Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020

MỤC LỤC

Lời cam đoan.

Mục lục.

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.

Danh sách các bảng số liệu.

Danh sách các biểu đồ.

Bản đồ.

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3. Mục đích và nhiệm vụ 2

3.1 Mục đích 2

3.2 Nhiệm vụ 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm viên nghiên cứu 3

5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Cơ sở lý kuận 3

5.2 Nguồi tài liệu tham khảo 3

5.3 Phương pháp nghiên cứu 3

6. Đóng góp mới của luận văn 3

7. Bố cục 4

Chương 1.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.

1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 5

1.1.1 Các quan niệm về nguồn nhân lực 5

1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 7

1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực 8

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực 10

1.2.1 Dân số, giáo dục - đào tạo 10

1.2.2 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

14

1.2.3 Thị trường sức lao động 15

1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển KT - XH 17

1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 17

1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 18

1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới

20

Chương 2.

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG.

2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực 23

2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 23

2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội 24

2.1.3 Về văn hóa - xã hội 28

2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang 29

2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực 29

2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 34

2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực 42

2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 54

2.3.1 Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực 54

2.3.2 Những thách thức, tồn tại 55

Chương 3.

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020.

3.1 Mục tiêu, quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62

3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62

3.1.2 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62

3.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực 63

3.2.1 Giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo 63

3.2.1.1 Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp 63

3.2.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn

66

3.2.2 Tăng cường phát triển lĩnh vực đào tạo nghề 67

3.2.2.1 Dự báo nhu cầu về học nghề 67

3.2.2.2 Các cơ sở đào tạo và năng lực đào tạo nghề 67

3.2.2.3 Chương trình và thời gian đào tạo nghề 68

3.2.2.4 Cơ sở vật chất và định mức chi phí đào tạo 69

3.2.3 Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ 71

3.2.4 Gắn đào tạo với sử dụng 72

3.2.5 Phát triển thị trường sức lao động 73

3.2.6 Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài 74

3.3 Các kiến nghị đối với Nhà nước, Tỉnh 75

KẾT LUẬN 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 82

 

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4531 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a học và công nghệ có trình độ cao còn ít, song chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” [25,19]. Về trình độ văn hóa: Bảng 9: Trình độ học vấn phân theo giới tính và khu vực thành thị - nông thôn. Trình độ học vấn Kiên Giang Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng số 902.128 495.597 406.531 207.351 697.777 100% 100% 100% 100% 100% Chưa đi học 51.737 21.464 30.473 7.604 44.333 5,75% 4,33% 7,49% 3,66% 6,38% Chưa tốt nghiệp tiểu học 224.418 107.637 116.781 32.987 191.431 24,88% 21,72% 28,72% 15,91% 27,55% Tốt nghiệp tiểu học 354.213 188.818 165.395 72.071 282.142 39,26% 38,09% 40,68% 34,75% 40,61% Tốt nghiệp THCS 154.940 104.832 50.108 44.324 110.616 17,17% 21,15% 12,32% 21,27% 15,92% Tốt nghiệp THPT 115.649 72.536 43.113 50.365 65.284 12,82% 14,63 10,60% 24,28% 9,39% Không xác định 971 310 661 971 0,10% 0,06% 0,16% 0,14% Nguồn Cục Thống kê tỉnh năm 2007 Trình độ văn hóa giáo dục là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nguồn lao động, chỉ tiêu này được xác định bởi tỷ lệ biết chữ, tốt nghiệp các cấp. Năm 2007 lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 24,88%; tốt nghiệp tiểu học là 39,26%; tốt nghiệp THCS là 17,17% và THPT 12,82%. Lực lượng lao động chưa đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học ở Kiên Giang hiện nay giảm nhiều so với các năm trước. Tỷ lệ lao động chưa đi học ở nông thôn cao hơn ở thành thị (nông thôn: 6,38%; thành thị: 3,66%). Trong độ tuổi học vấn nam cao hơn nữ, tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học ở nữ chiếm 28,72% so với lao động nữ, nam là 21,72%; tỷ lệ nam tốt nghiệp trung học cao hơn nữ. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Nếu so với tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước thì Kiên Giang còn rất thấp; phần lớn lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật có 80,37% (trong đó 83,86% lao động nữ và 77,50% lao động nam; 85,48% lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo). Bảng10: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2007. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn 902.128 495.597 406.531 207.351 694.777 100% 100% 100% 100% 100% Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 725.040 384.112 340.928 131.080 593.960 80,37% 77,50% 83,86% 63,21% 85,48% CNKT không có bằng cấp 52.111 31.225 20.886 21.812 30.299 5,77% 6,30% 5,13% 10,51% 4,36% Dạy nghề ngắn hạn 25.741 21.578 4.163 8.359 17.382 2,85% 4,35% 1,02% 4,03% 2,50% Dạy nghề dài hạn 8.348 6.881 1.467 5.473 2.876 0,92% 1,38% 0,36% 2,63% 0,41% Trung học chuyên nghiệp 53.912 29.650 24.262 22.561 31.351 5,97% 5,98% 5,96% 10,88% 4,51% Cao đẳng 7.417 3.990 3.428 3.074 4.343 0,82% 0,81% 0,84% 1,48% 0,62% Đại học trở lên 28.221 17.248 10.973 14.840 13.381 3,12% 3,48% 2,69% 7,15% 1,92% Không xác định 1.338 913 424 152 1.186 0,14% 0,18% 0,10% 0,07% 0,17% Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm ở Kiên Giang năm 2007 Về mức sống: So với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước là 1.150 USD thì thu nhập bình quân đầu người của Kiên Giang là 837 USD (năm 2007), song so với mức thu nhập của các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là tương đối cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm (theo tiêu chí mới). Cuối năm 2005, số hộ nghèo là 46.500 hộ (chiếm 14,02%), năm 2006 giảm xuống còn 31.810 hộ (chiếm 10,78%), năm 2007 còn 31.241 hộ (chiếm 8,98%) và dự kiến đến 2010 giảm dưới 6%. Về thể lực ( y tế, sức khoẻ)” Mạng lưới y tế bảo vệ sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình đã phát triển rộng khắp trong thành phố và các huyện. Bảng 11: Số cơ sở y tế và cán bộ y tế. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Số cơ sở y tế (Cơ sở) 152 152 155 Bệnh viện 13 13 13 Phòng Khám đa khoa khu vực 16 16 16 Trạm Y tế Xã , Phường 123 123 126 2. Cán bộ y tế 2.880 2.993 3.109 Bác Sĩ 598 621 646 Dược sĩ, Đại học 20 24 24 3. Số giường bệnh 3.056 3.218 3.510 4. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị sinh dinh dưỡng(%) 23,7% 22,4% 21,2% Nguồn: Niên giám thống kê 2007 Kiên Giang Năm 2006 toàn tỉnh có 152 cơ sở, bao gồm cả bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã phường. Một số phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư nâng lên thành bệnh viện, năm 2006 có 3.218 giường bệnh năm 2007 nâng lên 3.510 giường. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe tăng cả về số lượng và chất lượng. Ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi từ 22,4% năm 2006 giảm còn 21,2% năm 2007. Số cán bộ ngành y tế ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2006 có 2.993 người thì năm 2007 đã tăng lên 3.109 người. 2.2.3. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê năm 2004, trong tổng số 64,04% dân số trong độ tuổi lao động, Kiên Giang có 69,64 % lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên, tăng 1,25% so với năm 2001. Năm 2007 trong tổng số 1.084.237 người trong độ tuổi lao động thì có 81,34 % đang làm việc trong các ngành kinh tế. Biểu đồ 6: Tình hình lao động Kiên Giang năm 2007 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm 2007 Lực lượng lao động rất dồi dào, đa dạng, phong phú, song tình trạng thiếu việc làm còn tương đối cao, phỗ biến là thiếu việc làm đầy đủ, dưới cả hai dạng: thiếu việc làm hữu hình và thiếu việc làm vô hình. + Thiếu việc làm hữu hình: không có đủ khối lượng công việc để làm hết mức thời gian quy định trong một ngày lao động bình thường (hoặc trong một khoảng thời gian nhất định) và người lao động đang đi làm việc khác hoặc sẽ nhận một việc làm bổ sung. + Thiếu việc làm vô hình: phản ánh sự phân bố không tốt về nguồn nhân lực hoặc là phân bố không cân đối giữa lao động và các yếu tố sản xuất khác, thiếu việc làm vô hình do sự bố trí và sử dụng lao động bất hợp lý… Tỷ lệ thất nghiệp là 3,61% năm 2007 với nhiều nguyên nhân khác nhau chia theo 3 nhóm chính: Thứ nhất là nhóm thất nghiệp do ở nhà làm nội trợ (chiếm 51,64%), 23,42% là học sinh, mất sức lao động 3,01%, thứ hai là nhóm thiếu việc làm chiếm 18,59 %, thứ ba là nhóm không có nhu cầu việc làm (chiếm 3,34%). Thực trạng sử dụng theo độ tuổi và giới tính: Phần lớn lực lượng lao động đang làm việc tham gia lao động trong độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi, chiếm 78,14%. Đây là độ tuổi đáp ứng được nhu cầu công việc và đem lại hiệu quả kinh tế cao xét về thể lực. Tổng lao động của tỉnh hiện có 882.010 người, trong đó nam chiếm 487.663 người, nữ 394.347 người; mặc dù Kiên Giang có Thành phố Rạch Giá và Thị xã Hà Tiên là trung tâm du lịch, dịch vụ của tỉnh, nhưng số lao động được thu hút chưa đến 1/4 trong tổng lao động của tỉnh chỉ có 202.161 người, lao động nông thôn đang chiếm một tỷ trong lớn, nhưng năng suất lao động trong nông nghiệp hiện rất thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hàng năm số lượng lao động của tỉnh từ 15 - 19 tuổi là 11,25% đây là số lượng lao động được bổ sung rất lớn; số lao động trên 60 tuổi ở thành thị là 1,6%, ở nông thôn là 1,62%; sự chênh lệch khá lớn này là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Thực trạng sử dụng theo khu vực kinh tế: Cơ cấu lao động hiện tại của tỉnh phân theo ngành kinh tế như sau: lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 64,16%, khu vực công nghiệp chiếm 10,65% và khu vực dịch vụ chiếm 25,19%. Trong tổng số lao động ở khu vực nông thôn thì số lao động Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 67,56% điều này chứng tỏ lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, lao động công nghiệp – xây dựng 9,13% và dịch vụ 23,31%. Bảng12: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo ngành kinh tế năm 2007 Ngành Kinh tế Kiên Giang Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn Lao động đang có việc làm 882.010 486.842 395.168 199.028 682.982 100% 100% 100% 100% 100% Nông - lâm - ngư nghiệp 565.927 294.180 271.747 44.790 461.435 64,16% 60,43% 68,77% 22,50% 67,56% Công nghiệp –Xây dựng 93.942 61.223 32.719 38.890 62.367 10,65% 12,58% 8,03% 19,54% 9,13% Dịch vụ 222.141 131.439 90.702 115.348 159.180 25,19% 27,00% 22,80% 57,98% 23,31% Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm năm 2007 Lực lượng lao động phân theo các ngành kinh tế còn mất cân đối giữa các ngành, giữa thành thị nông thôn, giữa lao động được đào tạo và lao động chưa qua đào tạo, lao động giản đơn còn chiếm một tỷ trọng cao nhất lớn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Bảng13: Lực lượng lao động đang có việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007 Thành phần kinh tế Tổng số Nam Nữ Tổng số (%) 882.010 487.663 394.347 100% 100% 100% Nhà nước 52.558 31.330 21.228 5,95% 6,42% 5,38% Tập thể 1.721 1.112 609 0,19% 0,02% 0,15% Tư nhân 75.111 53.971 21.140 8,52% 11,07% 5,36% Cá thể hộ gia đình 747.927 400.213 347.714 84,79% 82,28% 88,18% Có vốn đầu tư Nước ngoài 4.693 1.037 3.656 0,54% 0,21% 0,93% Nguồn: Số liệu thống kê việc làm 2007. Với tổng lao động đang làm việc của Tỉnh là 882.010, có đến 565.927 lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm 64,16%. Trong tổng lao động ở các thành phần kinh tế có đến 84,79% lực lượng lao động tập trung ở thành phần kinh tế cá thể. Điều này thể hiện kinh tế Kiên Giang mặc dù phát triển nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, hoạt động kinh tế mang tính hộ gia đình, cá thể còn nhiều, chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề rất thấp. Biểu đồ 7: Số người từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007 Bảng số liệu trên đây cho thấy số người chưa qua đào tạo chiếm 80,37%, trình độ đại học cao đẳng là 35.638 người, chiếm 3,95% trên tổng số lao động đang họat động kinh tế, chủ yếu tập trung ở các trường, số còn lại ở các cơ quan ban ngành, các huyện số có trình độ đại học rất ít, các xã hầu như chưa có. Ngay cả số lao động đã qua đào tạo cũng chưa cân đối giữa các ngành nghề, chủ yếu là các ngành kinh tế, luật còn chuyên môn khác chiếm tỷ trọng rất ít. Trong tổng số lao động của Tỉnh hiện có năm 2007 là 882.010 người; số lao động đào tạo qua trường lớp là 173.200 người; tập trung ở các ngành như nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ, còn ở những ngành đòi hỏi công nghệ cao rất ít. Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân công lại lao động xã hội, việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đang là vấn đề cấp bách. Bảng 14: Sự phân bố lao động trong ngành ở các khu vực ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh qua các năm. Đơn vị tính: lao động Năm Các ngành nghề kinh tế 2001 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng 2001 - 2007 (%) - Nông lâm thủy sản 590.229 585.753 585.527 572.123 504.583 0,7 Trong đó: Thủy sản 49.497 80.990 85.810 93.401 101.000 10,0 - Công nghiệp xây dựng 54.900 77.090 80.553 88.475 101.257 8,25 - Dịch vụ 140.593 182.852 192.024 209.806 276.170 6,7 Tổng số 785.722 845.695 858.104 870.404 882.010 2,45 Nguồn Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang Mặc dù trong những năm qua tỷ trọng lao động ở một số ngành kinh tế trong Tỉnh có tăng lên, từ năm 2001 đến 2007 ngành nông - lâm - thủy sản tăng 0,7%, trong đó thủy sản tăng 10%, công nghiệp xây dựng tăng 8,25%, dịch vụ tăng 6,7%. Song con số tuyệt đối trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn nhiều, tỷ trọng giữa các ngành của nền kinh tế của tỉnh là chưa cân đối nên năng suất lao động của tỉnh còn tất thấp. Thực trạng đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Những năm gần đây, Kiên Giang đã có bước phát triển mạnh đặc biệt kể từ khi chính phủ có quyết định 178/CP về phát triển đảo Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao, đã thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến Kiên Giang. Hệ thống cầu, đường, trường trạm đều có sự phát triển đáng kể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Hệ thống giáo dục phổ thông, các xã, phường, thị trấn đều có các trường tiểu học, trung học cơ sở. Số trường, số lớp và giáo viên cả về số lượng và chất lượng đã được đầu tư đúng hướng. Đội ngũ giáo viên tăng từ 14.271 năm học 2005 - 2006 lên 14.676 người năm 2007 - 2008; tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các em trong độ tuổi đến trường đều có thể đi học. Cơ sở vật chất của trường được đầu tư xây dựng tốt hơn, các trang thiết bị đầy đủ hơn đảm bảo trong công tác dạy và học tốt hơn. Bảng15: Hệ thống trường lớp, giáo viên phỗ thông. STT Chỉ tiêu Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 01 Trường học phỗ thông (trường) 4680 479 492 02 Lớp học phỗ thông(lớp) 10.453 10.445 10.206 03 Giáo viên phỗ thông (người) 14.271 14.339 14.676 04 Học sinh phỗ thông (Học sinh) 320.408 312.332 302.076 Nguồn: Niên giám thống kê 2007. Hệ thống cấp học, trường lớp trong tỉnh phân bố chưa đều chủ yếu tập trung ở Thành phố Rạch Giá và Thị xã Hà Tiên còn một số huyện mạng lưới trường còn thưa. Học sinh đi học còn quá xa nhà, tình trạng học sinh bỏ học ở các huyện còn nhiều, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: đời sống kinh tế khó khăn, hệ thống trường lớp chưa đảm bảo… Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đội ngũ giáo viên của Tỉnh nhìn chung đáp ứng được yêu cầu giáo dục đào tạo ở các bậc học phổ thông, song chất lượng còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất trường lớp chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực cho Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội. Bảng 16: Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp STT Chỉ tiêu Năm học 2005-2006 Năm học 2006-2007 Năm học 2007-2008 01 Trung học chuyên nghiệp Số trường 4 0 0 Số giáo viên 281 0 0 Số học sinh 5.082 5.556 6.600 Số học sinh tốt nghiệp 2.481 1.902 2.150 02 Cao đẳng - Đại học Số trường 2 4 4 Số giáo viên 146 371 378 Số học sinh 4.137 2.488 2.550 Số học sinh tốt nghiệp 1.843 584 620 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, cục thống kê Kiên Giang Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp gồm trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Kiên Giang có 04 trường cao đẳng chuyên nghiệp với số giáo viên là 378 người. Phân hiệu II Trường Đại học Thủy sản Nha Trang tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh trong những năm vừa qua. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực: Từ xưa, ông cha ta đã kết luận: tinh thông một nghề thì vẻ vang suốt đời (nhất nghệ tinh, nhất thân vinh). Nếu giỏi một nghề, biết nhiều nghề thì vẻ vang hơn. Muốn tinh thông giỏi nghề thì phải học, học để làm nghề, vừa làm nghề vừa học. V.I Lênin đã từng nên cao khẩu hiệu: “Học, học nữa, học mãi”. Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu (OCDE) cũng nêu khái niệm về chính sách học tập suốt đời, học tập thường xuyên, cho rằng đời người là một quá trình không ngừng giao nhau, kết hợp giữa học tập và làm việc. Việc cải cách chế độ giáo dục cũ thường là tách rời với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là phải tổ chức đào tạo nghề có tính linh hoạt, tính thích ứng cao theo nhu cầu của kinh tế thị trường” [30.75,77]. Trong những năm qua ngành giáo dục đào tạo của cả nước đang đặt ra những thách thức gay gắt, Kiên Giang cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù Kiên Giang chưa có trường đại học, nhưng Trung tâm giáo dục thường xuyên và hiện là Cao đẳng cộng đồng đã hợp tác, liên kết với các trường đại học trong cả nước đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ đại học cho Tỉnh đã góp phần quan trong trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh đã được mở rộng, trước hết đó là mạng lưới các trường. Trường Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên lên Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật lên Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trường Trung học y tế lên Trường Cao đẳng y tế và bước đầu đã xây dựng được Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang tại Kiên Giang. Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường và các trung tâm khoảng 67,105 tỷ đồng, trong đó vốn Trung Ương là 8.6 tỷ, và vốn địa phương là 58,56 tỷ. Với số vốn đầu tư nêu trên đã tăng cường cơ sở vật chất cho các trường tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo của Tỉnh. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được mỡ rộng và đa dạng, đến nay có một trường Trung cấp nghề và 2 Trung tâm dạy nghề có đủ khả năng liên kết đào tạo nghề dài hạn, 11 trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề ngắn hạn và 20 cơ sở dạy nghề tư nhân, đặc biệt Tỉnh đã cho phép thành lập Trường dạy nghề tư thục tại huyện Phú Quốc. Hệ thống trường lớp được mở rộng quy mô đào tạo số học sinh, sinh viên cũng được tăng lên qua từng năm. Từ năm học 2000 - 2001 đến năm học 2005-2006 toàn tỉnh có khoảng trên 34.300 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có trên 9.000 học sinh (chiếm 27%) trúng truyển vào các trường đại học, cao đẳng cả hệ chính quy và không chính quy; trong đó số trúng tuyển các trường ngoài Tỉnh chiếm khoảng 17 -18% và tỷ lệ này có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Quy mô đào tạo các trường cao đẳng dạy nghề trên địa bàn Tỉnh ngày càng tăng và đa dạng với trên 60 ngành nghề khác nhau. Về hệ đào tạo thì chính quy tập trung hệ cao đẳng là chủ yếu, còn lại là đào tạo tại chức, liên kết bồi dưỡng. Từ 2001-2005 toàn tỉnh đã đào tạo tốt nghiệp từ trung cấp đến đại học 21.069 người, bình quân mỗi năm số sinh viên ra trường 4.214 người. Năm 2007 toàn tỉnh đã tuyển mới từ trung cấp đến đại học 5.348 người. Từ 2001 đến 2005 đã đào tạo nghề 37.835 người, trong đó hệ chính quy dài hạn là 6.580 người và ngắn hạn là 31.255 người. Năm 2007 đã đào tạo 19.769 người, trong đó dài hạn là 1.521 người, ngắn hạn là 18.248 người. Bảng 17. Bảng tổng hợp đào tạo sử dụng giai đoạn 2001-2005 Đơn vị tính: Người STT Nội dung Đào tạo Năm 2001 Năm 2005 Giai đoạn 2001 – 2005 I Hệ đại học (Liên kết) 347 515 1.888 - Chính quy 0 0 0 - Tại chức 347 515 1.888 II Hệ Cao đẳng 968 1.035 4.956 - Chính quy 450 500 2.448 - Tại chức 518 535 2.508 III Hệ trung cấp 1.757 5.327 14.225 - Chính quy 1.187 2.345 8.327 - Tại chức 550 2.982 5.898 IV Đào tạo nghề 5.224 12.095 37.835 Tổng cộng: 8.296 18.972 58.904 Nguồn báo cáo chương trình phát triển nguồn nhân lực Tỉnh. Con số trên đây về lĩnh vực giáo dục đào tạo cho thấy, giai đoạn từ 2001-2005 bình quân mỗi năm các trường và các trung tâm đã cung cấp nguồn nhân lực đã qua đào tạo khoảng 11.800 người, trong đó trình độ đại học và cao đẳng 1.370 người (đại học 378 người), trung học chuyên nghiệp 2.480 người và có trình độ nghề là 7.600 người (dài hạn là 1.300 người), chưa kể số sinh viên học ở ngoài tỉnh tốt nghiệp và số nhân lực đã được qua đào tạo về làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của Tỉnh. Công tác đào tạo bồi dưỡng quản lý chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức được đẩy mạnh trong 5 năm qua 2001-2005 đã đào tạo được 13.046 cán bộ, trong đó 11.254 lý luận chính trị và quản lý nhà nước là 1.792 người. Năm 2006 đào tạo được 2.754 cán bộ, có 1.495 cán bộ lý luận chính trị và 1.259 cán bộ quản lý nhà nước. Năm 2007 đào tạo được 1.876 cán bộ, có 1.310 cán bộ lý luận chính trị và 566 cán bộ quản lý nhà nước. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và sử dụng nhân tài chưa được quan tâm đúng mức, thiếu cơ chế chính sách để trọng dụng cán bộ khoa học và nhà giáo có trình độ cao, nhiều chính sách thu hút nhân tài đối với cán bộ khoa học và công nghệ chưa được ban hành. “Cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn ít, và chưa được sử dụng tốt, đang bị lão hóa, ít có điều kiện cập nhất kiến thức mới. Sự hụt hẫng về cán bộ là nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản” [25,19]. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo: Việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong thời gian vừa qua, Tỉnh đã có sự phân cấp giữa các sở, ban, ngành. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, quản lý nhà nước về nguồn nhân lực chưa qua đào tạo và nguồn nhân lực có trình độ nghề. Sở Nội vụ quản lý cán bộ công chức, viên chức thuộc bộ máy nhà nước. Về quản lý nhà nước, tổ chức các trường đào tạo nguồn nhân lực của Tỉnh. Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. Đối với các trường cao đẳng như Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế và Trường Cao đẳng Cộng đồng trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh quản lý, Phân hiệu Đại học Thủy sản Nha Trang thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trường Chính trị của Tỉnh thuộc Tỉnh ủy quản lý. Việc quản lý cũng như thu hút nguồn nhân lực, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh đã ban hành nhiều quyết định có ý nghĩa quan trọng như: Quyết định số 50/2003/QĐ-UB ngày 29/04/2003 và quyết định số 12/2007/QĐ-UB ngày 06/02/2007 thay thế cho quyết định 50/2003/QĐ-UB về chính sách đào tạo và thu hút nguồn nhân lực. Qua khảo sát tại một số trường cho thấy số người sau khi được đào tạo ra trường có việc làm chiếm tỷ lệ khá cao. Trường dạy nghề của Tỉnh 71,13%, trường Cao đẳng sư phạm 95%, trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật khoảng 70% và trường cao đẳng y tế khoảng 80-85% Tình hình sử dụng lao động qua đào tạo: Bảng 18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo Năm 2005 2006 2007 Tỷ lệ đào tạo qua đào tạo chung 15% 17,2% 19,63% Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề 9,24% 11,0% 13,1% Các hình thức đào tạo: 12.095 16.628 19.769 + Đào tạo ngắn hạn 10.340 14.870 18.248 +Đào tạo dài hạn 1.755 1.758 1.521 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ngành Lao động TB&XH năm 2007 và phương hướng hoạt động năm 2008 Sở Lao động TB&XH. Theo báo cáo hàng năm của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Kiên Giang đã bắt đầu có sự quan tâm đến lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng trong những năm gần đây. Đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Trung Ương cấp và nguồn vốn đối ứng của Tỉnh đã đào tạo cho trên 5.000 ngàn lượt người và cấp chứng chỉ nghề để người lao động có điều kiện đi làm việc trong Tỉnh, ngoài Tỉnh và xuất khẩu lao động. Các trường và trung tâm dạy nghề của Tỉnh đã xác định được mục tiêu và thường xuyên chủ động liên kết tổ chức đào tạo theo nhiều hình thức như đào tạo tại nhà trường, đào tạo gắn với cơ sở Doanh nghiệp, đào tạo lưu động tại các xã phường thị trấn. Về nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo cũng được tỉnh chú trọng trong bố trí vốn xây dựng thêm các trường và trung tâm dạy nghề nên đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 34 cơ sở tham gia đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung là 17,2% năm 2006, năm 2007 là 19,63%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2006 là 11,0% và 13,1% năm 2007 (tăng 2,1 % so với năm 2006). Tuy nhiên, lực lượng lao động đã qua đào tạo không tìm được việc làm, không được bố trí đúng chuyên ngành đào tạo hoặc trình độ đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Bảng 19 : Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2001- 2005 và năm 2007. Trình độ lao động Năm 2001 Năm 2005 Năm 2007 Số lao động Cứ 1.000 lao động thì có Số lao động Cứ 1.000 lao động thì có Số lao động Cứ 1.000 lao động thì có Tổng số lao đđộng đang làm việc trong các ngành KTQD 785.722 - 858.104 - 882.010 Trong đó: - Sau Đại học 83 0,1 308 0,36 354 0,40 Đại học cao đẳng 14.748 16,8 27.717 32,3 31.904 36,17 Trung học chuyên nghiệp 24.317 27,8 22.256 25,94 25.416 28,82 Có trình độ nghề 32.226 36,8 79.129 92,22 115.526 130,98 Nguồn: Niên giám thống kê của Tỉnh năm 2007 Số liệu ở bảng trên cho chúng ta thấy trình độ chuyên môn lao động của Tỉnh từng bước được nâng lên nếu như năm 2001 cứ 1.000 lao động chỉ có 0.1 lao động có trình độ sau đại học; 16,8 lao động trình độ đại học cao đẳng; 27,8 lao động trình độ trung học chuyên nghiệp và 36,8 lao động có trình độ nghề thì đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên tương ứng là: 0,40; 36,17; 28,2; 130,98 lao động. Điều này cho thấy Kiên Giang đang chú trọng đến chất lượng lao động để khai thác tiềm năng và lợi thế của Tỉnh. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực. 2.3.1. Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực. Cùng với xu hướng phát triển kinh tế- xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế, nguồn nhân lực ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Nhìn chung nguồn nhân lực Kiên giang trong những năm gần đây bước đầu đã có những thay đổi, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực. Số lượng lao động trong độ tuổi lao động có hoạt động kinh tế thường xuyên tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Cơ cấu lao động dần dần dịch chuyển theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng số lượng lao động ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp và xây dựng cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, số người từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp tiểu học tăng, số lao động qua các lớp dạy nghề, đào tạo nghề tăng. Lực lượng cán bộ công nhân viên nhà nước cũng được nâng cao về

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020.doc