Luận văn Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng vân, huyện thường tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU.1

Chương 1.10

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ XÃ HỒNG VÂN.10

1.1. Các khái niệm cơ bản.10

1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch tại địa phương.13

Chương 2.17

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XÃ HỒNG VÂN, .17

HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI .17

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội .18

2.2. Đặc điểm cơ cấu ngành nghề tại địa phương.20

2.3. Hoạt động Du lịch tại địa phương . 31

2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân,

huyện Thường Tín, Hà Nội . 37

2.5. Đánh giá về các hoạt động du lịch tại địa phương .41

Chương 3.51

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH .51

LÀNG NGHỀ TẠI XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI .51

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn xã.51

3.2. Định hướng xây dựng phát triển xã du lịch. 54

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái.57

KẾT LUẬN.61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.64

PHỤ LỤC. 66

pdf81 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng vân, huyện thường tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à để lại ấn tượng cho khách du lịch trải nghiệm khi đến Hồng Vân. 27 Chia sẻ với anh Nguyễn Văn Chí, chủ nhà vườn Đức Chí cho hay: với phương thức hoạt động mới của các mô hình trong xã, nhà nhà thi đua làm đẹp vườn, đẹp khuôn viên gia đình, cho ra đời nhiều loại hoa, cây cảnh mới, giữ gìn đường làng ngõ xóm sạch đẹp. Nhờ đó du lịch làng nghề ở xã Hồng Vân đã có bước chuyển mới về chất lượng và dịch vụ, khách đến đây được tham quan, mua sắm nhiều sản phẩm làng nghề thú vị. Từ chỗ chỉ vài trăm khách về thăm làng nghề mỗi tháng, thì giờ vào tháng cao điểm, xã đã đón vài ngàn du khách. Trước khi có du lịch, chủ yếu anh phải đi khắp cả nước để tìm hiểu, học hỏi giúp phát triển cho những nghệ nhân cây cảnh, nhưng sau khi được UBND xã cho tập huấn về cách làm du lịch, anh đã về cải tạo lại chính khu vườn của mình, trang trí, sắp xếp lại khu vườn để có những dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch trải nghiệm. Hiện nay nhà vườn của anh Chí là một trong những nhà vườn đẹp nhất tại xã Hồng Vân. 2.3.6. Mô hình cây xanh, đá mỹ nghệ Đức Giang Hiện nay với trên dưới 40 công nhân lành nghề, chuyên khai thác đá thô nguyên khối – tiền đề để chế tác thành những sản phẩm tinh túy. Nhằm kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Mô hình cây xanh, đá mỹ nghệ cao cấp Đức Giang đã cho ra đời những sản phẩm đá mỹ nghệ không chỉ phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã mà còn chứa đựng cả tâm đức, tâm hồn và tâm linh sâu sắc. Những sản phẩm gây được tiếng vang lớn trên thị trường phải kể đến: Từ các con giống bé đến lăng mộ, tượng đài, bể cảnh, chậu cảnh Ngoài ra, còn nhận tư vấn và thiết kế các công trình về đá tự nhiên cho những khách hàng có nhu cầu. Dấu ấn của đá mỹ nghệ Đức Giang có mặt ở các công trình, hạng mục cấp quốc gia, vươn xa ra thế giới, chiếm trọn lòng tin, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Khách du lịch đến với đồ đá mỹ nghệ Đức Giang sẽ được ngắm nhìn các nghệ nhân chế tác đá chuyên nghiệp chế tác những tác phẩm tinh xảo từ những phiến đá nguyên khối, ngoài ra khách du lịch sẽ được chụp ảnh và mua những sản phẩm lưu niệm tại đây với giá thành rất phải chăng. 2.3.7. Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch nhân văn 2.3.7.1. Đền thờ Mẫu thoải – Mẫu địa 28 Đền Xâm Thị nằm ở thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Xâm Thị thờ Mẫu Thoải và Mẫu Địa. * Lịch sử và kiến trúc Đền Xâm Thị Đền Xâm Thị đã có từ lâu đời, theo tương truyền có từ thời Vua Trần Nhân Tông. Ngôi đền trước đây chỉ là một ngôi đền nhỏ có một gian tường gạch lợp lá. Đền chỉ có một ban thờ Mẫu Thoải. Hiện pho tượng Mẫu Thoải đặt tại cung cấm ngày nay chính là pho tượng cổ này. Ngoài ra, đền chỉ có một ban thờ 5 ngai của Ngũ Vị Tôn Quan. Như vậy, trước đây ngôi đền chỉ thờ riêng có Mẫu Thoải. Sau này, do một cơ duyên mà đền đã thờ thêm Mẫu Địa. Cung thờ Mẫu Địa mới được xây dựng cách đây khoảng gần ba chục năm. Ban đầu Mẫu Địa được xây dựng chỉ là một am nhỏ, gần đây được trùng tu thành một gian thờ lớn. Đền đã có nhiều lần trung tu, tu bổ và đợt trùng tu lớn nhất vào năm 2013 bằng kinh phí của các con nhang, đệ tử, khách thập phương cung tiến. So với trước đây, ngôi đền đã khang trang, tố hảo lên rất nhiều. Đền ngày nay đã được phối thờ thêm các vị thánh khác trong Tứ Phủ. Không gian kiến trúc tâm linh Đền Xâm Thị Đền Xâm Thị nằm sát bờ sông Hồng và nằm sát chân đê. Từ trên đường đê chúng ta có thể nhìn thấy Tam Quan và mặt lưng của ngôi đền. Phía trước ngôi đền là dòng sông hồng nặng trĩu phù sa. Nằm sát Tam Quan, phía trong đền là một cây đa có hàng trăm tuổi rủ bóng mát cho ngôi đền tạo nên một khung cảnh tâm linh huyền bí. Qua cửa Tam Quan chúng ta sẽ nhìn thấy dòng sông Hồng thơ mộng, hiền hòa. Kế bên tay phải là Ban Cô Chín, Ban Chúa Thác Bờ và gian đại bái thờ Mẫu Địa, rồi đến gian đền chính thờ Mẫu Thoải. Phía trước đền chính là Lầu Đại Bái nằm dưới gốc cây si cổ thụ xanh rì. Dưới tán si là Ban thờ Cô Bơ, Cậu Bơ. Tất cả tạo nên một không gian thơ mộng, sơn thủy hữu tình. Đền Xâm Thị có hai nhà Đại Bái. Nhà Đại Bái lớn thờ Mẫu Thoải, nhà đại bái nhỏ nằm ở bên cạnh là nơi thờ Mẫu Địa. 29 Nhà Đại Bái thờ Mẫu Thoải gồm tiền cung, trung cung và hậu cung. Chính giữa tiền cung là Ban Công Đồng, bên phải là Ban Trần Triều, bên trái là Cung Sơn Trang. Trung cung gồm có: Chính giữa thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Tứ Phủ Chầu Bà, bên phải là Ban Chầu Đệ Tam, bên trái là Ban Chầu Đệ Nhị. Hậu cung thờ tượng Mẫu Thoải. Đây chính là ngôi tượng cổ từ xa xưa. Nghe nói, có nhiều lần nhà đền xin tô sửa lại nhưng đều không được. Trong không gian khuôn viên đền có các ban thờ: Lầu Chúa Thác Bờ, Lầu Cô Chín, Lầu Cô Bơ Thoải và Cô Bé, Lầu Cậu Bơ Thoải và Cậu Bé. * Thần tích về Mẫu Thoải tại Đền Xâm Thị Căn cứ theo tài liệu của nhà đền đã được các cơ quan văn hóa nghiên cứu và ghi chép thì tóm tắt thần tích về Đền Xâm Thị và cũng chính là thần tích về Mẫu Thoải ở Đền Dầm cách đó hơn 2 km. Vào thời kỳ sơ khai mở nước Văn Lang ta, trên thiên đình có nàng tiên nữ thứ 3 đến chầu thượng đế, chẳng may làm vỡ chén ngọc, trăm quan nghị tội, giáng xuống thủy cung làm con gái Thủy Quốc Động Đình Long Vương, sau gả cho Đô Đốc Côn Bằng đại tướng quân Kinh Xuyên. Vợ lẽ của Kinh Xuyên là Thảo Mai, thấy nàng tài sắc bèn đem lòng ghen ghét, giả làm một bức thư, tố cáo Kinh Xuyên vu nàng tư thông phản bội chồng. Kinh Xuyên giận dữ đầy nàng xuống trần thế, 10 năm sống ở núi Ngọc Hồ Kim Quy, làm bạn với chim muông cầm thú, sinh sống bằng hoa trái qua ngày. Một hôm thấy gió lướt mặt hồ, mây đùn lưng núi, tưởng nhớ quê nhà, thương cha nhớ mẹ, lòng buồn bã rối bời, nhân đó nàng ngâm một bài thơ rằng: "Từ biệt Kinh Xuyên trải mấy thu Trời xanh mây lượn nhớ quê nhà Tiêu dao trần thế bao ngày tháng Cố hương thủy quốc biết nao về." Tiếng ngâm chưa dứt mà dòng lệ chứa chan, tựa vào gốc cây, tinh thần mê man lúc say lúc tỉnh. 30 Lại nói thời ấy có 1 người ở xã Ngọc Lạp, huyện Thanh Miện, phủ Hồng Châu, đạo Hải Dương, họ Liễu, tên Nghị, là danh sĩ thời bấy giờ. Một hôm Nghị cùng 1 vài tên ra đồng chèo thuyền đến Ngọc hồ ngắm cảnh, để hưởng thú vị ngư ông. Thuyền đến hồ Kim Quy, bỗng nghe tiếng ngâm thơ văng vẳng, lời lẽ thảm thê, trong lòng lấy làm lạ, bèn nói với bọn ra đồng đi theo rằng: "Không biết thần tiên hay ma quỷ mà lại có lời lẽ thê thảm đến như vậy." Ông bèn cho người dừng thuyền bên bờ quan sát thấy người con gái tuổi độ 18, mi xanh như liễu rủ, má thắm tựa hoa đào, dẫu tiên nữ ở cung trăng, hay phi tần nơi thượng giới, cũng không thể hơn được. Ông cười và bảo rằng: Cốt cách trần thế mà dáng vẻ thần tiên, may mắn nay gặp gỡ, nếu không phải là trăng rằm thì cũng là băng tuyết quy hòa nhập lại. Nhân đó ông mới hỏi về nguồn gốc nguyên do, người con gái ứa lệ thưa rằng:" Thiếp vốn là con gái Động Đìng Quân là vợ của Kinh Xuyên, chẳng ngờ thiên xứ dáng họa vô cớ, nay may gặp ngưởi tốt ở đây, dám xin người có kế sách gì cứu giải oan khiên, thiếp nguyện thề có sông núi không quên ơn nghĩa. Liễu Nghị lại hỏi: Dương gian thủy quốc cách biệt lấy gì mà nghe thấu được? Nàng nói : Thiếp có một cây kim thoa trao cho ngài, cảm phiền đi đến bờ biển Đông Hải, hễ thấy cây Ngô Đồng thì cầm cây Trâm gõ vào ba tiếng tất thảy thủy cung sẽ đều nghe biết. Nói xong nàng đứa một phong thư nói rõ sự việc rồi đưa thứ và cây Trâm cho Liễu Nghị. Sau khi từ biệt người đẹp Liễu Nghị gắng sức lên đường, qua bẩy ngày đêm đến cửa biển Đông Hải (nay là cửa Diêm Hộ huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình) bỗng thấy cây ngô đồng cổ thụ, ông làm đúng lời người con gái dặn, tay cầm kim thoa gõ vào gốc cây ngô đồng, bỗng thấy một con rắn trắng nổi lên khỏi mặt nước, Liễu Nghị đem sự việc trên nói với rắn, rắn trắng rẽ nước đưa ông về thủy phủ. Đến nơi ông vào bái yết Long Vương trình rõ sự việc và đem thư cùng trâm 31 vàng dâng lên. Long Vương xem xong thư bèn truyền rắn trắng đưa Liễu Nghị về lầu Nam dọn tiệc khoản đãi. Ngay hôm đó truyền sai con trai là Xích Lân và quân thủy tiến thắng đến xứ Ngọc Hồ Kim Quy đón công chú về thủy quốc. Ngày mùng 9 tháng Giêng vua Long Vương gả công chúa cho Liễu Nghị và phong làm Phò Mã Quốc Tể quận công đồng thời cho cùng ở thủy phủ với công chúa. Sai lục bộ thủy tề đầy Kinh Xuyên và Thảo Mai về Ngọc Hồ Kim Quy. Lại nói từ khi công chúa về thủy quốc tất cả dân hai bên bờ sông Cái từ thượng nguồn nơi Ngọc Hồ Kim Quy đến hạ lưu Ba Lạt - Thái Bình đều mắc bệnh dịch. Dân chúng cùng quan lại bèn lập đàn cầu nguyện và dâng biểu lên Thượng đế. Tại vùng đền Xâm Thị ngày nay, vào nửa đêm dân làng đều nghe thấy tiếng chó sủa liên hồi và mơ thấy một người con gái mình mặc áo trắng mang đai ngọc lưu ly ngự trên rồng vàng bay lên từ mặt nước nói rằng : Ta là con gái động đình Long Vương, Thủy Tinh Ngọc Dung Công Chúa, Thượng đế sắc phong cho ta giúp nước cứu dân cõi Nam Giao, nay dân chúng gặp tai họa ta phụng lênh thượng đế đến cứu giúp. Sau được bình yên lên dựng miếu thờ viết thần vị thì ắt được nhân khang vật thịnh. Trời sáng các vị bô lão cùng dân làng ai cũng nói có cùng giấc mơ như vậy, và bệnh tật dần tiêu tan hết. Dần làng bèn cùng nhau xây dựng ngôi miếu thờ hàng năm Quốc cầu, dân đảo đều linh ứng rõ rệt. * Thánh tích Đền Xâm Thị Thánh tích đền Xâm Thị về sự hiển linh của mẫu Thoải giúp vua Trần Nhân Tông cũng tương tự như đền Dầm: Vào thời Trần Nhân Tông giặc Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta, đức Vua mới ban búa Việt Cờ Mao cho Hưng Đạo Đại Vương tiết chết thủy lục chư binh chống giặc. Một lần, Hưng Đạo Đại Vương kéo quân qua Xâm Thị trời đà xẩm tối bèn cho quân sỹ thuyền bè neo đậu lại bên sông nghỉ lại. 32 Đương đêm bỗng thấy sóng nổi cát bay mây trời vần vũ, một chốc bống thấy mặt nước long lanh ánh bạc một người tiên nữ mặc áo trắng, đai lưu ly cưỡi rồng vàng bay lên mặt nước. Vương cả kinh nhưng tiên nữ bèn nói: Ta phụng mệnh thượng đế hộ quốc an dân, nay Quốc Công Tiết Chế hành quân qua đây xin âm phù giết giặc. Quả nhiên ít lâu sau thuyền giặc kéo qua Xâm Dương thì bỗng dưng nổi sóng to gió lớn thuyền bè quân lương đều chìm cả, giặc chết vô số. Các trận chiến trên Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương Đô, Đông Bộ Đầu....Đều có Thánh Mẫu linh phù làm sóng to gió lớn chìm tàu bè giặc chết đuối nhiều giúp quân ta thừa thắng. Vận nước thái bình, triều đình luận tội phong công. Quốc Công bèn làm biểu tâu lên rõ sự việc linh phù ở Xâm Thị. Triều đình luận công Thánh Mẫu ban thưởng cho dân Xâm Thị tiền bạc xây dựng ngôi đền to lớn và ruộng đất để lo việc cúng tế hàng năm đồng thời sắc phong cho Thánh Mẫu. * Vị trí Đền Xâm Thị trong việc thờ Mẫu Thoải Tại vùng Xâm Dương và Xâm Thị, hai địa danh chỉ cách nhau 2 km có chung một thần tích về Mẫu Thoải và thánh tích của Mẫu Thoải giúp vua Trần đánh giặc. Ngôi đền cũng được các triều đình ban nhiều mỹ tự và sắc phong. Sắc phong sớm nhất là từ 1633 và muộn nhất là 1924. Như vậy, có thể coi Đền Xâm Dương và Xâm Thị là hai ngôi đền gắn liền với thánh tích Mẫu Thoải tại vùng Thường Tín. Chính thế, khó có thể nói đền nào là thờ chính và đền nào là thờ vọng ở nơi này. Mẫu Thoải được phát tích tại vùng Tuyên Quang còn vùng Xâm Dương, Xâm Thị là nơi Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Trần đánh giặc. Vì vậy, có thể coi Đền Xâm Thị là một trong hai đền chính thờ Mẫu Thoải tại vùng đất linh thiêng này. Khắp cả nước cùng còn một số đền thờ vọng khác. Nổi bật là đền Mẫu Thoải Hàn Sơn gắn liền với tích Mẫu Thoải hiển linh giúp vua Lê Lợi đánh giặc. Tại Hà Nội cũng có một ngôi đền nổi tiếng thờ Mẫu Thoải đó là Đền Ghềnh. Tuy nhiên, 33 Mẫu Thoải tại đền Ghềnh được coi là sự ẩn mình của Công Chúa Lê Ngọc Hân - vợ vua Chiêm Thành. Tại Lạng Sơn có ngôi đền thờ Mẫu Thoải ngay trong thành phố... Ngoài ra, Mẫu Thoải luôn được thờ trong Cung Tam Tòa Thánh Mẫu tại các đền phủ thờ Tứ Phủ. 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Lượng Khách Biều 2.3. Lượng khách đến đền Mẫu - Xâm Thị năm 2019 2.3.7.2. Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ Giáo xứ Cẩm Cơ về địa dư hành chính thuộc thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín – Hà Nội. Trong Giáo phận, xứ Cẩm Cơ thuộc hạt Phú Xuyên, Tổng Giáo Phận Hà Nội. Xứ Cẩm Cơ đã thành lập từ lâu gồm họ nhà xứ Cẩm Cơ và bốn họ lẻ : Tự Nhiên, Vĩnh Lộc, Phú Mỹ và Nội Thôn, với số giáo dân 1.326 người. Người dân nơi đây sống tập trung chủ yếu bằng nghề nông. Từ xa xưa, cộng đoàn tín hữu đã dựng một ngôi nhà thờ bằng tre, lợp bằng lá để làm nơi thờ phượng và sinh hoạt. Năm 1927, ngôi nhà thờ được xây bằng gạch, lợp ngói có tổng diện tích : 192m2, trong đó chiều dài 24m, chiều rộng 8m, và ngọn tháp cao 17m. Trải qua thời gian, nhà thờ đã bị xuống cấp trầm trọng, đặc biệt qua hai cuộc chiến tranh Mỹ và Pháp; như bom đánh gần của Mỹ và đạn Móc Trê của Pháp làm rạn nứt và hư hỏng nhiều phần ngôi thánh đường. Cũng trải qua dòng thời gian, Giáo phận, giáo xứ và cộng đoàn giáo dân trong xứ cũng đã trùng tu sửa chữa, nhưng vẫn không bảo đảm an toàn cho các buổi cử hành phụng vụ. 34 Xét thấy tình hình thực tế là cần thiết, cũng như đáp ứng lại nguyện vọng của giáo dân về xây dựng ngôi thánh đường mới, cùng với sự đồng ý của bề trên giáo phận cũng như thủ tục cấp phép giấy tờ xã hội đã đầy đủ. Vào ngày 17 tháng 04 năm 2012, Bề trên Giáo phận đã bổ nhiệm Cha An-tôn Trần Quang Tiến Giám Đốc Trung Tâm Hành Hương Đền Thánh Lê Tùy quản nhiệm thêm Giáo xứ Cẩm cơ. Sau một tháng tiếp xúc và lắng nghe những nguyện vọng của bà con giáo dân, Cha An-tôn đã bàn bạc với Ban Hành Giáo, và Ban Kiến Thiết xúc tiến việc xây dựng nhà thờ mới. Ngày 13 tháng 05 năm 2012, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Fa-ti-ma, Cha An-tôn đã chủ sự Thánh lễ cầu Bình An cho việc Khởi công Đào móng xây dựng nhà thờ mới. Ngôi nhà thờ mới có diện tích 458,4m2; trong đó hai tháp cao 28,3m, chiều dài 38,2m, chiều rộng 12m. Việc xây dựng nhà Chúa là một quá trình dài, tốn rất nhiều công sức tiền của. Vì vậy, xin anh chị em Cẩm Cơ đang sống tại quê hương cũng như anh chị em xa quê, và cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo phận hãy không ngừng cầu nguyện và giúp đỡ vật chất, để ngôi thánh đường xứ Cẩm Cơ sớm được hoàn thành. 2.3.7.3. Khu tâm linh khác * Thanh Vân Tự Từ xa xưa tên chùa có tên là chùa Làng Thượng được đặt theo tên làng là Vân La Thượng. Làng là một dòng chảy từ đệ Tam xưa phía Bắc chùa chạy dọc đê cho đến Chương Dương, chùa được xây dựng từ đầu làng nên tên làng có chữ Thượng tức là đầu nguồn. Chữ Vân La có ý nghĩa nhân văn (một đám mây che hoặc gọi là vân mây). Vân La còn có từ xa xưa còn có tổng Vân La gồm có nhiều làng như Vân La Thượng, Vân La Thị, Vân La Nội. Theo Đại Nam nhất thống trí, đất này cũng như phủ Thường Tín nói chung, từ đời giáp nguyên thuộc quận Giao Chỉ, từ thời Trần thuộc châu Thượng Phúc. Thời thuộc Minh là châu Phúc Yên cho đến đời Lê Quang Thuận mới đổi tên thành đất Thường Tín nam sơn thượng Hà Nội. 35 Chúng tôi lưu ý đến ngôi chùa Vân La Thượng là pho tượng A di đà, không phải ở phong cách mà ở quy mô. Phật A di đà là một vị Phật ngự trị ở cõi tây phương cực lạc, đi theo Đức Phật còn có Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát tiếp dẫn chúng sinh. Còn ý nghĩa thực tiễn của Phật Giáo Việt Nam trong lịch sử, ý kến của nhà nghiên cứu Mỹ thuật Trần Lâm Điền, khi khảo sát cách bài trí tượng Phật thờ trong các ngôi chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam dưới triều nhà Lý phật điện chính là một tòa nhà nằm trong tổng thể kiến trúc trong đó bằng những di vật để lại cho chúng ta biết rằng ý kiến của cố giáo sư Trần Lâm Điền. Cách bài trí tượng trong các ngôi chùa của miền Bắc Việt Nam, phật điện chính là ngôi tháp hay tòa nhà nằm ở trung tâm của quần thể kiến trúc, tượng thờ không nhiều, thông thường chỉ có một pho tượng chính được làm to hơn cả đặt trên một bệ. Bệ tượng lớn nằm riêng một không gian với bộ ba tượng A di đà, Quan thế âm bồ tát, Đại thế trí bồ tát là được xây dựng từ thời nhà Lý. Tượng thờ trong Phật điện không nhiều, thông thường một pho tượng chính làm to hơn cả đặt trên một bệ tượng riêng như chùa một cột – chùa Long Đọi, chỉ thờ Quan thế âm Bồ tát, chính xuất phát từ lịch sử Phật giáo Việt Nam, và khi xem xết cụ thể tượng phát ở chùa La Thượng, mà chúng tôi cho rằng, chùa La Thượng với dấu tích bệ tượng lớn và bộ ba tượng A di đà, Quan thế âm Bồ tát, Đại thế chí Bồ tát là được xây dựng dựng thì thời nhà Lý. Đất này tổng Vân La nói riêng và phủ Thường Tín nói chung Theo Đại Nam nhất thống trí, từ đời Hán Nguyên là quận giao chỉ từ thời về trước thuộc châu Thượng Phúc, thời thuộc Minh Châu Phúc Yên, đến thòi Lê Quang Thuận mới đổi tên thành đất Thường Tín, thuộc trấn Sơn Nam Thượng, năm Cảnh Hưng thứ 2 thuộc lộ Sơn Nam. Đời Tây Sơn thuộc Nam Thượng, đến chiều Gia Long vẫn giữ như thế, năm Minh Trị 3 thuộc trấn Nam Sơn, năm Minh Trị 10 đổi là tỉnh Hà Nội. 36 Từ thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 tổng Vân La là một đơn vị hành chính của nước đương thời, cho đến năm 1947 tổng Vân La không còn nữa , 2 tổng Vân La và tổng Xâm hợp lại thành xã Hồng Vân - huyện Thường Tín (như ngày nay). Tên gọi địa danh di tích đều gắn bó với nhau từ dấu tích, văn bia, sắc phong, truyền thuyết và huyền thoại đến nay được gọi là làng Vân La Thượng. Chùa làng là chùa làng Thượng Nói về chữ Vân La trong tổng Vân La: chữ Vân La theo Hán tự là Võng Mây, đây chắc chắn là một vị cao minh Nho Giáo. Lúc đầu theo truyền thuyết kể lại trên đền ảnh lúc đầu thờ Thành Hoàng chỉ có một bát phù hương ngoài trời. Võng mây còn là huyền thoại, một truyền thuyết văn hóa và lịch sử. Nói về hai chữ làng Thượng. Còn dấu tích khu Đệ Tam là một giếng nước, khi có lũ về chẩy qua chùa làng Thượng và cũng qua nền ảnh thờ Thành Hoàng và chảy dọc đến Chương Dương rồi lại chảy ra Cổng Cái. Chứng tỏ ngôi chùa làng Thượng và Đình làng thượng nằm trên đầu con sông nên gọi đó là làng Thượng. Nên các vị cao minh nho giáo đặt tên làng theo dấu tích này. 2.3.8. Hiệu quả kinh tế đạt được từ các hoạt động du lịch Sản xuất nông cơ bản từ bỏ quảng canh, đi vào thâm canh, coi trọng hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích. Đã có những chính sách hợp lý để khuyến khích việc khai hoang cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất sản xuất công nghiệp – dịch vụ; bảo vệ và phát triển việc trồng cây xanh tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái. Thực hiện giao đất sản xuất nông nghiệp ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hoá đã làm cho nông dân năng động hơn, bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển nhiều vườn cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tăng đáng kể, đưa sản lượng lương thực có hạt bình quân mỗi năm tăng 6.000 - 7.000 tấn, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại chỗ cho nhân dân. Việc bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang và xây dựng mới các khu dân cư đô thị, nông 37 thôn, quản lý chặt chẽ việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp... đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 10 - 12%/năm. Trong lĩnh vực nông nghiệp: Đã cơ bản ổn định việc sử dụng đất cho nông hộ. Sản xuất nông nghiệp đang dần đi vào chiều sâu thông qua các giải pháp tích cực để tăng vụ sản xuất, tăng lượng nông sản hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Cải tạo triệt để đất chưa sử dụng để làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo nguồn bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp bị chu chuyển trong kỳ. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp chiếm chỉ 8,26% diện tích tự nhiên nhưng giá trị sản xuất chiếm đến gần 80% trong cơ cấu kinh tế cho thấy tỉnh đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy quỹ đất phi nông nghiệp tăng chậm nhưng trong lĩnh vực công nghiệp đã hình thành các khu công nghiệp quy mô vừa và nhỏ (tổng cộng gần 200 ha), phát triển quỹ đất để đầu tư các mô hình và phát triển du lịch, do vậy tốc độ tăng trưởng các khu vực công nghiệp luôn ở mức trên 30% và thương mại dịch vụ luôn đạt trên 45% trong suốt giai đoạn qua; Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông từng bước được sửa chữa, nâng cấp và mở mới qua các năm. 2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội 2.4.1. Quản lý và quy hoạch Hệ thống lưu trú - Có 3 hình thức lưu trú chính tại địa phương: Các nhà vườn, xây dựng kiến trúc nhà lá, nhà cổ của người Việt để du khách có thể cảm nhận, trải nghiệm những nét kiến trúc cổ xưa. Homestay: Giai đoạn từ 2014 - 2019 cơ bản cơ sở vật chất của nhà dân tại địa phương đạt tiêu chuẩn làm cơ sở lưu trú cho khách du lịch. Nhà nghỉ, khách sạn: Giai đoạn từ 2014 - 2019 triển khai các dự án đầu tư xây dựng Khách sạn, nhà hàng. Năng lực phục vụ được xác định trên cơ sở phân loại số sao tại 3 khu vực chính: đường 427, ngã tư Xâm Xuyên và khu trung tâm xã. 38 Hệ thống các cơ sở thương mại - dịch vụ: Giai đoạn từ 2014 - 2019 Hồng Vân cần tập trung đầu tư nâng cấp và từng bước xây dựng hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ mục đích du lịch và thương mại như: Chợ các loại; Công trình phục vụ hội chợ triển lãm v.v... Xây dựng hệ thống chuẩn cung cấp các dịch vụ thương mại đồng bộ phục vụ cho khách du lịch và người dân bản địa như: Dịch vụ bán và trao đổi hàng hoá, dịch vụ quy đổi tiền tệ, dịch vụ giao nhận vận tải v.v... Đầu tư xây dựng trung tâm điều hành, hướng dẫn du lịch tại Hồng Vân Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá trong huyện tạo thêm nhiều điểm tham quan cho khách du lịch. Duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể. Đầu tư chỉnh trang một số bản văn hoá dân tộc điển hình thu hút khách du lịch bằng các sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù. Giai đoạn từ 2014 - 2019 cần quan tâm đầu tư xây dựng các trung tâm hội nghị hội thảo, trung tâm triển lãm hội chợ có quy mô lớn và hiện đại mang tầm cỡ đủ khả năng tổ chức các sự kiện chính trị, văn hoá, kinh tế - xã hội trọng đại. Đầu tư xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe tĩnh tại khu vực trung tâm du lịch chính và các trung tâm du lịch phụ trợ. Đầu tư hệ thống bến bãi đỗ xe tại các điểm du lịch, đáp ứng công suất phục vụ từ 200 - 500 khách/ ngày, đêm. Xây dựng quy chế quản lý và phân loại chất thải trong các vùng du lịch, xây dựng hệ thống thu gom rác thải, đặt các hệ thống thùng rác công cộng trên các trục đường của xã. 2.4.2. Nguồn nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ Để phát triển du lịch tại một địa phương thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Họ bao gồm điều hành viên, hướng dẫn viên, tài xế, nhân viên phục vụ và người dân địa phương. Ngoài số lượng đảm bảo đủ phục vụ thì năng lực chuyên môn lại vô cùng quan trọng. Sự chuyên nghiệp không phải thể hiện qua tài nguyên mà nó được thể hiện qua chính nhân sự hoạt động phục vụ du lịch. Đây chính là khó khăn lớn thứ hai sau khó khăn về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. 39 Hiện nay xã Hồng Vân, chưa có hướng dẫn viên điểm được đào tạo chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu sâu và kĩ lưỡng của du khách. Đội ngũ nhân viên chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chính quy. Phần lớn đội ngũ nhân viên hiện nay là con em của các chủ mô hình, nhà vườn. Họ chưa được đào tạo bài bản, chỉ được tập huấn sơ sài, nên độ chuyên nghiệp trong phục vụ là chưa cao. Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và thu hút khách du lịch thì yếu tố đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng quan trọng. 2.4.3. Cơ sở vật chất hạ tầng 2.4.3.1. Hệ thống giao thông Các tuyến đường giao thông tới xã Hồng Vân rất thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch. Nằm phía Đông huyện Thường Tín; Có tuyến TL 427 kết nối xã với TTr. Thường Tín và TP. Hà Nội; Có tuyến đường Đê (H.Lộ 6) kết nối huyện Thanh Trì phía Bắc và Ninh Bình phía Nam. Đầu mối vận tải hàng hóa quan trọng (cảng Hồng Vân; Bến xe tải chuyên chở hàng hóa 4ha). Với vị trí địa lý và giao thông thuận tiện như vậy là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với điểm du lịch Hồng Vân. 2.4.3.2. Thông tin liên lạc Với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp địa bàn xã Hồng Vân là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Và cũng là điều kiện tốt cho người dân địa phương và khách du lịch tại đây. 2.4.3.3. Hệ thống nước sinh hoạt Hiện nay 100% hộ gia đình trên địa bàn xã Hồng Vân. Sử dụng nguồn nước sạch cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày, trong đó có 60% sử dụng nguồn nước máy. Hệ thống nước máy tại xã đã góp phần rất lớn đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch của nhân dân trong vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Hơn thế nữa, việc sử dụng nước đã qua sử lý còn liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của khách trong thời gian lưu trú tại khu du lịch. Vì vậy đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. 2.4.3.4. Các công trình khác 40 Hiện nay trên địa bàn có đã có đầy đủ các công trình nhà văn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_du_lich_lang_nghe_xa_hong_van_huyen_thuo.pdf
Tài liệu liên quan