Quá trình mở rộng và phát triển các KCX, KCN l à quá trình góp ph ần
đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế th ành phố, chuyển từ một
vùng nông nghi ệp lạc hậu với năng suất thấp th ành vùng công nghi ệp, phát triển
toàn diện về kinh tế, văn hóa, x ã hội . . .
Về chuyển dịch c ơ cấu kinh tế th ành phố, trước đây Quận 2, 7, 12, Tân
Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, C ủ Chi, Nhà Bè là nh ững huyện nông thôn ngoại
thành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp; tuy nhi ên, từ khi
có KCX, KCN trên các đ ịa bàn này, đã chuyển hóa những v ùng nông thôn, đ ầm
lầy hoang hóa, v ùng đất bạc màu tại nơi đây thành nh ững nơi trù phú về sản xuất
công nghiệp, khang trang về hạ tần g kỹ thuật –xã hội, có không gian xanh t ươi.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngo ài quốc doanh của các quận, huyện tr ên trong
vòng vài năm đã tăng đáng kể.
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
X. Vốn đầu t ư ước thực hiện
1,467 tỷ USD, đạt 79% vốn đầu tư đăng ký.
- Thuế và các khoản nộp ngân sách: Số thu ngân sách về thuế tiếp tục tăng
cao trong năm 2007, ước đạt 1.100 tỷ đồng, đạt 106,5% kế hoạch năm 2007
(1.032 tỷ đồng) và tăng 60% so với năm 2006.
Vốn đầu tư của các công ty phát triển hạ tầng v à các ngành cung ứng
dịch vụ
Về đầu tư hạ tầng KCX, KCN , có 12 công ty phát triển hạ tầng KCX,
KCN, trong đó có 02 đơn vị liên doanh với nước ngoài, các đơn vị còn lại là
doanh nghiệp trong nước. Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong
KCX, KCN để phục vụ cho nhà đầu tư là 270 triệu USD.
Ngoài ra, các ngành cung ứng phát triển mạnh như: Nước (Công ty cấp
nước thành phố), Điện (Công ty Điện lực thành phố và Công ty điện Hiệp
Phước), Bưu chính viễn thông (VNPT, Viettel, SPT . . . ), Xăng dầu v à Ngân
hàng thương mại (Việtcombank, Sacombank, Incombank, Ngân h àng Đầu tư
phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VIB Bank , Ngân
hàng Phương Nam . . .) đã thành lập các chi nhánh và phòng giao dịch, xây dựng
cơ sở vật chất và trang bị máy móc thiết bị tại các KCX, KCN để đáp ứng kịp
thời nhu cầu thiết yếu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp v à người lao động
(dich vụ trả lương thông qua tài khoản cá nhân, hệ thống ATM) với tổng vốn
đầu tư trên 281,3 triệu USD.
2.2.2. Về kim ngạch xuất khẩu
- Xuất khẩu: năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các KCX, KCN ước đạt 2.700
triệu USD, tăng 16% so với năm 2006 ( 2.320 triệu USD ), đạt 100% kế hoạch
32
năm 2007; cấp 2.000 Giấy chứng nhận xuất xứ h àng hóa ASEAN mẫu D cho
các doanh nghiệp với giá trị 50 triệu USD. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập tổ
chức thương mại thế giới ( WTO ) và Mỹ bình thường hóa quan hệ vĩnh viễn với
Việt Nam đã góp phần gia tăng kim nghạch xuất khẩu của các KCX, KCN th ành
phố.(xem phụ lục 2.4)
Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: may mặc ( chiếm tỷ trọng
39,81% kim nghạch xuất khẩu ), điện - điện tử ( 17,92% ), cơ khí – cơ khí điện
( 14,46% ), hóa chất, hóa dầu ( 5% ), thực phẩm ( 4,78% ), vật liệu xây dựng
(4,8%).
- Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu trong năm ước đạt 2.300 triệu USD,
tăng 32% so với năm 2006 (1.740 triệu USD), đạt 110% kế hoạch năm 2007
(2.100 triệu USD).
Như vậy, so sánh giữa kim ngạch xuất khẩu v à kim ngạch nhập khẩu, các
KCX, KCN đạt giá trị xuất siêu là 400 triệu USD, góp phần tạo nguồn ngoại tệ
và tăng GDP của Thành phố.
2.2.3. Về trình độ kỹ thuật, công nghệ mới và kinh nghiệm quản lý
Công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX, KCN thời gian ban đầu
thường là các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguy ên liệu dễ
tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử; chủ yếu là gia công.
Càng về sau, khi độ an toàn của môi trường đầu tư cho phép, các nhà đầu
tư nâng trình độ công nghệ lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao như cơ khí
chính xác, tự động hóa. Một số lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao tại KCX, KCN
đã được các doanh nghiệp đầu tư thể hiện qua các dây chuyền sản xuất các sản
phẩm như: hộp số tự động ô tô, cáp điện, linh kiện điện -điện tử của các Công ty
Furukawa, Nikkiso, Saigon Precision, Chubu Rika, Nidec Tosok. Ngoài ra, m ột
số nhà đầu tư bắt đầu đi vào công nghệ của nền kinh tế tri thức như thiết kế, sản
xuất con chip, phần mềm điện toán như Công ty Renesas.
Mặt khác, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp KCX, KCN đ ã
chuyển giao dần việc quản lý và điều hành sản xuất cho người lao động Việt
Nam. Hầu hết các doanh nghiệp đã bố trí, sử dụng người lao động Việt Nam vào
33
các vị trí, chức danh công việc quan trọng nh ư: tổ trưởng các bộ phận, quản đốc,
trưởng phòng, giám đốc, phó giám đốc, hoặc thành viên Hội đồng quản trị. Qua
đó, giúp lao động Việt Nam tiếp cận và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến của
nước ngoài.
2.2.4. Về giải quyết việc làm
Việc hình thành các KCX, KCN và sự gia tăng của khu vực đầu tư nước
ngoài đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả
lao động của thành phố và lao động từ các tỉnh. Tính đến 31/12/200 7, các KCX-
KCN đã thu hút được 249.525 lao động, trong đó lao động làm việc trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 179.383 người, chiếm tỉ lệ 72%. Lực
lượng lao động trong KCX, KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi trung b ình
từ 18 đến 25, lao động nhập cư chiếm trên 60% và tỷ lệ lao động chiếm khoảng
67% tổng số lao động.
Bảng 2.1 Tình hình thu hút lao động của các KCX, KCN Tp.HCM
(Tính đến 31/12/2007)
Stt KCX - KCN Số lao động (người) Lao động nữ (người)
1 Bình Chiểu 5.500 2.340
2 Cát Lái 2 4.064 1.641
3 Hiệp Phước 4.537 1.569
4 Lê Minh Xuân 9.008 4.017
5 Tây Bắc Củ Chi 18.059 11.688
6 Tân Bình 28.872 14.279
7 Tân Tạo 25.868 11.343
8 Tân Thới Hiệp 6.869 4.665
9 Vĩnh Lộc 15.970 9.264
10 Linh Trung I 45.966 37.310
11 Linh Trung II 23.069 14.540
12 Tân Thuận 59.762 49.952
13 Tân Phú Trung 1.981 593
TỔNG CỘNG 249.525 163.201
Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM
Lao động làm việc trong KCX, KCN liên tục tăng qua các năm, đặc biệt
là trong giai đoạn đầu hình thành KCX, KCN. Trong 5 năm đầu, tốc độ tăng
34
hàng năm trên 100%. Những năm kế tiếp, tốc độ tăng lao động giảm h ơn so với
trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp đã dần ổn định và các KCX, KCN đã khai thác gần như lấp đầy.
Vấn đề tồn tại hiện nay là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về
chất lượng và số lượng. Đa số lao động phải tuyển dụng từ các tỉnh khác, do đó
thị trường lao động luôn bị biến động và không ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu
đầu tư, khuyến khích các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, giảm dần tỷ lệ các
ngành nghề thâm dụng lao động dẫn đến t ình trạng thiếu lao động kỹ thuật.
Đồng thời, chương trình giảng dạy tại các trường còn mang nặng tính lý thuyết,
chậm đổi mới, nội dung đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tiễn; nhiều lao động
đã được đào tạo qua trường lớp nhưng khi được tuyển dụng, doanh nghiệp vẫn
phải đào tạo lại. Do đó, việc cung ứng nguồn nhân lực, đặc biệt l à lao động chất
xám, kỹ thuật cao, luôn gặp khó khăn.
2.2.5. Về thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển
Quá trình mở rộng và phát triển các KCX, KCN là quá trình góp phần
đáng kể vào chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, chuyển từ một
vùng nông nghiệp lạc hậu với năng suất thấp thành vùng công nghiệp, phát triển
toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội . . .
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trước đây Quận 2, 7, 12, Tân
Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè là những huyện nông thôn ngoại
thành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất công nghiệp thấp; tuy nhi ên, từ khi
có KCX, KCN trên các địa bàn này, đã chuyển hóa những vùng nông thôn, đầm
lầy hoang hóa, vùng đất bạc màu tại nơi đây thành những nơi trù phú về sản xuất
công nghiệp, khang trang về hạ tầng kỹ thuật – xã hội, có không gian xanh tươi.
Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của các quận, huyện tr ên trong
vòng vài năm đã tăng đáng kể.
Năm 1991, sự hình thành KCX Tân Thuận (một trong năm chương trình
phát triển để hướng phát triển thành phố về hướng Nam và ra biển Đông) đã mở
ra đường Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh (nay là đại lộ Nguyễn Văn Linh) với
khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hiện đại, mở ra KCN Hiệp Phước, Nhà máy điện
35
Hiệp Phước cùng với hệ thống cảng tổng hợp sẽ được xây dựng. Như vậy, KCX
Tân Thuận đã góp phần tạo sự chuyển hướng từ một vùng nông nghiệp lạc hậu
trở thành vùng đô thị công nghiệp phát triển trong tương lai.
Về cơ sở hạ tầng, trong thời g ian qua thành phố đã nỗ lực dần xây dựng
cơ sở hạ tầng bên ngoài kết nối đến KCX, KCN nhằm phục vụ cho sự hình
thành và phát triển KCX, KCN thành phố, như đã xây dựng và mở rộng các hệ
thống trục giao thông chính (Quốc lộ 1, đ ường Trường Chinh, xa lộ Bắc Nam,
xa lộ Đông Tây, xây dựng thêm cầu Kinh Tẻ, cầu Tân Thuận 2, hầm chui trên
Quốc lộ 1 tại các điểm tiếp giáp KCN) cũng nh ư các hệ thống điện, nước, viễn
thông phát triển.
Một số công ty phát triển hạ tầng KCX, KCN v à doanh nghiệp trong khu
đã đầu tư phát triển các hạ tầng xã hội như: khu nhà ở chuyên gia, nhà lưu trú
công nhân, khu ăn uống, vui chơi giải trí thể thao, phòng khám y tế, hệ thống thẻ
ATM.
Về thu ngân sách, một kết quả đáng ghi nhận là trong những năm qua, các
KCX, KCN cũng đóng góp vào nguồn thu ngân sách của thành phố. Thu ngân
sách trong các KCX, KCN liên tục tăng cao qua các năm, tốc độ tăng bình quân
là 53%/năm. Trong năm 2007, thu ngân sách ước đạt 1.100 tỷ đồng, đạt 106,5%
kế hoạch năm 2007 (1.032 tỷ đồng) và tăng 60% so với năm 2007.
Nhìn chung, qua 15 năm hình thành và phát triển, hiệu quả thu hút đầu tư
tại các KCX, KCN được thể hiện trên một ha đất cụ thể như sau: thu hút được
khoảng 3,07 triệu USD vốn đầu tư, tạo ra 9,97 triệu USD kim ngạch xuất khẩu,
giải quyết việc làm cho gần 148 ngàn lao động, đóng góp ngân sách trên 40.000
USD/năm.
2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của các KCX, KCN Tp.HCM
2.3.1. Tình hình cung ứng nguồn nhân lực trong KCX, KCN
2.3.1.1. Sự phát triển về số lượng lao động
Khu chế xuất ở Tp.HCM ra đời vào cuối năm 1991. Đến đầu năm 1993
doanh nghiệp đầu tiên ở KCX Tân Thuận bắt đầu hoạt động, với chuyên ngành
sản xuất là kéo sợi. Đây là mốc khởi đầu của hoạt động, huy động, bồi d ưỡng và
36
cung ứng lao động cho sản xuất công nghiệp của to àn bộ quá trình hình thành và
phát triển của hệ thống các KCX, KCN.
Trong quá trình phát triển của mình, các KCX, KCN TP.HCM đã là một
đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo từ quỹ lao động tự có tại
TP.HCM cũng như từ các địa phương bạn, kể cả những địa phương cách rất xa
Thành phố.
Với phương châm vừa chạy vừa xếp hàng lần lượt các khu chế xuất rồi
đến các khu công nghiệp đã thu hút ngay lực lượng lao động đông đảo đang
thiếu việc làm với trình độ tay nghề hầu như chưa có gì đáng kể, với sự năng
động quý báu của các nhà đầu tư trong nỗ lực đào tạo tại chỗ rất hiệu quả, đáp
ứng cơ bản nhu cầu của sản xuất.
Theo cách thức như vậy, sức thu hút lao động của các khu đ ã tăng lên
mạnh mẽ, đặc biệt là trong thời kỳ định hình của hệ thống trong các năm 1995 –
1997.
Sự phát triển về định lượng của lực lượng lao động đầu quân vào nền sản
xuất của các khu được phản ánh qua thống kê:
Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng số lao động làm việc tại các KCX, KCN theo năm
Stt Năm Số lao động (người) Tỷ lệ tăng(%)
1 1993 107
2 1994 1.238
3 1995 5.202 320.19
4 1996 11.155 114.44
5 1997 22.985 106.05
6 1998 31.356 36.42
7 1999 53.015 69.07
8 2000 76.920 45.09
9 2001 87.726 14.05
10 2002 109.67 25.01
11 2003 132.997 21.27
12 2004 145.696 9.55
13 2005 188.761 29.56
14 2006 211.437 12.01
15 2007 249.525 18.01
Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM
37
Từ năm 1993 đến 1997 là thời kỳ các nhà máy trong các khu ào ạt mở cửa
từ kết quả của các giấy phép đầu t ư khi các KCX, KCN mới vào cuộc. Do đó,
tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động vào thời gian này là có sự đột biến,
năm 1995 tăng 320,19%; năm 1996 tăng 114,43%; năm 1997 tăng 113,22%.
Số lượng lao động thu hút được vào ca KCX, KCN phần lớn bao gồm học
sinh phổ thông mới ra trường, tỉ trọng đến 70%.
Theo số liệu của Phòng Quản lý lao động thuộc Ban quản lý th ì tỉ trọng
của các loại lao động tính chung cho thời gian qua được phản ánh như sau:
+ Trung học phổ thông ( tú tài hoặc hết lớp 12/12 ): 28,6%
+ Phổ thông cơ sở ( tốt nghiệp cấp 2 hoặc học hết lớp 9/12): 40,9%
+ Tốt nghiệp đại học: 10%
+ Tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp: 15,5%
Tình trạng này bắt nguồn từ thực tế là khả năng đào tạo tay nghề của
chúng ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt chất lượng tay nghề được đào tạo vẫn còn
khá xa với yêu cầu. từ thực tế này, các nhà đầu tư bắt buộc phải nâng cao tính
năng động của mình bằng việc đào tạo tại chỗ mà đầu vào là học sinh chưa có
tay nghề nhưng có khả năng được đào tạo nhanh.
Cần nói cho chính xác rằng nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp trong
các khu đương nhiên không phải đơn giản là học sinh phổ thông với trình độ học
vấn nhất định, mà nhu cầu thật sự là các công nhân có tay nghề được đào tạo từ
các học sinh mới ra trường với trình độ học vấn như đã nêu.
2.3.1.2 Về chất lượng nguồn nhân lực
- Về trình độ học vấn: Các KCX – KCN đã góp phần nâng cao dân trí,
người lao động trở nên năng động hơn, có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao tay
nghề, trình độ văn hóa; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Tỷ lệ lao
động trình độ THCS, PTTH có xu hướng giảm, thay vào đó là trình độ lao động
trung cấp, cao đẳng và đại học ngày càng tăng. Tỷ lệ về trình độ học vấn được
thể hiện bảng sau:
38
Ba ̉ng 2.3: Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn ở các KCX, KCN
Năm 2007 Năm 2006
Trình độ văn hóa - tay nghề Số lao
động
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Số lao
động
(người)
Tỷ
trọng
(%)
Cấp 1 7.105 2,85 7.408 3,5
Cấp 2 85.791 34,38 72.199 34,14
Cấp 3 90.055 36,09 79.441 37,57
Trung học chuyên nghiệp, cao
đẳng 39.894 15,99 29.003 13,71
Đại học và trên ĐH 26.680 10,69 23.422 11,08
Tổng cộng 249.525 100 211.473 100
Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM
Nếu như năm 2006, tỷ lệ lao động có trình độ lao động phổ thông là 75%
và trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là 25% thì đến năm
2007, tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông giảm xuống là 73% và trình độ đại
học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tăng lên 27%.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các KCX, KCN thời gian ban đầu
thường là các loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ
tìm trên thị trường như các ngành dệt may, lắp ráp điện tử, chủ yếu là gia công.
Càng về sau, khi độ an toàn môi trường đầu tư cho phép, các nhà đầu tư nâng
trình độ công nghệ đi lên, đi vào những lĩnh vực công nghệ cao tại KCX, KCN
đã được các doanh nghiệp đầu tư thể hiện qua các dây chuyền sản xuất các sản
phẩm như: hộp số số tự động ô tô, cáp điện, linh kiện điện-điện tử của các công
ty Furukawa, Nikkiso, Saigon Precision, Chubu Rika. Ngoài ra, một số nhà đầu
tư bắt dầu đi vào công nghệ của nền kinh tế trí thức như thiết kế, sản xuất con
chíp, phần mềm điện toán như công ty Renesas.
2.3.1.3. Về tạo nguồn và tổ chức cung ứng lao động
Một sự hiệp đồng khá nhịp nhàng với sự hình thành và phát triển nhanh
chóng của các KCX, KCN là sự hình thành trung tâm dạy nghề, mở đầu bằng sự
ra đời của Trung tâm dạy nghề quận 7 với sự yểm trợ của nh à đầu tư phát triển
KCX Tân Thuận về dây chuyền thiết bị dạy nghề nhập khẩu.
39
Tiếp theo đó, các quận của Thành phố đã lần lượt cho ra đời các trung tâm
dạy nghề riêng trong các thời điểm khác nhau. Hiện nay trên toàn Thành phố có
tất cả 72 trung tâm dạy nghề ngoài công lập.
Ngoài ra, Thành phố còn có 28 trường dạy nghề, trong đó có 17 trường
dạy nghề công lập và 11 trường dạy nghề ngoài công lập, và một số đáng kể
trung tâm thuộc các doanh nghiệp, và doanh nghiệp có dạy nghề.
Về mặt số lượng, lực lượng trung tâm dạy nghề có thể nói đông đảo v à
đều khắp. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng dạy nghề, cũng như ở hệ thống giáo dục
chính quy, là chủ đề cần được cải thiện mạnh mẽ.
Hòa nhịp với sự xuất hiện của các trung tâm dạy nghề, tr ên TP.HCM đã
có 7 trung tâm giới thiệu việc làm đầu mối, và một số trung tâm dạy nghề có
hoạt động giới thiệu việc làm. Ngoài ra còn một số trung tâm trực thuộc ngành,
và đông đảo các doanh nghiệp làm nhiệm vụ giới thiệu việc làm.
Các trung tâm này đã hợp thành một hệ thống cùng nhau đảm đương một
phần quan trọng việc cung ứng lao động cho các doanh nghiệp KCX, KCN tr ên
TP.HCM, bên cạnh một phần nhỏ hơn là lực lượng lao động do các doanh
nghiệp trực tiếp huy động.
Theo tổng kết của trung tâm cung ứng lao động ( bây giờ l à Trung tâm
giới thiệu việc làm ) của HEPZA, lượng lao động được tuyển mộ qua các trung
tâm này đã đóng góp to lớn và tích cực cho việc cung ứng lao động cho các xí
nghiệp trong các KCX, KCN. Song tác động rõ nét của hệ thống này chủ yếu là
xử lý các công việc thuộc phạm vi thủ tục h ành chính. Khó khăn đã phát sinh là
chính sách áp dụng có chỗ chưa thống nhất giữa các chủ thể cũng làm một công
việc như nhau.
2.3.2. Tình hình đào tạo nghề cho các KCX, KCN Tp.HCM
2.3.2.1. Mạng lưới cơ sở dạy nghề cho các KCX, KCN
Đến cuối năm 2006, toàn Thành phố có 320 cơ sở dạy nghề chính thức
đăng ký hoạt động, tăng 1,9 lần so với đầu năm 2001.
Mạng lưới này phân bố khắp 24 quận huyện, có quy mô đào tạo hàng năm
khoảng 35.000 học sinh công nhân kỹ thuật v à 320.000 học viên ngắn hạn.
40
Trong phát triển mạng lưới, chủ trương xã hội hóa đã khuyến khích, tạo điều
kiện để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư mở mới cơ sở dạy nghề . Tỷ
lệ cơ sở dạy nghề ngoài công lập mở mới trong 5 năm qua chiếm h ơn 80% tổng
số cơ sở dạy nghề mở mới trong cùng thời kỳ.
Ngoài ra Thành phố đã khai thác có hiệu quả hệ thống trường Trung ương
trú đóng tại Thành phố để góp phần đào tạo công nhân kỹ thuật. Hàng năm số
học sinh Thành phố do các trường Trung ương đào tạo xấp xỉ số do các trường
Thành phố đào tạo.
2.3.2.2. Ngành nghề và hình thức đào tạo cho các KCX, KCN
Nhiều ngành nghề và hình thức đào tạo được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đa
dạng phong phú của người lao động cũng như thực tế sản xuất kinh doanh .
Ngoài các ngành nghề truyền thống, các nghề trong lĩnh vực công nghệ mới,
trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển mạnh nh ư: kỹ thuật
máy tính, lập trình hệ thống, thiết kế đồ họa trên máy vi tính (CAD), cơ điện tử-
điều khiển tự động-cơ khí chính xác, nghiệp vụ tài xế taxi (ngoài kỹ năng lái
xe), thiết kế thời trang, bán hàng, kỹ thuật đàm phán hợp động, thẩm mỹ, các
dịch vụ du lịch, làm vườn, cây cảnh, kỹ thuật chất dẻo, kiểm tra chất l ượng thực
phẩm, sửa chữa thiết bị viễn thông, quản lý nh à cao tầng, v.v. . .
Ngoài hình thức đào tạo tập trung theo kế hoạch (đào tạo tại trường theo
chương trình chính quy; chủ yếu đối với hệ dài hạn chính quy và lao động chưa
có việc làm, cần học nghề để tìm việc hoặc tổ chức việc làm), nhiều hình thức
đào tạo mới được tổ chức:
Đào tạo tại chức đối với công nhân, vi ên chức đang làm việc, muốn nâng
cao tay nghề; người lao động khác muốn học thêm nghề hoặc nâng cao
khả năng nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ .
Đào tạo tại xí nghiệp đối với công nhân do xí nghiệp tuyển v ào, tổ chức
đào tạo và sử dụng.
Đào tạo có địa chỉ: Cơ sở dạy nghề tuyển sinh đào tạo và cung cấp lao
động theo “đơn đặt hàng” của các doanh nghiệp.
41
Bồi dưỡng nâng bậc thợ: Các cơ sở dạy nghề phối hợp với các doanh
nghiệp xây dựng chương trình, tổ chức các lớp bồi dưỡng và tổ chức thi
nâng bậc thợ cho công nhân.
Đào tạo theo chế độ “môđun” (môđun hóa ch ương trình đào tạo dài hạn)
và liên thông giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Đào tạo bổ sung tay nghề thực hành cho học sinh tốt nghiệp trung cấp để
lấy bằng công nhân kỹ thuật.
Đào tạo theo phương thức hợp đồng sử dụng bản quyền về ch ương trình,
kiểm tra đánh giá và cấp bằng nước ngoài.
2.3.3. Tình hình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
trong KCX, KCN
2.3.3.1. Vấn đề nhà ở của người lao động trong các KCX, KCN
Để giải quyết chỗ ở cho người lao động, UBND Thành phố đã ban hành
chỉ thị số 07/2003/CT-UB ngày 23/4/2003 về chủ trương xây dựng nhà cho
người có thu nhập thấp và Quyết định số 322/2003/QĐ-UB ngày 30/12/2003 về
phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân tại các KCX,
KCN trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân đã được tham gia bởi nhiều
thành phần, bao gồm: do tư nhân tổ chức cho công nhân thuê có vị trí gần các
KCX, KCN; do doanh nghiệp tự đầu tư như Công ty Nissei Electric; do t ổ chức
đầu tư như Tổng công ty xây dựng Sài Gòn. Tính đến cuối năm 2007, đã hoàn
thành 9 lô nhà chung cư và một khu nhà cấp bốn, đáp ứng chỗ ở cho 6.398 công
nhân.
Tuy nhiên, việc xây dựng các khu nhà lưu trú công nhân vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu về nhà ở và chưa thu hút được người lao động vào ở. Do đó,
phần lớn người lao động ở trọ tại các khu dân cư xung quanh, chật hẹp và thiếu
tiện nghi.
42
Bảng 2.4: Tình hình xây dựng nhà ở cho công nhân
Stt KCX-KCN Qui mô Số chỗ ở đáp ứng được
1. Tân Thuận 2 lô nhà 5 tầng 1.900
2. Nissei Electric – Linh Trung 1 2 lô nhà 5 tầng 1.520
3. Tân Bình 1 lô nhà 3 tầng 380
4. Tổng Công ty Xây dựng Sài
Gòn – Linh Trung 1
2 lô nhà 5 tầng 1.478
5. Tân Tạo 40 căn nhà cấp 4 400
6. Vĩnh Lộc 2 lô nhà chung cư 720
Tổng cộng 6.398
Nguồn: Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM
Nhà nước có chủ trương tạo điều kiện chỗ ở cho người lao động nhưng
việc thực hiện chủ trương này từ các cơ quan chức năng của Nhà nước còn rất
hạn chế, các chính sách miễn giảm chậm nghiên cứu triển khai thực hiện v ì vậy
đại bộ phận công nhân lao động sinh sống trong các ph òng trọ mà người dân xây
dựng, các khu nhà trọ này thường là các dãy nhà cấp 4 được ngăn thành phòng
nhỏ ẩm thấp và rất nóng nực vào mùa khô với diện tích phòng dao động từ 5m2
đến khoảng 12m2, giữa các dãy phòng trọ thường có lối đi chật hẹp v ì vậy các
khu nhà trọ không có các khu vực rộng để ng ười lao động vui chơi giải trí lành
mạnh.
2.3.3.2. Văn hóa tinh thần của người lao động
Hàng năm, Ban quản lý, tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên tổ chức xe
đưa những công nhân có hoàn cảnh khó khăn về quê ăn tết, thăm và tặng quà
cho công nhân vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, ngoài ra Ban quản lý đã tích
cực chủ động phối hợp với Câu lạc bộ h àng Việt Nam chất lượng cao tổ chức
trao học bổng giúp công nhân lao động có ho àn cảnh khó khăn tham gia học văn
hóa, tay nghề; thường xuyên tổ chức thăm và tặng 50 tivi cho công nhân ở các
khu nhà trọ, vận động các nhà tài trợ trang bị 25 tủ sách với hơn 25.000 đầu
sách, cung cấp mỗi ngày trên 300 tờ báo Người lao động cho các doanh nghiệp
và nhà lưu trú có đông công nhân lao đ ộng, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục thể thao, các cuộc hội thi tìm hiểu pháp luật lao động được công đoàn,
đoàn thanh niên tổ chức đã góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của
43
công nhân lao động, những kết quả đó đã đáp ứng được nhu cầu của một bộ
phận công nhân lao động, góp phần vào sự ổn định và phát triển sản xuất.
Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động diễn ra chủ yếu l à ở
địa bàn cư trú nhưng do thu nhập thấp, điều kiện và thời gian làm việc căng
thẳng nên phần đông công nhân lao động sau giờ l àm việc họ ở nhà nghỉ ngơi, ít
có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ tham quan du lịch . . .
nếu phải bỏ chi phí. Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học Công nghệ th ành
phố thì ngoài giờ làm việc chỉ có 14,5% công nhân đi xem phim, xem ca nhạc;
9,7% công nhân đến các khu vực vui chơi, giải trí.
Một số doanh nghiệp có quan tâm và tạo điều kiện cho công nhân đi tham
quan nghỉ mát hoặc tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ trong ng ày kỷ niệm
thành lập doanh nghiệp nhưng còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh mà chưa nhận thấy sự cần thiết và trách nhiệm
trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ng ười lao động; từ đó chưa
dành thời gian, chưa tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động
văn hóa, văn nghệ.
Hoạt động văn hóa văn nghệ, phong trào thể dục thể thao tuy được Công
đoàn và Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức nhưng những hoạt động đó chủ
yếu diễn ra vào các dịp lễ, chưa trở thành các hoạt động thường xuyên bên cạnh
đó khả năng tổ chức sinh hoạt, các trang thiết bị ph ục vụ cho nhu cầu văn hóa và
tinh thần cũng còn nhiều hạn chế vì vậy nội dung hoạt động văn hóa văn nghệ
còn rất đơn điệu cả về hình thức lẫn nội dung nên chưa thu hút được công nhân
lao động tham gia. Điều đó, đòi hỏi phải có sự đầu tư đúng mức của Thành phố
và cần phải có sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị x ã hội vì nếu đời
sống vật chất và tinh thần thấp sẽ là nguyên nhân cho những yếu tố tiêu cực
khác có thể phát sinh và đó chính là những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây
dựng phát triển đội ngũ công nhân lao động.
2.3.4. Chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động trong các KCX,KCN
2.3.4.1. Về lương người lao động
44
Đối với người lao động sau khi có việc làm ổn định thì thu nhập là yếu tố
rất quan trọng, luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu, lương cơ bản bình quân của
lao động phổ thông ngành may mặc là 870.000 đồng đến 930.900 đồng/ tháng từ
6 tháng đến 1 năm đầu mới vào làm việc, ngành điện tử có cao hơn 1.200.000
đồng/tháng, đối với lao động khối văn ph òng mức lương trung bình từ 1,8 triệu
– 3 triệu đồng/tháng. Nói chung, thu nhập b ình quân của người lao động trong
các doanh nghiệp KCX, KCN khoảng 1.200.000 đồng/tháng. Ngo ài mức kương
cơ bản, đa số các doanh nghiệp người lao động còn được tiền thưởng từ 50.000
đồng – 250.000 đồng/tháng, phụ cấp nhà trọ 50.000 đồng, cơm trưa và chế độ
phụ cấp khác. Căn cứ vào hiệu quả lao động trong các dịp lễ, tết ng ười lao động
còn được doanh nghiệp có chế độ khen th ưởng. Tuy nhiên theo đánh giá chung
từ nhiều năm qua đến nay, mức thu nhập b ình quân của người lao động vẫn
không thay đổi nhiều khoảng 1.300.000 đồng/tháng. Đó l à mức thu nhập thấp so
với tình hình gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015.pdf