MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN TRE 7
1.1. Nguồn lực con người và tính tất yếu của việc phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 7
1.2. Đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre và những yêu cầu cơ bản về phát triển nguồn lực con người Bến Tre 26
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI Ở TỈNH BẾN TRE VÀ NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NÓ 40
2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa và những nhân tố tác động đến sự phát triển nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre hiện nay 40
2.2. Thực trạng phát triển nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến nay 58
2.3. Những xu hướng vận động cơ bản của nguồn lực con người ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới 78
Chương 3: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH BẾN TRE 82
3.1. Những quan điểm cơ bản 82
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre 88
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC
117 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át lượng NLCN của Bến Tre trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, trong tình hình chung của ngành Giáo dục cả nước, GD-ĐT tỉnh Bến Tre vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém và hạn chế. Chất lượng và hiệu quả GD-ĐT còn thấp so với yêu cầu phát triển và chưa đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành, nghề ở địa phương và thị trường lao động. Hiện chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh. Tuy nhiên, qua kết quả Hội chợ việc làm - xuất khẩu lao động tỉnh Bến Tre lần thứ I (từ 29 đến 31/8/2003) cho thấy, trong 8.252 hồ sơ đăng ký xin việc, sơ tuyển được 670 lao động (chiếm 8,12%), tuyển dụng chính thức được 156 lao động (chiếm 1,9%) [59]. Con số này phần nào nói lên chất lượng của lực lượng lao động ở Bến Tre chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động, vì vậy, cơ hội tìm việc làm của họ bị hạn chế.
Việc mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nhất là mô hình liên kết đào tạo tại chức, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, nâng cao trình độ cho người lao động là rất cần thiết. Nhưng do sự yếu kém của công tác quản lý và tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường đã dẫn đến tình trạng khó kiểm soát về mặt chất lượng đào tạo. Kết quả là không ít người đã qua đào tạo có bằng cấp, nhưng trình độ và khả năng thực tế không tương xứng, không đáp ứng được yêu cầu của quá trình lao động sản xuất. Tình trạng “học giả, bằng thật” không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, mà còn tác động xấu đến nhân cách của người lao động. Đây là điều đáng lo ngại nhất trong chất lượng GD-ĐT hiện nay ở nước ta nói chung, ở Bến Tre nói riêng.
Ngoài ra, sự mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo (dài hạn, ngắn hạn) cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng và chất lượng nguồn lao động của tỉnh. Hiện nay, phần lớn học sinh, sinh viên của tỉnh tập trung ở các ngành: kinh tế tài chính, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, luật, sư phạm... Các ngành phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế địa phương như nông học, thuỷ sản số sinh viên theo học rất ít. Công tác đào tạo nghề ở tỉnh chủ yếu là đào tạo ngắn hạn hoặc bồi dưỡng dưới nhiều hình thức, chất lượng chưa cao. Đào tạo dài hạn còn ít (chủ yếu là liên kết đào tạo), chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH. Đây là một trong những vấn đề gây khó khăn cho công tác giải quyết việc làm hiện nay, bởi trình độ người lao động không đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Tới đây, khó khăn này sẽ càng gay gắt khi mà các khu công nghiệp được hình thành, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ, các ngành công nghiệp, xây dựng có nhu cầu lớn về công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao. Do vậy, khả năng thiếu lao động lành nghề sẽ xảy ra và trở thành áp lực lớn cho ngành GD-ĐT của tỉnh trong những năm tới.
Tóm lại, GD-ĐT là yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất lượng NLCN trên phương diện học vấn, chuyên môn, nhân cách đạo đức. Tuy nhiên, chất lượng hiệu quả GD-ĐT thấp, mất cân đối trong đào tạo là những vấn đề nổi cộm ảnh hưởng lớn đến chất lượng NLCN của tỉnh. Khắc phục vấn đề này là yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn nội lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh CNH, HĐH ở Bến Tre.
Thứ tư, mức sống của người dân cũng là yếu tố tác động đến quá trình phát triển NLCN ở tỉnh Bến Tre
Cùng với những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, những năm qua, mức sống của dân cư Bến Tre từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người nâng dần từ 4.115.000 đồng năm 2000 lên 6.119.000 đồng năm 2004 [12, tr.26]. Đây chính là điều kiện vật chất tác động tích cực đến chất lượng NLCN. Những nhu cầu về: ăn, mặc, ở, nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí… từng bước được cải thiện.
Đến nay, toàn tỉnh tuy chỉ còn 4,62% hộ nghèo (theo chuẩn cũ), nhưng mức thu nhập bình quân đầu người ở Bến Tre chỉ mới đạt xấp xỉ 6,2 triệu đồng/ năm (chưa quá 400 USD), thấp hơn so với mức bình quân đầu người của cả nước. Qua thực tế cho thấy, NLCN ở Bến Tre đông nhưng không mạnh, tiềm năng to lớn nhưng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, thu nhập của người lao động chưa được cải thiện đáng kể. Những đầu tư của Nhà nước cho con người trong giới hạn nền kinh tế một tỉnh nghèo, chưa thể thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người lao động. Có lẽ đây là lý do mà nhiều sinh viên Bến Tre sau khi tốt nghiệp ra trường không muốn trở về tỉnh công tác; nhiều trí thức, cán bộ KH-CN có trình độ, năng lực nhưng không ở lại phục vụ quê hương; người lao động có tay nghề có xu hướng đi ra ngoài tỉnh làm việc để có thu nhập cao hơn… Điều này gây ra sự hụt hẫng trong đội ngũ nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong nhiều năm qua.
Thứ năm, chính sách phát triển NLCN của tỉnh Bến Tre là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển NLCN của tỉnh
Bước vào thế kỷ XXI, thời kỳ cả nước đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, đẩy nhanh CNH, HĐH, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII khẳng định, Bến Tre quyết tâm “khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nhanh và bền vững” [23, tr.47]. Trong các nguồn lực, NLCN được xác định là nguồn lực quan trọng nhất thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Chương trình “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, dạy nghề - giải quyết việc làm và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2005”. Chương trình đã thể hiện rõ quan điểm phát triển NLCN trên tất cả các mặt: giáo dục - đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe và giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là chính sách lớn của tỉnh với mục tiêu tạo ra bước đột phá, hình thành nên động lực mới về NLCN cho phát triển kinh tế-xã hội. Sau gần 5 năm triển khai, chương trình đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển đào tạo nghề kết hợp sử dụng, giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn. Từ đó đã tác động tích cực, thúc đẩy phát triển toàn diện con người cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách,… nâng cao chất lượng NLCN từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là một ưu tiên trong chính sách phát triển NLCN của tỉnh từ nay đến 2010. Tuy nhiên, “Đội ngũ cán bộ vẫn còn hụt hẫng, chưa đồng bộ, thiếu cán bộ giỏi về quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh, khoa học kỹ thuật” [23,tr.38]. Nhằm tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút nhân tài về cho tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức, sinh viên có trình độ, như Quyết định số 4051/2001/QĐ-UB ngày 4/9/2001. Quyết định có tính đột phá này đã tạo động lực thu hút, thúc đẩy phát triển về chất trong nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Qua hơn 3 năm thực hiện, hàng trăm cán bộ, công chức của tỉnh đã được tạo điều kiện học tập và đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; hàng ngàn cán bộ có trình độ đại học, trung cấp; nhiều cán bộ, công chức được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra, chính sách này còn thu hút được nhiều sinh viên có trình độ đại học về tỉnh công tác. Đội ngũ cán bộ, công chức này đang từng bước phát huy năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ trong thời kỳ CNH, HĐH.
Với chính sách trợ cấp, đãi ngộ trên, tỉnh đã kịp thời đáp ứng phần nào yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong thời gian qua. Tuy vậy, chính sách chưa thật sự là động lực mạnh mẽ tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng trong đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Tuy số lượng có tăng, nhưng cán bộ được đào tạo trình độ sau đại học còn ít, nhất là trình độ tiến sĩ. Phần đông cán bộ, công chức được đào tạo đại học chủ yếu là hệ tại chức nên hạn chế về chất lượng và hiệu quả công tác. Chính sách chưa tạo ra sức hấp dẫn đủ mạnh để có thể thu hút được nhiều người tài, chuyên gia giỏi, cán bộ có năng lực về tỉnh công tác. Chính sách cũng chưa tạo ra sự ràng buộc nhất định, nên còn một số cán bộ được tỉnh đưa đi đào tạo, sau khi ra trường đã chuyển đi nơi khác làm việc, nhất là cán bộ trẻ có năng lực.
Có thể nói, thu nhập thấp, điều kiện, môi trường làm việc còn khó khăn đã hạn chế khả năng và cơ hội thăng tiến của nhiều người. Đây là nguyên nhân chính làm cho Bến Tre mất đi một đội ngũ lao động trẻ, có khả năng tiếp cận những thành tựu KH-CN hiện đại. Vì vậy, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh chưa thật sự phát huy tác dụng. Điều này đòi hỏi Bến Tre cần chú trọng nhiều hơn đến chiến lược nhân tài của tỉnh trong thời gian tới.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC CON NGƯỜI CỦA TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY
2.2.1. Thực trạng nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre
Về số lượng nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre
Số lượng nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre trước hết thể hiện ở quy mô và cơ cấu dân số mà trực tiếp là cơ cấu lực lượng lao động.
Bến Tre có quy mô dân số vào loại lớn. Năm 2004, Bến Tre có 1.345.637 người, mật độ dân số là 580 người/km2, cao gấp đôi mật độ dân số cả nước (234 người/km2). Trong nhiều năm qua, cơ cấu dân số theo giới tính ở Bến Tre khá cân bằng giữa nam và nữ. Năm 2004, tỷ lệ nam chiếm 48,49% và tỷ lệ nữ chiếm 51,51%.
Tương tự như các tỉnh ĐBSCL, dân số của Bến Tre hầu hết tập trung ở nông thôn (năm 2004: 90,30%). Tỷ lệ dân số thành thị là rất thấp (9,70%). Trong 4 năm qua, tỷ lệ dân số thành thị tăng chậm, từ 8,95% (năm 2000) lên 9,70% (năm 2004). Điều này phản ánh quá trình đô thị hóa ở Bến Tre tương đối chậm (xem phụ lục 1).
Dân số trong độ tuổi lao động ở Bến Tre chiếm tỷ lệ cao trong dân số. Dân số Bến Tre thuộc dân số trẻ và đang có xu hướng chuyển dần sang “dân số trưởng thành”. Cụ thể là: năm 2003, nhóm 0-14 tuổi chiếm 23,78%; nhóm 15- 60 tuổi chiếm 66,25% và nhóm người trên 60 tuổi chiếm 9,97% [57, tr.13]. Như vậy, dân số Bến Tre đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao.
Nhìn tổng thể, dân số Bến Tre có quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở nông thôn và đang phát triển theo xu hướng giảm tỷ lệ trẻ em, tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động, tỷ lệ lực lượng lao động trẻ chiếm đa số. Với quy mô và cơ cấu dân số như trên, cho thấy Bến Tre đang “sở hữu” tiềm năng to lớn về NLCN. Nếu tiềm năng to lớn này được bồi dưỡng, khai thác và sử dụng có hiệu quả sẽ là nguồn nội lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Bến Tre tăng trưởng nhanh. Ngược lại, nếu không có kế hoạch đào tạo, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động dồi dào này, thì đây sẽ là nhân tố kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến mất ổn định xã hội, bởi vì, dân số đông nhưng không mạnh, chất lượng thấp sẽ là sức ép to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, lực lượng lao động đông vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong quá trình phát triển ở Bến Tre hiện nay.
Về chất lượng nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre
Nguồn lực con người của Bến Tre được phản ánh chủ yếu ở phương diện chất lượng dân số, trước hết là chất lượng lực lượng lao động - bộ phận quan trọng nhất trong dân số. Chất lượng dân số vừa nói lên tiềm năng sức mạnh to lớn của NLCN,vừa là tiêu chí xác định các chỉ số phát triển của một địa phương.
Chất lượng NLCN được biểu hiện ở chất lượng lực lượng lao động qua hàng loạt yếu tố: trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kỹ thuật; phẩm chất đạo đức, lối sống; mức thu nhập; sức khỏe, tuổi thọ... Nghĩa là, nói đến NLCN là nói đến sức lao động (thể lực và trí lực) của con người, nói đến chất lượng con người với tư cách là người lao động có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động ở Bến Tre đạt khá cao. Tỷ lệ biết chữ trong lực lượng lao động chiếm 96,69% (năm 2003). Đến cuối 2004, toàn tỉnh đã có 4/8 huyện, thị, 137/160 xã, phường (85,6%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu này vào cuối năm 2006. Những thành quả đó đã góp phần nâng chỉ số giáo dục của tỉnh lên 0,89 (năm 2004), xếp trong nhóm các tỉnh, thành có trạng thái phát triển giáo dục tốt [5, tr.277] (xem phụ lục 2). Đây là tín hiệu đáng mừng, tạo tiền đề phát triển NLCN của tỉnh, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hàng năm, Bến Tre có từ 25.000 - 30.000 học sinh tốt nghiệp THPT và THCS. Đây là nguồn lao động dự trữ dồi dào, trẻ, khoẻ, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn (nếu được tiếp tục đào tạo), sẽ là nguồn bổ sung lực lượng lao động có chất lượng cho tỉnh trong những năm tới.
Nhìn chung, trình độ học vấn của dân cư ở Bến Tre đang tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, số liệu thống kê năm 2003 cho thấy ở Bến Tre có 68,91% lực lượng lao động tốt nghiệp tiểu học trở lên; số chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 31,09%. So với cả nước, tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của Bến Tre còn khá cao (tỷ lệ này của cả nước năm 2003 là 19,72%, vùng ĐBSCL là 34,75%). Trong 68,91% lao động tốt nghiệp tiểu học trở lên, số người tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 9,56% và tốt nghiệp THCS là 15,04% [8]. Đặc biệt còn có sự cách biệt khá lớn về trình độ học vấn của lực lượng lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn. Ở thành thị tỷ lệ tốt nghiệp THPT (27,26%) cao gấp 3,5 lần so với khu vực nông thôn (7,77%), trong khi đó lực lượng lao động ở nông thôn chiếm tỷ lệ trên 90%. Đây quả là một bất lợi của lực lượng lao động Bến Tre, vì phần lớn lực lượng này ở nông thôn, lại có trình độ thấp.
Trình độ học vấn là chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng NLCN về mặt trí lực, nó là "chìa khóa" mở ra khả năng tư duy sáng tạo, năng lực nhậân thức, tiếp thu khoa học - kỹ thuật của người lao động. Ở Bến Tre, tỷ lệ lao động chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp tiểu học còn rất cao (75,4%). Điều này đã làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Như vậy, trình độ học vấn của lực lượng lao động Bến Tre hiện nay chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, yêu cầu khách quan của quá trình CNH, HĐH.
Hiện nay, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở Bến Tre có xu hướng tăng, nhưng chậm và thấp hơn so với các địa phương khác, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2004 tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 22,12% trong tổng lực lượng lao động trong toàn tỉnh, tăng 4,12% so với 2003. Nhưng nhìn chung, chất lượng lực lượng lao động chưa nâng lên tương xứng. Điều này thể hiện rõ ở tỷ lệ lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên còn rất ít. Năm 2003, trong 18% lao động qua đào tạo có 7,56% có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, trong đó có 2,19% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Những năm gần đây, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng khá nhanh, nhưng chủ yếu là do tăng tỷ lệ lao động đào tạo ở trình độ sơ cấp, chứng chỉ nghề (đào tạo ngắn hạn) và tập trung các ngành nghề phục vụ lao động tại tỉnh, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và xuất khẩu lao động.
Cũng giống như cả nước, Bến Tre cũng có sự mất cân đối về cơ cấu trình độ giữa đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và lao động có nghề. Năm 2003, cơ cấu đó là:1 (đại học, cao đẳng)/1,02 (trung học chuyên nghiệp)/1,21 (công nhân kỹ thuật) [47, tr.12]. Tỷ lệ này ở nước ta năm 2000 là: 1/1,33/ 4,17, theo kinh nghiệm các nước có nền kinh tế phát triển thì tỷ lệ hợp lý phải là 1/4/10 [41, tr.61]. So sánh này cho thấy, ở Bến Tre lực lượng lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và lành nghề ít, chưa thể cung ứng cho các ngành kinh tế, khu công nghiệp và xuất khẩu lao động trong những năm tới. Trong khi đó quy mô đào tạo đại học, cao đẳng tăng nhanh hơn (nhất là loại hình đào tạo tại chức). Số cán bộ có trình độ cao (sau đại học) ít và tập trung chủ yếu ở các ngành giáo dục và y tế. Có những ngành là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhưng đội ngũ cán bộ vừa yếu vừa thiếu. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, tính đến nay, đội ngũ cán bộ của ngành có 457 người, trong đó có trình độ từ đại học trở lên là 142 người (31%), trên đại học chỉ có 2 người; trình độ trung cấp là 152 người (32,26%), số còn lại là sơ cấp. Với đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp như hiện nay, nhìn chung chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp toàn diện và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức nếu tỉnh không nhanh chóng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, cán bộ quản lý cho lĩnh vực này.
Tóm lại, chất lượng lực lượng lao động ở Bến Tre xét ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế cơ hội phát triển và khả năng lao động sáng tạo của người lao động, từ đó làm hạn chế tốc độ CNH, HĐH của tỉnh. Vì vậy, nâng cao chất lượng NLCN Bến Tre trên các mặt học vấn, chuyên môn kỹ thuật đang là yêu cầu cơ bản và có tính cấp bách nhằm bảo đảm tính bền vững và hiệu quả của quá trình phát triển kinh tế-xã hội và là điều kiện đẩy nhanh CNH, HĐH trong thời gian tới.
Về tư tưởng, phẩm chất đạo đức và lối sống của người lao động Bến Tre. Trong bối cảnh hiện tại, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tư tưởng đạo đức, lối sống của người lao động Bến Tre, bên cạnh những giá trị mới tích cực còn đan xen những hạn chếá tồn tại.
Bến Tre là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, con người nơi đây chịu nhiều đau thương. Vì vậy, hơn ai hết, họ là người cảm nhận hết bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị - xã hội mới. Đó là cơ sở để nhận thức và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu quê hương, truyền thống cách mạng… được gìn giữ và phát huy. Ý chí vươn lên thóat khỏi đói nghèo, lạc hậu cũng thể hiện rất rõ trong phẩm chất của người lao động, nhất là ở lực lượng lao động trẻ. Tính tích cực, năng động, sáng tạo của người lao động ngày càng thể hiện rõ trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều mô hình mới xuất hiện như: trang trại chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, sản xuất cây giống, chuyển đổi cây trồng, nuôi thuỷ sản… đang là phong trào thi đua sôi nổi, thu hút nhiều người lao động ở Bến Tre mạnh dạn đầu tư sản xuất, chịu khó học hỏi, vươn lên làm giàu.
Tuy nhiên, Bến Tre vốn là tỉnh thuần nông, lực lượng lao động phần lớn đều xuất thân từ nông dân, sống chủ yếu ở nông thôn, do đó, tâm lý của người sản xuất nhỏ, thiếu tư duy năng động, chưa có tác phong công nghiệp, chưa biết cách làm ăn lớn… là những hạn chế không tránh khỏi của một bộ phận không nhỏ người lao động. Ngoài ra, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đang tác động không nhỏ đến đạo đức, lối sống của một bộ phận người lao động, nhất là lao động trẻ. Lối sống thực dụng, coi trọng giá trị đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức truyền thống, thậm chí suy thóai về đạo đức trong một bộ phận người lao động, kể cả cán bộ đảng viên, đang là điều đáng lo ngại hiện nay. Đặc biệt, tội phạm và các tệ nạn xã hội còn nhiều và có lúc nổi lên khá phức tạp. Năm 2004, đã phát hiện 662 vụ phạm pháp hình sự; 1.322 vụ tệ nạn xã hội [60, tr.13]. Có thể nói, những hạn chế này đã và đang cản trở quá trình phát triển, làm suy giảm chất lượng và sức mạnh NLCN của tỉnh trong thời gian qua.
Sức khỏe, thể lực của người lao động là điều kiện quan trọng cho lao động sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, chưa có một cuộc điều tra mang tính chất khá toàn diện về thể lực và tình trạng sức khỏe của người Bến Tre. Tuy nhiên, qua các chỉ số về tuổi thọ bình quân, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, môi trường sống và hệ thống chăm sóc sức khỏe… phần nào cho thấy tình trạng sức khỏe NLCN ở Bến Tre.
Hiện nay, mạng lưới y tế toàn tỉnh được kiện toàn, 100% xã, phường có trạm y tế ; 90,3% trạm y tế có bác sĩ, do đó, nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, ngăn chặn các dịch bệnh lớn trong cộng đồng. Tỷ lệ trẻ (0-5 tuổi) suy dinh dưỡng giảm từ 31,8% (năm 2000) xuống còn 25,1% (năm 2004). Tuổi thọ trung bình của người dân Bến Tre là 75,89 [50, tr.7]. Tuy nhiên, do mật độ dân số cao, trên 90% dân số sống ở nông thôn với phương thức lao động thủ công, phân tán, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, kinh tế nông nghiệp thu nhập thấp… do đó đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được nâng cao làm hạn chế chất lượng NLCN của tỉnh.
Đánh giá chung về mặt chất lượng NLCN Bến Tre, theo “Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2001”, chỉ số phát triển con người (HDI) của Bến Tre là 0,668 điểm xếp hạng thứ 27/ 61 tỉnh thành cả nước và đứng hàng thứ 7 trong tổng số 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [57, tr.4]. Chỉ số trên cho thấy chất lượng NLCN Bến Tre hiện nay chưa cao, đứng ở mức trung bình trong cả nước. Vì vậy, để phát triển và khai thác tiềm năng NLCN, Bến Tre cần chú trọng đầu tư mạnh hơn vào vốn con người, trước hết là GD-ĐT, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng NLCN, tạo ra lực lượng lao động mới, có trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH.
Về phân bố nguồn lực con người của tỉnh Bến Tre
Phân bố NLCN theo ngành kinh tế: Hiện nay, phân bố NLCN ở Bến Tre được thực hiện trong mối quan hệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cơ cấu lao động theo ngành nghề ở Bến Tre cũng từng bước chuyển đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van1.doc
- Mục lục.doc