Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015

Qua nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước cho chúng ta thấy rằng, muốn phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì điều không thể thiếu đó là các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực luôn đóng vai trò tiên phong và cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trong điều kiện tỉnh Ninh Thuận hiện đang còn khó khăn về kinh tế; nguồn nhân lực hiện đang thiếu trầm trọng và về số lượng và chất lượng, đây là vấn đề lớn mà muốn thực hiện thành công công tác này thì đòi hỏi tỉnh phải xây dựng một chiến lược căn bản về nguồn nhân lực để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có các cụm, khu công nghiệp của tỉnh; muốn đạt được điều đó, theo tôi tỉnh Ninh Thuận cần có các định hướng và giải pháp như sau:

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m việc lâu năm ở doanh nghiệp nhưng không có điều kiện đi học thêm hoặc không được chọn đi học để nâng cao trình độ cho nên đã có sự nhàm chán do không được thay đổi môi trường làm việc, không được trao đổi kinh nghiệm v.v làm việc theo kinh nghiệm và theo lối mòn là chủ yếu; đó là nguyên nhân chính chất lượng sản phẩm không được nâng lên, không cải tiến được mẫu mã, không mở rộng được thị trường; cho nên, quy mô sản xuất không được mở rộng, sản xuất cầm chừng và thu nhập của người lao động không tăng. + Các Khu Công nghiệp Du Long và Phước Nam là hai khu công nghiệp lớn so với các khu công nghiệp khác trong khu vực Miền Trung và Miền Đông Nam Bộ, có nhu cầu tuyển lao động lớn hơn nhiều so với hai Cụm Công nghiệp Tháp Chàm và Thành Hải nhưng do hiện nay các nhà đầu tư sơ cấp đang đầu tư hạ tầng, các nhà đầu tư thứ cấp mới đăng ký chứ chưa đi vào sản xuất – kinh doanh; cho nên, việc đánh giá sử dụng lao động tại hai khu công nghiệp này là chưa thực hiện được, vấn đề này có thể đánh giá chính xác vào khoảng thời gian sau năm 2011. Trước hết, trong điều kiện các cơ sở đào tạo của tỉnh còn mỏng, quy mô dân số ít, việc cung cấp lao động có trình độ và tay nghề cao là khó khăn; do vậy, để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, muốn tuyển lao động có trình độ thì các doanh nghiệp có thể thông báo tuyển từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các trường Nghề trong cả nước; bên cạnh đó, muốn có lao động lành nghề thì các doanh nghiệp phải có chính sách hấp dẫn để thu hút những lao động từ các doanh nghiệp khác trong nước, các cơ quan nhà nước hoặc có thể tuyển chuyên gia giỏi, tuyển lao động lành nghề từ những nước đang xuất khẩu lao động v.v đến làm việc cho doanh nghiệp mình. 2.2.3 Đánh giá chung về đào tạo và việc sử dụng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua. 2.2.3.1 Những kết quả đạt được Những năm qua, công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đã thực sự được các cấp Uỷ Đảng và các cấp chính quyền trong tỉnh quan tâm chỉ đạo nhằm triển khai có hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”; những thành tựu về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2005 đã được thể hiện trong báo cáo của Đại Hội Tỉnh Đảng Bộ lần thứ X như sau: Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục tăng; tổng số học sinh đến trường trong 5 năm tăng 8,4%; trong đó, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tăng nhanh, bình quân tăng trên 8%/năm. Chất lượng giáo dục được chú trọng, có mặt tích cực; tỷ lệ tốt nghiệp các cấp hàng năm đều tăng, tỷ lệ học sinh khá giỏi và số học sinh đạt giải cao qua các kỳ thi tuyển học sinh giỏi quốc gia, cấp tỉnh và số trúng tuyển vào các trường đại học năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt từ 11 đến 14% so với tổng số học sinh dự thi, tăng gần 1,5 lần so với giai đoạn 1996 – 2000; trình độ đạt chuẩn của giáo viên đạt trên 80%. Chất lượng giáo dục miền núi có bước chuyển biến tích cực; tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 đạt trên 90%, cao hơn 20% so với năm 2005; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được trú trọng, đã đầu tư xây dựng trường nghề tỉnh và nâng cấp trung tâm dịch vụ việc làm, hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới dạy nghề giai đoạn 2006 – 2010. Hơn 16.000 người được đào tạo các nghề ngắn, dài hạn, tăng 57% và có trên 53.000 lao động có việc làm, vượt 18,5% so với chỉ tiêu đề ra; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch theo hướng tỷ lệ tăng lao động trong các ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ”. Được chia tách từ tỉnh Thuận Hải (cũ), Ninh Thuận đã sớm xác định “Coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, từ chỗ toàn tỉnh chỉ có hai trường Trung học phổ thông vào năm 1992 thì đến nay đã có 16 trường được bố trí đều khắp trên các huyện, thành phố trong tỉnh, có huyện trước đây không có trường trung học phổ thông nào thì nay đã có nhiều trường với quy mô hàng ngàn học sinh như: huyện Ninh Phước hiện nay đã có 4 trường, huyện Ninh Sơn có 3 trường; số lượng trường lớp tăng mạnh ở tất cả các cấp học; toàn tỉnh có 01 trường Cao đẳng Sư phạm, 01 Trường trung cấp Nghề, cùng với 03 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp; công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh đã đạt được những kết quả như sau: - Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực: + Đối với hệ phổ thông: Số học sinh các cấp học của tỉnh Ninh Thuận mỗi năm tăng bình quân gần 1.000 học sinh, từ 118.357 học sinh năm học 2000 – 2001 lên 124.783 học sinh năm học 2007 – 2008; riêng cấp trung học thì tăng cho cả hai cấp học, năm học 2000 - 2001, cấp Trung học cơ sở là 30.238 học sinh và ở cấp Trung học phổ thông là 10.478 học sinh thì đến năm học 2007 – 2008 cấp Trung học cơ sở là 45.476 học sinh (tăng 15.238 học sinh tỷ lệ tăng 50,39%) và cấp Trung học phổ thông 18.908 học sinh (tăng 8.430 học sinh, tỷ lệ tăng 80,45%). Cũng lấy thời điểm năm học 2000 – 2001 và năm học 2007 – 2008 thì số trường phổ thông từ 165 trường lên 203 trường, số giáo viên trực tiếp đứng lớp từ 4.424 người lên 5.507 người. + Đối với hệ thống các trường chuyên nghiệp Trước năm 2001, cả tỉnh chỉ có 01 trường Trung cấp sư phạm, chưa có cơ sở đào tạo nghề chính quy nào thì nay đã có Trường Cao đẳng sư phạm với quy mô đào tạo mỗi năm gần 1.000 sinh viên và Trường Trung cấp Nghề với quy mô đào tạo hàng năm cho tất cả các loại hình đào tạo khoảng 1.000 học sinh, ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận còn liên kết với một số trường Đại học để mở một số lớp Đại học tại chức học tại trường như: Đại học sư phạm, Đại học Luật. Số lượng sinh viên chính quy năm học 2006 – 2007 là 772 học sinh – sinh viên và 104 sinh viên đại học Luật hệ tại chức. + Kết quả công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận (kèm theo bảng số liệu) như sau: * Hệ phổ thông: Bảng 2.7 Kết quả đào tạo tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận Cấp học Kết quả Tỷ lệ % qua các năm học 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Tiểu học Công nhận tốt nghiệp (lớp 5) 99,90 99,62 99,71 99,72 99,72 Hiệu quả đào tạo 81,6 82,76 83,99 84,20 84,60 Trung học cơ sở Công nhận tốt nghiệp (lớp 9) 95,20 91,00 97,30 95,57 95,88 Hiệu quả đào tạo 70 69 59 62 64,6 Trung học phổ thông Tốt nghiệp (lớp 12) 83,10 80,4 88,3 82,49 83,56 Hiệu quả đào tạo 68,98 63,83 68,32 66,89 68.56 Nguồn: Báo cáo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2003 – 2004 đến năm học 2007 – 2008. Qua số liệu trên cho ta thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tương đối ổn định, ở hầu hết các cấp học, chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo đã được nâng lên theo hướng tích cực và ổn định, đáng quan tâm là ở cấp trung học (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) vì nó là điều kiện quan trọng để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, với tỷ lệ tốt nghiệp này sẽ giúp cho các trường chuyên nghiệp đào tạo có chất lượng hơn, đồng thời là nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận. * Hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề (không bao gồm sinh viên tại Ninh Thuận học đang ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp khác trong cả nước) được đánh giá như sau: Hiện nay, do học sinh tiểu học và trung học cơ sở đang có chiều hướng giảm, nên nhu cầu tuyển giáo viên trung học cơ sở và tiểu học của tỉnh chủ yếu chỉ bổ sung cho một số môn còn thiếu, bổ sung cho số giáo viên về hưu, giáo viên chuyển vùng hoặc nghỉ chế độ khác, nên chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm không nhiều mà chỉ tuyển khoảng 240 sinh viên, chủ yếu đào tạo các ngành còn thiếu; hệ tại chức đang đào tạo là 445 sinh viên; năm học 2007 – 2008 có 1.321 học sinh – sinh viên. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Ninh Thuận: Ngoài nhiệm vụ chính là dạy Bổ túc văn hóa trung học, Trung tâm còn được giao nhiệm vụ liên kết với một số trường Đại học để mở các lớp đào tạo Đại học hệ vừa học vừa làm, mỗi năm có khoảng trên 80 học sinh – sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật và kinh tế. Trường Chính trị: Đây là cơ sở đào tạo trực thuộc Tỉnh Ủy, thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng lý luận chính trị có trình độ trung cấp cho cán bộ trong tỉnh do Tỉnh ủy giao chỉ tiêu hàng năm; bên cạnh đó, do khả năng về cơ sở vật chất của trường thì những năm qua, trường này đã liên kết với một số trường Đại học, Học viện trong nước để đào tạo một số lớp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, mỗi năm đào tạo khoảng trên 700 học sinh – sinh viên. Trường Trung cấp nghề: Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh và cấp bằng đến Trung cấp nghề, có khoản 10 nghề và khoảng gần 1.000 học sinh hiện đang học tại đây, số tốt nghiệp khoảng trên 300 học sinh. Trung tâm KTTH- HN Phan Rang: Ngoài nhiệm vụ dạy hướng nghiệp và nghề phổ phông cho học sinh phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu có ngân sách bảo đảm để đào tạo nghề dài hạn cho lao động ngoài xã hội, mỗi năm đào tạo khoảng gần 10 nghề và với khoảng trên 200 học sinh học Công nhân kỹ thuật ra trường. Qua đó cho thấy các cơ sở đào tạo của tỉnh tuy còn hạn chế về quy mô và loại hình đào tạo nhưng bước đầu đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh; nếu tính năm 2001 toàn tỉnh có 49.290 người trong độ tuổi chưa có việc làm, chiếm tỷ lệ 16,84% thì đến năm 2006 giảm xuống còn 48.829 người chiếm tỷ lệ 13,62% (tức là số người chưa có việc làm giảm được 3,22%; số người có việc làm từ 243.380 người năm 2001 lên 309.632 người tăng 66.252 người năm 2006). Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo những năm gần đây đã tăng đáng kể, một mặt là do quy mô đào tạo tăng, mặt khác là do Nhà nước có các chính sách ưu tiên đối với giáo dục và đào tạo, đến nay tỷ lệ chi cho giáo dục và đào tạo ở mức gần 20% tổng chi ngân sách của cả nước, nếu năm 2002 ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo cả nước là 22.596 tỷ đồng (trong đó, chi thường xuyên là 19.588 tỷ đồng và chi xây dựng cơ bản là 3.008 tỷ đồng) thì đến năm 2007 là 66.770 tỷ đồng (trong đó, chi thường xuyên là 55.240 tỷ đồng và chi đầu tư xây dựng cơ bản là 11.530 tỷ đồng) tăng gấp 2,95 lần so với năm 2003; qua đó, ta thấy rằng nhà nước đang tập trung nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo và coi giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu đã trở thành hiện thực. Cũng như cả nước, ngân sách Tỉnh Ninh Thuận đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến đáng kể cả về quy mô và tính chất đầu tư, số trường học, phòng học đã được kiên cố hoá (lầu hoá) hiện nay, cả tỉnh không còn lớp học ca ba, không còn tranh tre nứa lá, không còn học nhờ. Nếu thời điểm năm 2003, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận là 93,31 tỷ đồng thì đến năm 2007 là 204,85 tỷ đồng, tăng 111,54 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 119,54%; các chế độ chính sách đối với giáo viên đã được chi trả đầy đủ và đúng kỳ hạn, chấm dứt việc nợ lương và chế độ giờ vượt như những năm trước đây. 2.2.3.2 Những mặt hạn chế yếu kém và nguyên nhân * Những hạn chế, yếu kém Bảng 2.8 Cân đối lao động xã hội từ năm 2001 đến năm 2006 của tỉnh Ninh Thuận Chỉ tiêu Theo từng năm (người) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số 292.670 301.450 310.236 320.280 339.369 358.461 1. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế 222.862 229.035 235.659 244.256 261.657 279.059 2. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học 20.518 22.569 24.169 25.860 28.255 30.573 - Học chuyên môn nghiệp vụ, nghề 8.935 9.886 10.587 11.434 11.710 12.700 - Học phổ thông 11.583 12.683 13.582 14.426 16.545 17.873 3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ và chưa có việc làm 49.290 49.846 50.408 50.164 49.457 48.829 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2006 - Tuy số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ và chưa có việc làm đang có chiều hướng giảm từ 49.290 người năm 2001 xuống còn 48.829 người năm 2006 chiếm 13,62% so với tổng nguồn lao động trong tỉnh (năm 2001 là 16,84%), điều này cho thấy so với năm 2001 thì năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 16,84% xuống còn 13,62% bình quân mỗi năm giảm 0,54%, nhưng so với yêu cầu thì còn quá chậm; số người chưa có việc làm và thu nhập không ổn định còn rất lớn, trong khi tỉnh Ninh Thuận là một trong 6 tỉnh hiện đang phải nhờ Trung ương trợ cấp ngân sách (mức trợ cấp ngân sách cho tỉnh mỗi năm khoảng từ 70% – 75% tổng chi thường xuyên), tình hình tăng việc làm để thu hút lao động còn chậm so với các tỉnh trong khu vực và trong cả nước. - Việc đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương còn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống và thiếu sự quản lý về chỉ tiêu, về loại hình đào tạo và chưa có chiến lược về những ngành nghề cần đào tạo; nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không về tỉnh làm việc mà có khi ở lại làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc làm ở các tỉnh khác trong nước vì ở đó có cơ hội thăng tiến, thu nhập cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Trên thực tế, nhu cầu học thì rất lớn, nhưng số học sinh của địa phương hàng năm thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn rất ít, trong khi hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh thì quá ít (chỉ có 01 trường Cao đẳng sư phạm và 01 trường trung cấp nghề). - Hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh còn quá mỏng chỉ có 01 trường Cao đẳng sư phạm và 01 trường Trung cấp Nghề. Số học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở hàng năm khoảng gần 10.000 học sinh, trong số này có khoảng 65% (6.500 học sinh) được tuyển vào học ở cấp Trung học phổ thông số còn lại 3.500 học sinh thì cũng chỉ có một tỷ lệ nhỏ vào học tại các trường Nghề của tỉnh; có khoảng trên 5.000 học sinh/năm tốt nghiệp Trung học phổ thông nhưng chỉ có khoảng 16,95% (847 học sinh) trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng kể cả số đã trúng tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm tỉnh. Số học sinh vào học trường Trung cấp nghề của tỉnh và Trung tâm KTTH-HN Phan Rang khoảng gần 1.000 học sinh, số còn lại khoảng trên 3.000 học sinh đã tốt nghiệp Trung học phổ thông và khoảng 3.500 học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở chưa có điều kiện vào học tại các trường chuyên nghiệp của tỉnh và có thể coi như lao động trong độ tuổi không được đào tạo, tức là tỷ lệ lao động trong độ tuổi tìm được việc làm là rất thấp và tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn rất lớn . - Trình độ giáo viên đã được nâng lên nhưng chủ yếu là ở Trường Cao đẳng sư phạm (100% giảng viên có trình độ đại học; trong đó, có gần 40% có trình độ Thạc Sĩ trở lên); theo số liệu ở Phụ lục số 14 thì ở Trường Trung cấp nghề và Trung tâm KTTH-HN Phan Rang thì số giáo viên có trình độ đại học trở lên có tỷ lệ thấp (năm 2007 chỉ có 1,68% Sau đại học, 42,28% Đại học, 24,37% Cao đẳng, số còn lại là 31,67% có trình độ Trung cấp và nghệ nhân). Số giáo viên chuyên sâu và trình độ cao thì chưa nhiều, đa số giáo viên còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm nhất là các nghề công nghệ Ôtô, Hàn, Điện tử v.v. - Công tác dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn dựa vào kinh nghiệm, chậm dự báo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai; chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn, tỉnh chưa có quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. - Cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa phong phú về chủng loại và thiếu đồng bộ giữa đội ngũ giáo viên và máy móc trang thiết bị phục vụ trong đào tạo, nhất là đang thiếu trầm trọng đội ngũ giáo viên về công nghệ thông tin, công nghệ đóng tàu, công nghệ sinh học, công nghệ Ôtô v.v. - Số lao động tuy đã được đào tạo nghề nhưng khả năng làm việc ở những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là rất khó khăn vì vốn ngoại ngữ bị hạn chế, khả năng giao tiếp gặp nhiều khó khăn. - Chưa có cơ sở thực hiện liên thông hoặc liên kết trong đào tạo nghề đối với những học sinh có nhu cầu và khả năng tiếp tục học tập để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật để có nhiều cơ hội tìm được làm việc tốt cũng như thu nhập tốt trong các khu công nghiệp của tỉnh. - Các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp chưa có sự phối hợp trong xác định ngành nghề đào tạo và nhu cầu tuyển dụng để nhân lực không thừa ở ngành này mà lại thiếu ở ngành kia; tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã diễn ra ở các địa phương trong tỉnh. Mặc dù, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận đã lập “Quy hoạch Tổng thể Ngành lao động thương binh và Xã hội giai đoạn 2001 – 2010” mỗi huyện có một trung tâm dạy nghề nhưng tính khả thi không cao vì không có vốn để đầu tư, không thể đủ giáo viên cơ hữu để giảng dạy ở các cơ sở này; Ngoài ra, tỉnh đã có Quy hoạch nguồn lao động giai đoạn 2006 – 2010 nhưng cũng như Dự án Quy hoạch ngành, Dự án này chỉ mang tính dự báo chung chung chưa nghiên cứu sâu về nguồn nhân lực cho Ngành Công nghiệp và chưa định hướng cho việc đầu tư hệ thống các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh để chủ động cung cấp nguồn nhân lực khi nên công nghiệp của tỉnh phát triển như hiện nay. * Nguyên nhân - Nguyên nhân đạt được: Theo đánh giá của các ngành chức năng của tỉnh thì nguyên nhân đạt được trong công tác quy hoạch, quản lý và đào tạo trong thời gian qua như sau: Thứ nhất, nhận thức mới và sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhân dân trong việc đào tạo nguồn nhân lực đã được thể hiện trong Nghị quyết lần thứ Hai Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (Khoá VIII) thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Thứ hai, xu thế Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động mạnh đến nhận thức của các cấp chính quyền của tỉnh trong việc quan tâm đến phát triển giáo dục và đào tạo, với việc tăng chỉ tiêu đào tạo hàng năm cùng với nâng dần tỷ trọng ngân sách đầu tư cho giáo dục đã thúc đẩy hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng đã có những chuyển biến tích cực so với trước năm 2000. Thứ ba, do nền kinh tế toàn cầu phát triển mạnh, kinh tế Việt Nam, kinh tế khu vực và kinh tế của tỉnh đã có bước chuyển mình quan trọng cả về số lượng và chất lượng nên đã tác động mạnh đến nhận thức của người dân trong việc tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống bản thân, gia đình và xã hội, đòi hỏi người lao động muốn có việc làm thì phải học tập để có văn hoá và học tập để có nghề nghiệp thì mới có thể tham gia vào thị trường lao động đang sôi động như hiện nay. Thứ tư, thị trường lao động đang có sự cạnh tranh mạnh giữa các quốc gia; lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng cũng không tách khỏi xu thế đó, với những thách thức lớn về lao động và việc làm nhằm phát triển kinh tế – xã hội và ổn định chính trị đã tác động mạnh đến việc quản lý điều hành hoạt động đào tạo nguồn nhân lực với quy mô ngày càng lớn và phong phú về loại hình đào tạo nhằm giảm thất nghiệp và tạo sức cạnh tranh trong thị trường lao động ngay chính mỗi địa bàn và mỗi doanh nghiệp. Thứ năm, do chính sách mở cửa và toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy công tác xã hội hoá hoạt động đào tạo; việc này, đã tạo sự quan tâm không những đối với người học mà ngay chính những doanh nghiệp; các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh đã và đang nghiên cứu để mở rộng và phát triển các cơ sở đào tạo và tăng cường liên kết đào tạo không những đối với các trường chuyên nghiệp có uy tín trong nước mà kể cả liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài trong việc mở lớp, đầu tư xây dựng trường để đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và địa phương. - Nguyên nhân hạn chế, yếu kém: Thứ nhất, việc mong muốn sớm có trường đại học hơn là trường cao đẳng và trung cấp, nhưng nếu có thành lập thì sẽ không có giảng viên vì hiện nay giảng viên trong các trường chuyên nghiệp còn quá ít và trình độ còn thấp so với yêu cầu; chưa có kế hoạch tuyển dụng hoặc gửi giáo viên đi đào tạo và bồi dưỡng giáo viên để đủ điều kiện giảng dạy trong các trường này. Thứ hai, chưa có chiến lược về thị trường lao động, việc dự báo nguồn nhân lực trong nền kinh tế thị trường còn bị động, lúng túng và thiếu đồng bộ; các ngành: Giáo dục và Đào tạo - ngành Lao động - Thương binh và Xã hội - Kế hoạch và Đầu tư - Công Thương chưa có sự phối hợp tốt trong việc xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế mà một trong những nhiệm vụ quan trong đó là chuẩn bị nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp đang hình thành của tỉnh. Thứ ba, do khả năng ngân sách đầu tư cho đào tạo còn hạn chế, nên việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho đào tạo còn quá ít, chấp vá, không hiện đại và thiếu đồng bộ. Thứ tư, giáo viên giảng dạy trong các trường chuyên nghiệp của tỉnh còn thiếu trầm trọng, đa số là giáo viên dạy các ngành nghề mà các cụm, khu công nghiệp đang có nhu cầu; khả năng sư phạm đối với giáo viên trường nghề và các trung tâm đào tạo của tỉnh còn hạn chế, còn nặng lý thuyết, ngại hướng dẫn thực hành cho học sinh, nhất là các ngành cơ khí, tiện, hàn v.v. Thứ năm, tỉnh chưa có chính sách thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao hoặc những ngành nghề mà hiện đang thiếu nguồn nhân lực về công tác và làm việc tại tỉnh nhất là thu hút cho các cụm và khu công nghiệp; chưa có chính sách phù hợp về học phí hỗ trợ học sinh học nghề nghề, hỗ trợ nhà ở cho công nhân v.v. Thứ sáu, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh chưa được giao quyền đầy đủ về tự chủ nhiệm vụ, biên chế, tổ chức, bộ máy, tài chính v.v theo quy định hiện hành. Kết luận Chương 2 Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy việc phát triển kinh tế luôn gắn liền với việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao là động lực quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất nước phù hợp định hướng của Đảng và Nhà nước ta trên con đường Hội nhập kinh tế Quốc tế. Để phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận nói riêng đang là mối quan tâm rất lớn của Tỉnh Uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh uỷ Ninh Thuận đã có Nghị Quyết chuyên đề về phát triển nguồn nhân lực; Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có các Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Với những mặt được, những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân về công tác đào tạo, sử dụng, thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ nay tới năm 2015. Từ những kinh nghiệm của các tỉnh đi trước là điều kiện thuận lợi để tỉnh Ninh Thuận xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cung cấp không những cho các khu công nghiệp của tỉnh mà tiến tới có nguồn nhân lực chất lượng cao để tham gia vào thị trường lao động quốc tế; việc xuất khẩu nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đây là việc làm không những cho trước mắt mà cho cả lâu dài để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá tỉnh Ninh Thuận, phù hợp với xu thế Hội nhập kinh tế Quốc tế của Việt Nam. Do vậy, muốn phát triển mạnh cả về chính trị, kinh tế và xã hội thì tỉnh Ninh Thuận cần có những định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng nhằm đảm bảo không những ổn định thị trường lao động trong tỉnh mà còn tham gia có hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và thế giới. Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 Qua nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước cho chúng ta thấy rằng, muốn phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu thì điều không thể thiếu đó là các nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực luôn đóng vai trò tiên phong và cực kỳ quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong điều kiện tỉnh Ninh Thuận hiện đang còn khó khăn về kinh tế; nguồn nhân lực hiện đang thiếu trầm trọng và về số lượng và chất lượng, đây là vấn đề lớn mà muốn thực hiện thành công công tác này thì đòi hỏi tỉnh phải xây dựng một chiến lược căn bản về nguồn nhân lực để đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có các cụm, khu công nghiệp của tỉnh; muốn đạt được điều đó, theo tôi tỉnh Ninh Thuận cần có các định hướng và giải pháp như sau: 3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các Khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2015 3.1.1 Định hướng Phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn chặt với việc phát triển con người, kinh tế phát triển tạo điều kiện cho con người phát triển, ngược lại khi con người phát triển toàn diện thì xã hội lại càng phát triển hơn. đó là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế phát triển; con người với vai trò là trung tâm của mọi hoạt động nhưng phải “vừa Hồng vừa Chuyên”; như vậy, đó mới là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tỉnh Ninh Thuận muốn đẩy mạnh việc phát triển kinh tế -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015.DOC
Tài liệu liên quan