MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái. 6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinh thái. 19
1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch sinh thái 27
1.4. Kinh nghiệm phát triển DLST ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới. 32
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 42
2.1 Thực trạng tiềm năng DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 42
2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 59
2.3. Đánh giá chung về phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 81
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 85
3.1. Phương hướng chủ yếu phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 85
3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển DLST trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 94
3.3. Một số kiến nghị 109
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 120
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồi thông xanh mướt, cao vút, nhấp nhô, trùng điệp như vây phủ lấy mặt hồ, làm cho nước hồ xanh lại càng xanh thêm.
Đến hồ Đồng Chương du khách được nghỉ ngơi hoặc dạo quanh đồi thông được tận hưởng một không khí trong lành, mát mẻ của các dãy đồi thông. Khó có thể tìm được một nơi yên tĩnh như ở đây. Với diện tích rừng thông rộng lớn tạo cho không khí ở đây trong lành mát mẻ phù hợp cho các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn.
Một điều rất độc đáo là, hàng năm nếu du khách đến thăm hồ Đồng Chương vào tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) sẽ thấy được rất nhiều cò, cò đậu dày đặc, trắng xoá trên các hàng thông. Tất cả các dải đồi thông đã là một tấm thảm hoa với hai màu xanh của cây và trắng của cò.
Cũng nơi đây, có thác Ba Tua (Ba dòng thác từ trên núi chảy xuống), với độ cao gần 40 mét. Đến mùa mưa, nước từ núi đá đổ về vô tận, thác tua trông đẹp như thác Yaly!
Đến hồ Đồng Chương du khách còn có thể leo đồi Cánh Phượng để xem ao trời. Ao trời cũng trong xanh, tuy nhỏ nhưng không lúc nào cạn nước. Du khách đến hồ Đồng Chương sẽ thấy được sự kết hợp của thiên nhiên - con người. Để phủ xanh đồi trọc, người ta đã phải trồng thêm nhiều thông xung quanh hồ. Thiên nhiên và con người đã tạo dựng, đó là một “Đà Lạt” của Ninh Bình hiện nay và mai sau.
Hiện nay, hồ Đồng chương đã được quy hoạch phát triển thành khu DLST đa chức năng: Nghỉ cuối tuần, thể thao, du lịch mạo hiểm. Lượng du khách đến đây chưa nhiều, thường là đi du lịch tự phát theo nhóm đến để cắm trại và vui chơi, nghỉ ngơi cuối tuần. Tuy chưa thu được nhiều từ du lịch nhưng điều đó làm cho việc quy hoạch và đầu tư xây dựng Hồ Đồng Chương trở thành một điểm DLST sẽ dễ dàng hơn do dân cư tập trung về đây chưa quá đông, cảnh quan môi trường còn tương đối tự nhiên, ít bị can thiệp nhiều bởi con người. Đây thực sự là một nơi có tiềm năng to lớn cho phát triển DLST.
Hồ Đồng Thái thuộc huyện Yên Mô. Với diện tích mặt nước 350 ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp với phong cảnh núi non hùng vĩ hữu tình, một hệ sinh thái trong lành tiềm ẩn nhiều tài nguyên DLST, du lịch hang động… sát với hồ Đồng Thái là hồ Yên Thắng với diện tích mặt nước 250 ha và các đồi thông xung quanh tạo môi trường cảnh quan hài hoà, hệ sinh thái trong lành hứa hẹn trở thành một điểm DLST, vui chơi nghỉ dưỡng cuối tuần cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Khu vực này hiện tại lượng khách du lịch chưa nhiều do cơ sở vật chất kỹ thuật chưa được đầu tư, hoạt động quảng cấo xúc tiến du lịch chưa được tiến hành nhiều. Nhưng nó đã được ngành du lịch quy hoạch để xây dựng thành các khu DLST với diện tích quy hoạch là 2.118 ha. Đây là một vùng gồm các hồ nước lớn, hệ thống sông ngòi tiện lợi cho giao thông đường thuỷ, các làng nghề, làng văn hoá - lịch sử, hệ thống các đình chùa các lễ hội…. các dãy núi đá vôi thấp, là nơi có cảnh quan đẹp có rừng cây phủ trên các núi đá vôi cùng với các thảm thực vật tạo nên vùng sinh thái lý tưởng cho phát triển DLST, nghỉ dưỡng, lướt ván, đua thuyền…
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn nhiều tài nguyên tự nhiên khác: sông Hoàng Long, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Dục Thúy, Đèo Tam Điệp…
* Suối khoáng:
Suối nước nóng Kênh Gà. Thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Dòng suối này đã có từ rất lâu nhưng đến năm 1940 mới được người Pháp nghiên cứu và khẳng định đây là nước khoáng mặn rất tốt có chứa nhiều muối: Natriclorua, Kaliclorua, can xi, Magiêclorua và muối Bicácbonat với nhiệt độ ổn định là 53oc. Suối nước nóng Kênh Gà từ trong núi chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt, tắm ngâm nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như: Khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da... nhân dân đến đây rất đông lấy nước suối về uống để chữa bệnh. Ngoài ra, dùng nước khoáng Kênh Gà có thể điều trị nhiễm trùng, chữa bệnh bướu cổ. Đặc biệt nó còn được dùng để bào chế thành huyết thanh tiêm vào tĩnh mạch có tác dụng hồi sức truỵ tim mạch do mất máu cấp. Năm 1986, 1989 nước khoáng Kênh Gà đã được Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật Việt Nam tặng Huy chương Bạc.
Cùng với thăm quan và sử dụng suối khoáng, đến đây du khách còn có thể đi thăm làng nổi Kênh Gà, và mua bán sản vật địa phương ở chợ nổi trên sông Hoàng Long.
Suối nước nóng Kênh Gà là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan, để tắm, lấy nước về chữa bệnh. Hiện nay khu vực này đang là một điểm du lịch hấp dẫn du khách. Ngành du lịch Ninh Bình đã khảo sát, đánh giá và quy hoạch chi tiết để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Hy vọng rằng trong tương lai gần đây sẽ là một địa điểm hấp dẫn du khách tạo nên sự đa dạng về sản phẩm DL của tỉnh Ninh Bình.
Suối khoáng Kỳ Phú- Nho Quan. Là một điểm du lịch mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch, nằm ở vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương. Hiện đã có một doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu DLST, thể thao và chữa bệnh bao gồm: khu tắm ngâm với hệ thống bể bơi trong nhà và ngoài trời phục vụ cả mùa đông và mùa hè. Hệ thống bể tắm ngâm bằng nước khoáng nóng rất tốt cho thư giãn, nghỉ ngơi và chữa bệnh cùng với nó là hệ thống các công trình nhà hàng, khách sạn (với 15 phòng ngủ) và các công trình thể thao: sân tenis, nhà thi đấu đa năng, sân bóng chuyền để phục vụ du khách.
Đây là điểm DLST có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đến đây du khách vừa được đi thăm quan vườn quốc gia, vừa được nghỉ ngơi chữa bệnh kết hợp thăm quan bản người Mường ở xã Cúc Phương và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.
2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn
Ninh Bình là một trong các vùng đất ken dầy các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá có giá trị cao để khai thác, phát triển du lịch. Không những thế, Ninh Bình còn có nhiều “nhân kiệt” tài ba, bất hủ như: Đinh Tiên Hoàng, Dương Vân Nga, Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu, Ninh Tốn, Vũ Duy Thanh, Vũ Phạm Khải… Ninh Bình cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong số đó phải kể đến Cố đô Hoa Lư, Đền Đinh-Lê, Chùa Thái Vi, Đền Trương Hán Siêu, Đền Nội Lâm, Chùa Bích Động và Nhà Thờ đá Phát Diệm. Bên cạnh đó còn có nhiều các giá trị văn hoá vật thể cũng như phi vật thể khác gắn liền với các nhân kiệt và các lễ hội truyền thông như: hát chèo, hát xẩm, lễ hội Trường Yên, lễ hội Đền Thái Vi hay từ các làng nghề truyền thống như thêu ren, mây tre đan, chiếu cói, trạm khắc đá...Các món ăn dân gian và đặc sản truyền thống cũng góp phần tạo nên sắc thái riêng của Ninh Bình.
- Cố đô Hoa Lư. là Kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền Việt Nam. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Kinh đô Hoa lư rộng khoảng 300ha, gồm Thành Ngoại và Thành Nội. Đây là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Thành Hoa Lư gồm những dãy núi đá vôi và các tường thành nhân tạo đan xen, nối liền với nhau. Kinh đô Hoa Lư tồn tại 42 năm (968-1010), trong đó 13 năm (968-980) là Triều đại nhà Đinh. 29 năm tiếp là Triều đại Tiền Lê (980-1010) Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa lư về Thăng Long. Từ đó kinh đô Hoa lư trở thành cố đô Hoa Lư. Hiện tại cố đô Hoa Lư còn rất nhiều di tích lịch sử liên quan đến hai triều đại: đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành và các di tích khác
- Nhà thờ đá Phát Diệm. ở thị trấn Phát Diệm là một quần thể nhà thờ kiến trúc độc đáo theo kiểu phương Đông. Nhà thờ phản ánh một nghệ thuật kiến trúc điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc của Việt Nam, là sự hài hoà về nghệ thuật kiến trúc Châu Âu và Á Đông.
- Đền Nội Lâm. Nằm trong quần thể khu du lịch hang động Tràng An, đền Nội Lâm (rừng trong) thuộc sơn phận thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Theo truyền thuyết đền thờ thần Quý Minh là một vị tướng của vua Hùng và Hoàng Phi Quý Nương là phu nhân của thần Quý Minh.
- Đền Trương Hán Siêu. Trương Hán Siêu là người xã Phúc Thành, huyện Yên Ninh, nay là thị xã Ninh Bình. Làm quan từ triều Trần Anh Tông đến triều Trần Dụ Tông, lúc chết được phong tước Thái Bảo, Thái Phó và được thờ ở Văn Miếu, là người văn võ song toàn. Không những đã cùng với Nguyễn Trung Ngoạn soạn bộ “Hình thư” đặt nền tảng cho chế độ phong kiến Việt Nam vận hành theo luật pháp, mà ông còn là một nhà văn hoá, nhà văn và có tầm nhìn về du lịch rất sớm. Đền thờ Trương Hán Siêu được xây dựng ngay dưới chân núi Dục Thuý ở ngã ba sông Vân Sàng và sông Đáy
- Đền Thái Vi nằm trong quần thể khu du lịch Tam Cốc. Để tưởng nhớ các vua Trần, nhân dân ở đây đã lập Hành Cung Vũ Lâm (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) từ năm 1258, sau khi họ mất, nhân dân thôn Văn Lâm xây dựng đền Thái Vi.
- Đền Nguyễn Công Trứ ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, thờ danh nhân Nguyễn Công Trứ, người có công rất lớn lập ra huyện Kim Sơn từ năm 1829.
* Một số lễ hội tiêu biểu:
+ Lễ hội Trường Yên (lễ hội Hoa Lư). Được tổ chức vào ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư), để tưởng nhớ công đức của vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.
+ Lễ hội đền Thái Vi. Được tổ chức từ ngày 14 đến 17 tháng 3 âm lịch hàng năm tại đền Thái Vi, thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
+ Lễ hội chùa Địch Lộng. được tổ chức ngày 06 và 07 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn
+ Lễ hội chùa Bái Đính. Tổ chức vào ngày 06 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn.
+ Lễ hội Nguyễn Công Trứ. Tổ chức vào ngày 13 đến 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn.
Ngoài ra ở Ninh Bình còn rất nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo khác như: Phủ Khống, Phủ Đột, chùa Nhất trụ, đền Phất Kim, chùa Ngần, chùa Am, đền Vực Vông, núi chùa Bái Đính, chùa Linh Cốc, đền Khê Hạ, đền Đông Hội, chùa Đồng Đắc, chùa Địch Lộng, núi Dục Thuý…
Với DLST tài nguyên nhân văn chỉ là những tài nguyên thứ cấp, bổ sung nhưng nó lại tạo ra sự đa dạng cho các điểm, khu du lịch. Với Ninh Bình, sự đan xen hoà quyện giữa tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn tạo ra bức tranh sinh động đa màu sắc cho du lịch Ninh Bình. Do đó, những người làm công tác quy hoạch, quản lý phải biết tận dụng lợi thế này để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách.
* Làng nghề truyền thống:
Ở Ninh Bình ngoài những thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, nền văn hoá đặc sắc thì còn có tiềm năng du lịch tới các làng nghề truyền thống nét văn hoá dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống ở Ninh Bình còn có sức thu hút đặc biệt đối với du khách bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hoá hay một hệ thống di tích. Chính những điểm này đã tạo nên khác biệt và là một trong những lợi thế của DLST ở Ninh Bình. Phát triển du lịch đến các làng nghề không những thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển mà đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống. Là cơ hội tốt để các làng nghề giới thiệu sản phẩm và tiếp cận thị trường. Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Ninh Bình:
+ Thêu ren Ninh Hải: Xã Ninh An, huyện Hoa Lư nổi tiếng về nghề thêu ren, nhiều người cho rằng đây là “Vương quốc của thêu ren”. Tương truyền từ năm 1258, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) và lập căn cứ chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai (1258). Bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo Triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Như thế làng nghề này đã có trên 700 năm.
Làng nghề này nằm cùng với khu DLST Tam Cốc - Bích Động, kiến trúc làng khá hấp dẫn, sản phẩm của làng nghề được khách du lịch ưa thích và dễ mua, dễ vận chuyển vì gọn nhẹ, tuy nhiên bao gói sản phẩm chưa thật hấp dẫn, cách thức tổ chức tham quan cho du khách chưa tốt, nghệ thuật bán hàng chưa cao, sự phối kết hợp với các hãng lữ hành chưa chặt chẽ.
+ Mỹ nghệ cói Kim Sơn. Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn gần hai thế kỷ và đã có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn. Người dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: Chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, túi xách, mũ... mặt hàng cói ở Kim Sơn phải nói đến nghề dệt chiếu.
+ Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân.có hơn 400 năm lịch sử phát triển, có vị trí thuận lợi cho khách tham quan, phong cảnh thiên nhiên đẹp, kiến trúc xây bằng đá, có sự pha trộn giữa phương pháp truyền thống với phương pháp hiện đại để tạo ra sản phẩm độc đáo của làng. Tuy nhiên, sản phẩm quá lớn và nặng nên khách du lịch rất khó có mua trực tiếp vì khó khăn trong vận chuyển; sản phẩm của làng nghề Ninh Vân không phong phú, thiếu tính đa dạng, bán hàng không chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, nói giá quá cao, thiếu tính tổ chức cho khách thăm quan và nghệ thuật marketing, sựu phối kết hợp với các hãng lữ hành chưa chặt chẽ.
+ Một số làng nghề truyền thống khác: Trồng hoa, trồng rau ở Ninh Phúc, Ninh sơn huyện Hoa Lư, làng mộc Ninh Phong...
2.2. THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (Khách sạn, nhà hàng và hệ thống giao thông):
Từ năm 1995 đến nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng ở Ninh Bình được chú trọng đầu tư. Các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm thay đổi nhanh chóng số lượng và chất lượng của hệ thống cơ sở lưu trú của Ninh Bình.
+ Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ:
Đến 31 tháng 12 năm 2005 toàn tỉnh có 73 cơ sở lưu trú du lịch với 1.018 phòng ngủ, 1.696 giường. Trong tổng số 1.018 phòng ngủ có 283 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 27,7% tổng số phòng ngủ toàn tỉnh. Các cơ sở lưu trú nằm rải rác ở các huyện thị: thị xã Ninh Bình có 34 cơ sở; huyện Hoa Lư có 11 cơ sở; huyện Gia Viễn có 5 cơ sở; huyện Kim Sơn có 3 cơ sở; thị xã Tam Điệp có 12 cơ sở; huyện Yên Mô có 4 cơ sở; huyện Nho Quan có 4 cơ sở.
Các cơ sở lưu trú đã được ngành du lịch thẩm định, phân loại hạng theo quy định của Nhà nước là 41 cơ sở, trong đó có 32 khách sạn và 9 nhà nghỉ. Trong 32 khách sạn đựơc thẩm định, có 8 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 2 sao (7 khách sạn 2 sao và 1 khách sạn. Số khách sạn, nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 33)
Năm 1995 chỉ khu DLST Cúc Phương có hệ thống phòng ngủ phục vụ du khách, còn các điểm DLST khác không có hoạt động kinh doanh lưu trú thì đến năm 2005 hầu như các khu du lịch của Ninh Bình đã có cơ sở lưu trú để kinh doanh du lịch.
Bảng 2.2: Cơ cấu khách sạn, nhà nghỉ theo lãnh thổ thời điểm12/2005 [41]
Địa danh
Số KS, nhà nghỉ
Số phòng
Số giường
Thị xã Ninh Bình
34
507
916
Thị xã Tam Điệp
12
137
222
Huyện Yên Mô
4
21
29
Huyện Nho Quan
4
117
228
Huyện Hoa Lư
11
105
152
Huyện Gia Viễn
5
111
119
Huyện Kim Sơn
3
20
30
Qua bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy mặc dù số lượng cơ sở lưu trú ở Ninh Bình trong thời gian qua đã được cải thiện. Tuy nhiên, việc cải thiện này cũng còn để lại nhiều vấn đề bất cập đó là số lượng cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở khu thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và huyện Hoa lư. Ở các địa phương khác các cơ sở lưu trú chủ yếu chỉ tập trung ở khu vực trung tâm huyện, thị trấn còn các điểm du lịch thì cơ sở lưu trú ít, chủ yếu là các nhà nghỉ của tư nhân với số lượng phòng ngủ thường không quá 10. Một vấn đề rất đáng quan tâm là các cơ sở lưu trú được xây dựng tự phát không theo quy hoạch của cơ quan có chức năng, vật liệu xây dựng chủ yếu là bê tông sắt thép, kiến trúc không phù hợp với cảnh quan chung.
Từ năm 1995 trở lại đây số lượng cơ sở lưu trú ở Ninh Bình tăng đáng kể, đặc biệt tăng nhanh trong các năm 1996, 1997, 1998 nhưng sự tăng lên này lại chủ yếu là khách sạn của tư nhân (khách sạn mini) do đó phần nào bị hạn chế về chất lượng phục vụ, thiếu dịch vụ đi bổ sung nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách.
+ Các cơ sở ăn uống:
Cùng với sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh lưu trú thì các hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống cũng được cải thiện về số lượng và chất lượng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có quầy Bar, phòng ăn... Ở các cơ sở này, thực đơn phục vụ có nhiều món ăn dân tộc, Á, Âu... với chất lượng phục vụ tương đối tốt, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tại các khu du lịch thực đơn trong các nhà hàng luôn có món ăn đặc sản của Ninh Bình là thịt dê núi, lươn, cua, ốc... thì một vấn đề mà các nhà quản lý du lịch, môi trường cần phải quan tâm là còn có các món ăn từ thịt thú rừng nằm trong danh mục cấm như: lợn rừng, nhím, rắn, hươu, nai... tình trạng này nếu không được sớm ngăn chặn sẽ trở thành nguy cơ đối với công tác bảo tồn và phát triển DLST.
Tại các điểm du lịch, số nhà hàng phục vụ khách du lịch phần lớn là của tư nhân (ngoại trừ vườn quốc gia Cúc Phương và khu Tam Cốc - Bích Động) vì vậy, việc quản lý chất lượng phục vụ, giá cả cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một vấn đề cần được quan tâm xem xét.
+ Hệ thống giao thông:
Về mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, được chia thành hai loại: Đường giao thông Quốc gia (quốc lộ) và đường giao thông địa phương.
Đường giao thông quốc gia có tổng chiều dài là 111 km. Đối với mạng lưới giao thông địa phương (cấp tỉnh, huyện) với tổng chiều dài 331 km đã được cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, do chủ trương hiện đại hoá giao thông nông thôn của tỉnh, đến nay 100% các thôn, xã trong tỉnh đã được bê tông hoá. Hệ thống giao thông dẫn đến các điểm du lịch đã cơ bản được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông đường bộ đến các điểm du lịch.
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông vận tải ở Ninh Bình ngày càng được hoàn thiện hơn. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển nhanh cả về thể loại và chất lượng phục vụ.
Ninh Bình là tỉnh có địa thế giao thông thuận lợi, khách du lịch có thể đến Ninh Bình bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Hệ thống giao thông nội đến các điểm du lịch hầu hết được xây dựng mới hoặc nâng cấp. Năm 2002 đầu tư xây mới đường 12B dài 25 km vào vườn quốc gia Cúc Phương và khu Vân Long (130 tỷ đồng), đường vào khu Tam Cốc - Bích Động dài 4,5 km (12 tỷ đồng), đường vào khu du lịch hang động Tràng An và đường giao thông nội bộ trong khu du lịch này có số vốn đầu tư 264,153 tỷ đồng.
Ở Ninh Bình ngoài công ty vận tải ô tô Ninh Bình có đội xe mới, chất lượng cao phục vụ vận tải còn có một số đơn vị khác cũng tham gia phục vụ vận chuyển khách du lịch như: công ty cổ phần vận tải Minh Long với đội xe từ 16 - 32 chỗ ngồi (xe mới, có điều hoà, chất lượng phục vụ tốt) có 3 công ty tắc xi phục vụ vận tải với khoảng 30 đầu xe và rất nhiều cá nhân mua xe để làm dịch vụ du lịch.
Hệ thống sông ngòi phân bố đồng đều trên cả tỉnh, tương đối thuận tiện cho du khách đi bằng đường thuỷ để thăm quan các khu DLST nếu có nhu cầu như: sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Hoàng Long, sông Vạc... tuy chưa có đội tàu phục vụ chuyên nghiệp nhưng du khách có thể dễ dàng liên hệ với các đơn vị làm du lịch phục vụ.
Sự phát triển của hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch đa dạng là một lợi thế và tạo điều kiện thuận lợi cho DLST phát triển.
Về mạng lưới thông tin liên lạc, hơn 100% số xã trên toàn tỉnh đã được lắp đặt hệ thống cáp điện thoại và phủ sóng điện thoại di động. Tất cả các điểm du lịch đang khai thác đều đã được thiết kế lắp đặt hệ thống cổng kết nối Internet. Tuy nhiên, hầu hết các khách sạn lại chưa được kết nối Internet. Thậm chí, ngay cả các công ty du lịch lữ hành cũng chưa đựơc kết nối và có trang web riêng để phục vụ hoạt động kinh doanh. Hiện nay, Sở Du lịch đang xây dựng đề án đầu tư xây dựng dự án hệ thống mạng thông tin phục vụ quản lý nhà nước về du lịch.
* Về lao động:
Trong những năm gần đây Du lịch Ninh Bình đã được đầu tư nhiều để nâng cấp cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, mạng lưới dịch vụ du lịch được hình thành làm cho hoạt động DLST mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội nhất định, doanh thu đóng góp ngân sách ngày một tăng.
Tính đến năm 2005 có 5.800 người tham gia vào hoạt động du lịch. Trong đó lao động do chuyên nghiệp là 685 người chiếm 11,8%, số còn lại là lực lượng lao động không chuyên nghiệp là cư dân địa phương tham gia vào du lịch lúc nông nhàn và bán thời gian. Trong số những người dân địa phương làm du lịch thì khoảng 25% là sống bằng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch. Số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về Du lịch còn thấp (chiếm 31,4% tổng lao động toàn ngành), trong đó phần lớn là lao động có nghiệp vụ du lịch ở trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng ngắn hạn (chiếm 26,3% tổng số lao động toàn ngành); số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề còn chiếm tỷ lệ khá cao (39,8%). Môi trường học tập và kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nòng cốt còn hạn chế; thiếu lao động giỏi và các chuyên gia đầu ngành.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ngành Du lịch Ninh Bình còn rất yếu. Tính đến năm 2004, số lao động biết ngoại ngữ là 1.708 người, chỉ chiếm 29.4% tổng số lao động toàn Ngành - trong đó trình độ đại học hoặc tương đương chiếm tỷ lệ nhỏ (3,2%), đa số là biết tiếng Anh, các ngoại ngữ khác không đáng kể.
Bảng 2.3: Nguồn nhân lực của du lịch Ninh Bình (1995 - 2005) [41]
Năm
LĐ
chuyên nghiệp
(người)
Tỷ lệ LĐ chuyên nghiệp
Tổng số LĐ làm du lịch
(người)
Tốc độ tăng trưởng lao động
1995
267
13,3%
2.000
1996
312
7,8%
4.000
200%
1997
304
6,0%
5.000
125%
1998
312
6,1%
5.100
102%
1999
325
6,2%
5.200
101%
2000
341
6,2%
5.500
105%
2001
353
6,4%
5.510
100%
2002
409
7,4%
5.500
99,8%
2003
470
8,3%
5.620
102%
2004
621
10,8%
5.700
101%
2005
685
11,8%
5800
101%
Qua số liệu ở bảng chúng ta thấy số lao động chuyên nghiệp tăng không nhiều thậm chí có chiều hướng giảm đi so với tổng số lao động trong ngành du lịch. Tổng số lao động trong ngành du lịch tăng không nhiều, (ngoại trừ năm 2005 tăng 200%). Bình quân 1,5% năm.
Từ khi Sở du lịch Ninh Bình được thành lập (1995) việc phát triển nguồn nhân lực của ngành đã được quan tâm hơn. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được tổ chức thường xuyên. Trong các năm 2000, 2002, 2005 với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổng Cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, trường đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng về nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ kinh doanh khách sạn - nhà hàng, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ công nhân viên thuộc ngành du lịch quản lý. Để nâng cao nhận thức về nghiệp vụ du lịch, đạo đức trong kinh doanh, tầm quan trọng của tài nguyên và môi trường và bảo vệ môi trường đối với hoạt động phát triển du lịch, khoảng 1.300 người cho nhân dân các xã Gia Sinh, Gia Vân huyện Gia Viễn nơi có khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long; xã Yên Đồng huyện Yên Mô, xã Đông Sơn thị xã Tam Điệp nơi có khu DLST hồ Đồng Thái - Đoong Đèn được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn tại địa phương. Đây là những hoạt động tích cực của ngành du lịch Ninh Bình nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch Ninh Bình.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và số liệu về nguồn nhân lực trong du lịch Ninh Bình tôi có một số nhận xét sau:
- Số lượng lao động trong du lịch còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động hiện có của Ninh Bình.
- Thu nhập thực tế của lao động trong ngành du lịch còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống.
- Đa số người dân địa phương chưa thật sự coi du lịch là ngành kinh tế chính có thể giải quyết được việc làm và thu nhập nuôi sống gia đình họ. Họ chỉ coi du lịch như một việc làm thêm lúc nông nhàn.
- Cư dân địa phương tham gia làm hướng dẫn viên du lịch chiếm số lượng ít ỏi, nếu có cũng không đáp ứng được yêu cầu bởi họ không được đào tạo bài bản kiến thức về du lịch họ chỉ làm việc này qua sự suy ngẫm và trải nghiêm thực tế cuộc sống hàng ngày trên mảnh đất nơi họ sinh ra.
- Lực lượng lao động do Sở quản lý cũng phần lớn chưa được đào tạo bải bản, chủ yếu mới qua các khóa đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật, trung cấp từ đó làm cho năng lực chuyên môn bị hạn chế. Hầu hết họ chưa phân biệt được các loại hình du lịch, đặc biệt là kiến thức về DLST.
- Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ lao động du lịch do sở quản lý còn rất yếu.
Như vậy lực lượng lao động trong ngành du lịch Ninh Bình trong những năm vừa qua tuy đã được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh doanh, số lượng lao động cũng tăng lên đáng kể nhưng trên thực tế chưa đáp ứng được những yêu cầu thực tế. Những người làm công tác quy hoạch và quản lý du lịch cần nhận ra tầm quan trọng của lực lượng lao động để có hướng bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ trước tiên là cho lực lượng lao động du lịch chuyên nghiệp sau đó từng bước phổ cập kiến thức cho lao động không chuyên nghiệp và cư dân địa phương.
* Về hoạt động kinh doanh:
Ngành du lịch Ninh Bình trong những năm trước đây chưa chú trọng khai thác các sản phẩm DLST. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc xây dựng các chương trình DLST hiệu quả không cao do phải đầu tư tốn kém lại khá phức tạp do các điều kiện như: Bảo đảm an toàn cho du khách, hệ thống cơ sở hạ tầng đến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- Bia.doc