Luận văn Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục . iii

Danh mục các chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các hình .vi

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .2

3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.3

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .5

5. Những đóng góp chính của đề tài .8

6. Cấu trúc của luận văn.8

NỘI DUNG . 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 9

1.1. Cơ sở lí luận.9

1.1.1. Các khái niệm về du lịch .9

1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch .14

1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch .16

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch.17

1.2. Cơ sở thực tiễn.18

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương. 18

1.2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa .19

Tiểu kết chương 1 . 21

Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM

SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 . 22

2.1. Khái quát về TP Sầm Sơn.22

2.1.1. Vị trí địa lý.22

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cọ dừa, san hô, vỏ tôm, ốc, sò... - Các hoạt động thể thao: bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi biển, tennis... Tại Sầm Sơn hiện nay hầu như chưa có khu vui chơi giải trí quy mô có thể thỏa mãn nhu cầu cho khách du lịch cũng như người dân địa phương. Hình thức vui chơi giải trí còn đơn điệu, qui mô nhỏ, chủ yếu tập trung trong các khách sạn, một số tụ điểm nhỏ lẻ chính vì vậy làm hạn chế hiệu quả kinh doanh du lịch. Các vũ trường tuy đã có song giá vào cửa còn cao và chỉ đáp ứng được cho một bộ phận thanh niên và khách du lịch trẻ tuổi. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Để tạo điều kiện tăng doanh thu của ngành du lịch thì một trong những định hướng quan trọng là phải đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, thể thao, sinh hoạt văn hoá nghệ thuật... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách, góp phần tăng doanh thu và sức hấp dẫn của Sầm Sơn. 2.3.6. Thị trường du lịch Thị trường khách chủ yếu của Sầm Sơn hiện nay là thị trường khách du lịch nội địa do các công ty lữ hành của Hà Nội và các phía Bắc tổ chức cho khách du lịch đến tham quan hoặc do khách tự tổ chức. Hình thức khách tự tổ chức các chuyến đi có xu hướng phát triển nhanh. Số lượng khách tăng đều qua các năm do Sầm Sơn là khu du lịch biển có tiềm năng và vị trí gần với các trung tâm phân phối khách ở khu 40 vực phía Bắc. Đặc điểm thị trường khách nội địa của Sầm Sơn là công nhân, viên chức, người dân thuộc mọi lứa tuổi của các tỉnh, TP khu vực phía Bắc. Thời gian diễn ra hoạt động du lịch chủ yếu (mùa cao điểm) là các tháng hè từ cuối tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Sản phẩm chính là du lịch tắm biển kết hợp tham quan các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn. Chính vì tính mùa vụ như vậy, sự quá tải ở trong những ngày hè thường hay diễn ra và về mùa đông thường vắng khách. Thị trường khách du lịch nội địa cũng bắt đầu có sự thay đổi bởi dòng khách có khả năng chi trả cao hơn, có nhu cầu với những dịch vụ cao cấp. Đây là thực tế để định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cho Sầm Sơn trong thời gian tới. 2.3.7. Đầu tư cho phát triển du lịch * Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật Sầm Sơn đã tranh thủ mọi nguồn lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du lịch. Trong giai đoạn 2010 - 2015, theo thống kê sơ bộ, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu vực Sầm Sơn đạt hơn 4.705 tỷ đồng. Trong đó, năm 2015 huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thị xã Sầm Sơn ước đạt 2.100 tỷ đồng, tăng 4,3 lần so với năm 2010 để nâng cấp, cải tạo và mở rộng hệ thống đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, đường bờ biển, hạ tầng bưu chính - viễn thông, các bồn hoa, cây cảnh trên các trục đường và công viên được bổ sung đã làm thay đổi bộ mặt của TP du lịch. Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện qua các năm 2010 2011 2012 2013 2014 2017 1 Tổng vốn Tỷ đồng 480 560 580 625 840 2.100 Trong đó 1.1 Vốn từ ngân sách Tỷ đồng 90 48 50 45 175 665 1.2 Vốn xã hội hóa Tỷ đồng 25 35 45 50 675 1.435 Nguồn: UBND TP Sầm Sơn 41 * Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật Trong nhiều năm qua, công tác đầu tư cơ vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn TP được quan tâm. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đã được đầu tư xây dựng, cải tạo lại đã mang lại bộ mặt khang trang hơn cho TP. Trong đó nổi bật nhất là Vạn Chài Resort và FLC Samson Beach & Golf Resort. Khu du lịch Vạn Chài Resort là khu du lịch nghỉ dưỡng biển đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao đầu tiên của Sầm Sơn và Thanh Hóa. Vạn Chài Resort có bãi biển riêng và khuôn viên rộng hơn 2 ha với có 82 phòng & 02 Villa; 02 hồ bơi nước nóng trong nhà & hồ bơi ngoài trời, khu spa, massage truyền thống, sân tennis, CLB sức khỏe. Sự xuất hiện của Vạn Chài với bản sắc riêng tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh du lịch Sầm Sơn và góp phần nâng tầm cho thương hiệu du lịch biển Sầm Sơn. Điểm nhấn đáng lưu ý của khu du lịch biển Sầm Sơn hiện nay là FLC Samson Beach & Golf Resort. Nằm tại vị trí là nơi giao thoa giữa biển và dòng sông Mã, giáp khu trung tâm du lịch biển Sầm Sơn, FLC Samson Beach & Golf Resort được xây dựng trở thành khu nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp. Hạng mục trung tâm của dự án là sân golf 18 lỗ FLC Samson Golf Links với mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn của các golfer trong nước và quốc tế. Vị trí đẹp, thiết kế đẳng cấp quốc tế và quy mô đầu tư lớn, FLC Samson Golf Links được xây dựng không chỉ phục vụ nhu cầu chơi golf của những người yêu thích bộ môn thể thao này đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa mà còn kỳ vọng là một điểm đến của giới chơi golf trong nước và quốc tế, khi sân golf được xây dựng với mục tiêu sánh ngang cùng những sân golf tầm cỡ, đẳng cấp nhất Việt Nam và khu vực. FLC Samson Beach & Golf Resort còn bao gồm khu quần thể văn hóa - du lịch FLC với nhiều hạng mục như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp với nhiều hạng mục như: khu giải trí trong nhà, ngoài trời, hệ thống nhà hàng, quán bar, bể bơi 4 mùa, khách sạn, biệt thự, nhà liền kề. Việc đầu tư xây dựng FLC Samson Beach & Golf Resort đưa lại diện mạo mới cho du lịch Sầm Sơn. 2.3.8. Xúc tiến quảng bá du lịch Trong những năm qua, thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá chính quyền TP Sầm Sơn đã tuyên truyền đến cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển bền vững của địa phương.TP đã ban hành 10.000 42 cuốn “Cẩm nang du lịch”, xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch”, thiết lập hệ thống tin nhắn tự động chào mừng du khách ngoại tỉnh đến với Sầm Sơn. Đối với công tác xúc tiến hình ảnh du lịch Sầm Sơn, TP đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh quảng bá du lịch Sầm Sơn vả về chiều rộng và chiều sâu. TP cũng đã chủ động tổ chức quảng bá hình ảnh du lịch Sầm Sơn tại các sự kiện lớn được tổ chức trong tỉnh như Liên hoan ẩm thực Bắc Trung Bộ, Lễ hội du lịch Sầm Sơn, thực hiện Thỏa thuận liên kết Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh, Hội nghị xúc tiến và đầu tư du lịch Thanh Hóa, Năm Du lịch quốc gia Thanh Hóa 2015, Kỷ niệm 70 năm Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên... Ngoài ra, sau khi FLC Samson Beach & Golf Resort đi vào hoạt động đã liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng góp phần quảng bá hình ảnh Sầm Sơn. Chính nhờ sự chung tay của cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh quảng bá mà đến nay hình ảnh du lịch Sầm Sơn thân thiện và hiện đại đã được định vị rõ nét trong tâm trí du khách trong và ngoài nước. 2.3.9. Các tổ chức không gian lãnh thổ du lịch * Các khu vực hoạt động du lịch ở TP Sầm Sơn Khu bãi tắm: Bao gồm các bãi tắm ở khu vực nội thị hiện nay, kéo dài từ phía Nam chân đền Độc Cước đến phía Bắc khu Vạn Chài Resort với chiều dài gần 5 km, chiều rộng trung bình 200 m. Đây là không gian gần mặt biển nhất, là khu du lịch chính của Sầm Sơn, chủ yếu giành cho các hoạt động tắm biển, phơi nắng, đi dạo, thể thao giải trí ... Khu hu lưu trú cũ: Bao gồm các khách sạn, nhà nghỉ ở 3 phường nội thị, chủ yếu phục vụ du khách tắm biển tại các bãi tắm A,B,C,D. Khu du lịch sinh thái Quảng Cư: Gồm khu vực ven biển từ Vạn Chài Resort đến Cửa Hới với diện tích khoảng 265 ha. Đây là khu vực có cảnh quan đẹp và đa dạng gồm: sông, biển, các bãi tắm, cồn cát trên sông... rất thích hợp cho phát triển DLST. Hiện tại, khu vực này đã xây dựng sân GOLF và khu DLST biển cao cấp với các khu biệt thự, nghỉ dưỡng, khu Resort ven biển hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; khu các khu vui chơi giải trí chất lượng cao của tập đoàn FLC. Khu du lịch sinh thái - văn hóa núi Trường Lệ: Gồm phạm vi không gian núi Trường Lệ (khoảng 170 ha) với các danh lam thắng cảnh như: Hòn Trống Mái, đền 43 Độc Cước, đền Cô Tiên,... các rừng cây, trảng cỏ... Tại đây có một số đỉnh đồi cao hơn 70m là những vị trí thuận lợi để ngắm nhìn toàn cảnh Sầm Sơn. Bờ biển ven núi Trường Lệ có dáng cong tạo ra nhiều hướng nhìn về đất liền và bãi biển... Với tiềm năng trên, trong thời gian tới, TP sẽ phát triển khu vực này thành khu du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình đa dạng như: du lịch tâm linh, DLST, cắm trại, đi dạo trên núi, thể thao mạo hiểm ... Khu du lịch sinh thái ven sông Đơ: Gồm khu vực dọc hai bờ sông Đơ từ bờ sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam vớidiện tích khoảng 190ha. Đây là khu vực có cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, cơ sở để hình thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp với các loại hình du lịch chính như: du ngoạn bằng thuyền trên sông, ẩm thực ... Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Nam Sầm Sơn: gồm dải đất ven biển của 3 xã/phường: Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại (mới được sáp nhập về Sầm Sơn). Khu vực này có bãi biển dài 4,6km, cát trắng, phẳng mịn, nước biển trong, không có phù sa và huyền phù ... rất thích hợp cho tắm biển và các hoạt động thể thao, giải trí trên biển. TP đang tiến hành chỉnh trang, xây dựng mới bãi tắm Nam Sầm Sơn với các khu biệt thự thấp tầng, nhà nổi gắn với khu vui chơi giải trí tổng hợp. Đồng thời, phát triển đa dạng các loại hình du lịch, thể thao giải trí cả trên bờ và trên biển như: tắm biển, nghỉ dưỡng chất lượng cao, bơi thuyền, lướt ván, câu cá, du lịch thăm các làng chài, kết hợp ăn, nghỉ và tham gia sản xuất cùng dân cư (theo hình thức Homestay). * Các tuyến du lịch Tuyến du lịch vòng quanh TP : Từ trung tâm TP theo sông Đơ, sông Mã ghé thăm các đền chùa dọc sông Đơ, sông Mã tới núi Trường Lệ. Đây là tuyến có sản phẩm đa dạng, kết hợp nhiều phương tiện. Tuyến trung tâm TP - nghè Đề Lĩnh - nhà thờ Thiên chúa: Du khách có thể tìm hiểu lịch sử văn hóa truyền thống, các di tích đền chùa, lễ hội, tôn giáo. Tuyến du lịch chợ: Chợ Mới - chợ Trung tâm - chợ Bắc Sơn: Tuyến du lịch này, sản phẩm phong phú đa dạng cho việc mua bán, thưởng thức các món đặc sản, tìm hiểu văn hóa truyền thống, giao lưu cộng đồng. 44 Tuyến du lịch sinh thái sinh vật biển, rừng thông núi Trường Lệ: Tuyến từ trung tâm TP tới vùng đầm hồ Quảng Cư: du khách được sống trong bầu không khí trong lành, thưởng thực đặc sản nuôi trồng tại chỗ. Tuyến du lịch sinh thái vùng ngập triều cửa Hới, bãi bồi trên sông Mã. Tuyến Sầm Sơn - TP Thanh Hóa: Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa tới năm 2030 thì cụm du lịch TP Thanh Hóa - Sầm Sơn là động lực phát triển không gian du lịch của cả tỉnh Thanh Hóa. Với tuyến du lịch này, du khách được thăm quan các địa danh du lịch tiêu biểu của TP Thanh Hóa và Sầm Sơn như: khu di tích gắn với chiến thắng lịch sử Hàm Rồng - Nam Ngạn, làng cổ Ðông Sơn, núi Ðọ, bãi biển Sầm Sơn, thắng cảnh hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Ðộc Cước. Tuyến du lịch Sầm Sơn - TP Thanh Hóa - Bến En: Du khách sau khi thăm quan, tắm biển ở Sầm Sơn sẽ tiếp tục hành trình du lịch tới TP Thanh Hóa thăm một số di tích nổi tiếng. Kết thúc hành trình, du khách được đến khu du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Bến En (Như Thanh) tìm hiểu các loài động vật hoang dã, thưởng thức một số đặc sản miền núi: cơm lam, măng rừng, rượu cần...Đây là tuyến du lịch kết hợp đa dạng ba loại địa hình biển - đồng bằng duyên hải - vùng núi rất phổ biến ở Thanh Hóa. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Lam Kinh: Ngoài tắm biển và thăm quan di tích ở Sầm Sơn, du khách còn được hành trình ngược về hướng Tây lên khu di tích lịch sử Lam Kinh - vùng đất gây dựng cơ nghiệp của các vua Lê, nơi mở đầu cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Nga Sơn: Với chủ đề là tour du lịch “Về miền cổ tích”, du khách sẽ được thăm cụm di tích thắng cảnh gắn với những câu chuyện về sự tích trái dưa hấu, sự tích Từ Thức gặp tiên ở Nga Sơn như: động Từ Thức, chùa Tiên, đảo dưa Mai An Tiêm. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Thành nhà Hồ - Suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ): Khách du lịch nghỉ mát ở Sầm Sơn kết hợp thăm quan thành nhà Hồ, suối cá thần ở Cẩm Thuỷ, bản người Mường ở làng Ngọc. 45 Tuyến du lịch Sầm Sơn - Tĩnh Gia: Xuất phát từ Sầm Sơn. Du khách đi thăm quan bán đảo Lạch Bạng, làng đảo Nghi Sơn, làng chài Do Xuyên ở Tĩnh Gia. Tuyến du lịch Hà Nội - Sầm Sơn: Hà Nội là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, là đầu mối giao thông quốc tế và có cở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại. Với chiều dài 170 km, tuyến du lịch Hà Nội - Sầm Sơn rất nhộn nhịp vào mùa hè. Khách du lịch tới Sầm Sơn bằng nhiều phương tiện: đường sắt, đường ô tô. Tuyến Sầm Sơn - Ninh Bình: Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích nổi tiếng như: chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, vườn Quốc gia Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Ninh Bình sẽ góp phần làm phong phú thêm hành trình du lịch. Tuyến du lịch Sầm Sơn - Quê Bác (Nghệ An): du khách thăm quan khu du tích Kim Liên và thắp hương tưởng nhớ công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó tới Sầm Sơn thăm quan, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ. 2.4. Tổng hợp đánh giá thực trạng sự phát triển điểm đến du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 2.4.1. Đánh giá điểm đến du lịch Sầm Sơn dựa trên các tiêu chí của Bộ VHTT&DL * Phiếu đánh giá của chuyên gia và các nhà quản lý du lịch Tác giả thực hiện phát 30 phiếu đánh giá lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia và các nhà quản lý du lịch trên địa bàn TP Sầm Sơn. Thời gian lấy ý kiến là tháng 10 năm 2017. Đối tượng phát phiếu là đại diện Sở VHTTDL, đại diện các văn phòng, công ty du dịch hoạt động trên địa bàn Sầm Sơn và trưởng các phòng, ban phụ trách quản lý du lịch thuộc UBND TP Sầm Sơn. Việc thực hiện lấy ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý thông qua phiếu đánh giá [Phụ lục 1] sẽ có được kết quả đánh giá khách quan về các tiêu chí thể hiện sự phát triển của khu du lịch Sầm Sơn. 46 Kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá điểm đến khu du lịch Sầm Sơn Nhóm tiêu chí Tiêu chí đánh giá Điểm mỗi tiêu chí Điểm tối đa nhóm tiêu chí Tài nguyên du lịch Sự đa dạng và tính độc đáo của tài nguyên 8/10 12/15 Sức chứa của điểm tài nguyên 2/2 Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên 2/3 Sản phẩm và dịch vụ Cung cấp thông tin cho khách hàng 0.5/1 20/30 Chỉ dẫn thông tin trong toàn bộ khu du lịch 0.5/1 Thuyết minh 1/2 Trung tâm thông tin du lịch 1/2 Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú của khách du lịch 3/3 Dịch vụ cung cấp cho khách trong các khu lưu trú 1.5/2 Hệ thống nhà hàng phục vụ khách du lịch 2/3 Dịch vụ ăn uống 1.5/2 Cơ sở phục vụ vui chơi giải trí 1/2 Dịch vụ vui chơi, giải trí 0.5/1 Các hoạt động trình diễn, biểu diễn nghệ thuật 0.5/1 Dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu các giá trị về tự nhiên, văn hóa 4/6 Dịch vụ tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo 2/2 Dịch vụ mua sắm 1/2 Quản lý điểm đến Quản lý chung 1.5/2 13/15 Môi trường tự nhiên và vệ sinh chung 2/2 Xử lý rác thải 2/2 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng 2/2 Môi trường xã hội 1/2 Tổ chức lực lượng an ninh, trật tự 2/2 Phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách 1/1 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch 1.5/2 Cơ sở hạ tầng Hệ thống đường giao thông 2/3 11.5/15 Biển báo chỉ dẫn tiếp cận khu du lịch bằng đường bộ, đường thủy 2/3 Đường giao thông nội bộ 2/3 Hệ thống điện 2.5/3 Hệ thống cấp, thoát nước 2/3 Sự tham gia của cộng đồng địa phương Tỷ lệ lao động là người địa phương trong khu du lịch 10/10 10 Sự hài lòng của khách du lịch 13,7/15 (Nguồn: Số liệu điều tra - Tác giả tổng hợp) 47 Như vậy: Nhóm tiêu chí tài nguyên du lịch được đánh giá cao 14/15 điểm đạt 93,3% Nhóm tiêu chí sản phẩm và dịch vụ du lịch 20/30 điểm đạt 66,7% Nhóm tiêu chí quản lý điểm đến và cơ sở hạ tầng đạt tỉ lệ tương ứng 73,3% và 76,6% Nhóm tiêu chí sự tham gia của cộng đồng địa phương đạt điểm tối đa 100% Nhóm tiêu chí sự hài lòng của khách du lịch đạt 91,3% Trong 6 nhóm tiêu chí có nhóm tiêu chí về tài nguyên du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương, sự hài lòng của du khách đạt mức rất tốt còn lại các nhóm tiêu chí khác ở mức tốt và trung bình. * Phiếu điều tra về sự hài lòng của du khách Dựa trên những đánh giá của du khách đến Sầm Sơn về sự hài lòng của du khách về khu du lịch Sầm Sơn theo các nội dung đánh giá của từng nhóm nhân tố với 5 mức thang điểm như sau: Đánh giá của khách về khu du lịch ở mức “hoàn toàn hài lòng” được chấm điểm 15, ở mức “hài lòng” chấm điểm 10, ở mức “bình thường” chấm điểm 7, ở mức “không hài lòng” chấm điểm 3 và ở mức “rất không hài lòng” chấm điểm 1. Sự hài lòng của khách du lịch đối với khu du lịch được tính bằng trị trung bình của các nội dung đánh giá (8 nội dung tại phiếu điều tra phần phụ lục). Kết quả đánh giá quy ra tỉ lệ % tương ứng với điểm số. Tổng điểm cao nhất của nhóm tiêu chí “Sự hài lòng của khách du lịch” là 15 điểm (II). Bảng 2.8. Bảng tỷ lệ % tương ứng với số điểm về sự hài lòng của du khách Tỷ lệ (%) Tương ứng số điểm (điểm) 100 15 90 - 99 14.0 - 14.9 80 - 89 13.0 - 13.9 70 - 79 12.0 - 12.9 60 - 69 11.0 - 11.9 50 - 59 10.0 - 10.9 40 - 49 9.0 - 9.9 30 - 39 8.0 - 8.9 20 - 29 7.0 - 7.9 10 - 19 6.0 - 6.9 < 10 5.0 Nguồn: Tác giả biên tập 48 Thông tin về mẫu điều tra Đối tượng cần lấy ý kiến đánh giá về khu du lịch là cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn, luận văn mới dừng ở việc khảo sát chủ yếu cho đối tượng khách du lịch nội địa vì đây cũng là nhóm đối tượng khách chủ yếu của khu du lịch Sầm Sơn hiện nay. Hơn nữa, lượng khách quốc tế đến Sầm Sơn du lịch với số lượng rất hạn chế (0.2% lượng khách năm 2015) do vậy, tác giả không khảo sát ý kiến đánh giá của đối tượng khách này. Tác giả thực hiện phát 230 mẫu điều tra tại khu du lịch Sầm Sơn, thời gian điều tra tháng 7 năm 2017 và tháng 3 năm 2018. Nhưng chỉ phân tích 200 mẫu là những đối tượng khách du lịch đến Sầm Sơn và có thời gian lưu trú tại Sầm Sơn từ 2 ngày trở lên và đã loại bỏ những ý kiến đánh giá tuyệt đối hoặc mang tính chất tiêu cực. Tác giả cũng khảo sát lấy ý kiến của đối tượng khách từ 18 tuổi trở lên do đây là độ tuổi mà hầu hết khách có khả năng cảm nhận, đánh giá tốt hơn nhóm tuổi dưới 18.Việc thực hiện lấy ý kiến khách du lịch theo mẫu phiếu điều tra [phụ lục 2]. Tác giả thực hiện điều tra trên địa bàn 4 phường hoạt động du lịch phát triển đó là Trường sơn, Bắc sơn, Trung sơn, Quảng cư. Với tổng số 200 khách du lịch được điều tra sẽ có được kết quả đánh giá khách quan và khái quát về mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Sầm Sơn. Kết quả tổng quát: Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả chung điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch Mức độ Hoàn toàn hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Số lượt (lượt) 3610 2470 1140 380 0 Tổng điểm đánh giá so với điểm tối đa là: 99.370/114.000 điểm, đạt 87,2% tương ứng 13,7 điểm trên tổng điểm tối đa 15 điểm. (Nguồn: Số liệu điều tra - Tác giả tổng hợp) Qua khảo sát lấy ý kiến khách du lịch về từng nhóm nội dung đánh giá tác giả tổng hợp và phân tích số liệu cho ra được kết quả sau: 49 Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra mức độ hài lòng của du khách theo nhóm nội dung đánh giá đối với khu du lịch Sầm Sơn STT Nhóm nội dung đánh giá Số lượt các mức độ (Hoàn toàn hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng) Tổng điểm trên điểm tối đa (điểm) Tỷ lệ (%) 1 Điều kiện Giao thông đến và tại khu du lịch 900; 260; 40; 0; 0 16.380/18.000 91,0 2 Vệ sinh môi trường của khu du lịch 700; 400; 90; 10; 0 15.160/18.000 82,2 3 Cảnh quan của khu du lịch 450; 100; 50; 0; 0 8.100/9.000 90,0 4 Dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan trong khu du lịch 350; 200; 30; 20; 0 7.520/9.000 83,6 5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống trong khu du lịch 250; 300; 30; 20; 0 7.020/9.000 78.0 6 Nhân viên phục vụ trong khu du lịch 260; 600; 400; 140; 0 13.120/21.000 62,5 7 Các chính sách phục vụ của khu du lịch 200; 140; 300; 160; 0 6.980/12.000 58,2 8 Giá dịch vụ của khu du lịch 500; 470; 200; 30; 0 13.690/18.000 76,1 (Nguồn: Số liệu điều tra - Tác giả tổng hợp) Nhóm nội dung về điều kiện Giao thông đến và tại khu du lịch. Những năm gần đây Sầm sơn xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường mang lại sự thuận tiện cho du khách khi đến Sầm sơn vì vậy mức độ hài lòng của du khách rất cao đạt 91%. Nhóm nội dung về vệ sinh môi trường của khu du lịch. Vệ sinh môi trường được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm nên du khách cũng hài lòng với nhóm nội dung này tỉ lệ đạt 82,2% Nhóm nội dung về cảnh quan của khu du lịch. Sầm Sơn có cảnh quan đẹp, hấp dẫn, độc đáo, không gian tổng thể được quy hoạch hiện đại, cảnh quan đường phố chỉnh trang theo hướng hiện đại, sạch đẹp du khách hài lòng về nhóm nội dung này tỉ lệ mức độ hài lòng cao đạt 90% Nhóm nội dung về dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan trong khu du lịch cũng được du khách đánh giá khá cao 83,6% 50 Nhóm nội dung về dịch vụ lưu trú và ăn uống trong khu du lịch. Nhóm nội dung này khá phát triển trong những năm gần đây mức độ hài lòng của du khách là 78%. Nhóm nội dung này chưa đạt chất lượng cao và chưa tạo được sự hài lòng cao cho du khách. Vì vậy cần phải khắc phục kịp thời những hạn chế của nhóm dịch vụ này. Nhóm nội dung về nhân viên phục vụ trong khu du lịch và các chính sách phục vụ của khu du lịch. Hai nhóm nội dung này du khách đánh giá đánh giá ở mức trung bình với tỉ lệ tương ứng là 62,5% và 58,2%. Đây là mức đánh giá khá thấp cho thấy nhân viên phục vụ cũng như các chính sách phục vụ chưa thực sự tạo được ấn tượng và chưa làm cho khách du lịch thực sự cảm thấy hài lòng. Các cơ quan chức năng cũng như các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn cần phải thẳng thắn nhìn nhận và thực hiện những giải pháp kịp thời nhằm đem lại sự hài lòng cho du khách. Nhóm nội dung về giá dịch vụ của khu du lịch. Nhóm nội dung này mức độ hài lòng của du khách là 76,1%. Nhóm nội dung này những năm gần đây được cải thiện rõ rệt. Giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ được công khai, hiện tượng chặt chém, ép giá đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên cần phải khắc phục những hạn chế của nhóm dịch vụ này để mang lại sự hài lòng cho du khách nhiều hơn. Tổng hợp chung Sau khi có kết quả đánh giá sự phát triển của khu du lịch qua 32 tiêu chí thể hiện bằng điểm số cụ thể tác giả đã phân tích, tổng hợp và đưa ra nhận xét, đánh giá như sau: Tỷ lệ điểm đánh giá so với điểm tối đa chia thành 5 mức như sau: Bảng 2.11: Quy ước đánh giá khu du lịch Sầm Sơn theo 32 tiêu chí Mức độ Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Tỷ lệ (%) > 90 70 - 90 50 - 69 30 - 49 < 30 Nguồn: Tác giả biên tập Kết quả đánh giá 6 nhóm tiêu chí với 32 tiêu chí qua ý kiến của chuyên gia và các nhà quản lý cũng như ý kiến đánh giá của du khách đối với điểm đến du lịch sầm Sơn đạt 80,2/100 điểm, điểm đánh giá so với điểm tối đa tương ứng là 80,2%. Điểm đến ở mức Tốt (từ 70% đến 90%). Với kết quả này có thể khẳng định điểm đến khu du lịch Sầm Sơn đang phát triển tốt. Tuy nhiên, theo điều tra số khách được hỏi không có ý định quay trở lại khu du lịch Sầm Sơn là 53.3% và 46.7% là muốn du lịch lại tại điểm đến này. Có 51.1% 51 khách du lịch không muốn giới thiệu Sầm Sơn với bạn bè, người thân, có 48.3% là có ý định quảng bá điểm đến này [25]. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng và các đơn vị kinh doanh du lịch cần nhìn nhận lại những thành tựu và hạn chế, tập trung giải quyết kịp thời một số vấn đề tồn tại nhằm thúc đẩy cho du lịch Sầm Sơn ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. 2.4.2. Đánh giá điểm đến Sầm Sơn dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch Hầu hết các nghiên cứu chu kỳ sống điểm đến du lịch đều xác định giai đoạn phát triển của điểm đến du lịch thông qua sử dụng phân tích các nhân tố về số lượng và đặc điểm của du khách, bằng việc so sánh đặc điểm nổi bật của mỗi giai đoạn trong mô hình chu kỳ sống điểm đến của Butler với các đặc điểm thực tế của điểm đến. Theo đó, nghiên cứu sử dụng lý thuyết của Butler trong việc xác định giai đoạn trong chu kỳ sống của du lịch Sầm Sơn bằng việc phân tích nhân tố nhận biết sự dịch chuyển trong các giai đoạn của chu kỳ: số lượt khách du lịch; doanh thu du lịch, dịch vụ du lịch; cơ sở lưu trú; công ty lữ hành; cơ cấu tổng sản phẩm... Cũng từ quan điểm này tác giả nghiên cứu, phân tích, khảo sát các khu vực khác nhau của Sầm Sơn (dựa vào phân chia vị trí địa lý, quy hoạch du lịch) với tư cách là một điểm đến du lịch. * Khu nội Thành Bao gồm 3 phường nội thành: Trường sơn, Bắc sơn, Trung sơn. Đây là khu tập trung chủ yếu các tài nguyên du lịch đặc sắc của Sầm sơn như các bãi tắm A,B,C,D, Hòn Trống mái, Núi Trường Lệ, đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, đền Đề L

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_du_lich_thanh_pho_sam_son_tinh_thanh_hoa.pdf
Tài liệu liên quan