Luận văn Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN. ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP.6

1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp .6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh

tế nông nghiệp .6

1.1.2 Tác động của kinh tế nông nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội .15

1.1.3 Nội dung của phát triển kinh tế nông nghiệp .16

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế nông nghiệp .18

1.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp .21

1.2.1 Kinh nghiệm công tác phát triển kinh tế nông nghiệp một số địa

phương[11] .22

1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên .27

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đề tài .29

Kết luận chương 1 .31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN

ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN .33

2.1 Đặc điểm chung của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.33

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.33

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội.38

2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Định Hóa, giai đoạn 2015 – 2018.

[19]

.42

2.2.1 Đánh giá ảnh hưởng tình hình điều kiện tự nhiện đến phát triển nông nghiệp.42

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Định Hóa.44

pdf97 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất tự nhiên của toàn huyện. Đất xám bạc màu: 39.094,2 ha chiếm 76,13% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện. Bảng 2.1 Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Định Hóa năm 2016-2018 TT Hạng mục Số liệu từng năm (Ha) So sánh (%) 2016 2017 2018 2017/16 2018/16 Diện tích tự nhiên 51.595,4 50.268,37 51.351,9 97,42 102,15 1 Đất nông nghiệp 10.920,12 12.073,1 12.102,1 110,55 100,24 1.1 Đất cây hàng năm 5.679.52 6.410,3 6.536,5 112,86 101,96 a Đất trồng lúa 4.712,15 5.495,9 5.571,7 116,63 101,36 b Đất cỏ chăn nuôi c Đất cây hàng năm khác 871,25 953,66 964,8 109,45 101,16 1.2 Đất cây lâu năm 5.287,04 5.478,50 5.565,6 103,79 101,58 2 Đất Lâm nghiệp có rừng 33.184,73 33.972,90 34.352,9 102,37 101,11 a Rừng tự nhiên 16.202,5 16.202,5 16.202,5 100,00 100,00 b Rừng trồng 13.877,1 16.075,10 18.150,3 115,83 112,9 3 Đất ở 2.211,38 2.308,56 3.325,5 104,39 144,05 a Đất ở nông thôn 801,43 848,35 1.089,5 105,35 128,42 b Đất ở thành thị 54,03 47,52 49 87,95 103,11 4 Đất chuyên dùng 505,45 1.294,14 1.455,4 256,03 112,46 5 Đất chưa sử dụng 543,88 362,5 351,1 66,65 96,85 a Đất bằng chưa sử dụng b Đồi núi chưa sử dụng 440,15 115,08 100,5 26,14 87,33 c Núi đá không có rừng 112,96 156 214,4 138,10 137,43 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hóa) Nhìn chung đất thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có phản ứng chua, đến rất chua (PH = 4,0 - 4,5), nghèo các chất dinh dưỡng dễn tiêu, Cation kiềm trao đổi, độ no Bagơ và dung dịch hấp thụ thấp. Đất bị rửa trôi xói mòn mạnh làm phân dị phẫu diện đất theo thành phần cơ giới: Phần trên phẫu diện đất có phong hoá bị sét nghèo và Sesquioxit. Hiện tượng này đặc biệt rõ ở nhóm đất xám. Về độ cao: đất bằng chiếm 6%; đất đồi và đất thấp (25 - 200 m) chiếm 31%; đất núi ở độ cao trên 200 m chiếm 60% diện tích đất tự nhiên của huyện. 37 Tóm lại, quỹ đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thực tế rất ít, phần lớn diện tích đất chỉ có thể phục vụ mục đích lâm nghiệp. Việc sử dụng và cải tạo đất phải được đặt ra và giải quyết trong chiến lược phát triển lâu bền. 2.1.1.5 Tài nguyên nước Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống và sản xuất của con người. Đối với địa bàn huyện Định Hóa hiện nay có 3 hệ thống dòng chảy chính thuộc hệ thống sông Chợ Chu; sông Công và sông Du, được phân bố đều ở hai vùng phía Nam và phía Bắc của huyện. Sông Chợ Chu: là sông lớn nhất, hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sờn núi các xã phía tây, phía bắc huyện, với 3 nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao; đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất. Sau đó sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với Sông Cầu ở Chợ Mới. Sông Chợ Chu có lưu vực rộng 437 km2, lưu Lượng nước bình quân trong năm 3,06 m3/s. Sông Công (phần trên đất Định Hoá là thượng nguồn) có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát xã Phú Đình chảy qua xã Phú Đình, hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ). Tổng diện tích lưu vực trên địa bàn huyện là 128km2, lưu lượng mức bình quân 3,06m3/s. Sông Đu (Phần chảy trên địa bàn huyện thuộc thượng nguồn) bắt nguồn từ xã Yên Trạch (huyện Phú Lương), đoạn chảy qua xã Phú Tiến (Định Hoá) dài khoảng 3,5km. Sau đó sông chảy dọc phía tây huyện Phú Lương, hoà vào sông Cầu ở xã Sơn Cẩm. Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2, lưu lượng nước bình quân 1,68m3/s Ngoài ra trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ, đầm lớn nhỏ khác nhau, ngồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, chất lượng nước phần lớn là nước ngọt, mềm, chưa bị ô nhiễm là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, mực nước mặt hạ thấp vào mùa khô và hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu của huyện còn nhiều hạn chế nên tuy có nguồn nước khá phong phú nhưng vẫn dẫn đến tình trạng thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong vụ Đông - Xuân. 38 f. Tài nguyên khoáng sản Định Hóa nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Do vậy Định Hóa có nguồn tài nguyên không mấy phong phú về chủng loại và trữ lượng. - Kim loại màu: + Chì, Kẽm: được tìm thấy ở vùng Khuôn Đậu, Mỏ Rịn 3, Bó Cây, Linh Thông, Thân Pây quy mô nhỏ, các mỏ quặng không được tập trung. - Khoáng sản phi kim loại: Phốtphorít ở Linh Thông trữ lượng được đánh giá vào loại nhỏ, dự kiến có khoảng 15.000 tấn. - Toàn huyện có nhiều dải núi đá vôi kéo dài và có nguồn đất sét với trữ lượng lớn, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. - Mặc dù có nguồn khoáng sản với trữ lượng nhỏ nhưng đến nay công tác quản lý và khai thác thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng thất thu thuế của nhà nước, ô nhiễm môi trường, mất dòng chảy sông suối - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ: Trong những năm gần đây việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển tích cực, tạo điều kiện cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của huyện trong thời gian tới. Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 101 nhà máy, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất sản phẩm khoáng phi kim kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn và 105 các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện đã thu hút một lượng vốn tương đối lớn của các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài tỉnh. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Định Hóa [18] Huyện Định Hóa có 23 xã và 01 thị trấn, trong đó có 03 xã vùng cao, 05 xã khu vực III, 17/23 xã được đầu tư theo chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ. Toàn huyện có 8 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc ít người chiếm 70,4%, chủ yếu là Tày, Dao, Nùng. Dân số toàn huyện trên 88.946 người, số người sống ở khu vực nông 39 thôn chiếm khoảng 90% dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp thực hiện theo thời vụ. Hệ thống giáo dục từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, đang tiến hành phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học và dạy nghề năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp của huyện có tỷ lệ còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực phát triển kinh tế của huyện. Bảng 2.2 Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2018 Chỉ tiêu Số hộ Nhân khẩu Lao động Số lượng (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (khẩu) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Toàn huyện 22.236 100 88.946 100 56.827 100 1. Chia theo khu vực 22.236 100 88.946 100 56.827 100 - Khu vực thị trấn 1.670 7,51 6.679 7,50 3.006,14 5,29 - Khu vực nông thôn 20.566 92,48 82.267 92,49 53.820 94,71 2. Chia theo ngành 22.236 100 88.946 100 56.827 100 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 19.009 85,49 74.118 83,33 47.098 82,88 - Công nghiệp, xây dựng 845,2 4,11 3.887 4,36 3.433 6,06 - Thương nghiệp, dịch vụ 2.312 10,40 10.940 12,30 6.285 11,06 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Định Hóa) Tại thời điểm năm 2018, dân số huyện Định Hóa là 88.946 người, mật độ dân số trung bình 173người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 22.236 hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,005 nhân khẩu. Khu vực nông thôn có 20.566 hộ với 82.267 nhân khẩu, chiếm 92,48% tổng số hộ và 94,8% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 53.820 lao động, chiếm 94,71% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành nông nghiệp 49.098 lao động, chiếm 82,88% số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 6,06% và ngành dịch vụ chiếm 11,06% tổng số lao động trong toàn huyện. Điều đó cho thấy số lao động trong nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc giảm nghèo bền vững. 40 2.1.2.2 Kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện Định Hóa Cơ sở hạ tầng của huyện Định Hóa còn thấp kém. Trong những năm gần đây được sự đầu tư của nhà nước bằng các chương trình, dự án như chương trình 135, chương trình 134, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình kiên cố hoá trường học .... nên bộ mặt cơ sở hạ tầng của huyện cũng đã có những phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy so với nhu cầu thực tế thì vẫn còn nhiều công trình hạ tầng cần được đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Đường giao thông: Huyện Định Hoá có tuyến Quốc lộ 3C đi qua với tổng chiều dài là 33km, 02 tuyến tỉnh lộ đi qua với tổng chiều dài là 34km gồm: tuyến đường ĐT264 chạy từ xã Quán Vuông đi xã Khuôn Ngàn (huyện Đại Từ) dài 18km; tuyến ĐT 264b từ Bình Yên đi Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) dài 16km. Các tuyến đường do huyện quản lý gồm 18 tuyến có tổng chiều dài là 142km; các tuyến đường liên thôn do xã quản lý gồm 273 tuyến có tổng chiều dài là 412,73 Km; các tuyến đường nội thôn và nội đồng có tổng chiều dài 647km. Năm 2018 Định Hóa nhận bàn giao tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận huyện Định Hóa với chiều dài là 11km sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế, văn háo, xã hội với các tỉnh lân cận. Các tuyến giao thông này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giao lưu, thông thương, phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Tuy nhiên do địa hình vùng cao, cấp đường thấp nên mỗi lần mưa to đã gây hư hỏng nặng ở nhiều nơi nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh tế giữa các vùng trong huyện. - Hệ thống điện: Định Hóa là huyện vùng cao, dân cư sống không tập trung vì vậy việc cung cấp điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trên dịa bàn huyện có 61 trạm biến áp, 146,1 km đường điện 0,4 KV. Hiện nay trên địa bàn huyện 100% xóm, bản đã có điện lưới quốc gia 41 - Hệ thống thuỷ lợi: Được sự hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, huyện Định Hóa đã đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hiện có 8 hồ chứa, 36 đập tràn và 14 trạm bơm, có tổng số 94,2 km kênh mương dẫn nước, trong đó kênh xây kiên cố là 29,8 km, kênh đất là 64,3 km. Các công trình thuỷ lợi tập trung đa số ở các vùng trung tâm và một số xã phía nam của huyện. Lượng nước của 8 hồ chưa với các công trình thuỷ lợi được xây dựng gần đây đã hỗ trợ rất lớn cho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, đảm bảo tưới cho 894,8 ha trong 2 vụ. - Y tế: Hệ thống y tế của huyện về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, toàn bộ24/24 xã, thị trấn đã có trạm y tế. Toàn huyện có 275 giường bệnh với 300 cán bộ y tế. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm ngay từ tuyến cơ sở. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên đại bàn huyện Định Hóa là tốt, tuy nhiên bên cạnh đó ngành y tế còn gặp nhiều khó khăn nhất là tình trạng xuống cấp của một số trạm y tế xã. - Giáo dục: Trong những năm gần đây, các trường học trên địa bàn huyện đã được kiên cố hoá, cơ sở vật chất dần được hoàn thiện và mở rộng, phòng học kiên cố cấp 4 chiếm 76%. Tại thời điểm thống kê năm 2017, ở các cấp học toàn huyện có 71 trường với 407 lớp học, 1.204 giáo viên và 18.039 học sinh. Giáo dục hướng nghiệp cũng dần được mở rộng và đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo nghề cho người lao động. - Cơ sở vật chất khác: Hệ thống nước sạch, hệ thống trụ sở làm việc các xã, thị trấn, hệ thống các phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông, lâm sản cũng có những bước phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển. Tóm lại, cơ sở vật chất huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn tương đối nghèo nàn, chưa đủ điều kiện phục vụ yêu cầu kiến thiết cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. 42 2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Định Hóa, giai đoạn 2015 – 2018. [19] 2.2.1 Đánh giá ảnh hưởng tình hình điều kiện tự nhiện đến phát triển nông nghiệp 2.2.2.1 Điểm mạnh - Vị trí địa lý: Định Hóa giáp tỉnh Bắc Kạn về phía bắc và phía đông; giáp tỉnh Tuyên Quang về phía tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên vềphíanam. Đây cũng là nơi căn cứ địa cách mạng của Đảng và Chính phủ nên rất thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá. - Tài nguyên, đất đai, khí hậu, thảm thực vật đa dạng, địa bàn chia thành hai vùng thuận tiện cho việc phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vừa mang tính đa dạng vừa mang tính đặc thù. - Diện tích đất lâm nghiệp nhiều (34.352,9 ha). Từ năm 2014 đến năm 2018, tổng diện tích rừng trồng mới và trồng thay thế được trên 8.000ha. Toàn huyện có gần 300 cơ sở kinh doanh, sơ chế lâm sản và sản xuất đồ gia dụng. Với diện tích đất đồi còn rất lớn và điều kiện khí hậu thuận lợi là tiềm năng để đầu tư phát triển rừng sản xuất, quy hoạch xây dựng các vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung, trồng rừng thâm canh để cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm gỗ cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Định Hóa cũng là địa phương có tiềm năng phát triển cây Chè. Hiện nay Đảng bộ huyện Định Hóa đã tập trung chỉ đạo người dân phát triển cây chè theo hướng xây dựng các vùng chè nguyên liệu cung cấp cho chế biến chè đen và hình thành vùng chè xanh đặc sản với quy mô hợp lý. Cùng với đó, huyện còn đẩy mạnh việc hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các loại máy móc tiên tiến vào trong sản xuất, chế biến và bảo quản chè như: Máy tưới chè bằng van xoay, máy sao chè bằng gas, máy hút chân không...Toàn huyện đã có trên 2.530ha chè với chủ yếu là các giống chè lai cho năng suất và giá trị kinh tế cao như: LDP1, PH1, TRI 777, Long Vân, Kim Tuyên, Thúy Ngọc với năng suất chè bình quân đạt 112 tạ/ha (tương đương với năng suất chè bình quân của tỉnh); sản lượng chè búp tươi đạt trên 24.000 tấn; giá trị kinh tế của 1ha chè đạt 115 triệu đồng, tăng 45 triệu đồng/ha so với năm 2014 [8] . Định Hóa cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân như: chính sách hỗ trợ 50% giá giống cho người dân khi tiến hành chuyển đổi từ diện tích chè trung du sang trồng 43 các giống chè lai, riêng hộ nghèo được hỗ trợ 100% giá giống và phân bón. Diện tích chè được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 233,4 ha (chiếm 21,65% tổng diện tích chè VietGAP toàn tỉnh) - Có nguồn tài nguyên đa dạng phong phú góp phần phục vụ phát công nghiệp chế biến - Nhân dân Định Hóa có truyền thống cách mạng, tinh thần đấu tranh kiên cường, đoàn kết gắn bó keo sơn của cộng đồng các dân tộc anh em, không quản gian nan vất vả, luôn khắc phục mọi khó khăn cản trở vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh. Đây là yếu tố cần phát huy tốt trong công cuộc xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới. 2.2.2.2 Hạn chế - Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại và giao lưu phát triển kinh tế. Diện tích đất nông nghiệp ít (12.102,1 ha, chiếm 25%), lại bị chia cắt mạnh, đất đai bạc màu, hệ thống thuỷ lợi còn nhiều hạn chế, thiếu nước trầm trọng về mùa đông nên việc sản xuất lương thực gặp nhiều khó khăn. - Là một huyện miền núi khó khăn, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, sản xuất còn mang tính chất manh mún và tự cung tự cấp là chính, dân cư phân bố không tập trung nên quá trình phát triển kinh tế huyện Định Hóa sẽ gặp nhiều khó khăn. Dân số và lao động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với trình độ sản xuất lạc hậu nên ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và giảm nghèo bền vững của huyện. Do có khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho sâu bệnh hại cây trồng phát triển, nên làm tăng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, nhiệt độ của không khí vào mùa đông có tháng nhiệt độ giảm xuống tới điểm dừng sinh trưởng của cây trồng (dưới 10oC) làm kéo dài thời vụ cây trồng. Tài nguyên khoáng sản phục vụ cho ngành công nghiệp chế hạn hẹp Tóm lại, điều kiện tự nhiên của huyện rất phong phú, đa dạng và phức tạp nó ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện. Các điều kiện tự nhiên này nếu được khai thác, sử dụng triệt để sẽ thúc đẩy sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện. 44 Việc áp dụng giống mới ở các xã vùng cao, vùng sâu có nhiều đất rộng còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, điều này đã làm hạn chế khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường. Kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ chậm, với điểm xuất phát thấp, năng lực sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hầu như thói quen của người dân vẫn theo kiểu truyền thống, ít hiệu quả của đồng bào các dân tộc vẫn còn phổ biến. Hiện tượng du canh và quảng canh còn sảy ra, điều này đã làm cho đất ngày càng suy thoái, năng suất cây trồng giảm dần, hiệu quả sử dụng đất cũng giảm theo. Tuy cơ sở hạ tầng đã được chú ý và nâng cấp xong hệ thống giao thông và thuỷ lợi, điện ở vùng sâu, vùng xa vẫn còn yếu kém, chưa đồng bộ. 2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Định Hóa Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, tuy những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhưng cho đến nay mặt bằng chung của huyện vẫn là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua huyện Định Hóa đã đạt được một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2018 đạt 12,7%/năm, đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 46,5 triệu đ/người/năm, đến năm 2018 đạt 66 triệu đ/người/năm; sản lượng cây lương thực có hạt năm 2015 là 58.000 tấn, đến năm 2018 đạt 64.031 tấn; sản lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu người của huyện năm 2018 đạt 1.590 kg/người/năm, riêng thóc đạt bình quân 560 kg/người/năm. Về chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện cũng đạt được nhiều thành công. 45 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Định Hóa năm 2015-2018 TT Hạng mục ĐV Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng bq (%/năm) 1 Tổng dân số Người 88.100 88.175 88.430 88.946 0,24 2 Tổng số hộ GĐ Hộ 19.126 20.111 21.147 22.236 4,9 3 Tổng số lao dộng Người 53.491 53.606 53.713 53.820 0,2 4 Tỉ lệ tăng dân số % năm 0.24 0.09 0.29 0,58 0,24 5 Diện tích đất NN Ha 9.763,51 10.920,12 12.073,1 12.102,1 2,15 6 Lương thực bq Kg/ng 990 1.188 1.351 1.590 7,9 Trong đó: Thóc Kg/ng 390 432 490 560 2,3 7 Tỉ lệ hộ nghèo % 30,2 25,3 20,8 17,2 -13,1 8 GTSL Tr.đ/ng 553,82 652,63 707,49 854,72 19,4 9 Tốc độ tăng trưởng 9.1 Nông nghiệp %/năm 7.0 5.8 3 7 6,2 9.2 CN&XD %/năm 25.0 23.5 9.1 24 24,9 9.3 TM&DV %/năm 24.2 13.9 20.1 24 24,3 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Chi cục thống kê huyện Định Hóa) Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước huyện Định Hóa đã đạt được một số kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Thể hiện qua các mặt sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm 2018 đạt 12,7%/năm, đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu về thu nhập và đời sống của người dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 46,5 triệu đ/người/năm, đến năm 2018 đạt 66 triệu đ/người/năm; sản lượng cây lương thực có hạt năm 2016 là 58.000 tấn, đến năm 2018 đạt 64.031 tấn; sản lượng lương thực có hạt bình quân trên đầu người của huyện năm 2018 đạt 1.590 kg/người/năm, riêng thóc đạt bình quân 560 kg/người/năm. Về chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện cũng đạt được nhiều thành công. Hiện nay trên địa bàn huyện không còn có hộ đói. 46 * Cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa giai đoạn 2014- 2018 Bảng 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành huyện Định Hóa năm 2014-2018 Năm Tổng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2014 980,73 280,49 28,6 602,17 61,4 98,073 10 2015 1153,8 310,38 26,9 733,83 63,6 109,61 9,5 2016 1512,6 364,54 24,1 1.008,92 66,7 139,16 9,2 2017 1707,5 387,60 22,7 1.145,73 67,1 174,16 10,2 2018 1854,7 372,80 20,1 1.287,18 69,4 194,75 10,5 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Định Hóa) Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2014 - 2018 có biến động theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mức trung bình, trong đó giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ từ 28,6% năm 2014 giảm xuống còn 20,1% năm 2018 (bình quân giảm 2,1%/năm), tỉ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 8% (bình quân 2,0%/năm), tỉ trọng của ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhẹ từ 10,0% năm 2014 lên 10,5% năm 2018 (0,1%/năm). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy tỉ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của Định Hóa4 năm (2014 - 2018) giảm nhanh qua các năm hoàn toàn không chỉ do có sự tăng trưởng nhanh của giá trị sản xuất trong các ngành công nghiệp (24,9%/năm) và dịch vụ (21,2%/năm) mà chính là do mức tăng trưởng thấp về giá trị sản xuất hàng năm của ngành nông nghiệp (6,1%/năm). Chính điều này đã hạn chế đến sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn của huyện Định Hóa, từ đó tác động đến kết quả xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện. Do vậy, hiện nay Định Hóa đang cần có kế hoạch, giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bằng các động lực phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn. 47 Hình 2.2 Giá trị sản lượng 3 ngành kinh tế huyện Định Hóa 2.3 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp tại huyện Định Hóa 2.3.1 Đặc điểm phân bố sản xuất nông nghiệp trong các vùng kinh tế sinh thái Dựa vào đặc điểm địa hình để chia ra 02 vùng kinh tế sinh thái của huyện Định Hóa: - Vùng núi cao bao gồm 15 xã phía bắc và 01 thị trấn; - Vùng núi thấp bao gồm 8 xã phía nam của huyện Theo số liệu thống kê của huyện cho thấy có sự khác nhau về cơ cấu diện tích các loại đất; Số lượng diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng và số lượng và năng suất các con vật nuôi. Nhìn chung vùng núi cao chiếm hơn hơn nửa diện tích tự nhiên nhưng đất SXNN chỉ chiếm 0,25 diện tích đất nông nghiệp và 61 % diện tích đất lâm nghiêp toàn huyện, thế mạnh của vùng này là phát triển lâm nghiệp. Nông nghiệp Dịch vụ 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 48 Bảng 2.5 Cơ cấu diện tích các loại đất trong 2 vùng kinh tế sinh thái của huyện Định Hóa năm 2018 TT Hạng mục Tổng Diện tích Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Diện tích nuôi Thuỷ sản Đất ở Đất chuyên dùng A Diện tích (Ha) 1 Vùng 1 35.469,20 9.614,0 30.026,9 797,1 809,2 993,6 2 Vùng 2 15.883 2.443,0 4.326,0 459,4 329,6 462,0 Cộng 51.352.2 12.075.0 34.352.9 1.256.5 1.138,8 1.455,6 B Tỉ lệ (%) 1 Vùng 1 69,07 79,61 87,40 63,43 71,05 68,26 2 Vùng 2 30,93 20,39 12,6 36,57 28,95 31,74 Cộng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Định Hóa) Vùng 1 (Vùng núi cao) với diện tích chiếm hơn ½ tổng diện tích tự nhiên và chiến 79,61% diện tích đất nông nghiệp; 63,43 diện tích nuôi thủy sản, nhưng đất lâm nghiệp lại chiếm 87,40 % , như vậy vùng núi cao thuận lợi cho phát triển nhiều ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển lâm nghiệp. Vùng 2 (Núi thấp) chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên, đồng thời diện tích đất nông nghiệp (20,39%), diện tích ao nuôi thả cá (36,57) đều chiếm thấp hơn vùng 1, đặc biệt là diện tích đất lâm nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Kinh tế của vùng chủ yếu tập chung vào sản xuất công nghiệp chế biến, du lịch, nông nghiệp phát triển thế mạnh là cây Chè và cây ăn quả. Số lượng diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ tương đối lớn, nhưng chủ yếu là núi đá vôi không có khả năng canh tác nên tác giả không phân tích sâu Xem xét cơ cấu diện tích sản xuất một số cây trồng chính tại các vùng cho thấy: Vùng 1 có diện tích và năng suất lúa ruộng chiếm tỉ lệ cao nhất (43,5%) so với toàn huyện. Năng suất lúa bình quân của vùng này

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_kinh_te_nong_nghiep_tren_dia_ban_huyen_d.pdf
Tài liệu liên quan