Luận văn Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

LỜI CAM ĐOAN . I

LỜI CẢM ƠN.II

MỤC LỤC.III

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . VI

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU. VII

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.VIII

LỜI MỞ ĐẦU.1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỐI TưỢNG THAM GIA

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .10

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện .10

1.1.1. Khái niệm về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.10

1.1.2. Định nghĩa phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.17

1.2. Nội dung cơ bản về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.17

1.2.1. Đặc điểm và bản chất của BHXH tự nguyện .17

1.2.2. Vai trò của BHXH tự nguyện.21

1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của BHXH tự nguyện.23

1.2.4. Chính sách BHXH tự nguyện.25

1.3. Nội dung về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.28

1.3.1. Gia tăng mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện .28

1.3.2. Kích thích nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân.28

1.3.3. Hoàn thiện, mở rộng mạng lưới hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện .29

1.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về

BHXH tự nguyện .31

1.3.5. Đổi mới các chế độ BHXH tự nguyện được hưởng.32

1.3.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện .38

1.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham

gia BHXH tự nguyện.38

pdf124 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định; + Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT; + Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp; + Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp. - Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định. 43 - Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của BHXH huyện. - Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định. - Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định. - Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT. - Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn. - Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức. 44 - Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của BHXH thị xã Quảng Trị. - Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH tỉnh giao. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của BHXH thị xã Quảng Trị Bảo hiểm xã hội thị xã Quảng Trị gồm 15 cán bộ viên chức, được phân chia theo các bộ phận nghiệp vụ gồm: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của BHXH thị xã Quảng Trị (Nguồn: BHXH thị xã Quảng Trị) Do đang trong thời gian kiện toàn lại công tác tổ chức bộ máy nên Bảo hiểm xã hội thị xã Quảng Trị chưa có Giám đốc. Trách nhiệm được giao cho Phó Giám đốc quản lý điều hành đơn vị. * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận như sau: - Phó Giám đốc quản lý điều hành: Là người đứng đầu cơ quan BHXH thị xã, phụ trách và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn thị xã Quảng Trị quản lý. Phó Giám đốc Phó Giám đốc quản lý điều hành Bộ phận Thu, sổ thẻ và kiểm tra Bộ phận Giám định BHYT Bộ phận Kế hoạch tài chính Bộ phận TNTKQ thủ tục hành chính Bộ phận Chế độ BHXH Bộ phận Hành chính, văn thư, thủ quỹ 45 Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ phận kế toán – giám định BHYT; bộ phận thu – cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và công tác tổ chức hành chính, nhân sự; công tác thanh kiểm tra. - Phó Giám đốc: Người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho Phó Giám đốc quản lý điều hành. Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp bộ phận Chế độ BHXH; bộ phận Tiếp nhận và quản lý hồ sơ của cơ quan. - Bộ phận Thu, sổ thẻ và kiểm tra: gồm 05 cán bộ, có chức năng giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, các đối tượng Ngân sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật; tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; thực hiện việc kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn; Cấp phát sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia; Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra thường xuyên các đơn vị SDLĐ trên địa bàn đang tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Báo cáo chi tiết, tổng hợp về số thu, việc cấp phát sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định hiện hành - Bộ phận Chế độ BHXH: gồm 01 cán bộ. Có nhiệm vụ Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật; Giải quyết hồ sơ, thẩm định hồ sơ hưởng chế độ BHXH, quản lý các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn thị xã Quảng Trị. - Bộ phận Kế hoạch tài chính: gồm 02 cán bộ. Thực hiện công tác, kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật. Phân bổ dự toán thu, chi; tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng; tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định. Thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính theo định kỳ tháng, quý, năm gửi BHXH tỉnh theo quy định. 46 - Bộ phận Giám định BHYT: gồm 01 cán bộ có trách nhiệm giám định thường trực tại các cơ sở y tế do đơn vị thực hiện ký kết hợp đồng về việc khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT. Kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc tổ chức khám chữa bệnh cho đối tượng nhằm đảm bảo cân đối quỹ khám chữa bệnh được giao theo kế hoạch. Báo cáo tổng hợp, chi tiết định kỳ hàng tháng, quý theo quy định của ngành BHXH. - Bộ phận Tiếp nhận và quản lý hồ sơ (bộ phận 1 cửa): gồm 01 cán bộ. Kiểm tra và tiếp nhận các loại hồ sơ liên quan tới việc tham gia BHXH, BHYT, chuyển hồ sơ tiếp nhận và nhận lại kết quả giải quyết từ các phòng nghiệp vụ có liên quan trả hồ sơ cho đối tượng một cách nhanh chóng nhất, giải đáp các thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến BHXH, BHYT. Định kỳ hàng tháng, quý, năm thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định của ngành BHXH. - Bộ phận Hành chính, văn thư, thủ quỹ: gồm 01 cán bộ có trách nhiệm theo dõi phân loại, tổng hợp, quản lý những văn bản đến, văn bản đi; soạn thảo, duyệt ký ban hành văn bản, chuyển giao, tiếp nhận, đăng ký vào sổ, văn bản, lập hồ sơ, Đồng thời theo dõi, có trách nhiệm cập nhật đầy đủ , chính xác , kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ, báo cáo khi cần cho Giám đốc, kế toán trưởng; Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt. Ngoài ra, BHXH thị xã còn có hệ thống đại diện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH các xã, phường để đảm bảo cho việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng được thuận lợi, kịp thời; Các đại lý thu BHYT, BHXH tự nguyện tại 5 xã, phường và Đại lý thu tại Bưu điện thị xã Quảng Trị. 47 2.2.4. Nội dung về công tác thu BHXH tự nguyện và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị 2.2.4.1. Thực trạng thu BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị Với mục đích an sinh xã hội, tạo niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho người lao động, BHXH tự nguyện từ khi ra đời có vai trò quan trọng đối với đại bộ phận lao động nói chung và nông dân nói riêng. Năm 2018, đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị chiếm 84,98% (12.185/14.338 người) số người trong độ tuổi lao động. Như vậy, có thể nói số lao động ở khu vực thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện rất lớn, tiềm năng của BHXH tự nguyện dồi dào. Theo số liệu báo cáo của BHXH thị xã Quảng Trị, số lao động tham gia BHXH tự nguyện có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2008 chỉ có 12 người tham gia, bởi vì BHXH tự nguyện là chính sách mới và công tác tuyên truyền chưa được chú trọng, ít người biết. Giai đoạn 2014 - 2018, số lượng người tham gia ngày càng được mở rộng, tốc độ phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tính theo năm tăng 152,42%. Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn rất thấp so với tổng số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Để có cái nhìn tổng quan về thu BHXH và BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, qua đó có cơ sở để đánh giá tình hình và đề ra những biện pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện, chúng ta sẽ xem xét thực trạng về BHXH và BHXH tự nguyện hiện nay trên địa bàn thị xã Quảng Trị, cụ thể như sau: 48 Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHXH tại thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tham gia BHXH bắt buộc 1.870 1.891 1.951 1.971 2.153 Tham gia BHXH tự nguyện 70 73 65 62 199 Tổng cộng 1.940 1.964 2.016 2.033 2.352 Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện / Tổng số tham gia BHXH (%) 3,61 3,72 3,22 3,05 8,46 (Nguồn: Bộ phận thu BHXH – BHXH thị xã Quảng Trị) Có thể thấy rằng, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số đối tượng tham gia BHXH cũng như số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Cụ thể, năm 2014, số người tham gia BHXH tự nguyện chiếm 3,61% tổng số người tham gia BHXH trên địa bàn thị xã Quảng Trị (bằng 70 người/1.940 người), năm 2015 chiếm 3,72% (73/1.964 người); năm 2016 chiếm 3,22% (65/2.016 người), năm 2017 chiếm 3,05% (62/2.033 người), năm 2018 chiếm 8,46% (199/2.352 người). Năm 2018, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tăng 137 người, gấp 3,21 lần so với năm 2017. Để đạt được kết quả này, trong năm 2018, BHXH thị xã Quảng Trị đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; giải thích rõ cho người dân về ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện. Qua đó, giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của BHXH tự nguyện, lợi ích và quyền lợi sau này của mình. Ngoài ra, việc Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng cũng có tác động không nhỏ đến việc tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai chính sách BHXH tự nguyện, tính 49 đến 31/12/2018 toàn thị xã mới chỉ có 199 người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm 1,63% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH. Do vậy cần phải điều tra thực tế để có cái nhìn toàn diện hơn về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, tìm ra nguyên nhân thực chất các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị. Hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động năm trước của từng huyện, thành phố, BHXH tỉnh Quảng Trị giao kế hoạch thu BHXH cho từng đơn vị cho năm sau. Qua đó, đánh giá được tốc độ thu BHXH, khả năng thu hút BHXH đối với người dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị. Số thu BHXH tự nguyện ghi nhận, đánh giá việc duy trì số đối tượng đã tham gia, duy trì đóng phí hàng năm; hoặc phát triển số lượt mới; hoặc điều chỉnh mức đóng tham gia BHXH tự nguyện. Tuy số thu BHXH tự nguyện tăng hàng năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu BHXH. Năm 2017 tỷ trọng số thu BHXH tự nguyện trong tổng thu BHXH đạt lớn nhất trong các năm nhưng vẫn chỉ ở mức 2,83%, với tổng số thu BHXH toàn thị xã Quảng Trị là 26.798.263.398 đồng, trong khi đó số thu từ BHXH tự nguyện chỉ đạt 759.284.963 đồng. 50 Biểu đồ 2.1. Kết quả thực hiện thu BHXH tự nguyện so với kế hoạch thu BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2018 (Nguồn: Bộ phận Thu – BHXH thị xã Quảng Trị) Có thể thấy rằng, tỷ lệ thực hiện việc thu BHXH tự nguyện các năm hầu như đều chưa đạt kế hoạch BHXH tỉnh Quảng Trị giao cho BHXH thị xã Quảng Trị. Trong số thu của BHXH tự nguyện, tỷ lệ đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu (nhưng không quá 10 năm) chiếm phần lớn nguồn thu BHXH tự nguyện, điều này thể hiện rõ nhất ở năm 2017 và 2018. Năm 2017, tuy số người tham gia BHXH tự nguyện giảm nhưng số thu BHXH tự nguyện lại lớn nhất trong giai đoạn 2014 – 2018. Ngược lại, năm 2018, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng 137 người so với năm 2017 nhưng số thu lại giảm hẳn 203.538.294 đồng; tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch cũng thấp nhất, chỉ 51 có 38,73%. Lý do chính là việc BHXH tỉnh Quảng Trị giao kế hoạch, kỳ vọng quá cao vào mức tham gia BHXH tự nguyện của người dân. Đa số người tham gia BHXH tự nguyện đều lựa chọn mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (tức 700.000 đồng/tháng), vì vậy, số lượng người tham gia tăng cao nhưng số thu lại không đạt. Qua điều tra cho thấy, trong tổng số 500 người dân tham gia phỏng vấn thì có 57 người (chiếm 11,40%) đã tham gia BHXH tự nguyện, còn lại 443 người (chiếm 88,60%) là chưa tham gia. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời đƣợc điều tra (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) 52 Số lượng người chưa tham gia BHXH vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn, chiếm tới 88,60%. Nguyên nhân của tình trạng này thì có rất nhiều: vì thu nhập chưa đủ điều kiện tham gia, vì chưa hiểu hết về chính sách này Tuy nhiên, kết quả trên đã phần nào phản ánh hiệu quả triển khai chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị còn thấp. Bên cạnh đó cũng nói lên rằng tiềm năng để triển khai chính sách BHXH tự nguyện là rất lớn. Từ đó đặt ra vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để chính sách BHXH tự nguyện được gần gũi với người dân và là chỗ dựa vững chắc cho họ khi tuổi cao sức yếu. 2.2.4.2. Sử dụng quỹ BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị Quỹ BHXH tự nguyện được sử dụng vào các mục đích sau: Chi trả các chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định; đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; chi phí quản lý; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định. Tại BHXH thị xã Quảng Trị, quỹ BHXH tự nguyện chủ yếu được dùng để chi trả các chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu. Tham gia BHXH tự nguyện, người lao động được hưởng quyền lợi theo chế độ hưu trí và tử tuất khi có đủ điều kiện theo quy định. Qua 10 năm triển khai thực hiện, số đối tượng được hưởng và tổng chi do quỹ BHXH tự nguyện chi trả được thể hiện cụ thể tại bảng sau: 53 Bảng 2.2. Số chi của quỹ BHXH tự nguyện tại BHXH thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị tính: Người/ Đồng Loại chế độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Số lượt người Số tiền Chế độ Hƣu trí 8 103.573.503 7 157.422.460 26 277.181.860 49 614.046.185 46 639.043.840 Chi trả lương hưu 4 99.113.400 7 150.643.500 13 265.245.800 20 478.361.900 22 594.834.200 Trợ cấp 1 lần trước khi nghỉ hưu - - - - - - - - - - Đóng BHYT 4 4.460.103 7 6.778.960 13 11.936.060 20 21.526.285 22 26.767.540 Chi trả chế độ BHXH 1 lần - - - - - - 9 114.158.000 2 17.442.100 Chế độ Tử tuất 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chi phí mai táng - - - - - - - - - - Tuất hàng tháng - - - - - - - - - - Tuất 1 lần - - - - - - - - - - Cộng: 8 103.573.503 7 157.422.460 26 277.181.860 49 614.046.185 46 639.043.840 (Nguồn: Bộ phận Kế toán – BHXH thị xã Quảng Trị) 54 Với 2 chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện được hưởng là chế độ Hưu trí và chế độ Tử tuất thì tại thị xã Quảng Trị nguồn chi chủ yếu của quỹ BHXH tự nguyện là cho chế độ Hưu trí; chưa có trường hợp chi cho đối tượng hưởng chế độ Tuất. Số đối tượng được hưởng lương hưu từ quỹ BHXH tự nguyện tăng dần qua các năm, điều này chứng tỏ sự hoạt động an toàn của quỹ. Giai đoạn 2014 – 2017, người tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ Hưu trí chủ yếu là các đối tượng trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đã nghỉ việc hoặc chấm dứt HĐLĐ tuy nhiên chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ, vì vậy tham gia tiếp BHXH tự nguyện. Số đối tượng tham gia mới không nhiều. 2.3. Thực trạng công tác phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 2.3.1. Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện tại địa bàn thị xã Quảng Trị Tỷ lệ số người tham gia BHXH tự nguyện so với LLLĐ hoặc số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là sự phản ánh mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện và mức độ tham gia của người lao động đối với chính sách BHXH tự nguyện. Nếu tỷ lệ dân số tham gia BHXH tự nguyện cao, điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng tự an sinh của người lao động khi gặp rủi ro hoặc hết tuổi lao động, giảm gánh nặng cho Nhà nước đối với người cao tuổi. Chính vì vậy, mà nhiều quốc gia quan tâm đến việc phát triển đối tượng BHXH tự nguyện. Với cách tính trên, nếu đem so sánh số người tham gia BHXH tự nguyện với LLLĐ hoặc số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện thì mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị còn rất thấp, thể hiện ở bảng sau: 55 Bảng 2.3. Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện giai đoạn 2014 - 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Lực lượng lao động Người 13.261 13.246 13.724 13.971 14.338 2 Số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện Người 11.391 11.355 11.773 12.000 12.185 3 Số người tham gia BHXH tự nguyện Người 70 73 65 52 199 4 Mức độ bao phủ BHXH tự nguyện so với LLLĐ % 0,53 0,55 0,47 0,37 1,39 5 Mức độ bao phủ BHXH tự nguyện so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện % 0,61 0,6 0,55 0,43 1,63 (Nguồn: Bộ phận thu BHXH – BHXH thị xã Quảng Trị) Qua số liệu bảng 2.3 cho thấy, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện tăng liên tục qua các năm, điều đó thể hiện chính sách BHXH tự nguyện đang có xu hướng phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng diện bao phủ qua các năm còn rất chậm. Mức độ bao phủ BHXH tự nguyện năm 2017 chỉ đạt 0,37% so với LLLĐ và 0,43% so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện; năm 2018 con số này đạt tương ứng là 1,39% và 1,63%. Có thể nói, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện còn quá thấp. Phần lớn người lao động chưa tham gia BHXH tự nguyện, nếu trong thời gian tới số người tham gia BHXH tự nguyện không tăng nhanh thì cuộc sống của số đông NLĐ khi về già sẽ rất khó khăn và làm tăng thêm gánh nặng đối với xã hội. 56 2.3.2. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị Để biết được mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tác giả đã tiến hành khảo sát 500 người về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện và có kết quả như sau: Biểu đồ 2.3. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của ngƣời đƣợc điều tra (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Qua điều tra, có tới gần 90% người dân được điều tra có mong muốn tham gia BHXH, chỉ có 10,21% số người không có nhu cầu tham gia. Trong đó, dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ người dân tham gia BHXH tự nguyện nếu được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng khá lớn, chiếm 46,32%. Nguyên nhân của vấn đề này một phần là do mức thu nhập của người dân thuộc nhóm lao động tự do còn khá thấp, không ổn định, vì vậy chưa có sự tích lũy, không có đủ điều kiện tham gia; ngoài ra, người dân vẫn còn có tư tưởng được bao cấp, 57 hỗ trợ thì mới thực hiện. Có thể nói rằng, yếu tố về khả năng tài chính là lý do lớn nhất làm rào cản cho việc tham gia BHXH tự nguyện của người dân. Điều đó cũng lý giải tại sao khi có đủ khả năng tài chính, người dân sẽ tham gia chiếm tỷ lệ cũng khá cao là 15,41%. Vì vậy, muốn phát triển được đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì cần quan tâm đến vấn đề thu nhập của người dân và khả năng tài chính của họ. Số người mong muốn tham gia nếu như hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ 14,99%. Điều này chứng tỏ công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện chưa bao phủ rộng khắp đến mọi người dân. Đặc biệt với những người dân sống ở nơi vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận thông tin còn yếu và thiếu. Cũng theo biểu đồ 2.3 số người mong muốn tham gia nếu Nhà nước bắt buộc chiếm 13,07%, số liệu này cho thấy ý thức tự giác hay tinh thần tự nguyện bảo vệ cho bản thân của người dân còn thấp. Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy được một điều là: mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người dân thì nhiều nhưng khi triển khai thì lại đạt kết quả lại ít (chỉ có 11,40% số người tham gia). Để có thể đánh giá nguyên nhân tại sao lại như vậy, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai chính sách và quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn được hiệu quả hơn. 2.3.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện Trong những năm qua, BHXH thị xã Quảng Trị đã phối hợp thường xuyên với các cơ quan, đoàn thể, Phòng, ban ngành như: Thị ủy, UBND - HĐND thị xã Quảng Trị, Phòng Lao động Thương binh xã hội, Liên Đoàn lao động, Phòng Văn hóa Thông tin, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Ban 58 Tuyên giáo, Đài truyền thanh thị xã Quảng Trị nhằm tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH cho mọi người lao động và BHYT cho toàn dân; cử báo cáo viên tuyên truyền về Luật BHXH, BHYT sửa đổi, bổ sung cho báo cáo viên, bí thư các xã, phường và các cơ quan đơn vị trên địa bàn thị xã. Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền, thời gian qua công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH thị xã Quảng Trị đã được coi trọng với các hoạt động thường xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi, phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí của thị xã, của ngành. Đồng thời phổ biến trên các trang thông tin điện tử, diễn đàn để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chế độ BHXH. Phối hợp các cơ quan đoàn thể các cấp, Đài phát thanh truyền hình tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH đến người dân. Cụ thể hoạt động tuyên truyền tại thị xã Quảng Trị được thể hiện trong báo cáo tổng hợp của Cơ quan BHXH thị xã Quảng Trị qua các năm như sau: Bảng 2.4. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền BHXH trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cung cấp văn bản Văn bản 15 22 27 30 35 Cung cấp tờ rơi tuyên truyền Ấn phẩm 1500 1800 2100 2500 3200 Biển quảng cáo, pano, áp phích Biển 2 4 7 8 10 Bài phát trên đài truyền thanh thị xã Bài 5 7 10 13 15 Chi phí cho hoạt động tuyên truyền Triệu đồng 20 62 190 95 87 (Nguồn: Bộ phận kế toán – BHXH thị xã Quảng Trị) 59 Số lượng hoạt động tuyên truyền ngày càng được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền vẫn tập trung chủ yếu về mảng BHXH bắt buộc, tuyên truyền, phát triển BHYT toàn dân chứ chưa thực sự chú trọng mảng BHXH tự nguyện. Chính vì vậy, BHXH tự nguyện chưa được người dân hiểu biết rộng rãi. Năm 2018, song song với việc tuyên truyền BHXH, BHYT, BHXH thị xã Quảng Trị cũng thực hiện việc tuyên truyền BHXH tự nguyện thông qua các ấn phẩm, tạp chí, báo đài. Tuy vậy, việc tuyên truyền không đạt được hiệu quả cao. 9 tháng đầu năm 2018, chỉ có 58 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 53,2% so với kế hoạch được giao. Nhận thấy tình hình trên, bám sát phong trào thi đua “nước rút” 3 tháng cuối năm, với chủ đề “Nỗ lực phấn đấu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, hoàn thành nhiệm vụ thu và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN 3 tháng cuối năm 2018” do BHXH tỉnh Quảng Trị đề ra, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu được giao. Quý 4/2018, BHXH thị xã Quảng Trị đã đề ra kế hoạch, tập trung nguồn nhân lực, phối hợp với UBND các cấp, với Đại lý thu Bưu điện tổ chức 06 Hội nghị dành riêng cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại các phường, xã trên địa bàn; thu hút hơn 400 đối tượng đến tham dự Hội nghị phát triển BHXH tự nguyện. Sau Hội nghị, đã có hơn 100 đối tượng đăng ký tham gia BHXH tự nguyện. Điều này cho thấy rằng, hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, chưa thu hút công chúng, nội dung tuyên truyền chưa đi sâu, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa thường xuyên liên tục, chưa thống nhất, chưa đạt hiệu quả. Do đó, nội dung chưa được truyền tải sâu, rộng cho người tham gia và các tầng lớp dân cư. 60 Để nắm bắt được tình hình BHXH tự nguyện tiếp cận với người dân, thực hiện khảo sát với 500 đối tượng khác nhau về nguồn thông tin của họ đối với BHXH tự nguyện, ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4. Nguồn thông tin về BHXH tự nguyện mà ngƣời dân có đƣợc (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán) Với 500 phiếu điều tra, có thể nhận thấy các hình thức thông tin truyền thống như: qua văn bản, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức Đảng, đoàn thể ở địa phương lại không hiệu quả bằng việc truyền miệng trong nhân dân. Đi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_doi_tuong_tham_gia_bao_hiem_xa_hoi_tu_ng.pdf
Tài liệu liên quan