Luận văn Phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ. viii

MỞ ĐẦU.1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.3

1.2.1 Mục tiêu chung.3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể.4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.4

1.4 Phương pháp nghiên cứu.4

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu.4

1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu.5

1.4.3 Phương pháp phân tích kinh tế.5

1.5 Kết cấu luận văn.5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ TƯ NHÂN.6

1.1 Quan niệm, vai trò phát triển kinh tế tư nhân .6

1.1.1 Một số quan niệm về kinh tế tư nhân.6

1.1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân.11

1.2 Các loại hình, đặc điểm và xu hướng phát triển của KTTN .15

1.2.1 Các loại hình kinh tế tư nhân .15

1.2.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân.18

1.2.3 Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta .20

1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân.22

1.3.1 Nhóm nhân tố nội tại của các cơ sở kinh tế tư nhân .22

1.3.2 Nhân tố bên ngoài .24

1.4 Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân.25

1.4.1 Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển về lượng.25

1.4.2 Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển về chất.26

1.4.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích .26

1.5 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân .27

1.5.1 Khái quát về phát triển kinh tế tư nhân nước ta.27

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân .32

1.5.3 Bài học kinh nghiệm .38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN BỐ

TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .41

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch .41

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên .41

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội .44

2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .47

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch.48

2.2.1 Số lượng và sự phân bố các cơ sở kinh tế tư nhân.48

2.2.2 Vốn sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế tư nhân .56

2.2.3 Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân .61

2.2.4 Kết quả sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân.66

2.2.5 Kết quả bán lẻ hàng hóa, dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân .67

2.2.6 Doanh thu, lợi nhuận bình quân của các cơ sở kinh tế tư nhân .67

2.2.7 Tình hình nộp ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân.69

2.2.8 Đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động theo số liệu điều tra .71

2.3.1.1 Thị trường, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh .74

2.3.1.2 Trình độ quản lý, lao động trong các cơ sở kinh tế tư nhân.75

2.3.1.3 Môi trường pháp lý, nhận thức xã hội về kinh tế tư nhân.76

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN BỐ

TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH .82

3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển KTTN ở huyện Bố Trạch.82

3.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân.82

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân của huyện .85

3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân của huyện.86

3.2 Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch.88

3.2.1 Nhóm giải pháp chung .88

3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể .90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.96

1 KẾT LUẬN.96

2 KIẾN NGHỊ .96

TÀI LIỆU THAM KHẢO.109

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ 2

BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

pdf112 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo hướng tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế; Nghiên cứu đề ra các chính sách hỗ trợ, trong đó tập trung giải quyết các khó khăn của khu vực KTTN về đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, vốn, năng lực khoa học – công nghệ và về thị trường... Đồng thời, Nhà nước cũng cần có những chương trình giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ, cũng như có chế độ khen thưởng thích đáng kịp thời để động viên khuyến khích, tôn vinh và nhân rộng các điển hình của hoạt động KTTN trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước trong sạch, nâng cao trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nước có liên quan trực tiếp đối với KTTN, đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực sự là chỗ dựa vững chắc và là người hướng dẫn hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát “thân thiện” đối với KTTN. - Giải quyết bài toán về vốn Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận với nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; cắt giảm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Đồng thời, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, giãn nợ cho các khoản vay cũ đã đến hạn mà doanh nghiệp chưa trả được, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh... Bài toán về nguồn vốn cho các doanh nghiệp không dễ, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay. Thiết nghĩ, ngoài những cơ chế, chính sách của Chính phủ, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các hội nghề nghiệp, của các ngân hàng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 và hơn nữa bản thân các doanh nghiệp phải tìm cách cứu mình trước khi cầu cứu tới ngân hàng bằng cách huy động vốn từ các kênh khác nhau, tính toán lại phương án sản xuất kinh doanh của mình để tránh rủi ro thị trường lẫn rủi ro về lãi suất... - Đẩy mạnh liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn hơn về liên kết kinh tế. Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề trong việc đa dạng hóa các hình thức liên kết ngang và dọc. Thiết lập các quỹ hỗ trợ tài chính, quỹ nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện các dự án nghiên cứu chung của các doanh nghiệp, tăng cường hợp tác thay vì cạnh tranh chia sẻ thị trường. - Chuyển trọng tâm sang những ngành nghề cần nhiều kỹ năng và kiến thức Tại buổi tham vấn với khu vực kinh tế tư nhân do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức, các đại diện của khu vực tư nhân cho rằng Việt Nam cần phải chuyển trọng tâm sang những ngành nghề cần nhiều kỹ năng và kiến thức hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực của mình để bắt kịp với những tiêu chuẩn quốc tế mới, ngày càng nhiều tính thách thức hơn, cũng như với các thỏa thuận song phương và đa phương. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình Bố Trạch là huyện nằm phía bắc thành phố Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình, huyện lỵ là thị trấn Hoàn Lão và Nông Trường Việt Trung. Một phần di sản thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở huyện này. Trung tâm phục vụ du khách của Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở xã Sơn Trạch. Có bãi tắm Đá Nhảy nổi tiếng. Diện tích tự nhiên 2.123,1 km2. Toàn huyện có 30 xã, thị trấn, trong đó: có 09 xã miền núi, 02 xã miến núi rẻo cao, có 24 km bờ biển, 40 km đường biên giới Việt Lào. Huyện còn có quốc lộ 1A, 2 nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh, đường sắt đi suốt dọc từ đầu đến cuối huyện theo hường Bắc Nam; các tuyến đường quốc lộ 15A, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, có cửa khẩu Kà Roòng - Noọng Ma (Lào). Biển nơi đây có nhiều loại hải sản, đặc biệt huyện có bãi tắm du lịch Đá Nhảy, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới. Đó chính là thế mạnh để phát triển ngành du lịch, dịch vụ của huyện. Từ các lợi thế đó, huyện đã phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực kinh tế. Địa giới hành chính: - Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch - Phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa - Phía Đông Nam giáp Thành phố Đồng Hới - Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh - Phía Đông giáp Biển Đông - Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn thuộc Lào. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 2.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn Huyện Bố Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Tổng số giờ nắng 1.880 giờ. Bên cạnh đó, còn mang đặc trưng của khí hậu tiểu vùng. Khí hậu này chiếm một phần lãnh thổ khá lớn có độ cao trong khoảng 50 - 400m. Nhiệt độ trung bình năm khá cao dao động trong khoảng 22 - 24C, tương ứng với tổng nhiệt năm dao động trong khoảng 8.000 - 8.700C. Mùa lạnh ở khu vực này dài từ 1 - 3 tháng (tháng 12 đến tháng 2). Ở đây có chế độ mưa vừa với tổng lượng mưa năm dao động trong khoảng 1.500 - 2.000mm. Mùa mưa dài 6 tháng, bắt đầu vào tháng 5 bị ngắt quãng vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 11. Lượng mưa của mùa mưa chiếm khoảng 82% tổng lượng mưa năm. Thời kỳ mưa nhiều là 4 tháng (tháng 8 đến tháng 11). Mùa ít mưa dài 6 tháng (tháng 12 đến tháng 4 và tháng 7). Mức độ khô hạn mùa ít mưa thuộc loại hơi khô. Trong năm có 6 tháng thiếu nước, đây là thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 6 đến tháng 7. Tính trung bình mỗi năm có khoảng 125 - 135 ngày mưa, 10 - 40 ngày khô nóng, chịu ảnh hưởng của bão như gây mưa lớn, lũ lụt. Huyện Bố Trạch có 03 con sông lớn chảy qua là Sông Son, Sông Lý Hòa và Sông Dinh. - Sông Son (còn có tên gọi là sông Troóc): Phát nguyên từ vùng núi Kẻ Bàng - Khe Ngang (Bố Trạch), đón nước từ các sông suối có nước chảy tràn lên mặt và các sông ngầm trong vùng chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đến ngã ba Minh Lệ (Quảng Trạch) đón thêm nước sông Rào Nan rồi đổ vào Rào Nậy thoát ra cửa Gianh. Sông có chiều dài 45km (không tính các dòng ngầm trong hang động). - Sông Lý Hòa: sông dài 22km, bắt nguồn từ rìa núi phía Tây của huyện Bố Trạch với độ cao 400m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc về đến xóm Rẫy, sau đó uốn khúc chạy theo hướng Đông ra cửa Lý Hoà. Lưu vực sông có diện tích 177km 2 và mật độ sông suối 0,70 km/km2. Sông có 3 phụ lưu cấp 01 đều ngắn và nhỏ chảy gọn trong phần đất phía Nam của huyện Bố Trạch. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 - Sông Dinh: sông có chiều dài 37,5km, có 3 phụ lưu nhỏ. Sông phát nguồn từ vùng núi Ba Rền - Bố Trạch, ở độ cao 200m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam về đến Phú Định - Bố Trạch chảy quặt theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đến Phương Hạ (xã Đại Trạch, Bố Trạch) thì chuyển sang hướng Đông chảy ra cửa Dinh (xã Nhân Trạch, Bố Trạch). Sông có lưu vực 212km2, bề rộng trung bình của lưu vực 8,5km, sông ngắn, dốc, nên ít nước cả mùa đông và mùa hè (chỉ có một số ngày có lũ lụt mới có lượng nước đáng kể). Mật độ sông suối 0,93 km/km2. 2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 212.417.63 ha. Có 18 loại đất, trong đó: đất đang sử dụng vào các mục đích nông nghiệp là 23.828.28 ha; đất lâm nghiệp 170.882.95 ha; đất thủy sản 944.24 ha; đất nông nghiệp khác 41.65 ha; đất phi nông nghiệp 12.191.64 ha; đất chưa sử dụng 4.528 ha. - Tài nguyên nước: huyện Bố Trạch có nguồn nước quanh năm dồi dào, mật độ sông suối lớn cùng với lượng mưa trung bình trên 2.000 - 2.300mm/năm, đủ khả năng cung cấp nước cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. - Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê, diện tích rừng và đất rừng ở Bố Trạch khoảng 170.882.95 ha. Toàn bộ rừng tự nhiên của Bố Trạch là rừng gỗ, gõ, táu, lim. Dưới tán rừng còn có các loại sản phẩm quý như: Huê, trầm, trầm hương, trầm gió, nấm lim... Rừng trồng nhiều chủng loại cây đáp ứng yêu cầu sản xuất và đem lại nhiều lợi thế phát triển đa dạng sinh học tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái. - Tài nguyên biển, hải sản: Bố Trạch có bờ biển dài 40 km, ngư trường đánh bắt rộng và không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của địa phương. Huyện có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Son dài 45km, sông Dinh dài 37,5, sông Lý Hoà dài 22km. Đây là vùng có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thủy sản có giá trị. Biển có nhiều loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, rong biển. Bên cạnh tài nguyên biển, huyện Bố Trạch có trên 947 ha mặt nước ao hồ nuôi trồng thủy hải sản đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 - Tài nguyên khoáng sản: Trên địa bàn huyện Bố Trạch có tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú: mỏ khoáng sản Titan, mỏ cao lanh, mỏ than bùn, mỏ đá vôi, mỏ đá granit, sỏi, đá, cát xây dựng có trữ lượng lớn, chất lượng tốt; đây là cơ sở để Bố Trạch phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. - Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch Bố Trạch khá phong phú và đa dạng bao gồm cả quần thể hệ thống hang động núi, rừng, được UNESCO công nhân là di sản thiên nhiên thế giới như: hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng; Động Thiên Đường; khu du lịch sinh thái Suối Nước Moọc; Bãi biển Đá Nhảy; khu du lịch Sao Biển; đặc biệt hệ sinh thái hang Sơn Đoòng tuyệt đẹp vừa mới phát hiện và đưa vào khai thác không khác gì thiên đường, địa ngục, trần gian. Ngoài ra còn có một số điểm du lịch chưa được khai thác như: bãi biển Lý Hoà, nhiều lễ hội dân gian truyền thống có khả năng tạo ra cơ sở cho phát triển du lịch, đều là những điểm nhấn quan trọng để Bố Trạch vươn lên phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch. Tóm lại, huyện Bố Trạch có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân đây là một trong những lợi thế của địa phương. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Bố Trạch hàng năm khá cao, năm 2011 đạt 10,97% đến năm 2014 đạt 8,42%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2014 của huyện là 9,02% năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của huyện là vào năm 2011 đạt 10,97%; trong đó cơ cấu sản phẩm dịch vụ là 38,46%, công nghiệp- xây dựng là 19,89%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 41,65%. Năm 2012 đạt 8,62%, trong đó cơ cấu sản phẩm dịch vụ là 39,45%, công nghiệp- xây dựng là 20,05%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 40,5%. Đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 8,05% và gần nhất năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,42%, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng là 22,7% so với cơ cấu sản phẩm của huyện, dịch vụ đạt 48,9% và nông- lâm- ngư nghiệp đạt 28,4%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh, đóng góp vào tăng trưởng chung của huyện. Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2010 đạt 3.764.073,9 triệu đồng đến năm 2014 là 5.144.577,1 triệu. Giai đoạn 2011- 2014, thương mại- dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tăng 10,44%, tiếp theo là công nghiệp- xây dựng tăng 2,81%, còn ngành nông, lâm thủy sản có xu hướng giảm 13,25%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự thay đổi rõ rệt: tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm thương mại - dịch vụ tăng từ 43,23% năm 2011 lên 45,39% năm 2014, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,79% năm 2011 lên 21,84% năm 2014, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ 35,98% năm 2011 xuống còn 32,77% vào năm 2014. Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỉ lệ lao động sản xuất thuần nông, tăng tỉ lệ lao động trong các ngành phi nông nghiệp lên đến 66,87%. Kinh tế huyện đã đã có sự chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các thành phần kinh tế trên địa bàn đã được chú trọng sắp xếp theo hướng đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát huy tiềm năng khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác xã. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 theo giá so sánh tăng gấp 2,57 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm (giai đoạn 2000 - 2012) của Huyện Bố Trạch là 20% năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2014 theo giá so sánh tăng gấp 2,57 lần so với năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,4 triệu đồng/năm, tăng gấp 1,27 lần so năm 2010 (25,5 triệu đồng/năm). Bảng 2.1 Cơ cấu tổng sản phẩm và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Bố Trạch ĐVT: % Cơ cấu kinh tế theo ngành 2011 2012 2013 2014* 1. Cơ cấu tổng SP(giá so sánh 2010) 100 100 100 100 a. CN–Xây dựng 19,89 20,05 21,13 22,7 b. Dịch vụ 38,46 39,45 40,42 48,9 c. Nông-lâm-ngư nghiệp 41,65 40,50 38,45 28,4 2. Cơ cấu các ngành kinh tế 100 100 100 100 a. CN –Xây dựng 20,79 21,01 21,77 21,84 b. Dịch vụ 43,23 43,76 45,11 45,39 c. Nông lâm ngư nghiệp 35,98 35,23 33,12 32,77 Nguồn số liệu: Niêm Giám thống kê huyện Bố Trạch (*: số liệu ước tính) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Nông nghiệp: trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển ổn định diện tích và theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, làm tốt công tác thủy lợi, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh nên năng suất chất lượng các loại cây trồng đều tăng. Đến năm 2014, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 10.967 ha, trong đó lúa 9.584 ha, năng suất bình quân đạt 50,2 tạ/ha, sản lượng thóc 43.726 tấn, ngoài ra còn đầu tư trồng thêm một số cây lương thực khác như Ngô, hạt Kê... Cây chất bột có củ với tổng diện tích năm 2014: 3.936,5ha, trong đó: khoai lang trồng khoảng 550 ha, sắn khoảng 3.260 ha, còn lại trong các loại cây khác. Cây thực phẩm như Rau, Dưa, Đậu, Ớt các loại được gieo trồng khoảng 2.432 ha; Cây nông nghiệp hằng năm như Lạc, Vừng, Mía khoảng 1.050 ha còn lại gieo trồng các loại cây hằng năm khác như: Cây làm thuốc, cây thức ăn gia súc, cây hoa, cây cảnh... khoảng 450 ha. Nói chung, tính đến năm 2014 đã tập trung khai thác thế mạnh về đất, rừng và điều kiện tự nhiên ở miền núi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển vùng trồng cây lâu năm, đã hình thành được vùng cây cao su 6.500 ha, trong đó có 4.800 ha đã khai thác mũ, ổn định diện tích hồ tiêu 250 ha, vùng cây ăn quả đặc sản 630 ha, tiến hành trồng mới rừng tập trung, được 1,5 triệu cây phân tán. Phát triển lâm nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng độ che phủ của rừng. 2.1.2.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng được tăng cường xây dựng, nâng cấp mở rộng các đoạn Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15A, đường mòn Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 2, 2B, 3, tỉnh lộ 20 nối liền các tuyến đường dọc huyện, hoàn thành các tuyến đường ở miền núi. Triển khai nâng cấp mở rộng đường liên thôn, liên xã, nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước sinh hoạt, hoàn chỉnh các công trình phúc lợi xã hội thiết yếu, xây dựng mới một số chợ, trường học, trạm y tế Đến năm 2014 các xã miền núi đều có đường ô tô đến trung tâm xã. Đặc biệt có tuyến đường dẫn khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn huyện như đường lên Phong Nha - Kẻ Bàng; đường đến động Sơn Đoòng; động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Thiên Đường đã góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế của miền núi Huyện trong những năm qua. Bảng 2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Bố Trạch năm 2014 TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số xã, thị trấn 30 100 1 Số xã có đường ô tô đến trung tâm xã 30 100 2 Số xã có điện sinh hoạt 30 100 3 Số xã có trường Tiểu học 30 100 4 Số xã có trường THCS 6 18 5 Số xã có trạm y tế 30 100 6 Số trung tâm xã có máy điện 30 100 7 Số xã có chợ nông thôn 21 63 8 Số xã phủ sóng phát thanh và TH 30 100 Nguồn số liệu: Niêm Giám thống kê huyện Bố Trạch 2.1.2.3 Dân số và lao động Đến năm 2014, dân số huyện Bố Trạch là 199.779 người, trong đó nam 112.454 người và nữ 87.325 người, phân bố ở thành thị 18.182 người, ở nông thôn 181.597 người. Mật độ dân số bình quân năm 2010 là 84,1 người/km2; địa bàn có mật độ dân số cao nhất là xã Hải Trạch (4.416,1 người /km2), thấp nhất là xã Tân Trạch (1,1 người/km2). Về lao động, việc làm: năm 2014, huyện Bố Trạch có số người trong độ tuổi lao động là 138.476 người, trong đó: số người có khả năng lao động là 128.783 người, số người mất khả năng lao động 9.693 người; số người ngoài độ tuổi thực tế có thể tham gia lao động là 15.621 người, trong đó: trên độ tuổi lao động 11.576 người, dưới độ tuổi lao động là 4.045 người. 2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 2.1.3.1 Thuận lợi - Thứ nhất, huyện Bố Trạch có diện tích lớn (đứng sau huyện Minh Hóa) có điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển loại hình kinh tế trang trại, trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi, khai thác, chế biến lâm sảndo đó có thể khai hoang tăng diện tích ở những vùng có điều kiện phát triển. Tận dụng lợi thế lớn về đất đai, đặt biệt là đất chưa sử dụng và đất đồi núi có thể chuyển đổi mục đích và mở rộng để trồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 cây công nghiệp và một số loại cây ăn quả khác gắn với việc phát triển kinh tế trang trại, các ngành nghề chế biến các sản phẩm từ gỗ, cao su nhằm giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. - Thứ hai, Bố Trạch có cảnh quan hùng vĩ, đồ sộ với hệ thống hang động tuyệt đẹp, có bãi tắm Đá Nhảy cùng bờ biển dài xanh ngắt, đây là tiềm năng sẳn có của huyện để phát huy thế mạnh sản sản xuất kinh doanh của địa phương, phát triển trang trại gắn du lịch sinh thái. Với điều kiện thiên nhiên ban tặng như vậy thuận lợi cho việc phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân, đóng góp GDP cho toàn tỉnh. 2.1.3.2 Khó khăn - Thứ nhất, người dân ở đây đang còn thói quen phát triển nông nghiệp, chưa mạnh dạn tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh – dịch vụ. - Thứ hai, nguồn vốn để mua sắm cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn hạn chế, do xuất phát điểm thấp nên nguồn vốn không có, chưa dám nghĩ dám làm.. - Thứ ba, là huyện chịu tác động trực tiếp của bão, lụt và thời tiết khắc nghiệt lắm nắng, nhiều mưa, mùa hè gió phơn Tây - Nam khô, nóng rát gây bất lợi cho việc phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác dịch vụ, du lịch nên người dân ở đây không dám đầu tư phát triển. 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở huyện Bố Trạch 2.2.1 Số lượng và sự phân bố các cơ sở kinh tế tư nhân 2.2.1.1 Tình hình đăng ký kinh doanh các cơ sở kinh tế tư nhân Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đổi mới toàn diện trong đó có phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhà nước ban hành luật DNTN và Luật Công ty, Luật DN, cùng nhiều chính sách khuyến khích phát triển khác KTTN từng bước hồi sinh và có những bước phát triển mạnh mẽ trở lại. Tính đến 31/12/2014 đã có 38.968 hộ cá thể và doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đăng ký kinh doanh hoạt động tại huyện Bố Trạch. Trong đó: Hộ cá thể là 38.621, chiếm 99,1%; DNTN là 72, chiếm 0,18%; Công ty TNHH là 250 chiếm 0,65%; Công ty CP là 25 chiếm 0,06 %. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 Bảng 2.3 cho thấy loại hình KTTN có sự phát triển ổn định, tốc độ tăng không cao nhưng đồng đều; Giai đoạn 2011 - 2012 có 15 đơn vị thành lập mới ( năm 2012 tăng 0,04% so với năm 2011), năm 2013 tăng thêm 11 đơn vị nữa (tuơng đuơng tăng 0,028% so với năm 2012), sang năm 2014 có 45 đơn vị thành lập (tăng 0,115% so với cùng kỳ năm ngoái). Như vậy loại hình kinh tế này có số lượng hằng năm tăng không đáng kể nhưng duy trì ổn định. Xét trong từng loại hình cụ thể ở khu vực KTTN có sự khác nhau về số lượng gia tăng. So với năm 2011 năm 2014 số lượng gia tăng mạnh nhất là loại hình doanh nghiệp tăng 44 doanh nghiệp, tương đương tăng 14,5%; trong đó CT TNHH có mức tăng lớn nhất từ 208 công ty (năm 2011) lên đến 250 công ty (năm 2014), mức tăng tuơng đương 20,2% sau 4 năm; còn CT CP có xu hướng giảm từ 36 công ty (năm 2011) xuống còn 25 công ty (năm 2014). Riêng loại hình kinh tế Cá thể có mức tăng tuơng đối thấp và ổn định. Năm 2011 kinh tế cá thể đạt 38594 hộ đến năm 2014 tăng đến 38621 hộ. Bình quân mỗi năm có trên 03 đơn vị là DNTN; 10 đơn vị là CT TNHH thành lập và giải thể gần 03 đơn vị công ty Cổ phần. Sự biến động của khu vực KTTN nói trên chứng tỏ các nhà đầu tư đã bước đầu ý thức được những điểm lợi và bất lợi của từng loại hình trong khu vực KTTN. Xu hướng lựa chọn phát triển sản xuất kinh doanh tập trung vào loại hình yêu cầu vốn đầu tư thấp và quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện hiện tại như loại hình CTTNHH, cá thể và DNTN, Kinh tế hộ Cá thể luôn luôn ổn định, loại hình này chiếm tới trên 99% số cơ sở đăng ký kinh doanh trên địa bàn Huyện đến 31/12/2014. Sự gia tăng số lượng các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh, đặc biệt là các loại hình DN trên địa bàn huyện chứng tỏ xu hướng biến động phù hợp với quy luật khách quan trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, qua đây cũng phản ánh sự quan tâm của chính quyền các cấp tới sự phát triển của KTTN, tạo môi trường thông thoáng, khuyến khích đầu tư, tạo cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.3 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đã đăng ký kinh doanh qua các năm ĐVT: Hộ, DN Loại hình Năm 2011 2012 2013 2014* Khu vực KTTN 38.897 38.912 38.923 38.968 1- Doanh nghiệp 303 321 330 347 DNTN 59 72 70 72 CT TNHH 208 215 240 250 CT CP 36 34 20 25 2. Cá thể 38.594 38.591 38.593 38.621 Nguồn số liệu: Niêm Giám thống kê huyện Bố Trạch (*: số liệu ước tính) 2.2.1.2 Tình hình hoạt động So với số đăng ký, số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt động trên địa bàn tính đến 31/12/2014 là 33.445, bằng 85,83% so với số đăng ký. Trong đó số hộ cá thể đi vào hoạt động bằng 85,77% so với số đăng ký; Số DNTN đi vào hoạt động bằng 97,22%; Số công ty TNHH đi vào hoạt động bằng 92,0% so với số đăng ký; số CTCP đi vào hoạt động bằng 80% so với đăng ký. Bảng 2.4 Số lượng các cơ sở KTTN đang thực sự hoạt động đến 31/12/2014 ĐVT: Hộ, cty Loại hình Đăng ký Đang hoạt động Tỷ lệ % hoạt độngso với đăng ký Khu vực KTTN 38.968 33.445 85,83 1. Doanh nghiệp 347 320 92,22 DNTN 72 70 97,22 CTTNHH 250 230 92,00 CTCP 25 20 80,00 2. Cá thể 38.621 33.125 85,77 Nguồn số liệu: Niêm Giám thống kê huyện Bố Trạch Trong số các đơn vị thuộc khu vực KTTN đi vào hoạt động thì hộ cá thể vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng số với 85,77%; Công ty Cổ phần chiếm 80%; công ty TNHH chiếm 92%%; cao nhất lại là loại hình DNTN. ĐA ̣I H ỌC INH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.4 cho thấy, có một lượng nhỏ đăng ký kinh doanh nhưng không đi vào hoạt động, nguyên nhân do một số hộ chuyển nghề, một số đang xây dựng cơ bản, một bộ phận mất cơ hội kinh doanh, dự tính sai cơ hội kinh doanh, không cạnh tranh được trên thị trường, và một số ít doanh nghiệp thành lập để mua bán đơn thuế giá trị gia tăng. Tỷ lệ các cơ sở KTTN đăng ký kinh doanh nhưng không đi vào hoạt động tuy không đáng kể nhưng cũng cho thấy việc thẩm định của các cơ quan chức năng đối với năng lực của các cơ sở xin cấp phép kinh doanh còn khá lỏng lẻo. Cán bộ làm công tác cấp đăng ký kinh doanh còn nặng vào việc quan tâm tới các hồ sơ và thủ tục giấy tờ mà chưa thực sự quan tâm tới khả năng tài chính của các cơ sở xin cấp phép kinh doanh. 2.2.1.3 Sự phân bố các cơ sở KTTN theo địa giới hành chính đến 31/12/2014 Toàn huyện có 28 xã và 2 thị trấn; trong đó trên 38 ngàn cơ sở KTTN được phân bố đều khắp các xã và thị trấn của huyện. Hộ cá thể chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) chủ yếu là thành phần kinh tế hộ cả thể. Số hộ cá thể phát triển ở hầu khắp các xã trong huyện, tập trung ở các địa phương nằm trên hai tuyến đường Quốc lộ và tỉnh lộ chiếm tới 68% tổng số hộ cá thể trên địa bàn. Sự phát triển hộ cá thể theo địa bàn xã là không đều nhau, nơi có số lượng hộ cá thể lớn nhất là xã Hưng Trạch cao gấp 35 lần xã có số hộ cá thể thấp nhất là xã Nam Trạch. Các xã có số lượng hộ cá thể phát triển mạnh đều là những xã trung tâm của các cụm, tập trung các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp, là trọng tâm phát triển kinh tế của Huyện. Từ sự phân tích trên cho thấy, những xã có điều kiện vị trí, giao thông thuận lợi, có tốc độ công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ thì sự phát triển của loại hình hộ cá thể cũng diễn ra nhanh hơn, số lượng nhiều hơn các xã khác trong huyện, đây chính là sự phát triển có tính chất “kéo theo”. Qua bảng số liệu phía dưới ta nhận thấy, số lượng doanh nghiệp hiện đang hoạt động t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_tu_nhan_o_huyen_bo_trach_tinh_quang_binh_2963_1912326.pdf
Tài liệu liên quan