 triệu đồng lợi nhuận; tiếp đến là ngành hàng kinh doanh xăng dầu 1 lao động tạo ra 506,41 triệu đồng doanh thu và 6,59 triệu đồng lợi nhuận; thấp nhất là ngành hàng kinh doanh xe máy 1 lao động tạo ra 234,83 triệu đồng doanh thu và 9,45 triệu đồng lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng lao động các ngành hàng tương đối cao là vì số lao động sử dụng bình quân trong một doanh nghiệp thương mại ít, trong khi đó hàng hóa bán ra lại có giá trị lớn. - Về lợi nhuận: lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nên nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các đơn vị kinh tế nói chung và các DNTMV&N nói riêng. Số liệu ở trên cho thấy, Tất cả các doanh nghiệp điều tra đều kinh doanh có lãi, lợi nhuận bình quân một doanh nghiệp các ngành hàng đạt khá cao. Cụ thể, ngành hàng thực phẩm-đồ uống là lớn nhất, đạt 165,7 triệu đồng, tiếp đến là ngành hàng kinh doanh vật liệu xây dựng đạt 65,2 triệu đồng, ngành hàng khác đạt 56,8 triệu đồng, ngành hàng kinh doanh xe máy đạt 50,4 triệu đồng, cuối cùng là ngành kinh doanh xăng dầu 48,3 triệu đồng. - Về hệ số doanh lợi tiêu thụ. Hệ số doanh lợi tiêu thụ của doanh nghiệp kinh doanh xe máy là cao nhất, cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,040 đồng lợi nhuận; tiếp đến ngành kinh doanh khác, cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,022 đồng lợi nhuận; ngành kinh doanh vật liệu xây dựng, cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,017 đồng lợi nhuận; ngành kinh doanh thực phẩm-đồ uống, cứ 1 đồng doanh thu đem lại 0,014 đồng lợi nhuận; thấp nhất là mặt hàng kinh doanh xăng dầu, cứ 1 đồng doanh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 70 thu đem lại 0,013 đồng lợi nhuận. Mặc dù lợi nhuận bình quân trên một doanh nghiệp đạt khá cao nhưng hệ số doanh lợi tiêu thụ lại thấp, điều này là do lượng vốn đầu tư trong kinh doanh của các ngành hàng ở mức trung bình, quy mô kinh doanh nhỏ nên hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp không cao. - Về thu nhập người lao động. Sự phát triển các DNTMV&N đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Qua bảng trên cho thấy thu nhập bình quân/tháng/lao động của ngành hàng thực phẩm- đồ uống cao nhất 1,47 triệu đồng; tiếp đến ngành kinh doanh khác 1,34 triệu; thấp nhất là ngành kinh xe máy 1,05 triệu đồng. Các DNTMV&N đã từng bước nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, không những cải thiện và nâng cao thu nhập cho người lao động, mà còn góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế huyện ngày càng phát triển cao hơn. Do vậy cần tiếp tục phát triển loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới để phát huy tối đa hiệu quả mà DNTMV&N đạt được, nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 2.4. Tình hình thị trường của các doanh nghiệp điều tra Thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua bán và các dịch vụ Có nhiều tiêu thức để phân loại thị trường, theo gốc độ tổng hợp thì thị trường được phân thành 2 loại: thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ. Căn cứ vào số lượng người mua bán trên thị trường có thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc quyền, thị trường độc quyền. Căn cứ vào phạm vi địa lý có thị trường trong nước, thị trường ngoài nước (thị trường khu vực Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 71 và thị trường thế giới). Căn cứ vào yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất có thị trường yếu tố đầu vào và thị trường yếu tố đầu ra. Trong luận văn này chỉ xem xét thị trường yếu tố đầu vào và thị trường yếu tố đầu ra của các doanh nghiệp điều tra. 2.4.1. Thị trường yếu tố đầu vào 2.4.1.1. Về thị trường lao động Các yếu tố của quá trình sản xuất bao gồm: người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động, trong đó yếu tố người lao động đóng vai trò quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, là nguồn vốn duy nhất có tính năng động không ngừng sáng tạo trong doanh nghiệp. Qua thực tế điều tra cho thấy số lượng lao động trong các DNTMV&N không nhiều bởi một lao động có thể đảm trách nhiều sản phẩm, nhiều thị trường thông qua hệ thống vận chuyển và phân phối của doanh nghiệp. Hơn nữa do các DNTMV&N khi thành lập chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, khi có nhu cầu hoặc mở rộng mặt hàng kinh doanh mới thuê thêm lao động, lực lượng lao động chủ yếu thuê tại địa bàn huyện, lao động chưa qua đào tạo vì yêu cầu của công việc không đòi hỏi trình độ cao. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi các DNTMV&N trên địa bàn huyện cần phải thu hút lực lượng lao động có trình độ chuyên môn để đảm trách từng phần việc nhằm tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn, làm tốt các dịch vụ trong và sau bán hàng tốt hơn để đưa doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay trên địa bàn huyện có trung tâm dạy nghề và trường PTTH Kỷ thuật Lệ Thủy có đào tạo các lớp công nhân kỹ thuật điện, tin học, chăn nuôi thú y, trung cấp kinh tế, trung cấp điện tử, tin học, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 500-600 lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỷ thuật. Do chính sách thu hút lao động có trình độ tay nghề ở các doanh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 72 nghiệp chưa được chú trọng nên chủ yếu đội ngũ lao động này đã đi lao động các khu công nghiệp ở thành phố Đồng Hới, vào làm ăn ở miền nam, một số làm trang trại tại gia đình. Mặt khác những người lao động tại địa phương được đào tạo nghề có tâm lý đi làm ăn xa “mới oách” mỗi năm về quê ăn tết một lần và tiêu luôn cả số tiền đã phải làm thuê vất vã cả năm trời. 2.4.1.2. Về thị trường vốn Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn kinh doanh có vai trò quan trọng trong quyết định việc ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại là sự thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong kinh doanh. Vốn là một trong những yếu tố mà phần lớn các DNTMV&N thường gặp khó khăn khi khởi nghiệp và cả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng chính thức, nên đại đa số vốn dùng vào kinh doanh của các doanh nghiệp là vốn vay từ các nguồn phi chính thức (bà con, bạn bè) và vốn tự có của các chủ sở hữu doanh nghiệp. 2.4.1.3. Về tạo nguồn mua hàng Để có nguồn hàng tốt và ổn định, các doanh nghiệp thương mại phải tổ chức công tác tạo nguồn hàng để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, cỡ loại, màu sắc cho các nhu cầu khách hàng và muốn mua được hàng, các DNTMV&N phải nghiên cứu phân loại các nguồn hàng trên thị trường, lựa chọn các hình thức mua với giá cả hợp lý. Đối với các DNTMV&N trên địa bàn, sản phẩm kinh doanh các ngành hàng đa dạng và phong phú, hàng hoá dịch vụ mua vào được cung cấp từ các nhà phân phối lớn trên toàn quốc và khu vực. Hình thức mua hàng cũng khác nhau tuỳ theo từng ngành hàng kinh doanh. Số liệu bảng 2.15 cho thấy, hàng hóa DNTMV&N chủ yếu từ nguồn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 73 hàng ngoại tỉnh. Trong đó, ngành hàng kinh doanh xăng dầu mua từ ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất 100% (nguồn cung cấp hàng từ công ty xăng dầu quân đội tại Đà Nẵng). Về mặt hàng xe máy đa số các doanh nghiệp mua hàng từ các doanh nghiệp liên doanh sản xuất, lắp ráp trong nước (xe máy Suzuki từ khu công nghiệp Long Bình Đồng Nai; Yamaha tại Hà Nội; Honda tại Mê Linh - Vĩnh Phúc...). Ngoài ra, các doanh nghiệp mua hàng từ các đại lý cấp một ở các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Hà Nội.... tỷ lệ này là 79%; lấy hàng từ đại lý ở Đồng Hới chiếm 21%. Bảng 2.15. Thị trường hàng hóa mua vào của các DNTMV&N điều tra (Tính bình quân cho một doanh nghiệp) Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu TP, đồ uống VLXD Xăng dầu Xe máy Khác 1. Nguồn hàng - Trong tỉnh 25 63 - 21 32 +Trong huyện 7 25 - - - - Ngoài tỉnh 75 37 100 79 68 - Nhập khẩu 2. Hình thức thu mua - Theo hợp đồng 15 67 - 38 26 - Mua tự do 13 33 - 11 39 - Nhận làm đại lý 72 - 100 51 35 (Nguồn: Kết quả điều tra năm 2007) Tiếp đến là ngành thực phẩm, đồ uống và ngành hàng khác, tỷ lệ nguồn hàng ngoại tỉnh chiếm khá lớn tương ứng là 75% và 68%. Hai ngành này kinh doanh nhiều mặt hàng nên nguồn hàng được phân bố rộng rãi. Các mặt hàng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 74 chủ yếu của ngành kinh doanh thực phẩm đồ uống: Bia, nước giải khát, bánh kẹo các loại... Đối với ngành kinh doanh khác gồm: điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia đình...trong tỉnh không có nhà máy sản xuất nên các doanh nghiệp mua hàng từ các doanh nghiệp trong nước và các nhà phân phối lớn trên toàn quốc. Ngành kinh doanh vật liệu xây dựng có tỷ lệ nguồn hàng trong tỉnh lớn nhất 63%. Hình thức mua hàng của các doanh nghiệp đa dạng, tùy vào từng mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, mua theo hợp đồng và nhận làm đại lý là 2 hình thức tạo nguồn hàng chủ yếu. Riêng ngành kinh doanh VLXD và ngành hàng kinh doanh khác thì mua tự do (thuận mua vừa bán không cần hợp đồng và đơn hàng) chiếm tỷ trọng khá lớn từ 33% - 39%, vì những mặt hàng này dồi dào, phong phú, khối lượng mua có thể không nhiều nên doanh nghiệp có thể khảo sát nguồn hàng, giá cả và quyết định mua ngay. 2.4.2. Thị trường các yếu tố đầu ra Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định cho quá trình tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp. Thị trường đầu ra của các DNTMV&N gắn với hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Bán hàng là hoạt động kinh doanh cơ bản chi phối, quyết định các hoạt động khác như mua hàng, nghiên cứu thị trường, vận dụng nghệ thuật marketing trong kinh doanh để tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá. Thị trường đầu ra của các DNTMV&N không lớn chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên đời sống kinh tế ngày càng phát triển, mức sống người dân từng bước được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng hàng hoá càng nhiều, số lượng lưu chuyển hàng hoá ngày càng tăng. Hàng hoá chủ yếu của các doanh nghiệp thương mại chưa đa dạng vì số doanh nghiệp thương mại hiện nay trên địa bàn còn hạn chế, chưa có các siêu Trư ờng Đạ i họ c K nh t ế H uế 75 thị bán hàng. Về hàng hoá tiêu dùng có xe máy, đồ điện tử, thiết bị đồ dùng gia đình, vật tư nông nghiệp, hàng gia dụng, xăng dầu, vàng bạc, in ấn quảng cáo... Các hàng hoá phục vụ cho sản xuất có xi măng, sắt thép, gạch tuynen, gỗ xẻ, gạch lát nền, ngói, bơ lô,...Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống bán hàng chủ yếu là bán lẻ, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ tập trung khai thác thị trường địa phương. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phương pháp bán hàng truyền thống, mặc dù hiện nay phương pháp bán hàng này không còn phù hợp với một số mặt hàng như: thiết bị đồ dùng gia đình...vì các mặt hàng này hàm lượng kỹ thuật có sự khác biệt và khó sử dụng nếu không có sự tư vấn của nhà chuyên môn. Các hoạt động xúc tiến bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, chiến lược quảng cáo sản phẩm đều chưa có hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải lưu ý đến vấn đề mở rộng thị trường nhằm khai thác tối đa thị trường sẵn có, dựa trên những thuận lợi từ cơ sở hạ tầng mang lại. Cải tiến phương thức bán hàng, đẩy mạnh hoạt động marketing...Có như vậy các DNTMV&N mới phục vụ nhu cầu cho người dân trên địa bàn tốt hơn, phát huy tối đa nguồn lực, khai thác triệt để các cơ hội có được từ sự phát triển kinh tế của huyện. 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các doanh nghiệp Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chịu sự chi phối của các nhân tố ảnh hưởng, trong đó có những nhân tố bên trong lẫn bên ngoài. Những nhân tố bên trong và bên ngoài đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của các nhân tố đến quá trình hoạt động kinh doanh của DNTMV&N là rất cần thiết. Trong phiếu điều tra doanh nghiệp chúng tôi mạnh dạn đưa ra 15 vấn đề để điều tra mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của các doanh nghiệp, bằng cách lượng hóa các Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 76 vấn đề khó khăn và tình hình giải quyết của doanh nghiệp thông qua phần mềm SPSS kết quả như sau: Bảng 2.16. Đánh giá mức độ khó khăn và tình hình giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp TT Các vấn đề nghiên cứu Giá trị TB khó khăn Độ lệch chuẩn Giá trị TB giải quyết Độ lệch chuẩn Khoảng cách trung bình Giá trị t Mức ý nghĩa (Sig) Nhóm nhân tố chưa giải quyết được 1 Chính sách vĩ mô 3,24 0,597 2,56 0,583 -0,68 -3,3 0,003 5 Phát triển sản phẩm mới 3,8 0,764 1,84 0,85 -1,96 -7,16 0,000 6 Thanh toán mua bán hàng 3,8 0,866 2,2 0,816 -1,6 -5,24 0,000 7 Mở rộng địa bàn tiêu thụ 4,16 0,746 1,44 0,506 -2,72 -13,9 0,000 8 Giảm chi phí SXKD 4,28 0,678 1,08 0,277 -3,2 -20,9 0,000 12 Vốn SXKD 3,76 0,778 2,68 0,9 -1,08 -3,48 0,002 13 Lãi suất tín dụng 3,24 0,778 2,24 0,597 -1 -5,48 0,000 Nhóm các nhân tố không có sự khác biệt 2 Chính sách địa phương 3,04 0,351 3,24 0,723 0,20 1,044 0,307 3 Cải cách t.tục hành chính 3,56 0,711 3,4 0,5 -0,16 -1,07 0,294 4 Mặt bằng kinh doanh 3,16 0,688 2,84 0,986 -0,32 -1,28 0,212 9 Thông tin về hàng hóa 3,00 0,707 3,12 0,526 0,12 0,592 0,559 11 Các khoản phải nộp 3,32 0,69 3,24 0,597 -0,08 -0,37 0,714 15 Quảng cáo, tiếp thị 3,08 0,759 2,68 0,852 -0,4 -1,59 0,125 Nhóm nhân tố giải quyết được 10 Xử lý môi trường 2,72 0,737 3,84 0,625 1,12 4,956 0,000 14 Trình độ chuyên môn lđ 2,92 0,64 3,32 0,557 0,4 2,089 0,047 (Nguồn : Kết quả điều tra năm 2007 được xử lý qua SPSS) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 77 Qua bảng 2.16. khi sử dụng phương pháp kiểm định giả thiết theo hai trung bình mẫu (mẫu từng đôi giữa mức độ khó khăn và tình hình giải quyết) ta thấy 15 vấn đề được phân thành 3 nhóm: Nhóm nhân tố giải quyết được gồm 2 vấn đề: xử lý môi trường (giá trị trung bình khó khăn là 2,72; giá trị trung bình giải quyết là 3,84) và trình độ chuyên môn của người lao động (với giá trị trung bình khó khăn là 2,92; giá trị trung bình giải quyết là 3,32) với mức ý nghĩa sig <0,05; khoảng cách trung bình mean >0, điều này hoàn toàn hợp lý bởi các DNTMV&N là ngành kinh doanh dịch vụ nên ít tác động đến môi trường, còn về trình độ chuyên môn của người lao động do đặc trưng của các DNTMV&N trên địa bàn chưa cần lao động trình độ cao nên hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng dễ giải quyết. Nhóm nhân tố chưa giải quyết được (sig <0,05; mean <0) gồm 7 vấn đề: Chính sách vĩ mô, phát triển sản phẩm mới, thanh toán mua bán hàng, mở rộng địa bàn tiêu thụ, giảm chi phí SXKD, Vốn SXKD, Lãi suất tín dụng. Đây là những vấn đề khó khăn mà các DNTMV&N trên địa bàn cho rằng chưa giải quyết được. Thực tế các doanh nghiệp đều có ý kiến cho rằng phát triển sản phẩm mới là điều rất khó bởi họ không dám mạo hiểm, chỉ bán cái thị trường cần và những cái thông dụng, còn về thanh toán mua bán hàng, mua bán chịu là vấn đề nan giải của đa số doanh nghiệp nhưng có bán chịu thì hàng hóa mới tiêu thụ nhanh, về giảm chi phí SXKD cũng là vấn đề khó khăn bởi nền kinh tế thế giới đang thời kỳ xuống dốc, lạm phát cao nên giá cả hàng hóa và chi phí kinh doanh ngày càng cao, về mở rộng địa bàn tiêu thụ thì nhiều doanh nghiệp đều mong muốn như thế nhưng mở rộng địa bàn tiêu thụ tức là phải có tiềm lực, có vốn đủ mạnh để phát triển kinh doanh, để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhóm nhân tố không có sự khác biệt (sig >0,05) gồm 6 vấn đề: Chính sách địa phương, cải cách hành chính, mặt bằng kinh doanh, các khoản phải Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 78 nộp, quảng cáo tiếp thị, thông tin về hàng hóa. Các vấn đề này được các DNTMV&N trên địa bàn đánh giá chưa tác động nhiều lắm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở kiểm định giả thiết thống kê theo SPSS ta thấy những vấn đề mà các DNTMV&N chưa giải quyết được và đang gặp khó khăn gồm: Chính sách vĩ mô, phát triển sản phẩm mới, thanh toán mua bán hàng, mở rộng địa bàn tiêu thụ, giảm chi phí SXKD, Vốn SXKD, Lãi suất tín dụng và một số vấn đề hiện nay các doanh nghiệp cho rằng chưa ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng ta phải đánh giá các vấn đề theo hướng lâu dài, có thể hôm nay những vấn đề đó chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhưng chỉ vài năm sau những vấn đề đó lại tác động rất lớn đến doanh nghiệp như: mặt bằng kinh doanh, thông tin hàng hóa, quảng cáo tiếp thị... Trong phạm vi của đề tài này và theo thực trạng của địa phương chúng tôi chia thành 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp (gồm các nhân tố bên ngoài, các nhân tố bên trong của doanh nghiệp) để làm rõ hơn các vấn đề tác động mạnh, mang tính lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNTMV&N từ đó để đưa ra các giải pháp mang tính thiết thực cho sự phát triển của các DNTMV&N trên địa bàn huyện Lệ Thủy. 2.5.1. Các nhân tố bên ngoài 2.5.1.1. Khung pháp lý Trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là điều kiện quan trọng để đảm bảo cơ chế kinh tế vận hành. Hiện nay, DNV&N nói chung và DNTMV&N nói riêng có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta. Để các DNV&N phát triển phát triển mạnh và bền vững cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước vì thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát Trư ờ g Đạ i họ c K nh t ế H uế 79 triển DNV&N đã ra đời. Nghị định này là nền tảng cho các chính sách trợ giúp và tổ chức xúc tiến phát triển các DNV&N. Ngoài ra, còn có một số luật chi phối đến DNV&N nói chung và DNTMV&N nói riêng như sau: - Luật Doanh nghiệp và Luật thương mại đã có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của các DNTMV&N. Các quy định thông thoáng hơn về thủ tục thành lập cũng như việc hủy bỏ qui định về vốn pháp định đã tạo điều kiện cho số lượng doanh nghiệp được thành lập tăng lên nhanh chóng; đặc biệt là các doanh nghiệp có lượng vốn nhỏ mà trước đây rất khó thành lập do không đáp ứng được điều kiện về vốn pháp định hoặc do thủ tục quá rườm ra không đủ chi phí thành lập. - Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) cũng qui định việc bảo đảm và hỗ trợ về thuế cho các doanh nghiệp mới thành lập. Ngoài ra, các văn bản như Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, các qui định về thuế, xuất nhập khẩu... cũng có tác động đến việc hình thành và phát triển số lượng DNTMV&N thông qua các cơ chế thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.5.1.2. Chính sách về nguồn nhân lực Yếu tố con người là quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, đại bộ phận thương nhân của khu vực DNTMV&N còn trẻ, hăng hái, năng động nhưng trình độ học vấn và kinh nghiệm quản lý chưa cao. Đặc biệt lớp thương nhân trên địa bàn huyện Lệ Thủy còn mang tư tưởng cầu an, thiếu bản lĩnh và ý chí làm giàu cho cá nhân và xã hội. Thiếu mạnh dạn, xông xáo trên thương trường, việc tiếp cận cơ chế thị trường và xu thế hội nhập còn khó khăn do không cập nhật kiến thức. Do vậy, chưa nắm bắt kịp thời và tận dụng tối đa cơ hội kinh doanh. Về lực lượng lao động của Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 80 huyện rất dồi dào với giá nhân công rẻ nhưng chất lượng lao động thấp do chưa qua đào tạo nên đã và đang gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. 2.5.1.3. Chính sách tài chính - tín dụng Thực tế các DNTMV&N trên địa bàn đều dựa vào vốn tự có và tìm kiếm các nguồn tài chính không chính thức như huy động từ bạn bè, người thân. Đó là vì các DNTMV&N khó có thể có được các nguồn vốn vay trung, dài hạn từ các ngân hàng thương mại để đầu tư kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng khó có thể chấp n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_doanh_nghiep_thuong_mai_vua_va_nho_tren_dia_ban_huyen_le_thuy_tinh_quang_binh_098_1912312.pdf
Tài liệu liên quan