Tiền Giang có vị trí địa lý rất thuận lợi trong phát triển du lịch, cùng với tiềm
năng du lịch khá phong phú, từ du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn đến tham
quan các di tích lịch sử - văn hóa, du lịch văn hóa – lễ hội Hòa nhập vào xu thế
phát triển du lịch cả nước, từ thập niên 80 du lịch Tiền Giang đã được đầu tư và đưa
vào khai thác, hình thành nên các khu điểm du lịch nổi tiếng như: Cù lao Thới Sơn,
Chợ nổi Cái Bè, chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm, góp phần thu hút khách du
lịch đến Tiền Giang. Kết quả phân tích hoạt động du lịch Tiền Giang giai đoạn
2008-2012 cho thấy, năm 2008 khách du lịch đến Tiền Giang là 610.390 lượt
(chiếm 8,22% trong tổng số khách du lịch sinh thái đến khu vực ĐBSCL) đến năm
2012 đạt 960.381 lượt (chiếm 8,52% trong tổng số khách du lịch sinh thái đến khu
vực ĐBSCL), tăng 1,04 lần so với năm 2008. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt
388.946 lượt khách đến năm 2012 đạt 472.149 lượt tăng 1,21 lần so với năm 2008.
Tỉ lệ khách du lịch nội địa đến Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2012 tăng 2,3 lần. Tốc
độ tăng trưởng khách nội địa có xu hướng tăng nhanh hơn khách quốc tế. Lượng
khách du lịch đến Tiền Giang năm 2011 giảm chủ yếu là do tình hình khủng hoảng
kinh tế và dịch bệnh H1N1 làm cho lượng khách giảm đi 13%
90 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh Tiền Giang được chia làm các khu như sau:Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
38
Bảng 2.1: Các khu, điểm du lịch chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
TT Địa phương Khu, điểm du lịch
01 TP. Mỹ Tho Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn, Khu du lịch Tân Long,
Bảo tàng Tiền Giang, Chùa Vĩnh Tràng, Đình Điều Hòa,
Làng hoa Tân Mỹ Chánh, Mỹ Phong.
02 Thị xã Gò Công Lăng Hoàng Gia, Đình Trung, Nhà Đốc Phủ Hải, Lăng
Trương Định, Làng nghề Tủ thờ và mắm tôm chà, Khu du
lịch sinh thái nghỉ dưỡng Vàm Cỏ, Vườn Sơ ri.
03 Huyện Cái Bè Chợ nổi Cái Bè và chợ nổi An Hữu; Nhà cổ Đông Hòa Hiệp,
đình Mỹ Lương; Làng nghề bánh tráng, bánh phồng, cốm,
kẹo; Điểm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng Xẻo Mây; Điểm du
lịch sinh thái – nghỉ dưỡng Hòa Hưng; Vườn Xoài cát Hòa
Lộc, cam, bưởi...
04 Huyện Cai Lậy Lăng Tứ Kiệt; Di tích chiến thắng Ấp Bắc; Đình Long
Trung; Vườn Sầu riêng xã Tam Bình và cù lao Ngũ Hiệp;
Vườn chôm chôm cù lao Tân Phong.
05 Huyện Tân Phước Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười; Khu sân golf – nghỉ
dưỡng; Nông trường khóm Tân Lập; Di tích Bến đò Phú Mỹ;
Chùa Trúc Lâm Thiền Viện.
06 Huyện Châu Thành Trại rắn Đồng Tâm; Chùa Sắc Tứ; Đình Long Hưng; Di tích
Rạch Gầm – Xoài Mút; Vườn Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim;
Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam
07 Huyện Chợ Gạo Lăng Thủ Khoa Huân; Di tích khảo cổ Óc – Eo; Vườn Thanh
Long Chợ Gạo
08 Huyện Gò Công Tây Đình Đồng Thạnh; HTX Nông nghiệp Bình Tây; Vườn Ca
cao.
09 Huyện Gò Công Đông Lăng Trương Định ở Gia Thuận; Khu du lịch biển Tân Thành
– Hàng Dương; Vườn Sơ ri Gò Công.
10 Huyện Tân Phú Đông Lũy Pháo Đài Trương Định; Khu du lịch Cồn Ngang; Khu du
lịch Tân Phú; Vườn mãng cầu, ca cao Tân Phú Đông.
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Tiền Giang).
Trư
ờ g
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
39
2.1.3.2 Mức độ khai thác du lịch sinh thái
Nhìn chung, trong giai đoạn 1996-2013 các khu du lịch trong toàn tỉnh có
mức độ khai thác du lịch sinh thái chưa cao, một số nơi còn ở dạng tiềm năng, chưa
xây dựng được các khu du lịch có qui mô lớn phù hợp cảnh quan môi trường như
khu du lịch sinh thái Cù lao Thới Sơn, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành, khu du
lịch Cái Bè, khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười... Hầu hết, các khu du lịch sinh
thái mới chỉ xây dựng một số hạng mục nhỏ như nhà nghỉ mát, nhà hàng, cầu tàu,
bãi xe... để khai thác du lịch, chưa có khu vui chơi giải trí có qui mô lớn với các loại
hình vui chơi giải trí tổng hợp, đủ để gây ấn tượng cho du khách.
Nguyên nhân của tình trạng mức độ khai thác địa hình du lịch sinh thái chưa
cao của tỉnh trong thời gian qua là do:
Thứ nhất, công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng còn nhiều hạn chế, chưa
đồng bộ, nên nhiều hoạt động du lịch tự phát làm phá vỡ cảnh quan, môi trường du
lịch, không phù hợp theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh. Sự phối hợp giữa
các ban, ngành và các địa phương nhìn chung đôi lúc còn hạn chế, thiếu chặt chẽ.
Nhất là việc phối hợp xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch như kinh doanh tự phát,
cò mồi, chèo kéo khách tại các khu, điểm du lịch chưa được quan tâm giải quyết dứt
điểm.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng phát triển du lịch chưa được đầu tư tương xứng, việc
mời gọi đầu tư các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhất là khu du lịch
sinh thái cù lao Thới Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai thực hiện các dự
án du lịch bị chậm trễ, không đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển.
Thứ ba, sản phẩm du lịch sinh thái còn trùng lắp với các tỉnh chung quanh
như Bến Tre, Vĩnh Long, mức độ khai thác, phát triển du lịch sinh thái gắn di tích
lịch sử - văn hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Các
tuyến điểm và các dịch vụ du lịch mặc dù được nâng cấp, cải tiến nhưng vẫn chưa
thật sự hấp dẫn, có nơi thì quá tải như điểm du lịch ở Thới Sơn 3, Thới Sơn 4 nhưng
có nơi lại vắng khách như điểm du lịch Thới Sơn 1.
Tr
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
40
Thứ tư, đội ngũ lao động mặc dù được bồi dưỡng, đào tạo nhưng vẫn chưa
đáp ứng được kịp theo yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, đặc biệt là đối
với khách du lịch quốc tế.
Thứ năm, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa đi vào chiều sâu, chỉ mới
dừng lại ở việc tham gia hội chợ triển lãm, chưa phối hợp các tổ chức để hỗ trợ các
doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác thị trường nên chưa phát huy được năng lực và
điều kiện để tổ chức tour du lịch dài ngày cũng như phát triển kinh doanh lữ hành,
nhất là lữ hành quốc tế mà hầu hết phải thông qua các doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí
Minh.
2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang
2.2.1 Công tác quản lý nhà nước và chính sách phát triển du lịch sinh thái của Tỉnh
Ngành du lịch Tiền Giang được Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh quan tâm
thông qua các căn cứ pháp lý sau:
Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2009
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm
2020.
Chương trình phát triển du lịch của tỉnh, phát huy ưu thế về du lịch sinh thái
vùng ĐBSCL, vùng biển gắn với phát triển du lịch lịch sử - văn hóa, tăng cường
công tác quản lý Nhà nước về du lịch nhằm tạo tiền đề vật chất, nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch.
Quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt qui hoạch phát triển du lịch Tiền
Giang đến năm 2020. Trong những năm qua ngành du lịch Tiền Giang đã triển khai
thực hiện các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh như: Tổ chức
nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng lòng tin để
tăng cường sự phối hợp giữa cộng đồng và các doanh nghiệp du lịch ở khu vực thực
hiện các dự án nhằm phát triển du lịch cộng đồng phục vụ người nghèo; Tiến hành
điều tra khảo sát các sản phẩm du lịch ở cù lao Thới Sơn, cù lao Ngũ Hiệp, vùng vú
sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, làng nghề bàng buông Thân Cửu Nghĩa và làng nghề bánh
phồng, bánh tráng huyện Cái Bè nhằm thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng; Tổ
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
41
chức Hội thi vẽ tranh về môi trường du lịch tỉnh Tiền Giang nhằm tuyên truyền
nâng cao nhận thức giáo dục và vận động gia đình, quần chúng nhân dân nâng cao
nhận thức bảo vệ môi trường trong du lịch; Ngoài ra, ngành đã phối hợp với Sở Tài
Nguyên – Môi trường và các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tổ
chức tập huấn cho đối tượng hoạt động kinh doanh du lịch và chính quyền địa
phương về các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển bản sắc văn
hóa truyền thống.
2.2.2 Tình hình đầu tư phát triển các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ phát triển du lịch sinh thái
2.2.2.1 Khu du lịch sinh thái
Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn: ngành du lịch Tiền Giang đã đầu tư
nâng cấp khu trung tâm Thới Sơn 1 và các điểm liên kết với hộ dân, nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ khách du lịch như: nhà trưng bày các công cụ sản xuất nông
nghiệp, nhà nghỉ mát, nhà hàng phục vụ khách, liên kết phát triển các cơ sở sản xuất
cốm, kẹo dừa, sản phẩm lưu niệm, vườn cây ăn trái, trại nuôi mật ong, đường nội bộ
đến các điểm du lịch, các đội đờn ca tài tử
Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành: được Công ty Cổ phần Du lịch Tiền
Giang khai thác từ năm 1993, đã đầu tư các hạng mục công trình giản đơn phù hợp
với cảnh quan môi trường. Công ty đã đầu tư xây dựng các nhà nghỉ mát ven bãi
biển, xây dựng thêm phòng tắm nước ngọt, xây dựng bờ kè chống sạt lở, trồng thêm
cây xanh. Năm 2004 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch biển Tân Thành cũng đã
được Tổng cục Du lịch hỗ trợ, xây dựng bờ kè chắn sóng, cầu dẫn ra biển, bãi đỗ
xe Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang đã triển khai thực hiện mở rộng qui mô,
xây dựng khu du lịch biển Tân Thành thành điểm du lịch trung tâm khu vực Gò
Công.
Khu du lịch sinh thái Cái Bè: Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ Cái
Bè cũng làm chủ đầu tư và đang tiến hành thi công xây dựng khu du lịch sinh thái –
nghỉ dưỡng Xẻo Mây với qui mô 6,5ha. Đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí,
khu nghỉ dưỡng, nghỉ mát kết hợp Chợ Nổi Cái Bè, các làng nghề truyền thống,
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
42
sẽ hình thành nên tour du lịch thu hút khách nghỉ đêm tại Cái Bè. Đặc biệt, ngôi nhà
cổ ở xã Đông Hòa Hiệp đã có hơn 150 tuổi được tổ chức JICA của Nhật Bản4 tài trợ
tôn tạo với kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng.
Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười: khu bảo tồn với diện tích 100ha đã
được đầu tư các hạng mục nhằm dẫn dụ và bảo tồn các loài động thực vật quý mang
tính đặc thù của vùng sinh thái ngập phèn và bước đầu xây dựng hệ thống giao
thông, cầu tàu, nhà chờ để đón khách du lịch.
2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về du lịch và ngân sách tỉnh
đã đầu tư xây dựng hạ tầng đến các khu, điểm du lịch như xây dựng đường giao
thông, cầu tàu, bãi đổ xe, bờ kè chắn sóngphục vụ du lịch sinh thái ở biển Tân
Thành, khu du lịch sinh thái Cù lao Thới Sơn và khu du lịch sinh thái Đồng Tháp
Mười với tổng kinh phí đầu tư hơn 36,5 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn ODA: được đầu tư xây dựng các dự án Bến tàu du lịch Tp. Mỹ
Tho, dự án cải thiện môi trường Tp. Mỹ Tho, trung tâm thông tin du lịch Cái Bè,
Trung tâm thông tin du lịch biển Tân Thành – Gò Công Đông, Trung tâm du thông
tin du lịch Long Trung, đường nội bộ điểm du lịch Ngũ Hiệp – Cai Lậy, đường nội
bộ làng nghề Thân Cửu Nghĩa – Châu Thành, Bến tàu Du lịch tại Cái Bè
2.2.2.3 Cơ sở lưu trú
Tốc độ xây dựng nhanh chóng của các cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn tư
nhân, các nhà vườn được phép kinh doanh dịch vụ lưu trú đã nâng từ 144 khách sạn
với 2.420 phòng và đến cuối năm 2011 tăng lên 153 khách sạn với 2.510 phòng,
trong đó có 4 khách sạn 2 sao, 2 resort nghỉ dưỡng, 34 khách sạn 1 sao và 116 nhà
nghỉ du lịch. Vì vậy, trong thời gian tới Tiền Giang cần kêu gọi đầu tư, xây dựng
4 JICA là chữ viết tắt của Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (The Japan International
Cooperation Agency). JICA là cơ quan triển khai viện trợ phát triển chính thức (ODA) của
Nhật Bản cho các dự án hợp tác mang tính kỹ thuật [22].
Trư
ờn
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
43
khách sạn cao cấp đạt chuẩn từ 3-5 sao để phục vụ nhu cầu của du khách có thu
nhập cao.
Hiện nay, loại hình du lịch Homestay5 ở Tiền Giang rất phát triển, có hơn12
hộ dân có phòng cho khách du lịch nghỉ đêm (Homestay) tại nhà ở Đông Hòa Hiệp
– Cái Bè, Vĩnh Kim – Châu Thành, Bình Ninh – Chợ Gạo và Thới Sơn – Tp. Mỹ
Tho.
2.2.2.4 Cơ sở ăn uống – vui chơi giải trí
Hiện nay, các nhà hàng đã cải tiến nhiều với những món ăn Việt Nam, đặc
sản truyền thống dân gian Nam bộ và Mỹ Tho. Các tay nghề đầu bếp đã khai thác,
phát huy các món ăn dân tộc, dân dã vùng nông thôn Nam bộ. Bên cạnh các nhà
hàng lớn còn có các quán ăn trải đều trên toàn tỉnh đã đáp ứng kịp theo yêu cầu
phục vụ khách du lịch. Các dịch vụ vui chơi giải trí hầu như chưa được quan tâm
đầu tư.
2.2.3 Thực trạng khách du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang
2.2.3.1 Số lượng du khách tham gia du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang có vị trí địa lý rất thuận lợi trong phát triển du lịch, cùng với tiềm
năng du lịch khá phong phú, từ du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn đến tham
quan các di tích lịch sử - văn hóa, du lịch văn hóa – lễ hội Hòa nhập vào xu thế
phát triển du lịch cả nước, từ thập niên 80 du lịch Tiền Giang đã được đầu tư và đưa
vào khai thác, hình thành nên các khu điểm du lịch nổi tiếng như: Cù lao Thới Sơn,
Chợ nổi Cái Bè, chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm, góp phần thu hút khách du
lịch đến Tiền Giang. Kết quả phân tích hoạt động du lịch Tiền Giang giai đoạn
2008-2012 cho thấy, năm 2008 khách du lịch đến Tiền Giang là 610.390 lượt
(chiếm 8,22% trong tổng số khách du lịch sinh thái đến khu vực ĐBSCL) đến năm
5 Du lịch Home Stay, thay vì ở khách sạn hoặc các nhà nghỉ du khách sẽ ở ngay tại nhà của
dân địa phương để có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn với cách sống và nền văn
hóa của địa phương. Khách được xem như một thành viên của gia đình và tham gia vào các
sinh hoạt đời thường như ăn cơm chung mâm và trò chuyện trao đổi với các thành viên.
Khách cũng được yêu cầu phải “nhập gia tùy tục” và biết cách tôn trọng các quy tắc và sự
riêng tư nhất định của gia chủ [22].
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
44
2012 đạt 960.381 lượt (chiếm 8,52% trong tổng số khách du lịch sinh thái đến khu
vực ĐBSCL), tăng 1,04 lần so với năm 2008. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt
388.946 lượt khách đến năm 2012 đạt 472.149 lượt tăng 1,21 lần so với năm 2008.
Tỉ lệ khách du lịch nội địa đến Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2012 tăng 2,3 lần. Tốc
độ tăng trưởng khách nội địa có xu hướng tăng nhanh hơn khách quốc tế. Lượng
khách du lịch đến Tiền Giang năm 2011 giảm chủ yếu là do tình hình khủng hoảng
kinh tế và dịch bệnh H1N1 làm cho lượng khách giảm đi 13%.
Bảng 2.2: Số lượng khách tham gia du lịch sinh thái tại Tiền Giang giai
đoạn 2008-2012
ĐVT: 1.000 lượt khách
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân
1.Tổng
lượt
khách
TG 610 704 796 866 960 787,2
ĐBSCL 7.421 7.955 9.236 10.301 11.274 9.237,4
Cơ cấu TG/ĐBSCL
(%)
8,22 8,9 8,62 8,4 8,52 8,53
2.Khách
quốc tế
TG 389 454 464 411 472 438
ĐBSCL 888 1.073 1.222 1.405 1.632 1.244
Cả nước 3.583 4.229 4.254 3.772 5.049 4.177,4
Cơ cấu TG/ĐBSCL
(%)
44 42 38 29 28 36,2
Cơ cấu TG/Cả nước
(%)
11 11 11 11 9 10,6
3.Khách
nội địa
TG 221 250 331 456 488 349,2
ĐBSCL 6.533 6.882 8.014 8.896 9.642 7.993,4
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang).
Qua số liệu thống kê của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch cho thấy, khách
quốc tế đến Tiền Giang tham quan du lịch sinh thái rất cao so với các tỉnh ĐBSCL
(tỷ trọng bình quân giai đoạn 2008-2012 là 36%), về cơ cấu bình quân lượng khách
đang có xu hướng giảm. Đa số khách quốc tế đến Tiền Giang lần đầu tiên khoảng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
45
80% tổng khách quốc tế, đến lần thứ 2 khoảng 20%, chủ yếu là nhóm khách châu Á
(Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan) và một ít thuộc nhóm Châu Âu làm
việc tại Tp. Hồ Chí Minh và một số khách quốc tịch Anh, Đức, Pháp.
Từ thực trạng nêu trên, du lịch Tiền Giang cần quan tâm đến tính mới của
sản phẩm du lịch để thu hút khách du lịch và phát triển du lịch lưu trú, vui chơi giải
trí để cải thiện tính thời vụ trong hoạt động du lịch. Mục đích chuyến đi của khách
chủ yếu là tham quan, du lịch. Chính mục đích du lịch sẽ có ảnh hưởng lớn đến thời
gian lưu trú và chi tiêu của khách. Tiền Giang có điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao
thông đi từ Tp. Hồ Chí Minh đến Tiền Giang nhưng đây cũng là yếu tố bất lợi để
giữ chân du khách ở lại, nếu không tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục
vụ du lịch nhất là các dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm.
2.2.3.2 Cơ cấu khách du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang
Khách quốc tế
Giai đoạn 2008-2012 cho thấy, khách du lịch Nhật Bản đến Tiền Giang nhiều
nhất chiếm tỷ trọng bình quân trong cơ cấu khách là 21,48%, kế đến là Trung Quốc
chiếm 9,98%, thứ 3 là khách Pháp chiếm 8,87% và Hàn Quốc chiếm 7,17%.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn khách đến Tiền Giang giai đoạn 2008-2012
ĐVT:
Thị trường 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân
Trung Quốc 7,24 11,9 12,76 12,80 13,14 11,56
Hàn Quốc 8,72 7,29 5,31 4,95 6,34 6,52
Mỹ 3,05 3,96 3,7 2,96 2,43 3,22
Nhật Bản 24,84 20,85 16,11 16,20 18,26 19,25
Đài Loan 3,01 3,18 2,44 2,49 3,15 2,85
Úc 3,47 5,29 5,19 5,26 4,62 4,77
Pháp 6,55 8,83 10,33 10,35 12,25 9,66
Các thị trường khác 43,13 38,7 44,15 44,9 39,81 42,13
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang).
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
46
Qua số liệu thống kê nêu trên cho thấy, hoạt động marketing du lịch Tiền
Giang cần quan tâm đến thị trường khách Trung Quốc, Pháp và Úc vì các thị trường
này chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến các thị trường Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan và Mỹ vì các thị trường này đang có xu hướng giảm, cần xem
lại nhu cầu của du khách để có chiến lược sản phẩm phù hợp.
Lượng khách quốc tế đến tham quan Tiền Giang hầu hết đều đi theo chương
trình tour do các Công ty lữ hành ở Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, thường có nhu cầu
tham quan cảnh sông nước, miệt vườn ở cù lao Thới Sơn; Chợ nổi, làng nghề truyền
thống ở Cái Bè... thời gian đến của khách du lịch quốc tế tương đối ngắn, thường
chỉ trong một ngày.
Khách nội địa
Xu hướng khách du lịch nội hiện nay là thường quan tâm đến các sự kiện lễ
hội và tìm hiểu về sự đa dạng của cảnh quan, môi trường thiên nhiên. Du khách ở
vùng cao nguyên thì thích đi tham quan vùng đồng bằng, sông nước miệt vườn, còn
ngược lại khách ở vùng đồng bằng thì thích tham quan miền núi cao, biển đảo. Tiền
Giang là vùng mang đặc trưng sông nước miệt vườn, năm 2008 đón 221.000 lượt
khách đến năm 2012 đón được 488.000 lượt, tốc độ tăng bình quân 28% cao hơn
tăng bình quân cả nước 2% và cao hơn khu vực đồng bằng Sông Cửu Long là 4%,
chiếm tỷ trọng bình quân là 1,8% so với cả nước và 5,2% so với khu vực.
Bảng 2.4: Khách trong nước tham gia du lịch sinh thái tại Tiền Giang
giai đoạn 2008-2012
ĐVT: 1.000 lượt khách
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng bquân
Tiền Giang 221 250 331 456 488 349,2
ĐBSCL 6.533 6.882 8.014 8.896 9.642 7993,4
Cả nước 17.500 19.200 20.500 25.000 28.000 22.040
Cơ cấu TG/ cả nước (%) 1,3 1,3 1,6 1,8 1,8 1,56
Cơ cấu TG/ ĐBSCL (%) 3,4 3,6 4,1 5,1 5,2 4,28
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang).
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
H
ế
47
Nhìn chung, tình hình khách trong nước đến Tiền Giang có xu hướng tăng
nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ trọng còn rất thấp so với khu vực và
cả nước, nguyên nhân Tiền Giang ít tổ chức các sự kiện, lễ hội có quy mô lớn, dịch
vụ vui chơi giải trí chưa đáp ứng được nhu cầu của khách. Qua đó, cho thấy các khu
du lịch chưa được đầu tư đúng mức, các sản phẩm du lịch chưa mang nét đặc trưng,
riêng biệt để thu hút khách du lịch nội địa.
2.2.3.3 Thời gian lưu trú của khách du lịch sinh thái
Thời gian lưu trú của khách quốc tế tham gia du lịch sinh thái
Do chương trình tour chủ yếu các đơn vị kinh doanh lữ hành thành phố Hồ
Chí Minh thiết kế, thời gian tham quan ngắn nên thời gian lưu trú còn thấp, chủ yếu
chỉ có khách đi lẻ và khách “ba lô” lưu trú. Giai đoạn 2008-2012 khách lưu trú có
tăng lên, ngày khách bình quân đạt 1,7 ngày/người đối với khách quốc tế.
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành ở Tiền Giang là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các chương trình tour hầu hết thông qua các đơn vị lữ hành quốc tế ở TP. Hồ
Chí Minh, chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế trực tiếp, nên việc quảng bá
và tổ chức đón nhận trực tiếp khách du lịch quốc tế (inbound) với tour trọn gói hầu
như không có nên chưa chủ động được nguồn khách cho các cơ sở lưu trú làm hạn
chế hiệu quả kinh doanh.
Thời gian lưu trú của khách nội địa tham gia du lịch sinh thái
Khách du lịch nội địa ngày nay đi du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau
như thông qua các công ty du lịch hoặc tự tổ chức theo nhóm, theo đoàn hoặc đi lẻ.
Xu hướng tự tổ chức cho chuyến đi ngày càng nhiều hơn. Thời gian lưu trú bình
quân của khách là 1,6 ngày/người.
2.2.3.4 Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch sinh thái
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
48
Bảng 2.5: Cơ cấu chi tiêu của khách tham gia du lịch sinh thái tại Tiền Giang
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Bquân
Khách sạn 11,19 7,94 10,96 13,01 14,6 11,5
Lữ hành 25,63 20,03 18,63 17,74 18,74 20
Ăn uống 57,48 40,61 38,78 46,33 45,33 45,7
Vận chuyển 0,49 0,51 0,60 0,54 0,48 0,5
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du Lịch tỉnh Tiền Giang).
Nhìn chung, doanh thu tăng lên nhưng cơ cấu chi tiêu cao nhất vẫn dành cho
dịch vụ ăn uống (trung bình cả giai đoạn đạt 45,7%), kế đến là dịch vụ lữ hành
(20%) và dịch vụ lưu trú (chỉ đạt 11,5%), doanh thu dịch vụ khác 22,1%. Với cơ cấu
này cho thấy du khách chủ yếu được đưa đến Tiền Giang qua các Công ty kinh
doanh lữ hành ở TP. Hồ Chí Minh với chương trình mua sẵn và ăn uống được đặt
trước, nên mức thu về tham quan và ăn uống có tỉ trọng cao. Các dịch vụ bổ sung và
hàng lưu niệm chưa kích thích mạnh nhu cầu chi tiêu của khách, đồng thời cơ sở
lưu trú với chất lượng thấp, không hấp dẫn cho du khách lưu lại, nên tỉ trọng còn
thấp, tốc độ tăng trưởng không cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có
được những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, chưa có được sản phẩm du lịch
đặc trưng mang bản sắc Tiền Giang, chưa có sức cạnh tranh cao. Các sản phẩm du
lịch hiện có chưa được phong phú về chủng loại, kém hấp dẫn, giá cả chưa tương
xứng với chất lượng, hệ thống dịch vụ bổ sung còn thiếu và yếu, và đặc biệt còn
thiếu những khu du lịch lớn do vậy không thể kéo dài ngày lưu trú cũng như chưa
thu được các khoản chi phí khác từ khách du lịch.
2.2.4 Một số kết quả mang lại từ phát triển du lịch sinh thái của tỉnh
2.2.4.1 Tình hình doanh thu
Giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập sâu rộng, cơ
sở hạ tầng và năng lực sản xuất đã tiếp tục được củng cố và cải thiện. Bên cạnh đó,
các nhà đầu tư đã quan tâm và đầu tư vào lĩnh vực du lịch góp phần nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, điều này là một yếu tố thuận lợi cho du lịch
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
49
Việt Nam nói chung và du lịch Tiền Giang nói riêng khi phát triển các sản phẩm du
lịch mới, tìm kiếm thị trường mới nhằm tăng nguồn thu du lịch. Năm 2008, thu
nhập xã hội từ du lịch đạt 788.040 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt gần 2.094.000 tỷ
đồng, tăng bình quân 31%. Trong đó doanh thu các doanh nghiệp trực tiếp kinh
doanh du lịch đạt hơn 203 tỷ đồng, tăng bình quân 36%.
Bảng 2.6:Thu nhập du lịch sinh thái Tiền Giang giai đoạn 2008-2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Bquân
I. Thu nhập xã hội từ du lịch 788,04 1.175.490 1.670.709 2.039.385 2.093.830 1.553.491
1.DT các DN trực tiếp KDDL 84,66 132,03 144,19 184,96 203,45 149.860
-Khách sạn 9,47 10,48 15,79 24,06 26,46 `17,25
-Lữ hành 21,7 26,44 26,87 32,81 36,08 28,78
-Ăn uống 48,67 53,62 55,93 85,69 94,26 67,63
-Vận chuyển 0,42 0,67 0,86 0,99 1.1 809,2
-Doanh thu khác 4,4 40,8 44,7 41,4 45,5 35,38
2.DT hộ kd cthể 703,38 1.043 1.527 1.854 1.890 1.403
II. Giá trị tăng thêm du lịch 507,14 585,76 676,57 781,47 902,62 690,71
(Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang).
Nhìn chung, ở giai đoạn này thu nhập xã hội từ du lịch tăng mạnh, do các
khu điểm du lịch đã được đầu tư, hoạt động du lịch cộng đồng phát triển mạnh, các
hoạt động của Dự án do Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB tài trợ góp phần nâng
cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, hàng
năm với lượng khách du lịch như trên, doanh thu du lịch Tiền Giang vẫn còn thấp
so với các tỉnh trong khu vực như: Cần Thơ, Kiên Giang và mặt bằng chung của cả
nước. Nguyên nhân cơ bản là khách chỉ du lịch trong 1 ngày (doanh thu lưu trú
trung bình chỉ đạt 10% trong cơ cấu doanh thu). Hơn nữa, các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế của tỉnh hoạt động lệ thuộc vào các hãng lữ hành TP. Hồ Chí Minh nên xảy
ra trường hợp cạnh tranh giảm giá làm giảm doanh thu. Tuy nhiên, sự gia tăng về
thu nhập du lịch Tiền Giang trong thời gian qua theo xu hướng đi lên và liên tục.
Qua đó có thể nhận định sự phát triển của du lịch Tiền Giang là tương đối ổn định.
Với xu thế như hiện nay, cùng với sự gia tăng của số lượng khách cũng như mức chi
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
50
tiêu, đặc biệt là sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào các hoạt động du lịch, chắc
chắn trong những năm tới doanh thu sẽ tiếp tục gia tăng, góp phần tích cực vào sự
phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế.
2.2.4.2 Đóng góp của du lịch sinh thái đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Tiền Giang
Kết quả kinh doanh của ngành du lịch sinh thái trong thời gian qua đã phần
nào cho thấy sự lựa chọn đúng đắn của Tỉnh Đảng bộ Tiền Giang trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bảng 2.7: Giá trị GDP của các ngành kinh tế của tỉnh Tiền Giang
ĐVT: Ngàn tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân
Giá
trị
% Giá
trị
% Giá
trị
1% Giá
trị
% Giá
trị
%
1.Nông-lâm-
thủy sản
6,7 45 8,06 44 12,4 49,7 13,6 46 15,7 45 11,29
2.Công
nghiệp – xây
dựng
3,5 24 4,8 26 5,6 22 8,2 27 9,9 28 6,4
3.Thương
mại – dịch vụ
4,6 31 5,5 30 6,9 28 8 27 9,5 27 6,9
Du lịch 0,5 3,5 0,68 12 1 4 1,2 4,2 1,5 4,3 0,98
Tổng số 15,3 194 25,9 31 36,6 25,57
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tiền Giang).
Từ năm 2008, GDP du lịch đạt hơn 515 triệu đồng (chiếm 3,5% GDP cả tỉnh
và 11,3% GDP khối ngành dịch vụ). Đến năm 2012, GDP du lịch đạt hơn 1.511
triệu đồng, chiếm 15,9% GDP cả tỉnh và 4,3% GDP khối ngành dịch vụ.
Mặc dù, do mức khởi đầu của ngành du lịch thấp nên mức độ đóng góp của
du lịch trong toàn bộ nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có của mình, tuy nhiên hoạt động du lịch trong những năm qua đã được
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
51
đầu tư phát triển và đang có bước khởi sắc. Các thành phần kinh tế tham gia vào các
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng, nhất là thành phần kinh
tế tư nhân tham gia đầu tư vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phat_trien_du_lich_sinh_thai_tinh_tien_giang_den_nam_2020_1768_1912317.pdf