Luận văn Phát triển kinh tế trang trại bền vững ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay

Để có một trang trại có quy mô về diện tích, kỹ thuật và tổ chức cần có một

khoảng vốn nhất định. Trong thực tế, các chủ trang trại phải huy động số vốn nhàn rỗi

của mình để đầu tư vào sản xuất, nhưng chi phí ban đầu để đầu tư vào các trang trại là

lớn so với các nguồn tài chính của người dân. Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiên

huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho nông thôn qua các

chương trình dự án phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn như: 135, ODA, ADB,

WB.đây cũng là hình thức đầu tư gián tiếp và lâu dài. Thời gian qua, Nhà nước ta

cũng có những chương trình cho vay ưu đãi để hỗ trợ phát triển nông nghiệp nói chung

và trang trại nói riêng. Nó đáp ứng yêu cầu đang khác vốn trong nông dân. Tuy nhiên,

nhiều nông dân có nhu cầu vốn lớn nhưng chưa thoả mãn nhưng điều kiện cho vay vì

vậy không đủ vốn để sản xuất. Mặc khác, đầu tư vào trang trại còn gặp nhiều rũi ro do

dịch bệnh và giá cả thị trường, quay vòng vốn lâu do thời gian sinh trưởng của các cây

trồng vật nuôi nên các nhà đầu tư và các ngân hàng ngoài quốc doanh rất e ngại khi đầu tư.

pdf124 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế trang trại bền vững ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ban chấp hành đảng bộ huyện khoá 22, đặc biệt là thực hiện nghị quyết TW 7 khoá 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Kim Thành xác định, để sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục đà tăng trưởng trở lại thì việc trọng tâm là phải nhanh chóng khôi phục và phát triển đàn gia súc, nhất là đàn lợn. UBND huyện đã xây dựng dự án khôi phục đàn lợn nái và phát triển trang trại năm 2009 và 2010. Theo đó huyện sẽ tập trung vào một số giải pháp nhằm khuyến khích người chăn nuôI đầu tư phát triển sản xuất. Đồng chí Phan Ngọc Núi - Chủ tịch UBND huyện Kim Thành cho biết: Mục tiêu mà huyện Kim Thành đặt ra đến năm 2010 là toàn huyện có 80 trang trại được cấp giấy chứng nhận, để đạt được mục tiêu đó, huyện sẽ hỗ trợ các chủ trang trại được cấp giấy chứng nhận trước quý III/2010 về lãi suất khi vay vốn tại ngân hàng NN&PTNT, cụ thể là hỗ trợ 100% tiền lãi/30 triệu đồng/1 trang trại với chu kỳ 1 năm, thời gian là 2 năm từ quý III/2009 đến quý III/2011. Bên cạnh đó, huyện sẽ hỗ trợ các chủ nuôi lợn nái là 100 ngàn đồng/ 1 con lợn nái hậu bị gồm lợn nái ngoại, nái lai, nái móng cái. Điều kiện để nhận được hỗ trợ là lợn nái phải trên 6 tháng tuổi, trọng lượng từ 40kg trở lên và đã cho phối được giống lần đầu, phấn đấu đến năm 2010, tổng đàn lợn trong huyện sẽ có khoảng 79.200 con, đàn lợn nái là gần 16.000 con.[29] 1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế trang trại bền vững ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế TT bền vững ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển KTTT bền vững ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chính quyền địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để các TT phát triển bền vững. Cụ thể là: + Quy hoạch phát triển hệ thống TT phù hợp với từng địa hình, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 + Trao quyền sử dụng đất lâu dài cho người dân yên tâm sản xuất và đầu tư chuyên canh. + Mạnh dạn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. + Phát triển nguồn nhân lực cho các chủ TT. + Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh doanh của TT. + Có chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, thú y, vay vốn sản xuất kinh doanh đối với chủ TT. - Hình thành thị trường đầu ra cho các sản phẩm TT một cách ổn định lâu dài. Gắn chặt giữa thị trường trong nước và thế giới. - Đào tạo kỹ năng cho chủ trang trại: Chủ trang trại là người lãnh đạo, đứng đầu trang trại nên phải hiểu thế nào là kinh doanh; sản xuất kinh doanh; quản trị kinh doanh; kế toán; kiểm toán; thông tin thị trườngTừ đó, chủ trang trại mới đề ra cho mình chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện vốn, đất đai, tình hình sản xuất của trang trại mình. Mặt khác, chủ trang trại phải là người có ý thức bảo vệ môi trường, để cho trang trại phát triển ngày càng bền vững hơn - Tăng cường liên kết kinh tế trong phát triển KTTT: + Liên kết chủ trang trại với chủ doanh nghiệp chế biến; + Liên kết chủ trang trại với nhà nước; + Liên kết giữa các chủ trang trại trong vùng; + Liên kết chủ trang trại với các nhà khoa học; - Để KTTT PTBV cần tăng cường chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; Phát triển công nghiệp chế biến nông ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 sản và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao chất lượng công tác xóa đói, giảm nghèo; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI BỀN VỮNG Ở HUYỆN NAM ĐÔNG 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Nam Đông là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách quốc lộ 1A 23 km và cách trung tâm thành phố Huế trên 59 km theo đường bộ. Được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau: Từ 16 06’54’’ đến 16 14’27’ vĩ độ bắc Từ 107 30’ 43” đến 10752’10’’ vĩ độ bắc Phía đông giáp huyện Phú Lộc, phía tây giáp huyện A Lưới, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phía Bắc giáp huyện Hương Thủy. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 647,8 km2, trong đó đất nông nghiệp 53.819,4 ha. Huyện có 10 xã, 1 thị trấn. Trên địa bàn huyện chỉ có một tuyến đường duy nhất là tỉnh lộ 14B, nối trung tâm huyện lỵ và quốc lộ 1A dài 33 km. Vị trí địa lý của vùng, với những hạn chế về địa hình, khí hậu thời tiết, đặc biệt là về giao thông đã tạo nên những thách thức cho huyện trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, để đưa Nam Đông phát triển nhanh và bền vững trong tương lai cần nhanh chóng hình thành các điểm dân cư, dịch vụ trên tỉnh lộ 14B, tạo ra kết cấu hạ tầng tốt, mở rộng lưu thông, định canh định cư cho các dân tộc, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng tại địa phương... đây là tiền đề cho kinh tế Nam Đông phát triển. 2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng Lãnh thổ huyện Nam Đông nằm trên miền đất cổ thuộc trầm tích Đê von gồm có đá phiến sét, cát kết thạch anh, bột kết, đá sét vôi và đá vôi. Tạo vùng lãnh thổ ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 57 huyện Nam Đông miền uốn nếp Trường Sơn, có cấu trúc địa chất phức tạp, phát triển nhiều loài hình đất đai đa dạng phong phú. Do đó, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác và sử dụng đất đai, vì vậy cần có biện pháp thích hợp trong việc bảo vệ, khai thác sử dụng đúng mục đích giá trị địa lý của nó. Địa hình: Địa hình địa thế huyện Nam Đông thấp dần từ Nam về Bắc, có độ cao tuyệt đối thấp nhất 40m. Độ cao tuyệt đối cao nhất 1.712m là đỉnh núi Mang. Hầu hết diện tích đất đai thộc thượng nguồn sông Tả Trạch, có địa hình thung lũng được tạo bởi các dãy núi: Truồi, Bạch Mã, núi Mang, A Ring, và một phần thượng nguồn sông Hữu Trạch. Ven sông là những bãi bồi tương đối bằng phẳng tập trung ở thung lũng Nam Đông, có độ dốc từ 5 – 25, ở độ cao > 80m thường có độ dốc lớn và rừng tự nhiên. Với địa hình và thổ nhưỡng như vậy, thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, lâm nghiệp. Đặc biệt trong quá trình phát triển KTTT phải chú ý đến diện tích đồi núi, diện tích rừng tự nhiên để đảm bảo tính cân bằng trong môi sinh, môi trường. Sự phát triển của KTTT trên địa bàn huyện Nam Đông có liên qua đến vấn đề môi trường ở khu vực đồng bằng, nhất là thành phố Huế. 2.1.1.3 Khí hậu Huyện Nam Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nóng (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9) và mùa mưa ẩm lạnh ( kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình năm 24,20 C và có lượng mưa tập trung từ tháng 10 đến tháng 12 dễ xảy ra lũ lụt, xói lở. Đây là thời điểm không thuận lợi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình hạ tầng. Nhìn chung khí hậu thời tiết ở huyện Nam Đông là kiểu khí hậu nhiệt đới, ẩm, khá phù hợp cho việc phát triển cây trồng nhiệt đới như: lúa, ngô, lạc, chanh, cam, chuối, tiêu, quế, nhãn... Đối với phát triển KTTT, phải đối mặt với tình trạng sự bất thường của khí hậu như bão lũ và hạn hán. Thời gian qua Nam Đông đã từng bị thiệt hại rất lớn trong cơn bảo năm 2006, làm một diện tích lớn cao su và keo đang thu hoạch, gây tổn thất kinh tế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 lớn cho các TT. Bên cạnh đó, là một số dịch bệnh xuất hiện ở cây lâu năm và gia súc gia cầm do thời tiết tạo ra ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng vật nuôi. 2.1.1.4 Thuỷ văn Sông suối Nam Đông khá dày đặc, trong đó phần lớn do chi nhánh hệ thống sông Tả Trạch chảy qua nhiều vùng khác nhau: sông Khe Tre, sông Truồi và phân bổ qua các xã Hương Phú, Thượng Quảng, Thượng Lộ... Đây chính là nguồn nước chính để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và là nơi lấy nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng do lưu vực sông hẹp, độ dốc khá cao của dòng sông, suối ngắn lại thêm trữ lượng phân phối không đều nên thường xuyên xảy ra hán hạn nặng vào mùa cuối xuân và đầu hè, gây ảnh hưởng đến cây trồng và quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Cây trồng không đủ độ ẩm do đó phát triển kém cho năng suất thấp làm cho cuộc sống của những người dân sản xuất nông nghiệp, nhất là đồng bào dân tộc đời sống bấp bênh. Bên cạnh đó, khi phát triển KTTT chú ý đến sử dụng nguồn nước, đảm bảo giữ nước cho hạ nguồn sông Hương và bảo vệ nguồn nước cho sông Hương. Chú ý lựa chọn cây trồng phù hợp với phân bố nguồn nước trên địa bàn, có sự chênh lệch rất lớn về mùa hè và mùa đông. 2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất Nam Đông có 9 loại đất khác nhau, trong đó đất phù sa sông suối phân bố ở độ cao 60-80, tập trung nhiều ở ven sông Tả Trạch. Các loại đất này có độ phì cao, địa hình đồi thấp tương đối bằng phẳng, được hình thành và phát triển trên địa bàn khá phức tạp và có nhiều đá mẹ khác nhau, do đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng nên thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng đó đã làm cho việc canh tác phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi gặp nhiều khó khăn. Sự canh tác không đúng quy trình làm độ phì bị giảm kiệt, hiện tượng sói mòn xảy ra ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 lớn. Vì vậy, đòi hỏi có những biện pháp khắc phục kịp thời nhằm bảo vệ tài nguyên đất đai của vùng tốt hơn. Bảng 2.1 Tình hình các loại đất trên địa bàn huyện Nam Đông STT Tên các loại đất Ký hiệu Diện tích(ha) Tỷ lệ% Tổng số 1 Đất nâu vàng trên đá gabro Fu* 273,2 0,4 2 Đất nâu vàng trên đá diorit Fu 4.703,0 7,2 3 Đất vàng đỏ trên đá granit Fa 7.643,6 11,7 4 Đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét Fs 48.346,5 74,2 5 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 383,8 0,6 6 Đất xám trên phù sa cổ X 683 1,1 7 Đất phù sa ngòi suối không được bồi P 1.027,8 1,6 8 Đất phù sa ngòi suối được bồi Py 1.288,0 2,0 9 Đất sông suối 845,7 1,3 Qua bảng 2.1 ta thấy đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 74,2% tổng diện tích toàn huyện, loại đất này tập trung ở các xã: Thượng Quảng, Thượng Long và Thượng Lộ, là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi của huyện, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. Đất nâu vàng trên phù sa cổ có 383,8ha chiếm 0,6% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này có nơi làm đất thổ cư, có nơi để hoang, có nơi đang được trồng các loại cây như: chè, dứa. Tuy nhiên diện tích không lớn nhưng có độ phì khá nên còn tận dụng vào sản xuất, những nơi có độ sâu khá trồng các loại cây lâu năm như cây ăn quả, những nơi có tầng đất mỏng trồng các loại cây màu, các loại cây che phủ. Ở những vùng khác nhau, cấu tạo phẫu diện có những nét khác nhau khá rõ. Nhìn chung nó vẫn mang tính chất của đất phù sa, tầng đất khá dày(0,8m-1m). Đất đã được trồng trọt lâu đời, tầng đất mặt bị rửa trôi nhiều các chất dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Đặc điểm của nhóm đất phù sa cổ mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh do xói mòn và rữa trôi mạnh nên nghèo chất dinh dưỡng. Loại đất này phù hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất và cây công nghiệp dài ngày. Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: được phân bổ sát hai bên bờ suối các xã Hương Giang, Hương Hữu, Thượng Quảng với diện tích 1.288 ha, chiếm 2% diện tích đất tự nhiên. Đất được hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do các sông ở Nam Đông đều có vận tốc dòng chảy lớn, nên lắng đọng được các các sản phẩm thô. Vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất về thành phần cơ giới và màu sắc. Như vậy, loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như: lúa, ngô, khoai, đậu đỗ. Đất phù sa không được bồi hàng năm: diện tích có 1.027,8 ha, chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên. Đất cũng có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm nhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp phù sa. Hầu hết đất có độ phì tự nhiên khá, được sử dụng trồng các loài cây hoa màu như ngô, khoai, sắn. Như vậy, với điều kiện thổ nhưỡng ở Nam Đông phong phú, đa dạng, đất đai màu mở rất thuận tiện cho sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng. Nam Đông là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại nhỏ, độ dốc cao. Đất đai hình thành và phát triển trên địa hình phức tạp và nhiều loại đá mẹ khác nhau (theo báo cáo kết quả hiện trạng đất đai của huyện Nam Đông và số liệu thu nhập từ phòng thống kê).ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 So sánh Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) Diện tích CC (%) 2007/2006 2008/2007 2009/2008 Bq/năm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 65.052 100,0 65.195 100,0 65.195 100,0 65.195 100,0 143 100,2 0 100,0 0 100,0 71 100,1 1 Đất nông nghiệp 53.247 81,9 53.701 82,4 53.819 82,6 53.819 82,6 454 100,9 119 100,2 0 100,0 286 100,4 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.392 6,8 4.699 7,2 4.829 7,4 4.829 7,4 307 107,0 130 102,8 0 100,0 219 103,2 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 943 1,4 922 1,4 919 1,4 919 1,4 -21 97,8 -3 99,7 0 100,0 -12 99,2 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.450 5,3 3.777 5,8 3.910 6,0 3.910 6,0 327 109,5 134 103,5 0 100,0 230 104,3 1.2 Đất lâm nghiệp 48.802 75,0 48.948 75,1 48.936 75,1 48.936 75,1 146 100,3 -12 100,0 0 100,0 67 100,1 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 53 0,1 54 0,1 54 0,1 54 0,1 1 100,9 0 100,2 0 100,0 0 100,4 2 Đất phi nông nghiệp 1.767 2,7 1.993 3,1 2.001 3,1 2.001 3,1 226 112,8 8 100,4 0 100,0 117 104,2 2.1 Đất ở 677 1,9 888 1,4 889 1,4 889 1,4 211 131,2 0 100,0 0 100,0 106 109,5 2.2 Đất chuyên dùng 355 0,5 360 0,6 367 0,6 367 0,6 5 101,5 7 101,8 0 100,0 6 101,1 2.3 Đất khác 736 1,1 745 1,1 745 1,1 745 1,1 9 101,2 1 100,2 0 100,0 5 100,4ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 (Nguồn: Niên giám thống kê 2006, 2007, 2008, 2009 huyện Nam Đông) 3 Đất chưa sử dụng 10.037 15,4 9.501 14,6 9.375 14,4 9.375 14,4 -5366 94,7 -126 98,7 0 100,0 -331 97,7 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 825 1,3 702 1,1 698 1,1 698 1,1 -123 85,1 -4 99,5 0 100,0 -63 94,6 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 9.212 14,2 8.799 13,5 8.676 13,3 8.676 13,3 -413 95,5 -123 98,6 0 100,0 -268 98,0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất tự nhiên trên địa bàn: chiếm 81,9% năm 2006, 82,4% năm 2007, 82,6% năm 2008 và 82,6% năm 2009, tỷ lệ tăng bình quân qua các năm là 0,4%. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 90,9% diện tích đất nông nghiệp và 75,1% diện tích đất tự nhiên năm 2009. Nếu so sánh sự biến động diện tích đất nông nghiệp từ 2006 đến 2009, chúng ta thấy sự biến động theo xu hướng tăng dần. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp năm 2007 tăng 119 ha tương đương 0,2%. Nguyên nhân chủ yếu của những thay đổi này tập trung chủ yếu vào sự thay đổi đất bằng chưa sủ dụng năm 2006 là 825 ha, năm 2009 so với năm 2006 giảm xuống còn 689ha, bình quân năm giảm 63 ha tương đương giảm 5,4% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng năm 2006 9.212 ha, năm 2009 giảm xuống là 8.676 ha, bình quân năm giảm 268 ha tương đương 2% so với diện tích tự nhiên. Qua tìm hiểu sự biến đổi này là do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tương tự đất nông nghiệp diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng trong thời kỳ 2006-2009. Năm 2007 so với năm 2006 tăng 226 ha, tăng 12,8%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 8 ha, tăng 0,4%; Mức tăng bình quân là 117 ha, tương đương tăng 4,2% sự thay đổi này phù hợp với chủ trương mở rộng các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến... Đồng thời, đáp ứng việc quy hoạch cơ sở hạ tầng cho các vùng dân cư. Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử dụng lớn 9.375 ha chiếm 14,4% diện tích đất tự nhiên năm 2009. Diện tích này phân bố chủ yếu ở các vùng có điều kiện khó khăn về giao thông, các vùng núi, đồi khó tiếp cận. Tuy nhiên, nếu có chiến lược sử dụng, quy hoạch hợp lý và được đầu tư đúng mức, đa phần diện tích này hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp. Đặc biệt là phát triển trồng rừng sản xuất, không những đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi núi trọc mà còn cải thiện sinh kế cho người dân. Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng trên địa bàn không còn nhiều, cho nên trong thời gian tới việc phát triển KTTT không chỉ chú trọng mở rộng quy mô về diện tích mà chủ yếu là tập trung chuyên môn hóa, nâng cao hiệu suất sử dụng đất. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Ngoài ra phải chú ý đến việc chuyển đổi diện tích sử dụng đất phù hợp với cây trồng vật nuôi vì có diện tích làm vườn, trồng cây ngắn ngày không mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thiết phải chuyển mục đích sử dụng. 2.1.2.2 Dân số và lao động Huyện Nam Đông có hai dân tộc chính là dân tộc Kinh và Cơtu, trong đó dân tộc kinh chiếm 56,8% tổng số nhân khẩu trên toàn huyện. Dân số bình quân toàn huyện trung bình đến năm 2009 là 23.362 người; tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 14,1% đồng bào dân tộc ít người có 10.292 nhân khẩu, phân bố chủ yếu ở các xã: Thượng Lộ, Thượng Long, Hương Hữu, Thương Quảng. Dân số nông thôn của huyện trong năm 2009 là 19.937 người, chiếm 85% tổng dân số, dân số thành thị là 3.425 người chiếm 15% tổng dân số của huyện. Mật độ dân số trung bình của huyện là 36,4 người/km. Là một trong số những huyện có mật độ dân số thấp nhất toàn tỉnh. Mật độ dân số phân bổ không đều giữa các xã của huyện, tập trung cao nhất ở thị trấn Khe Tre với mật độ 848,6 người/km, xã Thượng Lộ có mật độ dân số thấp nhất 10,6 người/km. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện sống cũng như điều kiện sản xuất ở mỗi vùng khác nhau. Về lao động, toàn huyện đến năm 2009 có tỷ lệ lao động khá lớn: 13.426 lao động, chiếm 57% dân số lao động của huyện, bình quân một năm tăng 1,8%. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động chiếm 88,9%, lao động có khả năng lao động chiếm 98,6%, mất khả năng lao động chiếm 1,4% số người trong độ tuổi lao động. Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm chiếm 0,77% số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động. Toàn huyện trong năm 2009 có 5.2009 hộ, trong đó hộ trong nông nghiệp có 3.855 hộ, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 9,58%, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,07%. Bình quân lao động nông nghiệp/tổng lao động giảm 2,03% và có xu hướng chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang các nghành nghề khác. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 theo mùa vụ, ngành nghề phụ kém phát triển nên thời gian nhà rỗi trong nông nghiệp còn nhiều. Số người thiếu việc làm thường xuyên khá phổ biến, đặc biệt là các vùng xa trung tâm. Như vậy, dân số và nguồn nhân lực ở huyện Nam Đông khá dồi dào và thuận tiện cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cao còn hạn chế, đa phần là lao động phổ thông, làm việc theo mùa vụ có nhiều thời gian nhàn rỗi. Mặt khác, sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng(thành thị và nông thôn) đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong quá trình phát triển cần chú ý đến hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc Cơtu. Bởi vì đời sống kinh tế xã hội, trình độ dân trí của đồng bào còn rất thấp. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải có các chính sách hỗ trợ, đầu tư như tạo công ăn việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục nhằm nâng cao đời sống của người dân, và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trên địa bàn huyện. Ngoài ra, cũng cần phải nhận thấy dân số Nam Đông có cơ cấu trẻ, lực lượng lao động dồi dào, cần cù và năng động sáng tạo là điều kiện thuận lợi rất cơ bản để phát triển KT-XH nói chung và KTTT nói riêng. 2.1.2.3 Kết cấu hạ tầng: - Giao thông: tổng số km đường giao thông là 172,11 km trong đó đã nhựa hóa được 71,51km. Đặc biệt, đã làm được 2 cây cầu vĩnh cửu là cầu Khe Tre và Nam Đông, nối trung tâm huyện đi đến các xã phía Tây Nam của huyện, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội huyện ngày càng phát triển, giao lưu hàng hóa thuận lợi, bình ổn giá cả thị trường. -Thủy lợi: hiện nay toàn huyện đã xây dựng 42 đập kiên cố và bán kiên cố, đồng thời mỗi năm kiên cố hóa được 11,2 km kênh mương, chủ động tưới tiêu cho 260 ha lúa nước 2 vụ và 30 ha hồ cá. Với những kết quả nêu trên, đã góp phần vào việc thâm canh, tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước và thúc đẩy phát triển ngành nuôi cá nước ngọt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 - Xây dựng: trong những năm qua được nhiều nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, của các tổ chức nước ngoài và một phần đóng góp của nhân dân với tổng kinh phí đầu tư là 72.658 triệu đồng, toàn bộ nguồn vốn đã tập trung xây dựng các công trình trọng điểm như điện, đài truyền thanh truyền hình, giáo dục, y tế và các công trình công cộng phúc lợi... - Các ngành khác: Văn hóa thông tin: trong những năm qua công tác văn hóa của huyện có nhiều khởi sắc, đã có 11/11 xã được phủ sóng truyền hình, 9/11 xã có trạm truyền thanh, xây dựng và nâng cấp các thiết chế văn hóa thông tin, nhà văn hóa cấp huyện, các phong tục lạc hậu, mê tín dị đoan được loại bỏ, song cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trang thiết bị yếu kém. - Y tế và giáo dục: Về y tế, hiện tại huyện đã có 1 bệnh viện tại thị trấn, 1 phòng khám đa khoa và 11/11 xã có trạm y tế, tổng cộng có 88 gường bệnh, với 140 cán bộ y tế. Về giáo dục: Trên địa bàn huyện có 12 trường tiểu học với 113 phòng học được phân bố 11 xã, trong đó có 10 trường xây dựng bán kiên cố, khối trưng học cơ sở có 4 trường, khối trung học phổ thông có 2 trường. -Bưu chính viễn thông-năng lượng: có 11/11 xã đã có máy điện thoại với 2.748 máy, tỷ lệ máy điện thoại/dân cư là 116(máy/1000 dân). Về năng lượng, đã có 11/11 xã với 4.719 hộ sử dụng điện lưới quốc gia, chiếm 98,3% số hộ. An ninh quốc phòng: trong những năm qua, công tác tuyển quân luôn đạt chỉ tiêu, an ninh chính trị trên địa bàn cơ bản được giữ vững, trật tự an toàn xã hội từng bước được bảo đảm, lực lượng công an được xây dựng và củng cố về số lượng lẫn chất lượng. Với kết cấu hạ tầng được xây dựng một cách cơ bản như vậy, nó đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra thuận tiện. Vì vậy việc phát triển KTTT cũng được thuận lợi. Tuy vậy, vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển trong thời gian tới đó là hệ thống giao thông cần được hoàn thiện và mở rộng hơn, kéo dài đến các TT và kết nối được Nam đông với Alưới và Đà Nẵng, phá thế độc đạo như hiện nay. Nước tưới về mùa khô cũng là vấn đề đặt ra. Các TT chủ yếu tự túc nguồn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 nước tưới nên gặp khó khăn về nguồn vốn, cách tổ chức xây dựng. Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc cơtu vẫn còn thấp, những tư tưởng và hũ tục lac hậu vẫn còn tồn tại. Ngoài ra việc chăm sóc sức khỏe vẫn chưa bảo đảm, đối với trường hợp khó, y tế địa phương chưa giải quyết được. Những vấn đề này là lực cản để phát triển KTTT bền vững. 2.1.2.4 Sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội Tiếp tục thực hiện chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh nền kinh tế - xã hội của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Đời sống nhân dân đã có nhiều cải thiện, các hoạt động văn hóa có nhiều tiến bộ, tình hình an ninh chính trị được giữ vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2006 đến nay đều ở mức cao trên 10% và liên tục tăng lên hàng năm. Năm 2008 là 14,1% đây là một tỷ lệ cao so với một huyện miền núi còn nhiều khó khăn. Đạt được thành tích này là nhờ sự nổ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân và các cấp chính quyền huyện Nam Đông. Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu kinh tế huyện đang chuyển dịch theo hướng CN-XD,TN&DV, và N-L-TS. Trong lĩnh vực nông nghiệp thì trồng trọt chiếm vai trò chủ đạo song tỷ trọng của ngành đang có chiều hướng giảm xuống và tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng lên. Mặc dù tỷ trọng của ngành trồng trọt có chiều hướng giảm nhưng giá trị sản xuất đạt được ngày càng cao, đạt kết quả đó là vì phần lớn nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật và biết cách đầu tư thâm canh, chọn giống tốt có năng suất cao, có giá trị kinh tế để đưa vào sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt chiếm vai trò chủ đạo song tỷ trọng của ngành đang có chiều hướng giảm xuống và tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng lên. Mặc dù tỷ trọng của ngành trồng trọt có chiều hướng giảm nhưng giá trị sản xuất đạt được ngày càng cao, đạt kết quả đó là vì phần lớn nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật và biết cách đầu tư thâm canh, chọn giống tốt có năng suất cao, có giá trị kinh tế để đưa vào sản xuất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm 2006-2008(Tính theo giá so s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_trang_trai_ben_vung_o_huyen_nam_dong_tinh_thua_thien_hue_hien_nay_1498_1912322.pdf
Tài liệu liên quan