Việc Nhà nước ban hành Luật HTX là khẳng định tầm quan trọng vị trí, vai trò của HTX về phương diện pháp lý, đồng thời tạo cơ sở cho các HTX hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhưng trong một thời gian tương đối dài; một số chính sách đi kèm theo chưa được hướng dẫn thực hiện đồng bộ, có chính sách còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn, nên không khuyến khích kinh tế nông nghiệp phát triển.
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
éo dài gây hư hỏng, xuống cấp lại phải trả tiền thuê đất theo quy định. Đó là, tình trạng vốn của HTX để cho bà con xã viên chiếm dụng ngày càng tăng (năm 1997 là 11,0 tỷ, năm 1999 là 12,3 tỷ, năm 2000 là 13,1 tỷ), nợ nần dây dưa kéo dài, phải đến năm 2004 mới thu được một phần, đã làm hạn chế đến hiệu quả quay vòng và sử dụng vốn cho quá trình sản xuất, kinh doanh của HTX. Đối với nợ phải trả, các HTX nợ các doanh nghiệp nhà nước khi làm đại lý cung ứng vật tư, làm dịch vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, nợ các ngân hàng Nhà nước…
Về mặt tổ chức: khi chuyển đổi HTX, do tâm lý muốn giữ vững phong trào nên đã chuyển đổi cả những HTX nông nghiệp yếu kém. Do đó, sau chuyển đổi, một số HTX không hoạt động được. Sự am hiểu và chấp hành của xã viên, cán bộ HTX, cán bộ ở cơ sở về Luật và Điều lệ HTX còn hạn chế, do công tác triển khai, phổ biến chưa được sâu rộng; còn có sự nhầm lẫn, chồng chéo giữa chức năng, quyền hạn của Ban quản trị, Chủ nhiệm và Ban kiểm soát HTX. Trình độ của cán bộ HTX hầu hết còn yếu so với yêu cầu. Có nơi cán bộ HTX nông nghiệp còn bị gò ép đưa vào Ban quản trị, Ban kiểm soát nên không thiết tha, không nhiệt tình với công việc.
Bảng 2.6: Trình độ của cán bộ quản lý các HTX nông nghiệp (điều tra cuối năm 2005)
ĐVT: Người
Danh mục
Tổng số
Trình độ văn hóa và chuyên môn
(Văn bằng cao nhất)
Tỷ lệ so tổng số người (%)
Cấp II
Cấp III
Trung cấp
Cao đẳng, đại học
Cấp
II
Cấp III
Trung
cấp
CĐ, ĐH
Nông
nghiệp
K. tế
Khác
Nông
nghiệp
Kinh
tế
khác
Toàn huyện
Chủ nhiệm
Phó chủ nhiệm
Trưởng Ban kiểm soát
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Cán bộ chuyên môn khác
Đội/tổ trưởng, phó
222
25
24
25
25
20
62
41
77
2
1
16
1
3
26
28
76
10
14
6
9
5
17
5
13
3
2
1
1
1
5
27
1
2
1
12
9
1
1
14
1
1
2
3
7
11
7
4
3
1
2
1
1
34,68
8
4,17
64
4
15
41,93
68,3
34,23
40
58,33
24
36
25
43,55
12,2
24,32
16
0,83
12
52
60
14,52
19,5
6,76
36
16,67
8
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên.
Về thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX: mặc dù thời gian qua UBND huyện, xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng trong chỉ đạo, triển khai các chủ trương, chính sách để củng cố và phát triển HTX, tạo điều kiện thuận lợi để các HTX hoạt động, có quan tâm đến việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của HTX… nhưng công tác quản lý nhà nước đối với HTX trên địa bàn Tuy Hoà còn nhiều hạn chế, đó là:
- Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý nhà nước về HTX còn bất cập,. Hiện tại, cấp huyện chỉ có một cán bộ ở phòng Kinh tế kiêm nhiệm công tác theo dõi, tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo hoạt động các HTX. Chính quyền cấp xã không có cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với HTX.
Điều 51 Luật HTX (năm 1996), Điều 47 Luật HTX (năm 2003), Nghị định số: 02/NĐ-CP, ngày 02/01/1997 của Chính Phủ đều có đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp đối với HTX nhưng chưa cụ thể và không có cơ quan nào của Trung ương hướng dẫn thực hiện việc này. Tại điểm d, mục 2, Điều 24 của Nghị định số: 177/2004/NĐ-CP, ngày 12/10/2004 của Chính phủ có ghi: Bộ Nội vụ hướng dẫn về bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước đối với HTX, nhưng đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể cho cấp huyện. Do vậy, việc phân công cho các cơ quan chuyên môn cấp huyện giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX chủ yếu là do huyện căn cứ vào tình hình thực tế để giao.
Điều này cho thấy, công tác quản lý nhà nước đối với HTX theo Luật HTX đã không được thực hiện đầy đủ, có khó khăn nhất định cho chính quyền địa phương.
- Đối UBND xã, thị trấn, công tác quản lý nhà nước đối với HTX chưa có chuyển biến thực sự theo Luật HTX. Nhiều UBND xã, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ trách nhệm của mình đối với HTX. Một số UBND xã còn can thiệp quá sâu vào hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh của HTX và có trường hợp UBND xã buông lỏng công tác quản lý nhà nước, thả nổi để HTX tự xoay xở để tồn tại. Chính quyền cơ sở chưa tạo điều kiện hổ trợ để HTX thu hồi nợ trong xã viên. Thậm chí có tình trạng một số UBND xã mượn vốn của HTX nông nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng của xã, nhưng qua nhiều năm chưa trả cho HTX.
- Sau khi Luật HTX (năm 2003) có hiệu lực thi hành, chính quyền huyện, xã và các ngành chuyên môn của huyện nói riêng, UBND tỉnh và các ngành của tỉnh nói chung hầu như không chỉ đạo HTX tiếp tục chuyển đổi theo Luật mới, nên bộ máy quản lý HTX như: Ban quản trị, chủ nhiệm vẫn còn theo Luật cũ và Đại hội xã viên bầu Ban quản trị và bầu Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm HTX trong số thành viên Ban quản trị, thay vì theo Luật mới Đại hội xã viên chỉ bầu ra Ban quản trị và trưởng ban quản trị; Ban quản trị bổ nhiệm Chủ nhiệm HTX và bổ nhiệm Phó chủ nhiệm HTX theo đề nghị của chủ nhiệm.
Nhiều chính sách khuyến khích phát triển HTX chưa được triển khai thực hiện như: chính sách đất đai, đến nay vẫn còn 15 HTX nông nghiệp chưa được cấp gấy chứng nhận sử dụng đất đối với diện tích đất do HTX quản lý sử dụng; chính sách về tín dụng, về thuế còn nhiều bất cập, Chính phủ chưa có cơ chế bảo đảm tiền vay một cách thông thoáng, nên trong thực tế HTX nông nghiệp không vay được vốn từ các ngân hàng thương mại, thuế thu nhập quá cao (từ năm 2004 là 28%) vì tính chất của HTX nông nghiệp không chỉ đơn thuần là kinh doanh mà chủ yếu là dịch vụ phục vụ; chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách ưu đãi đầu tư theo tinh thần Nghị định số 51/NĐ/CP, ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính Phủ, trong triển khai thực hiện còn lúng túng; chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chưa được các ngành,các cấp thực hiện việc giảm 50% học phí cho cán bộ HTX được cử đi đào tạo thuộc hệ thống đào tạo của Nhà nước, của Liên minh HTX Việt Nam; chính sách xoá nợ cho HTX thực hiện nửa vời; Chính sách bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện đầy đủ.
Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém trên là:
- Nhận thức và chỉ đạo của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng HTX kiểu mới. Một số cán bộ các ngành, các cấp nhận thức chưa đúng mức, còn xem nhẹ vị trí của kinh tế hợp tác và hợp tác xã. Do đó; trong lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, xây dựng hợp tác xã kiểu mới còn lúng túng trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Việc tổ chức tuyên tuyền, quán triệt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã cho cán bộ, đảng viên và quần chúng của các cấp ủy Đảng và chính quyền chưa sâu, một bộ phận cán bộ và nhân dân còn “ mặc cảm” với phong trào HTX trước đây, thiếu tin tưởng vào hiệu quả của kinh tế hợp tác xã kiểu mới.
- Sau khi có Luật HTX, việc ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể chậm, chưa đồng bộ; hướng dẫn và tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc làm ảnh hưởng đến việc phát triển hợp tác xã.
- Phát huy dân chủ trong quản lý các hợp tác xã còn yếu. Quản lý tài chính thiếu chặt chẽ. Nguồn vốn đã ít, lại bị xã viên chiếm dụng, nhưng chưa có biện pháp chế tài hữu hiệu nên không đủ vốn sản xuất kinh doanh; một số HTX do sợ xã viên chiềm dụng vốn nên không dám mở rộng sản xuất, kinh doanh, đem vốn gửi vào ngân hàng để lấy lãi.
- Do tổ chức thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm cho HTX chưa được tốt. Phần lớn các HTX chưa làm được dịch vụ này, vai trò của Liên minh hợp tác xã chưa có tác động gì đáng kể để giúp đỡ các thành viên của mình trong lĩnh vực này.
- Sự tác động hỗ trợ của kinh tế nhà nước đối với hợp tác xã còn nhiều mặt hạn chế,chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ trong việc thực hiện liên minh công- nông về kinh tế.
- Sự phối hợp giữa các ngành từ tỉnh xuống chưa đồng bộ, hiểu và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với HTX theo Luật HTX và các Nghị định của Chính Phủ còn khác nhau dẫn đến có lúc chồng chéo, có lúc buông lỏng.
- Bộ máy quản lý HTX chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế cũ trong nhiều năm chưa được đào tạo lại nên hoạt động còn lúng túng, thiếu năng động. Trình độ của nhiều cán bộ hợp tác xã chưa đáp ứng với yêu cầu, nhất là trong việc tổ chức kinh doanh, dịch vụ theo cơ chế thị trường nên chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng ngành nghề, hoạt động cầm chừng, ngại đổi mới. Trước tình hình như vậy, trong quá trình chỉ đạo đổi mới và phát triển các hình thức kinh tế tập thể, các cấp, các ngành thiếu quan tâm đến công tác tổ chức và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý HTX; lại còn có trường hợp cán bộ bị gò ép đưa vào Ban quản trị HTX nên không thiết tha, không nhiệt tình với công việc.
Khi chuyển đổi HTX, có một số HTX nông nghiệp yếu kếm, không đủ điều kiện chuyển đổi, lẽ ra phải giải thể nhưng sợ ảnh hưởng đến phong trào chung và ảnh hưởng tâm lý các HTX khác nên cố gắng giữ lại.
- Lợi ích kinh tế của việc tham gia hợp tác xã ở một số hợp tác xã chưa được thể hiện rõ. Trong khi đó, ấn tượng về HTX cũ còn nặng nề cho nên xã viên ít gắn bó với hợp tác xã mới.
Từ thực tiễn đó, có thể rút ra bài học kinh nghiệm:
Một là, các cấp, các ngành cần nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của kinh tế hợp tác mà nòng cốt là HTX trong nền kinh tế quốc dân. Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo của chính quyền và các ngành là công việc hết sức quan trọng để biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực.
Hai là, cấp ủy Đảng phải có nghị quyết kịp thời phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, hợp lòng dân. Chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể phải thể chế hoá kịp thời Nghị quyết của Đảng thành kế hoạch, chương trình hành động của chính quyền, đoàn thể để chỉ đạo, điều hành, vận động nhân dân thực hiện; thường xuyên sâu sát cơ sở kiểm tra đôn đốc thực hiện và uốn nắn những lệch lạc trong tổ chức thực hiện; kịp thời sơ, tổng kết thực tiễn, đề xuất cấp trên bổ sung chủ trương, chính sách phù hợp.
Ba là, qua đánh giá phân loại hợp tác xã cho thấy ở những hợp tác xã khá, giỏi đều có đội ngũ cán bộ được đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ thuật; nhiệt tình, năng động, nhạy cảm và thích ứng với cơ chế thị trường, làm được nhiều việc hổ trợ kinh tế hộ xã viên phát triển, được xã viên tín nhiệm. Ở những HTX yếu thì cán bộ không có trình độ năng lực, có nơi cán bộ lại thiếu nhiệt tình.
Vì vậy, cán bộ hợp tác xã là một nhân tố quan trọng quyết định đến thành công của HTX. Cán bộ HTX phải được bồi dưỡng, đào tạo lại có hệ thống, bảo đảm đủ phẩm chất và năng lực để xây dựng HTX.
Bốn là, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ. Kinh tế hộ xã viên là kinh tế tự chủ. Mỗi xã viên đều có quyền bình đẳng trong việc biểu quyết tại Đại hội xã viên mà không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của xã viên trong hợp tác xã. Do đó; nhất thiết không được áp đặt, gò ép. Cần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và tinh thần làm chủ của xã viên trong bàn bạc, giải quyết những vần đề có liên quan đến đời sống của xã viên. Thực hiện phân phối công bằng, thưởng, phạt nghiêm minh, tránh chủ nghĩa bình quân để khuyến khích cán bộ, xã viên hăng hái xây dựng hợp tác xã.
2.2.2. Thực trạng số lượng, quy mô, mô hình và ngành nghề của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa- Phú Yên hiện nay
2.2.2.1. Số lượng và quy mô hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa hiện nay
Đến thời điểm cuối năm 2005, Tuy Hòa có 25 HTX nông nghiệp, trong đó có 01 HTX chuyên ngành là HTX chăn nuôi bò Thịnh Mỹ. Trong 24 HTX nông nghiệp có 15 HTX có quy mô hoạt động toàn địa bàn xã và 03 HTX có quy mô hoạt động liên thôn.
Vốn điều lệ của 25 HTX là 8,62 tỷ đồng. Bình quân 344,8 triệu đồng/HTX. Vốn góp tối thiểu của xã viên là 35.000đ, vốn góp tối đa là 10 triệu đồng.
Tổng số xã viên là 74.359; trong đó: người lao động : 38.754, hộ gia đình 35.604, pháp nhân : 01. Trung bình 2.974 xã viên/HTX. HTX có số xã viên cao nhất là 13.192 (HTX nông nghiệp Hòa Xuân Đông, có số xã viên cao nhất trong các HTX của tỉnh Phú Yên), thấp nhất là 10 xã viên (HTX chăn nuôi bò Thịnh Mỹ). Có 01 HTX có 01 xã viên là đại diện pháp nhân là HTX nông nghiệp Hòa Tâm (xã viên là một doanh nghiệp xăng dầu).
Số lao động làm việc thường xuyên trong HTX được HTX trả lương, trả công (không tính cán bộ quản lý HTX) hiện nay là: 692 lao động. Điều này đã phản ánh quy mô tổ chức các dịch vụ, nhất là việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các HTX, thu hút lực lượng lao động vào làm việc tại các cơ sở sản xuất của HTX. Lực lượng lao động làm việc trong các HTX nông nghiệp còn quá ít, bình quân một HTX chỉ xấp xỉ 28 người (27,68).
Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã viên đang sử dụng: 16.656,61 ha. Diện tích đất do các HTX nông nghiệp quản lý sử dụng để làm trụ sở, nhà kho, sân phơi, cơ sở sản xuất kinh doanh… là 40,03 ha; bình quân 1,6ha/HTX. Trong đó, có 10 HTX đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 23,68ha.
Quy mô hoạt động của HTX chủ yếu chỉ trong nội bộ HTX. Ngoài các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của kinh tế hộ, một số ít HTX có vốn, có điều kiện còn tổ chức sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề khác, nhưng không đáng kể. Hiện nay, số HTX thực hiện 01 loại dịch vụ: 01 HTX, 02 dịch vụ: 01 HTX, 03 dịch vụ: 05 HTX, 04 dịch vụ: 03 HTX, 05 dịch vụ: 09 HTX, 06 dịch vụ: 05 HTX.
Về quy mô tài sản, tài chính của HTX nông nghiệp trong các năm gần đây hàng năm đều tăng, chứng tỏ các HTX nông nghiệp có xu hướng phát triển.
Bảng 2.7: Quy mô tài sản, tài chính các HTX nông nghiệp của Tuy Hòa
(không tính HTX chuyên ngành)
Đơn vị tính: triệu đồng
2002
2003
2004
2005
Tổng số HTX nông nghiệp
- Tổng giá trị tài sản
+ Bình quân/HTX
- Vốn sản xuất –kinh doanh
+ Bình quân/HTX
- Tổng quỹ của HTX
25
52.838,7
2.113,5
36.782,0
1.471,2
8.522,0
25
53.824,0
2.152,9
36.563,3
1.462,5
8.809,7
25
58.070,0
2.322,8
39.089,4
1.563,5
9.225,2
24
55.938,0
2.330,7
47.535,5
1.980,6
10.172,3
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên; Phòng Tài chính- Kế họach và phòng Kinh tế huyện Đông Hòa, huyện Tây Hòa.
2.2.2.2. Mô hình hoạt động và ngành nghề hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa hiện nay
- Về mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh, trong 25 HTX nông nghiệp có:
HTX sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp: 02 HTX, chiểm 08%;
HTX kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp: 22 HTX, chiếm 88%
HTX chuyên ngành: 01 HTX, chiếm 04% (HTX chăn nuôi bò Thịnh Mỹ).
Theo quy ước chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì HTX dịch vụ nông nghiệp là những HTX có ít nhất có thực hiện một trong những dịch vụ phục vụ cho sản xuất của kinh tế hộ. HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp là HTX dịch vụ nông nghiệp có thêm ít nhất một trong số các hoạt động sản xuất kinh doanh do chính HTX đứng ra tổ chức và quyết định sản phẩm sản xuất ra. HTX chuyên ngành là HTX chuyên về một ngành nghề, một cây trồng, vật nuôi cụ thể.
Điều này phản ánh hoạt động thực tế của HTX nông nghiệp không đồng nhất với loại hình theo các HTX đã đăng ký kinh doanh.
- Về ngành nghề:
Ngành nghề của các HTX nông nghiệp chưa đa dạng, các HTX chủ yếu thực hiện một số dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống như dịch thủy nông, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ hỗ trợ vốn,dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ tiêu thụ nông sản, dịch vụ điện,cho thuê tài sản cố định, kinh doanh xăng dầu. Một vài HTX có tổ chức sản xuất nhưng không đáng kể (HTX Hòa Phong sản xuất nước đá, kinh doanh xăng dầu; HXT Hòa Phú 1 sản xuất tiêu).
Dịch vụ thủy nông có 22 HTX thực hiện;
Dịch vụ khuyến nông có 21 HTX;
Dịch vụ điện có 23 HTX;
Dịch vụ hỗ trợ vốn có 15 HTX;
Dịch vụ cung ứng vật tư có 10 HTX;
Dịch vụ tiêu thụ nông sản có 01 HTX;
Dịch vụ cho thuê tài sản cố định có 08 HTX;
Dịch vụ kinh doanh xăng dầu có 04 HTX.
2.2.3. Kết quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa hiện nay
2.2.3.1. Kết quả kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa
Bảng 2.8: Doanh thu và lợi nhuận của 24 HTX nông nghiệp ở Tuy Hòa năm 2005.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Danh mục
Vốn kinh doanh
Doanh thu (Tr.đ)
Lãi sau thuế (Tr.đ)
Lãi/vốn hoạt động (%)
Tổng vốn (Tr. đ)
Vốn cố định (Tr.đ)
Vốn lưu động (Tr.đ)
Tổng số
47.535,5
25.158,3
22.377,2
45.718,4
1.884,7
03,96
Bình quân/
HTX
1.980,6
1.048,2
932,4
1.904,9
78,5
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Đông Hòa, huyện Tây Hòa.
Qua khảo sát và báo cáo của 24 HTX nông nghiệp ở Tuy Hòa cho thấy: tổng vốn kinh doanh của HTX nông nghiệp năm 2005 tăng 21,6 % so năm 2004, vốn bình quân/HTX tăng 26,6%, doanh thu tăng 12,6%, lãi sau thuế tăng 11,57% so năm 2004; tỷ lệ lãi trên vốn hoạt động chỉ đạt 03,96%.
Từ kết quả trên có thể khẳng định:
Kết quả hoạt động cuả HTX nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa đã đạt thành tựu quan trọng, sau khi có Luật HTX, các HTX đã khắc phục dần tình trạng thua lỗ trong những năm trước đây, một số HTX đạt mức lãi cao, có tích lũy để đầu tư phát triển. Các HTX khá, giỏi tiếp tục khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường. Điển hình như HTX nông nghiệp Hòa Phong, năm 2005 có tổng doanh thu 7,3 tỷ đồng, lãi sau thuế là 360 triệu đồng; HTX nông nghiệp Hòa Mỹ Đông có tổng doanh thu 9,8 tỷ đồng, lãi sau thuế 144,7 triệu đồng; HTX nông nghiệp Hòa Bình 2 có tổng doanh thu 2,1 tỷ đồng, lãi sau thuế 177,7 triệu đồng; HTX nông nghiệp Hòa Bình 1 có tổng doanh thu 1,4 tỷ đồng, lãi sau thuế 145,5 ttriệu đồng; HTX nông nghiệp Hòa Vinh có tổng doanh thu 3,0 tỷ đồng, lãi sau thuế 129,5 triệu đồng …[33].
Trong những năm gần đây đã tiếp tục xuất hiện một số nhân tố mới, góp phần làm rõ hơn HTX kiểu mới, gợi mở buớc đi, cách làm mới cho các HTX nông nghiệp. Phần lớn các HTX nông nghiệp đã chuyển hướng sang kinh doanh tổng hợp và thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của hộ gia đình xã viên, đầu tư vốn cho hộ xã viên phát triển sản xuất; phục vụ cho cộng đồng như: kinh doanh xăng dầu, hay tiếp cận mở rộng liên kết sang hướng kinh doanh mới như: chế biến mây- tre lá, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ …
- Về chủng loại, thị phần vật tư cung ứng cho hộ nông dân.
Dịch vụ cung ứng vật tư có 10 HTX nông nghiệp tham gia. Các HTX mở đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp, tuy chủng loại chưa phong phú, hầu hết các HTX chỉ cung ứng được phân bón, thuốc trừ sâu bệnh; thị phần cung ứng còn hạn chế trong HTX và chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của xã viên. Nhưng dịch vụ cung ứng vật tư đã đem lại hiệu quả thiết thực cho xã viên, xã viên được HTX cung ứng những loại vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, phục vụ kịp thời, tạo thuận lợi cho người sản xuất và góp phần bình ổn giá cả thị trường.
Tuy vậy, phương thức kinh doanh của HTX chưa linh hoạt, khó khăn trong cạnh tranh với tư thương và do dịch vụ cung ứng vật tư có vốn đầu tư cao nhưng lãi từ dịch vụ này lại thấp nên HTX ít quan tâm để mở rộng chủng loại và thị phần vật tư cung ứng cho hộ nông dân.
- Về khuyến khích, áp dụng công nghệ mới:
Các HTX nông nghiệp bước đầu thể hiện được vài trò quan trọng trong việc tiếp thu, phổ biến, hướng dẫn, chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất. HTX đã phối hợp, làm đầu mối hướng dẫn tổ chức cho xã viên, nông dân sản xuất theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. Bắt đầu từ khâu chọn giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng, đến tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, trình diễn kỹ thuật thâm canh mới như: sạ hàng, sạ thưa, làm chuồng trại theo qui mô công nghiệp… Một số hướng sản xuất kinh doanh, được định hình ngày càng rõ nét. Thông qua các chương trình, dự án của tỉnh,của huyện, các xã viên được giới thiệu các hướng sản xuất như: sản xuất cây, con giống, sản xuất rau sạch, sản xuất nấm, sản xuất hoa, cây cảnh, chăn nuôi bò sữa, bò thịt, xây dựng các mô hình sản xuất thử nghiệm đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm, lãi từ 40% trở lên … Qua đó giúp xã viên tiếp cận dần với phương thức sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, tiến tới thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa nông thôn.
- Thị phần tiêu thụ nông sản:
Thị phần tiêu thụ nông sản của HTX còn hạn hẹp. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là do hộ xã viên tự giải quyết. Đây là điểm yếu nhất của HTX nông nghiệp ở Tuy Hòa.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX được tăng cường.
Tổng giá trị tài sản cố định của HTX nông nghiệp hàng năm đều tăng. Năm 2003 tăng 1,86% so năm 2002, năm 2004 tăng 7,88% so năm 2003. (Năm 2005 do bàn giao HTX nông nghiệp Phú Lâm sang thành phố Tuy Hoà nên giảm). Ngoài các công trình thủy lợi do Nhà nứơc quản lý, có 06 HTX có trạm bơm điện; các HTX quản lý 631,5km kênh mương nội đồng, trong đó đã kiên cố hóa hơn 31km.
- Tăng đầu tư:
Qua kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hàng năm, các HTX điều trích lập các quỹ để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng.
Các HTX và nhân dân cùng với Nhà nước đã đầu tư xây lắp các công trình trên kênh và bê tông hóa nhiều công trình dẫn nước mở rộng diện tích tưới phục vụ cho sản xuất như: đập Tân Giang Thượng; đập dâng Hòa Thịnh; hồ Hóc Răm và các hồ chứa, đập bổi …, xây lắp và nâng cấp 13 trạm có 48 tổ máy, lắp đặt một số trạm bơm than, bơm dầu, mở rộng diện tích tưới trên 4000 ha ngoài hệ thống thủy nông Đồng Cam.
Bằng nguồn vốn miễn thuế nông nghiệp theo di chúc của Bác Hồ và xã viên đóng góp chiếm 79 %, đến năm 1998 các HTX nông nhịêp ở Tuy Hòa đã xây lắp hệ thống điện chiếu sáng trên 30 tỷ đồng. Hàng năm các HTX dùng phần lãi của dịch vụ điện để duy tu, sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng. Năm 2004, các HTX nông nghiệp ở Tuy Hòa đã đăng ký vay từ dự án điện REII theo Hiệp định của Chính phủ và Ngân hàng thế giới, vay 43,0 tỷ đồng, cùng 18,7 tỷ đồng vốn đối ứng của HTX để cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ thống điện thắp sáng và bắt đầu khời động từ năm 2005.
- Nộp ngân sách Nhà nước.
Năm 2005, các HTX nông nghiệpTuy Hòa đã nộp ngân sách 732, 9 triệu đồng, tăng 11, 57% so năm 2004. Trong đó, HTX nông nghiệp Hòa Phong cao nhất 147,8 triệu đồng, tăng 08,9 % so năm 2004 (Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Đông Hòa, huyện Tây Hòa).
Những năm gần đây, tổng chi phí của HTX cao, thường chiếm trên 94% doanh thu, nên lãi không đáng kể. Năm 2005, tổng doanh thu/tổng chi phí của HTX nông nghịêp Hòa Phong - là HTX luôn dẫn đầu của tỉnh Phú Yên- cũng chỉ đạt 107,7%.
Do vậy, đóng góp của các HTX nông nghiệp vào ngân sách còn hạn chế.
2.2.3.2. Kết quả xã hội của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Tuy Hòa
Mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác, HTX không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn có mục tiêu xã hội theo đúng định hướng của Đảng. Các tổ chức kinh tế hợp tác không chỉ gắn bó về kinh tế, mà còn phát triển trên cơ sở tình làng, nghĩa xóm, dòng họ..; hợp tác với nhau để sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập, thực hiện làm giàu chính đáng đi đôi với việc xóa đói, giảm nghèo. Ngoài sự tác động của Nhà nứơc thông qua việc cho vay vốn các chường trình, dự án, hợp tác xã nông nghiệp, đóng vai trò tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho xã viên, cho người nông dân ở địa phương, HTX nông nghiệp đã tạo điều kiện hỗ trợ dưới hình thức dịch vụ hỗ trợ vốn cho xã nên để góp phần giải quyết các mục tiêu trên. Chỉ tính từ năm 2003 đến nay, một số HTX nông nghiệp như: Hòa Bình 1, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh, Hòa Đồng, Hòa Bình 2, Hòa Vinh, Hòa Tân Tây, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây 2… đã liên kết với HTX phi nông nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước mở rộng ngành nghề thêu- ren, hàng mây- tre- lá, chế biến hạt điều, thu hút trên 3500 lao động tham gia, góp phần giải quyết lao động nông nhàn ở nông thôn và nâng cao tay nghề cho hàng trăm lao động ở làng nghề đan đát truyền thống ở HTX nông nghiệp Hoà Đồng.
Đồng thời, các HTX còn giúp cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội khác như xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, trợ cấp các đối tượng chính sách, các gia đình neo đơn, nghèo khó; hỗ trợ một phần kinh phí cho Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở hoạt động.
Nhiều HTX nông nghiệp đã phát huy được vai trò tương thân tương trợ, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo trong xã viên và nông dân. Nhiều hộ nghèo đựơc vay vốn của HTX, được ưu tiên bố trí tham gia các hoạt động dịch vụ phù hợp để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hầu hết các HTX đều bán trước cho xã viên một số vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất, đến cuối vụ mới thu tiền, không tính lãi. Một số HTX khá, giỏi còn thực hiện phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách khó khăn và các HTX đều thực hiện tốt việc thăm hỏi, động viên, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho xã viên khi gặp hoạn nạn, thiên tai.
2.2.2.3. Kết quả chính trị của hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới
Từ việc phần lớn cán bộ, đảng viên có chuyển biến trong nhận thức về HTX kiểu mới- là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự lập ra nhằm mục tiêu chủ yếu là giúp đỡ lẫn nhau, tạo thêm sức mạnh cho từng người và cho cả HTX để thực hiện có hiệu quả hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quán triệt được quan điểm kinh tế hợp tác là yêu cầu và xu thế khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN. Sự chuyển biến này đã đem lại kết quả sự điều hành cuả UBND huyện, xã và các ngành của huyện có tiến bộ; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh dịch vụ hợp pháp của HTX đượ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van thac si(hoan chinh).doc
- Bìa Luận văn Tóm Tắt.doc