MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội 7
1.2. Nội dung, điều kiện phát triển du lịch và yếu tố tác động 19
1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Lào và ở Việt Nam về phát triển du lịch 34
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO 44
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của tỉnh tác động đến du lịch 44
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo 51
2.3. Đánh giá chung 82
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO ĐẾN NĂM 2020 86
3.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo những năm tới 86
3.2. Phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo 89
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo 93
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp làm cho sự hiểu biết và phát triển du lịch còn dựa vào Đảng, Nhà nước.
2.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO
2.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch
- Về khách sạn, nhà nghỉ, phòng
Bảng 2.2: Số liệu thông kê cơ sở lưu trú
Năm
Loại
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Khách sạn
4
4
4
4
4
4
4
4
5
Phòng
80
80
80
80
80
80
80
80
103
Giường
132
132
132
132
132
132
132
132
168
Nhà nghỉ
8
16
21
17
23
26
26
28
29
Phòng
94
117
168
142
245
246
246
298
294
Giường
188
234
336
284
490
736
736
448
428
Nguồn: Số liệu thống kê của sở du lịch tỉnh qua các năm.
Cơ sở vật chất, khách sạn, nhà nghỉ, phòng ở để phục vụ khách du lịch ngày càng phát triển, nhưng hiện tại so với thực tế chưa đáp ứng được theo nhu cầu. Toàn tỉnh có 34 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh, trong đó có 5 khách sạn với tổng số 103 phòng, 168 giường, so với năm 2000 tăng 1 khách sạn. Có 8 nhà nghỉ trong năm 2000, với số phòng 94 và 188 giường, so với năm 2008 nhà nghỉ, có hướng tăng mạnh với tổng số 294 phòng và 428 giường.
Bảng 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng
năm 2000 - 2008
Năm
Loại
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Công ty lữ hành
1
1
4
4
5
5
7
8
10
Khách sạn
4
4
4
4
4
4
4
4
5
Nhà nghỉ
8
16
21
17
23
26
26
28
29
Nhà hàng
9
17
15
15
18
27
26
28
25
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo.
Với các cơ sở lưu trú như bảng trên thấy rằng, cơ sở vật chất để đón du khách nghỉ ngơi còn ít, bởi vậy sức cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh trong nước và các nước láng giềng vẫn chưa theo kịp. Điều này cần phải được cải thiện và có xu hướng mới trong tương lai để phục vụ đầy đủ yêu cầu của khách đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí…
- Về dịch vụ vận chuyển khách
Tỉnh Bo Kẹo có nhiều loại xe phục vụ khách hàng ngày trong tỉnh, khác tỉnh và quốc tế (trực tuyến và liên tuyến). Hiện nay xe ô tô phục vụ khách trong nước và khách quốc tế có 518 xe, trong đó: xe 3 bánh 19 xe, xe 4 bánh 92 xe, xe buýt 385 xe và xe khách 45 chỗ ngồi trở lên là 22 xe. Thuyền phục vụ khách du lịch sông Mê Kông là 149 con thuyền, trong đó: thuyền nhanh 36 thuyền, thuyền phục vụ quá cảnh 72 thuyền, thuyền to phục vụ khách du lịch 41 thuyền, ngoài ra còn có đường hàng không phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách [43, tr.28].
Trong tỉnh: Xe đi từ huyện Huổi Sai đi Mương Mâng có 1 – 2 xe, Huổi Sai –Pa U Đôm có 2 -3 xe, Huổi Sai - Tổn Phầng có 4 -5 xe, Huổi Sai – Pác Tha có 3 -4 xe.
Khác tỉnh: + Bo Kẹo - tỉnh Luang Nặm Tha ngày 2 chuyến: chuyến 9.00” và chuyến 11.00” và ngược lại.
+ Bo Kẹo - tỉnh Luang Pra Bang tuần 3 chuyến (thứ hai, thứ tư, thứ sáu) giờ đi 11.00”.
+ Bo Kẹo - Thủ Đô Viêng Chăn tuần 3 chuyến (thứ hai, tư, sáu), thời gian 11.00”,
Quốc tế: Mương Là (Trung Quốc): Một tuần 3 chuyến (thứ hai, năm, sáu) thời gian 9.00”.
Bảng 2.4: Dịch vụ khác như là nhà hàng, bar
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Nhà hàng
15
15
28
27
26
28
25
Bàn
142
134
230
185
111
188
391
Ghế
1.280
1.220
1.301
1.349
1.294
1.322
1.660
Trong những năm qua, tình hình phát triển các nhà hàng, bar là được chính quyền cũng như các cơ quan chuyên môn và các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các cơ sở dịch vụ ăn uống có chất lượng ngày càng cao. Từ lúc mới thành lập (1984), cơ sở vật chất ngành du lịch hầu như chưa có, gì từ cơ sở điện, nước, đường xá, cơ sở vận chuyển khách… Đến nay, ngành du lịch của tỉnh có thể đón khách du lịch vào tham quan, nghỉ ngơi được thuận lợi hơn nhiều.
- Về giao thông.
Tỉnh Bo Kẹo có đường giao thông dài 1.073,89 km. Đường quốc gia dài 169,50 km. Tỉnh lộ dài 264,90 m. Đường của huyện dài 153,00 km. Đường nông thôn dài 413,32 km. Đường trong thị xã tỉnh 59,37 km, và đường khác 13 km. Cả tỉnh có 40 cầu, dài 1.137,60 m, trong đó: Cầu bê tông 10 cái dài 307.50 m, cầu bê lê 11dài 282,10 m, cầu gỗ 19 dài152 m [44, tr.3].
Hiện nay, đường giao thông toàn tỉnh rất thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hoá và phục vụ khách du lịch trên cấp quốc gia nói chung và trong tỉnh nói riêng.
Bưu chính viễn thông tỉnh có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, dịch vụ nhanh chóng đảm bảo. Năm 2008 là năm thông tin trong nước cũng như quốc tế khá thuận lợi, có thể phục vụ điện thoại cố định được cả 5 huyện của tỉnh, hiện tại có 3 công ty phục vụ điện thoại toàn tỉnh và Internet.
- Về điện nước: hiện nay toàn tỉnh Bo Kẹo có mạng lưới điện 22 kv có đường dây điện dài 357.30kv tăng 6.796kv, 1.90%. Mạng lưới 0.4 kv có 230.81 kv, tăng 17.02 kv, 7.36%. Cả tỉnh có tất cả 223 trạm biến thế điện, đang thực hiện lắp đặt (19.200kv), có số công tơ là 13.587 cái. Hiện nay, số làng có điện ổn định là 149 làng, chiếm 46.86% tổng số làng của tỉnh. Điện lực tỉnh nói chung có thể phục vụ điện tương đối đầy đủ ở thành thị và phục vụ khách đi tham quan nghỉ mát và lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ. Qua mạng lưới cung cấp nước của tỉnh cho thấy, tỉnh chưa cung cấp nước máy cho nhân dân đầy đủ, chỉ phục vụ ở thành phố và một số huyện, còn lại dùng nước giếng và nước suối, chương trình nước sạch của quốc gia (y tế) hiện nay cung cấp cho hai huyện như: huyện Huổi Sai và huyện Tổn Phẩng. Huyện Huổi Sai với số lượng nước là 553.391m3, số công tơ là 1.717 cái, số lượng cung cấp là 484.544m3. Huyện Tổn Phầng công suất 137.782, với 782 m3 công tơ, cung cấp nước là 123.536 m3, còn lại là nước giếng 11 nơi với số người phục vụ 113.800 người.
2.2.2. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo thời gian qua
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo
Dựa trên chiến lược chung của Tổng cục Du lịch và dựa vào Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1986 đề ra chính sách đổi mới toàn diện và mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch dần dần có vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã quy định việc thực hiện phát triển du lịch, du lịch văn hoá, du lịch thiên nhiên và du lịch lịch sử để phục vụ khách du lịch và dịch vụ khác. Chính phủ đã đầu tư vào kết cấu hạ tầng rất lớn như: đường giao thông từ Bắc đến Nam, trong giai đoạn 4 - 5 năm vừa qua Chính phủ đã có sự cố gắng rất lớn để mở rộng cửa khẩu quốc tế để hội nhập với các nước trên thế giới, tạo thuận lợi cho các nước thành viên ASEAN, miễn VISA và mở rộng sân bay quốc tế (thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luang Pra Bang, Pác Sê tỉnh Chăm Pa Sắc). Hiện nay Lào có cửa khẩu quốc tế tất cả 16 cửa khẩu ra - vào tại các tỉnh có thể VISA tại chỗ 13 cửa khẩu [35, tr.4].
Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch do vay đầu tư và vay không hoàn lại của Viện Tài chính quốc tế và các nước giúp đỡ đầu tư xây dựng đường giao thông R3 và quốc lộ số 8, 9, 12, 18b, xây dựng cầu qua sông Mê Kông, củng cố và xây dựng đường giao thông đến các điểm du lịch, sân bay, điện, nước máy (nước sạch), điện thoại... Ngoài ra còn có sân bay nối các tỉnh có điểm du lịch quan trọng của đất nước.
Từ chính sách phát triển và thúc đẩy du lịch ở trên làm cho ngành du lịch phát triển rất nhanh, từ năm 1990 đến 2005 khách đến CHDCND Lào bình quân tăng 27,61%/năm, trong đó 1990 số khách đến 14.400 người, năm 1991 là 37.113 người, doanh thu 2.250.000 USD, năm 1999 - 2000 tổ chức năm du lịch quốc gia làm cho du khách tăng lên là 737.208 người, doanh thu 113.898.285 USD, đứng thứ nhất trong các ngành kinh tế xuất khẩu. Năm 2004, sau tổ chức Đại hội ASEAN con số cũng tăng lên thêm 894.806 người, tạo doanh thu 118.947.707 USD. Năm 2005, khách du lịch tăng đến 1,1 triệu người. Dự đoán đến năm 2010 con số sẽ là 1,6 triệu người, năm 2015 là 2,2 triệu người, 2020 du khách sẽ là 3 triệu người sẽ tạo doanh thu đến 250–350 triệu USD/năm [35, tr.5].
Dựa trên cơ sở chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển du lịch từ năm 2006 – 2010 của tỉnh Bo Kẹo, với mục đích chung số lượng khách du lịch hàng năm tăng 15%. Năm 2006, là 21.000 người trong năm 2007, là 32.000 người. Thu từ phát triển du lịch bình quân tăng 15%/năm trong giai đoạn 2007 và 2010. Củng cố, sắp xếp lại bộ máy Sở Du lịch tỉnh phù hợp với từng chức vụ và tổ chức thực hiện chính sách cho phù với thực tiễn. Về phát triển nguồn nhân lực, chú ý nghiên cứu đào tạo chuyên môn ngắn hạn và dài hạn trong đó: tập huấn từng chuyên đề của Tổng cục Du lịch phân chia cho và tập huấn ngắn hạn về hành chính, về giao tiếp, nấu ăn.
Về tuyên truyền xây dựng phòng tin: (tạp chí, báo, sách du lịch), cung cấp cho khách du lịch để quảng cáo các điểm du lịch của tỉnh và có một phòng đọc (Thư viện tin).
Về quản lý kinh doanh du lịch: thực hiện theo Quy định số 1150 Văn phòng Chính phủ về tổ chức và hoạt động kinh doanh du lịch theo quy định chặt chẽ, kiểm tra, tổ chức ổn định lại các công ty du lịch trong tỉnh có thể cạnh tranh được cả về chất lượng, hoạt động đúng pháp luật, làm thế nào để nghiên cứu tìm cách tăng du khách nghỉ ngơi, tham quan các điểm du lịch (văn hoá, thể dục thể thao, lịch sử, thiên nhiên) tăng lên 5% năm 2007 và 10% năm 2010 của khách vào tỉnh. Thúc đẩy và quản lý đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống tốt, đảm bảo và hoạt động đúng quy định của pháp luật nước CHDCND Lào.
Về thống kê và kế hoạch: Sở Du lịch thực hiện tổng hợp khá chính xác, kịp thời hạn (tháng, quý, năm), phân tích rõ ràng cơ cấu du khách….Thẩm định dự án các đường giao thông đến điểm du lịch cả 5 huyện của tỉnh đến năm 2010, đồng thời khuyến khích các công ty du lịch trong tỉnh (nhà nước và tư nhân), đầu tư vào các điểm du lịch liên tục tạo doanh thu từ du lịch cho ngân sách của huyện hay địa phương. Đường giao thông du lịch đường sông Nặm Tha từ Huổi Sai - Luang Nặm Tha và sông Mê Kông từ Huổi Sai - Pác Beng tỉnh U Đôm Say - tỉnh Luâng Pra Bang, còn đường ô tô từ Huổi Sai đến Luang Nặm Tha phối hợp với các đơn vị có nơi nghỉ, ăn ở ít nhất 3 điểm trước khi đến Luang Năm Tha. Khuyến khích từ phía nhà nước và cá nhân đầu tư bảo tồn vào khu du lịch Khải U Pa Thăm thành điểm du lịch lịch sử của trung tâm tỉnh Bo Kẹo.
Về hợp tác với các tỉnh lân cận và quốc tế: Dựa vào ký kết trong hội nghị 4 tỉnh miền Bắc, Bo Kẹo đã triển khai hợp tác với các tỉnh lân cận. Nội dung hợp tác và rút kinh nghiệm về việc quản lý du lịch, đường giao thông vận chuyển khách nối liền với nhau, thúc đẩy thị trường du lịch trao đổi, kết nối quan hệ thông tin cùng nhau quảng cáo về các khách sạn, nhà nghỉ, nơi ăn uống.
Hợp tác với tỉnh Luang Pra Bang là tỉnh được công nhận di sản thế giới để tạo kế hoạch khách du lịch về dịch vụ từ Bo Kẹo - Luang Pra Bang, phối hợp với 8 tỉnh miền Bắc.
Với quốc tế, nhất là các nước láng giềng sẽ được quy định đường giao thông chung giữa tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào và Xiêng Rai Thái Lan, tỉnh Bo Kẹo- Sơn La (Việt Nam), Bo Kẹo 12 Păn Na – Xiêng Hung (Trung Quốc), tỉnh Tha khì lêch (Myanma), lập kế hoạch đi thực tế hợp tác về du lịch với cán bộ quản lý du lịch miền Bắc Thái Lan để tạo điều kiện, cơ hội trong việc trao đổi vận chuyển khách.
Lập kế hoạch đi thực tế phối hợp với Sở Du lịch Sơn La (CHXHCN Việt Nam) và du lịch thành phố Xiêng Hung tỉnh Sip Sỏng Phăn Na (Trung Quốc), tỉnh Tha Khì Lêch (Mynama) để tìm hiểu và hợp tác du lịch trong thời gian tới.
Về đầu tư du lịch: Sở Du lịch sử dụng ngân sách trung ương cấp, thông qua Tổng cục Du lịch để lập kế hoạch và mở rộng phát triển du lịch. Khoản ngân sách này được đầu tư vào việc sản xuất và phát triển sản phẩm du lịch, phát triển phương tiện truyền thông, in ấn các tài liệu, phát hành tạp chí, sách báo, poster, giấy quảng cáo, tập gấp, video… Ngoài ra, ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng đường thông giao vào các khu, điểm du lịch và đầu tư xây dựng giếng nước nóng Nặm Kâng và một số điểm du lịch khác…
Phối hợp với các cơ quan liên quan: Sở Du lịch đã phối hợp với cơ quan Hải quan, Công an du lịch, Văn phòng quan hệ quốc tế ở cửa khẩu quốc tế để kiểm tra du khách ra – vào, tạo điều kiện thuận lợi thống kê về an ninh trật tự xã hội; phối hợp với Sở Giao thông vận tải đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng cho các khu du lịch. Phối hợp với Sở Bảo vệ môi trường và Sở Y tế, xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến điểm du lịch. Phối hợp với Sở Thương mại và công nghiệp, về việc thúc đẩy sản xuất ra sản phẩm trong tỉnh và sản phẩm thủ công là đồ lưu niệm... nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt hàng này cho khách du lịch. Phối hợp với Sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh về bảo tồn và phát huy những tài nguyên thiên nhiên mà tỉnh có. Phối hợp với Sở Văn hoá thông tin bảo vệ điểm du lịch lịch sử, đồ cổ… Ngoài ra, còn phối hợp với các cơ quan khác và các đơn vị kinh doanh…
Hợp tác với các tỉnh khác, phát triển sản phẩm du lịch. Đặc biệt, thẩm tra điểm du lịch nối liền với 4 tỉnh miền Bắc để thông báo với từng tỉnh biết điểm nghỉ theo đường nối liền các tỉnh. Tỉnh Bo Kẹo có 2 cửa khẩu quốc tế như cửa khẩu quốc tế Huổi Sai tỉnh Bo Kẹo Lào nối với cửa khẩu quốc tế Xiêng Khoong, tỉnh Xiêng Rai Thái Lan, hai cửa khẩu Lảng Mom huyện Tổn Phầng Lào nối với cửa khẩu Tha Khì Lêch Myanma. Về cơ sở hạ tầng Đảng, Nhà nước rất quan tâm với việc phát triển mạng lưới điện, 60% số huyện cả tỉnh có mạng lưới điện. Đường giao thông khá thuận tiện, nhất là xây dựng cầu qua sông tạo thuận lợi cho khách du lịch cũng như nhân dân từ tỉnh xuống các huyện đến các điểm du lịch. Quan trọng nhất là đường R3 nối liền giữa tỉnh Bo Kẹo với thành Phố Nhu Nan (Trung Quốc), Bang Cốc (Thái Lan) qua tỉnh Bo Kẹo và tỉnh Luang Nặm Tha; đường sông Mê Kông từ Huổi Sai - Pác Beng - Luang Pra Bang, đây là đường sông lớn nhất đưa khách du lịch tham quan nghỉ mát cả 4 mùa, đường hàng không máy bay Huổi Sai - Luang Pra Bang, Huổi Sai - Viêng Chăn một tuần nhiều chuyến đi. kiểm tra. Các công ty lữ hành xây dựng và củng cố các tour du lịch có giá cả phù hợp. Xây dựng thông tin du lịch do Tổng cục Du lịch quốc gia hướng dẫn chỉ đạo, như sách hướng dẫn du lịch, bản đồ, ảnh quảng cáo, poster cung cấp cho du khách…
Phát triển du lịch bảo tồn sinh thái cộng đồng: Bo Kẹo đã thúc đẩy phát triển du lịch tham quan văn hoá dân tộc như làng, tôn giáo, phong tục tập quán, các dân tộc…. Đồng thời, đẩy mạnh việc tham gia các dự án du lịch bảo tồn thiên nhiên với sự hợp tác với dân địa phương, nhằm bảo vệ thiên nhiên - di sản quan trọng nhất và thu lợi nhuận cho các làng quê được lâu dài. Hàng năm, tổ chức hội nghị đúc rút kinh nghiệm và tạo sự hiểu biết trong nhân dân.
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bo Kẹo, quy hoạch điểm du lịch, quy hoạch vùng.
Một là, việc tổ chức thực hiện và phát triển nguồn nhân lực
Thời gian qua Sở Du lịch Bo Kẹo thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho du lịch với yêu cầu đủ mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phải giỏi về chuyên môn, có thể hoạt động đúng các nguyên tắc nhưng linh hoạt, sáng tạo trong việc phát triển và thúc đẩy du lịch ngày càng tốt hơn.
Sở Du lịch Bo Kẹo thực hiện đào tạo lao động trong ngành du lịch và giúp các cơ sở du lịch ở huyện như thành lập văn phòng du lịch huyện Tổn Phầng và huyện Pác Tha. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy định chức năng nhiệm vụ của Sở Du lịch, trên cơ sở quy định theo chức danh trong Sở Du lịch tỉnh, và theo hướng dẫn của Trung ương và các cơ quan quản lý thuộc ngành dọc.
Cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được nâng cao về trình độ chính trị, tư tưởng, học tập chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Được đi thực tế trong nước và quốc tế ít nhất mỗi năm một lần để rút kinh nghiệm về các thông tin du lịch nhằm kết nối du lịch với các tỉnh trong nước. Phấn đấu đến năm 2010 cán bộ của Sở Du lịch tỉnh đạt trình độ đại học 30%, cao đẳng 50%. Tiếp tục đào tạo chuyên ngành, tuyển chọn cán bộ có trình độ đại học tốt nghiệp chuyên ngành du lịch được đào tạo cơ bản, giỏi về ngoại ngữ.
Bo Kẹo đang thực hiện kế hoạch nhằm đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng thuyết minh, thực sự thuyết phục du khách, hiểu biết rộng về lịch sử tự nhiên, văn hóa để có thể truyền đạt một cách tốt nhất tới du khách làm cho du khách cảm nhận được hết cái giá trị đích thực tiềm năng vùng, miền mà họ cần khám phá.
Hai là, lập kế hoạch và phát triển du lịch
Việc lập kế hoạch phát triển du lịch được tiến hành hàng năm hoặc 5 năm. Thông thường kế hoạch năm được xây dựng vào các tháng 9, sau khi xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch phát triển du lịch các nhà đầu tư an tâm đầu tư phát triển du lịch. Qua thống kê, các điểm du lịch trong tỉnh cho thấy, các dự án ban đầu phù hợp với các kế hoạch phát triển du lịch đã xây dựng. Để nối các điểm du lịch của tỉnh Bo Kẹo với các tỉnh lân cận và các tỉnh của các nước láng giềng có biên giới, để làm cho ngành du lịch của tỉnh càng ngày càng phát triển rộng rãi, sử dụng đường sông Mê Kông như du lịch sông nước, du lịch làng nghề và đường R3 và sông Nặm Tha trở thành đường du lịch có thể tạo doanh thu và lợi ích cho tỉnh.
Sở Du lịch Bo Kẹo cũng đã phối hợp với công an biên giới kiểm tra ở trạm cửa khẩu khách ra vào để thống kê báo cáo đến Tổng cục Du lịch quốc gia thường xuyên (tháng, quý, năm). Tiếp tục hợp tác với các đơn vị kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, thống kê số phòng và số khách vào nghỉ ở khách sạn, đầu tư trong ngành du lịch đồng thời lắng nghe ý kiến của khách du lịch để làm cơ sở cho cải thiện ngành du lịch của tỉnh Bo Kẹo ngày càng tốt hơn.
Chương trình xây dựng chiến lược phát triển du lịch 2011 – 2020 của tỉnh Bo Kẹo hoàn thiện năm 2009-2010. Phối hợp với huyện lập kế hoạch phát triển, bắt đầu năm 2009 – 2010 mỗi huyện phải có kế hoạch phát triển du lịch của mình và tiến lên để xây dựng chiến lược phát triển du lịch cấp huyện năm 2011 – 2020 hoàn thiện năm 2009 – 2010.
Chương trình phát triển điểm du lịch: Tập trung chương trình phát triển du lịch thiên nhiên, du lịch khám phá là một trong những hướng phát triển mới của ngành du lịch hiện nay cũng là điểm mạnh của tỉnh Bo Kẹo. Trước mắt, tỉnh phải đầu tư vào chiều sâu, nhưng mang lại hiệu quả rất cao mà các tỉnh lân cận đang làm tốt. Tập trung khai thác các khu di tích lịch sử, văn hóa như khu Văn hoá Nặm Tha, huyện Pác Tha. Chương trình tôn tạo và phát triển du lịch lịch sử khu quân đội Mỹ ở huyện Huổi Sai. Chương trình phát triển điểm du lịch rừng bảo tồn thiên nhiên. Phối hợp với Sở Nông – Lâm nghiệp quy định khu vực để phục vụ đi bộ trong rừng. Chương trình xây dựng điểm nghỉ thăm quan và mua sản phẩm của nhân dân làng Đon Chay, huyện Huổi Sai và phối hợp với Sở Giao thông, Sở Công thương, nhóm kinh doanh du lịch tạo khu đó thành điểm dịch vụ toàn diện. Đồng thời, quảng cáo cho khách du lịch được nghỉ thăm quan và mua đồ lưu niệm nhằm tăng thu nhập cho người dân và tăng thêm ngày lưu trú của du khách.
Chương trình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Đây yếu tố rất quan trọng trong việc góp phần tạo thu nhập cho địa phương. Người dân có sự hợp tác trong phát triển du lịch bắt nguồn từ ý thức tự chủ của họ trong việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, mang lại lợi ích cho chính người dân địa phương. Trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên, tạo cơ hội thuận lợi cho người dân địa phương tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng. Từ đó, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên được bền vững, lâu dài. Sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng của các huyện như:
- Du lịch đi bộ ngắm rừng thiên nhiên động vật, thực vật.
- Tìm hiểu đời sống sinh hoạt của nhân dân các dân tộc.
- Ăn thức ăn dân tộc, làm việc chung với nhân dân.
- Xem văn nghệ truyền thống.
- Mua sản phẩm lưu niệm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ của địa phương.
Trên cơ sở thế mạnh hiện có của tỉnh Bo Kẹo, tỉnh đã có kế hoạch phát triển một số huyện theo tiềm năng trong từng huyện và được quy định bằng các văn bản quản lý nhà nước, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái cộng đồng của huyện như sau:
+ Huyện Tổn Pầng: Củng cố và phát triển điểm du lịch suối nước nóng, tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn viên cấp làng, tạo việc làm cho dân tộc La Hu Phu, La Hu Si, khu vực phát triển Na Khăm, làng Năm Phà, dân tộc Mu Sơ Đăm, làng Năm Ty dân tộc Mu Sơ Khao, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương tăng thêm thu nhập. Có như thế họ mới gìn giữ những di sản văn hoá, họ biết yêu quý thiên nhiên, họ cũng là người hướng dẫn viên rất tuyệt vời bởi không ai hiểu phong tục tập quán, quê hương của họ hơn họ và cũng mang lại nguồn thu cho họ, có như thế càng thúc đẩy du lịch phát triển.
+ Huyện Huổi Sai: Chương trình phát triển thác Nặm Nhon, tập huấn dịch vụ hướng dẫn du lịch cấp làng, tạo việc làm cho dân tộc Pa Nạ, dân tộc La Hu A Kha khu vực phát triển Nặm Nhon biết phục vụ khách du lịch cấp cơ sở.
+ Huyện Pác Tha: Chương trình phát triển điểm du lịch thiên nhiên, văn hoá, tôn tạo chùa cổ, núi Sì Pà, tập huấn về dịch vụ, hướng dẫn cấp làng, thúc đẩy việc dịch vụ du lịch bảo tồn cho nhân dân cụm làng Kèng Phác, Kòn Tơn, làng Đông, làng Pang Xã, góp phần hợp tác để làm tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
Ba là, kế hoạch quảng bá, thúc đẩy phát triển thị trường du lịch
Mục đích tuyên truyền quảng bá cho khách du lịch biết tỉnh Bo Kẹo nhiều hơn như những điểm du lịch, phong tục tập quán đặc sắc của địa phương rộng rãi cả trong nước và quốc tế. Để thu hút khách du lịch vào tham quan khám phá Bo Kẹo và có sự liên kết du lịch với các nước láng giềng nhiều hơn. Tuyên truyền quảng bá tỉnh Bo Kẹo, thông tin du lịch với các tỉnh trong nước và các nước láng giềng.
Thời gian qua, Bo Kẹo đã có nhiều chương trình quảng bá du lịch và đã đạt kết quả nhất định. Các công ty du lịch đã có nhiều biện pháp cụ thể như giảm giá tour, cung cấp thông tin miễn phí, giới thiệu tới từng cơ quan... nhằm thu hút khách du lịch đến và dừng chân tại tỉnh.
Thúc đẩy cải thiện dịch vụ du lịch, khuyến khích các Công ty du lịch mở rộng công tác tuyên truyền quảng bá những hình ảnh của địa phương cũng như những dịch vụ. Các công ty được hoạt động theo quyền và trách nhiệm đúng theo quy định của Đảng và Nhà nước đề ra và phù hợp với nhiệm vụ trong việc tổ chức thực hiện và báo cáo người sai phạm.
2.2.3. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn Bo Kẹo
- Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có trên địa bàn
Bo kẹo là một tỉnh có rất nhiều danh lam thắng cảnh, văn hoá lịch sử của các thế hệ trước để lại, do tự nhiên ban tặng cho nhân loại nói chung và nhân dân tỉnh Bo Kẹo nói riêng, với văn hoá lịch sử của dân tộc và các làng nghề truyền thống. Tỉnh Bo Kẹo có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng, nhiều di tích lịch sử được xếp hạng.
Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Đá quý đã có rất nhiều ở khắp nơi và tập trung nhiều nhất là huyện Huổi Sai, được khai thác mỗi năm nhiều kg. Du lịch thiên nhiên như hang, núi, rừng, suối nước nóng, thác và nhiều loại thú nổi tiếng của tỉnh.
- Núi Phu Sì Phà khu vực cụm làng Kèng Phac -Kòn Tưn ở biên giới Lào – Thái, cảnh quan rất đẹp và núi cao đứng thẳng phù hợp với du lịch. Tỉnh có 4 rừng bảo tồn nhất là cây gỗ quý giá, có các loại thú quý hiếm phong phú và có rừng bảo tồn Nặm Can. Khách du lịch đến nơi đây choáng ngập trong cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ. Các công ty du lịch đã khai thác nó một cách có hiệu quả.
- Khu du lịch Nặm Can của Công ty Du lịch sinh thái (ANIMO) được Nhà nước cho phép đấu thầu với diện tích 136.000 ha trong vòng 15 năm nộp vào ngân sách nhà nước 1.100USD/ năm. Phía Bắc giáp huyện Mương Mâng, phía Nam giáp đường A3, phía Đông giáp huyện Viêng Phu Kha, tỉnh Luang Năm Tha và phía Tây giáp đường đi huyện Mương Mâng. Trong đó, chia thành 5 khu nhỏ. Hiện nay, chỉ mở một khu nhỏ cho du khách du lịch sinh thái với tổng chi phí đầu tư ban đầu là 100.000 USD, 100% vốn nước ngoài. Đã đầu tư làm nhà trên cây (7 nhà), đi lại bằng dây thép. Mỗi tháng bình quân có khoảng 80 -100 khách vào tham quan. Về tổ chức của khu du lịch gồm có 9 cán bộ văn phòng và 46 lao động. Hoạt động bước đầu đã thành công và có xu hướng mở rộng thêm.
- Khu du lịch Đon Sao là điểm du lịch mua sắm các sản phẩm dân tộc đồ lưu niệm hàng năm có du khách vào thăm như sau:
Bảng 2.5: Số lượng khách đến Đon Sao 2004 - 2008
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng khách nước ngoài
83.357
88.870
92.050
127.150
134.850
Thu phí $
48.746
51.970
53.830
74.356
78.859
Nguồn: Tài liệu huyện Tổn Phẩng.
- Điểm du lịch Nặm Kâng Hín Si Va Ling (Đá có hình như của Nam và Nữ) của Nam đo được dài 2.20 m và vòng tròn 2.80 m và hình dáng của Nữ ở cùng nhau (có hình ảnh) cách thị xã Huổi Sai 24 km. Ngoài cảnh quan trong tỉnh còn sông Mê Kông là con sông lớn nhất ở Lào và tựa như dòng máu của dân nhân đang sinh sống tại hai bên bờ sông. Sông Mê Kông còn là đường giao thông vận tải quan trọng, vận chuyển hàng hoá, dịch vụ, vận chuyển khách du lịch ngắm cảnh hai bờ sông từ Huổi Sai (tỉnh Bo Kẹo) đến Pác Beng (tỉnh U Đôm Say) và tỉnh Luang Pra Bang (Di sản thế giới) và ngược lại. Tỉnh có cửa khẩu quốc tế qua sông Mê Kông: cửa Khẩu Huổi Sai với Xiêng Long (Thái Lan) và cửa khẩu Bàn Mom với Tha Kì Lêch (Myanma), hàng ngày khách du lịch qua lại biên giới qua 2 cửa khẩu này khá nhiều.
Di tích lịch sử của tỉnh gồm: Thành Phố Cổ Su Văn Nạ Khôm Khăm, xây dựng từ Vương quốc Lan Na (thế kỷ V) theo ô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- bia trong.doc