Luận văn Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Những đóng góp 3

6. Kết cấu của luận văn 3

Chương 1: Tổng quan về ngành chè 4

1.1. Khái quát về tình hình sản xuất chè trên thế giới 4

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ngành chè 4

1.1.2. Các điều kiện cơ bản để phát triển ngành chè. 12

1.1.3. Vai trò của ngành chè trong nền kinh tế 13

1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ngành chè và bài học đối với Việt Nam 14

Chương 2: Thực trạng sản xuất chè ở Việt nam 17

2.1. Sự hình thành và phát triển của ngành chè Việt nam trong thời gian qua 17

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chè ở Việt Nam 21

2.2.1. Điều kiện tự nhiên 21

2.2.2 Vốn đầu tư 22

2.2.3. Công nghệ sản xuất 23

2.2.4. Về chất lượng sản phẩm 25

2.2.5. Hệ thống chính sách hỗ trợ của nhà nước 25

2.2.6. Các nhân tố khác 26

2.3. Thực trạng phát triển chè ở Việt nam trong những năm qua 27

2.3.1. Sản xuất chè 27

2.3.2. Chế biến chè 35

2.3.3. Thị trường tiêu thụ chè 42

2.4. Đánh giá chung về ngành chè Việt Nam 47

2.4.1. Những thành tựu nổi bật 47

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 51

Chương 3: Định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành chè Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 53

3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam 53

3.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chè Việt nam trong thời gian tới 55

3.3. Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới 58

3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch 58

3.3.2. Đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè 61

3.3.3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường hợp tác quốc tế 63

3.3.4. Đào tạo nhân lực 66

3.3.6. Hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè 70

Kết luận 74

Tài liệu tham khảo 75

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển ngành chè Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên 5 tấn/ha. - Vườn chè chất lượng kém, cần được phục hồi chiếm 20-22%: Vườn chè mất khoảng lớn, chỉ đạt 70% mật độ chuẩn, không được đầu tư, năng suất 2-3 tạ/ha. - Vườn chè cần thanh lý chiếm 8-10%: Đây là vườn chè già cỗi hoặc sâu bênh, gia súc phá hoại, mất khoảng lớn không thể phục hồi được. Tóm lại: Cần phải đổi mới giống và tạo ra một cơ cấu giống hợp lý cho phù hợp với đặc thù của từng vùng,từng địa phương. Vì thế việc trồng thử nghiệm các giống chè nhập nội tại các công ty chè là một thuận lợi và hợp lý nhưng có một hạn chế là các công ty chè hầu như đã hết quỹ đất. Ngoài ra các vườn chè kém chất lượng thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp và cuộc sống còn khó khăn. Do đó việc trồng mới cần phải hợp tác với các đơn vị ở địa phương để việc quản lý các quy trình kỹ thuật được thuận lợi và chất lượng hơn. 2.3.1.4. Những biện pháp kỹ thuật thâm canh chủ yếu Sử dụng phân bón: Hiện nay nhiều vườn chè xuống cấp do bón phân không đúng cách, thiếu phân lót bón thúc vô cơ, chỉ có đạm thuần tuý. Hiệu quả là độ màu mỡ của đất giảm nghiêm trọng, độ mùn kém, đất chai cứng, chua, mất cấu tượng, các chỉ số dinh dưỡng đều dưới mức cho phép. Kết quả phân tích 482 mẫu đất đại diện cho 1.500 ha ở các công ty chè Phú Sơn, Sông cầu, Nghĩa lộ, Thanh Niên cho thấy PH<4 có 358 mẫu (Chiếm 74%), hàm lượng mùn<2% có 231 mẫu (Chiếm 68.8%), đạm tổng số trung bình chiếm 88,2% (trong đó nghèo 30%), P2O5 tổng số nghèo là 417 mẫu (chiếm 86,5%), K2O tổng số nghèo 20%. Chăm sóc vụ đông xuân: Đông xuân không phải là mùa thu hoạch chè nhưng là thời gian phục hồi, tích luỹ năng lượng nuôi dưỡng cây. Các biện pháp chăm sóc có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng và phát triển của cây chè, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cả năm. Các công việc của chăm sóc vụ đông xuân bao gồm: Tưới nước, bón phân, đốn và phun thuốc cho chè. biện pháp chăm sóc vụ đông xuân rất được chú trọng ở các công ty chè Việt Nam. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Qua điều tra , sâu bệnh hại chè chủ yếu là nhện đỏ, rầy xanh, rầy nâu, sâu cuốn lá, rệp, bệnh thối đen, thối nâu. Các loại thuốc trong danh mục được sử dụng cho chè gồm: Seleczon, Bassa, Cormite, Padar, Fugura...Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) còn ít được áp dụng, đa phần khi phát hiện ra sâu bệnh là dùng thuốc. Thậm chí một số nơi còn dùng thuốc cấm sử dụng chè. Thời gian cách ly cho đến khi thu hoạch chè cũng không được đảm bảo (Dưới 10-15 ngày). Kết quả việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vất không đúng cách đã dẫn đến dư lượng thuốc trên chè, ảnh hưởng đến tâm lý sử dụng chè trong nước và khó khăn khi xuất khẩu. đây là báo động đỏ cho vị thế và uy tín của chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Do vậy, việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các công ty chè thực hiện chưa được tốt. Các số liệu phân tích mẫu năm 2005 của Tổng công ty chè cho thấy dư lượng các chất Methylparathion, Tricholorphin, cypermethin, Fenvalerate... vẫn còn trên mức cho phép của FAO và EU. Do đó cần phải kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý thực phẩm. 2.3.2. Chế biến chè Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. nó vừa là một thị trường tiêu thụ búp tươi vừa làm tăng giá trị sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam đã có những bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nước ta đã có những cơ sở chế biến chè quy mô nhỏ, vừa và lớn với công nghệ OTD và CTC với chè đen; công nghệ chế biến chè xanh của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... đã tạo ra hàng chục mặt hàng với hàng trăm loại bao bì mẫu mã khác nhau. Các cơ sở chế biến đã được phủ kín ở các vùng chè lớn trong cả nước. Tỷ lệ chè qua công nghiệp chế biến chiếm khoảng 85%, còn lại là chế biến thủ công hoặc bán cơ giới. Theo số liệu điều tra, đến nay nhà nước ta có 190 cơ sở chế biến chè, qua khảo sát cho thấy cơ cấu quy mô sản xuất như sau: Các cơ sở có quy mô lớn: (Công suất 35 tấn búp tươi/ ngày) có 14 nhà máy với tổng công suất 490 tấn búp/ngày, chiếm 29% tổng công suất Các cơ sở quy mô vừa: 12-30 tấn búp tươi/ngày có 48 nhà máy, tổng công suất 800 tấn búp tươi/ ngày, chiếm 42% tổng công suất. Các cơ sở quy mô nhỏ: 0.5-8 tấn búp tươi/ngày có 128 cơ sở , tổng công suất 634 tấn búp tươi/ ngày, chiếm 29% tổng công suất. Như vậy, các cơ sở chế biến vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng quá lớn cả về số lượng và tổng công suất chế biến. Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giá trị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiện đảm bảo yêu cầu công nghệ. Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp như chua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất, vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyển nguyên liệu khó khăn. Mặt khác, tình trạng phân bố các cơ sở chế biến chưa thực sự hợp lý. Tình trạng cấp giấy phép xây dựng không theo đúng quy hoạch vùng nguyên liệu đã làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất các cơ sở đầu tư lớn, hiện đại, làm giảm hiệu quả kinh tế sản xuất. 2.3.2.1. Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh Thực trạng chế biến chè ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Thực trạng các cơ sở chế biến chè ở một số tỉnh của năm 2005 Tỉnh Số cơ sở Công suất (Nghìn tấn búp tươi/năm) Sản lượng (Nghìn tấn búp tươi) Yên Bái 24 30-40 45 Hà Giang 10 6.4 20 Phú thọ 18 45-46 31 Thái Nguyên 14 24-25 68 Lào Cai 3 3,8-4 13 Sơn La 10 18 14 Hà Tây 8 10-11 7,6 Nghệ An 6 8-9 7,6 Lâm Đồng 35 70-80 122 (Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỉnh Yên bái: Có 24 cơ sở, công suất 250 tấn búp tươi/ ngày (có thể chế biến hết 30-40 nghìn tấn búp tươi/ năm). Với sản lượng búp tươi khoảng 45 nghìn tấn, như vậy là đã khai thác hết công suất.Thời gian tới cần bổ sung dây chuyền. Tỉnh Hà Giang: Hiện có 10 cơ sở, công suất 47 tấn búp tươi/ ngày (có thể chế biến 6.400 tấn búptươi/ năm). Với sản lượng 20 nghìn tấn búp tươi/ năm thì năng lực chế biến chỉ đảm bảo 30-35%, vì vậy cần bổ sung dây chuyền chế biến. Tỉnh Phú Thọ: Có 18 cơ sở chế biến lớn, vừa và nhỏ với tổng công suất 334 tấn búp tươi/ ngày (45-46 nghìn tấn búp tươi/năm). Sản lượng năm 2005 của tỉnh là 31 nghìn tấn búp tươi, thực tế các cơ sở của tỉnh phải mua nguyên liệu ở các địa phương khác nên khi xây dựng vùng chè cao sản thì vẫn cần đầu tư thêm dây chuyền sản xuất. Tỉnh Thái Nguyên: Có 14 cơ sở với tổng công suất 174 tấn búp tươi/ ngày (24-25 nghìn tấn búp tươi/ năm). Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng chục xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng vạn lò chế biến thủ công của các hộ gia đình. Năm 2005 toàn tỉnh sản xuất ra 68 nghìn tấn búp tươi, năng lực chế biến công nghiệp đảm nhận 50% nguyên liệu. Vì vậy cần nghiên cứu xây dựng bổ sung các nhà máy ở các chuyên canh tập trung. Tỉnh Lào Cai: Có 10 nhà máy chế biến, tổng công suất 125 tấn búp tươi/ ngày (18 nghìn tấn búp tươi/ năm). Sản lượng năm 2005 đạt 14 nghìn tấn búp tươi. Như vậy trong thời gian tới chỉ cần xây dựng nhà máy chế biến cho diện tích chè cao sản và đặc sản. Tỉnh Hà Tây: Có 8 cơ sở chế biến, tổng công suất 67 tấn búp tươi/ ngày (10-11 nghìn tấn búp tươi/ năm). Sản lượng năm 2005 đạt 7.6 nghìn tấn búp tươi, gây lãng phí công suất 30%. Tỉnh cần xem xét lại việc cấp giấy phép cho các cơ sở chế biến đang và sẽ xây dựng khi chưa có vùng nguyên liệu. Tỉnh Nghệ An: Có 6 nhà máy, tổng công suất 60 nghìn tấn/ ngày (8-9 nghìn tấn búp tươi/năm). Năm 2005, sản lượng chè búp tươi của tỉnh đạt 7.6 nghìn tấn. Trong năm này tỉnh đã đưa vào sử dụng 2 dây chuyền thiết bị mới của ấn Độ công suất 36 tấn/ ngày, tuy nhiên vẫn cần bổ sung dây chuyền cho sản lượng chè trồng mới. Tỉnh Lâm Đồng: Có 35 cơ sở chế biến với tổng công suất 462 tấn/ ngày (70-80 nghìn tấn/năm). Sản lượng chè năm 2005 đạt 122 nghìn tấn búp tươi. Như vậy cần bổ sung các nhà máy chế biến với công nghệ tiên tiến. Tóm lại, qua thực trạng ở các tỉnh trọng điểm về trồng chè ở nước ta hầu hết các cơ sở chế biến chè của nưóc ta là quy mô vừa và nhỏ, công suất chế bién hạn chế, cần phải xây dựng thêm nhà máy chế biến và dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên cũng có một số nhà máy chỉ sử dụng hết một nửa công suất. Vì vậy cần phân bố lại vùng nguyên liệu và vùng chế biến sao cho phù hợp để tránh tình trạng thưà và thiếu công suất như hiện nay. (Xem thêm phụ lục 1) 2.3.2.2. Ttrình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở Việt Nam Nhìn chung toàn ngành, trình độ công nghệ chế biến chè so với thế giới chỉ ở mức trung bình yếu. Thường các cơ sở chế biến quy mô đạt mức tiên tiến, quy mô vừa đạt mức trung bình yếu, quy mô nhỏ đạt mức rất thấp. Hiện nay ở nước ta chế biến chè đen theo công nghệ chế biến OTD và CTC. Thiết bị để chế biến chè theo công nghệ TD là thiết bị nhập của Liên Xô cũ vào những năm từ 1957 đến 1977 có 3 dây chuyền với quy mô 13,24,36 và 42tấn chè tươi/ngày. Đến nay các thiết bị đều đã cũ, sửa chữa nhiều với các thiết bị được sản xuất trong nước nên đã bộc lộ nhược điểm ở một số khâu như: Lên men, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp...nên ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Do vậy cần được cải tạo nâng cấp. Thiết bị để chế biến chè đen CTC có 6 dây chuyền nhập khẩu của ấn Độ vào những năm 1980, đến nay thiết bị này chỉ hoạt động có hiệu quả như ở nông trường Tô Hiệu (Sơn La), Cẩm Khê (Vĩnh Phúc) trong việc sản xuất sản phẩm chế biến xuất khẩu cho ấn Độ và Đài Loan. Còn ở các nơi khác, thiết bị này hoạt động kém hiệu quả, nguyên nhân do nhập thiết bị không đồng bộ, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cao hơn OTD, chất lượng sản phẩm kém. Chè xanh được chế biến theo công nghệ cổ truyền và một phần theo công nghệ của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Các nhà máy sản xuất chè xanh được trang bị phần lớn thiết bị của Trung Quốc với quy mô 8 tấn/ ngày trở xuống. Mấy năm gần đây với nhiều hình thức liên doanh, hợp tác với các nước ngoài đã đầu tư được dây chuyền chế biến chè xanh tiên tiến của nhật bản tại các công ty chè Sông Cầu (Bắc Thái), của Đài Loan tại công ty chè Mộc Châu và công ty Nhân chính, ba vì. Bên cạnh những cơ sở chế biến còn có khoảng 20 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn đã đầu tư vào chế biến với các thiết bị có công suất nhỏ, công nghệ phù hợp như doanh nghiệp tư nhân Thái Hoà, công ty TNHH Tân Cương (bắc Thái), Tùng Lâm (Hoà Bình) và một số cơ sở ở tỉnh Lâm đồng. Tóm lại: Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến của nước ta cũng đang dần từng bước được đầu tư phát triển. Tuy nhiên cũng còn một số yếu điểm là việc đầu tư cho quá trình canh tác thấp, quy trình kỹ thuật kém và chưa đồng bộ dẫn đến sản lượng và chất lượng còn thấp. 2.3.2.3. Chủng loại sản phẩm chế biến và chất lượng sản phẩm Cơ cấu chủng loại sản phẩm: Do nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế ngày càng đa dạng, nhất là trong những năm gần đây, công nghệ chế biến chè có nhiều biến đổi. Hiện nay sản phẩm chế biến của ta gồm: Chè đen (gồm chè đen OTD và CTC), chè vàng, chè xanh, chè ướp hương thảo mộc, chè dẹt (Nhật bản), chè ÔLong, Phổ Nhĩ, Thiết Quan Âm (trung Quốc). Trong đó chè đen chiếm 60%, chè xanh chiém 35% và các loại chè khác là 5% tổng sản lượng chè chế biến. Ngoài ra để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước còn có các sản phẩm chè ướp hương sen như: Chè sen, chè nhài, chè hoè, chè sói, chè ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm (Nhật bản), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) xuất khẩu sang Anh, Nhật Bản, ấn Độ, Srilanca... Về chất lượng sản phẩm chế biến: Thách thức lớn đối với ngành chè Việt nam trước ngưỡng cửa hội nhập vẫn là về vấn đề chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm hiện nay của ta so với năm trước có khá hơn. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng đưa vào chế biến. Tỷ lệ chè búp tươi loại A và B trung bình đạt 60-70% tổng số nguyên liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau nên sản phẩm sau khi chế biến của ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm 65%. Vì vậy giá chè bán của ta nhìn chung chỉ mới đạt 80% giá của thị trường thế giới. Đây là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp chế biến chè của ta. ở nhiều vùng chè, hệ thống chế biến còn chắp vá không theo một hệ thống quy chuẩn nào. Không ít những cơ sở sản xuất chè chỉ làm từng công đoạn đơn giản như mua gom hoặc làm héo sản phẩm, sau đó thực hiện nốt những công đoạn chế biến còn lại ở cơ sở sản xuất hoặc ở doanh nghiệp khác. Ngoài ra, tình trạng chia nhỏ, tách rời một hệ thống chế biến chỉ bán những sản phẩm sơ chế thứ cấp đã dẫn đến bất ổn định về chất lượng sản phẩm. Hậu quả là chè bị chát khét, không đảm bảo tiêu chuẩn, chè lẫn loại do loại sàng phân loại chưa đúng qui trình công nghệ. Điều này là cho sản phẩm chè Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của Thế giới. Về bao bì đóng gói: Để nâng cao vị thế của ngành chè Việt Nam trên thương trường trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao giá trị của chè đem lại lợi ích chính đáng và hợp pháp cho người sản xuất và kinh doanh chè. Thủ Tướng Chính Phủ đã chấp thuận, Bộ thương mại đã phê duyệt cho Hiệp hội chè Việt nam xây dựng thương hiệu chè việt. Logo chè Việt Nam là một loại ấn chỉ xác nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định của nhà nước Việt Nam và quy chế hiệp hội. Hiện nay thương hiệu chè Việt Nam đã được đăng ký tại 24 nước Châu Âu theo hiệp định Madrid. Như vậy thương hiệu Quốc gia chè việt Nam chính là chứng chỉ chất lượng khi đưa vào lưu thông, cần gắn việc quảng bá thương hiệu với nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước mắt tập trung vào 3 khâu: Khâu chế biến, khâu thương mại, khâu đóng gói. Hiện nay nước ta xuất khẩu chè thường là nguyên liệu thành phẩm nên sản phẩm được đóng gói trong các thùng gỗ dán có 2 lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31-45 kg. Loại bì này chỉ được bảo quản 12 tháng. Đây là khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta cần được khắc phục trong thời gian tới. Hình thức sản phẩm chủ yếu là chè rời, còn chè bao gói và chè túi lọc chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tóm lại: Ngành chè Việt Nam còn một số những tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến: Thứ nhất: Công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hoặc quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 56-60% công suất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng được vì quy mô vùng nguyên liệu. Thứ hai, nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu cách đây gần 40 năm, thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để cải tạo và tu bổ...Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất Thứ ba, ngành chè nước ta đang trong giai đoạn tiếp cận thị trường mới nên chưa ổn định. Mặt khác sản phẩm chè của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của thị trường mới nên doanh lợi chưa cao và phải chịu áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm đồ uống khác. 2.3.3. Thị trường tiêu thụ chè Ngành chè Việt Nam cũng đã nhận thức rõ: Thị trường có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển ngành chè. Vì thế ngành chè đã nỗ lực chăm lo cho công tác thị trường như chỉ đạo không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, củng cố mối quan hệ bạn hàng có sẵn và ra sức tìm kiếm thị trường mới. Cho đến nay ngành chè đã xuất khẩu được sang 57 Quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là ở các nước Pakistan, Đài Loan. ấn Độ và Nga. Đối với thị trường chè trong nước thì hiệp hội chè Việt Nam đã chỉ đạo các xí nghiệp, công ty chè thành viên ra nhiều mẫu mã, sản phẩm mới có bao bì đẹp và hấp dẫn nhưng nhìn chung thị trường tiêu thụ trong nước vẫn còn quá nhỏ so với tiềm năng. . Thị trường tiêu thụ trong nước. Uống trà là nhu cầu hàng ngày của người dân Việt Nam nhưng về thị hiếu lại rất đa dạng. ở mỗi nơi trên khắp đất nước ta lại có tập quán uống trà khác nhau. ở Bắc Bộ chủ yếu uống trà nóng, rất ít khi uống chè nấu (chè tươi) như thói quen ở tỉnh Nghệ An; ở Trung bộ chủ yếu bán chè tươi, họ nấu cả lá, cành chè còn tươi vào một cái nồi, uống cả khi nguội và khi còn nóng; ở Nam Bộ chủ yếu uống chè có đá vì khí hậu miền Nam nóng. Như vậy không những tập quán dùng trà khác nhau ở mỗi vùng mà mỗi tầng lớp dân cư cũng có các thói quen khác nhau. Trước đây từ thời thuộc Pháp trở về trước thì những nhà giàu, quan chức thường có sở thích dùng trà tàu (nhập từ Trung Quốc), còn nay họ và những người dân thành thị chủ yếu dùng chè của Vinatea Corp có phẩm cấp cao hoặc dùng trà nhập khẩu từ nước ngoài. Còn ở khu vực nông thôn phần lớn người dân dùng chè ở các xưởng chế biến tư nhân với chất lượng thấp giá khoảng 25.000 đồng/kg trở xuống do thu nhập thấp, ngoài ra họ hay dùng chè xanh, tươi, tính chung thì tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 30-32 nghìn tấn/năm. Như vậy ở việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè. Về giá cả chè trong những năm qua tương đối ổn định. Giá chè hương (chè sen, chè nhài) là 100-120 nghìn đồng/kg, chè xanh ngon là 60-70 nghìn đồng/kg, chè xanh thường là 20-35 nghìn đồng/kg. Bảng 2.6: Giá chè xanh trong nước năm 2005 Đơn vị: 1000 đồng/kg Phẩm cấp Tại nơi sản xuất Bán lẻ Loại đặc biệt 30 - 40 60 - 70 Loại bình thường 15 - 20 25 - 30 Loại xấu 3 - 4 6 - 8 Chè hương loại tốt 50 - 70 120 - 140 (Nguồn: Điều tra thị trường của Hiệp hội chè Việt Nam) Qua số liệu trên ta thấy có sự chênh lệch lớn về giá cả chè. Một số chè xanh đặc sản như chè Tà Sùa (Sơn La), Suối Giàng (Yên Bái), chè nhập nội như Bát Tiên, Ôlong có giá khá cao, từ 120-140 nghìn đồng/kg. Như vậy, hiện nay thị trường nội địa của ngành chè Việt Nam tuy đã được mở rộng ra khắp nhưng lượng tiêu thụ còn quá nhỏ , trong khi đó nhu cầu của nhân dân về chè ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong nước sản phẩm chè bị cạnh tranh gay gắt về giá do nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh chè. Mặt khác do thói quen của nhân dân chủ yếu vẫn thích dùng chè qua chế biến thủ công hoặc với tâm lý sính hàng ngoại. Do đó nếu xét về tất cả các loại chè được tiêu dùng trong nước thì thị phần chè tiêu thụ trong nước còn rất nhỏ so với tiềm năng. 2.3.3.2. Thị trường xuất khẩu Bắt đầu từ năm 1990 cũng như nhièu ngành khác, ngành chè Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế quản lý. Cho nên từ khâu sản xuất và khâu chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đều tăng khá nhanh. Chính vì sản xuất chè ngày càng tăng nên sản lượng chè và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh. Xuất khẩu chè đã đem lại lợi ích đáng kể và một lượng ngoại tệ lớn. Hiện nay sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt ở 57 Quốc gia trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Irắc, Trung Quốc, CHLB Đức, Ba Lan và ấn Độ. Bảng 2.7: Thị trường xuất khẩu chè năm 2005 Thị trường Sản lượng (tấn) Giá trị xuất khẩu (USD) Pakistan 15.530 17.083 Đài Loan 15.263 16.789 Irắc 8.367 9.203 Trung Quốc 5.828 6.410 CHLB Đức 3.494 3.843 Ba Lan 3.245 3.569 ấn Độ 2.773 3.050 Anh 2.214 2.435 Malaysia 1.967 2.164 Hà Lan 1.946 2.140 Các kiểu Vương quốc ả rập thống nhất 1.650 1.815 Thổ Nhĩ Kỳ 1.305 1.436 Hoa Kỳ 1.266 1.393 Indonesia 1.029 1.132 (Nguồn: Thống kê của cục Hải quan) Theo sát Indonesia là Ukraine 934 tấn. Ngoài ra còn có 18 thị trường có số lượng trên 100 tấn, đó là: Singapore 810 tấn; Nhật Bản 690 tấn; afganistan 659 tấn; Srilanka 589 tấn; Philippin 406 tấn; Canada 362 tấn; Syrian arab 357 tấn; Lebanan 334 tấn; Kenya 332 tấn; Saudi arabia 265 tấn; iran 167 tấn; Kazakhstan 149 tấn; Hồng Kông 149 tấn; New Zealand 144 tấn; Lào 131 tấn; CH Séc 125 tấn; American Samoa 122 tấn; Pháp 109 tấn. Như vậy việc chúng ta đã xuất khẩu một lượng chè lớn ra thị trường thế giới đó là thành công đáng ghi nhận của ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng là việc làm đòi hỏi phải có thời gian và bao gồm nhiều yếu tố đó là: Chất lượng ổn định, bao bì phù hợp, giá bán hợp lý, giao hàng đúng tiến độ, có thương hiệu, quảng cáo rộng khắp và thường xuyên...Chỉ khi làm tốt những điều đó thì ngành chè nước ta mới có thể mở rộng và khẳng định được mình trên thị trường Quốc tế. Mỗi thị trường khác nhau, nhu cầu tiêu dùng cũng khác nhau. Qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường ta cũng có thể thấy nó ảnh hưởng tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Sau đây là cơ cấu chè xuất khẩu năm 2005 Biểu 2.8: Cơ cấu chè xuất khẩu năm 2005 Chủng loại Lượng (Kg) Trị giá (USD) Chè đen 40.553.465 48.140.456 Chè xanh 24.330.854 24.531.490 Trà lài 4.035.011 6.652.929 Chè lên men 516.128 1.944.576 Chè vàng 138.020 1.046.653 Chè nhài 886.652 992.052 (Nguồn: Hiệp hội Chè Việt Nam) Qua biểu trên ta thấy trong cơ cấu xuất khẩu thì chè đen là chủ yếu, sau đó đến chè xanh và các loại chè khác. Điều này chứng tỏ chè đen luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành chè Việt Nam. Như vậy có thể thấychè xuất khẩu chủ yếu là loại có chất lượng tốt so với trong nước nhưng trên thị trường thế giới chè của Việt Nam chưa có danh tiếng xứng đáng. Đây cũng là một thiệt thòi cho ngành chè Việt Nam, muốn cải thiện điều này thì không có gì khác phải nâng cao sản phẩm chất lượng chè Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của ngành chè Việt Nam rất lớn. Cụ thể cho thấy trên thị trường có 7 nước mua chè quá nhiều từ các thương gia Việt Nam đó là: Đài Loan mua 6 loại chè từ 72 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất được 1.962 tấn, doanh nghiệp bán ít nhất được 720 Kg. Có 3 doanh nghiệp bán được từ 1.000 tấn trở lên, ngoài ra có 23 doanh nghiệp bán được từ 100 tấn trở lên. Pakistan mua 2 loại chè từ 60 doanh nghiệp chè Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất được 1.671 tấn, doanh nghiệp bán ít nhất được 6.5 tấn. Có 3 doanh nghiệp bán được từ 1.000 tấn trở lên, ngoài ra có 30 doanh nghiệp bán được từ 100 tấn trở lên. CHLB Đức mua 12 loại chè từ 33 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất được 1.012 tấn, doanh nghiệp bán ít nhất được 65 kg, có 3 doanh nghiệp bán được từ 1.000 tấn trở lên, ngoài ra có 7 doanh nghiệp bán được từ 100 tấn trở lên. Trung Quốc mua 9 loại chè từ 31 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp bán nhiều nhất được 900 tấn. Có 10 doanh nghiệp bán được 100 tấn trở lên. Như vậy do có nhiều thương gia Việt Nam cùng xuất khẩu chè vào một thị trường nên giá chè Việt Nam luôn thấp hơn so với các nước khác. Có thể nói, tình trạng cạnh tranh này còn căng thẳng do chất lượng chè Việt Nam chưa cao lại không ổn định. Do không độc quyền về lượng cung nên các nhà sản xuất chè không thể độc quyền về giá mà buộc họ phải chấp nhận mức giá hình thành khách quan trên thị trường. Tuy nhiên các hãng nổi tiếng như Unilever ( Sản xuất ra chè Lipton) và một số hãng nổi tiếng khác thì sản phẩm của họ là sản phẩm cuối cùng được chế biến theo một bí quyết công nghệ riêng và thương hiệu sản phẩm của họ đã được khẳng định trên thị trường thế giới. Vì vậy giá cả chè thành phẩm của họ chủ yếu do họ quyết định. Đối với các nước mà thị trường trong nước chỉ là trung gian, thị trường thế giới mới là thị trường tiêu thụ cuối cùng thì giá cả thị trường quốc tế qui định giá thị trường trong nước. 2.4. Đánh giá chung về ngành chè Việt Nam 2.4.1. Những thành tựu nổi bật - Các hình thức tổ chức trong ngành chè Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Đó là sự ra đời của Hiệp hội chè Việt Nam được thành lập vào năm 1988, là hiệp hội đầu tiên trong cả nước hoạt động theo kiểu doanh nghiệp ngân hàng. Đây là một tổ chức kinh tế xã hội thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển chè. Hiệp hội có các chức năng sau đây: + Các hoạt động dịch vụ: Giống, khuyến nông, công nghệ, thương mại. + Tư vấn cho chính phủ, địa phương về sản xuất chè. + Các hoạt động về văn hoá trà, các hoạt động xây dựng, triển khai các mô hình mẫu, các hoạt động thông tin... Hiệp hội có tạp chí người làm chè là cơ quan ngôn luận. Từ 16 thành viên ban đầu, đến nay hiệp hội đã có 88 hội viên phân bố ở các chi hội và 21 tỉnh có chè trong cả nước. Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA): Là công ty lớn nhất về chè ở Việt Nam, thành lập năm 1996 có trụ sở ở Hà Nội, là nhân tố chủ lực của Hiệp hội chè Việt Nam. Hoạt động chủ yếu của VINATEA là quản lý các công ty thành viên về sản xuất nguyên liệu, chế biến và tổ chức xuất khẩu chè , liên doanh, liên kết với nước ngoài, VINATEA còn là nòng cốt trong việc hoạch định chính sách Nhà nước về phát triển chè. Các công ty chè ở các tỉnh: ở các tỉnh cũng có các công ty chè riêng. Lớn nhất là công ty chè LADOTEA ở Lâm Đồng, có 9 nhà máy chế biến và 2.000 ha chè. Các công ty chè ở các tỉnh thường có thiết bị công nghệ lạc hậu, ít có điều kiện quan hệ với nước ngoài, hạn chế các mối quan hệ buôn bán và một số công ty không được phép cấp giấy pháp xuất khẩu nên phần lớn là uỷ thác cho VINATEA. - Chính phủ đã quan tâm đến việc phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32838.doc
Tài liệu liên quan