Luận văn Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Khoáng sản phi kim loại có Pirit ở Tân Lĩnh - Đồng Hanh (Lục Yên), cao lanh Ngòi Hóp, Minh Bảo. Chỉ tính riêng khu vực thị xã Yên Bái và huyện Yên Bình trữ lượng đã hơn 3 triệu tấn. Graphit tập trung ở hai huyện Văn Yên, Trấn Yên. Đá pensfat có nhiều ở Mông Sơn (Yên Bình), đá thạch anh dùng cho công nghiệp gốm sứ tìm thấy ở Trấn Yên với trữ lượng nhiều nghìn tấn. Nhất là vật liệu xây dựng có thể khai thác với số lượng lớn là đá vôi ở Đồng Khê (Văn Chấn), Mông Sơn (Yên Bình), đất sét ở Bái Dương, Tuy Lộc, Đại Minh (Trấn Yên, Yên Bình). Cát sỏi thuộc dòng sông Hồng, sông Chảy. Các nguyên vật liệu này đã được khai thác nhưng mới chỉ ở những chỗ thuận tiện giao thông đi lại, còn ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được đầu tư để khai thác.

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Yên Bái thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, nông nghiệp, cây ăn quả và cây hoa màu. Đất thủy thành và bán thủy thành có tổng diện tích 67278,3 ha. Đây là loại đất do phù sa sông suối bồi đắp và bồi địa (trong đó có trên 500ha đất ruộng bị ngập bởi nước hồ Thác Bà). Do vậy, đất thuộc loại này có độ phù cao, tỷ lệ đạm đều ở mức trung bình đến giàu, thường thiếu lân và kali, độ chua khá cao (trừ đất phù sa sông Hồng). Loại đất này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song, chỉ chiếm một tỷ lệ 9,97% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân đầu người khoảng 950m2/người. Để thấy rõ tình hình phân bố và sử dụng đất trên địa bàn những năm gần đây ta có thể khảo sát bản số liệu sau (tham khảo bảng sau). Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Diện tích TT Diện tích TT Diện tích TT Diện tích TT Diện tích TT Diện tích TT Tổng diện tích 688.292,2 100,0 688.292,2 100,0 688.292,2 100,0 688.292,2 100,0 688.292,2 100,0 688.292,2 100,0 I. Đất nông nghiệp 66692,4 9,68 67278,2 9,77 67.719,57 9,84 69.315,12 10,07 70445,43 10,24 70445,43 10,24 1. Đất trồng cây hàng năm 39786,9 5,78 39329,0 5,71 39.224,13 5,7 39.445,61 5,73 40.317,85 5,86 40,317,85 5,86 + Đất lúa màu 19547,2 2,83 19704,5 2,86 19.807,05 2,87 20.093,51 2,92 20384,94 2,96 20.384,94 2,96 + Đất nương rẫy 15408,2 2,23 14877,0 2,16 14.411,16 2,09 14.174,73 2,06 14.654,33 2,13 14854,33 2,13 + Đất trồng cây hàng năm 4831,5 0,70 4747,5 0,68 5.005,92 0,51 5.177,37 0,75 5.278,58 0,77 5278,58 0,77 2. Đất vườn tạp 6903,5 1,00 6877,7 0,99 6.831,28 0,99 7.564,61 1,1 7.406,94 1,1 7406,94 1,1 3. Đất trồng cây lâu năm 16922,8 2,45 17937,2 2,60 18.594,94 2,7 19.034,89 2,77 19567,05 2,84 19.567,05 2,84 4. Đất cỏ dùng cho chăn nuôi 1977,4 0,28 2044,5 0,29 1.983,09 0,29 2,086,39 0,3 1926,89 0,28 1.926,89 0,28 5. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản. 1101,8 0,16 1089,8 0,15 1.086,13 0,16 1.183,62 0,17 1.226,70 0,18 1.226,70 0,18 II. Đất lâm nghiệp 258741,7 37,59 264065,3 38,38 268.470,77 39,26,2 282241,86 41,0 290995,51 43,14 290995,51 43,14 1. Đất rừng tự nhiên 180410,2 26,21 180436,4 26,22 180.434,02 26,2 186807,73 27,14 193928,70 28,18 193928,70 28,18 2. Đât rừng trồng 78330,2 11,38 83627,6 21,15 88.033,96 11,63 95.430,14 13,86 103062,82 14,97 103062,82 14,97 3. Đất ươm cây giống 1,3 0,0 1,4 0,0 2,79 0,0 3,99 0,0 3,99 0,0 3,99 0,0 III. Đất chuyên dùng 28491,6 4,13 28718,4 4,17 28.880,09 4,196 29.199,78 4,24 30098,21 4,37 30098,21 4,37 IV. Đất ở 3696,8 0,53 3728,1 0,54 3743,32 0,54 3804,54 0,55 3.861,53 0,56 3.861,53 0,56 V. Đất chưa sử dụng 330699,7 48,07 324502,1 47,14 31478,45 46 303.730,9 286891,52 41,68 286891,52 41,68 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2004. Theo số liệu trên tình hình phân bố và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh trong những năm qua thì diện tích đất nông nghiệp tăng lên từ năm 1998-2003 là giữ ở mức ổn định từ năm 2003 - 2004, nhưng chiếm diện tích tương đối ít so với tổng diện tích đất hiện có (từ 9,68% - 10,24%). Đất lâm nghiệp ngày một tăng và chiếm tỷ lệ lớn (từ 37,59% - 43,14%). Điều đó hợp lý xét theo cơ cấu chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn lãng phí với non một nửa diện đất chưa sử dụng, mặc dù đã có sự giảm đi nhưng không đáng kể. Từ 48,07% năm 1998 xuống 41,68% năm 2004. Đây là một sự lãng phí rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế này đòi hỏi Yên Bái phải có sự phát triển, nâng cao hơn nữa trình độ của người lao động để sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý nguồn đất đai phong phú và giàu tiềm năng này. Chất lượng nguồn đất và cơ cấu sử dụng đất như đã trình bày ở trên chưa thể tạo thuận lợi sự phát triển lực lượng sản xuất ở Yên Bái. Còn một vấn đề cần đề cập đến là đất đai ở Yên Bái có nhiều địa hình khác nhau, vô cùng phong phú. Có những khu đất tương đối bằng phẳng, thuận lợi về nguồn nước để khai phá và gieo trồng lương thực như cánh đồng Mường Lò, nhưng diện tích lại quá ít. Với địa hình đồi núi dốc cao nên người dân phải khai phá những vùng đồi núi thấp cải tạo thành những ruộng bậc thang, kéo dài theo những sườn đồi. Nếu đưa những máy móc cơ khí công nghiệp vào sản xuất thì là một trở ngại vô cùng lớn đối với tỉnh. Ngoài ra còn có loại hình nương dốc và nương bằng. Với nương bằng thường ở độ cao vài trăm mét trở lên so với mặt nước biển, được khai phá để trồng cây lương thực và một số cây công nghiệp khác như lúa nương, ngô, sắn, các cây họ đậu, các cây công nghiệp như chè, nứa, vầu… Đất nông nghiệp là đối tượng lao động cơ bản của Yên Bái. Nhưng trình độ người lao động còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, cộng với điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi làm cho người dân sản xuất một thời gian lại bỏ đi tìm đến những vùng đất màu mỡ, lại phá rừng làm rẫy, rồi du canh, du cư làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm chậm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, cần phải có những biện pháp, chính sách khắc phục tình trạng trên, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Với quan điểm đảm bảo an ninh lương thực là yếu tố quan trọng, là cơ sở ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững, cùng sự tích cực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và của tỉnh, trong 5 năm qua vùng cao đã khai hoang được 827 ha ruộng nước, các xã vùng cao đã đưa 1.528 ha ruộng 1 vụ lúa lên sản xuất 2 vụ, chiếm tỷ lệ 39% tổng diện tích ruộng 1 vụ, 66,2% diện tích lúa nước được cấy bằng giống lúa có năng suất cao, góp phần đưa năng suất lúa 2 vụ vùng cao đạt 67 tạ/ha. Sản lượng lương thực hàng năm tăng thêm khoảng 4.000 tấn. Dù đã đạt được những thành quả bước đầu đáng khích lệ, hiện tượng thiếu đói kéo dài không còn, đói giáp hạt cơ bản đã được giải quyết, nhưng hiện tại chưa có sự thay đổi cơ cấu giống mới, chưa tạo ra sự nhảy vọt về năng suất lao động. Do vậy, nguồn lương thực phục vụ đời sống và chăn nuôi vẫn còn phải dựa vào tỉnh ngoài là chủ yếu. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng vùng cao, cây chè tuyết san được chọn là một trong những loại cây trồng chính, được quy hoạch để phát triển vì có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Chè tuyết còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong 5 năm qua Yên Bái đã trồng mới được 2.625 ha chè, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 2.500 tấn. Đây là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên và con người Yên Bái làm cho lực lượng sản xuất ở đây phát triển mang sắc thái riêng. Điều kiện khí hậu với lượng bức xạ phong phú, nền nhiệt cao là điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra sinh khối lớn giúp cây trồng phát triển, cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh. Các ngành khai thác và chế biến gặp nhiều thuận lợi; các ngành du lịch và giao thông có thể hoạt động quanh năm. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng cây dược liệu quý như: quế và chăn nuôi gia súc có sừng như: Bò, dê, hươu, nai… Kinh tế nông nghiệp ở Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, chưa phát huy hết thế mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên (số đất chưa sử dụng còn nhiều) để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một thực tế của địa phương là nền kinh tế nông nghiệp vùng cao quá thấp, trình độ dân trí phong tục tập quán sản xuất nhiều nơi chưa đổi mới, sản xuất tự cấp tự túc và độc canh cây lúa còn khá phổ biến. Ngoài ra còn mâu thuẫn ngay chính trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Thực tế đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhưng việc chuyển dịch diễn ra còn chậm chạp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được nhiều. Đất lâm nghiệp ở Yên Bái cũng giữ một vị trí đáng kể, nó chiếm diện tích lớn nhất trong tổng số các loại đất. Với chủ chương phủ xanh đất trống đồi trọc, diện tích đất lâm nghiệp ngày một tăng lên, năm 1998 - 2004 tăng từ 37,59% - 43,14% (xem bảng trên). Diện tích này bao gồm đất rừng tự nhiên, đất rừng trồng và đất ươm cây giống nhưng chủ yếu là đất rừng tự nhiên (26,21% - 28,18%), đất rừng trồng từ (11,38% - 14,97%). Đất ươm cây giống chiếm vị trí không đáng kể. Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như rừng nhiệt đới, á đới và ôn đới vùng cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim như Pơmu, Thông nàng, Thông lá lớn, Sa mọc, sam mộc xu lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi, dẻ, đỗ quyên. ở độ cao trên 2000m rừng hỗn giao giảm dần, Pơmu mọc thành rừng cao tới 40 - 50m, đường kính thân có cây lên tới 1,5m. Cao hơn là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cây họ cói, cây họ hoa hồng, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía Đông Nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý như: Nghiến, Trúc, Lát hoa, Trò chỉ, Pơmu, còn có cây thuốc quý: đẳng sâm, sơn tra, hà thủ hô, hoài sơn, sa nhân; động vật hiếm: hổ báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đãng, ếch dát, gà lôi, nộc cóc, phượng hoàng đất; nhiều khu rừng cho lâm đặc sản: cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè. Xen kẽ những khu rừng lớn là các mặt bằng với nhiều bãi cỏ rộng có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc hoặc mở mang du lịch sinh thái, dịch vụ. Với diện tích đât lâm nghiệp rộng lớn, đa dạng nhiều loại địa hình đã tạo điều kiện tự nhiên, cho rừng phát triển phong phú với nhiều nguồn tài nguyên và khoáng sản, du lịch rừng, sinh thái… Nhưng với trình độ dân trí thấp, người dân chỉ nhìn thấy những lợi trước mắt nên những khu rừng quý hiếm ngày một thu hẹp lại. Hiện nay chỉ còn lại ở một số khu vực núi trung tâm thuộc các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải những nơi núi thấp chỉ còn lại những vạt rừng thứ sinh (tre, nứa, cọ) bạc màu. Trong vòng mấy chục năm liền, rừng Yên Bái đã bị khai thác với tốc độ 40.000m3/năm, bị tàn phá đến kiệt quệ, diện tích rừng bị thu hẹp gần tới mức giới hạn. Cùng với tốc độ khai thác rừng ngày một gia tăng, người dân còn phá rừng làm củi đốt, làm nương, rẫy khai thác tài nguyên một cách bừa bãi ngày một tăng. Vào năm 1993, rừng trung bình của tỉnh chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, che phủ chỉ có 24%. Trước tình hình đó lãnh đạo các cấp ban, ngành của tỉnh đã triển khai tích cực các biện pháp thực hiện giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, cá nhân nhằm nâng cao trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng, của cộng đồng dân cư thôn bản, thông qua việc xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ rừng. Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên hàng năm của tỉnh là 93.978ha. Số hộ, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng là 9.341 hộ. Các chủ rừng được hưởng quyền lợi từ sự tăng trưởng của rừng theo quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tưởng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, các cá nhân được giao, thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp… Với chủ trương, chính sách như vậy rừng ở Yên Bái đã có màu xanh trở lại. Diện tích đất trống, đồi trọc giảm đáng kể, diện tích rừng xanh tăng lên (tham khảo bảng trên). Có được thành quả như ngày hôm nay là do có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng các ban ngành trong tỉnh. Người dân cũng đã nhận thức được ví trí quan trọng của rừng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong xóa đói giảm nghèo. Đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Với điều kiện đất đai nhiều, phù hợp cho phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại đồi rừng và để thực hiện Nghị quyết số 03/CP về kinh tế trang trại, Yên Bái chủ trương phát triển kinh tế trang trại. Mô hình này đã đem lại những hiệu quả đáng khích lệ cho vấn đề phát triển kinh tế nói chung và phát triển lực lượng sản xuất nói riêng ở địa phương. Với điều kiện Yên Bái, kinh tế trang trại chỉ có thể là đất gò, đồi, đất rừng hoặc đất có khả năng nông nghiệp khác. ở các trang trại người dân không chỉ chăn nuôi mà còn trồng xen kẽ nhiều loại hình cây cối, sử dụng có hiệu quả lâu dài. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 700 trang trại đang sử dụng 6.235,35 ha đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 3.061 ha, chiếm 0,445% tổng diện tích toàn tỉnh, đất lâm nghiệp là 2933 ha, chiếm 0,43% diện tích đất toàn tỉnh. Kinh tế trang trại là một hình thức phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa, tạo ra những vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản, đưa công nghiệp và các ngành dịch vụ vào nông thôn, tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc được tăng lên, cải thiện môi trường sinh thái. Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm diện tích khá lớn đồi núi trọc, đất hoang đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Huy động được vốn đầu tư trong nhân dân để phát triển sản xuất. Giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế trang trại chủ yếu là tự vận động, trong khi năng lực quản lý không đều và chưa được đào tạo hệ thống nên hiệu quả chưa cao. Hàng hóa của các trang trại chủ yếu là dạng thô, chưa qua quá trình chế biến, bảo quản chưa đồng bộ, cho nên sản phẩm cạnh tranh còn thấp, nguồn lực không hấp dẫn đầu tư phát triển. Chủ trương giao đất giao rừng ở Yên Bái đã làm nảy sinh một số tình trạng là sau khi người dân được giao đất rừng, do khó khăn, thiếu vốn cộng với luật không rõ ràng, không cam kết… họ đã tự động bán đi phần của mình được giao. Khi bán phần của mình đi họ không có đất để canh tác trồng cấy. Cùng chủ trương đóng cửa rừng của Chính phủ thì hàng loạt khó khăn về kinh tế xuất hiện, họ không thể khai thác chặt phá một cách bừa bãi nữa, sử dụng những sản phẩm sẵn có của rừng để phục vụ đời sống sinh hoạt của họ. Dù tỉnh đã có những chủ trương hỗ trợ những xã đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, nhưng đời sống của họ vẫn vô cùng khó khăn. Họ vẫn vào rừng khai phá, du canh, du cư dù biết là trái pháp luật nhưng cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, gây ra những thiệt hại lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lực lượng sản xuất ở Yên Bái. ở vài nơi vẫn xảy ra tình trạng cháy rừng vào mùa khô mà vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Khi rừng cạn kiệt sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Đất trống đồi trọc nhiều từ đó gây ra lũ lụt hạn hán, ảnh hưởng rất nghiêm trọng sự phát triển kinh tế và lực lượng sản xuất của tỉnh. Do địa hình đồi núi nhiều nương dốc, lượng mưa tương đối lớn đã làm cho nguồn đất bị rửa trôi và bạc màu, cho nên việc cải tạo đất là việc làm tất yếu thường xuyên của người lao động. Song, chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức của các cấp, ngành nên vẫn còn những hiện tượng như đất hoang hóa, bạc màu sạt lở xảy ra. Đất lâm nghiệp ở Yên Bái là đối tượng lao động cơ bản của người lao động. Như vậy, vấn đề đặt ra là để thúc đẩy kinh tế nói chung, lực lượng sản xuất phát triển nói riêng của tỉnh thì phải giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao việc phủ xanh đất trống đồi trọc, với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào mảnh đất này còn rất thấp để nâng cấp rừng cả về chất lượng và số lượng. Với trình độ của người lao động còn thấp nên đất trống đồi trọc còn nhiều, chưa sử dụng hết nguồn đất, việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào từng khu đất, mảnh đồi rừng còn chậm, nên việc lãng phí lao động, lãng phí nguồn tài nguyên, còn xảy ra ở nhiều nơi. Cùng với đất thì nguồn nước ở Yên Bái vô cùng phong phú và đa dạng, với diện tích nguồn nước nổi trên địa bàn tỉnh là 2.484 ha tương đương với 0,36 tổng diện tích tự nhiên. ở đây bao gồm diện tích ao hồ, sông ngòi… nguồn nước này vừa phục vụ nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt, cung cấp nước cho các sông hồ trong khu vực cũng như các tỉnh lân cận. Nhờ có 2 sông lớn (sông Thao và sông Chảy) với khoảng 200 ngòi và suối lớn cùng một hệ thống hồ, đầm đa dạng làm cho chế độ thủy văn của Yên Bái phong phú. Nguồn thủy năng của hệ thống hồ, đầm ở Yên Bái là rất lớn. Riêng hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha, trong đó mặt nước chiếm 19.000ha, còn lại là đảo với chiều dài là 80 km, chiều rộng từ 5 - 15km, độ sâu từ 15 - 34m, chứa được 3 - 3,9 tỷ m3 nước. Nguồn nước đổ vào Thác Bà là từ sông Chảy cùng hàng trăm suối nhỏ khác, chứa một hàm lượng phù sa và thức ăn cho thủy sinh vật phát triển. ở đây, có trên 130 loại cá tự nhiên có giá trị kinh tế cao (như: Trôi, chép, măng, ngao, quả, vền, ngạch, chiên, lăng quất…) và nguồn đặc sản xuất khẩu (ba ba, trê phi, trê lai, lươn, ếch…). Hồ Thác Bà cũng góp phần rất lớn vào việc cải tạo và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, Hồ Thác Bà là nguồn thủy năng lớn với Nhà máy thủy điện có công suất 108.000KW. Bên cạnh đó còn có khoảng 40 trạm thủy điện vừa và nhỏ, công suất từ 5 - 400KW với tổng công suất là 1.042 KW tập trung nhiều ở Văn Chấn. Ngoài ra còn hàng ngàn trạm thủy điện cực nhỏ của dân với tổng công suất là 1.400KW. Nguồn tài nguyên nước vô cùng phong phú song, trong thời gian gần đây do việc khai thác sử dụng rừng không hợp lý, phá rừng đầu nguồn để gieo trồng làm cho hạn hán và lũ lụt xảy nhiều hơn. Mặc dù tỉnh đã đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của người lao động. Vì họ sống không tập trung, mà rải rác khắp mọi nơi. Nhiều hộ nông dân còn thiếu nước sinh hoạt. Nước để phục vụ tưới cho rừng và các cây công nghiệp chưa đáp ứng được đầy đủ do hầu như dựa vào lượng mưa là chính và hiệu quả cũng chưa cao. Nông, lâm nghiệp, thủy sản là nguồn thu chủ yếu của người dân tỉnh Yên Bái, nhưng so với các tỉnh miền núi phía Bắc còn ở vị trí thấp (đứng thứ 5 với 40% tổng số cơ cấu GDP). Điều này chứng tỏ đã có sự chuyển dịch cơ cấu nhưng tốc độ chậm. Yên Bái còn được thiên nhiên ưu đãi, với nguồn nước ngầm, phân bố chủ yếu trong các nham thạch trầm tích bở - rời của hệ đệ tứ, nước khoáng nóng phân bố chủ yếu ở vùng phía Tây của tỉnh. Văn Chấn, Trạm Tấu, nước nóng ở đây có khả năng chữa bệnh nhưng cần nghiên cứu xử lý độc tố. Người dân thiểu số ở vùng cao Yên Bái thường có tập quán sinh sống ở vùng đầu nguồn nước nên dễ có nguy cơ gây sự ô nhiễm về nguồn nước do dân cư ở đây có thói quen đổ rác thải xuống sông suối, đó là chưa nói đến những khu khai thác và chế xuất đổ ra những lượng rác thải công nghiệp. Ví như nhà máy chế biến tinh bột sắn xã Vũ Linh huyện Yên Bình, đã thải trực tiếp nước thải xuống khu vực hồ ngòi quanh đấy, nên gây thiệt hại là không những ô nhiễm môi trường mà việc nuôi trồng thủy sản cũng phải di rời đi nơi khác, gây hậu quả nghiêm trọng. Nguồn nước ở Yên Bái vô cùng phong phú, nó là đối tượng mà người lao động hướng vào đó để khai thác, nó còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất của tỉnh. Nước còn tạo ra nguồn thủy năng lớn, góp phần điều tiết môi trường khí hậu xung quanh. Nhưng hiện nay vấn đề "nước" cũng đặt ra một mâu thuẫn là nguồn nước tự nhiên là rất lớn, con người dựa vào nguồn nước tự nhiên là chính chứ con người chưa có chương trình bảo vệ, giữ gìn trong khai thác, sử dụng các nguồn nước để phục vụ cho cuộc sống con người và cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng cũng là một thế mạnh của Yên Bái. Nó không chỉ trực tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn là cơ sở cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về kim loại quý, hiếm, Yên Bái có mỏ vàng ở Xuân ái, Kiên Thành (Văn Yên, Trấn Yên), mỏ bạc ở Tú Lệ (Văn Chấn)... Mỏ đá quý phân bố trên diện rộng hàng chục km2 ở một số xã thuộc hai huyện Lục Yên, Yên Bình. ở đây người dân đã tự ý khai thác một cách bừa bãi, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền nên đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội. Đất trồng bị bỏ hoang, ở những khu vực khai thác đất khó có khả năng phục hồi, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, làm thiệt hại nguồn tài nguyên quốc gia. Trong khu vực khai thác tự phát thường xuyên xảy ra những tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy… Đến nay những kim loại quý hiếm này đã bị khai thác gần như cạn kiệt, người dân ở những khu vực này nghèo vẫn hoàn nghèo. Được sự lãnh đạo của Đảng bộ chính quyền địa phương người dân đã quay trở về mảnh đất của mình, cải tạo nguồn đất, những tệ nạn xã hội có giảm đi một cách đáng kể nhưng hậu quả mà họ phải gánh chịu thiệt hại thì thật là lâu dài. Về kim loại màu có mỏ đồng ở Châu Quế, Phong Dụ (Văn Yên), chì và kẽm ở Tân Lập (Lục Yên), Tú Lệ (Văn Chấn) trữ lượng hàng triệu tấn. Các mỏ sắt ở Mỵ (Văn Chấn) Hưng Khánh (Trấn Yên), Đại Phác (Văn Yên) trữ lượng hàng trăm triệu tấn. Những kim loại này dù phong phú nhưng hiện tại vẫn ở dạng tiềm năng và mới có dự án kế hoạch khai thác, còn chưa được khai thác và đưa vào sử dụng. Mỏ nhiên liệu khá nhiều, mỏ than đá phân bố tại Minh Quân, Bái Dương, Hoàng Thắng, Quy Mông, Bảo Hưng (Trấn Yên), Phù Nham (Văn Chấn). Các mỏ than mỡ ở Hồng Quang (Lục Yên) và các mỏ than bùn ở nhiều nơi. Nguồn nhiêu liệu này có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Nhưng rõ ràng nó chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Giá trị sản xuất khai thác ngày một giảm đi. Năm 1995 đạt 313 triệu đồng nhưng đến năm 2004 chỉ còn 162 triệu đồng. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với ngành khai thác của Yên Bái. Khoáng sản phi kim loại có Pirit ở Tân Lĩnh - Đồng Hanh (Lục Yên), cao lanh Ngòi Hóp, Minh Bảo. Chỉ tính riêng khu vực thị xã Yên Bái và huyện Yên Bình trữ lượng đã hơn 3 triệu tấn. Graphit tập trung ở hai huyện Văn Yên, Trấn Yên. Đá pensfat có nhiều ở Mông Sơn (Yên Bình), đá thạch anh dùng cho công nghiệp gốm sứ tìm thấy ở Trấn Yên với trữ lượng nhiều nghìn tấn. Nhất là vật liệu xây dựng có thể khai thác với số lượng lớn là đá vôi ở Đồng Khê (Văn Chấn), Mông Sơn (Yên Bình), đất sét ở Bái Dương, Tuy Lộc, Đại Minh (Trấn Yên, Yên Bình). Cát sỏi thuộc dòng sông Hồng, sông Chảy. Các nguyên vật liệu này đã được khai thác nhưng mới chỉ ở những chỗ thuận tiện giao thông đi lại, còn ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được đầu tư để khai thác. Tài nguyên khoáng sản ở Yên Bái phong phú đa dạng với trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhưng nó cũng đặt ra vấn đề mâu thuẫn là giữa sự phong phú và đa dạng về tài nguyên, cần được khai thác một cách hợp lý có kế hoạch để tận dụng triệt để mới phát huy được hiệu quả kinh tế, với con người chưa có quy hoạch, kế hoạch khai thác chúng, thậm chí còn làm kiệt quệ chúng, chưa nói đến khả năng tái tạo chúng ở cấp độ cao. Do đó, cần phải có sự lãnh đạo quản lý tầm chiến lược nhằm định hướng cho sự khai thác bảo vệ tài nguyên, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ, khoa học của các cấp, ban, ngành trong khai thác, sử dụng để nguồn tài nguyên có thể phục vụ lâu dài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. Cùng với đất, nước, rừng, tài nguyên khoáng sản Yên Bái có khả năng về du lịch. Danh lam thắng cảnh Yên Bái có các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng với hình thể thiên nhiên đa dạng tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Yên Bái, được lưu truyền qua nhiều thế kỷ như Hang Hùm, quần thể di tích tháp Hắc Y thời Trần, các đền Đông Cuông, Tuần Quán, Thác Bà, Khả Lĩnh, Đại Cại… lễ thức "Tăm khẩu mẩu" của người Tày ở Đồng Khê (Văn Chấn), lễ cưới của người Dao ở Bảo ái (Yên Bình), lễ đón mẹ lúa của người Khơ Mú ở Nghĩa Sơn (Văn Chấn)… Vùng văn hóa du lịch hồ Thác Bà, vùng văn hóa Mường Lò với cánh đồng lúa rộng lớn cùng các câu chuyện cổ lưu truyền, các điệu xòe say đắm và cuốn hút, các suối nước nóng, hang động… Đây là một trong những lợi thế của tỉnh. Để khai thác, phát triển tốt tiềm năng du lịch, tỉnh phải giải quyết được những yếu kém về kết cấu hạ tầng và năng lực quản lý điều hành không tương xứng của các cấp chính quyền. Đối tượng lao động ở Yên Bái vô cùng phong phú và đa dạng. Trong sự tác động với các yếu tố khác của lực lượng sản xuất chúng sẽ góp phần quan trọng sự phát triển lực lượng sản xuất của tỉnh, là điều kiện thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trên vấn đề này đặt ra vấn đề là: mâu thuẫn giữa sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên giữa yêu cầu cao công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự cạn kiệt tài nguyên bởi con người và trình độ, khả năng thấp của con người trong tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh để định hướng đúng sự phát triển. Do đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải không những nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, mà còn phải quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nói riêng, kinh tế xã hội nói chung. * Thực trạng kết cấu hạ tầng ở tỉnh Yên Bái. ở Yên Bái do điều kiện địa hình với 3/4 diện tích là đồi núi nên hệ thống kết cấu hạ tầng có những nét khác biệt so với các nơi khác, những yếu tố này giữ vai trò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.Doc
Tài liệu liên quan