Luận văn Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Tuy Hoà là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh Nam Trung Bộ và

Tây Nguyên, có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua thành phố, có Quốc

lộ 25 và đường ĐT 645 nối liền các tỉnh Tây Nguyên, là 1 trong 5 cửa ngõ của Tây

Nguyên, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá trên các vùng cả nước. Thành phố

có sân bay Tuy Hoà (Đông Tác) ở phía Nam với đường bay Tuy Hòa-TP.HCM và

ngược lại (mỗi ngày/chuyến), đường bay thẳng Hà Nội- Tuy Hòa- Hà Nội với (5

chuyến/ tuần).

Hệ thống bưu chính viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cả

trong nước và quốc tế. Với sự tham gia của các nhà mạng điện thoại rất phong phú

như: Vinaphon, Mobiphon, Viettel, Vietnammobi, S-Phone sẵn sàng đáp ứng mọi

như cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Về thủy điện, năng lượng của sông Đà Rằng được đánh giá rất cao. Sông Ba

xếp thứ năm trong các con sông có năng lượng khai thác lớn của cả nước, các nhà

máy thủy điện Sông Hinh (70MW); nhà máy thủy điện Sông Ba (220MW) sẽ cung

cấp điện cho hệ thống quốc gia, cắt lũ cho vùng hạ lưu Đà Rằng, tăng khả năng

nâng cấp nước cho đồng bằng Tuy Hòa và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hoà nói riêng.

pdf109 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội đến năm 2020; về sử dụng đất đến năm 2015 định hướng đến năm 2020; quy hoạch khu đô thị mới Nam thành phố Tuy Hoà; quy hoạch chi tiết cho tất cả diện tích xây dựng đô thị và một số khu dân cư trên địa bàn thành phố. 2.2 Tình hình phát triển KTTN ở thành phố Tuy Hoà 2.2.1 Khái quát giai đoạn từ năm 1986 đến 2000 Trong giai đoạn từ tháng 12-1986 đến 2000, về cơ bản các loại hình KTTN ở thành phố Tuy Hoà vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Chủ yếu chỉ phát triển ở loại hình hộ kinh tế cá thể, có đến gần 4000 hộ kinh doanh cá thể. Nhưng theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên, DNTN và CT TNHH tính đến hết năm 2000 chỉ có 50 DN với tổng số vốn đăng ký kinh doanh gần 150.000 triệu đồng. Như vậy, sau năm 1986, KTTN ở thành phố Tuy Hoà đã phát triển trở lại, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 bắt đầu trở thành lượng kinh tế trong thập niên 90 (của thế kỷ XX), nhưng thực sự có những bước đột phá và phát triển mạnh mẽ từ sau năm 2000. 2.2.2 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay 2.2.2.1 Tăng về số lượng, đa dạng hóa về loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh Như đã nói trên, cho đến trước năm 2000, số lượng DNTN ở thành phố Tuy Hoà chưa đầy con số 50 DN. Nhưng bắt nhịp cùng sự phát triển chung của đất nước, từ năm 2000 cho đến nay, số lượng các DNTN đăng ký kinh doanh ngày càng tăng lên, đặc biệt từ năm 2005 đến nay, hàng năm có khoảng 150 DN đăng ký kinh doanh với số lượng vốn ngày càng tăng. Bảng 2.1. Năng lực đầu tư vốn của các doanh nghiệp tư nhân Năm Tổng số DN Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) 2001 89 169.672 2002 141 247.400 2003 210 583.175 2004 303 718.621 2005 404 931.365 2006 504 1.108.409 2007 627 2.118.823 2008 751 2.602.211 2009 911 3.530.603 2010 1.063 3.190.593 (Nguồn: Sở Kế Hoạch - Đầu Tư tỉnh Phú Yên –Tháng3/2011) Ngoài tăng về số lượng DN và lượng vốn đăng ký kinh doanh ban đầu, hàng năm các DN còn đăng ký thay đổi ngành nghề và tăng lượng vốn kinh doanh. Năm 2009 có 184 DN đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh với lượng vốn tăng thêm là 314.563 triệu đồng. Đến năm 2010 chỉ có 147 DN đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh nhưng lượng vốn đăng ký kinh doanh tăng thêm đến 1.170.867 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số DN Tổng vốn đầu tư Biểu đồ 2.1 Năng lực đầu tư vốn của các DNTN Tuy nhiên, khi xem xét biểu đồ ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tương quan giữa vốn đầu tư và số lượng DNTN đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố có những chênh lệch nhất định. Các DNTN đăng ký mới có tỷ lệ ổn định hơn, được thể hiện bằng đường màu xanh. Trong khi đó, lượng vốn đầu tư không được ổn định, riêng năm 2007 lượng vốn đầu tư tăng gần 50% so với lượng vốn đầu tư của năm 2006, trong khi số DN đăng ký chỉ tăng thêm gần 20%. Số liệu này cho thấy trong thời gian này, DN đầu tư nhiều để mở rộng DN và DN đăng ký ban đầu có số vốn điều lệ lớn, ở mức độ là những DN loại vừa. Đây cũng là điều dễ hiểu vì năm 2007 là năm nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này tạo cho người dân niềm tin lạc quan trong đầu tư, kinh doanh. Nhưng ngay sau đó, với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ đầu tư chậm lại, đặc biệt năm 2010, số lượng DN tăng 17% nhưng tổng vốn đầu tư bị giảm 11% vì các DN đăng ký mới chủ yếu là loại hình DN nhỏ, vốn ít, đồng thời có sự thay đổi của DN đăng ký giảm vốn. Không chỉ tăng về số lượng DN và tổng vốn đầu tư mà về loại hình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có những bước phát triển nhất định, nhất là sự ra đời của các công ty cổ phần ngày một nhiều hơn; các lĩnh vực kinh doanh cũng đa dạng và phong phú hơn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.2. Cơ cấu các loại hình và lĩnh vực kinh doanh. Loại hình/lĩnh vực 2006 2007 2008 2009 * Loại hình DN - DNTN - CTTNHH - CTCP 367 197 154 16 458 235 195 28 526 244 250 32 594 270 283 41 * Lĩnh vực kinh doanh - Nông nghiệp - Công nghiệp - Xây dựng - TM-DV - 64 50 253 - 76 68 314 - 79 89 358 - 79 103 412 (Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Phú Yên - 2010) Thông qua thống kê, ta thấy rằng số lượng các DN thuộc KTTN ngày càng tăng lên, đồng thời đa dạng về loại hình và ngành nghề kinh doanh. Trong đó, nếu xét về tỷ lệ, loại hình, số lượng CTCP trong giai đoạn này có mức tăng khá mạnh. Theo nguồn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đến năm 2000 toàn tỉnh mới có 1 CTCP đầu tiên nhưng cho đến năm 2010 toàn tỉnh đã có 200 công ty. Sự hình thành của CTCP ở nước ta có 2 con đường cơ bản: được cổ phần hoá từ những DNNN, hoặc đi lên từ sự phát triển của các DNTN. Trong phần thống kê này, chỉ bao gồm các CTCP của KTTN thuộc khu vực thành phố Tuy Hoà, điều đó cho thấy rằng sự phát triển ngày càng lớn mạnh về vốn và quy mô kinh doanh của KTTN. Rõ ràng đây là yếu tố cần thiết cho các DN trong nền KTTT, sự phát triển của DNTN lên quy mô lớn hơn là CTCP, cho phép DN mở rộng quy mô hoạt động và đồng thời có khả năng huy động vốn rộng hơn khi tham gia phát hành cổ phiếu trên thị trường chướng khoán. Đồng thời, sự ra đời ngày càng nhiều các CTCP còn thể hiện xu hướng cân đối giữa kinh tế nhà nước với KTTN, khi nhà nước đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các DNNN. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Sự phát triển của DNTN không chỉ ở loại hình DN, mà còn thể hiện qua sự tăng lên của số lượng DN trong lĩnh vực TM - DV. Sự gia tăng trong lĩnh vực TM – DV hàng năm khoảng 68%, điều này cho thấy sự chuyển dịch theo hướng tích cực của nền kinh tế, đó là gia tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Trong các DN kinh doanh dịch vụ vận tải ở Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hoà nói riêng, điều đặc biệt là loại hình dịch vụ này được phát triển mạnh ở tỉnh ta nói chung mà tập trung chủ yếu là thành phố Tuy Hoà. Với số lượng nhất định nhưng các chủ DN chú trọng rất nhiều vào chất lượng, đầu tư lớn cho loại hình xe chất lượng cao, cung cách phục vụ hiện đại tạo nên thương hiệu cho ngành vận tải của Phú Yên trên khắp cả nước. Ngoài các loại hình chủ yếu của KTTN, hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ trong thời gian qua cũng tăng lên đáng kể, từ 6537 hộ (năm 2005) đến 2008 là 8703 hộ và sang năm 2009 tăng lên đến 9483 hộ. Đa số các hộ này kinh doanh trong lĩnh vực TM - DV, với những dịch vụ và buôn bán nhỏ hay hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Hàng năm, số hộ kinh doanh cá thể đã giải quyết một số lượng lao động lớn cho xã hội, đồng thời góp phần làm cho hàng hoá được lưu thông dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, các hộ kinh doanh cá thể còn là lực lượng dự bị của các DNTN, bởi quá trình lớn dần lên của các hộ cá thể đến một lúc nhất định sẽ trở thành các DNTN. 2.2.2.2 Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Điều quan trọng hiện nay khi xem xét một thành phần kinh tế, không phải là nguồn gốc sở hữu của nó, mà là khả năng đóng góp của nó vào GDP quốc gia là bao nhiêu. Với tiêu chí đó, các DN thuộc KTTN ngày càng có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cơ cấu GDP của DN trong năm 2009 chiếm 47,80% trong tổng GDP toàn tỉnh; trong đó, DNNN chỉ chiếm 0,33%, doanh nghiệp thuộc KTTN chiếm 44,27% và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,20%. Đồng thời trong năm 2009 các DN đóng góp vào ngân sách nhà nước 364 tỷ đồng, chiếm 32,67% tổng thu trong cân đối ngân sách tỉnh; trong đó: DNNN 49 tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ năm 2008; DN có vốn đầu tư nước ngoài 38 tỷ đồng, giảm 37% so cùng kỳ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 năm 2008 và DN thuộc KTTN 277 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2008.[24] Riêng với thành phố Tuy Hoà, trong 5 năm qua (2005 – 2010), tăng trưởng bình quân GDP của thành phố đạt 21,82%, trong đó có sự đóng góp khoảng 50% của KTTN. Trong tổng thu ngân sách của các loại hình DN, các DN thuộc KTTN đóng góp khoảng 71%. Trong đó, loại hình công ty TNHH và CTCP đóng góp khoảng 53,8% (CTCP chiếm 28,3%), còn lại 17,2% là các DNTN. Nếu chia theo loại hình kinh doanh của các DN thuộc KTTN của thành phố, thì nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 0,14%, công nghiệp chiếm 31,6% và dịch vụ chiếm 68,26%. Và cũng theo báo cáo của đội thuế thành phố Tuy Hoà năm 2009 lực lượng này đóng góp vào ngân sách nhà nước là 152.550,8 triệu đồng. Bảng 2. 3 cho thấy đóng góp cụ thể qua hàng năm của KTTN trong một số ngành ở thành phố Tuy Hoà trong 3 năm qua (từ năm 2007 – 2009). Trong đó những ngành mà KTTN có đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế là TM – DV từ 60% đến 68% , sau đó đến công nghiệp và xây dựng. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp hầu như sự tham gia của các DNTN rất hạn chế và giảm dần từ 0,2% năm 2007 nhưng đến năm 2009 chỉ còn 0,1%. Điều đó có nghĩa là nông nghiệp vẫn không phải là đối tượng hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân ở Thành phố Tuy Hoà, mặc dù tỉnh Phú Yên là tỉnh thuần nông. Không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế thành phố, KTTN còn tham gia giải quyết việc làm cho người lao động của địa phương. Thành phố Tuy Hoà hiện đang có khoảng 100.000 người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm có thêm khoảng 3000 người đến tuổi lao động. Ngoài lực lượng hiện đang làm việc tại các địa phương khác nhau trên toàn quốc và một số tham gia lao động ở nước ngoài (không nhiều), số lao động hiện đang làm việc trong các lĩnh vực như: sản xuất công nghiệp, xây dựng, TM - DV, giao thông vận tải tính đến hết năm 2009 có đến 43.717 người. Trong đó, các DN thuộc KTTN giải quyết được 24.903 người chiếm 57% số lượng người hiện có việc làm, bộ phận cá thể, tiểu chủ giải quyết được 16.706 người chiếm 38,2%. Các DNNN chỉ giải quyết được khoảng 1.695 chiếm 3,9% lao động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.3: Đóng góp của KTTN trong một số ngành ở T.P.Tuy Hoà qua 3 năm (2007-2009) so sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL (trđ) % SL (trđ) % SL (trđ) % +/- % +/- % Tổng số 150347,4 100,0 170849 100,0 200999,1 100,0 20501,9 113,6 301498 117,7 I. Theo loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân 47039,4 31,3 51181,1 30,0 48448,3 24,1 4141,7 108,8 2732,7 94,7 Công ty trách nhiệm hữu hạn 49807,3 33,1 56482,2 33,1 72332,0 36,0 6674,9 113,4 15849,8 128,1 Công ty cổ phần 53503,7 35,6 63186,0 36,9 80218,8 39,9 9685,3 118,1 17032,8 127,0 II. Theo lĩnh vực kinh doanh Nông nghiệp 344,7 0,2 279,2 0,2 281,4 0,1 65,5 81,0 2,2 100,8 Công nghiệp 41000,6 27,3 34431,4 20,1 38189,8 19,0 6569,2 84,0 3758,4 110,9 Xây dựng 18080,1 12,0 20318,4 11,9 26129,9 13,0 2238,3 112,4 5811,5 128,6 TM-DV 90922,0 60,5 115830,3 67,8 136398,0 67,9 24908,3 127,4 20567,7 117,8 ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Yên năm 2010)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Bảng 2.4: Số lượng đơn vị KTTN trên địa bàn thành phố Tuy Hoà qua 3 năm (2007 - 2009) so sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 SL (dn) % SL (dn) % SL (dn) % +/- % +/- % Tổng số 8961 100 9180 100 10076 100 219 102,4 896 109,8 I. Doanh nghiệp. 458 5,1 526 5,7 594 5,9 68 114,9 68 112,9 Theo loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân 235 51,3 244 46,4 270 45,5 9 103,8 26 110,7 Công ty trách nhiệm hữu hạn 195 42,6 250 47,5 283 47,6 55 128,2 33 113,2 Công ty cổ phần 28 6,1 32 6,1 41 6,9 4 114,3 9 128,1 Theo lĩnh vực kinh doanh Nông nghiệp - - - - - - - - - - Công nghiệp 76 16,6 79 15,0 79 13,3 3 104 0 100 Xây dựng 68 14,9 89 16,9 103 17,3 21 130,9 14 115,7 TM-DV 314 68,5 358 68,1 412 69,4 44 114 54 115,1 II. Cá thể 8503 94,9 8654 94,3 9482 94,1 151 101,8 828 109,6 ( Nguồn: Cục thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 và DN có vốn đầu tư nước ngoài giải quyết khoảng 153 lao động chiếm 0,9%. Như vậy, hơn 90% số lượng người đang có việc làm là do khu vực KTTN tạo ra. Việc đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá DNNN, và việc ra đời, phát triển của các DNTN cũng tạo thêm ngày càng nhiều việc làm cho cư dân thành phố. Qua đó ta cần nắm thêm rằng, lực lượng lao động của các DN thuộc KTTN năm 2007 là 14.714 người, năm 2008 là 18.058 người (tăng thêm 22,7% so với năm trước), năm 2009 là 24.903 người (tăng 37,9% so với năm trước). Các hộ cá thể năm 2007 giải quyết được 13.192 lao động, đến năm 2008 là 14006 lao động (tăng 6,2% so với năm trước) và 2009 là 16.706 lao động (tăng 19,3% so với năm trước). Số liệu này sẽ được phân tích thêm ở mục 2.3.2.2 Sự gia tăng của việc làm và tăng trưởng kinh tế còn thể hiện qua sự gia tăng của số lượng DN đang tăng lên hàng năm (thể hiện qua bảng 2.4). Qua bảng ta thấy rằng, số lượng các đơn vị kinh doanh thuộc KTTN tăng theo hàng năm, năm 2008 tăng 2,4% so với năm 2007, nhưng năm 2009 tăng 9,8% so với năm 2008. Con số này thể hiện một số vấn đề sau: trước hết, sự ra đời của các DN mới đồng nghĩa với việc tạo nhiều cơ hội mới cho những người thất nghiệp tìm kiếm việc làm. Nhưng tốc độ tăng của năm 2008 thấp cũng thể hiện tình hình khó khăn chung của kinh tế trên toàn thế giới, năm 2009 cũng có những bước cải thiện nhất định. Với lĩnh vực kinh doanh, TM – DV vẫn có sức hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân, thể hiện qua tỷ lệ trên 68% hàng năm, xây dựng là lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng cao nhất trong 3 năm qua từ 14,9% năm 2007 đến 17,3% năm 2009, lĩnh vực công nghiệp trong 3 năm chỉ tăng thêm 3 DN đăng ký kinh doanh. Rõ ràng, trong những năm vừa rồi cơ sở hạ tầng của khu vực thành phố Tuy Hoà đang được xây dựng mạnh mẽ dẫn đến sự tăng trưởng cao của các DN trong lĩnh vực xây dựng, đây là tín hiệu tích cực cho phát triển kinh tế ở địa phương, cơ sở hạ tầng đi trước một bước sẽ là tiền đề kích thích đầu tư tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Tuy nhiên, số lượng hộ cá thể chiếm 94,1% (năm 2002) trong tổng số đơn vị kinh doanh của KTTN, thể hiện tiềm lực kinh tế còn nhỏ bé của thành phố và mang tính nhỏ lẻ, manh mún. Ngoài vấn đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, trong những năm qua KTTN góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 kinh tế của tỉnh Phú Yên đã tiếp tục chuyển biến đúng hướng (Công nghiệp – Xây dựng, Dịch vụ, Nông nghiệp). Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành từ 2005 đến 2010 Năm Cơ cấu kinh tế (%) Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ Nông nghiệp 2005 2010 30,0 34,9 34,3 36,4 35,7 28,7 (Nguồn: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ 14 (2006 – 2010) và lần thứ 15 (2010 – 2015) Bảng 2.5 cho thấy: Tổng GDP của Công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu Kinh tế của Tỉnh đã tăng từ 64,3% (2005) lên 71,3% (năm 2010). Trong giá trị tổng sản phẩm được tạo ra trên toàn tỉnh thì KTTN chiếm 62%, thành phố Tuy Hoà có đóng góp đáng kể khoảng 50%. Đặc biệt nổi lên ở thành phố Tuy Hoà là phần dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ phát triển nhanh (Bảng 2.6). Bảng 2.6. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ thuộc KTTN (triệu đồng) Năm Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 Toàn tỉnh 2.799.314 3.364.993 4.032.262 5.617985 6.823.190 TP.Tuy Hoà (%) 997.200 (35,6%) 1.567900 (46,6%) 1.948.600 (48,3%) 2.309.357 (41,1%) 2.788.356 (40,9%) (Nguồn : Niên giám thống kê, cục thống kê tỉnh Phú Yên, 2010) Tỉnh Phú Yên gồm 9 đơn vị hành chính, trong đó thành phố Tuy Hoà là 1 trong 9 đơn vị, với vai trò là đơn vị trung tâm cho cả tỉnh, tổng mức bán lẻ của khu vực thành phố luôn luôn cao chiếm từ 35,6% cho đến 48,3% (Bảng 2.6) trong tổng mức bán lẻ chung trên toàn tỉnh, đây là ưu thế mà các nhà đầu tư tư nhân luôn biết tận dụng và khai thác. Tuy nhiên, để lợi thế này luôn phát huy hiệu quả nhà đầu tư cần phải quan tâm chăm sóc đến người tiêu dùng, đa dạng hoá các mặt hàng lẫn loại hình phân phối sản phẩm, đồng thời tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường phân phối của mình ra các khu vực của các tỉnh lân cận. Sự gia tăng của mức bán lẻ và doanh ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế 54 thu trong thời gian từ năm 2005 cho đến năm 2007 (từ 35,6% đến 48,3%), phản ánh thời kỳ lạc quan trong tiêu dùng của người dân Phú Yên nói riêng và Việt Nam nói chung, với tốc độ tăng trởng kinh tế cao liên tục và những tín hiệu tích cực từ chính sách vĩ mô của Nhà nước như chính thức gia nhập WTO. Tuy nhiên, năm 2008 đến 2009, tốc độ giảm dần còn 40,9%, điều này cũng có nguyên nhân của nó, đó là ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ lạm phát tăng liên tục, buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu nhằm đối phó với khủng hoảng, dẫn đến doanh thu từ bán lẻ hàng hoá giảm. 2.3 Năng lực về khai thác, sử dụng các nguồn lực trong phát triển KTTN ở thành phố Tuy Hoà Mục 2.2.2 phác hoạ tổng thể về quy mô, loại hình lĩnh vực kinh doanh, cho đến những đóng góp đáng kể của KTTN trên địa bàn thành phố Tuy Hoà trong những năm gần đây. Phần 2.3 sẽ tập trung đánh giá khả năng của việc khai thác và sử dụng các nguồn lực (vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, thị trường,) trong KTTN, thông qua việc khảo sát và đánh giá một số doanh nghiệp điển hình. 2.3.1 Năng lực về vốn và khai thác vốn Vốn là nhân tố cơ bản không thể thiếu trong quá trình SXKD. Có vốn là có các yếu tố đầu vào khác để SXKD, đó chính là vị trí đặc biệt quan trọng của vốn trong hoạt động của nền KTTT. Đa số các cơ sở KTTN ở thành phố Tuy Hoà đều ở thời kỳ đầu của khởi sự DN, cho nên vốn gần như quyết định đến quy mô và kết quả kinh doanh. Theo kết quả tổng hợp của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư năm 2009, tổng vốn của DN đăng ký mới là 1.856 tỷ đồng, bình quân 5,8 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó: DNTN vốn đăng ký là 74 tỷ đồng, bình quân 0,79 tỷ đồng/DN; CT TNHH vốn đăng ký là 847 tỷ đồng, bình quân 4,6 tỷ đồng/DN; CTCP vốn đăng ký là 935 tỷ đồng, bình quân 22,3 tỷ đồng/DN. Và theo kết luận của Báo cáo về Tình hình sản xuất kinh doanh của DN, 319 DN đăng ký mới là DN vừa và nhỏ. Qua số liệu điều tra ở Bảng 2.7, số vốn trung bình ở các DN thuộc KTTN của thành phố Tuy Hoà là 10,61 tỷ đồng. Trong đó, DNTN có số vốn bình quân thấp nhất là 3,56 tỷ đồng, CT TNHH là 9,96 tỷ đồng và cao nhất là CTCP 56,99 tỷ đồng. Xét theo lĩnh vực kinh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 doanh, vốn đầu tư trung bình cao nhất ở lĩnh vực công nghiệp 14,09 tỷ đồng và thấp nhất là TM – DV với số vốn 9,09 tỷ đồng. Đây cũng là một biểu hiện bình thường trong cơ cấu vốn xét theo lĩnh vực kinh doanh, bởi lĩnh vực công nghiệp luôn cần lượng vốn đầu tư cao hơn các lĩnh vực khác, do đầu tư ban đầu cho lượng vốn cố định cao. Như vậy, đa số các DN của tỉnh Phú Yên nói chung và thành phố Tuy Hoà nói riêng đều thuộc loại nhỏ và vừa[24] Bảng 2.7:Số vốn bình quân của DN thuộc KTTN ĐVT Chung Theo loại hình DN Theo lĩnh vực KD DNTN CT TNHH CTCP CN XD TMDV 1. Tổng số DN 2. Tổng vốn 3. Bình quân DN tỷ đồng tỷ đồng 603 6395,90 10,61 270 962,25 3,56 288 2869,04 9,96 45 2564,61 56,99 86 1211,60 14,09 106 1448,59 13,67 411 3735,71 9,09 Nguồn: Số liệu điều tra DN của Cục thống kê Phú Yên năm 2010 Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu vốn của DN thuộc KTTN Thành phố Tuy Hoà ( tính bình quân doanh nghiệp) ĐVT Chung DNTN CTTNHH CTCP Tổng vốn Tỷ đồng 10,61 3,56 9,96 56,99 I.Nguồn vốn: Vốn tự có Tỷ đồng 6,15 2,07 7,37 35,90 % 57,96 58,15 73,99 62,99 Vốn vay Tỷ đồng 4,46 1,49 2,59 21,09 % 42,04 41,85 26,01 37,01 II. Theo tính chất: Vốn cố định Tỷ đồng 4,49 1,18 5,18 20,52 % 42,32 33,15 52,01 36,01 Vốn lưu động Tỷ đồng 6,12 2,38 4,78 39,47 % 57,68 66,85 47,99 69,26 III. Chia tổ theo quy mô: < 5 tỷ % 79,2 73,53 44,25 12,23 5 tỷ - 50 tỷ % 18,4 26,47 30,75 33,33 >50 tỷ % 2,4 - 25,00 54,44 (Nguồn:Số liệu điều tra DN của Cục thống kê Phú Yên năm 2010) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Trong cơ cấu và quy mô vốn, số vốn tự có chiếm 57,96% phần còn lại là vốn vay, đây cũng được xem là tỷ lệ vốn có thể đảm bảo cho hoạt động DN diễn ra bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, trong điều kiện khủng hoảng và lạm phát như hiện nay, vốn tự có phải đạt khoảng 70%, mới đảm bảo an toàn, nếu vay nhiều rủi ro tài chính càng cao. Trong các loại hình chỉ có loại hình CT TNHH đạt được mức 73,99%, nhưng về cơ bản cũng không phải là dấu hiệu lạc quan, vì có nhiều trường hợp vốn tự có của DN là nhà cửa, đất đai của chủ DN. Sau khi dùng như là phần vốn tự có của DN, chủ DN lại mang đi cầm cố để vay thêm vốn sản xuất. Trong những trường hợp này khả năng mở rộng DN trở nên khó khăn, đặt biệt trong điều kiện lại suất ngân hàng trên 20% như hiện nay. Và nếu, vốn góp bằng giá trị tài sản đất đai thì đồng tiền phục vụ cho SXKD sẽ không có, gây những khó khăn nhất định cho DN, nhưng nếu vốn góp thuần là tiền thì sẽ rất thuận lợi cho việc mua sắm tài sản và đầu tư ban đầu cho DN. Như vậy, DN thuộc KTTN của thành phố Tuy Hoà chủ yếu là DN nhỏ và vừa. Độ lớn của DN cũng được tạo ra từ vốn vay, nhưng tỷ lệ vốn vay cao quá mức cho phép, điều này dẫn đến tuổi thọ của các DN cũng sẽ trở nên ngắn ngủi. Ngoài ra, các DNTN còn có điểm hạn chế khác trong tỷ lệ vốn lưu động của DN, 66,85% với loại hình DNTN và 69,26% với loại hình CTCP, thể hiện đầu tư ban đầu của các loại hình DN này không cao, chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực TM – DV chứ không phải là những ngành có đầu tư công nghệ cao. Về quy mô trong mức trung bình chung, quy mô DN dưới 5 tỷ chiếm tỷ lệ cao 79,2% và loại hình DNTN ở mức này chiếm tỷ lệ 73,53% cao nhất trong các loại hình DN. Như vậy, quy mô và cơ cấu nguồn vốn của mỗi DN không chỉ phụ thuộc đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà còn phản ánh hiện thực sự chọn lựa những ngành, nghề, mặt hàng có những yêu cầu đầu tư ban đầu không lớn lắm. Điều này cho thấy KTTN ở Thành phố, thật ra đang ở thời kỳ đầu của sự lựa chọn đầu tư và phát triển Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về DN, tôi cũng nhận thấy rằng có một số DN khi khởi sự, họ chỉ có 30% vốn tự có tức là nhà và đất đang ở được ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 dùng làm nơi SXKD. Hoặc cũng có một vài trường hợp, thành lập những công ty TNHH chuyên trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế lượng vốn thật tự có của họ còn thấp hơn mức 30% vốn đăng ký. Rõ ràng, đây là những vấn đề cần quan tâm khi bàn về vốn của KTTN. 2.3.2. Về nguồn nhân lực 2.3.2.1. Về chủ Doanh nghiệp Chủ các DN thuộc KTTN đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động SXKD của DN, họ là người có ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định của DN. Hơn thế, các chủ DN đa số là người bỏ vốn hoặc là người có phần vốn góp lớn nhất trong các DN nên họ có trách nhiệm rất cao khi đưa ra những quyết định cho hoạt động SXKD của DN. Sự thành công của DN cũng là sự thành công của người đứng đầu doanh nghiệp, đồng thời mang về cho họ các giá trị tài sản lớn hơn. Vì thế năng lực của chủ DN cũng là yếu tố rất quan trọng cho phát triển KTTN. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thực hiện điều tra một số DN tiêu biểu để tìm hiểu về tình hình nguồn vốn, nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, với cấu điều tra như sau: Bảng 2.9 Mô tả cơ cấu DN tiến hành điều tra Loại hình doanh nghiệp Lĩnh vực kinh doanh DNTN CTTNHH CTCP CN XD TM-DV Tổng số DN 270 288 45 86 106 411 Số DN điều tra 20 21 5 7 11 28 Tỷ lệ (%) 7,41 7,29 11,11 8,14 10,38 6,82 ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 58 Trong số liệu điều tra sơ bộ năm 2011của tác giả, thể hiện ở Bảng 2.10 cho thấy: Bảng 2.10: Một số đặc điểm chung về chủ DN ĐVT Chung Theo loại hình DN Theo lĩnh vực KD DNTN TNHH CTCP CN XD TMDV 1.Giới tính Nam Nữ 2.tuổi 3.Trình độ chuyên môn Đại học Cao đẳng Chưa qua đào tạo % % năm % % % 60,8 39,1 55,7 47,8 21,7 30,5 100,0 52,9 47,1 59,6 17,7 23,5 58,8 100,0 70,8 29,2 52,5 58,3 25,0 16,7 100,0 60,0 40,0 58,4 100,0 - - 100,0 72,7 27,3 53,6 54,5 36,4 9,1 100,0 70,0 30,0 49,5 90,0 10,0 - 100,0 52,00 48,00 59,2 28,0 20,0 52,0 100,0 (Nguồn: số liệu điều tra của tác giả năm 2011) Thứ nhất, về chủ DN, nam giới chiếm 60,8% và nữ giới chỉ chiếm 39,1%, phản ánh sự cân đối về giới trong các chủ DN đang phát triển theo chiều hướng tích cực, số nữ giới làm chủ DN đang dần tăng lên. Hơn thế, sự cân đối về giới cũng còn tuỳ thuộc vào loại hình SXKD, nữ giới chủ yếu tập trung trong lĩnh vực TM – DV (chiếm 48%), và ít nhất trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 27,3%). Thứ hai, về trình độ chuyên môn. Các chủ DN có trình độ đại học chiếm 47,8%, cao đẳng chiếm 21,7% và chưa qua đào tạo chiếm 1/3 (30,5%). Các chủ DN có trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp và loại hình CTCP với công ty TNHH. Bộ phận chưa qua đào tạo, chủ yếu tập trung là các DNTN với hoạt động TM - DV. Đây cũng là hạn chế của các chủ DN thuộc KTTN của cả tỉnh, đa phần những chủ DN trong lĩnh vực kinh doanh này chưa qua ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 đào tạo. Họ đi lên từ thực tiễn và lãnh đạo chỉ nhờ tiền vốn tích cóp được. Điều đó, làm hạn chế quá trình điều hành, quản lý DN và nắm bắt thị trường, làm cho khả năng phát triển DN lên loại hình cao hơn cũng bị hạn chế. Thứ ba, về tuổi đời các chủ DN rất cao – 55,7 tuổi (theo Điều tra sơ bộ), trong khi đó, DNTN đầu tiên được thành lập (DN theo Điều tra sơ bộ) năm 1997. Như vậy, do điều kiện hạn chế của lịch sử, đa số họ ít được đào tạo,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_kinh_te_tu_nhan_o_thanh_pho_tuy_hoa_tinh_phu_yen_3195_1912327.pdf
Tài liệu liên quan