MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA VÙNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA VÙNG ĐẦM PHÁ Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 5
1.1. Lý luận về kinh tế hàng hóa vùng 5
1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế 28
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA VÙNG ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN - HUẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 33
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế 33
2.2. Những vấn đề bức xúc đặt ra cần khắc phục để phát triển kinh tế hàng hóa ở vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA VÙNG ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN - HUẾ 71
3.1. Những quan điểm định hướng về phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế 71
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế 79
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 99
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu bị mất thị trường tiêu thụ ở Đông Âu và Liên Xô, thị trường mới ở Trung Quốc, Nhật, Đông Nam á chưa định hình chắc chắc. Do vậy Công ty rong biển - agar không hoạt động được.
Chế biến thủy sản trong nhân dân vẫn mang tính thủ công sản xuất các sản phẩm truyền thống. Đa số các hộ gia đình làm nghề chế biến thủy sản tập trung vào các mặt hàng tôm rảo bóc vỏ, nước mắm, ruốc quết, mực khô, tôm chua, mắm sò, mắm cá... Đó là những sản phẩm chế biến không đòi hỏi nhiều về vốn, kỹ thuật... là nghề truyền thống tạo việc làm và thu nhập ổn định, luôn có lãi cho gần 500 hộ gia đình vùng ven biển và đầm phá lãi từ 1,5 triệu đến 143 triệu đồng/năm (bình quân đạt 31,1 triệu đồng). Lao động làm nghề chế biến thủy sản hầu hết là phụ nữ. Thực trạng chế biến thủy sản vùng đầm phá cho thấy nghề chế biến thủy sản tồn tại và phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu đặc thù của địa phương vùng đầm phá. Đây là hướng phát triển đúng đắn có tác dụng thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của ngư dân. Trong những năm gần đây số lượng sản phẩm thủy sản chế biến ngày càng tăng với tốc độ nhanh, năm 1995 là 1.328 tấn đến năm 2000 ước đạt 2.000 tấn, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm. Cơ cấu các chủng loại mặt hàng ngày càng phong phú. Số lượng lao động được giải quyết ngày càng nhiều, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao. Trong cơ cấu mặt hàng thủy sản chế biến đã tạo ra những sản phẩm riêng có trên cơ sở điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng.
Các ngành nghề hỗ trợ cho dân cư vùng đầm phá phát triển thủy sản, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống đó là: mạng lưới cơ sở công nghiệp, dịch vụ nghề cá, các ngành nghề khác. Mạng lưới cơ sở công nghiệp liên quan đến thủy sản xét về trình độ thiết bị và công nghệ đó là hệ thống cơ sở đóng tàu thuyền và sửa chữa nông cụ nhỏ bé, sản xuất thủ công là chủ yếu, năng lực sản xuất yếu, năng suất không cao. Hiện nay có 7 cơ sở đóng thuyền trong đó có 1 cơ sở nhà nước, 5 cơ sở của tư nhân và 1 cơ sở của hợp tác xã.
Các đơn vị chuyên dịch vụ kỹ thuật giống tôm, Trung tâm giống Thuận An bị lũ cuốn trôi chưa khôi phục lại được hiện còn 5 cơ sở trại tôm giống của công ty cung ứng giống và các trại giống khác của tư nhân, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa có cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm, cá nguồn thức ăn trên thị trường là của Thái Lan và Đà Nẵng. Cầu cảng bến cá phục vụ cho vùng đầm phá hầu như chưa có. Hệ thống thủy lợi đê bao và ao hồ, nuôi trồng thủy sản đã được cải tạo. Trong toàn vùng đã hình thành những tuyến đê bao ngăn mặn và phòng chống lũ lụt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Nhưng những đê bao này không kiên cố do không có vốn, hoặc vốn của dự án thiếu nên không hoàn thành được các hạng mục.
- Thực trạng sử dụng tài nguyên đất đai
Vùng đầm phá có quan hệ mật thiết với gần 49.888 ha đồng bằng và 19.000 ha đất cát ven biển. Đây là vùng đất xấu nghèo chất dinh dưỡng gồm các nhóm đất cát biển, đất mặn, đất chua, đất phù sa, đất úng nước, đất lầy và đất than bùn. Đất đồng bằng được sử dụng hết để trồng lúa và hoa màu nhưng cho năng suất thấp, đất cát trồng được 5.871 ha rừng, một số mô hình trồng rừng trên đất cát chưa được tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng.
Với diện tích 22.000 ha của mặt nước vùng đầm phá có 4.170 ha được quy hoạch là diện tích nuôi trồng thủy sản.
Bảng 6: Kết quả diện tích nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
Đơn vị: ha
Thực hiện năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
- Diện tích nuôi tôm cua cá
830
1.102
1.162
1.296
1.626
1.850
- Diện tích trồng rong câu
360
437
437
Cộng tổng diện tích
1.190
1.539
1.599
1.296
1.626
1.850
Nguồn: [35], [36], [37], [38], [39], [40].
Qua số liệu cho thấy tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng bình quân hàng năm là 13,7%. Đối với diện tích trồng rong câu đến năm 1997 không phát triển thêm, sang năm 1998 đến nay diện tích còn lại không đáng kể. Diện tích nuôi tôm, cua, cá tăng hàng năm, một số đất mặn, xấu cho năng suất lúa thấp được chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Do sự biến động của khí hậu mùa tôm năm 2000 xuất hiện tôm tự nhiên di cư đến vùng tôm nuôi, tôm này cho sản lượng thấp, tốn thức ăn..., một số điểm tôm chết do phát hiện sớm đã được xử lý kịp thời nên hầu hết diện tích nuôi trồng đều phát triển tốt.
Chương trình 773 của Thủ tướng chính phủ ngày 21/12/1994 về khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước, đã được ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế triển khai xây dựng "Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế" được Bộ Thủy sản và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt năm 1995. Dự án đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích nuôi trồng trên các bãi triều theo hình thức quảng canh cải tiến, kết hợp với việc định cư các hộ thủy diện trên vùng đầm phá trong những năm vừa qua và cho những năm tiếp theo.
Bến cảng Thuận An là nơi ra vào của số lượng lớn tàu thuyền khai thác biển, đầm phá và tàu hàng hóa (nhưng chủ yếu là tàu biển vào). Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, kinh tế Thừa Thiên - Huế nói riêng đã làm cho cảng này trở nên quá tải. Dự án cảng Chân Mây có độ sâu từ 10m - 14m cho các tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào đã được chính phủ phê duyệt tháng 7-2000. Dự kiến năm 2001 sẽ khởi công và năm 2003 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các bến bãi khác dân cư tự cập bến neo đậu thuyền trên đầm phá để giao lưu mua bán thủy sản, chưa được đầu tư xây dựng.
- Thực trạng về sử dụng vốn và vốn đầu tư chuyển giao công nghệ
Vốn hiện nay đang là nguồn lực khan hiếm ở nước ta cũng như các nước đang phát triển. Vốn đầu tư tác động trực tiếp đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Vốn tạo điều kiện để đổi mới thiết bị, công nghệ, khai thác hợp lý và khôi phục tài nguyên môi trường sinh thái. Thực trạng nguồn vốn sử dụng cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản hiện nay ở vùng đầm phá còn gặp rất nhiều khó khăn. Dân vùng đầm phá rất nghèo để chuyển đổi từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, hoặc từ khai thác tự nhiên sang nuôi trồng thủy sản, vốn thiếu trầm trọng. Theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn một hộ nuôi trồng thủy sản được vay 10 triệu đồng không phải thế chấp. Với mức này nếu sản xuất nông nghiệp có thể nói là nguồn vốn đầu tư lớn nhưng với nuôi trồng thủy sản mới chỉ đáp ứng được từ 20-30% nhu cầu của một hộ tùy theo diện tích nuôi trồng. Sự hỗ trợ của nhà nước còn rất nhỏ so với nhu cầu, từ năm 1995 - 2000 nguồn vốn hỗ trợ đạt 2,8%/năm.
Bảng 7: Nguồn vốn đầu tư của nhà nước so với nhu cầu nuôi trồng thủy sản
Đơn vị: triệu đồng
Thực hiện năm
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
2000
- Nhu cầu vốn
29.050
38.570
40.670
45.360
56.910
64.750
- Tổng vốn đầu tư của nhà nước
695
1.331
1.361
983
873
2.486
- Tỷ lệ đầu tư (%)
2,4
3,4
3,3
2,2
1,5
3,8
Nguồn: [36], [37], [38], [39], [40].
Nhu cầu vốn cho 1 ha nuôi tôm trung bình 35 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ theo chương trình 773 là 2,8%/ha, vốn của dân khoảng 33,7%, còn lại khoảng 66% vốn dân phải đi vay của ngân hàng, vay tín dụng và có cả vay nặng lãi. Trong những năm vừa qua nhờ có chính sách giao mặt nước, thị trường tiêu thụ ổn định, quá trình thu hồi vốn nhanh từ nuôi trồng thủy sản. Vì vậy dù nguồn vốn đầu tư hỗ trợ rất thấp nhưng ngư dân đã mạnh dạn đầu tư để nuôi trồng thủy sản (hiệu quả 1 ha tôm có giá trị gấp từ 3-4 lần so với trồng lúa).
Song song với việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, việc đầu tư chuyển giao công nghệ, cải tạo giống, ao hồ, kỹ thuật... đã được chú ý. Nhiều con giống thủy sản đã được du nhập thuần dưỡng và phát triển trên khắp vùng đầm phá đã góp phần từng bước tạo nên bộ giống thủy sản hoàn chỉnh cho người nuôi. Các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản được triển khai và chuyển giao cho hầu hết các địa phương qua chương trình khuyến ngư. Nhờ vậy giúp cho người dân chủ động và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay có 6 mô hình nuôi tôm bán thâm canh tại các xã Vinh Giang (Phú Lộc), Phú Diên, Phú Xuân (Phú Vang), Quảng Ngạn (Quảng Điền), Hương Phong (Hương Trà). Đã tổ chức được 8 lớp tập huấn về nuôi tôm, 5 đợt hội thảo với 30 lớp về đẩy mạnh nuôi tôm bằng thức ăn công nghiệp. Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các tỉnh phía nam. Các trạm khuyến ngư ở 3 huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc cùng với phòng thủy sản và chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên theo dõi tình hình nuôi trồng và khai thác trên từng địa phương để xử lý kịp thời. Từ thực trạng trên cho thấy dân cư đầm phá mở rộng diện tích nuôi trồng và tăng năng suất nuôi trồng là vấn đề rất khó khăn cần được sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc vay được nguồn vốn để sản xuất. Hiện tại chưa có sự đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực này.
- Thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta sự tồn tại của các thành phần kinh tế là tất yếu khách quan. Do trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất ở các vùng, các ngành khác nhau. Vì vậy còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: trong thời kỳ quá độ ở nước ta còn tồn tại 5 thành phần kinh tế đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân. Thực hiện nghị quyết của Đảng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế vùng đầm phá tiếp tục được giải phóng khai thác tiềm năng vốn có của vùng để phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua nghề thủy sản nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hình thức hợp tác mới bước đầu hình thành trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Toàn tỉnh hiện có 60 tập đoàn đánh cá, 37 hợp tác xã đánh bắt xa bờ. Trong nuôi trồng thủy sản đã hình thành hàng trăm tổ hợp nuôi tôm, nghiệp đoàn nuôi tôm góp vốn góp sức để đầu tư sản xuất. Nhờ vậy đã tạo điều kiện hợp tác và thúc đẩy sản xuất phát triển. Doanh nghiệp nhà nước có 2 công ty nuôi trồng thủy sản, 3 công ty chế biến, 1 xí nghiệp đóng tàu thuyền; 1 trung tâm tôm giống (Thuận An đang bị hư hỏng 90% chưa khôi phục được). Các doanh nghiệp này đang được sắp xếp lại theo hướng hợp lý hóa trong sản xuất. Nhờ có nhiều nỗ lực và biện pháp năng động thích ứng với cơ chế thị trường các doanh nghiệp tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện đổi mới, sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo nghị định 44/CP của chính phủ còn chuyển biến chậm. Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động công ích để đảm trách nhiệm vụ là trung tâm giống và dịch vụ kỹ thuật cho nghề thủy sản chưa được triển khai kịp thời.
Kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình phát triển hầu hết trong các ngành nghề có quy mô nhỏ và phù hợp với tính chất sản xuất như các nghề: khai thác ven bờ, nuôi trồng thủy sản, chế biến sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa. Kinh tế hộ phát triển nhưng hiện nay chưa hình thành các trang trại kinh tế vùng đầm phá.
Kinh tế tư nhân có một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài của Đài Loan chế biến thủy sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp tư nhân hoạt động chủ yếu ở khâu thu mua gia công chế biến thủy sản xuất khẩu, trang bị dụng cụ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch đến nơi tiêu thụ, đóng góp đáng kể trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy đã nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm. Một số tư nhân có vốn đã đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, thực hiện hợp tác liên doanh tạo ra những mô hình mới trong sản xuất thủy sản.
- Thực trạng về thị trường tiêu thụ và tỷ trọng xuất khẩu
Trong cơ chế thị trường hiện nay vấn đề không chỉ là sản xuất mà sản xuất ra sản phẩm phải tiêu thụ được (tức là sản phẩm phải được thị trường chấp nhận). Giải quyết đầu vào của quá trình sản xuất từ ao, hồ nuôi cho đến giống, thức ăn... đang còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng tiêu thụ sản phẩm lại còn khó khăn hơn, sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không? thị trường tiêu thụ lại không ổn định cho một số loại cá, cua... Sản phẩm tiêu thụ được sẽ kích thích tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hiện nay mạng lưới mua bán thủy sản tươi sống đang phát triển, cho nên sản phẩm vùng đầm phá được tiêu thụ nhanh chóng sau thu hoạch. Sản phẩm vùng đầm phá được tiêu thụ ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... Sản phẩm có mặt ở hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh; kể cả hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông. Sản phẩm vùng đầm phá là đặc sản phục vụ tại các nhà hàng khách sạn đáp ứng nhu cầu khách du lịch, do vậy sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hết. Đặc biệt một số sản phẩm tham gia xuất khẩu trên thị trường EU, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo. Giá cả tùy từng thời điểm nhưng nói chung giá vẫn còn thấp, do bán thông qua các khâu trung gian, chủ vựa, có nơi bán tại nơi sản xuất chỉ bằng 1/3 so với giá bán trên thị trường. Điều đó làm thiệt hại cho người sản xuất. Trong chế biến sản phẩm đã đẩy nhanh tốc độ phát triển chế biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng. Đổi mới công nghệ chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng nhanh sản lượng và giá trị của sản phẩm xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao thay cho sản phẩm thô dưới dạng nguyên liệu. Từ đó làm tăng tỷ trọng xuất khẩu và tăng tiền nộp ngân sách cho nhà nước. Năm 1995 ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế xuất khẩu được 6,850 triệu USD đến năm 1999 xuất khẩu được 14,169 triệu USD dự kiến đến hết năm 2000 sẽ xuất được 15,00 triệu USD. Giá trị kim ngạch xuất khẩu gần bằng 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong toàn tỉnh. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 17%. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm, cua, mực, cá. Trong đó mặt hàng tôm hùm, tôm sú của đầm phá chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Tổng nộp ngân sách cho nhà nước trong 5 năm là 63 tỷ đồng tăng 56% so với năm 1995.
- Thực trạng thu nhập bình quân đầu người
Cho đến nay nguồn thu nhập của dân vùng đầm phá chủ yếu là từ sản phẩm nông nghiệp (lúa, khoai, ớt, đậu...) và đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Do năng suất và sản lượng không cao nên đời sống của đại bộ phận dân cư đang còn rất thấp. Theo Thông báo số 1751/LĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xác định chuẩn mực đói nghèo năm 1997 - 1998: Hộ nghèo vùng nông thôn đồng bằng, trung du có mức thu nhập dưới 20 kg gạo tương ứng với 70.000 đ/người/tháng. Dựa theo tiêu chí phân chia giàu nghèo của các vùng, đối với vùng nông thôn nói chung, vùng ven biển và đầm phá nói riêng, Cục thống kê Thừa Thiên - Huế xác định như sau:
Bảng 7: Chỉ tiêu xác định hộ giàu nghèo
Đơn vị tính: đồng
TT
Loại hộ
Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng
Trị giá tài sản bình quân đầu người
1
Hộ giàu
trên 300.000đ
trên 20.000.000đ
2
Hộ khá
180.000 - 300.000
5.000.000 - 20.000.000
3
Hộ trung bình
70.000 - dưới 180.000
1.000.000 - < 5.000.000
4
Hộ nghèo
dưới 70.000
dưới 1.000.000
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên - Huế.
Theo kết quả điều tra của Liên ngành Lao động, Thương binh và Xã hội - Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên - Huế tháng 7-2000 tình trạng giàu nghèo ở 5 huyện vùng đầm phá và so với toàn tỉnh như sau:
Bảng 8: Tỷ lệ phân hóa giàu nghèo
Đơn vị: %
TT
Đơn vị
Hộ giàu
Hộ khá
Hộ TB
Hộ nghèo
1
Huyện Phong Điền
0,50
19,64
63,58
16,27
2
Huyện Quảng Điền
0,66
15,00
67,03
17,17
3
Huyện Hương Trà
0,50
20,00
65,52
13,98
4
Huyện Phú Vang
4,84
26,06
50,61
18,47
5
Huyện Phú Lộc
2,60
26,96
51,10
19,31
6
Toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế
2,69
22,33
58,75
16,93
Nguồn: Sở LĐTB-XH - Cục thống kê Thừa Thiên - Huế.
Qua bảng trên cho thấy vùng ven biển và đầm phá sự phân hóa giàu nghèo đang diễn biến nhanh xảy ra ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc. Sự phân hóa này do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có các nguyên nhân cơ bản là hộ giàu và hộ khá do nuôi trồng thủy sản và mặt khác là do nhận tiền, hàng từ nước ngoài gửi về. Đây là hai huyện có số người vượt biên đông nhất tỉnh (sau năm 1975). Còn hộ nghèo sống chủ yếu vào nghề khai thác đầm phá, dân thủy diện sống lênh đênh trên mặt nước và các hộ sống thuần nông. Nếu phân theo ngành nghề tỷ lệ giàu nghèo được thể hiện như bảng sau:
Bảng 9: Phân bố giàu nghèo theo cơ cấu ngành nghề vùng đầm phá
Đơn vị: %
TT
Đơn vị
Hộ giàu
Hộ khá
Hộ TB
Hộ nghèo
1
Thuần nông
0,64
16,77
65,38
17,18
2
Nông dân kiêm nghề
1,79
27,35
56,72
14,1
3
Ngư dân
4,49
21,34
59,55
14,6
4
Cán bộ công nhân viên
-
32,2
54,2
13,3
Nguồn: Sở LĐTB-XH - Cục thống kê Thừa Thiên - Huế.
Kết quả trên cho thấy hộ thuần nông vùng đầm phá khó có khả năng làm giàu. Ngư nghiệp có khả năng và hiện thực hơn, làm giàu nhanh hơn so với các nghề khác, trong đó đặc biệt là nuôi trồng thủy sản lãi gấp nhiều lần so với làm lúa.
Ví dụ: Gia đình ông Trần Toản xã Vinh Giang huyện Phú Lộc năm 1999 thả 100.000 con giống (tôm), sản lượng thu được là 1750 kg. Tổng thu là 187 triệu đồng, trong đó đã chi phí hết 67 triệu đồng, còn lãi 120 triệu đồng. Bình quân thu nhập 10 triệu đồng/1 tháng.
Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm đang phát triển tốt tạo khả năng làm giàu cho người dân. Chi phí trung bình gần 50%, lãi trên 50% nếu kỹ thuật nuôi tôm tốt, tính toán kỹ thì mức lãi cao hơn nhiều. Một số hộ nuôi hòa vốn hoặc lỗ là do không nắm kỹ thuật nuôi chăm sóc, thức ăn thả vào ao hồ quá nhiều so với lượng tôm gây ô nhiễm nước, tôm chết. Hầu hết các hộ nuôi tôm đều lãi trừ trường hợp thiên tai bất ngờ trước mùa thu hoạch. Thị trường tiêu thụ tôm tương đối ổn định giá cả tương đối hợp lý; khuyến khích tạo điều kiện cho nuôi tôm phát triển. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng đầm phá cho phù hợp với tiềm năng là rất cần thiết nhằm phát triển kinh tế hàng hóa đúng hướng. Tỷ lệ đói nghèo của dân cư vùng đầm phá hiện nay chiếm 17,17% dân số của vùng, đây là đối tượng cần được quan tâm trong chương trình xóa đói giảm nghèo.
Tóm lại, thực trạng các nhân tố trong phát triển kinh tế vùng đầm phá cho thấy rõ vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế có đầy đủ các điều kiện để phát huy tiềm năng vốn có của vùng. Nhằm phát triển kinh tế vùng đầm phá thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cung cấp sản phẩm tiêu dùng trong nước, là nguồn xuất khẩu quan trọng của tỉnh góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên - Huế phát triển.
2.1.2. Thực trạng vai trò quản lý của nhà nước
Trong cơ chế thị trường mọi hoạt động của các đơn vị, các thành phần kinh tế đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế riêng. Bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác nhau và mâu thuẫn, khiến cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ tuy có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu về vốn, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Do dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế này không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân, các đơn vị kinh tế cá thể tiểu chủ, Nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN. Đồng thời xây dựng kinh tế nhà nước đủ mạnh để làm tốt vai trò chủ đạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ "Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với việc ngăn ngừa, khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế" [18, 93].
Những năm gần đây việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thủy sản đã được nhà nước quan tâm. Hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được ban hành để quản lý về môi trường, các hệ sinh thái và quản lý mối quan hệ giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hệ thống tổ chức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã được triển khai ở Trung ương và các tỉnh ven biển đầm phá trong cả nước. Trong những năm vừa qua cùng với sự kích thích của nền kinh tế thị trường, hoạt động khai thác thủy sản phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chuyển biến tích cực có định hướng trong khai thác vẫn còn tồn tại nhiều phương pháp khai thác lạc hậu. Thực tế phát sinh nhiều loại nghề khai thác bất hợp lý gây tác hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái vùng biển đầm phá Thừa Thiên - Huế. Vì vậy, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trong khai thác nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Để thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước, một số văn bản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của nhà nước, của ngành thủy sản đã được ban hành đó là:
- Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25 tháng 4 năm 1989.
- Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản số 195/HĐBT ngày 2 tháng 6 năm 1990.
- Thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngày 25/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 195/HĐBT về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Bộ Thủy sản số 04 TS/TT ngày 30/8/1990.
- Quyết định của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế về quản lý giống nuôi trồng thủy sản số 116 TS/QĐ ngày 12/6/1991.
- Quyết định số 773-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1994 về chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng.
- Hướng dẫn của Bộ Thủy sản số 114 TS/KHĐT ngày 27 tháng 1 năm 1995 về thực hiện Quyết định 773/TTg.
- Nghị định số 85-CP ngày 22/11/1993 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Chỉ thị 01/1998 CT-TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
Ngoài ra, còn một số văn bản chỉ thị khác liên quan đến khai thác, nuôi trồng thủy sản như giao mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuế, tín dụng...
Để thực hiện văn bản, pháp lệnh của Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên - Huế và ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế cũng đã có các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Quyết định số 1577/QĐ ngày 12/7/1995 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
- Chỉ thị số 01 CT/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc tăng cường chống sử dụng chất nổ, chất xung điện và hóa chất độc để khai thác thủy sản.
Ngành thủy sản và các ban ngành khác có liên quan cũng đã có các văn bản khác liên quan đến bảo vệ và phát triển thủy sản ở Thừa Thiên - Huế.
Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các văn bản chỉ thị đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước đối với việc khai thác, nuôi trồng thủy sản theo từng vùng, từng khu vực có các đại diện của Bộ Thủy sản phụ trách.
Đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế việc quản lý nguồn lợi thủy sản hiện nay đang là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Nguồn lợi thủy sản ở đây còn mang tính "sở hữu công" nên trong tư tưởng của dân cư ven vùng đầm phá là triệt để khai thác bằng mọi hình thức để mang lại lợi ích cho mình. Trước đây hệ đầm phá Tam Giang được liệt kê vào dạng thủy điền thuộc quyền sở hữu nhà nước; nhưng giao cho các làng nông nghiệp quản lý. Các làng này tổ chức cho ngư dân đấu thầu từng phần để khai thác. Những người trúng thầu trong thời gian quản lý mặt nước có quyền trực tiếp khai thác, thuê người khai thác hay cho ngư dân thuê lại. Điểm đặc biệt trong lệ đấu thầu là có sự ưu tiên cho những ngư dân đã đấu thầu trên mặt nước đó. Vì vậy ngư dân đã sử dụng mặt nước nào đó thì họ thường khai thác suốt đời họ và sang cả đời con đời cháu. Để đảm bảo cho đời họ và đời sau, chính họ là người trước hết tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước ban hành. Mặt khác họ thực hiện khai thác một cách hợp lý nhất đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của nguồn lợi.
Sau năm 1975 đến nay, đầm phá Tam Giang thuộc quyền sở hữu của nhà nước ta. Chính quyền đã giải thể cấu trúc hành chính cũ, tiến hành sáp nhập các "vạn chài" vào các xã đất liền, giao vùng đầm phá cho 31 xã thuộc 5 huyện quản lý. Hình thức quản lý này thực sự gây khó khăn cho ngư dân. Do quản lý không chặt chẽ mặt nước nên khai thác tự nhiên tăng, quy định sử dụng nghề không chịu ràng buộc về mặt kinh tế. Quy chế khai thác chưa rõ ràng, cơ chế quản lý thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng ngư dân mạnh người nào người đó làm dẫn đến sự gia tăng ồ ạt các nghề trên vùng đầm phá. Mặc dù sau năm 1998 nhà nước đã ban hành Nghị định 64/CP về giao quyền sử dụng mặt nước, mặt nước nuôi trồng thủy sản đã được giao cho từng hộ gia đình. Tuy vậy mới chỉ giải quyết cơ bản về mặt nước nuôi trồng thủy sản, còn khai thác tự nhiên vẫn mang tính tự phát gây nên mâu thuẫn, tranh chấp giữa ngư dân khai thác tự nhiên và ngư dân nuôi trồng thủy sản.
Chi cục bả