Luận văn Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu: tiềm năng, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .8

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .8

4. Những công trình nghiên cứu liên quan .9

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.10

6. Cấu trúc luận văn .13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN15

1.1. Một số quan niệm và khái niệm về biển .15

1.1.1. Biển và đại dương .15

1.1.2. Phạm vị không gian biển.17

1.1.3. Quan niệm về vùng ven biển.17

1.2. Kinh tế biển .19

1.2.1. Khái niệm kinh tế biển .19

1.2.2. Cơ cấu kinh tế biển.22

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển.32

1.2.4. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế biển và vùng ven biển.34

1.2.5. Tổ chức lãnh thổ (không gian) kinh tế biển .37

1.2.6. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế biển.39

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển quốc gia và vùng.40

1.3.1. Phát triển kinh tế biển Việt Nam.40

1.3.2. Phát triển kinh tế biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.46

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

TỈNH BẠC LIÊU. 51

2.1. Khái quát chung về tỉnh Bạc Liêu.51

2.2. Tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu.55

2.2.1. Tiềm năng về vị trí địa lí vùng biển và ven biển.55

2.2.2. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .564

2.2.3. Tiềm năng về kinh tế - xã hội.66

2.2.4. Đánh giá về điều kiện và tiềm năng phát triển.70

2.3. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu.72

2.3.1. Ngành thủy hải sản.72

2.3.2. Khai thác khoáng sản biển .84

2.3.3. Ngành lâm nghiệp .88

2.3.4. Ngành dịch vụ, du lịch .90

2.3.5. Ngành giao thông vận tải biển.93

2.4. Vị trí kinh tế biển trong nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu .96

2.5. Một số vấn đề liên quan trong phát triển kinh tế biển và vùng ven biển tỉnh BạcLiêu.99

2.5.1. Vấn đề khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển.99

2.5.2. Phòng chống thiên tài, bảo vệ môi trường biển và ven biển.99

2.5.3. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển.100

2.5.4. Về bảo vệ an ninh – quốc phòng vùng biển .101

2.5.5. Vấn đề ứng phó với BĐKH tác động đến kinh tế biển và VBVBBL .101

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

TỈNH BẠC LIÊU. 103

3.1. Cơ sở khoa học xây dựng định hướng và giải pháp .103

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước.103

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 105

3.1.3. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.106

3.2. Các định hướng phát triển kinh tế biển chung .107

3.2.1. Tổ chức không gian phát triển kinh tế biển.107

3.2.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế biển .108

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực.118

3.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và dân cư ven biển.118

3.2.5. Khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường .119

3.2.6. Xây dựng hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và dự báo phát triển kinh tế biển, vùng

biển ven biển tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.120

3.2.7. Quốc phòng, an ninh .120

3.3. Các giải pháp chủ yếu.121

3.3.1. Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển .121

3.3.2. Hoàn thiện chính sách và hệ thống quản lí và khai thác biển .121

3.3.3. Huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh .1225

3.3.4. Về phát triển khoa học, công nghệ.122

3.3.5. Xúc tiến đầu tư và mở rộng thị trường.123

3.3.6. Về môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu .124

3.3.7. Gắn phát triến kinh tế biển với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đảm bảo an sinh

xã hội .125

3.4. Kiến nghị.126

KẾT LUẬN . 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 130

PHỤ LỤC . 132

pdf137 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu: tiềm năng, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩnh Thịnh, huyện Hoà Bình) với chiều dài khoảng 18 km và đoạn gần kênh cầu Cháy (xã Điền Hải, huyện Đông Hải) đến kênh số 3 cũ của thị trấn Gành Hào với chiều dài khoảng 3 km. 60 Những đoạn bờ biển được bồi quanh năm, đoạn từ kênh số 4 (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) đến gần kênh cầu Cháy (xã Điền Hải, huyện Đông Hải) với tổng chiều dài 24 km. Kết quả tính toán từ ảnh vệ tinh giai đoạn 1968 – 1998, cửa sông Gành Hào bị xói lở từ 0,1 – 0,5 km, đoạn bờ biển huyện Đông Hải được bồi đắp 0,5 – 1,5 km và đoạn bờ biển huyện Hòa Bình được bồi đắp từ 0,36 – 0,73 km. Bảng 2.3: Tình trạng biến động bờ biển tỉnh Bạc Liêu (giai đoạn 1968-1998) Vị trí quan trắc Biến động Quy mô biến động (km) Cửa sông Gành Hào Bị xói lở 0,1 – 0,5 (a) Bờ biển huyện Đông Hải Được bồi đắp 0,5 – 1,5 (b) Bờ biển huyện Hòa Bình Được bồi đắp 0,36 – 0,73 (b) Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu [15]. (a) Chiều rộng bị xói mòn vào sâu đất liền (tối thiểu–tối đa), tính từ đường bờ biển năm 1968 đến 1988. (b) Chiều rộng được bồi đắp ra phía biển (tối thiểu – tối đa) tính từ đường bờ biển năm 1968 đến năm 1998. 2.2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Bạc Liêu có 5 nhóm đất chính với 31 loại đất, với tổng diện tích đất tự nhiên là 246.872 ha. Ngoài ra còn có 10.022 ha đất có mặt nước ven biển. Phần lớn các loại đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là đất ngập nước (trừ đất cát giồng ven biển, và đất nhân tác). Bảng 2.4: Diện tích các loại đất tỉnh Bạc Liêu năm 2011 TT Tên đất Diện Tích (ha) Tỉ lệ(%) I Bãi cát, cồn cát và đất cát biển 450 0,18 II Đất mặn 91.792 37,18 III Đất phèn 118.008 47,80 1. Đất phèn tiềm tàng 24.905 10,09 2. Đất phèn hoạt động bị thủy phân 40.225 16,29 IV Đất phù sa 7.601 3,08 V Đất nhân tác 22.625 9,16 61 TT Tên đất Diện Tích (ha) Tỉ lệ(%) VI Sông 6.396 2,59 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 246.872 100,00 Đất có mặt nước ven biển 10.022 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu [14]. Bảng trên là diện tích các loại đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, riêng đối với VBVBBL có các nhóm đất chính sau: + Nhóm đất cát: diện tích 450 ha (chiếm tỷ lệ 0,18%), phân bố dọc theo bờ biển thuộc địa bàn thành phố Bạc Liêu và huyện Hòa Bình (khu vực giồng nhãn và giồng giữa của xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông, phường Nhà Mát của thành phố Bạc Liêu và xã Vĩnh Hậu A của huyện Hòa Bình), trên địa hình cao nghiêng thoải vào trong đất liền. Đặc điểm lý hóa tính nổi bật của nhóm đất này là thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cát cao, mùn, đạm và các chất dinh dưỡng thấp, khả năng giữ nước kém, nhưng đất tơi xốp, dễ thoát nước, trên địa hình cao không bị mặn, nếu đưa tầng đất bên dưới bị mặn lên trên tầng mặt thì khả năng rửa mặn rất nhanh, nên thuận lợi cho trồng các loại cây trồng cạn như rau, màu và các loại cây ăn quả có giá trị nếu có khả năng đầu tư tốt. + Nhóm đất mặn: diện tích 91.792 ha (chiếm 37,18%), chịu ảnh hưởng mặn của nước biển do thủy triều hoặc mặn ngầm mao dẫn. Trong đó, căn cứ vào độ mặn chia thành 4 loại là đất mặn sú vẹt nước, đất mặn nhiều, đất mặn trung bình và đất mặn ít. Tùy theo độ mặn của các loại đất trên sẽ hình thành nên các vùng thích nghi khác nhau để phục vụ sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp và diêm nghiệp. + Nhóm đất nhân tác: có diện tích 22.625 ha, chiếm 9,16% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố dọc theo các kênh rạch, các trục lộ giao thông lớn và các khu dân cư tập trung, bao gồm: đất thổ cư, đất xây dựng cơ bản, đất lập liếp trồng cây lâu năm. Do tác động của con người, lớp phủ thổ nhưỡng bị xáo trộn và đặc điểm lý hóa tính có nhiều thay đổi. + Đất có mặt nước ven biển: VBVBBL còn có hơn 10.022 ha diện tích đất có mặt nước ven biển, đây chính là phần diện tích đất bãi bồi và có sự biến động hằng năm do hiện tượng bồi lở ven biển. Vùng đất này là môi trường sinh thái thuận lợi cho các hoạt động thủy hải sản phát triển, đặc biệt là hoạt động nuôi trồng hải sản (nhất là các loài nhuyễn thể). - Tài nguyên nước: Bạc Liêu là tỉnh có điều kiện khó khăn về nguồn nước ngọt, các nguồn nước chính của tỉnh nói chung và VBVBBL nói riêng gồm: 62 + Nước mưa: là một tài nguyên quý giá cung cấp nguồn nước ngọt. Với lượng mưa trung bình năm khá cao (giai đoạn 2000 – 2011 đạt 2.128,6 mm) và mùa mưa kéo dài trong 6 tháng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp của tỉnh, nhất là VBVBBL vì chưa có điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng. Ngoài ra nước mưa còn là nguồn nước được đa số người dân nông thôn tích trữ, sử dụng làm nước uống trong mùa khô. + Nước mặt: bao gồm 2 loại chính là nước mặn và nước ngọt. Cụ thể, nước mặn phần lớn địa bàn tỉnh Bạc Liêu chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển Đông và biển Tây và có hệ thống kênh rạch chằng chịt ăn thông với nhau, nên nguồn nước mặn rất dồi dào và luôn có khuynh hướng lấn át nguồn nước ngọt. Tuy nhiên, do biển Đông và biển Tây vừa là nguồn cấp nước mặn, vừa là nơi nhận nước tiêu cho khu vực ĐBSCL, nên việc kiểm soát chất lượng nước và khống chế khi có dịch bệnh tôm xảy ra hết sức khó khăn và là một thách đố lớn đối với công tác quản lý và khai thác nguồn nước này. Nguồn nước mặn VBVBBL đang được khai thác sử dụng chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản mặn/lợ, làm muối và bảo vệ các khu rừng ngập mặn; Nguồn nước ngọt VBVBBL chủ yếu như nêu trên là do nước mưa tại chỗ và một phần thông qua các hệ thống kênh dẫn nước từ sông Hậu và nguồn nước ngầm. Hiện nay, lượng nước ngọt đủ cho mùa mưa, riêng mùa khô vùng thiếu nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. + Nước ngầm: phân bố trên diện rộng toàn tỉnh và kéo ra cả bên ngoài tỉnh Bạc Liêu. Tổng trữ lượng khai thác nước ngầm của tỉnh là 1.573.792 m3/ngày (trong đó trữ lượng tĩnh trọng lực được đánh giá là 1.569.993 m3/ngày và trữ lượng tĩnh đàn hồi là 3.784 m3/ngày). Về mặt chất lượng nước thì cũng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công nghiệp. Ngoài ra một số nơi còn khai thác nước ngầm để tưới rau, màu hoặc pha loãng nước mặn cho nuôi thủy sản. Hiện nay, do khai thác quá mức và xâm nhập mặn nên nguồn nước ngầm VBVBBL đang trong tình trạng hạ thấp mức nước tĩnh khoảng 10 – 20 m và bị nhiễm mặn. Đây là một thực tế đáng báo động, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác nước ngầm. - Tài nguyên sinh vật biển và nguồn thủy sản: Vùng đặc quyền kinh tế biển của Bạc Liêu rộng trên 20.700 km2, trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại, trong đó nhiều loại có trữ lượng và giá trị kinh tế cao như tôm biển các loại, cá Hồng, cá Gộc, cá Sao, cá Thu, cá Chim, cá Đường. Ngoài ra, ở vùng biển Bạc Liêu còn nhiều loài hải sản khác có thể khai thác hàng hóa như mực, nghêu, sò huyết 63 Với 3 cửa biển lớn là Gành Hào, Nhà Mát và Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu có thể phát triển mạnh ngành vận tải và du lịch biển, trong đó thị trấn Gành Hào có khả năng phát triển thành Khu kinh tế biển lớn của tỉnh cũng như của vùng ven biển phía Đông của Nam bộ (khu vực từ Mũi Dinh đến Cà Mau), cung cấp các dịch vụ cho đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Các cửa biển nối với mạng lưới đường bộ, trong đó có QL1A và 2 tuyến quốc lộ khác sẽ được xây dựng trong những năm tới sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản của tỉnh phát triển. + Nguồn lợi tôm, cá và nhuyễn thể: vùng ven biển có chất lượng tương đối tốt, thủy sinh vật làm thức ăn cho tôm, cá khá phong phú, nên các thành phần loài cá và tôm ở các thuỷ vực trong tỉnh khá phong phú và đa dạng. Nguồn lợi cá biển có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài có giá trị kinh tế và phân bố như sau: cá tầng đáy chiếm 80%, cá nổi chiếm 20%; cá sống vùng biển gần bờ chiếm 80%, xa bờ chiếm 20%. Cá biển ở Bạc Liêu đa dạng về giống loài, có chu kỳ sống ngắn, nhiều loài có giá trị và sản lượng cao như: Cá hồng, cá nhụ, cá chim, cá đù đù, Nguồn lợi tôm do diện tích tiếp giáp với biển rộng, hàng năm nguồn lợi tôm tự nhiên cung cấp khoảng vài tỷ con giống các loại. Theo thống kê đã tìm thấy khoảng 33 loài tôm ở các thuỷ vực tỉnh Bạc Liêu, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: sú, thẻ, đất, chì, sắt, bạc; Nguồn lợi tôm biển: họ tôm he chiếm ưu thế với 6 giống và 16 loài. Ngoài ra, còn 01 loài thuộc họ tôm vỗ, 01 loài thuộc họ tôm tít, 01 loài thuộc họ tôm gai, 01 loài thuộc họ tôm lửa. Nguồn lợi mực đã phát hiện được 23 loài: Mực nang, mực ống, mực tuột, mực sim. trong số 53 loài có ở vùng biển Việt Nam. + Nguồn lợi ven bờ: nguồn lợi hải sản ven bờ của tỉnh Bạc Liêu chưa có số liệu thống kê đầy đủ. Theo đánh giá của các nhà khoa học và nhà quản lý cho thấy sản lượng thủy sản khai thác đã vượt mức khai thác cho phép từ năm 1991 cho đến nay và sức ép khai thác ở vùng ven bờ vẫn ngày càng gia tăng vì số lượng tàu nhỏ tăng không ngừng, dẫn đến nguồn lợi hải sản bị khai thác quá mức và suy giảm nghiêm trọng. Nguồn lợi từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ một vài năm trở lại đây đã xuất hiện trên vùng bãi bồi ven biển của tỉnh (có xuất hiện nhưng mật độ còn thưa, nằm rải rác dọc bờ biển), chủ yếu là nghêu, sò giống; Bạc Liêu thành lập các hợp tác xã để quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi và cải thiện đời sống cho người dân nghèo ven biển. 64 - Tài nguyên rừng: theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2011 của toàn tỉnh Bạc Liêu là 5.840,40 ha, riêng VBVBBL là 5.167,0 ha (trong đó diện tích có rừng 3.362,6 ha; diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất chuyên dùng là 899,9 ha; đất bãi bồi quy hoạch phát triển rừng và vùng đệm rừng đặc dụng là 913,5 ha ); Diện tích rừng được chăm sóc, bảo vệ của toàn tỉnh là 4.926,90 ha, riêng VBVBBL là 4.262,5 ha; Tỷ lệ độ che phủ rừng tập trung của toàn tỉnh chiếm 1,63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, riêng của VBVBBL là 3,31% diện tích tự nhiên của vùng. Rừng VBVBBL có thể chia ra các dạng sau: + Rừng đặc dụng Bạc Liêu thuộc loại khu bảo tồn thiên nhiên: (khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh) với 254,7 ha vùng lõi (trong đó diện tích có rừng 201,2 ha; đất nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng 53,5 ha) và 500 ha vùng đệm hiện đang nuôi trồng thủy sản, trong đó bao gồm: Vườn chim Bạc Liêu, thuộc địa bàn phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu có diện tích 126,7 ha; Khu rừng đặc dụng thuộc địa bàn ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải có diện tích 128 ha. + Rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu: thuộc loại rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Từ kết quả giải đoán ảnh viễn thám kết hợp với thực tế điều tra, khảo sát thực địa đã phân lập được các loại rừng chủ yếu bao gồm: rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản và đất chuyên dùng. Tổng diện tích đất rừng phòng hộ 4.401,6 ha. Nhìn chung rừng phòng hộ ven biển chủ yếu là rừng non, trữ lượng rừng phòng hộ ven biển được cải thiện đáng kể, hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển. + Đất nuôi trồng thủy sản có rừng: tập trung ở khu vực từ đê biển trở vào (mô hình tôm – rừng) với quy mô diện tích 7.317,3 ha (trong đó diện tích có rừng 2.194 ha, chiếm 30% diện tích và diện tích nuôi trồng thủy sản 5.123,3 ha, chiếm 70% diện tích). Mô hình tôm – rừng phân theo địa bàn huyện cụ thể như sau: huyện Hòa Bình 1.960 ha (trong đó xã Vĩnh Hậu 1.000 ha, Vĩnh Hậu A 413 ha, xã Vĩnh Thịnh 547 ha) và huyện Đông Hải 5.357,3 ha (trong đó xã Long Điền Tây 1.970 ha, xã Long Điền Đông 1.150 ha, xã An Phúc 1.100 ha, xã Long Điền 650 ha, xã Điền Hải 337,3 ha và thị trấn Gành Hào 150 ha). - Tài nguyên khoáng sản: của tỉnh nói chung và VBVBBL nói riêng nghèo nàn. Gần đây qua khảo sát phát hiện chủ yếu là các mỏ đất sét nằm rải rác trên địa bàn tỉnh, ngoài ra còn có cát biển tích tụ ven bờ vùng biển Bạc Liêu Đây là tài nguyên không tái tạo và với trữ lượng thấp nên chưa được cơ quan chuyên môn điều tra, thăm dò đánh giá tiềm năng từ đó hoạt động khai thác tài nguyên còn rất hạn chế. Có thể kể đến một số mỏ sét VBVBBL 65 như mỏ sét ấp 14, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, quy mô vừa, trữ lượng tiềm năng khoảng 3.200 nghìn m3; mỏ sét thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình trữ lượng tiềm năng 510 nghìn m3. Các mỏ còn lại có quy mô nhỏ và nằm rải rác trong vùng. - Tài nguyên động, thực vật: do chủ yếu là hệ sinh thái ngập mặn ven biển nên tài nguyên động thực vật cũng mang tính đặc trưng của rừng ngập mặn, có sự đa dạng sinh học cao. + Thực vật: theo kết quả điều tra của dự án “quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu” đã xác định được 49 loài, trong đó có 15 loài (chiếm 31%) là cây rừng ngập mặn thực sự và 34 loài (chiếm 69%) cây gia nhập rừng ngập mặn thuộc 27 họ. + Động vật: Khu hệ chim, hiện tại theo thống kê được có khoảng 102 loài chim được ghi nhận trong các nghiên cứu, trong đó có 9 loài chim có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam; Khu hệ giáp xác như tôm cua cũng rất phong phú về loài và sản lượng, có 21 loài tôm, 25 loài cua; Khu hệ bò sát, có khoảng 26 loài thường thấy trên địa bàn; Lớp thú có khoảng 16 loài, trong đó có 4 loài có nguy cơ tuyệt chủng; Thủy sinh vật trong vùng ven biển chủ yếu làm thức ăn cho tôm, cá phong phú về thành phần loài: có 133 loài thực vật nổi, 24 loài động vật nổi và 61 loài động vật đáy. Sinh lượng thực vật nổi trong nước đạt từ 172.000 – 221.000 cá thể/lít, động vật nổi từ 4.940 – 8.550 con/m3, động vật đáy từ 7,14 – 7,64 g/m3. - Tài nguyên phát triển du lịch: nói về tiềm năng du lịch của Bạc Liêu và VBVBBL có thể kể đến các tiềm năng đã và đang được đầu tư phát triển như sau: + Tài nguyên du lịch tự nhiện: Khu bảo tồn vườn chim Bạc Liêu là khu vực có quy mô, có sự đa dạng về loài quý hiếm, có cảnh quan thiên nhiên đẹp và đặc biệt có hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư tương đối tốt là những điểm tài nguyên có đủ điều kiện để khai thác phát triển thành các khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách với các hoạt động xem chim kết hợp nghỉ dưỡng, sinh thái, tham quan rừng ngập mặn... Vườn nhãn Bạc Liêu cách thành phố Bạc Liêu 6 km với diện tích hơn 50 ha. Điểm nổi bật ở nơi đây là những vườn nhãn với những gốc nhãn cổ thụ có cây lên đến hàng trăm năm. Thêm vào đó là một khung cảnh đồng quê tạo thành một không gian sinh thái nông nghiệp hấp dẫn có thể tổ chức các hoạt động du lịch đa dạng như nghỉ cuối tuần, văn hóa, sinh thái, ẩm thực. Dải rừng ngập mặn ven biển từ TP Bạc Liêu đến cửa Gành Hào, nét độc đáo của hệ sinh thái ngập mặn như cảnh quan rừng ngập mặn với kênh rạch chằng chịt, các sản vật phong phú, 66 có giá trị cao, hệ thống các trang trại, các khu nuôi trồng thủy sản Những khu vực này có thể khai thác phát triển du lịch theo hình thức các khu du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần gắn với sinh thái nông nghiệp, du lịch đồng quê Những điểm có khả năng phát triển như khu du lịch Nhà Mát – TP Bạc Liêu, cửa biển Gành Hào, dải bờ dọc tuyến đê biển thuộc huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. + Tài nguyên du lịch nhân văn: có thể coi là thế mạnh so với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các giá trị văn hóa lịch sử về giai thoại Công tử Bạc Liêu có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như tour du lịch theo phong cách tiêu khiển của Công tử Bạc Liêu, các sản phẩm quà lưu niệm gắn với giai thoại; Các giá trị văn hóa lịch sử từ Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu (1919). Dạ cổ hoài lang chính là sự kết tinh của những giá trị nhân văn, nghệ thuật và lịch sử xứng đáng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Hiện nay, Bạc Liêu có khu lưu niệm cố nhạc sỹ và lễ hội Dạ cổ hoài lang tổ chức hàng năm. Bạc Liêu có những tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long như, Quán âm Phật Đài ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu thờ Quán âm Nam Hải; Tục thờ cá Ông tại Gành Hào, huyện Đông Hải và Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình; Lễ hội nghinh ông Gành Hào là một sự kiện văn hóa lớn, nổi tiếng thu hút rất đông người tham dự. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa với 31 di tích lịch sử trong đó có 10 di tích cấp quốc gia, như Di tích lịch sử Chùa Kom Phi Sakor Prêkchou (chùa Xiêm Cán); Di tích kiến trúc nghệ thuật Phước Đức cổ miếu (chùa Bang); Lăng cá ông - thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải Bên cạnh đó, là những lễ hội và nét ẩm thực độc đáo của sự hòa nguyện 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên sự hấp dẫn về tài nguyên du lịch cho Bạc Liêu. 2.2.3. Tiềm năng về kinh tế - xã hội 2.2.3.1. Dân cư và nguồn lao động Bảng 2.5: Dân số VBVBBL giai đoạn 2002 – 2011 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Toàn tỉnh (người) 823.829 835.771 847.547 856.829 867.777 873.293 VBVBBL (người) 384.363 389.750 395.211 399.530 404.496 406.780 Tỷ lệ so sánh (%) 46,65 46,63 46,63 46,63 46,61 46,58 67 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 – 2011 [5]. VBVBBL là địa bàn có dân cư tập trung đông đúc. Năm 2011, số dân của vùng là 406.780 người (chiếm 46,58% dân số toàn tỉnh; trong đó, thành phố Bạc Liêu chiếm 37,23% dân số của vùng, huyện Hòa Bình chiếm 26,77% dân số của vùng và huyện Đông Hải chiếm 36% dân số của vùng). Tỷ lệ giới tính của dân số nam so với dân số nữ khá cân bằng (99,03%). Tỷ lệ dân số thành thị của vùng khá cao (chiếm 36,86% dân số của toàn vùng), điều này dễ hiểu vì thành phố Bạc Liêu là đô thị loại ba nên có dân số tập trung đông đúc hơn rất nhiều so với các huyện khác. Mật độ dân số trung bình là 363 người/km2, cao hơn mật độ dân số trung bình toàn tỉnh gần 1,1 lần; trong đó, thành phố Bạc Liêu có mật độ dân số cao nhất là 865 người /km2, kế đến là huyện Hòa Bình là 290 người/km2 và cuối cùng là huyện Đông Hải với 257 người/km2. Như vậy, dân cư VBVBBL chiếm tỷ lệ tương đối lớn và có xu hướng giảm nhẹ do tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm (năm 2006 là 46,65% đến năm 2011 là 46,58%). 2.2.3.2. Đường lối, chính sách kinh tế - xã hội Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển Việt Nam đã được thể hiện rất rõ trong “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, và để cụ thể hóa và triển khai Nghị quyết này ở tỉnh nhà, Tỉnh ủy Bạc Liêu đã xây dựng và thực hiện “Chương trình số 23, ngày 6/6/2007”, từ đó đến nay nghề khai thác biển và nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đã có sự phát triển đáng kể, và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Để thực hiện tốt chương trình của Tỉnh ủy Bạc Liêu, UBND tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng nhiều kế hoạch cụ thể và phối hợp với các Sở triển khai nhiều dự án đầu tư có liên quan đến phát triển kinh tế biển tỉnh nhà. Các chương trình phát triển hạ tầng nông thôn và phát triển đô thị, chương trình giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chương trình phát triển thủy sản, chương trình phát triển thương mại du lịch Đến nay, tỉnh đã đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển các ngành có liên quan đến kinh tế biển như “Quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, thủy hải sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020”; “Quy hoạch phát triển dự án điện gió tỉnh Bạc Liêu”; “Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020” và sắp tới tỉnh sẽ cho thực hiện đề án “Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”. Bên cạnh đó, còn rất nhiều đề án được triển khai đồng loạt. Tất cả các quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạchphát triển kinh tế biển của tỉnh đã góp phần trong việc định hướng, tạo bộ khung 68 cho sự phát triển kinh tế biển Bạc Liêu theo hướng phù hợp, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng biển của tỉnh. 2.2.3.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật - Giao thông vận tải: dịch vụ vận tải của tỉnh Bạc Liêu không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng phục vụ, các đơn vị chú trọng trang bị phương tiện, máy móc hiện đại, mở thêm luồng tuyến vận tải, đưa doanh thu, sản lượng liên tục tăng trưởng và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Năm 2011, doanh thu vận tải đạt 1.517,4 tỷ đồng, tăng 10,85% so với năm 2010. Về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông VBVBVL nói riêng và cả tỉnh nói chung, đến nay mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại và thông thương, mua bán, vận tải hàng hóa thông suốt. Tuy nhiên để tạo ra nhiều động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã ưu tiên đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường quan trọng như đường Nguyễn Thái Học, đường Nguyễn Tất Thành (thành phố Bạc Liêu), Hộ Phòng – Chủ Chí, Giá Rai – Cạnh Đền (huyện Đông Hải), Lộc Ninh – Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Mỹ (huyện Hòa Bình) - Phước Long, Giá Rai – Gành Hào (huyện Đông Hải), Giồng Nhãn (thành phố Bạc Liêu) – Gành Hào (huyện Đông Hải), Đối với hệ thống giao thông nông thôn và các tuyến đường thông xe bốn bánh đến trung tâm xã đã và đang được tỉnh chú trọng đầu tư hoàn thiện. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: nhìn chung cơ sở vật chất cả tỉnh đều được đầu tư phát triển, trong đó cơ sở vật chất các ngành nghề kinh tế biển cũng được đầu tư cải tiến. Số phương tiện đánh bắt thủy sản trên biển được bổ sung không ngừng, đồng thời thiết bị trên tàu cũng được hiện đại hóa hơn tạo điều kiện đánh bắt tốt hơn, đặc biệt là đánh bắt xa bờ. Bên cạnh đó, yêu cầu đầu tư hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá là rất cần thiết. Hiện nay, cảng cá Gành Hào giai đoạn 1 đã hoàn thành và tiếp tục nâng cấp thành cảng cá loại I vào năm 2015. Các dịch vụ khác như vựa thu mua hải sản, trạm xăng dầu, dịch vụ khuân vác, vận chuyển, cơ sở sản xuất nước đá, sữa chữa tàu thuyền bước đầu đáp ứng được yêu cầu. Hiện tại, tỉnh cũng đang xây dựng kế hoạch để xây dựng nhiều công trình liên quan phục vụ phát triển kinh tế biển trong thời gian tới. - Bưu chính viễn thông: mạng lưới bưu chính đảm bảo phục vụ tốt công tác truyền gửi thư tính, báo chí, công văn, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện, đáp ứng kịp thời về nhu cầu trao đổi, tiếp nhận tin tức đến các đối tượng cá nhân và cơ quan, đơn vị trên khắp 69 địa bàn tỉnh, đặc biệt là đến được với vùng sâu vùng xa ven biển. Với dịch vụ viễn thông, các đơn vị liên tục đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn bằng hòa mạng miễn phí, giảm giá thuê bao, phí lắp đặt, tăng thêm giá trị tài khoản, nhằm chiếm lĩnh thị phần đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cấp chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội. - Hệ thống điện, nước: từ khi tái lập tỉnh đến nay, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn, lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, nước của Bạc Liêu đã có bước đột phá và đạt được những kết quả đáng kể. Mạng lưới đường dây tải điện và trạm biến áp ngày càng được mở rộng theo hướng hiện đại hóa, tất cả các địa phương trên phạm vi địa bàn của tỉnh đều đã có điện phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Ngoài hệ thống cấp nước sạch ở thành phố và các thị trấn, Bạc Liêu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các hệ thống cấp nước tập trung, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, là đối với VBVBBL thì việc cung cấp nước sinh hoạt có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Hiện nay, toàn tỉnh có 97% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 45% hộ sử dụng nước qua xử lí và trên 93% hộ sử dụng điện. Định hướng đến năm 2015, tỉ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt 65% trở lên, 100% hộ nông thôn có điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. 2.2.3.4. Khoa học công nghệ Khoa học – công nghệ có vai trò cực kỳ quan trọng, là động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản. Hiện nay, khoa học – công nghệ đã đóng góp khoảng 30 – 40% vào gia tăng sản lượng. Từ năm 2002 đến nay đã có nhiều đề tài và dự án khoa học được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất trên nhiều lĩnh vực. Một số công trình có ý nghĩa đối với phát triển các ngành kinh tế biển của tỉnh như Dự án điều tra, quan trắc, dự báo tài nguyên – môi trường (môi trường nước mặt, nước biển ven bờ, nước ngầm) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh; Dự án quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu; thí điểm mô hình sản xuất muối chất lượng cao bằng phương thức trải bạt mang lại hiệu quả cao; Thành quả trong công nghệ sinh học đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới nhằm rút ngắn thời gian sản xuất nhưng 70 vẫn cho năng suất và sản lượng cao; các tiến bộ về chế phẩm sinh học trong sản xuất thuốc thủy sản, xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản Những ứng dụng khoa học – công nghệ đã thúc đẩy sản xuất và đưa đến những thành công nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trong phát triển kinh tế biển. 2.2.3.5. Thu hút đầu tư Tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư như chế độ miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, chính sách giao đất hoặc cho thuê đất, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng cáo thương hiệu Nhìn chung, vốn đầu tư thu hút từ các nguồn bên ngoài nhà nước đang ngày càng được nâng lên. Hiện nay, về phát triển kinh tế biển tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án về lĩnh vực du lịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_26_5320779639_9594_1872371.pdf
Tài liệu liên quan