MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội 4
1.2. Nội dung và điều kiện phát triển du lịch 15
1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương ở Lào và Việt Nam. 25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PHA BANG HIỆN NAY 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh tác động đến du lịch 30
2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Luông Pha Bang hiện nay 42
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LUÔNG PHA BANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 68
3.1. Phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang. 68
3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang 80
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pha Bang trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oát nước và xử lý nước thải ở thành phố Luang Pra Bang nhiều nơi chưa có hệ thống thoát nước, số cũ đã xuống cấp gây ngập úng ở nhiều khu vực, nên dẫn tới ô nhiễm môi trường.
Thông tin liên lạc: hệ thống bưu chính viễn thông toàn tỉnh gồm: 2 bưu chính cấp 1 trên toàn tỉnh (ở thành phố Luang Pra Bang), 10 bưu chính cấp 2 thuộc các huyện thành phố, hơn 30 bưu chính cấp 3 ở các bưu điện văn hoá xã, phường. Có hơn 10 tổng đài điện tử với dung lượng 170 số và trên 3.600 máy điện thoại, 10.300 di động [ , tr.12]. Những năm qua mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh đã được hiện đại hoá, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin hiện nay và trong tương lai.
2.2.2. Về khách du lịch
- Khách quốc tế:
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Luang Pra Bang, số lượt khách lưu trú quốc tế đến Luang Pra Bang như bảng 2.7 dưới đây. Số lượng khách du lịch tăng lên và giảm xuống hàng năm từ 30.769 nghìn lượt lên trên hơn 1 trăm nghìn lượt năm 2007.
Bảng 2.7. Số lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang 1997-2007
Khách du lịch
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1
Khách nội địa
31.579
34.596
45.728
45.015
47.205
75.697
58.983
90.593
128.381
123.451
124.826
2
Khách quốc tế
30.769
44.583
55.307
65.225
68.250
94.846
78.129
105.513
133.569
151.703
186.819
Tổng cộng
62.348
79.179
101.035
110.240
115.500
170.543
137.122
196.106
261.950
275.154
311.645
Nguồn : Sở Du lịch tỉnh Luang pra bang
Qua bảng 2.7 ta thấy số lượt khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang ổn định và tăng trưởng về số lượng đều đặn qua các năm, riêng năm 2003 số lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang giảm từ 94.864 lượt khách năm 200 xuống còn 78.129 lượt khách; năm 2003 là do ảnh hưởng của dịch cúm gà ở các nước ASEAN. Mặc dù bị ảnh hưởng của dịch cúm gà nhưng số lượng khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang chiếm tỷ trọng 45,34% so với số lượng khách du lịch của cả nước. Nếu xét về mục đích thì khách đến Luang Pra Bang chủ yếu là để du lịch chiếm tỷ lệ 80%, khách đến với mục đích thương mại và đầu tư chiếm tỷ lệ 15% và khách đến với mục đích khác chiếm tỷ lệ 5%. Nếu xét cơ cấu khách về phương diện đi lại thì khách đến Luang Pra Bang bằng đường hàng không hơn 30%, bằng đường bộ là 70%, khách đến bằng đường bộ tăng là do các yếu tố phần lớn đi từ Thái Lan.
Cùng với sự tăng nhanh tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến Luang Pra Bang nói riêng, đến CHDCND Lào nói chung, thì thời gian lưu trú trung bình của một khách du lịch cũng tăng một cách ổn định nhưng không nhiều. Số này lưu trú trung bình của một khách tại Luang Pra Bang dao động bình quân trong khoảng thời gian từ 2,8 đến 3,5 ngày, bằng 1/4 số ngày lưu trú bình quân cả nước. Nguyên nhân chính là các sản phẩm du lịch, cửa hàng ăn uống và nơi lưu trú của tỉnh Luang Pra Bang khá dễ và các vùng phụ cận ngày một phong phú, đa dạng, chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng ngày càng được cải thiện.
Theo Sở Du lịch Luang Pra Bang, một khách du lịch quốc tế ở Luang Pra Bang chi tiêu bình quân một ngày là 100 USD, trong đó: dịch vụ vận chuyển 25,71%, dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 55,34% và dịch vụ bổ sung chiếm khoảng 18,9%. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế có sự khác nhau giữa các quốc tịch [5, tr.13].
Cơ cấu khách du lịch quốc tế ở một số nước trong mấy năm qua, cho thấy thị trường khách lớn, truyền thống được giữ vững và phát triển nhanh trong hàng năm được thể hiện qua bảng 2.8.
Bảng 2.8: Cơ cấu khách quốc tế đến Luang Pra Bang theo quốc tịch
Total
311.645
Thai
31.911
UK
21.255
USA
18.096
Australia
14.978
France
14.902
Germany
14.214
Israel
1.049
Japan
1.029
Canada
8.935
Vietnam
4.556
Korea Rep
4.263
China
4.161
Nether land
3.657
Switzerland
2.632
Italy
3.627
Denmark
2.563
Belgium
2.206
Ireland
2.191
Newzealand
1.941
Norway
1.847
Spain
1.697
Sweden
1.586
Mexico
1.199
Singapore
923
Nguồn : Sở Du lịch tỉnh Luang pra bang
Về khách du lịch nội địa đến địa bàn Luang Pra Bang.
Trong mấy năm qua do tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và trong tỉnh nói riêng, nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao dịch vụ khách du lịch trong nước vào du lịch Luang Pra Bang tăng lên rõ rệt. Năm 1997 Luang Pra Bang có 31.579 lượt khách du lịch nội địa thì đến năm 2007 đạt mức 124.826 lượt khách du lịch tăng gấp nhiều lần. Khách du lịch đến Luang Pra Bang phần lớn là khách tham quan, thăm thân, lễ hội, khách du lịch công vụ cũng chiếm tỷ lệ quan trọng, vì thị trường khách này ngoài công vụ còn kết hợp tham quan. Nếu năm 2006 có 123.451 lượt khách nội địa thì đến năm 2007 số lượt khách du lịch nội địa tăng lên 124.826 lượt khách tăng 14,1%. Thời gian lưu trú 2-5 ngày, không sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn và nhà nghỉ mà nghỉ ở nhà người thân. Về chỉ tiêu của khách du lịch nội địa đến Luang Pra Bang không nhiều, mặc dù trong mấy năm trở lại đây, thu nhập của người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch nội địa cũng tăng lên. Xu hướng tiêu dùng các dịch vụ bổ sung tăng lên. Song hiện nay, một khách nội địa chi tiêu bình quân một ngày khoảng 150.000 kip, trong đó 75% dành cho việc lưu trú và ăn uống, đây là nhu cầu tối thiểu.
- Về mặt số lượng:
Theo số liệu điều tra thống kê của ngành du lịch, tính 5/11/2007 toàn ngành du lịch Luang Pra Bang có 1.018 người lao động. Số lao động này được phân chia như sau:
+ Lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư 791 người.
+ Lao động thuộc các thành phần kinh tế khác 227 người.
Nếu tính cả số lao động ở các cơ sở hộ kinh doanh, ăn uống bình dân và nhà trọ 2.450 người, thì tổng số lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng là 3.540 người, lực lượng lao động của ngành tuy chưa nhiều nhưng so với thời điểm 1997 thì số lao động trên đã tăng gấp 3-4 lần. Đây là con số thể hiện sự phát triển khá nhanh của ngành du lịch, góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm tại địa phương .
- Về mặt chất lượng: trong tổng số lực lượng lao động trên, số người có trình độ đại học và trên địa học 23 người chiếm 2,25%, 317 người có trình độ trung cấp, còn lại 678 người là trình độ sơ cấp và lao động phổ thông. Số lao động có trình độ ngoại ngữ: Thái Lan 37 người, Anh 67người, Pháp 17 người, Đức 9 người chiếm 12,77% trong số lực lượng trong ngành du lịch.
- Đầu tư vào ngành du lịch:
Tính đến năm 2007 toàn tỉnh có 22 dự án đầu tư vào ngành du lịch còn hiệu lực (không tính các dự án mở rộng) trên tổng diện tích đất là 968 ha, với tổng số vốn đăng ký đầu tư tương ứng là hơn 3 tỷ kíp. Trong 22 dự án đã được chấp nhận đầu tư còn hiệu lực.
- 6 dự án đã đi vào hoạt động kinh doanh, vừa kinh doanh vừa xây dựng.
- 12 dự án đang khởi động xây dựng gồm: 10 dự án đang xây dựng, 2 dự án đang trồng cây và san ủi mặt bằng.
- 4 dự án chưa triển khai đầu tư, 3 dự án được chấp thuận đầu tư. Trong đó 1 dự án chậm triển khai đầu tư .
Đầu tư nước ngoài phần lớn trong lĩnh vực du lịch, văn hoá, làng truyền thống và các khu cố đô, tính đến nay toàn tỉnh có 8 dự án được cấp giấy phép dưới hình thức đầu tư: liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn pháp định đăng ký là 11.77 triệu USD [3, tr.15].
Tỉnh Luang Pra Bang chủ động mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước được coi là một chính sách đòn bẩy để thúc đẩy các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng phát triển. Nhờ có nguồn vốn này mà một số khu du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang sôi động hẳn lên, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.9: Các nhóm dự án du lịch cần gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước
Tên dự án
Địa điểm
Quy mô
Vốn đầu tư (trăm USD)
Khu du lịch Pha Thọc
Mương Ngoi
7 hang đá
15.00
Khu du lịch Quang Xi
Mương Xiêng Ngân
3 tầng thác khôn
300.00
Khu du lịch Đon Khun
Mương Luang Pra Bang
1 thác
100.00
Khu du lịch Ta Lạt Mưt
Mương Luang Pra Bang
1 khu chợ đêm
50.00
Khu du lịch Thăm Tinh
Mương Pak U
1 khu hang đá
36.44
Khách sạn Phu Xỉ
TP Luang Pra Bang
28 phòng ngủ
120.00
Khách sạn Phu Bao
TP Luang Pra Bang
45 phòng ngủ
215.00
Khách sạn Xiêng Kẹo
TP Luang Pra Bang
57 phòng ngủ
340.56
Tổng cộng
11.77
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Luang pra Bang
Thời gian gần đây nhất là sau khi nghị quyết số 10 của Thường vụ Tỉnh uỷ về đổi mới quản lý và phát triển du lịch trong tình hình mới hoạt động du lịch của Luang Pra Bang có bước phát triển đáng khích lệ cho cơ cấu kinh tế có sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mức nộp ngân sách của ngành du lịch ngày càng tăng. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần giải quyết việc cho lao động địa phương, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Nhiều công trình du lịch đã góp phần làm đẹp thêm cảnh quan và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển ngành du lịch trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, hiệu quả kinh tế còn thấp.
Chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du khách, nhất là đối với khách du lịch quốc tế. Nghiệp vụ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ còn nhiều mặt hạn chế, sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá chưa cao.
Việc mở rộng thị trường còn nhiều lúng túng và thiếu đồng bộ, chưa có sự chỉ đạo toàn diện trong công tác quảng bá tuyên truyền, du khách thiếu thông tin cần thiết khi đến Luang Pra Bang.
Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương còn lỏng lẻo và thiếu kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm hoặc không xử lý các hộ xây dựng trái phép trên vùng đất đã quy hoạch, gây cản trở cho nhà đầu tư khi tiến hành đền bù để triển khai xây dựng dự án. Giá đền bù đất, giá giao đất, chưa được ban hành để có cơ sở thông báo cho nhà đầu tư khi chọn địa điểm, tính toán hiệu quả khi lập dự án, quyết định đầu tư. Công việc này trong thời gian qua được thực hiện sau khi dự án cho phép đầu tư, mất nhiều thời gian để thống nhất với nhà đầu tư giá cả dẫn đến chậm trễ.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch
Đối với việc xây dựng các quy hoạch tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị số 27 ngày 30/12/2003 về việc chỉ đạo và đổi mới quản lý, phát triển du lịch trong tình hình mới theo nghị quyết số 10 của Thường vụ Tỉnh uỷ, đồng thời đã ban hành quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh để quản lý các hoạt động xây dựng, khai thác kinh doanh du lịch và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển du lịch bền vững là cơ sở quan trọng trong công tác quản lý đối với lĩnh vực du lịch tại địa phương.
Nhìn chung công tác quản lý nhà nước đối với du lịch trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là: Trong những năm gần đây, sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp làm cho hoạt động kinh doanh du lịch trở nên nhộn nhịp, nhưng không tránh khỏi phức tạp. Một trong những nguyên nhân quan trọng là bộ máy và hệ thống văn bản pháp lý, pháp quy và các quy chế quản lý kinh doanh du lịch vốn đã thiếu, lại không được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế.
Việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh còn những khó khăn do chưa có sự thống nhất về vị trí, vai trò của ngành du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ còn nhiều vấn đề. Một doanh nghiệp du lịch thuần túy có nhiều hoạt động khác nhau tại một địa điểm, có quá nhiều cơ quan quản lý được quyền cấp phép như: Sở Văn hoá thông tin, Văn phong quản lý di sản, Y tế, Giao thông vận tải, Giao thông liên lạc và Sở Thương mại... Những điều đó gây không ít khó khăn cho việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở địa phương.
Các ban quản lý khu du lịch quy định chức năng nhiệm vụ thiếu cụ thể, chưa rõ ràng nên hoạt động còn lúng túng và chưa phát huy được tác dụng đối với công tác điều hành.
- Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên:
Hoạt động du lịch chủ yếu là hoạt động dịch vụ nên quản lý hướng dẫn viên là điều quan trọng khác với quản lý nền kinh tế khác. Theo Chỉ thị số 626/BTM-DL ngày 07/6/1999 về quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên phải đủ 10 chỉ tiêu của văn bản pháp luật du lịch, là người hướng dẫn du khách tham quan các khu du lịch như: khu di tích lịch sử - văn hoá và cảnh quan thiên nhiên... Ngày nay khách du lịch không chỉ thăm thú cảnh quan mà du khách còn muốn khám phá những nét truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của địa điểm du lịch. Chính vì vậy những người làm công tác hướng dẫn viên làm thế nào cho đội ngũ này thật sự tuyên truyền đúng, đầy đủ và tạo ấn tượng tốt cho du khách, việc thuyết minh cho du khách hiểu những giá trị văn hoá, lịch sử của một doanh nghiệp nào đó có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là khách quốc tế. Trong khi đó, xu thế du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng ngày càng được khẳng định và phát triển. Do vậy, đội ngũ hướng dẫn viên khó có thể đáp ứng được những nhu cầu của du khách khi họ muốn khám phá tìm hiểu giá trị văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của người dân bản địa. Như vậy có thể thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên tại chỗ hay là hướng dẫn viên là khá quan trọng và cần thiết mặc dù có thể nhìn thấy rằng, đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên còn một số hạn chế nhất là trình độ văn hoá không cao, không đồng đều, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ còn yếu. Tuy nhiên, họ lại có thế mạnh là người địa phương, là người hiểu sâu về giá trị của di tích và những nét văn hoá, phong tục tập quán của địa phương mình và đặc biệt họ sẽ đưa vào bài giới thiệu ấy tất cả tình cảm, niềm tự hào về quê hương sâu sắc hơn.
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch.
Cùng với tốc độ phát triển kinh doanh du lịch ở Luang Pra Bang ngày càng gia tăng với mạng lưới kinh doanh có quy mô rộng lớn. Các doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ du lịch thuộc nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều chủ thể quản lý bao gồm: Tổng cục du lịch, các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, các ngành đoàn thể ở tỉnh. Một số doanh nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận huyện, Sở Du lịch tỉnh đến năm 2007 mới được chính thức thành lập.Vì thế việc quản lý chưa theo kịp với tình hình phát triển. Cơ chế quản lý ngành và lãnh thổ về công tác du lịch chưa được xác định rõ, chưa thiết lập được sự phối hợp của Sở Du lịch với sự quản lý ở các quận, huyện, các danh thắng và di tích lịch sử được bảo vệ và quản lý tốt đó là tài nguyên quý, là tiềm năng phát triển của du lịch. Hiện nay, Sở Du lịch phân cấp quản lý toàn diện cho quận, huyện, phường, xã nên không đủ điều kiện về bộ máy tổ chức và cán bộ chuyên nghiệp về bảo tồn, bảo tàng.
Hoạt động du lịch rất phong phú và phức tạp nên quản lý nhà nước về du lịch bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành như: nội vụ, hải quan, giao thông vận tải, hàng không, bưu điện. Do đó, vấn đề đặt ra trong việc tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước về du lịch là phải đảm bảo vừa có mặt chịu trách nhiệm trực tiếp vừa có mặt phối hợp chặt chẽ với ngành để đảm bảo quản lý về du lịch và quản lý nhà nước về an ninh chính trị, xã hội thuộc lĩnh vực du lịch. Hoạt động du lịch chủ yếu là hoạt động dịch vụ nên việc quản lý nhân lực ngoài việc quản lý theo định mức còn phải điều hành theo chương trình. Đối với nhiều nước, hoạt động du lịch được điều chỉnh bằng hệ thống Luật du lịch. Từ khi Sở Du lịch được thành lập và có sự chỉ đạo của Tổng Cục du lịch, việc quản lý đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch đã dần dần đi vào nề nếp. Tuy vậy hệ thống tổ chức còn chưa hợp lý, chưa tập trung vào một đầu mối. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thiếu chặt chẽ, phân định trách nhiệm thiếu rõ ràng. Mặt khác, do hệ thống các văn bản pháp lý chưa đầy đủ, còn đang trong quá trình chuẩn bị ban hành Luật du lịch nên gây khó khăn cho công tác quản lý của cả nước nói chung và của tỉnh Luang Pra Bang nói riêng. Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu và là một động lực thúc đẩy sự phát triển. Vì chưa có đủ các văn bản pháp luật để định hướng và điều chỉnh quá trình cạnh tranh. Nên còn nhiều hiện tượng nâng giá, hạ giá dịch vụ một cách tùy tiện vào mùa du lịch giữa các thành phần kinh tế cũng như các doanh nghiệp để thu hút khách cho mình, gây nên tình trạng lộn xộn trong tổ chức "tour" cũng như gây hậu quả không tốt khác về kinh tế và xã hội.
Ngoài ra chúng ta không chấp nhận các phương thức du lịch chỉ vì động lực lợi nhuận cao mà làm phương hại nền văn hoá và nhân cách như du lịch tình dục. Đây không chỉ là nguy cơ mà trên thực tế có chiều hướng gia tăng nhất là tại các khách sạn, nhà hàng, các điểm karaoke nhảy múa, massage ở thành phố, các địa điểm du lịch. Đây thật sự là vấn đề nóng bỏng rất đáng lo ngại, thực hiện Chỉ thị 159/CP của Chính phủ, tỉnh Luang Pra Bang đang bắt đầu lập lại thể chế kinh doanh du lịch và bài trừ các hoạt động văn hoá độc hại. Bảo vệ an ninh và an toàn xã hội thuộc phạm vi du lịch cũng là một vấn đề rất lớn ở tỉnh Luang Pra Bang, phải có biện pháp đảm bảo an ninh đủ mạnh đồng thời phải có cởi mở thuận tiện để thu hút khách phát huy được lợi thế du lịch của tỉnh. Chúng ta đã có nhiều cải tiến về thủ tục xuất nhập cảnh, tuy nhiên các thủ tục hành chính và phương thức quản lý nhà nước đối với khách du lịch vẫn còn nặng nề. Khách thường phàn nàn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường du lịch của tỉnh. Cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý nhà nước nói chung ở tỉnh Luang Pra Bang nói riêng đang tiếp tục đổi mới đa dạng và từng bước hoàn thiện để làm cơ sở cho sự phát triển du lịch của Luang Pra Bang.
- Quản lý nhà nước đối với cảnh quan, môi trường.
Phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp hơn. Mặt khác, phát triển du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng quốc gia, các sân thể thao giải trí... là điều kiện tốt để bảo vệ các loại động vật, thực vật quý hiếm bảo vệ môi trường. Bên cạnh mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm huỷ hoại, phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Du lịch là ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rất lớn, là yếu tố nội tại của ngành du lịch. Văn hoá và môi trường là nguyên liệu thô của ngành công nghiệp du lịch. Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, người quản lý, người kinh doanh là phải có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn để phát huy mạnh mẽ những ưu thế và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực do phát triển du lịch đem lại. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm của người quản lý, người dân, cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Việc quản lý du lịch hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề không thể xem nhẹ: gây tổn hại môi trường, tài nguyên sinh thái ở nhiều vùng, các công trình văn hoá lịch sử, các tệ nạn xã hội. Tình trạng rác thải, đường giao thông hư hỏng... cũng là một hiện tượng phổ biến. Phân tích theo cặp phạm trù "nhân quả" giữa du lịch và môi trường, thì du lịch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đến lượt du lịch phải chịu hậu quả của môi trường ô nhiễm tác động, hạn chế đến khả năng phát triển của ngành du lịch. Môi trường du lịch có thể hiểu cả môi trường sinh thái và môi trường xã hội như: chương trình xanh sạch đẹp, văn minh, giữ gìn an ninh trật tự trong hoạt động du lịch (cướp giật, ăn xin, ép khách mua hàng, tệ nạn xã hội) để điểm đến được an toàn, hấp dẫn, thuận tiện đối với khách du lịch.
- Quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
ở Luang Pra Bang, trong xu thế hội nhập toàn cầu, tình hình phát triển kinh tế du lịch ngày càng diễn ra một cách nhanh chóng, có phần ồ ạt, cuộc sống của con người cũng có nhiều thay đổi. Sống thực dụng hơn, sống gấp hơn. Chính điều đó đã đặt các di sản văn hoá (vật thể và phi vật thể) trong tình trạng đang bị hủy hoại, mai một nghiêm trọng với muôn vàn hình thức khác nhau do chính ý thức của con người, trong đó cũng có phần do thiên nhiên.
Chính vì vậy, bảo tồn di sản văn hoá là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm, những giải pháp bảo tồn di sản văn hoá phù hợp đều rất cần thiết. Nghĩa vụ của chúng ta là chuyển giao những tài sản này với sự đầy đủ và nguyên gốc của chúng cho thế hệ nối tiếp. Làm được điều này, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về việc bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể - những nhân chứng lịch sử một cách khoa học với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Song song đó chúng ta phải không ngừng tác động đến các ban, ngành khác, đến toàn thể cộng đồng có cùng chúng nhận thức là phải góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ di sản văn hoá một cách tốt nhất, để chuyển giao những giá trị lịch sử văn hoá, khoa học nghệ thuật... đang tiềm ẩn trong di sản văn hoá mà ông cha ta đã sáng tạo ra và để lại cho thế hệ mai sau. Tuy nhiên, nếu không có sự quản lý của nhà nước đúng đắn, đúng cách thì du lịch có thể gây ra những tổn thất, làm xuống cấp các di sản văn hoá cả vật chất và tinh thần.
2.2.4. Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển du lịch
- Hoạt động quảng bá thương hiệu.
Hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch theo kết quả phân tích thống kê về nguồn khách du lịch đến Luang Pra Bang những năm gần đây cho thấy:
Về khách du lịch quốc tế: đa số khách đến du lịch Luang Pra Bang với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, thăm các di tích lịch sử văn hoá và phong tục tập quán của các dân tộc.
Về khách du lịch nội địa, nguồn khách đến Luang Pra Bang là khắp mọi miền đất nước. Mục đích của chuyến đi là nghỉ dưỡng, tham quan, viếng bụt Luang Pra Bang và tín ngưỡng, lượng khách này tập trung vào các dịp lễ hội, tết và các ngày nghỉ hè, nghỉ trong tuần.
Để phát triển kinh tế - xã hội, công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá của tỉnh để công tác này thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch. Mục đích tuyên truyền, quảng bá bao gồm: các sản phẩm du lịch hiện đang và đã có trên thị trường hiện nay cần phải có chính sách thích hợp và đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Đồng thời mở rộng thị trường khách du lịch thông qua việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch mới có khả năng ngăn được sự nhàm chán và giảm sút thị trường khách cũ, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đối với các hãng lữ hành, các tổ chức ở nước ngoài những năm qua chưa được nhiều.
- Hoạt động hỗ trợ khuyến khích phát triển du lịch.
Trong nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần, du lịch cũng là một ngành kinh tế thể hiện cơ cấu đó. Thực tiễn ở Luang Pra Bang cho thấy các thành phần kinh tế khác nhau đều có thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Nhiều hộ tư nhân đã liên doanh, liên kết mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khách sạn, nhà hàng để phát triển du lịch. Các thành phần kinh tế có khả năng thích ứng nhanh đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng khách du lịch vào Luang Pra Bang. Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần là đường lối của Đảng, một đòi hỏi khách quan theo quy luật vận hành nền kinh tế. Quan điểm khuyến khích các thành phần kinh tế tổ chức kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước là một yêu cầu thiết yếu để tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài, vững chắc của ngành du lịch. Sự quản lý thống nhất của Nhà nước thể hiện về định hướng phát triển du lịch, quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh du lịch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tạo môi trường pháp lý để mọi doanh nghiệp được bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh như phải tuân thủ rất nghiêm, thể chế du lịch của Nhà nước. Quản lý nhà nước là sự bao quát được hoạt động du lịch của tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế thị trường hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa và khống chế những tác động tiêu cực, khắc phục những mặt khiếm khuyết vốn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, việc hỗ trợ khuyến khích các kinh doanh du lịch, thành phần kinh tế chưa lành mạnh, làm cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh tốc độ chậm chạp ít hiệu quả.
2.2.5. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân
Du lịch ở tỉnh Luang Pra Bang được sự quan tâm lãnh đạo của Tổng cục du lịch, của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố Luang Pra Bang, sự phối hợp của các cấp, các ngành và cố gắng cùng với sự hỗ trợ nỗ lực của bản thân đã đạt được những thành tựu trên nhiều mặt về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng như sau:
- Kết quả đạt được:
Hoạt động phát triển du lịch nói chung và khai thác tài nguyên du lịch nói riêng hiện đang diễn ra trong bối cảnh hết sức thuận lợi. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ, dịch cúm gà ở khu vực đã làm cho số lượng khách du lịch đến Luang Pra Bang từ năm 1997-2007 có sự phát triển khá mạnh, riêng năm 2002-2003 số lượng khách giảm xuống nhưng cả thời kỳ 1997-2007 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van 1.doc
- bia.doc