Luận văn Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hầu hết các làng nghề, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công

nghiệp làng nghề ở các phường đã hình thành một hình thái kinh tế đa thành phần.

Ở đó TTCN tồn tại các mô hình chủ yếu: hộ gia đình, hộ tiểu chủ, tổ hợp tác, xí

nghiệp tư nhân, công ty TNHH, xí nghiệp cổ phần, hợp tác xã cổ phần. Có đến hơn

90% cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh là ở các làng nghề. Mỗi làng nghề cũng là

một cơ cấu đa ngành, với các mô hình kinh tế tổng hợp thủ công nghiệp- nông

nghiệp- dịch vụ.

Với chủ trương phát triển đa dạng hoá các thành phần kinh tế, khu vực

dân doanh phát triển với tốc độ khá cao nên ngoài việc tạo ra các loại sản phẩm

còn thu hút đáng kể lực lượng lao động, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm

nghèo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp

và nông thôn.

pdf101 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố chính đã phát triển thành các phố kinh doanh cao cấp với nhiều cửa hàng lớn đẹp và hiện đại phục vụ du khách và nhân dân; hệ thống chợ trong thành phố được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới khá hoàn thiện. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao nhưng công nghiệp -TTCN thành phố vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn ước đạt 3.286 tỷ đồng tăng 16,5% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất CN-TTCN do TP quản lý ước đạt 732,61 tỷ đồng tăng 14,58 % ( Kinh tế HTX ước đạt 25 tỷ đồng, tăng 8%; Kinh tế tư nhân và hỗn hợp: ước đạt 253,467 tỷ đồng tăng 23,57 %; Kinh tế cá thể ước đạt 453,559 tỷ tăng 10,55% ). Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu đạt 46 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Nhiều mặt hàng đạt sản lượng khá như chế biến thực phẩm, mộc xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơ khí tiêu dùng, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất...Tiếp tục đầu tư hạ tầng Cụm Công nghiệp làng nghề Hương Sơ để kêu gọi đầu tư và bố trí, sắp xếp cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện SXKD trong nội thành. Triển khai đề án qui hoạch phát triển Công nghiệp – TTCN thành phố Huế đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Như vậy, trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp: suy thoái kinh tế toàn cầu; lạm phát cao; giá cả vật tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 nguyên nhiên liệu và hàng hóa tăng mạnh; dịch bệnh phát sinh, thiên tai khắc nghiệt, nhất là phải khắc phục những thiệt hại lớn do ảnh hưởng của dịch cúm A H1N1, dịch bệnh gia súc gia cầm đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển KT-XH của thành phố, nhưng nhờ có sự điều chỉnh kịp thời của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô về điều chỉnh chính sách tiền tệ; thực hiện các gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nên kinh tế của thành phố đã sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn; vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng dịch vụ du lịch và thương mại tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Huy động tốt các nguồn lực, nhất là nội lực để đầu tư phát triển. Các ngành, vùng, lĩnh vực và các thành phần kinh tế đều chuyển động tích cực theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế - Thuận lợi: + Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi, có đường quốc lộ thông thoáng, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng (đường bộ, hàng không, đường thuỷ) toả đi khắp đất nước thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với các phường và các tỉnh lân cận khác trong cả nước. Chính điều này làm tạo điều kiện để các hộ sản xuất, các cơ sở và các doanh nghiệp TTCN có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với tỉnh bạn, đồng thời tiếp thu khoa học công nghệ, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu đến với du khách. + Việc quy hoạch cụm CN - TTCN sẽ tạo điều kiện cho việc tập trung sản xuất với quy mô lớn, tăng cường sự hợp tác giữa các hộ, DN cũng như ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. + Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều do đó trong tương lai có thể khai thác quỹ đất để đưa vào quy hoạch cụm sản xuất ngành nghề TTCN, mở rộng quy mô ngành nghề TTCN trên địa bàn các phường vùng ven. Đồng thời hiện nay, đất trống, đồi trọc còn nhiều, chiếm 25% diện tích tự nhiên. Đây là nguồn tài nguyên lớn tạo điều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 kiện thuận lợi mở rộng diện tích rừng trong những năm tới, cung cấp nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ + Nguồn lao động dồi dào đặc biệt người Huế có truyền thống cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, mạnh dạn đầu tư, đồng thời Đảng bộ và nhân dân thành phố Huế có tinh thần đoàn kết, có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế. + Huế có tiềm năng phát triển du lịch lớn tầm cỡ quốc gia (có nhiều khu du lịch, di tích, di sản văn hóa) có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho dân cư. Các điều kiện đó nhằm tạo ra bước đột phá trong phát triển các ngành nghề TTCN, qua đó có thể kết hợp giữa tham quan du lịch và tham quan các làng nghề sẽ có sức hấp dẫn lớn với du khách trong và ngoài nước. - Khó khăn + Kinh tế tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tính bền vững chưa cao; chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm còn thấp. Sản phẩm chưa đa dạng, trong đó sản phẩm chủ lực còn ít. Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu sản phẩm còn chưa hợp lý, ảnh hưởng đến tính ổn định, bền vững của nền kinh tế. Tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao còn thấp. Tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức. + Phát triển dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố; còn thiếu nhiều cơ sở dịch vụ có chất lượng cao làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. + Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng giao thông và hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn. Triển khai các dự án xử lý chất thải chậm. Nhu cầu đầu tư lớn, song khả năng đáp ứng của ngân sách còn rất hạn chế. + Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa tốt. Công tác xây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tuy có nhiều cố gắng song chất lượng nhiều quy hoạch chưa cao, còn thiếu quy hoạch một số ngành, tiến độ thực hiện quy hoạch chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. + Dân cư phân bố không đều giữa các phường do đó khó khăn trong việc xây dựng chương trình, dự án, phát triển kinh tế vùng. Đồng thời thu nhập một số bộ phận dân cư còn thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều, làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hộido đó cản trở đến sự phát triển các ngành nghề TTCN. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở CÁC PHƯỜNG VÙNG VEN THÀNH PHỐ HUẾ 2.2.1. Cơ cấu ngành nghề sản xuất và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp Hiện trên địa bàn thành phố Huế hiện có 38 nghề và nhóm nghề tiểu thủ công truyền thống. Nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống Huế chủ yếu gồm: Nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ nghi lễ cung đình, thờ cúng, trang trí nội ngoại thất, hàng lưu niệm... như: gốm sứ, mộc điêu khắc chạm khảm, đúc đồng, thêu ren, sơn mài, mây tre mỹ nghệ; Nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: mộc dân dụng, nón lá, dụng cụ bằng mây tre đan, dụng cụ cơ kim khí gia dụng, may mặc, hương trầm, hàng mã,...; Nghề chế biến lương thực thực phẩm như: kẹo mè xửng; nem chả tré; chế biến bánh từ bột lọc, bột gạo; làm mứt tết; làm bánh in; làm bún; làm tôm chua và các loại mắm; làm cơm hến. Trên địa bàn TP đã hình thành một số ngành và cơ sở công nghiệp mũi nhọn. Một số ngành hàng có hướng phát triển tốt như nhóm hàng may thêu xuất khẩu; hàng may mặc thời trang; hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch; hàng chế biến thực phẩm đặc sản; hàn cơ khí điện, điện tử và tiêu dùng. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp bước đầu có chuyển biến; thông qua chương trình khuyến công và thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển khá mạnh. Cụm Công nghiệp làng nghề Hương Sơ đã được đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đến năm 2009 là 23,5/48 ha, bước đầu đã thu hút 33 dự án đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 254,49 tỷ đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.2: Danh mục các nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống thành phố Huế trong những năm 2005-2009 Ngành nghề Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009 Số CS Số LĐ Vốn (tr.đ) GTSX (tr.đ) Số CS Số LĐ Vốn (tr.đ) GTSX (tr.đ) Số CS Số LĐ Vốn (tr.đ) GTSX (tr.đ) Nghề đúc 61 203 2.458 4.389 61 209 3.580 9.360 61 209 - - Nghề thêu, Ren 52 977 1.671 12.389 55 1.021 1.821 15.100 63 1.056 2.135 16.920 Nghề MMN chạm khắc 74 196 3.571 11.276 78 234 3.843 33.800 78 312 3.912 45.000 Nghề sơn mài 12 46 624 3.247 14 53 714 3.636 15 58 781 3.839 Nghề sơn son thếp vàng 18 59 498 2.240 21 67 602 2.598 26 89 841 3.065 Nghề cẩn xà cừ, khảm xương 25 127 837 4.687 26 132 891 5.296 28 139 943 6.034 Nghề kim hoàn 71 247 27.540 80.485 75 256 28.030 94.369 75 265 29.151 120.050 Mây tre đan lát 46 94 893 1.887 50 265 278 2.113 50 119 297 2.350 Phục chế nhà rường 7 126 2.370 5.213 9 139 2.508 6.047 12 154 3.045 6.987 (Nguồn phòng kinh tế thành phố Huế) Nhìn chung, số cơ sở trong những nhóm ngành nghề này có tăng lên nhưng không đáng kể, thậm chí có nhóm nghề hầu như không có cơ sở tăng thêm điển hình là nhóm nghề đúc. Giá trị sản xuất của các nhóm ngành nghề TTCN trong giai đoạn này tăng lên rõ rệt. Trong đó, nhóm nghề mộc mỹ nghệ chạm khắc có tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân một năm cao nhất trong các nhóm nghề TTCN là 132%. Nhóm nghề sơn mài có tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân một năm thấp nhất là 103%. - Nhóm nghề đúc + Số lượng cơ sở hiện còn: 61 cơ sở, không có sự thay đổi về số cơ sở từ năm 2005 đến nay, trong đó Phường Đúc: 36 hộ, có 1 công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH) và 1 hợp tác xã (HTX); phường Thuỷ Xuân: 25 hộ, có 1 HTX. + Tổng số lao động nghề Đúc hiện có: 209 người, tăng 6 lao động so với năm 2005. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 + Tổng doanh thu năm 2007 của làng nghề: 9.360 triệu đồng, trong đó Doanh thu từ nguồn khách du lịch: 308 triệu đồng. + Sản phẩm chủ yếu: Đồ đồng thờ cúng; tượng nghệ thuật; hàng mỹ nghệ lưu niệm phục vụ du lịch; hàng đúc dân dụng; hàng đúc công nghiệp. - Nhóm nghề thêu Từ sau Festival 2005 đến nay nghề thêu của Thành phố tuy không phát triển thêm nhiều cơ sở nhưng đã có sự tăng trưởng khá lớn về giá trị sản xuất đặc biệt là hàng thêu xuất khẩu trong đó doanh nghiệp thêu xuất khẩu Kinh Đô đạt giá trị doanh thu cao nhất (3 tỷ), ngoài ra trên địa bàn cũng đã xuất hiện thêm nhiều cửa hàng kinh doanh hàng thêu phục vụ du khách tại các trục đường phố chính như Hùng Vương, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An. + Số cơ sở và lao động: hiện có 2 HTX thêu, 4 DNTN và 49 cơ sở chuyên thêu xuất khẩu tranh nghệ thuật, rua móc, thêu trướng liễn...giải quyết việc làm 1.056 người có mức thu nhập từ 800.000đ đến 1.500.000đ/người/tháng. + Giá trị sản xuất toàn ngành thêu năm 2009 đạt 16.920 tỷ đồng, tăng 34%. + Sản phẩm ngành thêu: ngày càng phong phú đa dạng, ngoài các mặt hàng thêu truyền thống như tranh thêu, cờ trướng liễn đến nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới như hàng thêu chân dung, thêu hai mặt, thêu hàng lưu niệm, áo thêu, túi xách thêu, rua và móc chỉđáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng và khách du lịch. Hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều cơ sở có thương hiệu nổi tiếng như thêu Cố Đô, thêu Kinh Đô, thêu Hồng Phát, thêu Khánh Hà, thêu Huế Thương, thêu Nhạc Thi, thêu Hồng Ân, thêu Phú Hoà, thêu Thuận Lộc...Tuy nhiên sản phẩm thêu hiện nay của khá nhiều cơ sở vẫn chưa hấp dẫn với du khách về chủ đề, giá cả, bao bì. Nhìn chung nghề thêu truyền thống Huế khá nổi tiếng cả trong và ngoài nước; là nghề giải quyết được nhiều việc làm cho nữ giới; thời gian học nghề nhanh (khoảng 6 tháng); vốn đầu tư ít; mặt bằng sản xuất không cần lớn; có thể cho gia ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 công tại nhà; thị trường tiêu thụ rộng rãi (nội địa và xuất khẩu) do vậy rất có điều kiện để phát triển tốt phục vụ du lịch và xuất khẩu.. - Nhóm nghề mộc mỹ nghệ chạm khắc Hiện nay nghề mộc mỹ nghệ của Huế đang hoạt động tốt và có xu hướng phát triển do xã hội ngày càng có nhu cầu cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. + Về số lượng cơ sở: Trên địa bàn hiện có 78 đơn vị sản xuất kinh doanh hàng mộc mỹ nghệ trong đó có 2 Cty TNHH, 3 DNTN, 73 cơ sở cá thể, được phân bố đều khắp trên 27 phường, xã. + Lao động và năng lực lao động: Tổng lao động toàn ngành Mộc mỹ nghệ chạm khắc trên địa bàn hiện có 312 người. Thu nhập bình quân đạt từ 1.500.000đ- 2.000.000đ/người/tháng. + Giá trị sản xuất: năm 2009 đạt 45 tỷ, tăng 30% so với năm 2007. Các doanh nghiệp hoạt động khá, có doanh thu cao là DNTN Sông Hương; Cty TNHH Mộc xuất khẩu Thuỷ Xuân, Cty TNHH Mộc mỹ nghệ Lê Gia, DNTN Tây Lộc, DNTN Tâm Tín, cơ sở Mộc mỹ nghệ Thái Vinh; riêng Cty TNHH Mộc xuất khẩu Ngọc Anh đã di dời cơ sở về khu công nghiệp Phú Bài, năm 2007 đạt giá trị xuất khẩu lên đến 6.000.000 USD. + Sản phẩm: Hiện nay có 3 dòng sản phẩm chủ yếu: sản phẩm mộc dân dụng; sản phẩm mộc xuất khẩu và sản phẩm mộc mỹ nghệ (mộc mỹ nghệ điêu khắc tượng, mộc mỹ nghệ chạm khảm, mộc mỹ nghệ sơn son thếp vàng, mộc nhà rường cổ...). - Nhóm nghề khảm xương, khảm trai, sơn mài Hiện có 71 cơ sở sản xuất cá thể, thu hút 396 lao động. Tổng doanh thu bình quân hằng năm đạt 8 tỷ đồng; giá trị sản xuất hàng xuất khẩu 5 tỷ đồng tương đương 300.000 USD. Sản lượng đạt 140.000 sản phẩm, với gần 22 chủng loại, 710 mẫu hàng, các sản phẩm mỹ nghệ lưu niệm chủ yếu là mô hình xương, tượng mỹ nghệ bằng xương, tranh sơn mài vẽ và khảm trai; tranh khảm xương, tranh cẩn ốc, tranh lụa, tượng và phù điêu bằng compsite...ngoài ra còn có nghề chạm cẩn trai ốc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 trên các loại salon cổ, bàn ghế, tủ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa và xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất qua đường tiểu ngạch. Đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi tay nghề cao, kỳ công, hàng làm ra đẹp, tinh xảo, mẫu mã mang đậm nét văn hoá Huế nên được nhiều khách du lịch ưa thích. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm còn quá cao do chủ yếu làm thủ công, tốn nhiều công lao động nên sản phẩm tiêu thụ cũng bị hạn chế. Vì thế nếu cải tiến được kỹ thuật và công cụ sản xuất để giảm công lao động thủ công, hạ giá thành sản phẩm thì chắc chắn mặt hàng này sẽ trở thành một loại quà lưu niệm có giá trị được nhiều người ưa chuộng và có nhiều khả năng xuất khẩu với số lượng lớn. - Nghề nón lá + Về số lượng cơ sở và lao động: Toàn Thành phố hiện có 60 hộ sản xuất, thu hút 124 lao động, riêng tại phường Phước Vĩnh (làng nón Phú Cam) hiện chỉ còn 8 hộ sản xuất thu hút 21 lao động. Doanh thu bình quân hàng năm ước đạt 2 tỷ đồng. Sản lượng hàng năm khoảng 150.000 sản phẩm các loại. Thu nhập bình quân 15.000đ/ngày/người. Số lượng cơ sở làm nón ở Huế đang có chiều hướng giảm nhiều do lợi nhuận và thu nhập của người thợ quá thấp, không đủ nuôi sống gia đình, phần lớn đã phải chuyển sang nghề khác. Hiện tại nghề nón ở Huế chỉ còn tồn tại ở một số phường, xã vùng ven như An Hoà, An Đông, An Tây, Vỹ Dạ, An Cựu, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Thuỷ Xuân, Thuỷ Biều... + Thị trường: Hiện nay nghề nón chỉ sản xuất và bán trên thị trường nội Tỉnh, chủ yếu là chợ Đông Ba và một số quầy của các điểm du lịch như khách sạn, nhà hàng. Mức độ tiêu thụ còn nhiều hạn chế vì giá trị sử dụng không cao, chủ yếu phục vụ cho các vùng nông thôn và làm quà lưu niệm cho du khách nhưng số lượng tiêu thụ không nhiều vì sản phẩm chưa hấp dẫn du khách. Nhìn chung nghề chằm nón lá có thu nhập thấp, vốn đầu tư ít, không cần mặt bằng, nguyên vật liệu sẳn có và dễ kiếm, kỹ thuật đơn giản, thời gian học nghề chỉ vài ngày và phù hợp với mọi lứa tuổi lao động, nhất là nữ giới. Do vậy là nghề có thể giải quyết nhiều việc làm cho khu vực nông thôn nếu khai thác tốt thị trường tiêu thụ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 - Nghề mây tre đan lát Trước đây nghề này là một thế mạnh xuất khẩu của Thành phố, nhưng hiện nay chỉ có 2 DNTN và 48 hộ cá thể tập trung ở Thủy Xuân, Tây Lộc, Phú Hiệp, Vĩ Dạ thu hút 297 lao động. Tổng doanh thu ước đạt 12 tỷ đồng; giá trị sản xuất hàng xuất khẩu ước khoảng 9,6 tỷ đồng tương đương 630.000 USD. Các cơ sở sản xuất khá như: DNTN chế biến song mây xuất khẩu Ngọc Minh; Cty TNHH Mây Phú Hoàng; DNTN Hoàng Thiên Phú. Sản lượng song mây xuất khẩu ước khoảng 300 tấn, hàng mây tre đan đạt 500.000 sản phẩm các loại, trong đó salon, bàn ghế mây đạt 200 sản phẩm, mành tre xuất khẩu 100.000 m2 còn lại là hàng tiêu dùng nội tỉnh như rổ, rá, thúng mủng, lẵng hoa, chổi đót, lồng chim... Do chưa có hàng xuất khẩu trực tiếp nên giá trị sản xuất thấp, ngành nghề chưa phát triển mạnh. Phần lớn hàng tiêu dùng là những sản phẩm thô sơ, giá trị thấp không cạnh tranh được với sản phẩm thay thế bằng nhựa nên khó phát triển. - Nghề Kim hoàn Nghề Kim hoàn Huế có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu, hiện nay rất nhiều thợ kim hoàn Huế đi làm ăn xa và rất thành đạt, riêng tại Huế tuy số doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu nổi tiếng không nhiều nhưng số lượng các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý ngày một tăng, mẫu mã ngày càng đa dạng phong phú phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. + Số lượng cơ sở, lao động: Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 75 doanh nghiệp kim hoàn đăng ký hình thức DNTN. Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính là các loại trang sức bằng vàng, bạc, bạch kim, các loại đá quý và mua bán ngoại tệ, hầu hết đều tập trung ở các chợ lớn, các đường phố chính như: Chợ Đông Ba, An Cựu, Tây Lộc, Bến Ngự, đường Trần Hưng Đạo...với phương thức kinh doanh chủ yếu là bán lẻ, các doanh nghiệp đều có cửa hàng bán và có thợ chế tác riêng. + Lao động trong nghề kim hoàn có 265 lao động. Ngày nay khi máy móc cho nghề kim hoàn càng phát triển thì thợ chế tác thủ công có xu hướng giảm. Thu nhập bình quân vào khoảng từ 2,5-3 triệu đồng/tháng, tuy có thu nhập cao nhưng việc giải quyết lao động không nhiều bằng các nghề truyền thống khác. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 + Doanh thu năm 2007 đạt 280 tỷ đồng tăng 25% so với cùng kỳ, đóng góp ngân sách cho nhà nước gần 1,6 tỷ đồng. Các doanh nghiệp kinh doanh lớn hiện nay như hiệu vàng Duy Mong; hiệu vàng Phước Lộc + Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiêp kim hoàn ở Huế chủ yếu là thị trường trong tỉnh và phục vụ du khách. + Công nghệ: Ở Huế chưa sử dụng nhiều máy móc trong chế tác kim hoàn mà chủ yếu là sản xuất thủ công truyền thống nên giá trị văn hoá, nghệ thuật kết tinh trong sản phẩm rất cao. - Nghề khảm sành, sứ Hiện có 28 cơ sở sản xuất cá thể, thu hút 162 lao động, thu nhập bình quân của người lao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng. Là ngành TTCN truyền thống phục vụ nhu cầu phục chế, tôn tạo các di tích văn hoá lịch sử địa phương, đình chùa, nhà thờ, lăng mộ. Hầu hết thợ là lao động làm thuê không cố định cho các chủ thầu xây dựng không có cơ sở sản xuất riêng, hiện nay số lượng thợ nhiều nhất ở xã Phú Hồ huyện Phú Vang, tại thành phố Huế số thợ không nhiều, chủ yếu tại phường An Tây. Do nhu cầu không lớn nên nghề kém phát triển nhưng đây là một nghề truyền thống có giá trị cả về văn hoá, lịch sử và nghề thuật nên rất cần được bảo tồn và phát huy. Trong những năm gần đây ngoài nhu cầu trùng tu di tích, nhiều đình chùa, nhà thờ, lăng mộ, nhà vườn cổ đang được nhân dân đầu tư khôi phục và làm mới khá nhiều vì vậy đây là điều kiện tốt để phát triển. Qua đó có thể thấy rằng nghề kim hoàn là một thế mạnh trong tất cả các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, bởi đem lại giá trị sản xuất cao, thu được nguồn lợi lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi giá vàng tăng cao đến mức kỷ lục. Doanh thu năm 2009 khoảng 400 tỷ đồng tăng 42%, đóng góp ngân sách cho nhà nước gần 2 tỷ đồng [1, tr.5]. Nhìn chung kết quả thực hiện 5 năm của ngành CN-TTCN tuy chưa đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra, nhưng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt; suy thoái kinh tế toàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 cầu; giá cả vật tư nguyên nhiên liệu leo thang mà vẫn duy trì phát triển được sản xuất; đảm bảo việc làm và đời sống cho công nhân là một thắng lợi lớn trong đầu tư tăng năng lực cạnh tranh và ổn định sản xuất. Tuy nhiên sản xuất CN-TTCN của TP vẫn còn quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, thiết bị lạc hậu, năng lực vốn yếu, khả năng cạnh tranh chưa cao, thị trường tiêu thụ hẹp, hiệu quả kinh tế thấp. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước mới đầu tư nên chưa phát huy hết năng lực mới, đa số doanh nghiệp vẫn còn trong tình trạng sản xuất chưa ổn định; thiếu chủ động; chất lượng tăng trưởng thấp. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa huy động được các nguồn lực và chưa mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, rất ít DN có dự án đầu tư lớn, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh còn kém. Nhưng nhìn chung GTSX các ngành nghề trên đều có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. 2.2.2. Hiệu quả sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven thành phố Huế 2.2.2.1. Tình hình tổ chức sản xuất ở các phường vùng ven thành phố Huế Hầu hết các làng nghề, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các cụm công nghiệp làng nghề ở các phường đã hình thành một hình thái kinh tế đa thành phần. Ở đó TTCN tồn tại các mô hình chủ yếu: hộ gia đình, hộ tiểu chủ, tổ hợp tác, xí nghiệp tư nhân, công ty TNHH, xí nghiệp cổ phần, hợp tác xã cổ phần. Có đến hơn 90% cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh là ở các làng nghề. Mỗi làng nghề cũng là một cơ cấu đa ngành, với các mô hình kinh tế tổng hợp thủ công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ. Với chủ trương phát triển đa dạng hoá các thành phần kinh tế, khu vực dân doanh phát triển với tốc độ khá cao nên ngoài việc tạo ra các loại sản phẩm còn thu hút đáng kể lực lượng lao động, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.3: Mô hình tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các phường vùng ven Tên phường Số cơ sở TTCN C.ty TNHH DNTN Hợp tác xã Hộ cá thể An Đông 162 0 0 0 162 An Tây 104 0 0 0 104 Thủy Xuân 146 1 1 1 142 Thủy Biều 96 0 0 0 96 Kim Long 182 0 0 1 181 Hương Long 143 0 1 0 142 Tổng 833 1 2 2 828 (Nguồn: số liệu do Phòng kinh tế Thành phố Huế cung cấp) Bảng số liệu trên cho thấy rằng đa phần các cơ sở đều là hộ cá thể. Tại các phường vùng ven có 828 cơ sở sản xuất TTCN cá thể đang hoạt động, chiếm 99% trên tổng số, thu hút đông đảo lao động địa phương. Thành viên trong gia đình là lao động chính, hoặc có thể thuê mướn thêm thợ, dưới sự chỉ huy của chủ hộ hay người thợ cả ở các hộ thủ công, với quy mô sản xuất nhỏ. Đã xuất hiện những hộ chuyên cung cấp dịch vụ, vật tư, bao tiêu sản phẩm. Một số hộ đã đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại, sản xuất sản phẩm chất lượng và tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, các hộ chưa thiết lập được quan hệ có hiệu quả giữa sản xuất làng nghề với công nghiệp đô thị và công nghiệp lớn. Kinh tế tiểu nông còn chi phối rất lớn trong các làng nghề, như sản xuất tự cung, tự cấp theo kiểu khép kín, quy mô nhỏ bé. Số hộ chưa có đăng ký kinh doanh chiếm tỷ lệ trên 70%. Nhìn chung, còn nhiều hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm, khả năng tiếp cận thị trường yếu, sức cạnh tranh còn yếu. Rất ít cơ sở thuộc loại hình công ty TNHH, HTX và DNTN, các loại hình này chỉ chiếm 1% trong tổng số các cơ sở TTCN trên địa bàn. Có thể các loại hình này chưa phổ biến và còn quá xa lạ đối với người dân ở các địa phương này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 2.2.2.2. Giá trị sản xuất ngành nghề truyền thống theo nhóm ngành chính trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2005 đến năm Bảng 2.4: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo nhóm ngành chính trên địa bàn TP Huế 2005-2009 Đơn vị tính: tỷ đồng Nhóm ngành chính 2005 2006 2007 2008 2009 1. Ngành thủ công mỹ nghệ 65,85 78,34 100,3 116,5 137 2. Sản xuất hàng tiêu dùng thông thường 79,54 92,14 105,4 118,1 133,4 3. Chế biến lương thực, thực phẩm 76,41 88,48 100,9 117 135,8 4. Phục vụ sản xuất và đời sống 102,45 114,15 130,2 148,5 168,3 CỘNG 324,25 373,11 436,8 500,1 574,5 (Nguồn: Phòng kinh tế thành phố Huế) TTCN gồm nhiều nhóm ngành nghề khác nhau và mức độ đóng góp vào nền kinh tế của mỗi ngành nghề cũng khác nhau. TTCN Huế có 4 loại nhóm ngành nghề chủ yếu: Ngành thủ công mỹ nghệ, Sản xuất hàng tiêu dùng thông thường, Chế biến lương thực, thực phẩm và Phục vụ sản xuất và đời sống. + Nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ nghi lễ cung đình, thờ cúng, trang trí nội ngoại thất, hàng lưu niệm... như: gốm sứ, mộc điêu khắc chạm khảm, đúc đồng, thêu ren, sơn mài, mây tre mỹ nghệ. + Nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như: mộc dân dụng, nón lá, dụng cụ bằng mây tre đan, dụng cụ cơ kim khí gia dụng, may mặc, hương trầm, hàng mã,... + Nghề chế biến lương thực thực phẩm như: kẹo mè xửng; nem chả tré; chế biến bánh từ bột lọc, bột gạo; làm mứt tết; làm bánh in; làm bún; làm tôm chua và các loại mắm; làm cơm Hến. Hầu hết là nghề thủ công truyền thống, đến nay vẫn còn giữ khá nguyên vẹn công nghệ sản xuất thủ công là chính. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 + Một số làng nghề, xóm nghề đang có khuynh hướng vừa sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội vừa phục vụ tham quan du lịch như xóm nghề đúc kinh Nhơn-Bổn Bộ; xóm nghề thêu Thuận Lộc, xóm nghề nón Đốc Sơ, làng nghề Cồn Hến Trong những năm qua, ngành TTCN ở địa bàn thành phố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nganh_nghe_tieu_thu_cong_nghiep_o_cac_phuong_vung_ven_thanh_pho_hue_tinh_thua_thien_hue_5.pdf
Tài liệu liên quan