MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2
1.1. Các hoạt động cơ bản của NHTM 2
1.1.1. Khái niệm NHTM 2
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM. 2
1.1.2.1. Huy động vốn 2
1.1.2.2. Hoạt động Tín dụng. 4
1.1.2.3. Hoạt động Thanh toán quốc tế. 6
1.1.2.4. Các hoạt động khác: 7
1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM 8
1.2.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng: 8
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 9
1.2.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng: 11
1.2.3.1.Phân loại theo cách thức hoàn trả: 11
1.2.3.2. Phân loại theo hình thức vay: 12
1.2.3.3. Phân loại cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay 13
1.2.3.4. Phân loại cho vay tiêu dùng căn cứ vào một số tiêu chí khác 14
1.2.4 Lãi suất cho vay tiêu dùng 15
1.2.5 Quy trình nghiệp vụ của cho vay tiêu dùng 15
1.2.6. Vai trò của cho vay tiêu dùng. 17
1.3. Các vấn đề cơ bản về phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTM 18
1.3.1. Khái niệm về phát triển cho vay 18
1.3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM 19
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng: 19
1.4.1. Các nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng. 19
1.4.1.1. Năng lực tài chính của NH 19
1.4.1.2. Chính sách tín dụng của NH 20
1.4.1.3. Trình độ cán bộ tín dụng. 20
1.4.1.4. Hoạt động Marketing của NH. 20
1.4.1.5. Mạng lưới của NH. 21
1.4.2. Các nhân tố khách quan. 21
1.4.2.1 Các nhân tố thuộc về khách hàng 21
1.4.2.2 Các nhân tố vĩ mô: 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 23
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của SaiGonbank và SaiGonbank chi nhánh Hà Nội. 23
2.1.1 Khái quát chung về SaiGonbank và SaiGonbank chi nhánh Hà Nội 23
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SaiGonbank. 23
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và cơ cẩu tổ chức của SaiGonbank chi nhánh Hà Nội 23
2.1.2. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong những năm qua. 26
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn 26
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn 29
2.1.2.3 Hoạt động cho vay 31
2.1.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế 32
2.1.2.5 Hoạt động khác 33
2.1.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh 35
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội. 36
2.2.1. Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 36
2.2.2. Nguyên tắc, điều kiện, đối tượng,hồ sơ vay vốn: 37
2.2.3 Các quy trình sử dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội. 38
2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Hà Nội: 41
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh: 45
2.3.1. Những thành tựu đạt được 45
2.3.2. Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó 46
2.3.2.1. Hạn chế 46
2.3.2.2. Nguyên nhân 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI 51
3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Hà Nội. 51
3.1.1 Định hướng chung. 51
3.2.Mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội: 52
3.3. Các giải pháp cơ bản phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Hà Nội: 52
3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 52
3.3.2. Mở rộng mạng lưới chi nhánh 53
3.3.3. Tìm kiếm ,phát triển thêm sản phẩm cho vay tiêu dùng: 54
3.3.4. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng 54
3.3.5 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý. 55
3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động Marketing của ngân hàng. 55
3.3.7 Hoàn thiện chính sách khách hàng. 56
3.4. Một số kiến nghị 57
3.4.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lí vĩ mô của nhà nước nhà nước: 57
3.4.2.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước: 58
3.4.3.Kiến nghị đối với ngân hàng Sài Gòn Công thương chi nhánh hà nội: 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn khi nguồn vốn được sử dụng đúng với chính sách và họ ý thức được trách nhiệm phải hoàn trả đầy đủ,đúng hạn các khoản nợ.
Ø Thu nhập, sự ổn định về việc làm và nơi cư trú:
Sự ổn định và mức thu nhập,cũng như nơi làm việc ,nơi cư trú là nguồn thông tin quan trọng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
1.4.2.2 Các nhân tố vĩ mô:
Chu kỳ của nền kinh tế:
Hoạt động của bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng và ngược lại. Nếu trong thời kỳ nền kinh tế đang suy thoai
Dân cư:
Độ tuổi, trình độ,nhận thức,xu hướng tiêu dùng……..của dân cư ảnh hưởng đến mức tiêu dùng,do đó ảnh hưởng đển khoản tiền họ vay của ngân hàng. Xu hướng tiêu dùng thay đổi theo độ tuổi của con người, vì ai cũng có những thời điểm có nhu cầu tiêu dùng lớn, thậm chí vượt ra khỏi mức thu nhập gấp nhiều lần. Theo tuổi tác thì độ tuổi tiêu dùng nhiều nhất là từ 25-35, càng trở về sau thì mức độ tiêu dùng cũng giảm đi.Xu hướng tiêu dùng có sự khác biệt theo trình độ dân trí. Đối với những người có trình độ hiểu biết, đặc biệt là về lĩnh vực NH thì xu hướng sử dụng các khoản vay để phục vụ cho mục đích tiêu dùng thường lớn hơn và diễn ra với tần suất nhiều hơn so với những người khác.Thói quen tiêu dùng của người dân tại mỗi địa phương cũng có những ảnh hưởng nhất định tới việc mở rộng CVTD của các NHTM.
Các nhân tố thuộc về cạnh tranh:
Cạnh tranh giữa các NH để thúc đẩy sự cố gắng thay đổi tốt lên giữa các NH.Đối thủ của hoạt động CVTD của NH là: các công ty tài chính,bảo hiểm, các hiệu cầm đồ, các tổ chức cùng hệ thống NH đều cung cấp dịch vụ CVTD. Hoạt động của đối thủ cạnh tranh là căn cứ mà NH xem xét , xây dựng kế hoạch CVTD một cách hợp lý về thời hạn, hạn mức, lãi suất… Ngoài ra ngân hàng nên chú trọng đến các yếu tố thuộc về đơn vị hỗ trợ hoạt động của ngân hàng bao gồm các công ty bán lẻ hoặc sản xuất hàng hóa,các công ty quảng cáo, công ty tin học….
Các nhân tố khác: Các quy định của pháp luật về CVTD ảnh hưởng lớn đến danh mục cho vay của NH.tình hình an ninh, trật tự xã hội... cũng ảnh hưởng nhất định đến việc mở rộng CVTD của NH.
Khoa học ngày càng phát triển nên NH cần phải nắm bắt sự thay đổi của môi trường kỹ thuật,kịp áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của SaiGonbank và SaiGonbank chi nhánh Hà Nội.
2.1.1 Khái quát chung về SaiGonbank và SaiGonbank chi nhánh Hà Nội
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SaiGonbank.
Tên ngân hàng viết bằng tiếng việt: Sài Gòn Công thương
Tên ngân hàng viết bằng tiếng anh : Sài Gòn Bank For Industry and trade.
Tên viết tắt : SaiGonbank
Địa chỉ trụ sở chính : 02 Phó Đức Chính,Q1,TPHCM.
Địa chỉ chi nhánh HàNội: 11A Đoàn Trần Nghiệp Q.Hai Bà Trưng , TP Hà Nội ĐT: (84-04) 39.760.996 - 39.760.998 Fax: (84-04) 39.761.009 Telex: 411336 SGBANK-VT
Email: webadmin@saigonbank.com.vn
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và cơ cẩu tổ chức của SaiGonbank chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương là một chi nhánh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần được thành lập khá sớm. Ngay từ khi hệ thống ngân hàng được chuyển đổi từ ngân hàng 1 cấp thành ngân hàng 2 cấp : hệ thống Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và hệ thống Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh thì Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã được thành lập ngày 16/10/1987.
Như vậy, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã được hình thành trước khi Nghị định 53 HĐBT ra đời và sự thành lập Ngân hàng Sài Gòn Công Thương sớm hơn các Ngân hàng thương mại Nhà nước ( Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam….)
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã dần dần mở rộng mạng lưới mạng lưới tổ chức và quy mô hoạt động, thành lập thêm các chi nhánh ở cả 3 miền : Bắc, Trung, Nam. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội và thực hiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, từ đầu năm 1994 Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Công Thương đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thành lập chi nhánh tại Hà Nội.
Ngày 18/01/1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định cho thành lập chi nhánh Ngân hàng Sài Gòn Công Thương tại Hà Nội.
Chi nhánh Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Sài Gòn Công Thương có trụ sở tại 29A - Đoàn Trần Nghiệp - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh đã được bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn, thành lập thêm các phòng giao dịch.
Những năm đầu đi vào hoạt động với chỉ 19 tỷ dư nợ cho vay và 46 khách hàng,3 đơn vị xuất nhập khẩu.Tính đến nay ,9 tháng đầu năm 2008 đã có trên 1595 khách hàng vay vốn,với doanh số cho vay là 1264 tỷ đồng,dư nợ trên 1033 tỷ đồng,và nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu có doanh số hàng triệu đô la.
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của SaiGonbank chi nhánh Hà Nội:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG GIAO DỊCH NGÃ TƯ SỎ
PHÒNG GIAO DỊCH THANH NHÀN
PHÒNG GIAO DỊCH NAM ĐỒNG
BP THANH TOÁN QT
BP TÍN DỤNG
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội
Giao dịch trực tuyến:
Tra cứu số dư
Đăng kí mở thẻ.
Cho vay:
Cho vay sản xuất,thương mại,dịch vụ
Cho vay mua nền nhà,nhà
Cho vay sửa chữa,xây dựng...
Cho vay trả góp,sinh hoạt,....
Cho vay sổ tiết kiệm
Bảo lãnh trong nước.
Huy động vốn:
Tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi thanh toán.
Các dịch vụ khác:
Chuyển tiền trong nước.
Kinh doanh ngoại tệ.
Dịch vụ ngân quỹ
Thu chi hộ
Xác nhận khả năng tài chính
Phone banking.
Internet Banking
SMS banking.
2.1.2. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong những năm qua.
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Kinh doanh ngân hàng cũng giống như nhiều hoạt động kinh doanh thương mại khác. Mà ở đó huy động vốn có thể coi như hoạt động tạo nguồn hàng hoá đầu vào cho đơn vị. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Nhận thức rất rõ tầm quan trọng đó, cùng với toàn hệ thống Sài Gòn Công thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội cũng triển khai nhiều dịch vụ tiền gửi đặc biệt hấp dẫn như : “lạm phát vẫn có lãi”, “tiền gửi đảm bảo bằng vàng”, “tiền gửi lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”. Cuối năm 2007 đầu 2008, cùng với sự khó khăn chung của kinh tế toàn cầu đặc biệt là cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã khiến nghành tài chính ngân hàng tại nhiều quốc gia gặp trở ngại lớn làm giảm tính thanh khoản. Các ngân hàng thương mại rơi vào cuộc chạy đua lãi suất huy động và không ngừng đưa ra nhiều sản phẩm tiền gửi hấp dẫn. Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội cũng tìm cho mình những sản phẩm – dịch vụ tiền gửi riêng có như “chiếc ví thông minh” hay “đầu tư qua đêm hưởng lãi suất cao”.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại SaiGonbank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006 - 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
So sánh 2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng (+)
Giảm (-)
Đạt tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn huy động
2.346
100
3.578
100
+ 1.232
+ 53
I. Theo loại tiền tệ
1. Tiền gửi nội tệ
2.144
91
3.348
94
+ 1.204
+ 56
2. Tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ
202
9
230
6
+ 28
+ 14
II. Theo kỳ hạn
1. Tiền gửi không kỳ hạn
209
9
322
9
+ 113
+ 54
2. Tiền gửi < 12 tháng
670
29
427
12
- 243
- 36
3. Tiền gửi >12 tháng
1.467
62
2.829
79
+ 1.362
+ 93
III. Theo đối tượng gửi tiền
1. Tiền gửi các TCTD khác
640
27
617
17
- 23
- 4
2. Tiền gửi các TCKT
1.075
46
2.280
64
+ 1.205
+ 112
3. Tiền gửi dân cư
631
27
681
19
+ 50
+ 8
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của SaiGonbank chi nhánh Hà Nội )
Mặc dù tình hình thị trường tài chính diễn biến phức tạp, công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được kết quả tốt.Năm 2007 tổng nguồn vốn lên tới 3.578 tỷ, tăng 1.232 tỷ đạt 53% so với năm 2006.
Cơ cấu nguồn vốn có chuyển biến tích cực. Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng tăng gần gấp đôi tới 93% so với năm 2006. Nguồn tiền gửi dài hạn trong tổng nguồn vốn làm tăng tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời chứng tỏ niềm tin của khách hàng vào lợi nhuận kỳ vọng mà ngân hàng tạo ra.
Sự phân chia nguồn vốn theo 3 tiêu chí: loại tiền tệ, kỳ hạn gửi và theo đối tượng gửi tiền, cùng với số liệu thực tế trên cho thấy rõ nguồn vốn huy động được chủ yếu là đồng nội tệ từ các tổ chức kinh tế với kỳ hạn trên 1 năm. Tiền gửi của khối dân cư tuy có tăng so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng không cao so với các thành phần khác. Đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng thương mại.
Có được kết quả trên là do Ban Giám đốc Sài Gòn Công Thương ngân hàng chi nhánh Hà Nội hằng năm đều đưa ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể, đồng thời giao chỉ tiêu tới từng chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch, có chế độ khen thưởng kịp thời tạo động lực cho mỗi nhân viên; chỉ đạo nhiều biện pháp trong đó đặc biệt thực hiện tốt việc xúc tiến giơí thiệu quảng cáo các sản phẩm huy động linh hoạt thu hút khách hàng.
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được ngân hàng tiến hành sử dụng nguồn vốn đó. Có hai hoạt động là cho vay và đầu tư. Nhưng hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu của một ngân hàng chi nhánh là cho vay. Bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh được trình bày sau tại mục 1.2.4 sẽ cho thấy rõ hơn điều đó.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhu cầu vốn cho sản xuất là rất lớn. Vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng luôn luôn sôi động. Với uy tín, thái độ phục vụ của nhân viên, cùng với những thủ tục nhanh chóng thông thoáng, khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đã chủ động tìm đến với ngân hàng. công tác cho vay của ngân hàng đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương
chi nhánh Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
So s¸nh 2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng (+)
Giảm (-)
Đạt tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ
1021
100
1300
100
+ 279
27
I. Theo loại tiền tệ
1. Nội tệ
883
86
1062
82
+ 179
20
2. Ngoại tệ quy VNĐ
138
14
238
18
+ 100
73
II. Theo thời gian
1. Ngắn hạn
551
54
769
60
+ 218
40
2. Trung hạn
323
32
297
22
- 26
8
3. Dài hạn
147
14
234
18
+ 87
59
III. Theo thành phần kinh tế
1. Doanh nghiệp nhà nước
171
17
212
16
+ 41
24
2. DN ngoài quốc doanh
796
78
958
74
+ 162
20
3. Hộ, cá thể
54
5
130
10
+ 76
141
(Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác của SaiGonbank chi nhánh Hà Nội)
Cơ cấu dư nợ của chi nhánh tăng cho vay ngắn hạn và dài hạn, giảm cho vay trung hạn và chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho vay ngắn hạn đạt tỷ trọng 54% trong tổng dư nợ năm 2006 và tăng lên 60% năm 2007. Chủ yếu cho vay bằng đồng nội tệ, đạt tỷ trọng 86% trong tổng dư nợ cho vay.
Năm 2007 không có biến động lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay. Ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn, chưa chú trọng đến cho vay ttrung hạn và dài hạn thì còn ít. Cho thấy ngân hàng rất cẩn trọng, tập trung vào đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh.
2.1.2.3 Hoạt động cho vay
Bảng 2.3 Dư nợ theo thời hạn cho vay tại SaiGonbank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006 – 2007
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Thời hạn
Dư nợ
năm 2006
Tỷ trọng %
Dư nợ
năm 2007
Tỷ trọng
%
Tăng giảm so với năm 2006
Số tiền
%
Tổng dư nợ
973
100,00
1.476
100,00
+ 503
+51,69
Ngắn hạn
535
54,98
885
59,95
+ 350
+65,42
Trung, dài hạn
438
45,02
591
40,05
+ 153
+11,64
(Nguồn : Báo cáo KQHĐKD- Chi nhánh Hà Nội năm 2006; 2007)
Bảng 2.4 Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế tại SaiGonbank giai đoạn 2006 – 2007
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Thành phần
Dư nợ năm 2006
Tỷ trọng
%
Dư nợ năm 2007
Tỷ trọng
%
Tăng, giảm so với năm 2006
Số tiền
%
Tổng dư nợ
973
100,00
1.476
100,00
+ 503
+ 51,69
DNNN
263
27,02
355
24,05
+ 92
+ 34,98
DNNQD
594
61,04
941
63,75
+ 347
+ 58,41
Hộ GĐ, CN
116
11,94
180
12,20
+ 64
+ 55,17
(Nguồn : Báo cáo KQHĐKD- Chi nhánh Hà Nội năm 2006; 2007)
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, Chi nhánh Hà Nội đã có những chuyển đổi tích cực. Chi nhánh đã tập trung đầu tư, cho vay các loại hình doanh nghiệp, ngày càng đa dạng hoá cả về khối lương và chất lượng hoạt động cho vay của mình.
2.1.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế
Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Hà Nội được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.5 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại SaiGonbank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2006 – 2007
Đơn vị: Nghìn USD
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tăng, giảm so với năm 2006
Số món
Trị giá
Số món
Trị giá
Số món
Số TĐ
%
I.
Thanh toán hàng NK
560
46.856
727
60.828
167
13.972
29,8
II.
Thanh toán hàng XK
60
4.273
78
5.547
18
1.274
29,8
III
Doanh số mua ngoại tệ
18.365
26.176
+ 7.811
40,46
IV.
Doanh số bán ngoại tệ
18.536
26.224
+ 7.688
41,47
V
Kiều hối
255
416
372
606
117
190
45,67
(Nguồn : Báo cáo KQHĐKD- Chi nhánh Hà Nội năm 2006; 2007)
Nhìn chung, hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Hà Nội năm 2007 tăng trưởng tốt hơn so với năm 2006. Quan hệ thanh toán ngày càng mở rộng và khối lượng giao dịch ngày càng lớn hơn. Chi nhánh đã thiết lập thêm quan hệ thanh toán quốc tế với nhiều khách hàng mới. Hầu hết các hoạt động thanh toán đều ổn định và tiếp tục tăng nhanh đóng góp một phần đáng kể vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh, giúp chi nhánh ngày càng phát triển ổn định và tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường.
2.1.2.5 Hoạt động khác
Bảng 2.6. Kết quả nghiệp vụ bảo lãnh tại SaiGonbank giai đoạn 2006 - 2007
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
So sánh 2007/2006
Tăng (+), giảm(-)
Đạt tỷ lệ (%)
I/
BẢO LÃNH TRONG NƯỚC
27,722
457,076
+ 429,354
1549%
1
Bảo lãnh dự thầu
596
4,579
+ 3,983
668%
2
Bảo lãnh thực hiện HĐ
5,956
178,645
+ 172,689
2899%
3
Bảo lãnh thanh toán
8,859
5,165
- 3,694
- 42%
4
Các bảo lãnh khác
12,311
268,687
+ 256,376
2082%
II/
BẢO LÃNH NGOÀI NƯỚC
21,900
2,424
- 19,476
- 11%
1
Cam kết L/C trả chậm
-
66
+ 66
2
Cam kết L/C trả ngay
21,900
2,317
- 19,583
- 11%
3
Cam kết bảo lãnh khác
-
41
+ 41
-
III/
TỔNG SỐ DƯ BẢO LÃNH
49,622
459,500
+ 409,878
+ 926%
IV/
PHÍ BẢO LÃNH
189
279
+ 90
+ 147%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2007)
Tổng số dư bảo lãnh tăng từ 49,622 triệu năm 2006 lên 459,500 triệu năm 2007, tăng gần 500 triệu tương đương 926 %. Tuy nhiên với quy mô hoạt động của chi nhánh con số này là rất nhỏ. Có lẽ nên kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai để hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đem lại nguồn thu nhập từ phí bảo lãnh cao hơn.
2.1.2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được tóm tắt qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
So sánh 2007/2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tăng (+)
Giảm (-)
Đạt tỷ lệ
(%)
I. Tổng thu
251,2
100
399,6
100
+ 148,4
+ 59
1. Thu từ hoạt động tín dụng
248,7
99
396,5
99
+ 147,8
+ 59,4
2. Thu khác
2,5
1
3,1
1
+ 0,6
+ 24
II. Tổng chi
229
100
376,3
100
+ 147,3
+ 64
1. Chi về huy động vốn
194,8
85
321,3
85
+ 126,5
+ 65
2. Chi dự phòng
17,1
7,5
29,1
7,7
+ 12
+70
3. Chi khác
17,1
7,5
25,9
7,3
+ 8,8
+ 51
III. Lợi nhuận trước thuế
22,2
-
23,3
-
+ 1,1
+ 5
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SaiGonbank chi nhánh Hà Nội
Tổng doanh thu của toàn chi nhánh năm 2007 tăng 148,4 tỷ so với năm 2006. Song tổng chi phí lại quá lớn lên tới 376,3 tỷ năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 147,3 tỷ. Chi phí cho công tác huy động vốn quá cao, lên tới 321,3 tỷ năm 2007 chiếm tỷ trọng 85% trong tổng chi phí, tăng 126,5 tỷ tương đương 65% so với năm 2006. Tốc độ tăng doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí. Cụ thể tổng doanh thu tăng 59% thì tổng chi phí tăng tới 64%.
Kết quả trên chịu tác động khách quan từ nền kinh tế đất nước. Lạm phát năm 2007 lên tới 12,6% (theo báo điện tử thanhnienonline tổng kết tháng 12/2007), giá cả leo thang, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn. Công tác huy động vốn. Do vậy ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn dẫn tới chi phí cho công tác huy động vốn tăng cao như vậy.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sài Gòn Công thương chi nhánh Hà Nội.
2.2.1. Các văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
1. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 233/1999/QD- TTG ngày 20 tháng 12 năm 1999 ban hành quy chế bảo lãnh của Chính Phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và TCTD.
2. Quyết định của Thống đốc NHNN số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
3. Quyết định của NHNN số 71/2001/QĐ – NHNN ngày 25 tháng 5 năm 2001 về việc ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.
4. Quyết định của thống đốc NHNN số 283/2000/QĐ – NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc ban hành quy chế bảo lãnh NH.
5.Quyết định của thống đốc NHNN số 386/2001/QĐ – NHNN ngày 11 tháng 4 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế bảo lãnh NH ban hành kèm theo quyết định số 283/2000/QĐ – NHNN14 ngày 25/8/2000 của thống đốc NHNN.
6. Quyết định của thủ tướng Chính Phủ số 133/2001/QĐ-TTG ngày 10/9/2001 về việc ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
7. Quyết định của thống đốc NHNN số 286/2002/QĐ – NHNN 03/4/2002 về việc ban hành quy chế đồng tài trợ của các TCTD.
8. Nghị định số 178/1999NĐ/Chính Phủ 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD.
9. Quyết định của thống đốc NHNNVN số 1085/2002/QĐ-NHNN 07/20/2002 về việc ban hành quy chế thấu chi và cho vay qua đem quyến định trong thanh tóa điện tử liên NH.
10. Quyết định của thống đốc NHNN sps 546/2002/QĐ – NHNN 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng VN của TCTD đối với khách hàng.
11. Quyết định của Chính phủ số 84/2002/NĐ – Chính Phủ 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung NĐ số 178/1999/NĐ – CP 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD.
12. Quyết định của thống đốc NHNN số 127/2005/QĐ-NHNN 03/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số diều kiện của quy chế CV của TCTD đối với khách hàng ban hành theo QĐ số 1627/2001/QĐ-NHNN 31/12/2001 của thống đốc NHNN.
13. Quyết định của thống đốc NHNN số 783/2005/QĐ-NHNN31/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 cảu quyết định số 127/2005/qĐ-NHNN 3/2/2005 của thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN 31/12/2001 của thống đốc NHNN.
14. Ngày 18/9/2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 8567/NHNN-CSTT hướng dẫn các TCTD thực hiện áp dụng lãi suất đối với các hợp đồng tín dụng có thảo thuận lãi suất có điều chỉnh.
15. Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 15/2008/QÐ-TTg, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QÐ-TTg ngày 5/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay.
Các đối tượng vay chỉ cần có cư trú hợp pháp tại địa phương, không cần phải có hộ khẩu thường trú như trước đấy; vay trên 30 triệu đồng mới cần phải thế chấp.
2.2.2. Nguyên tắc, điều kiện, đối tượng,hồ sơ vay vốn:
- Nguyên tắc vay vốn: là tuân thủ các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng .
- Điều kiện vay vốn như sau: đầy đủ điều kiện được vay vốn theo quy định của pháp luật .
Sống tại địa bàn thành phố Hà Nội hoặc được vay theo quyết định của giám đốc sở giao dịch.
chủ hộ hoặc người đại diện đứng ra giao dịch với khách hàng.
nguồn vốn được sử dụng hợp pháp.
- Đối tượng vay vốn: Khách hàng vay là CB-CNV đang công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh (Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần), các đơn vị hành chánh sự nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ quan đoàn thể thuộc các địa bàn hoạt động của SAIGON BANK.
-Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của SGB). Bản sao CMND, hộ khẩu, hợp đồng lao động của người vay. Các giấy tờ liên quan đến nhu cầu, mục đích vay. Giấy xác nhận thu nhập và bảo lãnh của cơ quan quản lý người vay.
Thời hạn cho vay: Từ 06 tháng - 36 tháng và được xác định phù hợp theo khả năng hoàn trả nợ của người vay.
Lãi suất cho vay: Theo biểu lãi suất cho vay do SAIGON BANK ban hành theo từng thời kỳ .
Mức cho vay: Số tiền cho vay phụ thuộc vào:
Khả năng trả nợ: số tiền trả hàng tháng không vượt quá 30% tiền lương. Tổng số tiền vay không vượt quá 10.000.000 đồng.
2.2.3 Các quy trình sử dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội.
Bước 1: kiểm tra hồ sơ khách hàng và đề nghị bổ sung nếu còn thiếu:
+ Nếu khách hàng lần đầu tiên vay vốn nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng kí thông tin bản thân,hiểu rõ điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay.
+Nếu khách hàng đã từng vay vốn tại ngân hàng thì nhân viên tín dụng có thể bỏ qua việc hướng dẫn khách hàng đăng kí thông tin bản thân mà chỉ phải xem xét lại điều kiện , hồ sơ và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.
+ Thông báo cho khách hàng hồ sơ của họ có được chấp nhận hay không.
Bước 2: Tiến hành thẩm định,kiểm tra hồ sơ
+ Bao gồm :kiểm tra tính xác thực của hồ sơ bằng cách tìm hiểu thông tin khách hàng qua các cơ quan phát hành ra những giấy tờ trong hồ sơ và từ các nguồn thông tin khác.
+ Kiểm tra muc đích vay vốn : đối chiếu nhu cầu xin vay với các hóa đơn hàng hóa của khách hàng.
+ Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thông qua thu nhập hàng tháng,thông qua tài sản đảm bảo
+ Tổng hợp nội dung thẩm định sau đó lập bản báo cáo thẩm định cho vay.
Bước 3: Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm :
với trường hợp người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản mà tài sản cầm cố thế chấp đó pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra và lưu nhập vào kho tài sản , các giấy tờ liên quan đến tài sản mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp.
Ø Nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra tài sản được đem ra cầm cố thế chấp ở những tiêu chí sau:
-Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản được đem ra cầm cố thế chấp.
-tiến hành xem xét tài sản được cầm cố thế chấp theo các mặt: Chu vi, thể tích, hình dáng, diện mạo ,chủng loại tài sản cầm cố thế chấp.
- Nếu tài sản cầm cố,thế chấp là đất đai hoặc những thứ gắn liền với đất :cần kiểm tra giấy chứng nhận quyền Sử dụng đất hoặc tài sản liên quan đó. Đặc biệt về mặt pháp lí ai là người đứng tên của tài sản được đưa ra cầm cố, thế chấp.
- Tài sản cầm cố là phương tiện giao thông vận tải: phải mua bảo hiểm ứng với loại hình phương tiện đó và khách hàng được phép khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản đó..
- Tài sản này được định giá căn cứ vào thị trường song nhưng cũng cần chú ý đến những yếu tố khác khi phải xử lí tài sản được cầm cố,thế chấp đó.
Ø Lưu ,nhập kho giấy tờ liên quan đến tài sản được cầm cố thế chấp
- Giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với quyền sử dụng đất đai.
- Nếu tài sản cầm cố là phương tiện vận tải ngân hàng giữ bản chính của giấy tờ bảo hiểm loại tài sản đó nhưng khách hàng được giữ tài sản và bản sao được công chứng có xác nhận đang cầm cố tại ngân hàng,giấy tờ bảo hiểm ngân hàng giữ trong kho và được là người hưởng quyền lợi bảo hiểm đầu tiên.
Bước 5: giải ngân tài sản được cầm cố ,thế chấp:
Theo quy định pháp luật quá trình giải ngân gồm:
+ Mở sổ theo dõi việc cho vay.
+ Chứng từ giải ngân như sau: nhân viên tín dụng đưa ra cho khách hàng yêu cầu cung cấp các hô sơ , chứng từ của hợp đồng hàng hóa , bảng kê khai chi tiết, chi phí…
+ Chứng từ của ngân hàng là bảng kê rút vốn cộng ủy nhiệm chi.
+ Nạp thông tin vào chương trình điện toán , luân chuyển chứng từ.
+ Nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra sau giải ngân.
Bước 6: Thu nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ sang quá hạn và xử lý nợ quá hạn.
Ø Nếu khách hàng trả khoản nợ thông thường:
-Cho vào máy thu nợ
- Lập giấy đề nghị giải toả(đã có mẫu sẵn) sau đó xác nhận khách hàng đã trả hết nợ.
- tiến hành thủ tục xuất kho những giấy tờ có liên quan đến tài sản được đem cầm cố thế chấp.Và để được nhận lại giấy tờ của tài sản đang được giữ thì khách hàng phải kí đầy đủ vào phần xuất kho giấy tờ có giá.
-Ghi Vào sổ theo dõi việc cho vay, thu nợ.
Ø Gia hạn nợ:
- Để được gia hạn nợ thì cần phải theo những điều kiện sau đây:
+ không trả được nợ là do nguyên nhân khách quan
+ chậm trả là phải có xác nhận của người mua hàng, người thanh toán.
+ Nêu rõ lí do không trả nợ trong đơn đề nghị gia hạn nợ.
- khi xin gia hạn nợ phải được thực hiện trước khi đến hạn trả nợ.
Chuyển sang nợ quá hạn khi : được tiến hành theo quy định của ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội.
2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Hà Nội:
Sau 15 năm hoạt động,phấn đấu cật lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3298.doc.doc