Luận văn Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 7

1.1. Khái quát về hoạt động của công ty chứng khoán 7

1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán 7

1.1.2.Các hình thức tổ chức của CTCK 7

1.1.3 Cơ cấu tổ chức của CTCK 8

1.1.4.Vai trò của công ty chứng khoán 9

1.1.5. Các hoạt động của công ty chứng khoán 11

1.2 Hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK 16

1.2.1 Khái niệm hoạt động Tư vấn cổ phần hoá 16

1.2.2 Vai trò của hoạt động tư vấn cổ phần hoá 17

1.2.3 Nội dung tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán 19

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tư vấn cổ phần hoá của CTCK 23

1.3.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán 23

1.3.2 Môi trường pháp lí 24

1.3.3 Năng lực của công ty chứng khoán 24

1.3.4 Các nhân tố khác 25

1.3.5 Nhu cầu của doanh nghiệp về tư vấn cổ phần hoá do CTCK cung cấp 25

1.3.6 Các đối thủ cạnh tranh 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 27

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty chứng khoán ngân hàng công thương 27

2.1.1 Lịch sử hình thành 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chưc nhân sự 28

2.1.3. Kết quả kinh doanh chủ yếu 30

2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hoá ở IBS 33

2.2.1 Quy trình tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán 33

2.2.2.Tình hình thực hiện: 40

2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động tư vấn cổ phần hoá của IBS 48

2.3.1 Kết quả đạt đựợc 48

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CỔ PHẦN HOÁ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 52

3.1 Định hướng phát triển của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam 52

3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 52

3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam 54

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá đối với công ty chứng khoán Ngân hàng công thương 55

3.2.1 Xây dựng mô hình tổ chức Công ty để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường 55

3.2.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty 59

3.2.3. Xây dựng cơ chế trả lương theo hiệu quả công việc 61

3.2.4. Tăng cường sự phối kết hợp và chia sẻ thông tin, kinh nhiệm với các phòng ban chuyên môn trong công ty: 61

3.2.5 Tăng cường năng lực tư vấn của CTCK IBS 62

3.2.6. Hoàn thiện quy trình tư vấn cổ phần hoá 63

3.3. Kiến nghị 64

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 64

3.3.2. Kiến nghị với Bộ tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan 64

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hoạt động tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Ngân hàng công thương Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu trên cả thị trường tập trung và phi tập trung với mục đích tìm kiếm lợi nhuận cũng như đầu tư lâu dài. Hoạt động tự doanh cổ phiếu của công ty ban đầu tập trùng đầu tư vào các loại trái phiếu ngân hàng thương mại Nhà nước, trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu Chính phủ và đầu tư một tỷ lệ nhỏ vào cổ phiếu chưa niêm yết thông qua đấu giá và cổ phiếu niêm yết. Đến năm 2005, hoạt động tự doanh cổ phiếu mới bắt đầu được quan tâm nhưng vẫn mang tính tập dượt, đúc rút kinh nhiệm và chưa thực sự được mở rộng và đẩy mạnh. Công ty chủ yếu mới đầu tư rất thận trọng vào các cổ phiếu được công ty đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng và an toàn như Công ty điện lực Khánh hoà, công ty đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Thành Phố Hồ Chí Minh, Công ty sữa Việt Nam, Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty nhiệt điện phả lại, Công ty vận tải xăng dầu… Tuy nhiên, kết quả thu nhập từ hoạt động tự doanh cổ phiếu cũng tăng trưởng đáng khích lệ, cụ thể kết quả tự doanh năm 2005 tăng so với năm 2004 là 73,28%, với mức lợi nhuận đạt 1,3 tỷ đồng. Ngoài việc tự kinh doanh trái phiếu cho mình, năm 2005, Công ty còn nhận uỷ thác kinh doanh trái phiếu cho Ngân hàng công thương Việt Nam. Doanh số nhận uỷ thác năm 2005 lên đến 1.010 tỷ đồng nhưng do đây là nguồn vốn ngắn hạn nên phí thu đựoc từ hoạt động này không lớn, chỉ đạt 331 triệu đồng Hoạt động bảo lãnh phát hành: Hoạt động bảo lãnh phát hành là việc:IBS giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi trào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. Trong các năm vừa qua, hoạt động bảo lãnh phát hành của công ty chủ yếu tập trung vào mảng trái phiếu Bảng 2.2 Kết quả hoạt động bảo lãnh phát hành của IBS năm 2004-2005 Chỉ tiêu Năm 2004 ( Triệu đồng) Năm 2005 ( Triệu đồng) % tăng/ giảm Số đợt 02 06 300% Doanh số 170.000 350.000 205% Thu nhập 230 810 352% ( Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-IBS) Hoạt động quản lý danh mục đầu tư: Nhận vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư theo danh mục chứng khoán có khả năng sinh lời cao trong giới hạn rủi ro cho phép Xây dựng các sản phẩm kết hợp giữa chứng khoán, ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng. Là hoạt động được công ty nghiên cứu từ năm 2004 và bắt đầu triển khai từ cuối năm 2004. Trong năm 2005 công ty đã ký được 35 hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho cả tổ chức và cá nhân với giá tri uỷ thác lên đến 63 tỷ đồng, trung bình 1.900 triệu đồng/ hợp đồng Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp: Được hình thành từ khi mới thành lập công ty nhưng đến năm 2005, hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp mới khẳng định được vị thế của mình và tạo lập được hình ảnh cảu công ty trên thị trường. Tính đến nay, Công ty đã triển khai được 07 loại hình dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp bao gồm : Xác định giá trị doanh nghiệp; Tư vấn xây dựng phương án cổ phần hoá ; Bán đấu giá cổ phần; Tư vấn phát hành và tư vấn chuyển nhượng phần vốn góp; Tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch; Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tư vấn giải thể, sát nhập, thành lập công ty; Với nhiều loại hình dịch vụ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, năm 2005 Công ty đã ký kết được 97 hợp đồng các loại, thu phí tư vấn 2.631 triệu đồng, tăng 286 % so với năm 2004. Các hoạt động khác: Các hoạt động hỗ trợ như kế toán, lưu ký, kiểm tra kiểm soát, văn phòng được công ty thực hiện chuẩn xác, đảm bảo an toàn trong hoạt động của công ty. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của IBS từ năm 2001-2005 Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn chủ sở hữu 56.496 56.789 61.813 122.109 130.407 Tổng tài sản 60.126 89.909 553.470 417.939553 608.458 Doanh thu2 3.631 6.583 15.747 37.071 52.053 Chi phí3 2.165 4.222 10.000 25.758 37.913 Lợi nhuận4 1.466 2.361 5.747 11.313 14.140 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của IBS năm 2001- 2005 ) 2Doanh thu: Bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh daonh chứng khoán và lãi đầu tư 3Chi phí: Bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp 4 Lợi nhuận sau thuế Bảng 2.4: Cơ cấu doanh thu của IBS Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu daonh thu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Môi giới chứng khoán 811 517 301 1.110 1.317 Tự doanh 151 115 1.943 5.673 9.991 Quản lý danh mục đầu tư 2 442 760 343 Bảo lãnh phát hành 5 84 5.159 986 3.498 Tư vấn tài chính doanh nghiệp - - 40 300 2.688 Lưu ký chứng khoán 263 273 548 200 Thu lãi vốn kinh doanh 2.411 4.537 3.216 2.201 714 Doanh thu khác ( thu lãi CP,TP) 3.441 896 4.398 25.916 36.059 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của IBS năm 2001-2005) 2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn cổ phần hoá ở IBS 2.2.1 Quy trình tư vấn cổ phần hoá của công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán đều có quy trình tư vấn cổ phần hoá của mình trên cơ sở quy trình chung, IBS cũng có quy trình thực hiện tư vấn cổ phần hoá như quy trình chung, IBS cũng có quy trình thực hiện tư vấn của công ty mình theo các bước sau: Bước 1: Tiếp xúc lần đầu - Giới thiệu về công ty chứng khoán IBS - Các dự án đã và đang thực hiện về cổ phần hoá - Danh sách nhân sự - Chức vụ của nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn Bước 2: Kí hợp đồng giữa công ty chứng khoán IBS và doanh nghiệp Báo giá Soạn hợp đồng Kí hợp đồng Bước 3: Thu thập thông tin và số liệu - Trao đổi sơ lược về kế hoạch và nội dung làm việc - Thu thập tài liệu từ công ty bao gồm: Hồ sơ pháp lí thành lập và cổ phần hoá của Doanh nghiệp + Báo cáo tài chính các năm và quyết toán thuế đã được phê duyệt + Các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch trong năm + Kế hoạch sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, cổ tức của công ty trong 3 năm tới + Kế hoạch đầu tư trong các năm tới + Các số liệu liên quan đến người lao động và công tác tiền lương trong doanh nghiệp + Các số liệu kinh tế và số liệu nghành đã được ICB và ICB tập hợp, đánh giá và kiểm chứng. + Các nhận xét, đánh giá ý kiến riêng của nhân viên phân tích và có thẩm quyền - Thông tin tự thu thập Bước 4: Xử lý thông tin và số liệu Thảo luận với DN gồm: Số liệu kế toán ở Phòng kế toán Tình hình và kế hoạch kinh doanh ở Phòng kế hoạch Tình hình nhân sự, lao động ở Phòng nhân sự Bước 5: Xác định giá trị doanh nghiệp Bước 6: Phê duyệt báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp Bước 7: Lập phương án cổ phần hoá: Xây dựng phương án cổ phần hoá là một trong những bước quan trọng của quy trình cổ phần hoá. Phương án cổ phần hoá thể hiện mục tiêu xây dựng một mô hình công ty hoàn toàn mới, nhằm phát huy cao nhất năng lực của công ty, tối ưu hoá lợi nhuận cho cổ đông và thực hiện thành công chiến lược phát triển dài hạn. Vì vậy, phương án cổ phần hoá phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, yêu cầu đầu tư dài hạn và đảm bảo mục tiêu tối đa hoá tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Phương án sản xuất kinh doanh phải khả thi trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người lao động Các khoản vay và công nợ phải đảm bảo hiệu quả và không làm gia tăng rủi ro của công ty tài chính công ty trong tương lai Tài sản cố định và lưu động phải được sử dụng hiệu quả Phương án bán cổ phần phù hợp với mục tiêu quản trị của công ty cổ phần Tuy nhiên mục tiêu cổ phần hoá quan trọng là đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do vậy, phương án cổ phần hoá cũng giải quyết một cách tối ưu các vấn đề: Quyền lợi người lao động khi sắp xếp lại lao động. Quyền được mua cổ phần ưu đãi Quyền được chia các khoản khen thưởng, phúc lợi Quyền được đào tạo lại Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Nhà nước do phải thực hiện kế hoạch cổ phần hoá theo chỉ định của cấp trên nên hoàn toàn chưa chủ động và chưa chuẩn bị được các điều kiện thuận lợi để cổ phần hoá. Ban lãnh đạo công ty và cán bộ công nhân viên thiếu kinh nhiệm về cổ phần hoá, chưa nhận thức hết các vấn đề và công việc cụ thể phải thực hiện khi tiến hành cổ phần hoá. Với lợi thế của một công ty chứng khoán mạnh hàng đầu. IBS đã giúp doanh nghiệp xây dựng một phương án cổ phần hoá hoàn chỉnh và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình xét duyệt phương án của các cơ quan có thẳm quyền. Một phương án cổ phần hoá hoàn thiện và được trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm có 4 phần: Phần 1: Tình hình doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá Phần 2: Phương án cổ phần hoá Phần 3: Phương án sắp xếp lao động Phần 4: Tổ chức thực hiện phương án được duyệt Các bước xây dựng phương án cổ phần hoá được IBS thực hiện thông qua các bước sau: Trao đổi về kế hoạch nội dung làm việc với doanh nghiệp Thu thập thông tin Trao đổi về các số liệu kế toán Tư vấn về phương án sắp xếp lại lao động Trao đổi và tư vấn về tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và kế hoạch hoạt động, đầu tư sau cổ phần hoá Hoàn tất sơ bộ phương án cổ phần hoá và trao đổi thêm với doanh nghiệp Thống nhất nội dung chính của phương án cổ phần hóa IBS hoàn thiện và gửi Phương án cổ phần hoá cho Doanh nghiệp Giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc trình lên các cấp có thẩm quyền để phê duyệt phương án cổ phần hoá Bước 8: Tư vấn xây dựng Điều lệ dự thảo công ty cổ phần Trên cơ sở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lí hướng dẫn, đặc thù của doanh nghiệp để dự thảo Điều lệ công ty cổ phần, với mục tiêu xây dựng một cơ chế quản trị công ty phù hợp Bước 9: Các bước chỉnh sửa và hoàn chỉnh + Thông qua giám đốc khối + Thống nhất với Ban đổi mới tại công ty Bước 10: Thanh lí hợp đồng Trên đây là 8 bước sơ lược về quy trình tư vấn, để cụ thể hơn việc thực hiện, ta xem xét một quy trình tư vấn cổ phần hoá gồm 3 bước cơ bản sau đây: Khảo sát và định giá doanh nghiệp, kí hợp đồng tư vấn: Sau khi có sự thống nhất về mặt nguyên tắc, IBS sẽ tiến hành bước khảo sát doanh nghiệp để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính hiện tại của công ty, thông hiểu các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó xây dựng, đề xuất phương án cổ phần hoá phù hợp với: - Quy định của pháp luật và các yêu cầu của cơ quan chủ quan - Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty - Nhu cầu sử dụng lao động, chế độ đãi ngộ của công ty đối với người lao động trước và sau cổ phần hoá - Yêu cầu về cơ cấu sở hữu và mục tiêu quản trị công ty - Mục tiêu huy động vốn và chiến lược tài chính ngắn hạn, dài hạn + Tư vấn lập phương án chuyển đổi doanh nghiệp (1) Phương án tổ chức kinh doanh sau cổ phần hoá: Căn cứ vào các chiến lược kinh doanh do Ban lãnh đạo công ty đề ra, các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, tiềm năng tăng trưởng của nghành cũng như của công ty, IBS sẽ tư vấn công ty xây dựng phương án kinh doanh thích hợp và hiệu quả nhất. Các nội dung IBS sẽ cùng công ty nghiên cứu và cân nhắc khi xây dựng phương án kinh doanh bao gồm: 1a. Chiến lược phát triển: Tư vấn công ty xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với lợi thế của công ty, nhu cầu của thị trường, khả năng phát triển của ngành, chính sách phát triển của chính phủ; sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có tron tương lai. Đảm bảo tính mềm dẻo, khả năng thích ứng và thay đổi mục tiêu dài hạn 1b. Sản phẩm thị trường: - Đánh giá sản phẩm: tính thiết yếu, chu kỳ sống, mẫu mã, sản phẩm thay thế, kết tinh công nghệ, giá trị lao động, nguồn nguyên vật liệu, chính sách thuế, ảnh hưởng môi trường… - Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ các năm liên tiếp - Thị phần và các đối thủ cạnh tranh: Đối tượng tiêu thụ, nhu cầu tiềm năng, khả năng cung cấp thị trường, tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh… - Hệ thống phân phối của công ty: Cấu trúc, chi phí, hình thức phân phối lợi nhuận, đánh giá mức độ hiệu quả, đánh giá mức độ hiệu quả, mức độ tiếp cận tới ngươi tiêu dùng cuối cùng, khả năng định hướng nhu cầu mới… - Chiến lược Marketing: Phương pháp sử dụng, tổng chi phí, số liệu so sánh để đánh giá hiệu quả. So sánh với các doanh nghiệp cùng nghành - Chiến lược giá sản phẩm: Loại hình thị trường mà daonh nghiệp đang hoạt động( cạnh tranh hoàn hảo, bán cạnh tranh, bán độc quyền hay độc quyền), vị trí của doanh nghiệp trên thị ttrường, chiến lược về giá của đối thủ cạnh tranh;khả năng giảm giá, tiết kiệm chi phí, chính sách khấu hao… - Chính sách bảo hành sản phẩm - Rủi ro về thị trường 1c. TÌnh hình sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ - Quy mô của công ty - Công nghệ: Đánh giá trình độ công nghệ, tính đồng bộ, hợp lý, hiệu quả của máy móc thiết bị. Đánh giá khả năng cải tiến và hiện đại hoá (điều kiện có thuận lợi hay không, chi phí ra sao?). Các chi phí phát sinh liên quan như chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn. chu kì của công nghệ. Công nghệ thay thế trong tương lai - Sản lượng và năng suất máy móc thiết bị: Dự tính chi phí cố định biến đổi, tính sản lượng và công suất hoà vốn, quy mô sản lượng hiệu quả ( kinh tế nhất) - Các yếu tố chi phối ( rủi ro): Chính sách của nhà nước, yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, các chuẩn mực quốc tế đối với hàng xuất khẩu có liên quan tới công nghệ hiện đại 1d . Trình dộ quản lý, trình độ của nguồn nhân lực - Đánh giá trình độ quản lý của HĐQT dựa trên khả năng xây dựng được chiến lược hợp lý để phát triển; có tầm nhìn và định hướng dài hạn, năng động hay nhạy bén khi giải quyết các vấn đề phát sinh - Đánh giá khả năng điều hành của Ban Giám đốc qua các chỉ tiêu: quy trình hoạt động hiệu quả, xây dựng kỷ luật làm việc, kinh nhiệm về mối quan hệ tốt trong giới kinh doanh.. - Xác định tính hợp lý, chuẩn mực ( ví dụ như ÍO) và hiệu quả của cấu trúc quản lý. - Đánh giá nguồn nhân lực của công ty thông qua các chỉ tiêu: Đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại, khả năng duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho các kế hoạch phát triển, kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, động cơ làm việc và sự gắn bó của nhân sự với công ty 1e .Tình hình tài chính - Xem xét các kế hoạch vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty Xây dựng kế hoạch tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tối ưu hoá các nguồn tài chính, sử dụng hiệu quả chính sách cổ tức và lợi nhuận, có các biện pháp tăng cường lợi ích của cổ đông - Xem xét và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trên cơ sở đó đánh giá khả năng quản trị tài chính của ban giám đốc, các công cụ ngăn ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu, lãi suất đi vay, giá bán sản phẩm… (2) .Phương án tổ chức doanh nghiệp Trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, IBS tư vấn công ty xây dựng hệ thống tổ chức phù hợp, theo các chuẩn mực hiện đại bao gồm: - Xây dựng điều lệ công ty - Mô hình tổ chức và hoạt động của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị - Co cấu tổ chức giữa các đơn vị trong công ty, có thể là mô hình công ty mẹ - con, mô hình công ty đầu tư, mô hình công ty với các đơn vị phụ thuộc… - Hệ thống điều hành - Hệ thống báo cáo - Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ. - Tổ chức hoạt động của tổ chức Công đoàn… (3) .Phương án quản trị tài chính - IBS tư vấn và cùng công ty xử lý các vấn đề Tài chính để cổ phần hoá, gồm các nội dung: Kiểm kê, phân loại và xử lý tài sản, bao gồm tài sản là tiền, hiện vật (TSCĐ), các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, các khoản dụ phòng và lãi chưa phân phối, xác định lợi thế của doanh nghiệp… - IBS tư vấn công ty về nhu cầu vốn và nguồn huy động: Căn cứ vào chiến lược phát triển, IBS sẽ tư vấn xác định nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty, xây dụng mức vốn điều lệ hợp lý. Trên cơ sở đó tư vấn công ty về phương thức huy động: Vay ngân hàng, phát hành thêm cổ phần hoặc trái phiếu…IBS cũng sẽ đưa ra các phương án sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính: Chi cổ tức, tái đầu tư sau cổ phần hoá…phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty - Tư vấn công ty thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc sử dụng tiền thu được từ bán cổ phần, sử dụng chi phí cổ phần hoá, xác định số lượng và giá trị cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động - Tư vấn công ty được hưởng đầy đủ các ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hoá. (4) .Xác định giá trị doanh nghiệp IBS tiến hành lập Hồ sơ thẩm định giá doanh nghiệp CPH cho công ty theo các quy định về giá doanh nghiệp CPH của Bộ tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình định giá IBS sẽ tư vấn cho công ty các biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả nhất. (5) .Phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo Căn cứ vào chiến lược phát triển, nhu cầu lao động mới của công ty, IBS tư vấn cho công ty trong việc lập phương án sắp xếp lại lao động dôi dư và đảm bảo quyền lợi của người lao động Tư vấn sử dụng các quỹ khen thưởng phúc lợi, trợ cấp mất việc… sao cho có lợi nhất cho người lao động. * Bước cuối cùng là hoàn tất quá trình tư vấn cổ phần hoá 2.2.2.Tình hình thực hiện: Công ty đã thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán ngay từ khi mới thanh lập. Đó là hoạt động tư vấn đầu tiên được thực hiện, cho đến nay, công ty đã mở thêm nhiều hoạt động tư vấn khác khi thị trường tạo điều kiện khai thác các hoạt động này. Các hoạt động đó đã mang về doanh thu cho công ty một khoản đáng kể. Do có nhiều loại hình dịch vụ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, năm 2005 Công ty đã ký được 97 hợp đồng các loại, thu phí tư vấn 2.631 triệu đồng, tăng 286% so với năm 2004 Cho đến nay, công ty đã và đang tiến hành hoạt động tư vấn cổ phần hoá và các hoạt động có liên quan đến cổ phần hoá cho nhiều công ty. Đó là: - Tư vấn định giá doanh nghiệp - Tư vấn xây dựng điều lệ - Tư vấn tổ chức Đại Hội cổ đông lần đầu - Tư vấn giúp công ty niêm yết lên sàn Hoạt động tư vấn cổ phần hoá đã có bước tiến cao hơn so với trước. Đó là kinh nhiệm nhiều hơn khi thực hiện tư vấn qua nhiều hợp đồng, các cán bộ tư vấn cũng phải nghiên cứu tìm hiểu để nâng cao kiến thức. Đây là hoạt động có thế mạng của công ty, cho nên, công ty đã tư vấn thành công cho nhiều doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần Danh sách: Số doanh nghiệp IBS tư vấn cổ phần hóa 1. Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Hà nội 2. Công ty cổ phần điện máy Hà nội 3. Công ty xuất nhập khẩu Khánh Hội 4. Công ty cổ phần Vật tư thiết bị và xây dựng công trình giao thông 5. Công ty xuất nhập khẩu máy Hà Nội 6. Công ty kho vận và dịch vụ thương mại 7. Công ty cổ phần kính mắt Hà Nội 8. Công ty vật tư và dịch vụ kỹ thuật Hà nội 9. Công ty pin ắc quy miền nam 10. Công ty cổ phần tribeco 11. Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình 12. Công ty điện lực Khánh Hòa 13. Công ty Quốc tế Samnec 14. Công ty TNHH VietCans 15. Công ty Nhiệt điện Phả Lại 16. Xí nghiệp xây lắp điện 17. Xí nghiệp Sứ- Thuỷ tinh cách điện 18. Công ty vật tư nông sản 19. Công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế ..... …. 2.2.3 Một ví dụ cụ thể về quy trình cổ phần hoá. Quy trình tư vấn cổ phần hóa cho Công ty lương thực Hà Bắc: Bước 1: Tiếp thị tư vấn cổ phần Sau khi có các nguồn thông tin khác nhau, công ty Lương thực Hà Bắc chuẩn bị cổ phần hoá, công ty chứng khoán IBS đã tiến hành tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi thông tin với ban lãnh đạo công ty để giới thiệu về hoạt động tư vấn cổ phần hoá mà công ty đang thực hiện. Bước 2: Ký kết hợp đồng 300 triệu Khi Công ty Lương thực Hà Bắc thấy được khả năng công ty chứng khoán IBS có thể tư vấn cho công ty mình, đã đồng ý để công ty thực hiện tư vấn cổ phần hoá cho hai bên cùng thoả thuận và đi đến kí kết hợp đồng giá trị 300 triệu đồng. Bước 3: Thu thập Thông tin Sau khi hợp đồng được kí kết, công ty tiến hành thu thập thông tin từ phía công ty Lương thực Hà Bắc Bước 4: Tiến hành công tác xác định giá trị doanh nghiệp Công ty chưa tự thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Cho nên đã kết hợp với Công ty Tư vấn Tài chính kiểm toán và kế toán AASC để thực hiện việc kiểm toán. Bước 5: Tiến hành xây dựng Phương án cổ phần hoá và tư vấn sắp xếp lao động Phương án cổ phần hoá công ty Lương thực Hà Bắc. * Tình hình về Công ty Lương thực Hà Bắc trước khi cổ phần hoá Công ty lương thực Hà Bắc là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, là thành viên của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Công ty được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở hợp nhất giữa Công ty lương thực Bắc Ninh và Công ty lương thực Bắc Giang theo Quyết định số 4353 QĐ/BNN – TCCB ngày 16/10/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, theo quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tên gọi Tiếng Việt: Công ty Lương thực Hà Bắc. Trụ sở chính của công ty đặt tại Đường Lí Thái Tổ, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. * Vốn Điều lệ: 16.603.000.000 đồng * Ngành nghề kinh doanh Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty đã được đăng ký là: - Kinh doanh bán buôn lương thực thực phẩm. - Cung ứng uỷ thác xuất khẩu lương thực theo kế hoạch phân cấp của Tổng công ty lương thực Miền Bắc. - Kinh doanh và đại lý tiêu thụ xăng dầu, chất đốt. - Vận tải hàng hoá bằng ô tô. - Công nghiệp chế biến: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ, mây, tre…. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống. - Hoạt động dịch vụ văn phòng (Đánh máy, dịch thuật, photocopy) Công ty đã lên kế hoạch làm việc với Công ty Lương thực Hà Bắc, tiến hành làm việc với từng bộ phận công ty, tư vấn sắp xếp lao động. * Kết quả hoạt động sản xuất trước thời điểm cổ phần hoá 1. Tình hình kinh doanh 3 năm trước khi cổ phần hoá: 2002 - 2003 - - 2004 Bảng 2.2.3.1.Tình hình kinh doanh 3 năm trước cổ phần hoá. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Vốn chủ sở hữu 18.646 20.411 20.100 - Nguồn vốn kinh doanh gồm: 14.453 14.822 17.048 Ngân sách nhà nước 10.173 10.547 10.161 Tự bổ sung 4.275 4.275 6.888 - Các quỹ 3.819 291.533 2.019 2. Doanh thu 367.518 291.533 410.300 3. Nộp Ngân sách 2.176 3.136 4.500 4. Lợi nhuận trước thuế 110 141 140 5. Lợi nhuận sau thuế 75 96 100 6. Số lao động (người) 355 264 266 7. Mức lương bình quân 920.000 840.200 900.000 8. Tổng tài sản 37.286 62.496 85.115 2. Tình hình sử dụng đất đai Tổng diện tích đất văn phòng công ty: 1.368,5m2 Tổng diện tích đất đai nhà xưởng của chi nhánh công ty, các cửa hàng lương thực trực thuộc, khách sạn là: 73.649,4m2 Trong đó: Diện tích đất đầu tư phục vụ chiến lược kinh doanh: 75.017,9m2 Hiệu suất sử dụng đất: 48% * Phương án cổ phần hoá của Công ty Lương thực Hà Bắc + Hình thức Cổ phần hoá - Căn cứ vào Nghị định 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/06/2002 về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. - Căn cứ vào quyết định số 1863/QĐ/BNN-TCCB ngày 2/7/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tiến hành cổ phần hoá Công ty Lương thực Hà Bắc. - Căn cứ tình hình thực tế, Công ty lương thực Hà Bắc lựa chọn hình thức cổ phần hoá: Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp + Giá trị doanh nghiệp được duyệt Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 86.120.654.100 đồng Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là: 21.150.134.645 đồng + Vốn điều lệ Mức vốn điều lệ của Công ty là: 19.820.000VNĐ + Cơ cấu vốn điều lệ và hình thức cổ phiếu * Số lượng cổ phần là: 198.400 cổ phần, mệnh giá là 100.000 đồng/cổ phần * Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến. Bảng 2.2.3.2: Cơ cấu vốn điều lệ Đối tượng cổ đông Số lượng cổ phần nắm giữ Tỉ lệ so với vốn điều lệ 1. Tổng Công ty lương thực Miền Bắc (nhà nước) 102.020 51% 2. Cổ phần dành cho cán bộ công nhân viên 36.290 18.50% - Cán bộ công nhân viên mua ưu đãi bằng 70% mệnh giá 34.210 17,44% - Cổ phần mua trả dần dành cho lao động nghèo 2.080 1,06% 3. Cán bộ - công nhân viên đăng kí mua bằng mệnh giá 41.894 21,15% 4. Bên ngoài công ty 18.136 9,15% Tổng cộng 980.400 100% Việc bán cổ phần ra bên ngoài được thực hiện theo Thông tư số 80/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/9/2002, hướng dẫn bảo lãnh phát hành và đấu giá bán cổ phần ra bên ngoài của các DNNN thực hiện cổ phần hoá. Tổng số cổ phần dự kiến bán ra bên ngoài: 17.954 cổ phần. Đơn vị trung gian tổ chức thực hiện đấu giá bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài do cơ quan có thẩm quyền quyết định. * Phương án sử dụng tiền vốn nhà nước tại doanh nghiệp * Phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hoá Bảng 2.2.3.4: Kế hoạch kinh doanh 3 năm sau cổ phần hoá Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Doanh thu (trđ) 423.000 435.000 450.000 2. Giá vốn (trđ) 403.357 414.529 429.021 3. Chi phí bán hàng và quản lí (trđ) 16.074 16.487 16.650 4. Chi phí lãi vay (trđ) 2.157 2.219 2.295 5. Các khoản nộp ngân sách (trđ) 3.524 3.624 3.749 6. Lợi nhuận trước thuế (trđ) 1.412 1.765 2.034 7.Thuế phải nộp (28%) (trđ) 395 494 570 8. Lợi nhuận sau thuế (trđ) 1.412 1.765 1.749 9. Vốn điều lệ (trđ) 19.620 19620 19.620 10. LN sau thuế/Vốn điều lệ 7.2% 9.00% 8.92% 11. Trích lập các quỹ (trđ) 607 759 547 12. Lợi nhuận chia cổ tức (trđ) 805 1.006 1.202 13. Tỉ lệ chia cổ tức 4% 5% 6% 14. Số lao động (người) 205 205 205 15. Tổng thu nhập bình quân (đồng) 1.057.000 1.092.000 1.138.000 * Phương án sắp xếp lao động + Mô hình tổ chức của công ty cổ phần + Phương án sắp xếp lao động Tổng số lao động tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá là: 264 người Tổng số lao động chuyển sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc466.doc
Tài liệu liên quan