LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH NHẬP KHẨU, MẶT HÀNG
THAN ĐÁ VÀ VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH THAN ĐÁ
NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM . 9
1.1. Khái quát về kinh doanh nhập khẩu . 9
1.1.1. Khái niệm . 9
1.1.2. Vai trò . 9
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân . 10
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp . 11
1.1.2.3. Đối với người tiêu dùng . 12
1.1.3. Các hình thức . 13
1.1.3.1. Theo mức độ chuyên doanh . 13
1.1.3.2. Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh . 15
1.1.3.3. Theo phương thức kinh doanh nhập khẩu . 16
1.1.4. Nội dung, quy trình kinh doanh nhập khẩu . 18
1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh . 18
1.1.4.2. Quy trình nhập khẩu hàng hoá . 19
1.1.4.3. Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu . 20
1.1.4.4. Đánh giá kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu . 20
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu . 22
1.1.5.1. Các yếu tố thuộc về vĩ mô . 23
1.1.5.2. Các yếu tố thuộc về ngành hàng . 24
1.1.5.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp . 27
1.2. Khái quát về mặt hàng than đá . 27
1.2.1. Khái niệm . 27
1.2.2. Đặc điểm . 28
100 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty visa resources tại thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này diễn ra tại các vùng
trũng ngập nước. Các vùng đất ngập nước là những vùng có năng suất sinh học cao,
điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy nhiên, lớp thổ nhưỡng tại các
vùng này luôn trong điều kiện yếm khí; do đó, mặc dù sinh khối các loài cỏ sống
trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm và
không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Tiếp theo cỏ là lau, lách,
cây bụi, cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi
tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các
lớp và tạo thành than bùn.
33
Than bùn nằm ngay trên mặt đất hoặc sát mặt đất. Than bùn có nhiệt lượng
cháy từ 1.500 đến 4.200kcal/kg. Than bùn làm chất đốt phục vụ nhu cầu địa
phương, làm phân bón ruộng, nguyên liệu hóa chất, một số loại làm than hoạt tính.
1.2.3.2. Than nâu (lignite)
Than nâu hay còn gọi là than non (lignite) là loại đá trầm tích có màu nâu có
thể đốt cháy được, được hình thành chủ yếu từ vật chất mùn (humit), một lượng nhỏ
bitum và chất axit hữu cơ, thường có màu nâu hoặc đen.
Than nâu có hàm lượng cacbon khoảng 25-35%, độ ẩm cao khoảng 66%, và
hàm lượng tro dao động từ 6% đến 19%. Suất sinh nhiệt của than nâu trong khoảng
10 – 20 MJ/kg khi ẩm. Than nâu có hàm lượng vật chất dễ bay hơi cao nên nó dễ
dàng chuyển sang các sản phẩm dạng khí và lỏng so với các loại than đá cao cấp
khác. Tuy nhiên, do độ ẩm cao và nhạy cháy có thể gây ra các rủi ro trong vận
chuyển và lưu trữ. Than nâu chủ yếu được dùng làm nhiên liệu năng lượng, dùng
luyện than nửa cốc, than khí hóa và thủy hóa.
1.2.3.3. Than bán bitum
Than bán bitum hay còn gọi là than gầy, cũng được biết đến là than lignite
đen, loại than giữa than lignite và than bitum theo hệ thống phân loại ở Mỹ và
Canada. Xét về giác độ địa chất thì than bán bitum là than trẻ, được hình thành cách
đây 251 triệu năm. Ở trạng thái khô và không có tro, than á bitum chứa 42-52%
cacbon, nhiệt lượng riêng trong phạm vi từ 19 đến 26 megajoules/kg. Than này có
màu từ nâu xẫm đến đen, và sáng hơn than lignite, than bán bitum thường có một
cấu trúc thớ gỗ hơn là cấu trúc chắc bóng. Vài loại than bán bitum trông rất giống
than bitum.
Một tính ưu việt của than bán bitum là than này chứa ít nước hơn so với than
lignite và vì vậy cứng hơn, một tính chất làm cho than này thích hợp hơn cho vận
chuyển và lưu bãi. Tuy nhiên, hàm lượng hưu huỳnh của than bán bitum đôi khi
thấp hơn 1%, thấp dưới mức lưu huỳnh trong than bitum. Điều này cho thấy phải
đốt than bán bitum hiều hơn than bitum để sản sinh ra cùng lượng năng lượng như
nhau. Nhiều nhà máy điện đã chuyển sang than bán bitum vì hàm lượng lưu huỳnh
34
trong than bitum cao làm tổn hại đến môi trường. Than bán bitum được dùng chủ
yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt điện.
1.2.3.4. Than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal)
Than bitum hoàn chỉnh (bituminous coal) hay còn gọi là than mỡ là một loại
đá trầm tích được hình thành từ quá trình thành đá và nén ép nửa biến chất của vật
liệu than bùn ban đầu. Thành phần chủ yếu của nó là các maceral: vitrinit, và
liptinit. Than bitum tương đối mềm, chứa chất giống như hắc ín hay nhựa đường.
Loại than này có chất lượng cao hơn than nâu nhưng thấp hơn than antraxit. Chúng
được hình thành từ quá trình bị nén ép của than nâu. Nó có thể có màu đen hoặc nâu
đen.
Hàm lượng cacbon trong than bitum thường giao động trong khoảng 60-80%;
phần còn lại là nước, hydro, và lưu huỳnh..., chúng chưa được tách khỏi các
maceral. Bank density trong khoảng 1346 kg/m³. Dung trọng tự nhiên khoảng 833
kg/m³ (52 lb/ft³). Nhiệt cung cấp từ than mỡ dao động trong khoảng 24-35 MJ/kg
(21 triệu đến 30 triệu BTU/tấn) ở trạng thái ẩm, không có vật liệu khoáng. Trong
công nghiệp khai khoáng than, đây là loại than cung cấp một lượng lớn khí metan,
một khí nguy hiểm có thể gây ra các vụ nổ trong hầm lò. Tuy nhiên, than bitum vẫn
được sử dụng rộng rãi, nhất là làm nhiên liệu cho các nhà máy điện vì nó sinh ra
nhiệt lượng cao.
1.2.3.5. Than antraxit
Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại than
không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy được. Nó có khả
năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được dùng chủ yếu làm nhiên liệu
nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy nên có thể để chất đống lâu ngày, có độ
bền cơ học cao, không bị vỡ vụn trong khi chuyên chở.
1.3. Vài nét về thị trường kinh doanh than đá nhập khẩu của Việt Nam
Việt Nam chỉ mới bắt đầu nhập khẩu than từ năm 2013 nhưng đã tăng hơn 6,5
lần sau 4 năm. Khối lượng than nhập khẩu của Việt Nam từ 2014 đến tháng 9/2018
được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
35
Biểu đồ 1.1 – Sản lượng và kim ngạch nhập khẩu than của Việt Nam
giai đoạn 2013 –tháng 9/2018
“Nguồn: Tổng cục Hải quan”
Nhu cầu tiêu dùng than gia tăng đã kéo theo lượng than nhập khẩu không
ngừng gia tăng. Trước năm 2014, thống kê hải quan không xếp than vào danh mục
50 mặt hàng nhập khẩu lớn, nhưng sang năm 2014, đã có 3,096 triệu tấn than được
nhập khẩu, với trị giá 364,1 triệu USD. Năm 2016, nhập khẩu than đã tăng vọt lên
13,3 triệu tấn, kim ngạch đạt 927 triệu USD. So với năm 2015, tăng 92,4% về lượng
và 69,4% về giá trị. Kết thúc năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 14,5 triệu tấn than
đá, tăng 9,8% so với năm 2016. Trị giá nhập khẩu đạt khoảng 1,52 tỷ USD, tăng
58,4% so với năm trước. Giá nhập khẩu than bình quân năm 2017 là 105 USD/tấn,
tăng 44,2% so với năm 2016. Mặc dù lượng than cung cấp cho các hộ tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu đều đạt ở mức cao so với kế hoạch năm và vượt so với cùng kỳ
năm 2017 do nhu cầu than của các nhà máy nhiệt điện và các hộ tiêu thụ đều ở mức
cao so với dự kiến đầu năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan,
nhập khẩu than đá vào Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục từ tháng 6 đến tháng
8/2018, thì bắt đầu từ tháng 9/2018 tăng trở lại 31,9% về lượng và tăng 36,9% về
kim ngạch; tháng 10/2018 tăng tiếp 8,5% về lượng và tăng 13,3% về kim ngạch, đạt
2,17 triệu tấn, tương đương 268,56 triệu USD. Tổng cộng 10 tháng đầu năm 2018,
cả nước đã nhập khẩu 17,34 triệu tấn than đá, trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 48,8% về
lượng và tăng 71,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Ước tính chỉ nhập khẩu 11
tháng đã vượt 2,2 tỷ USD với gần 20 triệu tấn. Theo Quy hoạch điện 7, đến năm
36
2020, Việt Nam dự kiến phải nhập đến 50 triệu tấn than đá và năm 2030 là 80 triệu
tấn.
Vì vậy, trước tình hình Việt Nam vẫn còn rất yếu và rất thiếu về cơ sở hạ
tầng như cảng nước sâu, hệ thống kho bãi trung chuyển, khả năng vận chuyển quốc
tế và nội địa,nên để phục vụ cho nhu cầu sẽ phải nhập khẩu than số lượng lớn
trong những năm tới đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều quy hoạch, chỉ đạo để
thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển nhập khẩu than đá. Tuy nhiên, đến nay nhiều
quy hoạch, đề án vẫn còn nhiều bất cập chưa thực hiện được. Do vậy, hiện nay tại
miền Nam Việt Nam chưa có cảng nào có khả năng tiếp nhận trực tiếp tàu có tải
trọng đến cỡ Panamax (72.000 DWT) và cảng trung chuyển than nhập khẩu vẫn còn
khá hạn chế.
Ngoài những chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vụ cho
công tác nhập khẩu than, Chính phú Việt Nam còn ban hành nhiều chính sách nhằm
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nhập khẩu than, đáng chú ý nhất là
chính sách cho phép các nhà máy nhiệt điện được chủ động hơn trong việc nhập
khẩu than đá thay vì phải thông qua các đơn vị đầu mối và chính sách thông thoáng,
cho phép tất cả các công ty đều có thể nhập khẩu than, Nhà nước không giới hạn
quyền nhập khẩu than của bất cứ đơn vị nào. Như vậy, thị trường kinh doanh than
đá nhập khẩu ở Việt Nam thực sự mở cửa đối với các doanh nghiệp kinh doanh than
trong và ngoài nước.
Đến nay, tham gia thị trường nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện
chạy than ngoài TKV, TCT Đông Bắc còn có PV Power Coal thuộc Tập đoàn Dầu
khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhập khẩu cho các dự án nhiệt điện của PVN; EVN
nhập khẩu than cho các dự án nhiệt điện sử dụng than nhập khẩu của EVN. Các chủ
đầu tư, BOT tự nhập cho các dự án nhà máy nhiệt điện than của mình và nhiều
doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước khác tham gia cung ứng than nhập
khẩu về Việt Nam. Số doanh nghiệp tham gia thị trường nhập khẩu than cho điện
năm 2016 ngoài TKV và TCT Đông Bắc theo thống kê lên tới 55 doanh nghiệp. Và
đến nay, Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào thực hiện đầu tư khai thác than ở
37
nước ngoài, mà mới chỉ có Công ty nhiệt điện An Khánh đã thành lập công ty liên
doanh để khai thác than ở Indonesia với sản lượng khoảng 3 - 5 triệu tấn/năm.
Về thị trường nhập khẩu than đá, Australia, Indonesia và Trung Quốc là 3 thị
trường lớn nhất cung cấp than đá cho Việt Nam; trong đó than nhập khẩu từ
Australia chiếm 26% trong tổng lượng và chiếm 33,8% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu than của cả nước, đạt 4,52 triệu tấn, tương đương 692,52 triệu USD, tăng
47,6% về lượng và tăng 89,6% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu cũng tăng
28,5%, đạt 153,1 USD/tấn. Nhập khẩu than từ thị trường Indonesia chiếm 50%
trong tổng lượng và chiếm 31,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả
nước, đạt 8,67 triệu tấn, tương đương 638,27 triệu USD, tăng rất mạnh 92,2% về
lượng và tăng 115,4% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu từ thị trường này
tăng trên 12%, đạt trung bình 73,6 USD/tấn. Than nhập khẩu từ thị trường Trung
Quốc tuy giảm 19,7% về lượng nhưng tăng 37,3% về kim ngạch, đạt 742.183 tấn,
trị giá 255,19 triệu USD, chiếm gần 4,3% trong tổng lượng và chiếm 12,7 trong
tổng kim ngạch nhập khẩu than của cả nước. Giá nhập trung bình tăng rất mạnh
71%, đạt 343,8 USD/tấn. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu than từ thị trường Nga
1,98 triệu tấn, trị giá 210,04 triệu USD, giảm 2,8% về lượng nhưng tăng 5,6% về
kim ngạch. Nhập khẩu từ thị trường Malaysia 275.464 tấn, trị giá 15,69 triệu USD,
tăng 85,6% về lượng và tăng 110,8% về kim ngạch. Nhập khẩu than từ Nhật Bản
20.128 tấn, trị giá 6,91 triệu USD, tăng rất 272,3% về lượng và tăng 321% về kim
ngạch.
38
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG KINH DOANH THAN ĐÁ NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY VISA RESOURCES TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty
2.1.1. Giới thiệu về Tập đoàn Visa
Tập đoàn Visa được thành lập tại Ấn Độ vào năm 1994 bởi ông Vishambhar
Saran và vợ là bà Saroj Agarwal. Visa là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực Khoáng
sản, Sắt thép, Năng lượng, Nhiệt Điện, Thương mại quốc tế và Vận tải biển.
Tập đoàn Visa là tập đoàn có sự nhận diện toàn cầu bao gồm các quốc gia: Ấn
Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Úc, Indonesia, Nam Phi. Visa
luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư trong mảng: Than, Quặng Sắt, Quặng Crôm để phục vụ
cho nhu cầu và sự phát triển kinh doanh của tập đoàn trong mảng thép, năng lượng
và thương mại hàng hóa.
Visa đã và đang mang lại giá trị cho quốc gia Ấn Độ bằng cách thực hiện các
dự án năng lượng xanh và tích cựa đóng góp vào trách nhiệm xã hội thông qua các
chương trình phát triển về giáo dục, sức khỏe và phát triển nông thôn, thể thao văn
hóa, du lịch và được nhiều sự ủng hộ từ chính phủ.
Hiện nay, Tập đoàn Visa có 3 công ty trực thuộc: Công ty Visa Steel, Công ty
Visa Power và Công ty Visa Resources. Trong đó Visa Steel là một trong những
công ty hàng đầu về sản xuất thép đặc biệt, quặng Crom và than Coke tại
Kalinganagar, Odisha, Ấn Độ.
2.1.2. Giới thiệu về Công ty Visa Resources
Công ty Visa Resources là một trong ba công ty thuộc Tập đoàn Visa - Là
công ty thương mại quốc tế, chuyên cung cấp các sản phẩm/ hàng hóa chứa cacbon
như: than nhiệt, than coke, than mỡ, than antraxit, ferro chrom và các loại khoáng
sản khác như: quặng sắt, quặng mangan, quặng ferro chromCông ty Visa
Resources có mặt tại các thị trường: Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nam
Phi, Singapore, Indonesia. Cụ thể:
39
+ Visa Resource Singapore: Thành lập vào tháng 12/2008, là công ty mẹ điều
hành các vấn để như hồ sơ thanh toán, tài chính ngân hàng, kế toán và hoạt động
nhân sự.
+ Visa Indonesia: Là văn phòng đại diện của công ty Visa Resources tại
Indonesia, được đặt tại Jakarta, là đầu mối thu mua khoáng sản tại Indonesia, bao
gồm: than nhiệt, than antraxit Indonesia, than mỡ, than coke.
+ Visa Trading China: Là văn phòng đại diện của công ty Visa Resources tại
Trung Quốc, được đặt tại Thượng Hải, là công ty chuyên về thị trường Trung Quốc,
kinh doanh các loại hàng hóa: than coke, than mỡ, ferro chrom, than nhiệt/than
antraxit và xúc tiến đầu tư vào các nhà máy thép tại Trung Quốc,
+ Visa Ấn Độ: Công ty Visa Resources có 3 chi nhánh tại ấn Độ, được đặt tại
Newdelhi, Mumbai và Chenai và trụ sở chính đặt tại Koltaka. Tại Ấn Độ, Visa
Resources là một trong 5 công ty lớn nhất Ấn Độ chuyên cung cấp than nhiệt, than
antraxit cho công nghiệp và tiêu dùng tư nhân. Hoạt động của Công ty bao gồm việc
cung cấp than cho công nghiệp tới kinh doanh các sản phẩm quặng sắt, ferro chrom,
sắt thép.
+ Visa Nam Phi: là đầu mối thu mua khoáng sản tại thị trường Nam Phi nói riêng và
toàn Châu Phi nói chung, bao gồm: quặng ferro, khoáng sản, than nhiệt và than
antraxit.
+ Visa Thái Lan: Là văn phòng đại diện của công ty Visa Resources tại Thái Lan,
được đặt tại Bangkok, chuyên kinh doanh và xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị
trường cho hàng hóa bao gồm: than antraxit và than nhiệt cho công nghiệp và nhà
máy nhiệt điện tại Thái Lan
+ Visa Việt Nam: Là văn phòng đại diện của công ty Visa Resources tại Việt Nam
được thành lập vào tháng 2/2017, được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên
kinh doanh và xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường cho hàng hóa, bao gồm:
than antraxit và than nhiệt cho công nghiệp và nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam.
Như vậy, công ty Visa Resources đến nay đã có lịch sử hơn 10 hình thành và
phát triển trong lĩnh vực kinh doanh than đá nhập khẩu và đã có mặt tại các thị
40
trường: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi, Indonesia. Chính vì vậy, Công ty
đã có nhiều thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh than đá nhập khẩu, như: danh tiếng,
kinh nghiệm, quy trình kinh doanh, nguồn cung than đáRiêng đối với thị trường
Việt Nam, Công ty mới hoạt động được 2 năm (từ tháng 2/2017 đến nay), bước đầu
đã đạt được nhiều kết quả khả quan (đạt lợi nhuận hàng năm và doanh thu liên tục
tăng, ngày càng mở rộng danh mục khách hàng).
2.2. Thực trạng kinh doanh than đá nhập khẩu của Công ty Visa Resources tại
thị trường Việt Nam giai đoạn 2017 – quý I/2019
2.2.1. Quy trình kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại
thị trường Việt Nam
Quy trình kinh doanh than đá nhập khẩu của công ty Visa Resources tại thị
trường Việt Nam được tiến hành qua 2 bước cơ bản như sau:
2.2.1.1. Tìm kiếm khách hàng
Công ty Visa Resources tại Việt Nam sẽ thay mặt thực hiện việc chào hàng,
quảng bá sản phẩm, đàm phán, thương lượng, xúc tiến hợp đồng, hỗ trợ khách hàng
khi có vấn đề phát sinh.
Nhân sự hiện nay Công ty tại Việt Nam chỉ bao gồm 2 nhân sự: 01 trường văn
phòng đại diện, phụ trách chính tất cả các công việc, trong đó chủ yếu là công tác
tìm kiếm khách hàng và 01 trợ lý hỗ trợ công việc cho trưởng đại diện. Việc tìm
kiếm khách hàng chủ yếu dựa vào năng lực và mối quan hệ của trưởng văn phòng
đại diện mà chưa có sự hỗ trợ từ công ty mẹ. Hoạt động Marketing, quảng bá sản
phẩm vẫn chưa được triển khai trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc tìm kiếm
và tiếp cận khách hàng của Công ty đã thực hiện rất tốt, hiện nay, Công ty đã tiếp
cận và có các giao dịch mua bán với hầu hầu các doanh nghiệp nhập khẩu than đá
của Việt Nam.
Hiện nay, công ty tập trung vào cả 2 đối tượng khách hàng là doanh nghiệp tư
nhân và doanh nghiệp nhà nước, hai đối tượng này đều là doanh nghiệp thương mại
và nhà chế biến.
41
2.2.1.2. Nhập khẩu than đá về Việt Nam và giao hàng cho người mua
Hiện nay, Công ty chủ yếu nhập khẩu than đá từ thị trường Indonesia, qua quý
I/2019 bắt đầu nhập khẩu thêm than đá từ 2 thị trường là Liên bang Nga và Nam
Phi, tuy nhiên tỷ trọng có thấp.
Việc nhập khẩu than đá về Việt Nam được công ty Visa Resources thực hiện
theo một quy trình rõ rằng, chặt chẽ gồm các bước sau:
Hỏi hàng Chào hàng Thống nhất điều khoản và ký hợp đồng ngoại
thương Mở L/C Người bán chuẩn bị hàng hóa Giao hàng lên tàu Vận
chuyển về cảng Người mua khai quan và làm thủ tục nhập khẩu Tháo gỡ hàng
Thanh Toán Khiếu nại (nếu đó)
Công ty Visa Resources tại Singapore là văn phòng trụ sở chính, thực hiện các
công việc liên quan tới nhận/mở L/C cho phía chủ mỏ, tiến hành ký kết các hợp
đồng thương mại.
Trong 2 năm hoạt động tại Việt Nam, việc nhập khẩu than diễn ra tương đối
suôn sẻ, cơ bản đáp ứng được hoạt động kinh doanh, tuy nhiên, việc nhập hàng
cũng hay xảy ra một số trục trặc như tàu về cảng trễ so với kế hoạch và không thể
thông quan do thiếu các chứng từ cần thiết.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh than đá nhập khẩu
của công ty Visa Resources tại thị trường Việt Nam
2.2.2.1. Các yếu tố thuộc về vĩ mô
- Chính trị
Theo QĐ số 403/QĐ-TTg ngày 14/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than, nhu cầu than nhập khẩu cho các
nhà máy nhiệt điện rất lớn, khoảng 27,5 triệu tấn năm 2020 và tới 87 triệu tấn năm
2030. Để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu than này, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách, chủ trương nhằm hỗ trợ cho hoạt động khẩu than. Cụ thể như sau:
42
* Tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển nhập khẩu than
Việt Nam từ trước đến nay luôn là nước xuất khẩu than, các hoạt động nhập
khẩu than chủ yếu là nhỏ lẻ và do các doanh nghiệp tự thực hiện. Vì vậy, trước tình
hình sẽ phải nhập khẩu than số lượng lớn trong những năm tới đây, chúng ta vẫn
còn rất yếu và rất thiếu về cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu, hệ thống kho bãi trung
chuyển, khả năng vận chuyển quốc tế và nội địa,
Để phục vụ việc nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện than, chủ yếu cho
các nhà máy từ miền Trung trở vào, yêu cầu ít nhất phải có 01 cảng nước sâu có thể
tiếp nhận tàu có trọng tải lớn >100.000 DWT đưa vào sử dụng để có thể giảm chi
phí nhập khẩu than cho các nhà máy điện. QH 403/2016 đề ra định hướng là: Xây
dựng mới, đầu tư nâng cấp, mở rộng các cảng hiện có đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
than theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các cảng biển
Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó:
- Giai đoạn đến năm 2020: Đầu tư xây dựng mới cảng biển Duyên Hải - Trà
Vinh với công suất đến 40 triệu tấn than/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng đến
80.000 ÷ 160.000 DWT nhằm phục vụ việc nhập khẩu than cung cấp cho Trung tâm
Điện lực Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh) với tổng công suất thiết kế 4.200 MW.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng cấp cảng Hòn Nét
với công suất đến 30 triệu tấn than/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 100.000
DWT. Đầu tư cải tạo mở rộng cảng Hà Tĩnh (khu bến Sơn Dương) với công suất
đến 35 triệu tấn than/năm, tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 200.000 DWT.
Tuy nhiên, đến nay TKV - đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án Cảng biển
Duyên Hải - Trà Vinh đã có văn bản trình Bộ Công Thương xin dừng công tác
nghiên cứu và lập dự án đầu tư cảng này.
Do vậy, hiện nay tại miền Nam Việt Nam chưa có cảng nào có khả năng tiếp
nhận trực tiếp tàu có tải trọng đến cỡ Panamax (72.000 DWT).
Hơn nữa, các nhà máy nhiệt điện than tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải,
Trung Nam bộ, địa hình có nhiều sông ngòi, cự ly vận chuyển xa, phương án tốt
nhất để vận chuyển than về cảng nhà máy điện là bằng đường sông. Song, hiện tại
43
năng lực vận chuyển đường sông nội địa trên toàn quốc là khoảng 500.000 tấn, chủ
yếu là sà lan 1.000 - 2.000 tấn, chỉ đáp ứng được khoảng 10 triệu tấn/năm (với chu
trình 2 chuyến/tháng).
Còn về cảng trung chuyển than nhập khẩu: việc Chính phủ vẫn chưa có chỉ
đạo đối với đề xuất mới của TKV, do đó chưa có cơ sở pháp lý để các đơn vị nhập
khẩu than cho sản xuất điện tại khu vực tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
chuyển tải than thay thế cũng là một vấn đề cần được giải quyết. Trong dài hạn, khi
nhập khẩu than với khối lượng lớn, việc không có cảng trung chuyển ảnh hưởng rất
nhiều đến quá trình vận hành của chuỗi cung ứng, không chỉ PVN, EVN mà cả các
hộ tiêu thụ nhỏ lẻ khác. Khi doanh nghiệp phải tự chủ động tìm giải pháp sẽ gây ra
hiện tượng manh mún, chồng chéo, không có quy hoạch, gây ảnh hưởng đến môi
trường và khó đảm bảo nguồn cung ổn định. Bên cạnh đó, việc cơ sở hạ tầng chưa
được đầu tư đồng bộ cũng dẫn tới các đơn vị nhập khẩu phải chịu nhiều khoản chi
phí phát sinh (như phạt dôi nhật với số tiền lớn, mất uy tín của doanh nghiệp với các
đối tác quốc tế).
Trước những khó khăn trên, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã chủ động
đầu tư nghiên cứu, tìm ra phương án cảng trung chuyển than cho các cụm nhà máy
nhiệt điện của mình tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là Long Phú và Sông
Hậu. Được biết, đến nay phương án chuyển tải nổi than tại khu vực Gò Gia do PVN
kết hợp cùng các đơn vị khác đầu tư nghiên cứu đã được các bộ, ban, ngành phê
duyệt và bước đầu đã áp dụng thành công.
* Chính sách nhập khẩu than
Mặc dù Chính phủ đã ban hành một số văn bản về công tác nhập khẩu than,
song không có văn bản thống nhất chỉ đạo phương án điều hành cung ứng than cho
nhiệt điện nên có khó khăn cho công tác tổ chức nhập khẩu than. Chẳng hạn:
- Thông báo số 346/TB-VPCP ngày 26/8/2014 của Văn phòng Chính phủ
thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đối với các đầu mối
nhập khẩu than: Cho phép đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu than
44
"Khẩn trương chuyển đổi các Hợp đồng nguyên tắc đã ký với các đối tác thành các
hợp đồng mua bán dài hạn".
- Để bảo đảm việc nhập khẩu than cho sản xuất điện có hiệu quả, duy trì
nguồn cung ổn định dài hạn, chất lượng phù hợp với yêu cầu của nhà máy điện với
giá cạnh tranh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, ngày 16/01/2017,
Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 46/TTg-CN về việc cung cấp than cho sản xuất
điện. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: "Các đơn vị cung cấp than (TKV,
TCT Đông Bắc và các đơn vị khác) làm việc với EVN để xây dựng kế hoạch cung
cấp than ổn định, lâu dài đáp ứng phục vụ cho các NMNĐ của EVN theo đúng quy
định của pháp luật".
Tuy nhiên, cho đến nay, các bên cung cấp than và EVN vẫn chưa đạt được
những thỏa thuận cung cấp than mang tính bền vững và lâu dài.
- Tiếp theo các chỉ đạo của Chính phủ đã thiên về hướng cho phép các nhà
máy nhiệt điện được chủ động hơn trong việc nhập khẩu than thay vì phải thông qua
các đơn vị đầu mối. Tại công văn số 2172/VPCP-CN ngày 10/3/2017 của Văn
phòng Chính phủ nêu rõ: "Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than (gồm cả chủ đầu tư
nhà máy nhiệt điện BOT, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện là doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài) chịu trách nhiệm thu xếp nguồn than để cung cấp cho nhà máy theo
quy định (trực tiếp nhập khẩu, hoặc mua than qua đầu mối là TKV, TCT Đông Bắc,
hoặc qua doanh nghiệp thương mại)".
Như vậy, thị trường kinh doanh than nhập khẩu ở Việt Nam thực sự mở cửa
đối với các doanh nghiệp kinh doanh than trong và ngoài nước. Tất cả các công ty
đều có thể nhập khẩu than, nhà nước không giới hạn quyền nhập khẩu than của bất
cứ đơn vị nào. Tuy nhiên tất cả các loại than nhập bởi các đơn vị thương mại
(Không thuộc Vinacomin hoặc Tổng Công ty Đông Bắc hoặc đơn vị trúng thầu
nhiệt điện): Phải cam kết không bán cho nhiệt điện (các đơn vị này sẽ bán cho các
hộ thương mại nhỏ lẻ khác, bán cho các khu công nghiệp).
- Chỉ đạo mới nhất của Bộ Công Thương (Thông báo số 69/TB-BCT ngày
27/03/2018) yêu cầu sử dụng phương thức đấu thầu quốc tế rộng rãi khi mua than
45
nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các bên mua than (các dự án nhiệt
điện) đã đưa ra trong hồ sơ mời thầu những điều khoản là điều chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế, dẫn đến những khó khăn như đã nêu trên. Ngoài ra, các nhà máy
nhiệt điện khi chủ động mua than nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn so với các đơn
vị đầu mối vì không có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để tiếp cận thị trường luôn
biến động phức tạp, chuẩn bị cơ sở hạ tầng vận chuyển, chuyển tải và chế biến than.
Tóm lại, về cơ chế chính sách, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành
một số văn bản về công tác nhập khẩu than, có thể phân thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trước năm 2015: Chính phủ chỉ đạo hoạt động nhập khẩu than
thông qua Ban chỉ đạo nhập khẩu than; Hình thành các đầu mối nhập khẩu; Cho
phép đàm phán trực tiếp với các doanh nghiệp xuất khẩu than. Các chỉ đạo trong
giai đoạn này khá phù hợp với thông lệ quốc tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_kinh_doanh_than_da_nhap_khau_cua_cong_ty.pdf