Luận văn Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

MỤC LỤC.vi

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

6. Kết cấu của đề tài .4

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN

CHẤT LƯỢNG CAO .6

1.1. LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO .6

1.1.1. Nguồn nhân lực (NNL) .6

1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC).9

1.1.3. Tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao .10

1.1.3.1. Chỉ số phát triển con người (HDI: Human Development Index) .10

1.1.3.2. Về thể chất.12

1.1.3.3. Về trí tuệ.13

1.1.3.4. Về phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc.15

1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO .16

1.2.1. Là yếu tố quan trọng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,

HĐH) đất nước.16

1.2.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh.17

1.2.3. NNL CLC là động lực chủ yếu để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức ở Việt

Nam hiện nay .18

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO .19

1.3.1. Về kinh tế - xã hội.19

1.3.2. Giáo dục và đào tạo.20

1.3.3. Dân số.22

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT

NAM TRONG PHÁT TRIỂN NNL CLC .24

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.24

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản.24

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc.25

1.4.1.3. Kinh nghiệm của một số nước ASEAN.26

1.4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam.27

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Hà Nội.27

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.28

Chương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC .30

CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.30

2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .30

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.30

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.32

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.34

2.2.1. Tình hình dân số.34

2.2.2. Tình hình về lao động .37

2.2.3. Chất lượng nguồn lao động.40

2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NNL CLC .43

2.3.1. Sự phát triển kinh tế của Thành phố .43

2.3.2. Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của Thành phố.44

2.3.3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực.48

2.3.4. Về sử dụng NNL .51

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNg.55

2.4.1. Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao .55

2.4.2. Những vấn đề cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.56

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN

NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.58

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 .58

3.1.1. Những quan điểm chủ yếu phát triển NNL CLC ở thành phố Đà Nẵng đến 2020.58

3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.63

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2020.64

3.2.1. Giải pháp về Giáo dục và Đào tạo .64

3.2.2. Nhóm giải pháp tạo việc làm .72

3.2.3. Nhóm giải pháp sử dụng nguồn nhân lực .75

3.2.4. Nhóm giải pháp thu hút NNL CLC.77

3.2.5. Nhóm giải pháp hành chính .78

3.2.6. Nhóm giải pháp về y tế .80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.82

I. KẾT LUẬN.82

II. KIẾN NGHỊ.83

TÀI LIỆU THAM KHẢO.85

PHỤ LỤC.87

pdf99 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
640 686.726 699.834 713.926 773.470 114,99 3,6 Nông thôn 106.379 105.846 106.910 108.252 117.020 110,00 2,4 3. Theo độ tuổi 0 – 4 57.881 62.217 60.506 73.256 69.343 119,80 6,2 5 – 9 58.894 55.322 55.181 60.923 60.074 102,00 0,7 10 - 14 78.525 75.215 71.881 63.637 64.924 82,68 - 15 - 19 72.137 78.069 79.787 89.371 96.796 134,18 10,3 20 - 24 76.889 76.721 72.042 89.535 102.200 132,92 10,0 25 - 29 59.985 61.028 61.877 70.872 76.760 127,97 8,6 30 - 34 64.581 63.247 60.990 63.472 77.116 119,41 6,1 35 - 39 68.554 68.082 71.074 65.281 77.294 112,75 4,1 40 - 44 61.698 65.387 67.525 62.979 68.211 110,56 3,4 45 - 49 51.571 52.151 54.052 46.946 57.169 110,85 3,5 50 - 54 37.315 42.640 48.727 42.260 45.771 122,66 7,0 55 - 59 20.644 21.003 26.300 26.063 28.229 136,74 11,0 > 60 70.345 71.490 76.802 67.583 66.603 94,68 - Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Cục thống kê TP Đà Nẵng - Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2009, trang 19 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 Qua bảng 2.2 ta thấy rằng dân số của Thành phố Đà Nẵng có sự biến động không mạnh trong giai đoạn từ năm từ năm 2005 đến năm 2009. Trong giai đoạn này dân số tăng tuyệt đối là 125.928 người. Về giới tính, mặc dù hiện nay tỷ lệ nữ có cao hơn nam nhưng xu hướng cách biệt này không lớn và tương đối ổn định. Năm 2005 tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 48,49% dân số thì đến năm 2009 tỷ nam chiếm 49,32% dân số. Ngược lại, đối với nữ năm 2005 chiếm 51,51% dân số thì đến năm 2009 chiếm 50,68% dân số. Về khu vực, thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung Ương, do vậy dân sống ở thành thị thường chiếm tỷ lệ khá cao. Năm 2005 số dân sống ở thành thị là 672.640 (tương ứng là 86,34%) thì đến năm 2009 số dân sống ở thành thị 773.470 (tương ứng là 86,86%) tăng 14,99% so với năm 2005. Trong khi đó dân sống ở nông thôn của thành phố chỉ chiếm khoảng 13,66% vào năm 2005 thì đến năm 2009 chỉ chiếm khoảng 13,14%. Sự tăng, giảm này là do nguyên nhân thành phố ngày càng được mở rộng, quy hoạch của thành phố dần được mở rộng ra các vùng ngoại thành do vậy các vùng này cũng trở thành khu đô thị mới thuộc thành phố (như Quận Cẩm Lệ). Mặt khác, trong quá trình CNH, HĐH của thành phố đất đai có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, đất trong thành phố và cả đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới thuộc Thành phố. Người nông dân làm nông nghiệp dần chuyển vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nên làm cho dân sống thành thị tăng lên nhanh. Về độ tuổi, dân số Đà Nẵng đang trong giai đoạn “dân số vàng”; với số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể năm 2005 số người trong độ tuổi lao động chiếm 61,77% (chỉ tính người từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ và 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam), đã tăng lên 68,92% năm 2009. Đây là một lợi thế rất lớn của thành phố về lực lượng lao động để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trên thế giới có nhiều quốc gia đã tận dụng lợi thế “dân số vàng” để thúc đẩy quá trình phát triển đất nước mà điển hình là Nhật Bản, Hàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Quốc. Hiện nay, Trung Quốc và nhiều quốc gia ở Đông Nam Á cũng đang bước vào giai đoạn “dân số vàng”, trong đó Trung Quốc đã tận dụng được giai đoạn này để phát triển kinh tế và đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Ở Đà Nẵng hiện nay, Dân số trong độ tuổi từ 25 tuổi đến 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 chiếm 32,71% dân số của Thành phố, đến năm 2009 đã tăng lên 33,62% dân số của thành phố. Đây được xem là độ tuổi mà người lao động làm việc hiệu quả và sức khỏe cũng đảm bảo cho quá trình làm việc của người lao động. Là độ tuổi mà người lao động có sự cống hiến tốt. Trước mắt, cơ bản đáp ứng đủ về số lượng lao động theo nhu cầu sử dụng lao động của Thành phố. Bên cạnh đó, thì lực lượng dân số sắp bước vào độ tuổi lao động cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, nhóm tuổi từ 10 đến 14 đều chiếm tỷ lệ trên 7% qua các năm, cụ thể năm 2005 là 10,08%, năm 2006 là 9,49%, năm 2007 là 8,91%, năm 2008 là 7,74%. Điều này có thể đảm bảo lực lượng lao động kế cận trong những năm tới. Ngoài ra, dân số ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao, cụ thể năm 2005 chiếm 9,03% dân số đến năm 2008 chiếm 8,22% dân số. Như vậy, dân số ngoài độ tuổi lao động có xu hướng giảm qua các năm. Lực lượng dân số này vẫn cao đòi hòi Thành phố cần có chính sách với đối tượng trên, đặc biệt quan tâm đến chăm sóc sức khỏe và có chế độ chính sách phù hợp để họ ổn định cuộc sống. 2.2.2. Tình hình về lao động Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng, một quốc gia. Sử dụng nhiều hay ít lao động là một tiêu chí quan trọng để xác định ngành kinh tế ưu tiên đầu tư phát triển. Vì vậy, phân tích tình hình lao động của Thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH là cần thiết, là cơ sở để có những điều chỉnh về nguồn nhân lực cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tình hình lao động của Thành phố từ năm 2005 - 2009 được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 Bảng 2.3. Lao động của Thành phố Đơn vị tính: người Năm 2005 2006 2007 2008 2009 So sánh (%) 09/05 Bình Quân Tổng số 481.196 518.507 525.400 540.397 613.718 127,54 6,3 1. Theo giới tính Nam 233.310 252.082 256.163 263.722 302.686 129,75 6,7 Nữ 247.886 266.425 269.237 276.675 311.032 125,47 5,8 2. Theo khu vực Thành thị 415.486 449.262 455.774 469.246 533.069 128,30 6,4 Nông thôn 65.710 69.245 69.626 71.151 80.649 122,74 5,3 3. Theo độ tuổi 15 - 24 - 154.790 151.829 178.906 198.996 133,53 8,7 25 - 34 - 124.275 122.867 131.964 153.876 123,53 7,4 35 - 44 - 133.469 135.813 128.260 145.505 111,71 2,9 45 - 54 - 94.791 102.779 89.206 102.940 115,81 2,8 55 - 59 - 11.182 12.112 12.061 12.401 134,50 3,5 Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Cục thống kê TP Đà Nẵng Nguồn lao động của Thành phố tăng liên tục từ 481.196 người năm 2005, chiếm 61,77% dân số lên 613.718 người năm 2009, chiếm 68,92% dân số; tức là trong vòng 5 năm nguồn lao động đã tăng 132.522 người. Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%. Tỷ lệ nguồn lao động của thành phố như trên là khá cao. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho vấn đề này. Trong đó, có nguyên nhân từ chính sách thu hút nhân tài của thành phố đã làm cho lực lượng lao động ở các nơi di chuyển đến thành phố làm việc, làm cho người ở độ tuổi lao động tăng lên. Vì vậy, thành phố cần tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích và thu hút lao động, đặc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 biệt là lao động giỏi, lao động có trình độ cao, tay nghề cao ở các địa phương và các nơi khác đến làm việc. Về giới tính, lực lượng lao động nữ vẫn cao hơn nam, cụ thể được thể hiện ở bảng 2.3. Tuy nhiên, trong 5 năm vừa qua tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động nam lại cao hơn tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động nữ. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động là nam giới là 6,7%, trong khi con số này ở lực lượng lao động nữ là 5,8%. Điều này có nguyên nhân trực tiếp là trong những năm qua số lao động là nam di chuyển từ các tỉnh, địa phương khác đến Thành phố làm ăn và sinh sống là nhiều hơn so với nữ giới. Về khu vực, do dân số Đà Nẵng sống tập trung chủ yếu ở thành thị nên lực lượng lao động ở thành thị chiếm đại đa số, cao hơn rất nhiều so với lực lượng lao động ở nông thôn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng bình quân lao động trong khu vực thành thị cũng cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân ở thành thị là 6,4% trong khi ở khu vực nông thôn chỉ có 5,3%. Điều này cũng phần nào phản ánh khu vực thành thị luôn hấp dẫn người lao động. Vấn đề này dẫn đến tình trạng lao động tập trung quá nhiều ở thành thị và có thể thất nghiệp, trong khi ở khu vực nông thôn nhiều lúc lại thiếu lao động. Thành phố nên có chính sách để điều chỉnh lại cơ cấu này, có thể đưa các khu công nghiệp ra xa nội thành và chuyển về vùng nông thôn, xây dựng các cơ sở sản xuất ở các vùng nông thôn và đặc biệt là khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như Nước Nắm Nam Ô, Đá Non nước Về độ tuổi, nhìn vào bảng 2.3 ta thấy lực lượng trong độ tuổi từ 25 đến 44 chiếm số lượng cao. Cụ thể năm 2006 có 257.744 người, chiếm tỷ lệ 49,71% lực lượng lao động và 32,52% dân số, đến năm 2009 đã tăng lên 299.381 người, chiếm tỷ lệ 48,78% lực lượng lao động và 33,62% dân số. Nhìn chung lực lượng lao động theo từng nhóm tuổi tăng tương đối đồng đều và tiềm năng sử dụng vẫn còn lâu dài. Nhóm độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến 45 tuổi chiếm số đông trong lực lượng lao động. Đây là lợi thế rất lớn của Thành phố với lực lượng lao động trẻ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 2.2.3. Chất lượng nguồn lao động Quá trình phân tích trên đây cho thấy, nguồn lao động của Thành phố rất dồi dào và trẻ, có tiềm năng sử dụng và phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, NNL CLC còn phải quan tâm đặc biệt đến chất lượng lao động. Đây là yếu tố quyết định đối với NNL CLC, về thực trạng chất lượng lao động của Thành phố được thể hiện ở bảng 2.4 dưới đây: Bảng 2.4: Trình độ nguồn lao động của Thành phố Đơn vị tính: người Năm 2005 2006 2007 2008 2009 So sánh (%) 09/05 Bình Quân Tổng số 481.196 518.507 525.400 540.397 613.718 127,54 6,3 Trình độ văn hóa Cấp 1 102.302 113.968 116.954 121.644 138.639 135,52 7,89 Cấp 2 188.340 199.988 196.605 203.027 234.563 124,54 5,64 Cấp 3 190.554 204.551 211.841 215.726 240.516 126,22 5,99 Trình độ CMKT THCN 97.000 88.106 88.040 90.200 - 92,99 - CNKT 29.027 32.956 34.310 37.500 - 129,19 8,91 CĐ-ĐH 56.084 62.028 72.530 76.000 - 135,51 10,66 Trên đại học 3.872 4.623 4.766 5.421 - 140,01 11,87 Chưa qua đào tạo 295.213 330.794 325.754 331.276 - 112,22 3,92 Nguồn: - Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Cục thống kê TP Đà Nẵng - Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2009, trang 23 Nguồn lao động của Thành phố luôn chiếm tỷ lệ cao trong dân số, cụ thể năm 2005 chiếm 61,77% dân số, đã tăng lên 68,92% dân số vào năm 2009. Tốc độ tăng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 trưởng bình quân là 6,3%. Nguồn lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng năm 2009 so với 2005 là 127,54%. Về trình độ văn hóa, lao động có trình độ tiểu học vẫn chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ nguồn lao động của Thành phố. Căn cứ vào số liệu thống kê cho thấy, lao động có trình độ văn hóa là tiểu học thường chiếm hơn 20% nguồn lao động của Thành phố. Cụ thể, năm 2005 chiếm 21,26%, năm 2006 chiếm 21,98%, năm 2007 chiếm 22, 26%, năm 2009 chiếm 22,59%. Đối với lao động có trình độ trung học cơ sở có tốc độ tăng bình quân là 5,64%. Lao động có trình độ trung học phổ thông có tốc độ tăng bình quân 5,99%. Năm 2005 lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 39,60% nguồn lao động; năm 2009 chiếm 39,19% nguồn lao động của Thành phố. Như vậy, lao động có trình độ văn hóa là tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn cao. Do vậy, Thành phố cần có biện pháp để nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn lao động. Từ đó có cơ sở để tiến tới đào tạo nghề cho nguồn lao động chưa trải qua đào tạo Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, qua bảng 2.4 ta thấy rằng: tỷ lệ lao động có trình độ chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Cụ thể, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, cao đẳng - đại học và trên đại học) so với nguồn lao động của thành phố có xu hướng tăng, năm 2005 tỷ lệ này là 38,65%, %, đến năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 38,70%. Tốc độ tăng bình quân đối với Trình độ trên đại học là 11,87%, đối với Cao đẳng - Đại học là 10,66%, đối với CNKT là 8,91%. Trong khi đó, trình độ THCN lại giảm 2,39%. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng bình quân của lao động có trình độ cao đẳng - đại học tăng nhanh hơn so với lao động có trình độ THCN và CNKT. Điều này phần nào phản ánh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ở Thành phố. Đặc biệt, ở trình độ công nhân kỹ thuật có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ công nhân kỹ thuật năm chiếm 2005 là 20,16% LLLĐ đã giảm qua các năm như sau: 2006 còn 16,99% LLLĐ, 2007 là 16,76% và năm 2008 chỉ còn 16,96%. Điều này đã làm cho đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật thời gian vừa qua thiếu hụt trầm trọng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Với trình độ Trung học chuyên nghiệp thì có biến động tăng lên. Cụ thể, năm 2005 chiếm là 6,03% nguồn lao động, đã tăng lên 6,94% năm 2008. Tuy nhiên, tộc độ tăng lên đối với trình độ THCN vẫn còn chậm và nguồn lao động ở trình độ này vẫn còn thiếu hụt. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu lao động thì thời gian tới thành phố cần có chính sách thu hút lao động có trình độ chuyên môn là THCN và CNKT. Đây là kết quả của việc đầu tư cho giáo dục và xã hội hóa giáo dục của thành phố đã làm cho lao động có trình độ tăng lên đáng kể. Mặt khác, còn có sự tác động của chính sách thu hút nhân tài của thành phố. Tuy nhiên, xét về cơ cấu trình độ lao động của Thành phố vẫn còn nhiều hạn chế, và chưa hợp lý, cụ thể như sau: Bảng 2.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động Năm ĐH - CĐ THCN CNKT 2005 1 0,52 1,73 2006 1 0,53 1,42 2007 1 0,47 1,21 2008 1 0,49 1,19 2009 1 0,31 0,46 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2009, trang 23 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: cơ cấu lao động của Thành phố có sự mất cân đối lớn. So sánh với tiêu chuẩn của Thế giới về ĐH-CĐ : THCN : CNKT là 1:4:10 (tức là cứ có 1 người trình độ đại học, cao đẳng thì tương ứng với 4 người có trình độ trung học chuyên nghiệp và 10 người có trình độ là công nhân kỹ thuật). Đem so sánh cơ cấu trình độ lao động ở Đà Nẵng thì còn khoảng cách quá cách xa so với tiêu chuẩn của Thế giới. Chính sự mất cân đối này dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” trong Thành phố thời gian vừa qua. Đặc biệt, là thiếu thợ lành nghề phục vụ trong tất cả các ngành kinh tế trong thành phố. Dựa vào các số liệu ở bảng trên, thì Thành phố cần phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu trình độ lao động để đáp ứng yêu cầu về nguồn lao động trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Đặc biệt, cần quan tâm điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, trong đó chú ý đến lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật và có thể giảm lao động trình độ đại học, cao đẳng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NNL CLC 2.3.1. Sự phát triển kinh tế của Thành phố Quá trình phát triển kinh tế của Thành phố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất nguồn nhân lực. Khi kinh tế phát triển Thành phố sẽ có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình hình phát triển kinh tế của thành phố được thể hiện như sau: Bảng 2.6. Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 So sánh (%) 09/05 BQ Tổng GDP Tỷ đồng 11690,8 12865,0 15474,5 20384,3 24663,4 211,0 20,5 Tốc độ tăng trưởng GDP % - 110,04 120,28 131,73 120,99 - - Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 15,007 16,232 19,181 24,793 27,696 184,6 16,6 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2009, trang 19, 29 Trong những năm vừa qua, kinh tế thành phố đều tăng trưởng và phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 20,5%. Đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam. GDP thực tế qua các năm tăng nhanh, cụ thể năm 2005 tổng GDP là 11.690,8 tỷ đồng đã tăng lên 15.474,5 tỷ đồng năm 2007, tiếp tục tăng lên 24.663,4 tỷ đồng năm 2009. GDP năm 2009 tăng 211% so với năm 2005, tức là GDP của thành phố tăng gấp 2 lần trong 5 năm. Đây là thành tựu rất lớn, thành phố cần phát huy. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 thu nhập bình quân của người dân thành phố là 15,007 triệu đồng, đã tăng lên 16,232 triệu đồng năm 2006. Càng về những năm sau, thu nhập bình quân đầu người lại tăng nhanh hơn. Đến năm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 2009 thì thu nhập bình quân đầu người của Thành phố là 27,696 triệu đồng. Với tốc độ tăng bình quân 16,6%. Với sự phát triển kinh tế nhanh như vậy, thành phố có điều kiện để đầu tư cho phát triển NNL CLC. 2.3.2. Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của Thành phố Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển NNL CLC. Thời gian vừa qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố ngày càng tăng lên cả số lượng và chất lượng. Điều này được thể hiện ở bảng 2.8 sau: Bảng 2.7: Tình hình phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính: trường Năm 2005 2006 2007 2008 2009 So sánh (%) 09/05 BQ 1. Số trường PT 164 168 171 171 173 105,5 1,3 Tiểu học 96 99 100 100 101 105,2 0,5 Trung học CS 49 50 51 51 52 106,1 1,5 Phổ thông TH 19 19 20 20 20 105,3 1,3 2. Trường CNKT 1 1 1 1 1 100 - 3. Trường THCN 10 7 7 7 7 70 - 4. Trường CĐ, ĐH 11 10 12 15 15 136,4 8,1 Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng, trang 144 Qua bảng 2.7 cho thấy, nhìn chung tất cả các trường từ khối phổ thông, trung học chuyên nghiệp cho tới cao đẳng, đại học đều tăng lên về số lượng. Trong đó, khối trường phổ thông tăng thêm 9 trường, cụ thể trường tiểu học tăng thêm 5 trường, trường trung học cơ sở tăng thêm 3 trường và trường trung phổ thông trung học tăng thêm 1 trường. Với tốc độ tăng bình quân là 1,3%. Trong nhóm trường phổ thông thì trường tiểu học tăng nhiều nhất, phản ánh nhu cầu học tập ở cấp tiểu học ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 là rất lớn. Mặc dù có tăng thêm trường nhưng số trường tiểu học của Thành phố vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu học tập của các em ở bậc tiểu học. Thực tế thời gian vừa qua, ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng đầu năm học, các bậc phụ huynh vẫn xếp hàng nộp hồ sơ nhập học cho con em mình vào lớp 1. Bên cạnh đó là tình trạng “chạy” cho con em mình được học ở các trường “điểm”, trường chuẩn quốc gia cũng làm cho vấn đề giải quyết đáp ứng nhu cầu học tập của các trường thuộc nhóm này là rất khó khăn và phức tạp. Để đáp ứng nhu cầu học tập của các em nhiều trường đã tổ chức lớp học với số lượng lớn, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Do vậy, Thành phố cần có chính sách và quan tâm hơn nữa đến nhóm trường này. Với nhóm trường trung học cơ sở, do quá trình thành lập quận Cẩm Lệ cùng với quá trình tách các phường nên đã cho thành lập thêm một số trường mới nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ở các phường mới. Nhìn chung, hiện nay số trường trung học cơ sở đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh trong thành phố. Với nhóm trường trung học phổ thông, trong 5 năm qua chỉ tăng thêm 1 trường. Điều này chứng tỏ nhóm trường này tương đối ổn định. Trong 20 trường trung học phổ thông hiện nay, thành phố có 1 trường chuyên chuẩn quốc gia đó là trường chuyên Lê Quý Đôn, đây là ngôi trường với trang thiết bị phục vụ cho dạy và học rất hiện đại, đội ngũ giáo viên được tuyển chọn với tiêu chuẩn về đào đức và chuyên môn cao. Là ngôi trường mà thành phố đặc biệt quan tâm trong việc xây dựng đội ngũ NNL CLC cho thành phố. Tóm lại, mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế song về cơ bản khối trường phổ thông đã đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân thành phố, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách và kiến thức để phát triển đội ngũ NNL CLC trong tương lai. Hiện nay, thành phố có 1 trường công nhân kỹ thuật đó là trường Trung học xây dựng miền Trung (trường Công nhân xây dựng trươc đây), là trường đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật đóng trên địa bàn Thành phố. Năm 2009 quy mô đào tạo của trường là 5.629 học sinh, với ngành chủ yếu là công nhân xây dựng. Với thực trạng đó, nguồn lao động có trình độ công nhân kỹ thuật đang ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 làm việc ở thành phố chủ yếu được đào tạo ở các tỉnh, địa phương khác. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Thời gian tới, thành phố nên có chính sách mở rộng loại hình đào tạo này thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Mở các ngành nghề theo nhu cầu sử dụng của nhà tuyển dụng, mà ở Thành phố hiện nay đang thiếu đội ngũ lao động là công nhân may, giày da, chế biến thủy hải sản, công nhân sữa chửa cơ khíKinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc là khuyến khích các công ty tham gia đào tạo công nhân, sau đó nhận họ làm việc. Thành phố có thể áp dụng hình thức này trong tương lai, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Với khối trường cao đẳng, đại học: thành phố hiện có 15 trường, nhưng trong 5 năm qua đã tăng thêm 4 trường (năm 2005 có 11 trường). Điều này phần nào cho thấy nhu cầu học tập bậc cao đẳng và đại học ở nước ta vẫn rất lớn. Tuy nhiên, đây chính là lý do làm mất cân đối trong đào tạo ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tình trạng thừa lao động trình độ cao đẳng, đại học là vấn đề chung của cả nước chứ không riêng gì thành phố. Nhìn từ thực tế trên, thành phố cần có chính sách và giải pháp để điều chỉnh lại cơ cấu đào tạo hiện nay, nên đào tạo theo nhu cầu của nền kinh tế chứ không nên đào tạo theo nhu cầu của người học. Vấn đề này là việc làm lâu dài, cần phải có chiến lược chứ không thể thực hiện ngay được. Tóm lại từ thực tế phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo của thành phố thời gia vừa qua vẫn còn nhiều bất cấp, chưa hợp lý. Do đó, cần có chính sách và giải pháp để điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thành phố và của thị trường lao động. Ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo của thành phố trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Có nhiều ngành các trường đều có chỉ tiêu đào tạo, trong khi có nhiều ngành lại bỏ trống. Các ngành nghề đào tạo ở thành phố được thể hiện ở bảng 2.8 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.8: Ngành nghề được đào tạo của các trường ở thành phố Đơn vị: số trường Ngành CĐ,ĐH THCN CNKT Nhóm ngành Kinh tế Quản trị kinh doanh 10 7 Kế toán 10 7 Tài chính – NH 7 5 Thương mại Du lịch 4 4 7 7 Kiểm toán 1 Marketting 2 4 Luật 1 Nhóm ngành Ngoại ngữ 1 Nhóm ngành sư phạm 1 Nhóm ngành kỹ thuật Cơ khí 2 3 Điện - điện tử 2 5 Xây dựng 2 6 1 Kiến trúc 2 Công nghệ thông tin 2 7 Kỹ thuật tàu thủy 1 1 Hóa dầu 2 Nhóm ngành Y tế 2 Nguồn: Những điều cần biết về tuyển sinh CĐ, ĐH, THCN, năm 2010 Từ bảng 2.8 ta thấy, nhóm ngành kinh tế với các ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, du lịch có rất nhiều trường đào tạo. Hiện nay, hầu hết các trường cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp đều đào tạo nhóm ngành này. Số học sinh, sinh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 viên học tại những ngành này cũng chiếm đai đa số học sinh, sinh viên của các trường. Trong khi đó nhóm ngành kỹ thuật thì các trường chủ yếu tập trung đào tạo vào một số ngành như điện, điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng Một số ngành có đào tạo nhưng với số lượng ít đó là chế biến thực phẩm, lễ tân, pha chế Các cơ sở đào tạo của thành phố chưa tập trung vào một số ngành mà xã hội nhu cầu như: công nhân may, dệt, da giày, đầu bếp nhà hàng, khách sạn, quản lý đô thị và công trình; quản lý kiến trúc; quản lý dự án; quản lý bất động sản; quản lý hành chính công; quản lý nguồn nhân lực; quản lý y tế; quản lý giáo dục; quản trị thị trường tài chính; thương mại quốc tế; sở hữu trí tuệ, Luật quốc tế Nhìn chung, với cơ cấu ngành nghề đào tạo hiện nay thì không đáp ứng được nhu cầu về lao động của thành phố. Do đó, ngoài việc thu hút lao động từ các địa phương khác đến làm việc, thành phố cần có chính sách để điều chỉnh lại cơ cấu lao động trong tương lai. 2.3.3. Chính sách thu hút nguồn nhân lực Trong những năm qua, thành phố đã có nhiều chính sách đặc biệt để khuyến khích thu hút nhân tài, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho người tài phát huy năng lực của mình. Đó là các chính sách, chế độ đãi ngộ ban đầu đối với những người có trình độ cao, tự nguyện đến làm việc lâu dài tại Thành phố Đà Nẵng, đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố, đặc biệt là đã khắc phục được một phần sự thiếu hụt cán bộ có trình độ chuyên môn ở một số lĩnh vực quan trong trong quản lý. Tuy nhiên, chủ trương này cũng chưa thật sự hấp dẫn, bởi vì Thành phố Đà Nẵng chưa có những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác và nghiên cứu, môi trường để tiếp tục phát triển khoa học - công nghệ còn nhiều hạn chế so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; mặt khác, chế độ lương cũng chưa tương xứng với sự cống hiến của đội ngũ này, vì hầu hết vẫn thực hiện theo ngạch bậc lương của Nhà nước. Từ số liệu thống kê cho thấy chính sách thu hút trong năm 2010 đã tiếp nhận được 77 người (lũy kế đến nay, đã tiếp nhận hơn 900 người sau 10 năm), trong đó có 03 tiến sĩ (02 người tốt nghiệp xuất sắc ở nước ngoài ), 17 thạc sĩ người (04 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 người tốt nghiệp ở nước ngoài). Số còn lại 55 người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_o_thanh_pho_da_nang_6987_1912333.pdf
Tài liệu liên quan