Luận văn Phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN . i

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BẢNG . vi

MỤC LỤC. vii

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.2

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.3

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.4

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .6

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI. .8

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI.8

1.1.1.Quan niệm về trang trại và kinh tế trang trại.8

1.1.1.1. Quan niệm về trang trại.8

1.1.1.2. Quan niệm về kinh tế trang trại.9

1.1.2. Tiêu chí xác định và phân loại kinh tế trang trại .11

1.1.2.1.Tiêu chí xác định kinh tế trang trại .11

1.1.2.2. Phân loại kinh tế trang trại .11

1.1.3.Đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại .14

1.1.3.1. Đặc trưng của kinh tế trang trại .14

1.1.3.2. Vai trò của kinh tế trang trại .14

1.1.4.Xu hướng phát triển của kinh tế trang trại.16

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại .17

1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRANG TRẠI Ở VIỆT NAM.21

1.2.1. Những điều kiện khách quan .21

1.2.2. Những điều kiện chủ quan.22

1.2.3. Định hướng các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế

trang trại ở nước ta.23

1.2.3.1. Định hướng của Đảng về phát triển kinh tế trang trại .23

1.2.3.2.Chính sách của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại.24

1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở MỘT SỐ

NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC.26

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới.26

1.3.1.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.26

1.3.1.2. Kinh nghiệm của các nước Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) .27

1.3.1.3. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển và khu vực ASEAN .27

1.3.1.4. Một số vấn đề rút ra trong phát triển kinh tế trang trại ở các quốc gia

và vùng lãnh thổ trên thế giới .28

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương ở ViệtNam.29

1.3.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnhNghệ An .29

1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, tỉnhThừa Thiên Huế .30

1.3.3. Một số bài học rút ra cho việc phát triển kinh tế trang trại ở thị xã HươngThủy.31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ

XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .33

2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .33

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.33

2.1.1.1. Vị trí địa lý .33

2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .33

2.1.1.3. Khí hậu.37

2.1.1.4. Thủy văn .38

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội.38

2.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm .38

2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng:.39

2.1.2.3.Tình phát triển kinh tế trên địa bàn.43

2.1.3. Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã HươngThủy.44

2.1.3.1. Thuận lợi .44

2.2.3.2. Khó khăn .45

2.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ HƯƠNGTHỦY .46

2.2.1. Quy mô, năng lực sản xuất của các trang trại.46

2.2.1.1. Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất đai trong sản xuất .46

2.2.1.2. Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại.50

2.2.1.4. Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào sản xuất của các trang trại .57

2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁCTRANG TRẠI .58

2.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại .58

2.3.1.1. Quy mô tổng giá trị sản xuất.58

2.3.1.2. Quy mô giá trị gia tăng của các trang trại.60

2.3.1.3. Tình hình sản xuất hàng hóa của các trang trại.62

2.3.2. Hiệu quả kinh tế, xã hội của các trang trại .63

2.3.2.1. Hiệu quả kinh tế .63

2.3.2.2. Hiệu quả một số cây trồng, vật nuôi của các trang trại.66

2.3.2.3. Hiệu quả xã hội .67

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thị xã HươngThủy.69

2.3.3.1. Những kết quả đạt được.69

2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.70

2.3.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển kinh tế trang trại.71

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH SỰ PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY .72

Trường Đại học Kinh tế Huếx

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY.72

3.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Hương Thủy.72

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế trang trại của thị xã HươngThủy.75

3.1.2.1.Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại của thị xã Hương Thủy .75

3.1.2.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại của thị xã Hương Thủy .75

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃHƯƠNG THỦY .76

3.2.1. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với xây

dựng cơ sở hạ tầng ở thị xã Hương Thủy .76

3.2.2. Tiến hành giao đất, giao rừng, cho thuê và sử dụng có hiệu quả nguồn

lực đất đai trên địa bàn.78

3.2.3. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư, vốn tín dụng và thuế cho kinh tếtrang trại.79

3.2.4. Tạo lập thị trường ổn định cho kinh tế trang trại phát triển .80

3.2.5. Nâng cao năng lực trình độ quản lý, trình độ tay nghề cho các chủ trang

trại và người lao động và tăng cường công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật cho các trang trại .81

3.2.6. Hình thành và phát triển các hình thức hợp tác, các mô hình kinh tế liên

kết có hiệu quả ở nông thôn.81

3.2.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại.82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .83

1. KẾT LUẬN .83

2. KIẾN NGHỊ.84

2.1. Đối với nhà nước .84

2.2. Đối với địa phương.85

2.3. Đối với chủ trang trại.85

TÀI LIỆU THAM KHẢO .87

PHỤ LỤC

PHẢN BIỆN 1

PHẢN BIỆN 2

pdf110 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố rộng ở vùng núi đồi trên nhiều địa hình khác nhau, song phần lớn có có ở địa hình dốc (>15o). Đất Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 37 này được hình thành do sản phẩm phong hóa của đá sét. Đất có màu đỏ vàng, thành phần cơ giới nặng, độ phì tự nhiên trung bình, khả năng thấm nước và giữu nước. + Đất phù sa: diện tích khoảng 460 ha, chiếm 1,3 % diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất phù sa được bồi hàng năm chiếm phần lớn diện tích khoảng 200 ha, phân bố ven các con sông như sông Tả Trạch, sông Hương, sông Phú Bài và ven khe suối như khe Lụ, Châu Ê ... Đất này được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, tính chất của các loại đất chịu ảnh hưởng sâu sắc của sản phẩm phù sa.. Đất phù sa ít được bồi hàng năm (Pi) và đất phù sa không được bồi hàng năm (Pk) dọc theo các con suối. Đất có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm, nhưng do phân bố ở xa sông hoặc địa hình cao, vì vậy rất ít hoặc không được bồi. Nhìn chung, đất này có thành phần cơ giới nặng (từ thịt nhẹ đến thịt trung bình), độ phì trung bình, hàm lượng mùn trung bình đến hơi nghèo. Hiện rau màu được trồng trên loại đất này ở những vùng gần khu dân cư. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): diện tích khoảng 2.580 ha chiếm 7,3 % diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích ở xã Thủy Phù (54%), Dương Hòa, Thủy Bằng (20%/xã) và một ít ở Phú Sơn. Đất này được hình thành trên sản phẩm lắng đọng của phù sa sông, suối nhưng do sự biến động địa chất từ kỷ đệ tứ được nâng lên thành dạng địa hình lượn sóng nhẹ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên nghèo. Phân bố ở các vùng bậc thềm cao gần sông Tả Trạch ở thôn Hạ, thôn Lương Miêu, Dương Hòa và nằm giữa 2 nhánh sông Phú Bài. Hiện người dân đang trồng rau màu và keo lai khoảng 90 ha, diện còn lại đang nằm trong vùng xây dựng hồ Tả Trạch. + Đất biến đổi do trồng lúa (Lp): Có diện tích khoảng 765 ha, chiếm 2,1 % diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng của xã Thuỷ Phù, một ít ở thôn Cư Chánh, Thủy Bằng và một số vùng hợp thủy rải rác ở Thủy Bằng, Phú Sơn và Dương Hòa. Những vùng đất trồng lúa trên vùng gò đồi không mang lại hiệu quả cao có thể chuyển đổi sang nuôi cá. 2.1.1.3. Khí hậu Nằm gọn trong vĩ độ nhiệt đới nên vùng đồi Hương Thủy chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa. Điều kiện nhiệt phong phú. Nhiệt độ trung bình năm 25,20C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 1900 giờ/năm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 Điều kiện ẩm dồi dào. Tổng lượng mưa năm từ 2.800 - 3.200mm. Độ ẩm không khí trung bình: 83 - 84%. Bị thiếu ẩm trong 5 tháng từ tháng 4 đến tháng 8. Bão: Số lượng bão ảnh hưởng đến vùng gò đồi Hương Thủy không nhiều (99 cơn/129 năm-1881-2010). Lượng mưa bão kéo dài khoảng 3-4 ngày, trung bình mỗi đợt 200-300mm, nếu kết hợp không khí lạnh có thể tăng lên 500-600mm. Gió mạnh gây đỗ ngã cây cối, nhà cửa Thời gian thường bị ảnh hưởng của bão nhất là vào tháng 9 (35%), đến tháng 10 (28%) và tháng 8 (18%). Gió Tây khô nóng : Thời kỳ cực thịnh của gió tây khô nóng vào tháng 5 đến tháng 8 với cực đại vào tháng 6 (10 ngày). Trung bình mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày vào giữa mùa và 2 - 3 ngày vào đầu thời kỳ và cuối mùa. Trong trường hợp cực đoan gió tây khô nóng có thể kéo dài trên một tháng gây ra hạn hán trầm trọng. Gió mùa Đông Bắc ẩm lạnh : Trung bình hàng năm chịu ảnh hưởng từ 10 - 14 đợt gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Vào thời kỳ chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông (tháng 9 đến tháng 11) gió mùa Đông Bắc kết hợp với các nhiễu động ở phía nam gây ra mưa lớn. Vào thời kỳ cuối mùa đông không khí lạnh chỉ cho mưa nhỏ. 2.1.1.4. Thủy văn Chế độ thủy văn của thị xã Hương Thủy chịu ảnh hưởng của các sông: Tả Trạch, Lợi Nông, Như Ý và các hồ chứa nước lớn trên địa bàn thị xã ( Hồ Châu Sơn, Hồ Phú Bài). Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có sông Phú Bài bắt nguồn từ hồ Phú Bài chảy qua địa phận Thủy Phù nối với sông Đại Giang ; sông Vực bắt nguồn từ hồ Châu Sơn chảy qua địa phận phường Thủy Châu, Thủy Dương và nối với sông Lợi Nông. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số, lao động và việc làm Theo số liệu thống kê năm 2011, dân số trung bình của thị xã có là 98,929 người, trong đó: nam 49,973 người, nữ có 48,956 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,24%; năm 2011 giảm còn 0,98%. Tỷ lệ sinh hiện nay là 1,64%, tỷ lệ chết là 0,46%. Sự phân bố dân cư trên địa bàn khá đồng đều, phường đông dân nhất là Phú Bài với dân số 14,095 người, xã ít dân nhất là Phú Sơn với dân số 1511 người. Mật độ dân số là 217 người/km2 (toàn tỉnh là 215,07 người/km2). Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 39 Công tác dân số kết hợp kế hoạch hóa gia đình được duy trì thường xuyên. Kết quả, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm, tỷ lệ tăng dân số tư nhiên giảm còn 0,98%. Tình hình dân số thị xã năm 2012 STT Chỉ tiêu Đơn vị Số Lượng 1 Tổng số nhân khẩu Người 98929 2 Mật độ dân số Người/km2 217 3 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,98 4 Tỷ lệ sinh % 1,64 5 Tỷ lệ tử % 0,46 6 Tổng số hộ Hộ 19785 7 Quy mô hộ Người/ hộ 4-5 Nguồn:Niên giám thống kê Hương Thủy năm 2012 Theo số liệu thống kê, nguồn lao động trên địa bàn là 61,584 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 57.584 người, số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động là 5.750 người. Số lượng nguồn lao động nêu trên được phân phối như sau: - Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế có 50.370 người - Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 6.944 người - Số người trong độ tuổi có khả năng làm nội trợ và chưa tham gia lao động 4.099 người. 2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng: - Giao thông Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường thủy. Những năm gần đây, hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, hoàn thiện. +Đường bộ: Hệ thống đường bộ hình thành rộng khắp, nhiều tuyến đường được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới và đã được đầu tư lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đô thị. • Quốc lộ; Đường quốc lộ 1A đã được nâng cấp cải tạo nên chất lượng tốt, vĩa hè 2 bên đã được xây dựng đồng bộ. Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế 40 • Tỉnh lộ: bao gồm 7 tuyến là tỉnh lộ 15, 7, 3, 1, 10, 13, 18, Huế - Khải Định dài 62km, mặt đường rộng 5 -7m, hầu hết đã được thảm nhựa và cứng hóa. • Đường đô thị: Từng bước nâng cấp được hệ thống giao thông, xây dựng mới một số tuyến đường quan trọng như: Đường Thủy Thanh –Thủy Vân, đường Lương – Tân – Phù, đường Thuận Hóa, đường Sóng Hồnggóp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Các tuyến đường thuộc các phường đã được đặt tên đường phố. • Giao thông nông thôn: Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nên đã từng bước nâng cấp được hệ thống giao thông nông thôn. + Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam chạy qua thị xã với chiều dài khoảng 15km, có ga hàng hóa Hương Thủy nằm trong khu vực phường Phú Bài. + Đường hàng không: Sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên địa bàn phường Phú Bài, cách thành phố Huế 14 km về phía Đông Nam. Ngày 31/8/2007, sân bay Phú bài được chính thức công nhận là sân bay Quốc tế thứ 4 của Việt Nam . + Đường thủy: Trên địa bàn thị xã có 42 km đường sông từ Tả trạch xã Dương Hòa đến Lợi Nông, Đại Giang, Như Ý, Sông Vực, sông Phú Bài. Khả năng hoạt động của các loại phương tiện thủy còn hạn chế. - Hệ thống Thủy lợi: + Hệ thống tưới: Toàn thị xã có 25 công trình hồ đập ở 6 xã vùng gò đồi với năng lực tưới đạt 1.097,00 ha. Tưới động lực có 58 trạm bơm với 97 máy bơm, tưới cho 11/12 phường xã. Ngoài ra, còn có một số trạm bơm nhỏ lưu động phục vụ tưới tiêu vào những lúc cần thiết. Đến nay tỷ lệ tưới tiêu chủ động cho cây lúa trên toàn thị xã đã đạt 85% diện tích lúa. Tưới tự chảy có 3 hồ là Châu Sơn, Khe Lời, Ba cửa cung cấp nước tưới cho 880 ha lúa ở các địa phương như Thủy Phương, Thủy Lương, Thủy Phù. Vùng gò đồi có 22 hồ, đập nhỏ có thể cung cấp nước tưới cho 217 ha. + Hệ thống tiêu: Có 47 trạm bơm với 76 máy, tổng công suất 90.000m3/h, tiêu cho 2.800 ha. Tiêu tự chảy có 35 kênh chính với tổng chiều dài 12 km. + Kiên cố hóa kênh mương: Đến nay đa kiên cố hóa bê tông được 63,8 km trên tổng số 88 km kênh mương, đạt 72,5% trên tổng chiều dài (kênh cấp 1, cấp 2) và nạo vét kênh mương, nâng cấp các công trình khác. Trư ờng Đại học Kin h tế Hu ế 41 + Đê điều: Toàn thị xã có 60 km đê điều các loại, gồm đe sông Lợi Nông dài 12 km; đê sông Phù Bài dài 3 km; đê sông Vực dài 5km; đê sông Đại Giang dài 10km. Các tuyến đê nội đồng dài 30 km . Đến nay đã cứng hóa được 17,2 km đê bao, đạt 28,6%. - Hệ thống điện, nước +Hệ thống điện: trên toàn thị xã Hương Thủy nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu cho nhân dân sinh hoạt, sản xuất cũng như dịch vụ, gần 100% hộ dân đã sử dụng điện. Tuy nhiên, có nơi như Phú Sơn hệ thống điện chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, hoặc ở Thủy Phù điện phục vụ sản xuất đạt 80%, ở Thủy Bằng thì mức độ chất lượng phục vụ đạt 70%. Do đó, chỉ có xã Dương Hòa đạt tiêu chuẩn theo nông thôn mới. +Nguồn nước: Hiện nay tại phường Phú Bài có nhà máy nước công suất 10.000 m3-/ ngày đêm, đã hòa mạng vào hệ thống nhà máy nước cung cấp cho sản xuất Khu công nghiệp Phú Bài và nước sinh hoạt cho dân cư. Mạng lưới đường ống cấp 2,3 cơ bản đã phủ kín khu vực dân cư hiện nay. Số hộ dùng nước máy hợp vệ sinh năm 2010 toàn thị xã đạt 97,0% - Mạng lưới thông tin liên lạc Hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới bưu chính - viễn thông trên địa bàn thị xã tiếp tục được mở rộng, phát triển với tốc độ nhanh. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng bước được hiện đại hóa, các loại hình dịch vụ đa dạng , đáp ứng được các yêu cầu sử dụng. Tốc độ phát triển công nghệ thông tin, sử dụng hệ thống viễn thông không dây như: internet, thư điện tử, điện thoại di động tăng nhanh, đã có 24 trạm thu phát sóng di động, có 1,419 hộ đăng ký sử dụng internet, mật độ thuê bao internet đạt 1,5 máy/100 dân. Đến nay tất cả các phường, xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số phường, xã có báo đọc hàng ngày. Công tác truyền thanh, truyền hình cũng có bước phát triển mới, ngoài các kênh truyền thống của VTV, HTV, TRT các dịch vụ truyền hình số mặt đất cũng từng bước phát triển; đài truyền thanh thị xã đã phát huy tốt chức năng truyền thông trên địa bàn. - Y tế, giáo dục, văn hóa thông tin +Về y tế: Trên địa bàn thị xã có các cơ sở y tế chính là Bệnh viện đa khoa thị xã và trạm y tế các xã, phường, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H ế 42 dân. Công tác chăm sóc và và bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng. Các chương trình y tế quốc gia phát huy được hiệu quả; công tác vệ sinh, phòng dịch, bảo vệ chăm sóc trẻ em. Được tăng cường và đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng qua các năm được giảm đáng kể, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên. Đến nay toàn thị xã có bình quân 4,32 bác sĩ/10.000 dân; 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ và đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, các trang thiết bị y tế được tăng cường.. +Về giáo dục, đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được duy trì và phát triển, Hiện nay trên địa bàn thị xã có 48 trường học các cấp, bậc, trong đó có 16 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 9 trường THCS, 3 trường THPT và 01 trung tâm GDTX. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng và được nâng dần về chất lượng, toàn thị xã có 92% giáo viên mầm non, 99,76% giáo viên bậc tiểu học, 96% giáo viên bậc THCS và 100 giáo viên bậc THPT có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác xã hội hóa giáo dục đã được chú trọng, tạo điều kiện thành lập 01 trường THPT ngoài công lập (trường THPT tư thục Nguyễn Trãi). Về các cơ sở đào tạo, trên địa bàn có 3 trường gồm: Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp dạy nghề. Ngoài ra còn có các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học, dạy nghề do các thành phần kinh tế đầu tư phát triển v v + Về văn hóa - thông tin- thể dục thể thao. Hệ thống văn hóa hiện có Trung tâm văn hóa thị xã, thư viện, nhà văn hóa các khu phố, hệ thống phát thanh. Hoạt động văn hóa thông tin – thể dục thể thao được quan tâm chỉ đạo nên đạt được kết quả khá tốt. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức với nhiều loại hình đa dạng, phong phú, lôi cuốn sự tham gia của đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động lễ hội được duy trì tốt, đặc biệt là lễ hội Chợ quê ngày hội phục vụ Festival Huế. Hoạt động của Đài truyền thanh thị xã, trang truyền hình địa phương được duy trì thường xuyên, chất lượng các chuyên mục ngày càng được nâng cao. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng xã, cơ quan văn hóa được kết quả tốt. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 2.1.2.3.Tình phát triển kinh tế trên địa bàn - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp + Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) bao gồm: Trồng trọt và chăn nuôi • Ngành trồng trọt ở thị xã Hương Thủy tuy không là thế mạnh, diện tích chỉ chiếm 5% so với tổng diện tích tự nhiên; song nó đã bảo đảm một phần lương thực cho dân cư vùng đồi và vẫn có nét riêng, độc đáo, có cây ăn quả đặc sản Thanh Trà, có chè Tuần nổi tiếng... Cây lương thực được sản xuất ở thị xã Hương Thủy chủ yếu là lúa, khoai, sắn và ngô. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực khoảng 1.710 ha, trong đó phần lớn là diện tích lúa cả năm 1.500 ha (chiếm khoảng 23% diện tích gieo trồng toàn thị xã, chủ yếu là vùng đồng bằng ở Thủy Phù), khoai lang 102 ha và sắn chỉ 108 ha. •Lĩnh vực phát triển chăn nuôi tại thị xã nói chung và các xã Dương Hoà, Phú Sơn, Thuỷ Bằng và Thuỷ Phù nói riêng trong những năm qua có nhiều biến chuyển tốt, nhưng không đồng nhất giữa các loại vật nuôi, chủ yếu là chăn nuôi đại gia súc như: Trâu, bò. Dê, lợn và gia cầm. + Lâm nghiệp Diện tích rừng sản xuất chiếm gần 52% diện tích tự nhiên, trong đó rừng trồng sản xuất (chủ yếu keo lai và một ít diện tích thông lấy nhựa) chiếm đến 63%. + Thủy sản Diện tích nuôi cá nước ngọt 138 ha. Tuy vậy, nhìn chung thị xã Hương Thủy vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của diện tích mặt nước của toàn vùng 461 ha. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp + Công nghiệp: Mặc dù trên địa bàn vùng đồi Hương Thủy có quặng sắt tại khu vực núi Đá Đen (Phú Sơn) có trữ lượng 1,7 triệu tấn/38 ha, nhưng được giao cho các công ty ngoài địa phương khai thác (công ty Đại Sơn và công ty Matech). Vì thế, nguồn thu nhập của địa phương chủ yếu từ lượng lao động làm việc tại khu Công nghiệp Phú Bài, các cơ sở công nghiệp ...và thu từ phí khác. + Tiểu thủ công nghiệp: Ngành này ở Thủy Bằng và Thủy Phù phát triển hơn Dương Hòa và Phú sơn. Hoạt động mạnh nhất là ở Thủy Bằng, có một số cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như Mộc mỹ nghệ Hương Giang, doanh nghiệp tư nhân Khánh Hà... và ngành nghề truyền thống như chẻ tăm hương, đan tre, mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, gia công giày da, chế biến trầm hương...Ở Thủy Phù phát huy Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 44 ngành nghề thế mạnh của địa phương như hàn gò, mộc... Ở Dương Hòa và Phú Sơn còn có nghề cưa xẻ gỗ, nề, may mặc...với qui mô nhỏ lẻ không đáng kể. - Dịch vụ Tùy theo điều kiện mỗi xã trong vùng, dịch vụ đi theo chiều hướng khác nhau. Ở Phú Sơn và Dương Hòa, hoạt động lĩnh vực nông lâm nghiệp là chủ yếu nên những dịch vụ như trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng, vận tải, thu mua, gia công, chế biến gỗ phát triển mạnh và dịch vụ cung cấp cây giống, vật tư nông nghiệp cho phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn xã còn thương mại thì chỉ buôn bán nhỏ lẻ không đáng kể. Ngược lại, ở Thủy Bằng và Thủy Phù gần thành phố, thị tứ, khu công nghiệp... nên dịch vụ ăn uống, giải khát, mua bán hàng lưu niệm, dịch vụ thương mại... phát triển mạnh ngoài những dịch vụ vận tải, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng... Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông lâm nghiệp tuy không cao, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân địa phương vì 44% dân số sống bằng nghề nông, trong đó nhân dân ở Phú Sơn chịu ảnh hưởng cao nhất 2.1.3. Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy 2.1.3.1. Thuận lợi - Với vị trí địa lý và mạng lưới giao thông thuận lợi, thị xã Hương Thủy có điều kiện phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đặc biệt trong việc lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội với các vùng, miền. - Điều kiện khí hậu, thời tiết, địa hình, đất đai, thủy văn thích hợp để phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng và các hoạt động dịch vụ kèm theo. Bên cạnh đó, địa hình vùng đồi núi đan xen hệ thống sông suối và nhiều hồ, đập chứa nước là điều kiện để phát triển thủy sản và xây dựng nhiều trang trại tổng hợp gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có khoáng sản (quặng sắt) để phát triển công nghiệp - Đất đai của thị xã đầy đủ các loại hình, trong đó vùng gò đồi chiếm một số lượng lớn, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trang trại vùng gò đồi, và là nguồn quan trọng cho các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có nguyên liệu giấy và gỗ tái sinh Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 45 - Có nhiều cơ sở kinh tế - kỹ thuật của tỉnh đóng trên địa bàn thị xã Hương Thủy như Khu công nghiệp tập trung Phú Bài là một trong những trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của thị xã. - Có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và có công trình Hồ Tả trạch đang trong quá trình thi công là những tiềm năng và lợi thế thu hút đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ du lịch. - Lao động dồi dào, tỉ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm và lao động dịch vụ, công nghiệp có chiều hướng gia tăng. Giáo dục, y tế tương đối bảo đảm; kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện ngày càng hoàn thiện bảo đảm cho người dân sinh hoạt và sản xuất lưu thông hàng hóa. - Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định. Sản lượng lương thực đã được bảo đảm, người dân có có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp và đã có thị trường trao đổi hàng hóa. Với những tiềm năng và lợi thế đó, trong tương lai thị xã Hương Thủy sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch, nông nghiệp – công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, trước mắt ngành nông, lâm nghiệp vẫn là chủ đạo. 2.2.3.2. Khó khăn - Do nằm trong dãi đất hẹp miền trung nên thị xã Hương Thủy cũng chịu những tác động của thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ gió tây nam khô nóng rất bất lợi cho việc phát triển rừng, và vấn đề phòng chống cháy rừng. - Dịch bệnh phát sinh phát triển gây hại nặng, nhất là bệnh lỡ mồm long móng, tai xanh ở lợn; dịch cúm gia cầmđã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển ngành chăn nuôi. - Nguồn vốn của người dân phần lớn còn thấp, họ còn ít có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thị trường bấp bênh, không chủ động, trong khi tình hình kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam đang khủng hoảng. Ngoài ra, nhìn chung trình độ dân trí chưa cao nên chỉ có thể tổ chức sản xuất qui mô nhỏ, chưa đủ trình độ để sản xuất lớn. - Kết cấu hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất tuy có nhiều chuyển biến tốt đẹp, nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu theo tiêu chí nông thôn mới. Hệ thống thủy lợi đầu tư chưa hiệu quả để phục vụ dân sinh cũng như cho sản xuất, hệ thống điện chưa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật . Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 - Sản xuất nông, lâm nghiệp có nhiều lợi thế, nhưng chưa được khai thác một cách có hiệu quả . 2.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY 2.2.1. Quy mô, năng lực sản xuất của các trang trại 2.2.1.1. Quy mô, diện tích và tình hình sử dụng đất đai trong sản xuất Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được trong nông – lâm - ngư nghiệp. Mặc dù với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các thành tựu trong công nghệ sinh học và nông nghiệp, ở một số nước đã tiến hành trồng cây trong các môi trường nhân tạo, nhưng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đều diễn ra trên đất đai. Đối với Việt Nam, một nước có nền nông nghiệp kém phát triển thì đất đai vẫn là yếu tố chủ yếu, phản ánh quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, đối với việc sản xuất quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa thì đất đai phải đạt đến ngưỡng đủ lớn nhất định mới có thể tập trung và tích tụ để sản xuất hàng hóa và vươn lên làm giàu. Quy mô đất đai là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của các trang trại. Nghiên cứu thực trạng kinh tế trang trại ở thị xã Hương Thủy, chúng tôi tiến hành khảo sát 15 trang trại của thị xã Hương Thủy. Số liệu điều tra quy mô diện tích của các trang trại ở thị xã Hương Thủy cho thấy: số trang trại có quy mô từ 20 ha trở lên chiếm tỷ lệ thấp (13,3%) và chủ yếu rơi vào các loại hình trang trại lâm nghiệp (trồng rừng) và một vài trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp. Toàn vùng có 2 trang trại có quy mô trên 20 ha. Trong đó, trang trại có quy mô lớn nhất có diện tích 70 ha là trang trại sản xuất theo mô hình nông lâm nghiệp của Ông Trần Thanh Dũng ( DNTN Hùng Dũng) vị trí trang trại ở rừng HTX Phường Thủy Phương với quy mô trang trại trong đó có 5 ha cho việc nuôi cá, 10 ha trồng cỏ, 50 con trâu bò, 100 con dê, keo lai và cây trầm gió đã được tỉnh phê duyệt. Trang trại của Ông Nguyễn Truyền với diện tích 20,04 ha vị trí trang trại ở Khe chứa – đội 10 Phường Thủy Phương sản xuất theo mô hình tổng hợp VAC với quy mô trang trại 02 ha cho việc nuôi cá và 18 ha trồng cây keo lai. Số trang trại có diện tích từ 15 – 20 ha là 2 trang trại chiếm tỷ lệ (13,3%) đó là trang trại của Ông Võ Văn Tài ở vùng núi tổ 12 Phường Thủy Phương có loại hình trang trại theo mô hình Nông lâm kết hợp sinh thái với diện tích 15,1 ha với Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 47 quy mô trang trại là 02 ha hồ cá kết hợp sinh thái, 150 lợn rừng, 1000 gà ta, keo, cây ăn quả và rau sạch. Trang trại của Ông Nguyễn Dành theo mô hình tổng hợp RVAC với diện tích 19,2 ha trong đó có 9 ha trồng cây ăn quả, 3ha hồ cá, 120 lợn thịt, 600 gà ta. Số trang trại có diện tích từ 10-15 ha là 1 trang trại chiếm tỷ lệ ( 6,65%) đó là trang trại của Ông Ngô Đông với loại hình trang trại tổng hợp VACR ở Thủy Phù với quy mô trang trại là 02 ha hồ cá, 2 ha cây ăn quả, 2 ha cây ngắn ngày, 2 ha trồng cỏ, gà ta 2000 con, và keo lai. Không có trang trại có diện tích từ 5-10 ha. Trang trại dưới 5 ha có 10 trang trại chiếm tỷ lệ 66,7% chủ yếu là các trang trại có quy mô nhỏ với loại hình trang trại tổng hợp VACR, du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đây là những trang trại có sự đầu tư rất lớn, theo chiều sâu và làm ăn hiệu quả. Bình quân của các trang trại trại này chỉ 2,5 ha. Trong đó đáng chú ý nhất là trang trại của ông Ngô Văn Quyết ở Thôn 3 Xã Phú Sơn vùng Khe Sòng với loại hình trang trại tổng hợp VAC có diện tích 42,063m2, nhưng với tổng vốn đầu tư cho trang trại là 1,174,238,500 quy mô trang trại là lợn rừng 200 con, trâu bò 50 con, gà ta 500 con, cá 1000m2, keo, cây ăn trái . Qua khảo sát trang trại ở thị xã Hương Thủy cho thấy, quy mô diện tích của các trang trại không đều nhau, trang trại có quy mô nhỏ nhất là 4,847 m2 (chưa đầy 1 ha) và trang trại có diện tích quy mô lớn nhất là 70 ha. Quy mô trang trại nhìn chung phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Nhìn chung so với các huyện khác trong tỉnh thì thị xã Hương Thủy có quy mô và diện tích và số lượng của các trang trại còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên tiềm năng và thế mạnh của kinh tế trang trại còn nhiều nhưng chưa được đầu tư đúng mức, thiết nghĩ đây là một bài toán lớn đặt ra cho thị xã Hương Thủy, nhằm có một cách nhìn mới cho kinh tế trang trại nhằm khai thác một cách hợp lý tiềm năng về đất đai, mặt nước góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động.Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 48 Bảng 1: Quy mô diện tích của các trang trại điều tra Loại hình trang trại Số trang trại (cái) Quy mô diện tích Bình quân từng loại (ha)20 ha 1. Trang trại tổng hợp VAC 11 8 1 1 1 5,19 2. Trang trại Nông lâm nghiệp 1 1 70 3. Trang trại Nông lâm kết hợp sinh thái 2 1 1 15,1 4. Trang trại chăn nuôi thủy sản 1 1 1,7 TỔNG SỐ 15 10 1 2 2 Quy mô bình quân (ha) 2,51 10,6 17,15 45,0 18,68 Nguồn: Số liệu điều tra Bình quân diện tích toàn vùng của các trang trại là 18,68 ha/ trang trại. Trong đó quy mô bình quân chung cho từng loại trang trại rất khác nhau: Trang trại kinh doanh tổng hợp VAC 5,19 ha/ trang trại ( thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh (5,2 ha). Trang trại nông lâm kết hợp 70 ha ( cao hơn mức bình quân chung của tỉnh là 13,4 ha) . Trang trại du lịch sinh thái tuy chiếm diện tích nhỏ chỉ 1,4 ha/ trang trại nhưng đây là mô hình trang trại được đầu tư theo chiều sâu và làm ăn có hiệu quả, đây là mô hình trang trại cần được nhân rộng để phát huy hiệu quả về kinh tế. So với mô hình trang trại chung của tỉnh thì đây là mô hình còn khá mới mẽ cần được phát huy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_trang_trai_o_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien_hue_272_1912324.pdf
Tài liệu liên quan