MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa của đề tài 6
7. Kết cấu của đề tài 6
NỘI DUNG 7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGHÀNH DU LỊCH 7
1.1Nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 7
1.1.1. Nguồn nhân lực 7
1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 10
1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực 12
1.2Nguồn nhân lực trong ngành DL 14
1.2.1 Khái niệm ngành DL 14
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong ngành DL 19
1.3 Vai trò và xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch 23
1.3.1 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với ngành du lịch ở Việt Nam 23
1.3.2 Xu hướng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch 25
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch 31
1.5 Kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch 34
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số nước trên thế giới 34
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của một số tỉnh trong nước 37
1.5.3 Một số bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở Ninh Bình 40
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 43
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 43
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 44
2.1.3 Nhận xét chung 51
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình 53
2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay 53
2.3 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay 63
2.3.1 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình 63
2.3.2 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình 70
2.4 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình 71
2.4.1 Những thành tựu và nguyên nhân 71
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 73
2.4.3 Những vấn đề cấp thiết cần giải quyết để phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình 77
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH 80
3.1 Quan điểm, mục tiêu và phương hướng 80
3.1.1 Quan điểm 80
3.1.2 Phương hướng 80
3.1.3 Mục tiêu 82
3.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình 84
3.2.1 Nhóm giải pháp thứ nhất: Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch 84
3.2.2. Nhóm giải pháp thứ 2: Nâng cao chất lượng ĐT NNL ngành DL 87
3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Các giải pháp hỗ trợ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1. Kết luận 97
2. Kiến nghị 98
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư (tại xã Trường Yên - Hoa Lư) - là kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện nơi đây có đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành; khu DL Tam Cốc - Bích Động (tại xã Ninh Hải - Hoa Lư) đã được tặng chữ: " Nam thiên đệ nhị động" hay "Vịnh Hạ Long cạn"; Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc huyện Nho Quan) với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây Chò ngàn năm tuổi, có động Người xưa; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, động Vân Trình, nước nóng Kênh Gà, khu hang động Tràng An, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu DL sinh thái hồ Đồng Chương, khu phòng tuyến Biện Sơn - Tam Điệp...rất hấp dẫn khách DL.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tổng giá trị và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội
Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và DL.
Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số. Năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, đến năm 2010 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 11/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam: năm 2007, thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ. Năm 2010 thu ngân sách đạt 3.100 tỷ đồng trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64 [22].
Cơ cấu kinh tế cuả tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005 – 2010 bình quân tăng 15,35%/năm. Cụ thể:
Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 ở tỉnh Ninh Bình
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
15,6
14,8
15,1
15,2
15,4
16
Tốc độ tăng giá trị sản xuất CN – XD (%)
19,4
20,6
25,8
28,7
31,8
21,04
Tốc độ tăng giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản (%)
2,01
2,04
2,68
2.75
2,92
3,02
Tốc độ tăng giá trị sản xuất Dịch vụ - DL (%)
14,65
17,9
18,6
19,8
20,3
21
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh đã có nhiều khởi sắc với những dấu ấn đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp đạt 28,94%/năm, xây dựng đạt 35,4%/năm, khai khoáng đạt 15,92%; ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp 1,77%; ngành thủy sản tăng 16,87%; khu vực kinh tế dịch vụ có tốc độ tăng trưởng 11,32%; đáng chú ý nhất là ngành DL có tốc độ tăng trưởng 19,64%. Với mức tăng trưởng trong thời gian qua có thể thấy nền kinh tế Ninh Bình đã và đang phát triển đúng với định hướng phát triển của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đề ra.
Công nghiệp – xây dựng
Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các DN xi măng The Vissai, xi măng Hệ Dưỡng (công suất 3,6 triệu tấn/năm), xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà (công suất 0,6 triệu tấn/năm), xi măng Hướng Dương (công suất 2 triệu tấn/năm).v.v. Sản phẩm chủ lực của tỉnh là xi măng, đá, thép, vôi, gạch .v.v.
Tính đến năm 2010, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Về thu hút đầu tư, tỉnh hiện có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin với vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng.
Ngành công nghiệp và xây dựng đã tạo ra giá trị sản xuất ngày càng tăng, góp phần phát triển KT - XH của tỉnh.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị: %
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Nông, lâm, thủy sản
22,8
21,1
22,1
21,1
19,6
19,9
CN – XD
54,2
55,0
54,4
55,6
57,7
58,4
Dịch vụ - DL
23,0
23,9
23,5
23,2
22,8
21,7
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Như vậy, có thể thấy rằng CN - XD đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy thành công sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Năm 2005, giá trị sản xuất của CN - XD ngành là 54,2%, đến năm 2010 con số này đã tăng lên 58,4%. Đây là kết quả khả quan của ngành CN - XD, trong tương lai, con số này còn tiếp tục tăng nữa.
Du lịch – dịch vụ
Cùng với công nghiệp, DL đã và đang phát triển theo định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử - văn hoá với các loại hình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo và di tích lịch sử cách mạng rất phong phú. Sự đa dạng được thể hiện ở loại hình DL: sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao. Nhiều di tích danh thắng đã trở thành điểm tham quan DL hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Ngành DL Ninh Bình những năm gần đây đạt được những kết quả khả quan trong kinh doanh. Cụ thể:
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh DL của ngành DL Ninh Bình
qua các năm 2005 – 2010
Các chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Lượt khách
1.021.236
1.186.988
1.518.559
1.900.888
2.390.905
3.007.412
- Khách quốc tế
329.847
375.017
457.920
584.400
601.785
621.051
- Khách nội địa
691.389
811.971
1.060.639
1.316.488
1.789.120
2.386.361
Tổng doanh thu
(Triệu đồng)
63.180
87.997
109.012
162.100
250.134
492.294
Nộp ngân sách
(Triệu đồng)
7.463
8.633
10.512
16.150
25.350
38.381
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Năm 2009, Ninh Bình đã đón gần 2.390.000 triệu lượt khách DL, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khách quốc tế có gần 602.000 lượt (trong khi Việt Nam đón được 3.400.088 lượt khách quốc tế). Doanh thu từ DL đạt gần 253 tỷ đồng, tăng 55,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Năm 2010, Ninh Bình đón 3.375.261 lượt khách. Trong đó khách quốc tế 700.006 lượt. Doanh thu đạt 549,908 tỷ đồng, tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2009.[ Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010]
Qua bảng số liệu ta thấy, ngành DL Ninh Bình đã có những đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh. Đây là nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển DL nói riêng và phát triển KT – XH của tỉnh nói chung. Năm 2010, DL Ninh Bình đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh tới 38.381 triệu đồng.
Đóng góp của ngành dịch vụ - du lịch vào GDP của tỉnh ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.4: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở Ninh Bình thời kỳ 2005 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng
T T
Ngành kinh tế
2005
2006
2007
2009
2010
GDP
Tỉ lệ
%
GDP
Tỉ lệ
%
GDP
Tỉ lệ
%
GDP
Tỉ lệ
%
GDP
Tỉ lệ
%
1
Nông, lâm nghiệp
847,95
46,13
903,06
37,83
932,85
4,90
875,85
27,20
941,82
24,63
2
Thủy sản
35,99
1,96
90,62
3,80
94,95
3,55
110,13
3,42
91,71
2,40
3
Khai khoáng
34,36
1,87
44,58
1,87
66,94
2,50
79,16
2,46
83,36
2,18
4
Công nghiệp
225,80
12,28
442,50
18,54
525,38
19,66
896,98
27,86
1.037,41
27,13
5
Xây dựng
82,21
4,47
137,45
5,76
159,56
5,97
226,00
7,02
505,47
13,22
6
Thương mại
611,76
33,28
768,77
32,21
893,03
33,41
1.031,58
32,04
1.164,34
30,45
Du lịch
21,00
1,14
31,21
1,31
38,25
1,43
47,39
1,47
61,59
1,61
Tổng cộng
.838.07
100,0
2.386,98
100,0
2.672,71
100,0
3.219,70
100,0
3.824,12
100,0
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Tuy nhiên kinh tế DL Ninh Bình vẫn còn những yếu kém: tỷ lệ lưu trú thấp; hoạt động DL chủ yếu vẫn là khai thác thiên nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế; công tác tuyên truyền, quảng bá; quản lý yếu kém.
Được tỉnh xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn (Định hướng thu nhập DL thuần tuý >10%). Trong những năm gần đây, ngành DL Ninh Bình đang khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh. Về lâu dài, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết, UBND tỉnh đã có Kế hoạch phát triển DL đến năm 2020, định hướng đến 2030 để thực hiện mục tiêu sớm đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nông – lâm – thủy sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch đúng hướng, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉnh đã hình thành nhiều vùng chuyên canh nông nghiệp như: Vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm; vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác; vùng biển Kim Sơn nuôi tôm sú, nuôi cá, vùng Yên Khánh trồng lúa, chăn nuôi gia súc; vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Đặc biệt, sản xuất vụ đông phát triển mạnh và trở thành vụ sản xuất chính nhờ các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Diện tích cây vụ đông 2009 – 2010 là 22.500 ha. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp từ 31,3 triệu đồng năm 2006 lên 67,8 triệu đồng năm 2009, sản lượng lương thực là 50,3 vạn tấn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hàng trăm cánh đồng đạt thu nhập 50 - 100 triệu đồng/ha/năm. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích nông dân tích cực sản xuất. Năm 2009, tỉnh đưa vào gieo cấy gần 14 ngàn ha lúa cao sản và lúa chất lượng cao. Trong chăn nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi trồng thủy sản giữ ổn định và có chiều hướng phát triển với chủ trương đầu tư hạ tầng vùng bãi bồi ven biển theo hướng công nghiệp.
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản theo giá thực tế
phân theo ngành hoạt động
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Nông nghiệp
2.193.984
2.488.210
3.275.831
4.686.943
4.985.082
5.024.390
Lâm nghiệp
46.638
49.013
65.412
81.832
89.457
98.786
Thủy sản
317.353
343.496
429.158
518.473
597.528
619.420
Tổng
2.557.975
2.880.719
3.770.401
5.287.248
5.672.067
5.742.596
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Theo số liệu trong bảng trên thì giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản với mức đóng góp 5.024.390 triệu đồng vào năm 2010, chiếm 87,49%. Tiếp đến là giá trị sản xuất của thủy sản với mức đóng góp 619,420 triệu đồng, chiếm 10,79%. Thấp nhất là mức đóng góp của lâm nghiệp chỉ với 98,786 triệu đồng, chiếm 1,72%.
2.1.2.2 Dân số và lao động
Theo thống kê năm 2010, dân số toàn tỉnh là 905.292 người với mật độ dân số chung của toàn tỉnh là 642 người/km2, cao nhất là thành phố Ninh Bình với 2.217 người/ km2 và huyện Yên Khánh 1.013 người/ km2 ; thấp nhất là huyện Nho Quan với mật độ 322 người/ km2. Trong tổng dân số chung của toàn tỉnh có 50,7% là nam, 49,3% là nữ; dân số thành thị chiếm 19.2%, dân số nông thôn chiếm 80.8%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2006 là 0,87% (mức bình quân chung của cả nước là 1,2%), đến năm 2010 giảm xuống còn 0,63%. LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009 là 501,6 nghìn người [2]. Dân số trung bình của tỉnh qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2005 – 2010
Đơn vị: Người
2005
2006
2007
2008
2009
2010
1. Tổng số
893.463
894,593
896.068
898.128
901.686
905.292
2. Chia theo giới tính
- Nam
436.341
436.714
440.865
444.304
448.589
459.062
- Nữ
457.122
457.879
455.203
453.824
453.097
446.230
3. Chia theo thành thị và nông thôn
- Thành thị
139.324
144.359
149.634
155.502
169.852
173.852
- Nông thôn
754.139
750.234
746.434
742.626
731.834
731.440
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
2.1.3 Nhận xét chung
2.1.3.1 Những thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình
- Ninh Bình có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình DL như: DL tham quan nghỉ dưỡng; DL thể thao mạo hiểm; DL vui chơi giải trí; DL văn hóa – tín ngưỡng tâm linh; DL sinh thái;…Càng nhiều loại hình DL phát triển thì nhu cầu về NNL phục vụ trong lĩnh vực DL càng cao. Đây là một cơ hội tốt để Ninh Bình vừa phát triển được DL vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Với lịch sử hình thành lâu đời, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù LĐ, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội như lễ hội Trường Yên, lễ hội Đền Thái Vi, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội Chùa Bái Đính,…các làng nghề truyền thống như: làng thêu ren Ninh Hải; làng nghề chiếu cói Kim Sơn; làng chạm khắc đá Ninh Vân;…góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên DL văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển DL.
- Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc – Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua. Nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi phía Tây Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ sẽ tạo được những tuyến DL hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách DL nội địa và khách quốc tế.
- Dân số đông, nguồn LĐ dồi dào, một bộ phận LĐ có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt thuỷ sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, nguồn LĐ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tại chỗ và hợp tác quốc tế về LĐ. Đây cũng là nguồn lực quan trọng để phát triển DL của tỉnh.
Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Ninh Bình giao lưu phát triển kinh tế, DL với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Đồng thời, đó cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển NNL cho ngành DL, đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình.
2.1.3.2 Những khó khăn trong phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Bình
- Các tài nguyên DL của tỉnh phần lớn vẫn còn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch, chưa được triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm nên chưa thể biến những tiềm năng thành những sản phẩm du lich.
- Một số tai biến tự nhiên bất lợi cho nghành DL như: lũ quét, bão lụt, úng ngập,…cùng những tác động tiêu cực của con người như: phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng một cách bừa bãi,…làm cho một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp, gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên DL.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ DL (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông,…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động,…Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng,…chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách DL.
- Trình độ dân trí còn thấp, NNL và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, LĐ nhàn rỗi, thiếu việc làm còn một số lượng lớn.
Tóm lại, Ninh Bình là vùng đất giàu tiềm năng về DL. Để DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, một trong những đòi hỏi cấp thiết là tỉnh phải ĐT một đội ngũ LĐ DL có chất lượng. Điều đó có nghĩa là tỉnh phải biết nắm bắt những cơ hội tốt, những điều kiện thuận lợi cũng như khắc phục kịp thời những khó khăn trong việc phát triển NNL cho ngành DL tỉnh Ninh Bình.
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình
2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay
2.2.1.1 Quy mô nguồn nhân lực
Thông thường, hình thức kinh doanh DL thường đan chéo lẫn nhau giữa các đơn vị và luôn có mối liên kết chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau giữa các hoạt động kinh doanh nhà hàng – KS – lữ hành – vận chuyển. Các DN kinh doanh KS thường bao hàm trong đó cả hoạt động kinh doanh nhà hàng, vận chuyển DL,…tùy theo quy mô của từng KS. Số lượng LĐ trong các DN kinh doanh DL thường chịu sự tác động của số lượng các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tính đến năm 2010, toàn tỉnh Ninh Bình có 187 CSLT với 2.868 phòng nghỉ, trong đó có 25 CSLT đạt loại từ 1 – 2 sao, 3 CSLT tương đương 3 – 4 sao quốc tế.
Bảng 2.7: Cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 – năm 2010
STT
Tên
ĐVT
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
1
Tổng số CSLT DL
Cơ sở
86
95
104
108
187
Nhà nghỉ
Cơ sở
77
84
83
86
162
KS 1 sao
Cơ sở
2
3
5
4
3
KS 2 sao
Cơ sở
7
8
16
18
22
Tổng số phòng ngủ
Phòng
1.057
1.348
1.589
1.690
2.868
Tổng số giường
Phòng
1.933
2.213
2.639
2.959
4.315
2
Cơ sở ăn uống phục vụ khách DL
Cơ sở
34
40
45
50
56
Tổng số phòng ăn
Phòng
108
128
140
145
249
Tổng số ghế
Phòng
7.710
8.137
9.108
9.257
18.790
Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Trong tổng số 243 cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 140 cơ sở ở thành phố, chiếm 57,62% , còn lại 42,38% đóng ngoài thành phố. Vì vậy, mật độ LĐ DL Ninh Bình cũng phân bố tương đối theo tỷ trọng phân bố các đơn vị kinh doanh DL và dịch vụ ăn uống.
Lượng khách DL tới Ninh Bình không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng bình quân hàng năm đạt 21,4%. Năm 2007, lượng khách DL đến Ninh Bình đạt 1.518.559 lượt khách, tăng 27,93% so với năm 2006. Năm 2008, lượng khách DL đến Ninh Bình đạt 1.900.888 lượt khách, tăng 25,18% so với năm 2007. Lượng khách đến Ninh Bình năm 2009 là 2.390.905 lượt khách, tăng 25,78% so với năm 2008, trong đó khách quốc tế: 601.785 lượt khách, khách nội địa: 1.789.120 lượt khách. Năm 2010, lượng khách DL đến Ninh Bình là 3.007.412 lượt khách, tăng 40,95% so với năm 2009 [24].
Sự tăng lên về số cơ sở kinh doanh lưu trú DL và dịch vụ ăn uống phục vụ khách DL, cũng như sự phát triển về số khách đến Ninh Bình đã thu hút một số lượng lớn LĐ vào các DN kinh doanh DL. Vì vậy, số lượng LĐ trong ngành DL không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể:
Bảng 2.8: Tổng số LĐ trong ngành DL tỉnh Ninh Bình qua các năm 2005 – 2010
Năm
Tổng số LĐ
(nghìn người)
LĐ trong ngành DL (nghìn người)
Tốc độ phát triển (%)
2005
455,2
6,400
100
2006
458,8
6,816
106,5
2007
463,2
7,110
104,3
2008
480,3
7,957
111,92
2009
501,6
8,500
106,82
2010
534,2
8,550
100,58
Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2010
- Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Nguồn cung LĐ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ hiện nay chủ yếu là người dân địa phương (chiếm 85 – 90%), còn lại là LĐ ngoài tỉnh.
Theo dự báo của ngành DL tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 – 2016, lượng khách DL quốc tế cũng như nội địa tăng bình quân hàng năm có thể đạt 22,5 – 24%/ năm, nhu cầu về NNL hoạt động trong lĩnh vực này vào khoảng 1.400 – 1600 người/ năm [34]. Nhưng theo bảng số liệu 2.8 ta thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về LĐ là 0,58% (tương đương 360 người/ năm). Đây là một con số khá khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực DL giai đoạn 2011 – 2016 và định hướng phát triển tới năm 2020.
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì hàng năm LĐ trong ngành DL có xu hướng tăng đều. Năm 2005 LĐ trong ngành DL là 6.400 người, đến năm 2010 tăng 33,59% với 8.550 người. Có thể nói, những năm gần đây, có sự tăng trưởng mạnh về số lượng LĐ trong ngành DL Ninh Bình. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng trưởng đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh DL. DL phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nghành kinh tế khác của tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn LĐ (có tới 8.550 lao động làm việc trong lĩnh vực DL trong tổng số 534.200 lao động của cả tỉnh), tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần tăng tổng GDP của xã hội.
Cơ cấu nguồn nhân lực
Phân theo giới tính và độ tuổi
Kinh doanh KS là một ngành kinh tế đặc thù, mang tính dịch vụ cao, phần lớn LĐ tiếp xúc với khách hàng, LĐ trực tiếp tạo ra sản phẩm DL – là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách DL trong chuyến đi DL. Do vậy, chất lượng dịch vụ được cung cấp cho khách hàng không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng tay nghề của người LĐ mà còn phụ thuộc vào sự khéo léo, mềm dẻo, tinh tế trong giao tiếp. Đây là một đặc điểm rất phù hợp với LĐ nữ. Hơn nữa, trong ngành DL có rất nhiều vị trí công tác cần tỷ lệ nữ nhiều hơn nam như: nhân viên buồng phòng, lễ tân, hướng dẫn viên,…
Bảng 2.9: Cơ cấu LĐ theo giới tính trong các cơ sở lưu trú ở tỉnh Ninh Bình
Số CSLT
( cơ sở)
Tổng số LĐ
(Người)
Nam
Nữ
Người
Tỷ lệ
(%)
Người
Tỷ lệ
(%)
45
2.025
972
48
1.053
52
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2011
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ LĐ nữ trong ngành DL Ninh Bình cao hơn LĐ nam. Trong 45 cơ sở được điều tra, có tới 1.053 LĐ nữ trong tổng số 2.025 LĐ, chiếm 52%, còn lại 48% LĐ là nam giới. Tỷ lệ chênh lệch giữa LĐ nam và LĐ nữ không quá cao (< 10%) thể hiện nhu cầu LĐ nam và nữ tương đối đồng đều. Con số này còn phản ánh rõ đặc điểm của LĐ trong ngành DL của Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đó là LĐ trong ngành DL phù hợp với LĐ nữ.
Độ tuổi LĐ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công của một DN. Ở mỗi độ tuổi khác nhau có mức độ ảnh hưởng tới công việc là khác nhau. Đối với LĐ trẻ, họ có lợi thế về kiến thức chuyên môn, trình độ học vấn, ngoại ngữ, khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngược lại, đối với LĐ có thâm niên, họ có kinh nghiệm trong công tác nhưng lại thiếu tính năng động, linh hoạt trong công việc, đồng thời họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, cơ cấu LĐ theo độ tuổi hợp lý, hài hòa giữa các nhóm tuổi sẽ tạo nên thành công trong kinh doanh của mỗi DN.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu LĐ theo độ tuổi trong các CSLT được điều tra tháng 3 – 2011
2,75%
22,48%%
7,23%
67,54%%
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2011
Qua biểu đồ 1 cho thấy, cơ cấu LĐ của ngành DL tỉnh Ninh Bình có xu hướng trẻ hóa dần, nhóm LĐ có độ tuổi từ 24 – 41 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất với 67,54%, nhóm LĐ có độ tuổi từ trên 41 đến 55 tuổi chiếm 22,48%, nhóm LĐ có độ tuổi trên 55 tuổi chỉ chiếm 7,23%, thấp nhất là nhóm LĐ có độ tuổi dưới 24 tuổi với 2,75%. Như vậy, có thể nói rằng với cơ cấu LĐ như trên là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu và đặc điểm kinh doanh của ngành DL, góp phần thành công vào quá trình thực hiện trẻ hóa, năng động hóa ngành DL của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Phân theo ngành nghề
Theo số liệu thống kê của Sở VH - TT & DL tỉnh Ninh Bình, đến cuối năm 2010 số lượng LĐ làm việc trong các CSLT chiếm tỷ trọng cao nhất 89,4%, LĐ làm việc trong lĩnh vực lữ hành chiếm 6,7%, thấp nhất là LĐ làm việc trong lĩnh vực vận chuyển khách, chiếm 3,9%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu LĐ phân theo nghề nghiệp của tỉnh Ninh Bình năm 2010
Đơn vị: %
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và DL tỉnh Ninh Bình
Tỷ lệ LĐ trong các CSLT là cao nhất, tương xứng với sự gia tăng của các đơn vị lưu trú qua các năm. Tỷ lệ LĐ lữ hành và vận chuyển khách chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số LĐ hoạt động trong ngành DL phản ánh một cách chính xác về thực trạng phát triển ngành kinh doanh lữ hành của tỉnh còn hạn chế và khó khăn.
Trong tổng số 200 LĐ trong các CSLT được điều tra, LĐ phục vụ buồng phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với 25,63%. Tiếp đến là LĐ phục vụ trong nhà hàng – bar, chiếm 16,24%, LĐ tại bộ phận lễ tân chiếm 16,67%, LĐ chế biến món ăn chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,85%.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu LĐ trực tiếp theo ngành nghề trong các CSLT được điều tra
Đơn vị: %
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 3 – 2011
Số LĐ còn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao là bộ phận quản lý với 20,06% và LĐ khác (bảo vệ, bảo trì,…) chiếm 13,41%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào các loại hình KS (1 sao, 2 sao,…). Mỗi loại hình KS sẽ có cơ cấu LĐ theo ngành nghề phù hợp với lọai hình kinh doanh của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
Như vậy, qua số liệu thống kê của Sở VH - TT & DL Ninh Bình cũng như số liệu điều tra thực tế, có thể thấy rằng số lượng LĐ trong ngành DL có xu hướng tăng lên và nhu cầu về NNL DL ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT – XH nói chung và phá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KHA LU7852N HON CH7880NH 1.doc