Luận văn Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục . iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt .iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các biểu đồ.vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.1

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.4

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.5

5. Đóng góp chính của luận văn .7

6. Cấu trúc của luận văn .8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ .9

1.1. Cơ sở lí luận về phát triển kinh tế.9

1.1.1. Các khái niệm và quan niệm về phát triển kinh tế - xã hội.9

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế.16

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế cho cấp huyện.21

1.2. Cơ sở thực tiễn.22

1.2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng .22

1.2.2. Vài nét về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh.24

Tiểu kết chương 1.28

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT

TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THUẬN THÀNH.29

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế huyện Thuận Thành.29

2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ .29

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.29

2.1.3. Kinh tế - xã hội .33

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuận Thành là huyện có quy mô dân số lớn, đứng thứ 3 trong tỉnh Bắc Ninh. Năm 2014, số dân toàn huyện là 154.410 người chiếm 13,63% toàn tỉnh, với mật độ dân số là 1.310 người/km2 , trong đó dân số thành thị là 13.272 người chiếm 8,6%, dân số nông thôn chiếm 91,4% tương đương với 141.138 người. Nghìn người Hình 2.2: Biểu đồ quy mô dân số huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 Trong giai đoạn 2005 đến năm 2014, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,1% đến năm 2014 là 1,4%. Năm 2005, tỷ suất sinh thô là 15,5%o, đến năm 2013 tăng lên là 20,3%o, đến năm 2014 giảm xuống còn 19,5%o. Năm 2012, tỷ lệ giới tính ở mức 125 bé trai/100 bé gái. Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2013, Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện Thuận Thành tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn đồng thời phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 34 huyện tập trung tuyên truyền, vận động, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bảng 2.2: Tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên Năm Tỉ suất sinh thô (%o) Tỉ suất tử thô (%o) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ( %) 2005 15,5 4,4 1,1 2010 18,6 7,0 1,1 2013 20,3 4,7 1,5 2014 19,5 4,7 1,4 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thuận Thành đoạn 2005 - 2014 STT Đơn vị xã, TT 2005 2014 Tổng số 145.692 154.410 Chia theo xã, phường, TT 1 Thị trấn Hồ 11.115 13.272 2 Xã Hoài Thượng 8.703 9.168 3 Xã Đại Đồng Thành 10.778 11.522 4 Xã Mão Điền 12.772 12.195 5 Xã Song Hồ 5.227 6.155 6 Xã Đình Tổ 10.965 11.505 7 Xã An Bình 8.589 7.831 8 Xã Trí Quả 7.911 8.351 9 Xã Gia Đông 8.967 9.585 10 Xã Thanh Khương 6.489 6.708 11 Xã Trạm Lộ 7.735 8.116 12 Xã Xuân Lâm 6.200 6.846 13 Xã Hà Mãn 5.129 5.691 14 Xã Ngũ Thái 7.197 7.415 15 Xã Nguyệt Đức 7.736 8.493 16 Xã Ninh Xá 8.429 8.959 17 Xã Nghĩa Đạo 8.002 8.424 18 Xã Song Liễu 3.760 4.174 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 35 b. Lao động Thuận Thành là huyện thuộc loại dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động đạt 97.587 người, chiếm 63,19% (năm 2014) so với tổng số dân. Đây có thể coi là một điểm lợi thế của huyện về nguồn nhân lực và lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên đây cũng là một thách thức lớn đối với chính quyền huyện trong vấn đề giải quyết công ăn, việc làm, giáo dục và đào tạo một đội ngũ lao động trẻ, trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế huyện theo hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa vào tri thức và công nghệ cao. Bảng 2.4: Lao động trên địa bàn huyện Thuận Thành Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Cơ cấu Số người trong độ tuổi lao động Người 97.587 100% Lao động nông nghiệp Người 76.512 78,4% Lao động phi nông nghiệp Người 21.705 21,6% Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành 2.1.3.2. Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh Toàn huyện có khoảng 126 điểm di tích, tiêu biểu như thành cổ Luy Lâu; chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam (thế kỷ II - sau Công nguyên); chùa Tổ - thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp; chùa Bút Tháp; khu di tích lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương cùng nhiều lễ hội truyền thống gắn với các di tích lịch sử - văn hóa và tín ngưỡng. Bên cạnh đó, huyện Thuận Thành còn có một số làng nghề truyền thống lâu đời như gốm Luy Lâu, tranh dân gian Đông Hồ Đền thờ Kinh Dương Vương - Thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, Nam Bang Thủy Tổ. Đang làm thủ tục xét duyệt thành Di tích Quốc gia đặc biệt về lịch sử và tâm linh. Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, di tích quốc gia đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Di sản tư liệu Quốc gia Mộc bản Cổ Châu hạnh đang đệ trình lên UNESCO trở thành di sản tư liệu Thế giới. Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, Di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệthuật. Bảo vật Quốc gia Tháp Cửu phẩm Liên Hoa, Phật bà Thiên thủ Thiên nhãn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 36 Đền thờ Sỹ Nhiếp ở Gia Đông, Nam Giao Học Tổ. Chùa Linh Ứng xã Gia Đông. Bảo vật Quốc gia Ba pho tượng Tam Thế bằng Cẩm Thạch. Đình làng Đoài Mão Điền, chùa Khánh Lâm xã Mão Điền, đền Bình Ngô xã Gia Bình, thành cổ Luy Lâu xã Thanh Khương, chùa Xuân Quan xã Trí Quả. Đình Đông Cốc xã Hà Mãn, di sản với vườn cây Sưa của đình làng. Chủa Tổ (Mẫu Tứ Pháp) xã Hà Mãn, thờ Phật Mẫu Man Nương. Đền thờ Nguyễn Gia Thiều xã Ngũ Thái, đình làng Tú Tháp xã Song Hồ, đình làng Cửu Yên thờ Trạng nguyên Vũ Kiệt. Nhà thờ dòng họ Lê Doãn thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng; cảng Á Lữ, cảng Bến Hồ. Bảng 2.5: Các lễ hội chính của huyện Thuận Thành Lễ hội Thời gian (âm lịch) - Hội thi mã Đông Hồ - Mùng 6 – 7 tháng giêng - Hội thi nấu cơm làng Tư Thế - Mùng 9 tháng giêng - Hội đình Phú Lộc (làng Bưởi Quốc) - Mùng 4 tháng hai - Hội làng Đông Côi - Mùng 6 tháng hai - Hội đình làng Đông Mão - Mùng 7 tháng hai - Hội đình làng Đại Mão - Mùng 10 tháng hai - Hội đình làng Đa Tiện - Mùng 10 tháng ba - Hội Bút Tháp - Ngày 24 tháng ba - Hội chùa Linh Ứng - Mùng 7 tháng tư - Hội chùa Dâu - Mùng 8 tháng tư Nguồn: Ban quản lí di tích Bắc Ninh Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng các lễ hội là những địa điểm thu hút khách du lịch đến với Thuận Thành. Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này còn hạn chế, lượng khách du lịch chưa đáng kể, mức độ đóng góp của du lịch cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn chưa nhiều. 2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng a. Giao thông vận tải - Giao thông đường bộ Về giao thông, có quốc lộ 38 chạy qua địa bàn với chiều dài khoảng 7km, là tuyến giao thông nối liền Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Hà Nam. Ngoài ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 37 Quốc lộ 38 còn kết nối với Quốc lộ 5A, tỉnh lộ 282, 280, 283,39B. Tỉnh lộ 282 khoảng 10 km, là tuyến giao thông cửa ngõ đi vào Thủ đô, và các huyện lân cận. Đường tỉnh lộ 280 nối liền thị trấn Hồ của huyện với thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình và thị trấn Thứa huyện Lương Tài. Đường trung tâm huyện lỵ có chiều dài 24,27 km đang được đầu tư xây dựng. Hiện nay đã hoàn thành xây dựng đường bờ nam kênh Bắc và 2 trục chính là đường huyện lộ 1, đường huyện lộ 2 và các đường nhánh, đường liên xã, đường xã, thôn đã cơ bản được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Hạ tầng Lô số 8 mở rộng, đường Đại Đồng Thành - Nguyệt Đức, đường Thị trấn Hồ - Mão Điền được nâng cấp. Hệ thống đường trục xã, đường thôn xóm tuy đã được cứng hoá bằng nhựa, bê tông mặt đường, nhưng việc thiết kế, thi công còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Tải trọng thiết kế nhỏ, chưa quan tâm đến làm rãnh thoát nước, thiếu biển báo giao thông... Hệ thống đường giao thông nội đồng có mặt đường rộng từ 3 - 5m, được rải cấp phối chiếm tỷ lệ 33%, còn lại là đường đất, không đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. - Giao thông đường thuỷ Huyện có tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến qua sông Đuống. Sông Đuống có chiều dài 68 km, đoạn chảy qua Bắc Ninh dài 42 km. Là đường giao thông thuỷ nối liền cảng Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh phía bắc Việt Nam. Các loại tàu thuyền, xà lan tải trọng từ 100 tấn đến 450 tấn có thể vận tải trên sông được cả hai mùa. Trên sông Đuống qua địa bàn huyện có 1 cây cầu đường bộ bắc qua sông - cầu Hồ, nằm trên Quốc lộ 38 nối thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành với xã Tân Chi, huyện Tiên Du, nối khu vực phía bắc và phía nam tỉnh Bắc Ninh. Cầu có chiều dài 619,25m, rộng 11m, khánh thành năm 2000 thay thế cho bến phà Hồ với 36 năm tồn tại. b. Mạng lưới điện Trạm 110 kV Thuận Thành hoạt động, có vai trò cấp điện cho nhân dân và các khu công nghiệp. Không ngừng đầu tư nâng cấp hạ tầng, đến nay quy mô lưới điện của Điện lực huyện đang quản lý gồm có: 101,6 km đường dây trung thế; 454 km đường dây hạ thế; 2 TBA trung gian và 250 máy biến áp phụ tải với tổng dung lượng hơn 92,4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 38 nghìn kVA Phục vụ công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện với 17 xã và 1 thị trấn, 100% các hộ dân được mua và sử dụng điện theo giá nhà nước quy định. Chất lượng điện năng ngày càng được nâng cao, được thể hiện qua con số tăng rất nhanh của sản lượng điện năng hàng năm là tăng 20-30%, tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2012 giảm 1,46% nhất là trên các tuyến đường dây trung thế đã giảm nhiều. c. Bưu chính viễn thông Trên địa bàn huyện, hệ thống bưu chính được chú trọng phát triển tại thị trấn và 17 xã, 100% các xã và thị trấn có điểm bưu điện. Hệ thống viễn thông cũng phát triển mạnh, có thể cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân và nhu cầu phục vụ phát triển KT - XH. 2.1.3.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác a. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông - lâm - thuỷ sản Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - lâm - thủy sản thường xuyên được quan tâm cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới. Hệ thống thủy lợi, đê, kè, cống được tăng cường, vừa đảm bảo phục vụ tốt về tưới tiêu cho sản xuất, vừa đảm bảo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Toàn huyện có các trạm bơm chính sau: - Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Nghĩa Đạo với công suất 8x4000 m3/h (8 máy x 4000 m3/h). - Trạm bơm Sông Khoái với công suất 4x2400 m3/h (4máy x 2400 m3/h). - Trạm bơm Song Liễu với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Nguyệt Đức với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Mão Điền với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Phú Mỹ với công suất 5x9600 m3/h (5 máy x 9600 m3/h). - Trạm bơm Đại Tự với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Cửu Yên với công suất 1x1000 m3/h (1 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Nghi Khúc với công suất 7x2400 m3/h (7 máy x 2400 m3/h). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 39 - Trạm bơm Đại Đồng Thành với công suất 12x2800 m3/h (12 máy x 2800 m3/h). - Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). - Trạm bơm Ngũ Thái với công suất 2x1000 m3/h (2 máy x 1000 m3/h). Hệ thống điều tiết tưới gồm: điều tiết Á Lữ, điều tiết Hồ, điều tiết Đông Cốc, điều tiết Quán Tranh, điều tiết Nghĩa Đạo. Vùng tiêu động lực qua 4 trạm gồm có: bể hút trạm bơm Nghĩa Đạo, bể hút trạm bơm Sông Khoai, bể hút Đại Đồng Thành và trạm Nghi Khúc, có tổng diện tích 4.708 ha với chiều dài kênh cấp I là 26.150 m. Vùng tiêu trọng lực gồm 4 vùng chính là: Dâu - Đình Dù, Dâu - Lang Tài, Đông Côi - Đại Quảng Bình và nhánh sông Bùi - L6 ra Cầu Đo, tổng diện tích lưu vực 5.706 ha, chiều dài kênh cấp I là 30.300 m. Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứ giác nước, với tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km. Hệ thống này chảy qua địa phận các xã gồm: Thanh Khương, Hà mãn, Cửu Yên. Dịch vụ nông nghiệp và hệ thống khuyến nông với các chương trình dự án, các hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, giống thông qua các lớp tập huấn cho nông dân được chú trọng. b. Cơ sở vật chất phục vụ cho công nghiệp Toàn huyện hiện có 5.327 cơ sở sản xuất công nghiệp (năm 2014). Cơ sở vật chất và trang thiết bị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, máy móc tự động hoá góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước quản lí cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Máy móc thiết bị dần được thay thế để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá. Các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn do hạn chế về vốn, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật chưa được tốt, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 40 c. Cơ sơ vật chất phục vụ cho hoạt động thương mại và dịch vụ Hạ tầng thương mại, các chợ nông thôn trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng nhu cầu giao lưu hàng hoá. Toàn huyện có 19 chợ lớn, ngoài ra còn các chợ cóc, chợ tạm, huyện có 5.471 cơ sở hoạt động thương mại - dịch vụ tương ứng với 7.672 người (năm 2014). Những năm gần đây, huyện đã tập trung huy động các nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp một số chợ như; chợ Mão Điền, chợ Chẹm, chợ Hồ, chợ Vàng ... Năm 2008, chợ trung tâm huyện được tiến hành khởi công trên diện tích 1,4 ha với 200 ki ốt cùng hệ thống chiếu sáng, điện nước, hệ thống camera an ninh. Chợ được xây dựng nhằm dẹp bỏ các chợ cóc, chấm dứt tình trạng ô nhiễm và ùn tắc giao thông, đồng thời tập trung các hộ kinh doanh vào buôn bán tại chợ trung tâm, tạo thói quen mua sắm hiện đại cho người dân khu vực cũng như toàn huyện. 2.1.3.5. Vốn đầu tư Trong những năm quan, huyện đã tập trung huy động các nguồn kinh phí, dự án đầu tư nâng cấp, xây dựng mới được một số công trình như: trạm bơm Nghi Khúc, trạm bơm Đại Đồng Thành tưới tiêu chủ động, phục vụ việc thâm canh, phát triển sản xuất nông nghiệp. Về nguồn vốn, trên địa bàn huyện có khá nhiều các tổ chức tín dụng được Nhà nước và tỉnh quan tâm hỗ trợ về vốn để phát triển sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 2.1.3.6. Thị trường Thuận Thành là huyện có dân số đông, đồng thời chính là thị trường tiêu thụ một lượng hàng hoá lớn, đặc biệt là nhu cầu lương thực thực phẩm. Nằm kề sát với Thủ đô một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Cùng với sự phát triển KT - XH, nhu cầu về lương thực thực phẩm chất lượng cao của người dân ngày một tăng cao, thúc đẩy nông nghiêp huyện phát triển theo hướng hàng hoá, bền vững gắn với hình thành vành đai xanh cho khu vực đô thị Hà Nội, Bắc Ninh. Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ của các nước trên thế giới với mức giá nhập khẩu cắt giảm, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển kinh tế mở. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 41 Môi trường kinh doanh của huyện ngày càng được cải thiện, đây là tiền đề rất quan trọng để tiếp tục phát huy những thế mạnh của các thành phần kinh tế trong huyện đồng thời thu hút vốn đầu tư và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong cả nước cũng như đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào huyện. Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện được chú trọng phát triển. Trong các khu công nghiệp mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, máy móc, thiết bị... Hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện là nông sản như: ớt, dưa chuột. Đặc biệt là hàng xuất khẩu tại các làng nghề truyền thống như: tranh Đông Hồ, vàng mã, đúc đồng (Đào Viên), mây tre đan làng Cả ... 2.1.3.7. Khoa học và công nghệ Trong thời kì CNH - HĐH đất nước thì khoa học và công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào các ngành kinh tế có vai trò góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng sản lượng sản phẩm. Thuận Thành là huyện kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nông sản đồng nghĩa với việc tăng giá thành và tăng thu nhập cho người dân. Trong địa bàn huyện đã có cơ sở chuyên xử lí rác thải công nghiệp với công nghệ cao, công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành với năng lực xử lí 50 tấn/ ngày (năm 2012). 2.1.3.8. Đường lối chính sách Thuận Thành là huyện thuần nông, còn gặp nhiều khó khăn, được Nhà nước và tỉnh Bắc Ninh có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như: chính sách hỗ trợ vay vốn HSSV, chính sách vay vốn hộ nghèo, chính sách khuyến nông,... chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, bệnh viện, trường học. 2.1.3.9. Tác động của bối cảnh quốc tế và trong nước a. Bối cảnh quốc tế Sau hơn 7 năm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), bức tranh chung về tình hình kinh tế thế giới trong năm 2015 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng đã bớt ảm đạm hơn. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm 2015 là 2,4%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 42 Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế, với vai trò ngày càng lớn của các công ty quốc tế xuyên quốc gia ngày càng lớn, tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. b. Bối cảnh trong nước Kinh tế tăng trưởng theo xu hướng tích cực. Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại Thế giới (WTO) năm 2006, Việt Nam tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (2015). Đây là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi như: - Tạo điều kiện thuận lợi trong thị trường xuất nhập khẩu. - Góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - Tạo điều kiện tiếp thu khoa học, công nghệ cao. - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH - HĐH đất nước. - Nâng cao vị thế trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,... Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tham gia vào tiến trình hội nhập ngày càng sâu do năng lực cạnh tranh thấp, thương hiệu sản phẩm yếu và uy tín doanh nghiệp chưa có nhiều cải thiện. Bên cạnh đó, tình hình cung, cầu trên thị trường thế giới còn nhiều biến động phức tạp gây áp lực cạnh tranh cho xuất khẩu của Việt Nam [23], [26]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 43 2.1.4. Đánh giá chung Hình 2.3: Bản đồ nguồn lực phát triển kinh tế huyện Thuận Thành (Nguồn: tác giả biên vẽ) 11.791,01 (ha) CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014 DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 Nghìn người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 44 2.1.4.1. Thuận lợi Vị trí địa lí của huyện Thuận Thành thuận lợi cho việc gia lưu phát triển kinh tế với các huyện và các tỉnh thành xung quanh. Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị kinh tế cao và xuất khẩu. Đất đai có địa hình bằng phẳng, chất lượng tốt, có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh cây trồng như: cây rau màu, cây cảnh, cây lương thực Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa. Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất. Thuận Thành là huyện thuộc loại dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động đạt 97.587 người chiếm 63,19% (năm 2014) so với tổng số dân. Đây có thể coi là một điểm lợi thế của huyện về nguồn nhân lực và lao động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật tương đối phát triển, khoa học kĩ thuật cũng từng bước được áp dụng vào sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.4.2. Khó khăn, thách thức Đặc điểm địa chất huyện Thuận Thành nói chung mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc sụt trũng của vùng sông Hồng, bề dầy trầm tích đê tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng nên khó khăn cho việc xây dựng các công trình phục vụ cho sự phát triển KT - XH của huyện (nhất là những vùng ngoài đê). Do lượng mưa phân bố không đều trong năm làm cho tình trạng ngập úng, hạn hán cục bộ vẫn thường xảy ra ở một số nơi trên địa bàn huyện. Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng tới sinh hoạt và vận chuyển hàng hóa cuẩ nhân dân (vùng ngoài đê ảnh hưởng lớn nhất). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 45 Cùng với quá trình sản xuất nông nghiệp các tài nguyên (nhất là đất, nước) đã bị thoái hóa đi một cách nhanh chóng hoặc chưa khảo sát đánh giá đầy đủ đã hạn chế phần nào đến khả năng khai thác và sử dụng một cách tốt nhất. Về dân số và lao động: quy mô dân số ngày càng tăng lên năm 2014 dân số toàn huyện là 154.410 chiếm 13,68% dân số của toàn tỉnh. Kết cấu giới tính của huyện Thuận Thành có sự chênh lệch khá lớn. Đến năm 2012 tỷ lệ giới tính là 125 bé trai/100 bé gái. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chất lượng thấp, chưa thích ứng với mức độ chuyển dịch của các nguồn lực sản xuất khác. Trong cơ cấu lao động huyện Thuận Thành, lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao năm 2014 chiếm 78,4%, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 21,6% tổng số lao động. Hệ thống đường trục xã, đường thôn xóm tuy đã được cứng hoá bằng nhựa, bê tông mặt đường, nhưng việc thiết kế, thi công còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Tải trọng thiết kế nhỏ, chưa quan tâm đến làm rãnh thoát nước, thiếu biển báo giao thông... 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế huyện Thuận Thành 2.2.1. Khái quát chung Tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng cao và năm 2014 đạt 7.072,9 tỷ đồng. Đây là một kết quả khả quan của chặng đường đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần làm cho thu nhập bình quân trên đầu người tăng nhanh. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng lên đáng kể, năm 2005 là 17,5 triệu đồng/người/năm, đến năm 2014 đã đạt đến 28,4triệu đồng/người/năm. Bảng 2.6: Giá trị sản xuất và giá trị sản xuất /người của Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (Giá thực tế) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 GTSX trong huyện (tỉ đồng) 1.045 3.768,6 7.072,9 % so với GTSX tỉnh Bắc Ninh 2,27 2,64 1,04 GTSX/người (triệu đồng) 17,5 21,2 28,4 Nguồn:Cục thống kê Bắc Ninh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 46 Tốc độ tăng trưởng kinh tề của huyện luôn đạt ở mức cao năm 2014 là 14,5% với tốc độ tăng trưởng như vậy huyện Thuận Thành có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng của tỉnh Bắc Ninh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu kinh tế huyện Thuận Thành đã có những chuyển dịch rất quan trọng. Trong cơ cấu ngành kinh tế, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên. Bảng 2.7: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 (Giá thực tế) Năm Tổng số (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nông-Lâm-TS CN-XD DV 2005 1.045 39,6 30,6 29,8 2010 3.768,6 31,9 41,8 26,3 2012 5.981,6 26,1 50,2 23,7 2014 7.072,9 21,1 54.0 24,9 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành Hình 2.4: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 2.2.2. Phát triển kinh tế theo ngành 2.2.2.1. Ngành Nông - Lâm - Thủy sản Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện thuận Thành ngày càng tăng năm 2005 giá trị sản xuất của ngành là 477 tỷ đồng đến năm 2014 giá trị sản xuất đã tăng lên 1.493,9 tỷ đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 47 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thuỷ sản của huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 Ngành Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Tỷ đồng (giá hiện hành) % Tỷ đồng (giá hiện hành) % Tỷ đồng (giá hiện hành) % Tổng số toàn tỉnh 4.786 100 7.980 100 10.257 100 So với toàn tỉnh (%) Nông nghiệp 460,8 6,45 1.142,2 13,72 1.331,9 12,98 Lâm nghiệp 2,1 0,04 2,9 0,03 4,9 0,04 Thủy sản 14,1 0,29 104,7 1,31 157,1 1,53 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thuận Thành a. Nông nghiệp Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện Thuận Thành ngày càng tăng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế của huyện có xu hướng giảm năm 2005 giá trị sản xuất của ngành là 477 tỷ đồng chiếm 39,6% nhưng đến năm 2014 giá trị sản xuất đã tăng lên 1.493,9 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm có 21,1%. Bảng 2.9: Gía trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Thành giai đoạn 2005 - 2014 Ngành Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Giá trị (Tỉ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (Tỉ đồng) Cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_kinh_te_huyen_thuan_thanh_tinh_bac_ninh.pdf
Tài liệu liên quan