MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Khái quát về hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại 3
1.2.Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại 4
1.2.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh 4
1.2.2 Khái niệm về bảo lãnh Ngân hàng 5
1.2.2.1. Khái niệm bảo lãnh Ngân hàng 5
1.2.2.2. Đặc điểm bảo lãnh Ngân hàng 9
1.2.3 Vai trò của bảo lãnh Ngân hàng 12
1.2.3.1Đối với hoạt động Ngân hàng 12
1.2.3.2 Đối với hoạt động của doanh nghiệp 13
1.2.3.3 Đối với nền kinh tế 14
1.2.4. Các văn bản pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh 14
1.2.5. Phân loại bảo lãnh Ngân hàng 15
1.2.5.1. Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh 15
1.2.5.1.1. Bảo lãnh đồng nghĩa vụ 15
1.2.5.1.2. Bảo lãnh độc lập 15
1.2.5.2. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh 16
1.2.5.2.1. Bảo lãnh dự thầu 16
1.2.5.2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 16
1.2.5.3.3. Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước 17
1.2.5.2.4. Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm theo hợp đồng 18
1.2.5.2.5. Bảo lãnh bảo đảm thanh toán 18
1.2.5.3.6. Bảo lãnh hoàn trả vốn vay 19
1.2.5.3. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh 19
1.2.5.3.1. Bảo lãnh trực tiếp 19
1.2.5.3.2. Bảo lãnh gián tiếp 21
1.2.5.3.3. Đồng bảo lãnh 22
1.2.5.4. Căn cứ vào điều kiện thanh toán của bảo lãnh 23
1.2.5.4.1. Bảo lãnh vô điều kiện 23
1.2.5.4.2. Bảo lãnh có điều kiện 23
1.3. Phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng Thương mại 23
1.3.1. Quan niệm về phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Thương mại 23
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại 25
1.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh về số lượng 25
1.3.2.1.1. Sự mở rộng về đối tượng và số lượng khách hàng 25
1.3.2.1.2. Dư nợ và sự tăng lên theo các năm 26
1.3.2.1.3. Sự đa dạng của các loại hình bảo lãnh 26
1.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng lên về chất lượng 27
1.3.2.2.1. Thủ tục bảo lãnh 27
1.3.2.2.2. Số lượng hợp đồng bảo lãnh Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thấp 27
1.3.2.2.3. Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng 27
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Thương mại 28
1.3.3.1. Nhân tố khách quan 28
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan 30
1.4. Những rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh 32
1.4.1. Rủi ro đối với Ngân hàng 32
1.4.2. Rủi ro đối với người được bảo lãnh 33
1.4.3. Rủi ro đối với người thụ hưởng bảo lãnh 34
1.5. Kinh nghiệm về bảo lãnh Ngân hàng của các nước trên thế giới 36
1.5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 36
1.5.2. Kinh nghiệm của Đức 37
1.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 37
1.5.4. Kinh nghiệm của Singapore 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 39
2.1. Khái quát hoạt động của Agribank Nam Hà Nội 39
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội 48
2.2.1. Văn bản điều chỉnh và các loại bảo lãnh được thực hiện 48
2.2.1.1. Văn bản pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội 48
2.2.1.2. Các loại bảo lãnh thực hiện tại Agribank Nam Hà Nội 48
2.2.2. Biểu phí dịch vụ bảo lãnh 49
2.2.3. Qui trình nghiệp vụ bảo lãnh 51
2.2.4. Kết quả thực hiện bảo lãnh 61
2.2.4.1. Đối tượng khách hàng bảo lãnh 61
2.2.4.2. Số tiền và số món bảo lãnh 61
2.2.4.3. Về cơ cấu bảo lãnh 63
2.2.4.4. Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 67
2.2.4.5. Các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh 68
2.3. Đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội 68
2.3.1. Các kêt quả đạt được 68
2.3.1.1. Nguyên nhân của những tồn tại khó khăn 71
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 73
3.1. Phương hướng mục tiêu năm 2010 73
3.1.1. Mục tiêu phấn đấu 73
3.1.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh 73
3.2. Các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh 74
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thích hợp trong từng thời kỳ cụ thể 74
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định thẩm định các yêu cầu bảo lãnh 75
3.2.3. Chú trọng công tác tiếp nhận và xử lý tài sản đảm bảo 77
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý các món vay bảo lãnh 78
3.2.5. Chú trọng công tác tổ chức, đào tạo cán bộ nhân viên Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và củng cố, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên tất cả các mặt 80
3.2.6. ứng dụng Marketing trong hoạt động bảo lãnh Ngân hàng 81
3.2.7. ứng dụng khoa học công nghệ vào nghiệp vụ bảo lãnh 85
3.2.8. Duy trì và thiết lập các mối quan hệ giao dịch với các Ngân hàng khác dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi để đẩy mạnh các nghiệp vụ đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh 86
3.3. Một số kiến nghị 87
3.3.1. Đối với chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước 87
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 88
3.3.3. Đối với khách hàng 90
KẾT LUẬN 91
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống của mình. Với qui định này, các ngân hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc tìm hiểu khách hàng vì họ đã rất am hiểu doanh nghiệp mà họ đứng ra bảo lãnh, giảm thiểu tối đa rủi ro cho ngân hàng .Tuy nhiên, như thế các khách hàng mới có nhu cầu bảo lãnh lại không được đáp ứng và việc mở rộng khách hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh là rất khó khăn.
Thêm vào đó, các ngân hàng muốn tham gia bảo lãnh phải là những ngân hàng có uy tín trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước cũng như quốc tế. Qui định này nhằm tránh tình trạng ngân hàng thực hiện bảo lãnh tràn lan, hạn chế tối đa trường hợp ngân hàng phải thực hịên nghĩa vụ trả thay mà ngân hàng lại không đủ khả năng thanh toán cho bên thụ hưởng , gây ra tổn hại đến uy tín của ngân hàng và toàn hệ thống.
1.5.4. Kinh nghiệm của Singapore
Các ngân hàng Singapore chỉ chấp nhận bảo lãnh các khoản bảo lãnh có giá trị lớn khi có sự đồng ý đứng ra của Chính phủ.
Việc thực hiện qui định này đã đảm bảo an toàn ở mức cao nhất đối với những khoản bảo lãnh có giá trị lớn vì trong trờng hợp xấu nhất thì ngân hàng cũng sẽ nhận được sự bồi thường của Chính phủ. Tuy nhiên qui định này cũng hạn chế việc mở rộng khách hàng của các ngân hàng vì có thể bỏ qua các khách hàng lớn có uy tín với hiệu quả của phương án rất khả thi nhưng không có sự đồng ý của chính phủ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.1. Khái quát hoạt động của Agribank Nam Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 48/ QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 cán bộ và đến nay là 129 cán bộ.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội là chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại tòa nhà C3 –Phường Phương Liệt – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Có mạng lưới phòng giao dịch đ\ợc bố trí rải rác trên các địa bàn dân cư như Chùa Bộc, Triệu Quốc Đạt ,Thanh Xuân,…và thành lập phòng giao dịch số 6 tại trờng KTQD. Phòng giao dịch số 1 chi nhánh Giảng Võ, chi nhánh Tây Đô và chi nhánh Nam Đô.
Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với thực trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa đứng vững trong cạnh tranh, tốc độ cổ phần hóa chậm, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn về vốn tự có và đảm bảo tiền vay… đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp đã có quan hệ truyền thống với một hoặc nhiều ngân hàng khác nên đối với chi nhánh mới hoạt động từ tháng 5/2001 việc chiếm lĩnh thị trường, thị phần đòi hỏi phải khai thác triệt để thế mạnh về cơ sở vật chất ,các mối quan hệ , phong cách phục vụ tuyên truyền ,tiếp thị ,đổi mới công nghệ ,linh hoạt về lãi suất đáp ứng các dịch vụ và tiện ích của ngân hàng …Khắc phục những khó khăn ban đầu, hoạt động của chi nhánh luôn được điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời các chính sách kinh doanh, tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường nên đã đem lại những kết quả kinh doanh khả quan được NHNN &PTNN VN và các ngân hàng khác đánh giá là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả và có qui mô lớn.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về công nhiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, trong những năm qua Chi nhánh NHNN& PTNN Nam Hà Nội luôn lấy hoạt động đầu tư tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu của mình.Vượt qua khó khăn thách thức thuở ban đầu, đóng góp của chi nhánh trong thời gian qua thật đáng trân trọng. Trong những năm tới ngân hàng tiếp tục quá trình đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế.
Các lĩnh vực hoạt động chính của Agribank Nam Hà Nội là: huy động vốn ngắn hạn , trung hạn và dài hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, cấp tín dụng cho các tổ chức cá nhân với hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá , bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước .
Năm 2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay đổi cơ chế điều hành lãi suất đối với nền kinh tế từ chế độ lãi suất cơ bản sang cơ chế lãi suất thỏa thuận ; cạnh tranh lãi suất của các TCTD trên địa bàn đặc biệt là tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp lớn ; sự biến động bên ngoài của đồng nội tệ so với đô la Mỹ trong năm 2003, sự biến động của thị trờng đất đai theo từng vùng cũng ảnh hưởng khá mạnh tới tình hình huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNN &PTNN Nam Hà Nội ; một số cơ chế điều hành nội ngành thay đổi cũng tác động tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh như cơ chế điều hành lãi suất huy động từng thời kì, cơ chế bảo đảm tiền vay ..( thiếu sự đồng nhất trong cơ chế lãi suất giữa các ngân hàng thơng mại, giữa ngân hàng thương mại quốc doanh với liên doanh và các ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh) Đó chính là những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong thời kì này. Tuy nhiên, chi nhánh đã không ngừng nỗ lực và kết quả kinh doanh đã đạt vượt mức đề ra. Tổng thu là 120.440 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 83.239 triệu đồng, đạt 189% kế hoạch giao.Trong đó thu từ hoạt động tín dụng 46.667 triệu đồng chiếm 39% tổng thu và 88% thu nội bảng ,thu dịch vụ và thu khác chiếm 12% tổng thu nội bảng. Tổng chi là 89.599 triệu .Chênh lệch thu nhập – chi phí: Cả năm 2003 đạt là 30.841 triệu, tăng so kế hoạch giao năm 2003 là 20.034 triệu. Chênh lệch lãi suất bình quân: 0,335%/tháng. Hệ số tiền lương cả năm là 2,06.
Bước sang năm 2004 ,sự biến động về tình hình kinh tế chính trị thế giới lớn: chiến tranh, khủng bố gia tăng, giá dầu lửa, giá vàng tăng quá cao, lãi suất của đồng USD tăng nhiều lần...Tình hình trong nước: sức cạnh tranh yếu của nền kinh tế chậm được khắc phục lại gặp phải tình trạng bùng phát về dịch cúm gia cầm, thiên tai, giá cả tiêu dùng tăng 9,5%... ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ngân hàng. Mặt khác, sự phát triển nhanh màng lới của các ngân hàng trên địa bàn, việc tăng mức dự trữ an toàn chi trả, tình trạng khan hiếm vốn, hệ thống thông tin chưa đầy đủ ...đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường Tài chính- Tiền tệ và tăng khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng.Tổng thu của Chi nhánh năm 2004 đã tăng 86 tỷ so với năm trước (tăng 72%). Tổng chi đạt 163 tỷ tăng 73 tỷ so với năm trước (tăng 82%). Chênh lệch thu chi trước thuế tăng 52% so với năm trước.Hệ số tiền lương tăng 17% so với năm trước.
Năm 2005 là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm, là năm cả nước thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Kinh tế Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, bão lụt tàn phá, dịch H5N1 nhưng vẫn ổn định về chính trị và phát triển mạnh về kinh tế, tốc độ tăng trởng GDP cả nước đạt 8,4%. Năm 2005 cũng là năm giá cả, lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động như giá xăng dầu, giá sắt thép, cà phê, giá vàng, lãi suất USD, lãi suất huy động vốn...Năm 2005 là năm thứ 5 trong chặng đường phát triển của Chi nhánh Nam HN, là năm thứ tư trong đề án phát triển 5 năm tại các Đô thị lớn của NHNo VN, là năm phấn đấu nâng hạng doanh nghiệp của Chi nhánh, đây là động lực quan trọng tác động đến mọi công tác chỉ đạo điều hành và hành động của Chi nhánh. Cán bộ công nhân viên chi nhánh đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Cụ thể là: tổng thu đạt 333 tỷ đồng tăng thêm 125 tỷ đồng so năm trước, tốc độ tăng trưởng 60%. Nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh vẫn là thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng 98% nguồn thu. Trong đó thu phí điều vốn từ Trụ sở chính là 232 tỷ, chiếm tỷ trọng 70% tổng thu của Chi nhánh. Đây là 1 yếu tố chính ảnh hưởng lãi suất bình quân đầu ra của Chi nhánh khó có khả năng cao lên được.Tổng chi là : 274 tỷ đồng tăng 110 tỷ đồng so năm trước, thấp hơn mức tăng thu 15 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 68%. Chi phí chủ yếu của Chi nhánh cũng là chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay vốn : 244 tỷ, chiếm tỷ trọng 89% tổng chi. Ngoài ra năm 2005 còn có những khoản phí tăng thêm theo chế độ lương mới, và chế độ trích DPRR mới theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Bảng 1 :Kết quả tài chính năm 2004 và năm 2005
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
KH
TH 2005
So sánh
+/- 2004
KH
+Tổng thu
- Thu lãi
- Thu DV
+Tổng chi
- Chi trả lãi
- Thu trả phí
- Chi khác
+Chênh lệch (chưa lương)
+Hệ số tiền lương
+Chênh lệch lãi suất
208150
201775
6375
164255
147426
1016
14157
43895
248
0,307
44918
135
0,354
332929
324481
8448
274485
243902
859
29721
58444
2,41
0,40
124779
122706
2073
110230
96546
157
15564
14549
(0,07)
0,047
122%
178%
0,89%
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Năm 2006 là năm đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nớc: Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự Lãnh đạo cao cấp sau kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI, Việt Nam gia nhập WTO... điều này tác động đến sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Thu nhập Quốc dân tăng 8,4%, giá tiêu dùng tăng 6,6%, thị trường chứng khoán sôi động; giá USD đầu năm biến động, những tháng cuối năm lại khá ổn định; hệ thống văn bản luật pháp được hoàn thiện với tốc độ cao... Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng.
Sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM ngày càng căng thẳng, mặt bằng lãi suất tăng, giá vàng biến động, giá xăng dầu, điện than tăng, thị trường nhà đất đóng băng, sự chậm chuyển biến của các doanh nghiệp nhà nước... là các yếu tố gây bất lợi cho các NHTM quốc doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh mà chi nhánh đạt được ngày càng khẳng định được vị thế của chi nhánh : tổng thu năm 2006 đạt 556.189 triệu đồng, tăng 223.260 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng là 67%. Trong đó thu hoạt động tín dụng 529.102 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 95%/ tổng thu; Thu dịch vụ: 18,288 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3.3%/ tổng thu (bằng 16,11%/ thu nhập ròng). Tổng chi năm 2006 là 461.630 triệu đồng, tăng 187.145 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 68%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 433.362 triệu đồng, chiếm tỷ lệ: 94%/ tổng chi (riêng phần lãi trả TSC 5.181 triệu đồng), trích thêm quỹ dự phòng rủi ro 7.163 triệu đồng.
Bảng 2 :Kết quả tài chính năm 2005 và năm 2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
TH 2005
KH 2006
Năm 2006
TH
so 05
So KH
1
Tổng thu
332929
556189
223260
4
Tổng chi
274485
461630
187145
5
Quỹ thu nhập
58444
67252
94559
36115
27307
6
Hệ số lương đựơc hưởng
2.41
1.35
2.86
0.45
1.51
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Năm 2007 là năm thứ 2 Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên đây cũng là năm lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với những năm trước đây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2007 nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,5%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước. Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng ttrong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án... Bên cạnh đó còn phát triển một số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện.
+ Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng Công ty Xi Măng, trả lương qua thẻ ATM.
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2007 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 18.899 trđ, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%.
Bảng 3 : Kết quả tài chính năm 2006 và năm 2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
% so KH
% So cùng kỳ
2006
2007
Tổng thu
556119
738093
181904
133%
Trđó: - Thu tín dụng
529102
691702
162600
131%
- Thu dịch vụ
18288
18899
611
103%
Tổng chi
461630
646409
184779
140%
- Chi trả lãi
433362
555659
122297
128%
Trđó: Trả phí
5181
20441
15260
395%
- Chi phí khác
0
3107
3107
Quỹ thu nhập
94559
91684
144%
-2,875
97%
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Tổng thu năm 2007 đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.904 triệu đồng so năm trớc với tốc độ tăng 33%. Trong đó thu lãi cho vay là 691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu; Thu dịch vụ: 18.899 trđ, chiếm 2,6% tổng thu (bằng 12,20% thu nhập ròng). Tổng chi năm 2006 là 646.409 triệu đồng, tăng 184.779 triệu đồng so năm trước với tốc độ tăng 40%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 555.659 triệu đồng, chiếm 86% tổng chi.
Năm 2008, Việt Nam đối mặt với khó khăn do kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. Tổng sản phẩm quốc nội trong nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng hơn 8% đến năm 2008 chỉ đạt 6,23%. Lạm phát đã vượt lên mức hai con số, đỉnh điểm lên đến 23%, cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Thị trường chứng khoán ảm đạm, chỉ số giá chứng khoán giảm đã đẩy nhiều nhà đầu tư vào thua lỗ và hàng loạt Công ty chứng khoán đứng trước nguy cơ phá sản. Tuy nhiên với nỗ lực, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể: Kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua (65 tỷ USD), tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam đạt hơn 64 tỷ USD, tăng gấp 2 lần năm 2007, là mức cao nhất từ trước tới nay.
Đây cũng là một năm khó khăn đối với các Ngân hàng. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng trong những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá.
Tình hình trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng. Vì vậy, tổng nguồn vốn đến 31/12/2008 là 6.994 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động địa phương là 4.787 tỷ, giảm 514 tỷ so với 31/12/2007, vượt 1.119 tỷ so với KH và đạt 130% kế hoạch năm. Chi tiết:
- Nguồn nội tệ : 4.207 tỷ, giảm 559 tỷ so với 31/12/2007, vượt 1.007 tỷ so với kế hoạch và đạt 131% KH năm. Nguồn nội tệ chiếm tỷ trọng 88% tổng nguồn vốn tại địa phương.
- Nguồn ngoại tệ USD : 31.679 ngàn USD tương đương 538 tỷ đồng, giảm 33 ngàn USD so với 31/12/2007, vượt 5.679 ngàn USD so với KH và đạt 122% KH năm. Chiếm tỷ trọng 11% tổng nguồn vốn địa phương.
- Nguồn ngoại tệ EUR : 1.789 ngàn EUR tương đương 43 tỷ đồng, tăng 653 ngàn EUR tương đương 57% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 1% tổng nguồn vốn.
Bước sang 2009, trong điều kiện khó khăn chung của toàn ngành, mặc dù lãi suất huy động tăng cao, hạn mức dư nợ giảm nhưng chi nhánh đã tích cực đôn đốc, tận thu đến mức tối đa như thu nợ đến hạn, nợ đã xử lý rủi ro và tiết kiệm các khoản phí, do đó chi nhánh đã duy trì và đạt được nhiều mục tiêu đề ra. Tổng nguồn vốn đến thời điểm 31/12/2009 đạt 6.243 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 4.056 tỷ đồng. Cụ thể: nguồn nội tệ đạt 3.454 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch năm 2009, trong đó có 400 tỷ của TCTD hạch toán tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam. Nguồn ngoại tệ đạt 30.466 ngàn USD, vượt 2% so với kế hoạch năm 2009. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt: 3.128 tỷ đồng, trong đó dư nợ tại địa phương là 2.650 tỷ đồng. Dư nợ nội tệ đạt 2.044 tỷ, đạt 97% kế hoạch năm 2009; Dư nợ ngoại tệ đạt 25.462 ngàn USD, đạt 100% kế hoạch năm được giao. Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt 439 tỷ đồng.Dư nợ chủ yếu phục vụ cho các dự án giải ngân đồng tài trợ, dự án dài hạn đi vào hoạt động để thu hồi vốn và phục vụ lĩnh vực thực phẩm, phân bón...
Bảng 4 :Kết quả tài chính năm 2007, 2008 và 2009
Đơn vị triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
2007
2008
2009
Tổng thu
738093
592083
529426
Trđó: - Thu tín dụng
691702
541704
475241
- Thu dịch vụ
18899
25198
15893
Tổng chi
646409
464823
424044
- Chi trả lãi
555659
399814
348024
Trđó: Trả phí
20441
19484
348024
- Chi phí khác
3107
65009
3388
Quỹ thu nhập
91684
135000
118117
(Nguồn phòng tín dụng)
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội
2.2.1. Văn bản điều chỉnh và các loại bảo lãnh được thực hiện
2.2.1.1. Văn bản pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh tại Agribank Nam Hà Nội
- Luật dân sự năm 2005
- Luật các tổ chức tín dụng
- Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/ QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Quyết định số 398/QĐ-HĐQT-TD quy định về bảo lãnh ngân hàng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
2.2.1.2. Các loại bảo lãnh thực hiện tại Agribank Nam Hà Nội
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
- Bảo lãnh đối ứng.
- Bảo lãnh mở L/C trả chậm.
- Bảo lãnh mở L/C trả ngay.
- Bảo lãnh khác.
2.2.2. Biểu phí dịch vụ bảo lãnh
Bảng 5 : Biểu phí dịch vụ bảo lãnh
Mã dịch vụ
Các loại dịch vụ
Mức phí đã bao gồm VAT
Mức phí
Tối thiểu
Tối đa
DV0048
( bảo lãnh trong nước)
1.Phát hành thư bảo lãnh
DV0049
1.1.Miễn kí quĩ hoặc kí quĩ dưới 100% trị giá
2%/năm
110.000đ
DV0050
1.2.Kí quĩ 100% trị giá
1%/năm
110.000đ
DV0051
2.Sửa đổi thư bảo lãnh
DV0052
2.1.Sửa đổi tăng tiền ,gia hạn
áp dụng như 1.1,1.2
DV0053
2.2 Sửa đổi khác
50.000đ
DV0054
3.Huỷ thư bảo lãnh
100.000đ
E.Dịch vụ bảo lãnh
1.Phát hành thư bảo lãnh
DV0118
1.1.Miễn kí quĩ hoặc kí quĩ dưới 100% trị giá
2%/năm
300.000đ
DV0119
1.2.Kí quĩ 100% trị giá
1%/năm
300.000đ
2.Sửa đổi thư bảo lãnh
DV0120
2.1.Sửa đổi tăng,gia hạn
áp dụng như 1.1,1.2
50.000đ
DV0121
2.2.Sửa đổi khác
10 USD
DV0122
3.Huỷ thư bảo lãnh
15 USD
4.Chấp nhận thanh toán đối với L/C hàng nhập khẩu trả chậm
DV0123
4.1.Miễn kí quĩ hoặc kí quĩ dưới 100% trị giá
áp dụng như 1.1
DV0124
4.2.Kí quĩ 100% trị giá
áp dụng như 1.2
DV0125
5.Phát hành thư cam kết sẽ phát hành thư bảo lãnh
10 USD
6.Phát hành bảo lãnh đối ứng
DV0126
6.1NHNN và chi nhánh NHNN tại Việt Nam
1%/năm
300.000đ
DV0127
6.2.NH trong nước
1%/năm
200.00đ
DV0128
7.Phát hành thư bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của NH trong nước
1%/năm
300.000đ
DV0129
8.Xác nhận bảo lãnh
1%/năm
300.000đ
DV0130
9.Bảo lãnh nhận hàng
30 USD
DV0131
10.Thông báo thư bảo lãnh của ngân hàng nhà nước
20 USD
DV0132
11.Thông báo sửa đổi thư bảo lãnh của NHNN
10 USD
DV0133
12.Kiểm tra xác nhận chữ kí thư bảo lãnh của NHNN theo yêu cầu của khách hàng trong nước
30 USD
DV0134
13. Kiểm tra xác nhận chữ kí thư bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng trong nước
15 USD
DV0135
14.Đòi hộ tiền bảo lãnh của khách hàng trong nước theo thư bảo lãnh trực tiếp của NHNN
0,2% trị giá số tiền đòi hộ
20USD
(Nguồn phòng tín dụng)
Nhìn chung mức phí bảo lãnh của ngân hàng là không cao. Phí bảo lãnh thấp tạo cho ngân hàng thế mạnh về cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ tuy nhiên cũng hạn chế phần nào mức thu nhập của ngân hàng.Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hai vấn đề này là điều ngân hàng cần phải quan tâm. Mức phí được xác định theo tỷ lệ phần trăm nhất định nên rất linh hoạt, nhằm hạn chế việc hợp đồng chính thay đổi kéo theo giá trị bảo lãnh tăng lên. Tuy nhiên, các khoản mục trong biểu phí chưa đa dạng , kém sự phong phú của các hình thức bảo lãnh. Ngân hàng chưa khai thác được tối đa các nguồn thu từ bảo lãnh .Nội dung các khoản mục chưa được cụ thể hoá với từng loại bảo lãnh. Ví dụ như mức phí phát hành thư bảo lãnh thì mức phí áp dụng với từng loại bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán là chưa có. Mỗi loại bảo lãnh có tính chất khác nhau, giá trị khác nhau, mức ràng buộc trách nhiệm và độ rủi ro cũng khác nhau cho nên sự phân chia mức phí bảo lãnh đối với mỗi loại bảo lãnh cũng như từng đối tượng khách hàng là rất cần thiết.
2.2.3. Qui trình nghiệp vụ bảo lãnh
Qui trình bảo lãnh tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội được thực hiện theo Quyết định số 398/QĐ-HĐQT-TD của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Cụ thể bao gồm các bước như sau:
Bước 1 : Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng
Khi khách hàng đến ngân hàng xin cấp bảo lãnh thì cán bộ tín dụng của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo đúng qui định của mỗi loại bảo lãnh
a, Hồ sơ áp dụng chung cho tất cả các loại bảo lãnh:
* Giấy đề nghị bảo lãnh
*Hồ sơ pháp lí
Đối với pháp nhân ,công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân:
-Quyết định thành lập doanh nghiệp theo luật định
-Điều lệ doanh nghiệp ( trừ doanh nghiệp tư nhân)
-Quyết định bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng ; Quyết định công nhận Ban quản trị ,Chủ nhiệm hợp tác xã.
-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
-Giấy phép hành nghề ( nếu luật có qui định)
-Giấy phép đầu tư (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
-Biên bản góp vốn ,danh sách thành viên sáng lập ( công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh)
-Các thủ tục kế toán theo qui định của Agribank như đăng kí mẫu dấu , chữ kí của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền ; đăng kí chữ kí của cán bộ giao dịch với ngân hàng ,giấy đăng kí mở tài khoản tiền gửi ( nếu chưa mở)
Đối với hộ kinh doanh cá thể , tổ hợp tác :
-Giấy chứng minh nhân dân, đại diện hộ kinh doanh cá thể, hộ khẩu (bản sao)
-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Hợp đồng hợp tác
- Giấy uỷ quyền cho ngời đại diện Agribank
* Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh , tài chính
* Hồ sơ về bảo đảm bảo lãnh
b, Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh
- Đối với bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu, qui chế hay qui định đấu thầu của chủ đầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm qui chế đấu thấu và trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi bên tham gia đấu thầu.
- Đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng :
Hợp đồng thi công ( đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp trường hợp chưa có hợp đồng chính thực hiện thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi kí chính thức ) hay hợp đồng cung ứng thiết bị vật tư (trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thông báo trúng thầu hoặc phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền
- Đối với bảo lãnh hoàn thanh toán:
Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian, tiến độ, phương thức hoàn trả nguồn vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của bên nhận tiền ứng trước ( nếu trong trường hợp hợp đồng kinh tế chưa qui định rõ)
- Đối với bảo lãnh bảo đảm chất lợng sản phẩm:
Hợp đồng kinh tế qui định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.Nếu hợp đồng không qui định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung ( hoặc qui định trong biên bản nghiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.
- §èi víi b¶o l·nh vay vèn:
Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng bổ sung thêm tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các tổ chức tín dụng mà khách hàng có dư nợ.
Hồ sơ về dự án đầu tư bổ sung:
Hợp đồng thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu
Dự thảo lần cuối hợp đồng vay vốn nước ngoài
Văn bản của ngân hàng nhà nước cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng ( đối với trờng hợp vay vốn nước ngoài)
Các tài liệu, giấy tờ về các hình thức đảm bảo cho nghiệp vụ bảo lãnh
Các văn bản liên quan khác.
- Đối với bảo lãnh thanh toán:
Hợp đồng mua bán hoặc cam kết thanh toán của các bên có liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan .
Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh
Hạn mức vay vốn ( trường hợp thanh toán bằng vốn vay)
- Đối với bảo lãnh bằng 100% vốn tự có của khách hàng , hồ sơ gồm : Chứng từ chứng minh tiền đã được chuyển vào tài khoản tiền gửi kí quĩ tại ngân hàng bảo lãnh bằng 100% giá trị món bảo lãnh , giấy đề nghị bảo lãnh ghi rõ: cam kết dùng tiền kí quĩ đảm bảo cho 100% nghĩa vụ bảo lãnh.
Sau khi nhận hồ sơ từ khách hàng cán bộ tín dụng tiến hành việc kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3901.doc