MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN .iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. v
MỤC LỤC. vii
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN . 4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ . 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ . 5
1.1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp . 5
1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ . 9
1.1.3. Tính ưu việt và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ . 11
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội . 14
1.1.5. Một số khái niệm liên quan đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ .17
1.1.6. Nội dung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . 18
1.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. 20
1.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ VẬN DỤNG VÀO ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM. . 24
1.2.1. Những kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước . 24
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho các DNV&N ở Việt Nam . 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH . 33
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN BỐTRẠCH . 33
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. 33
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội . 34
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH. 36
2.2.1. Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ . 36
2.2.2. Thực trạng mở rộng quy mô của các DNV&N trên địa bàn huyệnBố Trạch. 39
2.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH . 45
2.3.1. Năng lực quản lý và điều hành doanh nghiệp. 45
2.3.2. Chiến lược kinh doanh của các DNV&N . 47
2.3.3. Chất lượng nguồn lao động trong các DNV&N. 47
2.3.4. Thực trạng máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ. 50
2.3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm . 51
2.3.6. Hiệu quả kinh doanh và tích lũy của các DNV&N . 53
2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA VỀ MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BỐ TRẠCH . 57
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích. 57
2.4.2. Phân tích nhân tố . 58
2.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá chung của các DNV&N về môi trường kinh
doanh trên địa bàn huyện Bố Trạch . 60
2.4.4. Phân tích tác động của các nhân tố đến môi trường kinh doanh của cácDNV&N . 70
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
DNV&N TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH. 73
2.5.1. Những thuận lợi. 73
2.5.2. Khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn . 74
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH TRONG
THỜI GIAN TỚI. 77
3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH. 77
3.1.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ . 77
3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyệnBố Trạch. 78
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH . 80
3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo
nhóm ngành. 81
3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Bố Trạch. 84
3.2.3. Nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn huyện
Bố Trạch. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 95
I. KẾT LUẬN. 95
II. KIẾN NGHỊ. 96
PHỤ LỤC. 101
130 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h độ sơ cấp, trung cấp chiếm 21,13% và tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 63,88%.
Phân theo quy mô doanh nghiệp: các doanh nghiệp vừa có tỷ lệ lao động
có trình độ cao đẳng, đại học cao nhất là 16,2%, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp,
trung cấp là 21,12%, tỷ lệ lao động phổ thông là 62,68%. Tỷ lệ lao động có trình độ
cao đẳng, đại học của các doanh nghiệp nhỏ là 14,89%, tỷ lệ lao động có trình độ sơ
cấp, trung cấp là 20,75%, tỷ lệ lao động phổ thông là 64,36%. Các doanh nghiệp
siêu nhỏ có tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học thấp nhất là 12,77%, tỷ lệ
lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp là 21,81%, tỷ lệ lao động phổ thông là
65,43%.
Phân theo lĩnh vực kinh doanh: nếu so sánh tỷ lệ lao động có trình độ
cao đẳng, đại học thì lĩnh vực NLN&TS có tỷ lệ cao nhất chiếm 17,23%, tiếp
đến là lĩnh vực TM&DV chiếm 14,8%, thấp nhất là lĩnh vực CN&XD tỷ lệ lao
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
động có trình độ cao đẳng đại học chỉ có 14,52%. Tỷ lệ lao động phổ thông trong
lĩnh vực TM&DV là cao nhất chiếm 64,52% thấp nhất là lĩnh vực NLN&TS chỉ
chiếm 60,5%.
Tóm lại: nhìn chung mặt bằng chất lượng lao động đang làm việc trong các
DNV&N trên địa bàn huyện Bố Trạch là tương đối thấp, thể hiện ở chỗ số lao động có
trình độ cao đẳng, đại học và sơ cấp, trung cấp rất thấp đa phần các doanh nghiệp chủ
yếu sử dụng lao động phổ thông. Nguyên nhân một phần là do chất lượng lao động trên
địa bàn huyện cũng tương đối thấp chủ yếu là lao động nông thôn chưa qua đào tạo,
một số lượng lao động có trình độ lại tập trung về các thành phố lớn và những doanh
nghiệp lớn. Phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo lại tay nghề cho lao động, điều
này dẫn đến chi phí đào tạo lao động cao nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật
thấp dẫn đến hạn chế trong việc phát huy sáng kiến cải tiến công nghệ.
2.3.4. Thực trạng máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ
Khoa học công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố
tiên quyết, quan trọng. Tuy nhiên, đối với hầu hết các DNV&N hiện nay tình trạng
máy móc thiết bị công nghệ thể hiện rõ sự quá cũ kỹ, lạc hậu. Do đầu tư thiếu đồng
bộ nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về phụ tùng thay thế, suất tiêu hao vật
liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiều tiêu chuẩn định mức đã
lỗi thời không còn phù hợp nhưng chưa sửa đổi. Máy móc thiết bị cũ làm cho số giờ
máy chết caoNhững điều này chính là nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm
cao, chất lượng thấp và không đủ sức cạnh tranh cả trong thị trường. Một vấn đề lớn
của các DNV&N ở nông thôn hiện nay là có nhiều hạn chế trong việc đưa khoa học
kỹ thuật và sản xuất kinh doanh
Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy, trong 110 doanh nghiệp điều tra thì chỉ có 6
doanh nghiệp đánh giá tình trạng máy móc thiết bị của họ là hiện đại và đây đều là
các doanh nghiệp vừa, có 76 doanh nghiệp đánh giá trung bình chiếm 69,09% và 28
doanh nghiệp đánh giá máy móc thiết bị của họ lạc hậu chiếm tỷ lệ 25,45%. Các
doanh nghiệp đánh giá máy móc thiết bị lạc hậu chủ yếu là các doanh nghiệp siêu
nhỏ và nhỏ.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
Bảng 2.13: Tình trạng máy móc thiết bị và ứng dụng công nghệ của doanh
nghiệp điều tra
Chỉ tiêu
Quy mô doanh nghiệp Tổng cộng
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa
DN %
DN % DN % DN %
Tình trạng máy
móc thiết bị
Hiện đại 0 0 2 5 4 33,3 6 5,5
Trung bình 40 69,0 28 70,00 8 66,7 76 69,1
Lạc hậu 18 31,0 10 25,00 0 0,0 28 25,5
Ứng dụng công
nghệ thông tin
Không 26 44,8 11 27,50 0 0,0 37 33,6
Có 32 55,2 29 72,50 12 100,0 73 66,4
Tổng cộng 58 100 40 100 12 100 110 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
Về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh thì có
73 doanh nghiệp trả lời là có ứng dụng, chiếm tỷ lệ 66,36% còn lại 37 doanh nghiệp
trả lời là không, chiếm tỷ lệ 33,64%. Tất cả 100% doanh nghiệp vừa được điều tra
đều có ứng dụng công nghệ thông tin vào SXKD. Qua điều tra cho thấy doanh
nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và
ứng dụng công nghệ xuất phát từ nguyên nhân là khả năng tài chính của doanh
nghiệp còn hạn chế.
Tóm lại, hầu hết các DNV&N trên địa bàn huyện chậm đổi mới thiết bị công
nghệ chính là do khó khăn về tài chính, thông tin về công nghệ không đầy đủ, thiếu
khả năng về kỹ thuật, ý tưởng quản lý còn yếu. Đây là lực cản đối với quá trình
nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm của các DNV&N
trên thị trường.
2.3.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là một trong những yếu tố quyết định
cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Thông qua thị trường tiêu thụ
chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh hình thức chất lượng sản phẩm, quy mô kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
52
doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu cho thấy năm 2012 có rất nhiều DNV&N trên
đại bàn huyện đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm khiến
hàng tồn kho ứ động ngày càng nhiều, một số doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt
động cũng vì nguyên nhân này.
Bảng 2.14: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường
TT Phân loại
Thị trường
Tổng
cộng
(%)
Trong
huyện
(%)
Trong
tỉnh
(%)
Trong
nước
(%)
Xuất
khẩu
(%)
II Theo quy mô DN 39,93 27,38 23,48 9,22 100
1 DN siêu nhỏ 50,42 39,67 9,47 0,43 100
2 DN nhỏ 44,68 36,08 16,52 2,72 100
3 DN vừa 38,41 25,23 25,58 10,78 100
III Theo loại hình DN 39,93 27,38 23,48 9,22 100
1 NLN&TS 39,46 40,40 15,32 4,82 100
2 CN&XD 54,48 35,54 8,41 1,58 100
3 TM&DV 38,95 26,28 24,85 9,92 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy tỷ trọng doanh số từng khu vực thị trường trong
tổng doanh số. Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong huyện của các doanh
nghiệp chiếm 39,93% tổng doanh thu, doanh thu từ các địa bàn khác trong tỉnh
chiếm 27,38%. Doanh thu từ các tỉnh, thành phố khác trong nước chiếm 23,48%.
Doanh thu xuất khẩu chiếm 9,22%.
Phân theo quy mô doanh nghiệp: các doanh nghiệp vừa vẫn chiếm ưu thế
trong thị trường xuất khẩu trong tất cả các doanh nghiệp của huyện ( chiếm tỷ trọng
10,78%). Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu trong huyện
và tỉnh.
Phân theo lĩnh vực kinh doanh: đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
NLN&TS trên địa bàn, các sản phẩm chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong huyện chiếm
tỷ trọng 39,46% và các địa bàn lân cận trong tỉnh chiếm tỷ trọng 40,4% như sản
phẩm lâm nghiệp, thủy sản, giống cây con. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
53
việc quản lý chất lượng sản phẩm mà chỉ tập trung đến số lượng và sự phân phối
sản phẩm trên thị trường. Doanh thu xuất khẩu chiếm 4,82% tổng doanh thu, chủ
yếu là xuất khẩu mủ cao su và thủy hải sản
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CN&XD thị trường đầu ra chủ yếu
là trong địa bàn tỉnh. Về lĩnh vực công nghiệp phần lớn là sản xuất vật liệu xây
dụng và công nghiệp chế biến. Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng là các công
trình trụ sở văn phòng, đường giao thông liên xã, liên tỉnh, trường học, cầu cống, đê
đập trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận. Trong các chương trình phát triển
kinh tế xã hội của huyện có rất nhiều dự án đầu tư cho phát triển cở sở hạ tầng như
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình nước sạch và
vệ sinh môi trường là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp lĩnh vực CN&XD phát
triển. Mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực này là các sản phẩm làm từ nhựa
composite chiếm 1,58% tổng doanh thu
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TM&DV thị trường đầu ra tương
đối rộng, không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong huyện mà còn cả trong tỉnh và
khu vực Miền Trung. Hàng hóa chủ yếu của các doanh nghiệp thương mại tương
đối đa dạng như các mặt hàng tiêu dùng, xe máy, đồ điện tử, mộc dân dụng, vật
liệu xây dựng. Các doanh nghiệp dịch vụ chủ yếu kinh doanh nhà hàng, khách
sạn, du lịch, nghỉ dưỡng phục vụ cho khách hàng địa phương, trong nước và
quốc tế, các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở khu vực di sản Phong Nha Kẻ
Bàng và lân cận. Mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực này chủ yếu là gỗ nguyên
liệu, sản phẩm thủ công, mỹ nghệ từ gỗ. Doanh thu xuất khẩu trong lĩnh vực này
chiếm 9,92% tổng doanh thu.
2.3.6. Hiệu quả kinh doanh và tích lũy của các DNV&N
2.3.6.1. Doanh thu của các DNV&N trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 -2012
a) Tổng doanh thu
Qua số liệu thống kê ở bảng 2.15 ta thấy, doanh thu của các DNV&N năm
2010 là 1.490.136 triệu đồng, năm 2011 là 1.788.240 triệu đồng, năm 2012 là
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h ế
Hu
ế
54
2.161.109 triệu đồng. Như vậy năm 2012 so với năm 2010 tăng 670.973 triệu đồng,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,43%/năm.
Bảng 2.15: Doanh thu của các DNV&N trên địa bàn huyện Bố Trạch
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Tăng
trưởng
bình
quân
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
I.Theo quy mô 1.490.136 100 1.788.240 100 2.161.109 100 20,43
1. DN siêu nhỏ 521.094 34,97 560.560 31,35 672.170 31,10 13,57
2. DN nhỏ 684.190 45,91 862.064 48,21 1.051.830 48,67 23,99
3. DN vừa 284.852 19,12 365.616 20,45 437.109 20,23 23,88
II.Theo lĩnh vực 1.490.136 100 1.788.240 100 2.161.109 100 20,43
1. NLN&TS 54.840 3,68 61.220 3,42 71.028 3,29 13,81
2.CN&XD 391.764 26,29 430.564 24,08 483.572 22,38 11,10
3.TM&DV 1.043.532 70,03 1.296.456 72,50 1.606.509 74,34 24,08
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bố Trạch)
Phân theo quy mô doanh nghiệp: các doanh nghiệp quy mô nhỏ có doanh
thu lớn nhất, doanh thu năm 2010 là 684.190 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,91%
trong tổng doanh thu; năm 2011 là 862.064 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,21%; đến
năm 2012 là 1.501.830 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 48,67%, tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 23,99%/năm. Các doanh nghiệp siêu nhỏ năm 2010 doanh thu là 521.094
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,97% đến năm 2012 tăng lên 672.170 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 31,1%, tốc động tăng trưởng bình quân đạt 13,57%/năm. Doanh
nghiệp vừa năm 2010 có doanh thu là 284.852 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,12%
đến năm 2011 tăng lên 365.616 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,45%, sang năm 2012
lại tiếp tăng lên 437.109 triệu đồng tốc độ tăng bình quân là 23,88%/năm.
Phân theo lĩnh vực hoạt động: lĩnh vực TM&DV có doanh thu và tốc độ
tăng trưởng bình quân lớn nhất, năm 2010 doanh thu là 1.043.532 triệu đồng, chiếm
tỷ trọng 70,03%, đến năm 2012 tăng lên 1.606.509 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
74,34%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24,08%/năm. Lĩnh vực có doanh thu
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
55
đứng thứ 2 đó là CN&XD, năm 2010 doanh thu đạt 391.764 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 26,29%, đến năm 2012 tăng lên 483.572 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,38%,
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,1%/năm. Cuối cùng là lĩnh vực NLN&TS có
doanh thu thấp nhất, năm 2012 doanh thu là 71.028 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
3,29%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,81%/năm.
b) Doanh thu bình quân
Bảng 2.16: Doanh thu bình quân của các DNV&N trên địa bàn huyện Bố Trạch
(tính bình quân cho 1 doanh nghiệp)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Tăng trưởng
bình quân
(%)Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
I.Theo quy mô DN 5.984,5 6.061,8 6.451,1 3,83
1. DN siêu nhỏ 3.918,0 3.640,0 3.953,9 0,46
2. DN nhỏ 7.202,0 7.697,0 8.091,0 5,99
3. DN vừa 13.564,4 12.607,4 12.488,8 -4,05
II.Theo lĩnh vực hoạt động 5.984,5 6.061,8 6.451,1 3,83
1. NLN&TS 4.218,5 4.709,2 5.073,4 9,67
2.CN&XD 3.957,2 3.744,0 3.931,5 -0,33
3.TM&DV 7.617,0 7.763,2 8.113,7 3,21
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bố Trạch)
Qua bảng 2.16 ta thấy, doanh thu bình quân của doanh nghiệp tăng đều qua 3
năm kể cả theo loại hình doanh nghiệp hay theo lĩnh vực hoạt động. Xét bình quân
chung, doanh thu trong năm 2010 là 5.984,5 triệu đồng, năm 2011 là 6.062,8 triệu
đồng, năm 2012 là 6.451,1 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân qua 3 năm là
3,83%, điều này chứng tỏ doanh thu bình quân chung tăng nhanh, quy mô doanh
nghiệp ngày càng mở rộng.
Phân theo quy mô doanh nghiệp: qua 3 năm các doanh nghiệp quy mô vừa
có doanh thu bình quân giảm dần và tỷ lệ giảm bình quân là -4,05%. Nhưng xét về
độ lớn thì các doanh nghiệp có quy mô vừa vẫn là nhóm có doanh thu bình quân
lớn, chiếm ưu thế
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
56
Phân theo lĩnh vực hoạt động: lĩnh vực TM&DV có doanh thu bình quân
cao nhất qua 3 năm, năm 2010 đạt 7.617 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 8.114
triệu đồng tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 3,21%. Doanh thu bình quân của các doanh
nghiệp trong lĩnh vực CN&XD có giảm trong năm 2011, nguyên nhân một phần là
do các doanh nghiệp xây dựng gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra.
2.3.6.2. Lợi nhuận của các DNV&N trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 -2012
Bảng 2.17: Lợi nhuận của các DNV&N trên địa bàn huyện Bố Trạch
(tính bình quân cho 1 doanh nghiệp)
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 Tăng trưởng
bình quân
(%)Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng
I.Theo quy mô DN 135,5 100,2 92,1 -17,56
1. DN siêu nhỏ 59,8 45,3 43,2 -15,01
2. DN nhỏ 181,9 119,8 103,4 -24,60
3. DN vừa 404,9 315,8 279,5 -16,92
II.Theo lĩnh vực hoạt động 135,5 100,2 92,1 -17,56
1. NLN&TS 168,31 171,23 165,29 -0,90
2.CN&XD 90,83 80,11 62,8 -16,85
3.TM&DV 164,63 108,47 105,11 -20,10
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bố Trạch)
Nhìn vào bảng 2.17 ta thấy lợi nhuận bình quân trên 1 doanh nghiệp đều
giảm qua các năm, năm 2010 lợi nhuận bình quân 1 doanh nghiệp là 135,5 triệu
đồng đến năm 2012 giảm xuống còn 92,1 triệu đồng, tốc độ giảm bình quân là
-17,56%.
Phân theo quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp quy mô nhỏ có lợi nhuận
bình quân giảm mạnh nhất, cụ thể năm 2010 lợi nhuận bình quân là 181,9 triệu
đồng đến năm 2011 giảm xuống còn 119,8 triệu đồng và năm 2012 còn 103,4 triệu
đồng, tỷ lệ giảm bình quân là -24,6%. Các doanh nghiệp siêu nhỏ cũng có lợi nhuận
bình quân giảm qua 3 năm, tỷ lệ giảm bình quân là 15,01%
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
57
Phân theo lĩnh vực hoạt động: trong 3 lĩnh vực được phân chia thì lĩnh vực
TM&DV có tốc độ giảm lợi nhuận bình quân cao nhất -20,1%, tốc độ giảm thấp
nhất là lĩnh vực NLN&TS -0,9%.
Tóm lại, bắt đầu từ năm 2011 lợi nhuận bình quân của các DNV&N trên địa
bàn huyện đã giảm đi rõ rệt, nguyên nhân chính có thể kể đến đó là khó khăn của
nền kinh tế dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu
ra, giải quyết hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao.
2.3.6.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của các DNV&N
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn SXKD % 3,89 3,68 3,53
2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 3,87 3,67 3,40
3. Doanh thu bình quân trên 1 lao động triệu đồng 378,88 394,68 434,66
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Bố Trạch)
Nhìn vào bảng 2.18 trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn SXKD và tỷ suất
lợi nhuận trên doanh thu đều giảm qua các năm 2011 và 2012. Năm 2012 cứ 1 đồng
vốn tạo ra 0,0353 đồng lợi nhuận và cứ 1 đồng doanh thu thì có 0,034 đồng lợi
nhuận. Doanh thu bình quân trên 1 lao động liên tục tăng qua 3 năm, từ 378,88 triệu
đồng năm 2010 tăng lên 434,66 triệu đồng năm 2012.
Như vậy thông qua một số chỉ tiêu đánh giá ở trên ta thấy hiệu quả kinh
doanh có xu hướng giảm do vậy cần có những giải pháp tích cực hơn nữa để hỗ trợ
các DNV&N trên địa bàn huyện Bố Trạch phát triển trong thời gian tới.
2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP ĐIỀU TRA VỀ MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH
2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích
Trước khi đưa các yếu tố vào phân tích nhân tố thì cần thiết phải kiểm định độ
tin cậy của thang đo các yếu tố này. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
58
thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang do tương quan với nhau. Hệ
số của Cronbach sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không.
Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và hệ số tương
quan biến tổng (Item -Total corelation) > 0,3. Nếu các biến có hệ số tương quan
biến tổng < 0,3 thì được xem là biến rác và loại khỏi thang đo [22].
Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin
cậy của các biến số phân tích đánh giá kinh doanh của các DNV&N trên địa bàn
huyện Bố Trạch
Số liệu phân tích ( xem ở phụ lục 2) cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha
của các câu hỏi (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,9. Các
câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-Total correlation) lớn
hơn 0,3. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các biến phân tích bằng
0,923 là tương đối cao. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường
tốt, câu trả lời của người được điều tra cho kết quả đáng tin cậy
2.4.2. Phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng chủ yếu
để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Ứng dụng trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập
được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều có liên hệ với nhau và
số lượng chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử
dụng để tiến hành các phân tích tiếp theo, chẳng hạn phân tích hồi quy.
Phân tích nhân tố được thực hiện với phép trích Principle Component, phép
xoay Varimax cho 29 biến độc lập. Cỡ mẫu của của phân tích là 110. Khi phân tích
nhân tố, tác giả quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:
- Thứ nhất: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của
kiểm định Bartlett ≤ 0.05 [22]
- Thứ hai: Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 (Do cỡ mẫu > 100) .
Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.5 sẽ bị loại nhằm đảm bảo tập dữ liệu
đưa vào là có ý nghĩa cho phân tích nhân tố. [22]
- Thứ ba: Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và
Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1. [22]
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
59
Kết quả phân tích nhân tố lần 1(xem phụ lục 3) có 6 nhóm nhân tố được rút
ra với hệ số KMO =0,808 ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05 và
phương sai trích là 70,716 thỏa mãn. Tuy nhiên có 1 biến quan sát là “Hỗ trợ tư vấn
thông tin pháp luật” có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 nên bị loại ra khỏi mô hình.
Sau khi loại biến, tiến hành phân tích nhân tố lần 2 được trình bày tại bảng (xem
phụ lục 3). Qua bảng cho thấy hệ số KMO = 0,812 thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,5
và nhỏ hơn 1 , cho thấy phương pháp phân tích trên là phù hợp. Đồng thời giá trị
phương sai trích là 72,63% cho biết 6 nhân tố này giải thích được 72,63% biến thiên
của dữ liệu. Do đó các nhân tố mới này sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến
mới cho việc phân tích. Các nhân tố này bao gồm:
Nhân tố 1: Có giá trị Eigenvalue bằng 3,903 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu. Nhân
tố này bao gồm 6 vấn đề: Chính sách hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường do các cơ
quan của tỉnh, huyện thực hiện rất tốt, Chính sách hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh
doanh do các cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt, Chính sách hỗ trợ công nghệ mà các
cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt, Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và triển
lãm thương mại mà các cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt, Chính sách hỗ trợ tuyển
dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt, Chính sách hỗ
trợ đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện rất tốt. Ta đặt
tên cho nhóm nhân tố này là K1 : Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Nhân tố 2: Có giá trị Eigenvalue bằng 3,828 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu. Nhân
tố này bao gồm 5 vấn đề: Giá thuê đất và mặt bằng kinh doanh phù hợp, Mặt bằng
kinh doanh có tính ổn định cao (khả năng thu hồi thấp), Hệ thống đường giao thông
thuận lợi, Hệ thống điện, nước sạch phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định đảm bảo
chất lượng, Hệ thống điện thoại và các dịch vụ viễn thông chất lượng tốt. Ta đặt tên
cho nhóm nhân tố này là K2: Đất đai và cơ sở hạ tầng
Nhân tố 3: Có giá trị Eigenvalue bằng 3,799 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu. Nhân
tố này bao gồm 5 vấn đề: Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin tài liệu của
tỉnh, huyện, Để tiếp cận các thông tin tài liệu trên thì doanh nghiệp không cần phải
có mối quan hệ với cơ quan nhà nước, Doanh nghiệp đã từng tham gia góp ý kiến
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
60
về các quy định chính sách của nhà nước, Các hiệp hội địa phương có vai trò đáng
kể trong xây dựng và phản biện chính sách qui định của tỉnh, Doanh nghiệp có thể
dự đoán trước việc thực hiện chính sách pháp luật của tỉnh. Ta đặt tên cho nhóm
nhân tố này là K3: Tính minh bạch và tiếp cận thông tin
Nhân tố 4: Có giá trị Eigenvalue bằng 3,457 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu.
Nhân tố này bao gồm 6 vấn đề: Doanh nghiệp không gặp khó khăn nào để có đủ các
loại giấy phép kinh doanh cần thiết, Thời gian để hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh
doanh là tương đối ngắn, Thủ tục hành chính về đất đai nhanh chóng thuận tiện,
Chính sách thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước là minh bạch, rõ ràng, Các
vướng mắc của doanh nghiệp đều được các cơ quan Nhà nước giải quyết thỏa đáng,
Thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước tại địa phương nhanh chóng thuận tiện.
Ta đặt tên cho nhóm nhân tố này là K4: Thủ tục hành chính
Nhân tố 5: Nhân tố này bao gồm 3 vấn đề: Doanh nghiệp rất tin tưởng vào
thiết chế pháp lý hiện nay tại địa phương, Việc sử dụng thiết chế pháp lý để giải
quyết tranh chấp hiện nay là rất phổ biến, UBND huyện rất linh hoạt trong khuôn
khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Ta đặt
tên cho nhóm nhân tố này là K5: Thiết chế pháp lý
Nhân tố 6: Có giá trị Eigenvalue bằng 2,452 lớn hơn 1 thỏa mãn yêu cầu.
Nhân tố này bao gồm 3 vấn đề: Thủ tục vay vốn của tại tổ chức tín dụng thuận tiện,
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay, Lãi suất cho vay rất ưu đãi.
Ta đặt tên cho nhóm nhân tố này là K6: Tài chính, tín dụng
2.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá chung của các DNV&N về môi trường kinh
doanh trên địa bàn huyện Bố Trạch
2.4.3.1. Đất đai và cơ sở hạ tầng
Đất đai và cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến tác động đến quá trình SXKD của doanh nghiệp. Trong những năm qua Nhà
nước ta đã có nhiều thay đổi trong chính sách đất đai mục đích tạo điều kiện thuận
lợi cho các DNV&N có mặt bằng sản xuất ổn định, lâu dài để yên tâm sản xuất. Kết
quả điều tra cho thấy, có 29,07% ý kiến đồng ý cho rằng giá thuê đất và mặt bằng
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
61
kinh doanh trên địa bàn huyện Bố Trạch là phù hợp, có 26,4% không có ý kiến và
có 44,54% cho rằng chưa phù hợp. Như vậy, các cơ quan của tỉnh và huyện cần
xem xét lại để điều chỉnh giá đất hợp lý hơn, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận được nguồn quỹ đất để SXKD.
Bảng 2.19: Ý kiến đánh giá của DNV&N về đất đai và cơ sở hạ tầng
Câu hỏi
Tổng
số ý
kiến
Trung
bình
Ý kiến đánh giá
Rất
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không
có ý kiến Đồng ý
Rất
đồng ý
SL % SL % SL % SL % SL %
Giá thuê đất và mặt bằng kinh
doanh phù hợp
110 2,88 4 3,64 45 40,9 29 26,4 24 21,8 8 7,27
Mặt bằng kinh doanh có tính ổn
định cao (khả năng thu hồi thấp)
110 2,92 2 1,82 47 42,7 28 25,5 24 21,8 9 8,18
Hệ thống đường giao thông
thuận lợi 110 2,85 2 1,82 47 42,7 23 20,9 32 29,1 6 5,45
Hệ thống điện, nước sạch phục
vụ sản xuất kinh doanh ổn định
đảm bảo chất lượng
110 3,07 2 1,82 39 35,5 27 24,5 33 30 9 8,18
Hệ thống điện thoại và các dịch
vụ viễn thông chất lượng tốt
110 2,94 2 1,82 41 37,3 35 31,8 26 23,6 6 5,45
(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả)
Về tính ổn định của đất đai và mặt bằng kinh doanh, cũng có nhiều ý kiến
trái chiều khi tiến hành điều tra, có 29,98% ý kiến đồng ý cho rằng mặt bằng kinh
doanh có tính ổn định cao nhưng lại có đến 44,52% ý kiến không đồng ý. Quy
hoạch đất đai không rõ ràng, thiếu minh bạch đã dẫn đến các doanh nghiệp luôn lo
sợ bị thu hồi đất ảnh hưởng xấu đến quá trình SXKD. Như vậy sự thiếu chặt chẽ
trong việc đưa ra khung giá thuê đất và một số quy đinh chưa hợp lý là một cản trở
không nhỏ cho hoạt động đầu tư phát triển của các DNV&N trên địa bàn huyện.
Về cơ sở hạ tầng, kết quả điều tra cho thấy có 34,55% ý kiến đồng ý cho
rằng hệ thống đường giao thông đường giao thông trên địa bàn thuận lợi, 20,9%
không có ý kiến và 44,52% ý kiến không đồng ý. Mặc dù trong những năm gần đây
huyện đã có nhiều chính sách cải tạo và xây mới hệ thống đường giao thông liên
huyện và liên tỉnh, chương trình nông thôn mới nhưng nhìn chung một số tuyến
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
đường giao thông vẫn còn kém, dẫn đến hạn chế lưu thông các phương tiện, ảnh
hưởng tới thời gian lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp.
Hệ thống điện và nước sạch phục vụ sản xuất kinh doanh được đánh giá tốt
hơn các yếu tố khác có 38,18% ý kiến đánh giá hệ thống điện, nước sạch là phục vụ
ổn định và đảm bảo chất lượng, có 37,52% ý kiến ngược lại. Khó khăn chủ yếu về
điện đối với các DNV&N trên địa bàn huyện chủ yếu là giá điện còn cao, tình trạng
cúp điện không báo trước.
Về hệ thống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_doanh_nghiep_vua_va_nho_tren_dia_ban_huyen_bo_trach_tinh_quang_binh_251_1912313.pdf