Luận văn Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp

Mục lục

Mục lục 1

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG I: KHáI QUáT CHUNG Về NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI 1

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhượng quyền thương mại. 1

1.2. Khái niệm Nhượng quyền thương mại 8

1.3. Các ngành kinh doanh nhượng quyền. 13

1.3.1. 10 ngành kinh doanh Franchise phổ biến nhất thế giới [6] 13

1.3.2. Danh sách các hạng mục sản phẩm và dịch vụ Franchise [6] 14

1.3.3. Các phương thức nhượng quyền 15

1.3.3.1. Căn cứ theo hình thức hoạt động kinh doanh 15

1.3.3.2. Căn cứ theo tính chất mối quan hệ giữa bên nhượng và nhận 17

1.4. Quy định pháp lý quốc tế liên quan đến Franchise 22

CHƯƠNG II: NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 30

2.1. Quá trình phát triển 30

2.2. Quy định pháp lý về hoạt động Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 31

2.3. Bản chất của Nhượng quyền thương mại 38

2.4. Thực trạng Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam theo các hướng 44

2.4.1. Từ nước ngoài vào Việt Nam 44

2.4.2 Nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra thế giới. 49

2.5. Những lợi ích và thách thức khi kinh doanh bằng hình thức nquyền 56

2.5.1. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp được nhượng quyền 56

2.5.1.1. Lợi ích 56

2.5.1.2. Thách thức của việc mua Franchise 60

2.5.2. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp nhượng quyền 61

2.5.2.1. Lợi ích 61

2.5.2.2. Thách thức 64

2.6. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh Nhượng quyền thương mại. 65

CHƯƠNG III: NHữNG GIảI PHáP Để PHáT TRIểN NHƯợNG QUYềN THƯƠNG MạI TạI VIệT NAM 70

3.1. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2007 -2020 nói chung và triển vọng của Nhượng quyền thương mại nói riêng 70

3.1.1. Một số dự báo về tình hình kinh tế -xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2020 70

3.1.1.1. Về dân số 70

3.1.1.2. Về tăng trưởng kinh tế 71

3.1.1.2. Về đầu tư xã hội 71

3.1.1.3. Về tiêu dùng của dân cư 71

3.1.1.4. Về xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng 72

3.1.2. Dự báo triển vọng phát triển của Nhượng quyền thương mại của Việt Nam trong thời gian tới 75

3.2. Các giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 77

3.2.1. Nhóm các giải pháp về phía nhà nước 77

3.2.2. Các giải pháp về phía doanh nghiệp. 87

3.2.2.1. Về phía các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh. 87

3.2.2.2. Về phía các doanh nghiệp mua quyền kinh doanh 94

KếT LUậN 98

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền đặt ra. Các chỉ dẫn về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh mà bên nhượng quyền đặt ra có thể bao gồm các nội dung như kiểm soát chất lượng, hệ thống các yếu tố kỹ thuật và pháp lý bảo hộ các bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền đã xây dựng và phát triển, giới hạn về mặt lãnh thổ của hoạt động nhượng quyền, các chỉ dẫn hoạt động chi tiết và các quy định khác điều chỉnh hoạt động của bên nhận quyền liên quan đến quan hệ NQTM giữa hai bên. Bảng so sánh NQTM với một số hình thức kinh doanh khác sau đây sẽ làm rõ hơn bản chất của NQTM Chuỗi cửa hàng (CH) Franchise Chuỗi CH liên hoàn “tự nguyện” Chuỗi CH liên hoàn một chủ Đại lý TM , đại lý độc quyền Hợp đồng Lixăng Chủ đầu tư Ng bán Franchise và người mua Franchise Các chủ cửa hàng riêng biệt Các cửa hàng cùng một chủ Chủ kinh doanh, chủ đại lý Người cho thuê và người thuê li-xăng Vốn đầu tư Riêng biệt giữa cửa hàng gốc và cửa hàng Franchise Từng c.h kinh doanh riêng biệt Toàn bộ của 1 chủ Riêng biệt nhưng đại lý có mua chịu, thanh toán tiền hàng sau. Riêng biệt giữa người cho thuê và đi thuê Li-xăng Kinh doanh Độc lập nhưng chịu giám sát chặt Độc lập Theo chủ Độc lập Độc lập Điều hành công việc kinh doanh Người mua Franchise chịu sự chỉ đạo, giám sát của người bán Franchise Riêng biệt giữa các chủ cửa hàng dưới một số tiêu chuẩn tự nguyện chung Một chủ cửa hàng duy nhất điều hành Riêng biệt giữa nhà sản xuất và đại lý Riêng biệt nhưng có sự giám sát việc sử dụng Li-xăng theo đúng mục đích Phát triển hệ thống cửa hàng Người bán Franchise hay người mua được cấp phép quyết định Dựa trên thỏa thuận giữa cửa hàng chính và các cửa hàng thành viên Do người chủ quyết định Do nhà sản xuất quyết định, đại lý kinh doanh trong khuôn khổ Tuân theo hợp đồng đã ký Phạm vi hợp đồng Toàn bộ việc kinh doanh Không có, tuân theo thỏa thuận tự nguyện Không có, tuân theo một chủ Hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm Liên quan đến sáng chế và việc sử dụng nó Cung cấp hàng hóa Người bán, nguồn do người bán chỉ định hoặc tự do miễn là đảm bảo chất lượng Có thể mua chung một nguồn, mua từ cửa hàng chính hoặc mua tự do Một nguồn cung cấp Nhà sản xuất Người cho thuê cung cấp thiết bị, phụ tùng liên quan đến quy trình sx nhưng không bắt buộc mua ng.liệu Giá cả Tùy điều kiện, có lãi Có thể chênh lệch nhưng không lớn Giá bán như nhau Quyết định bởi nhà sản xuất Tùy điều kiện, có lãi. Phương pháp kinh doanh Đúng như theo công thức kinh doanh Tự do khai thác công thức kinh doanh Theo quyết định của người chủ Theo quy trình phân phối của nhà sản xuất Tuân thủ được để đảm bảo sử dụng đúng mục đích, không theo công thức áp đặt Ngừng kinh doanh Được phép chấm dứt sau khi đàm phán Tự do Theo quyết định của người chủ Tự do Được phép ngừng nhưng sẽ bị thiệt hại Chế độ đào tạo nhân viên Chế độ thống nhất Không đồng nhất Đồng nhất Tự do, không liên quan Tự do, không liên quan Chỉ đạo kinh doanh Theo giám sát viên của người bán Franchise Tự do theo chủ trương chung đã thỏa thuận Theo chủ kinh doanh Nhà sản xuất Không có, lưu ý những hạn chế của hợp đồng Xúc tiến bán hàng Thống nhất theo hệ thống Không thống nhất Thống nhất Theo nhà sản xuất Không liên quan Mối quan hệ về tiền Phí nhượng quyền ban đầu + % doanh thu hàng tháng Không có Không có Hoa hồng, chênh lệch giá Gía thuê mua 2.4. Thực trạng Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam theo các hướng Theo báo cáo nghiên cứu của Hội đồng nhượng quyền thế giới (WFC) vào năm 2004, Việt Nam chỉ có 70 hệ thống NQTM đang hoạt động. Đây là một con số khá khiêm tốn so với nền kinh tế có mức tăng trưởng trên 7% mỗi năm và một thị trường với trên 80 triệu dân. Trong số đó, đa số là các hệ thống nước ngoài như Dilma, Swatch, Qualitea, Baskin-Robbins, KFC, Jollibee, Lotteria, Illy café, … hệ thống nhượng quyền và cả mang dáng dấp nhượng quyền Việt Nam chỉ mới xuất hiện một vài thương hiệu như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Monte Rosa, Siêu thị www.thegioididong.com … 2.4.1. Từ nước ngoài vào Việt Nam Thương hiệu nước ngoài đầu tiên kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam là Baskin & Robbins. Đây là một hệ thống bán kem của Mỹ do một Việt kiều mua vào năm 1994. Từ đó đến nay có thêm rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam qua hình thức Franchise. Trong đó có các thương hiệu chuyên về thức ăn nhanh và đồ uống như KFC, Lotteria, Jollibee... và các thương hiệu lớn trong thị trường bán lẻ và kinh doanh siêu thị như: BourBon Group (Pháp), Metro Cash& Carry (Đức), Parkson (Malaixia) và Diamond (Hàn Quốc) Trong số các doanh nghiệp này thì các doanh nghiệp Mỹ chiếm thị phần chuyển nhượng lớn nhất. Tuy nhiên ngoại trừ các thương hiệu bán lẻ là kinh doanh có hiệu quả và có triển vọng lớn ở Việt Nam còn lại phần lớn chuyển nhượng trong ngành thức ăn nhanh với tốc độ phát triển không cao và ít được biết đến. Chẳng hạn như Baskin&Robbins dù đã xâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1994 và đã phát triển được 4 cửa hàng nhượng quyền nhưng đến hết năm 2005 thì lại chỉ còn 2 cửa hàng . Hay như KFC xâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 1997 nhưng đến hết tháng 10/2005 mới chỉ mở được 14 cửa hàng trong khi ở Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia KFC đã mở được hàng trăm điểm bán hàng. Cho tới nay, KFC đã bắt đầu có những thành công khởi sắc hơn với 19 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và 3 cửa hàng ở Hà Nội. Công ty KFC Việt Nam có chiến lược kinh doanh rất bền bỉ, lâu dài, bắt đầu kinh doanh với một vài cửa hàng và vài chục nhân viên, tới nay đội ngũ KFC Việt Nam với hơn 1000 nhân viên. Trong chín năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, KFC chịu lỗ tới bảy năm và chỉ bắt đầu có lãi từ năm 2005. Vào thị trường Việt Nam, KFC cũng đã phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực đồ ăn nhanh: Lotteria, Chicken Town, Jollibee tại thành phố Hồ Chí Minh và các cửa hàng ăn vốn đã quen thuộc với người Bắc như: quán 124, ABC...) Tiêu chí chọn mặt bằng của KFC là địa điểm phải nằm ở các khu trung tâm thành phố. Tôc độ phát triển của KFC Việt Nam rất ấn tượng, doanh thu năm 2004 tăng 32% so với năm 2003. Năm 2005 doanh số tăng tới 80% và doanh số tăng hơn 2 lần vào năm 2006. KFC không dấu tham vọng sẽ đạt 100 cửa hàng KFC trong cả nước vào năm 2010. Dilma cũng đang khuếch truơng tại hàng loạt quán trà trên địa bàn Hà Nội. Hoạt động song song với KFC là Lotterria với 19 cửa hàng vào năm 2005 và đang tích cực mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc và Hà Nội. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do công ty Tân Việt Hương tại thành phố Hồ Chí Minh mua nhượng quyền cũng lần lượt khai trương tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây nhất, thương hiệu cafe Gloria Jeans nổi tiếng của úc cũng đã tìm vào thị trường Việt Nam thông qua hợp đồng với công ty Viet Life Style. Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống Franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận Franchise ở trên 30 quốc gia như Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore... Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý NQTM của Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại TPHCM. Viet Lifestyle dự định sẽ mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm nay, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Cửa hàng cà phê Gloria thứ hai tại thủ đô sẽ được khai trương vào tháng 6 tới. Ngoài ra, Gloria Việt Nam sẽ nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm nay. Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh vùng châu á, Tập đoàn Gloria Jean cho biết "Trước khi vào Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về thị trường Việt Nam. Chúng tôi biết rõ cà phê là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, rất may là điều đó không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm cà phê của chúng tôi. Việt Nam có thể mạnh về loại cà phê robusta, còn Gloria Jean phát triển mạnh đối với loại arabica và đây cũng chính là sản phẩm chúng tôi muốn phát triển. Mặt khác, Việt Nam đang phát triển và là một thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Thị trường ở khu vực Đông Nam á bao gồm cả Thái Lan, Malaysia... giống nhau và đều có tiềm năng phát triển. Đây là thời điểm thích hợp để xâm nhập thị trường Việt Nam của Gloria Jeans. Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s; Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart... dự định sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới. Đại diện của tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ, WalMart đã làm việc với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC) về vấn đề hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp của thành phố. Không chỉ là thị trường tiềm năng cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới, thị trường Việt Nam còn được đánh giá cao và quan tâm bởi nhiều doanh nghiệp của các nước trong khu vực. Theo ông Terry Ghani-Giám đốc công ty TGA Malaixia, Việt Nam đang có 12 đặc điểm của một thiên đường marketing nên rất thích hợp với loại hình kinh doanh NQTM (Franchise). Trong đó yếu tố Việt Nam là thị trường tiềm ẩn của Franchise, chính trị ổn định và một thị trường trẻ với đa số người tiêu dùng dưới 30 tuổi, được các nhà kinh doanh NQTM (Franchisee) thế giới đánh giá cao.   Ông Luke Lim, Giám đốc Công ty A.S Louken của Singapore cũng cho biết, rất nhiều Franchisee thành công tại nước này đang có ý định tìm kiếm đối tác Việt Nam để chuyển nhượng (franchising) thương mại. Các thương hiệu lớn như giày thời trang Charles & Keith, Celia Loe, Chapter 2, các nhà kinh doanh thực phẩm nhanh như Bread Talk, Cavana, Koufu..., theo ông Lim, đang ngấp nghé tìm hiểu thị trường Việt Nam để đầu tư. Ông Hồ Hán Dân, Giám đốc kinh doanh nhượng quyền Công ty cà phê Trung Nguyên cũng dự báo: "Trong năm tới, hoặc chậm nhất là 2 năm nữa, thị trường Việt Nam sẽ bùng nổ loại hình kinh doanh NQTM với ít nhất 4-5 thương hiệu Franchise nội địa mới xuất hiện, bên cạnh sự có mặt của những nhà bán lẻ lớn nước ngoài". Cũng theo ông Dân, vài năm tới loại hình Franchise tại Việt Nam không chỉ gói gọn trong ngành thực phẩm như hiện nay mà sẽ trải rộng ra các thương hiệu ở ngành dịch vụ khác như đồ uống, thời trang, siêu thị và bất động sản. Gần đây, việc xuất hiện một loạt đại gia trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như Parkson (Malaixia), Metro (Đức), CBRE... hoạt động thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu kinh doanh với các hệ thống siêu thị địa ốc, cửa hàng, đại lý bán lẻ đã giúp “hâm nóng” thị trường bất động sản tại Việt Nam. Ông Alfred Cheng – Tổng giám đốc tập đoàn Lion ( chủ đầu tư siêu thị Parson Việt Nam) cho biết sẽ đẩy mạnh việc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong thời gian thích hợp. Nhiều tập đoàn Mỹ, Hàn Quốc khi đến TP.HCM cũng cho biết, họ rất quan tâm tới thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó có cả kế hoạch của một doanh nghiệp Mỹ muốn biến khu cảng Ba Son cũ thành một đô thị mới kiểu phố Đông của Thượng Hải (Trung Quốc). Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh bất động sản là một hướng đi mới nhiều tiềm năng mà nhiều tập đoàn lớn nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam song phức tạp hơn so với nhượng quyền thương hiệu kinh doanh các dịch vụ khác ở đồng vốn và cơ sở pháp luật. Tại Việt Nam, sự ra đời của hàng loạt công ty quản lý, tư vấn bất động sản như Hoàng Quân, Nhà Đất-Đô Thị Mới, Vinaland, Phú Mỹ Hưng... là nơi rất thuận lợi để kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản. 2.4.2 Nhượng quyền trong lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra thế giới. Hiện tại một số lượng hệ thống NQTM của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường NQTM còn chưa nhiều, tiêu biểu phải kể đến ba công ty đang hoạt động thành công và có hiệu quả là Cafe Trung Nguyên, Phở 24 và bánh ngọt Kinh Đô. Cà phê Trung Nguyên: Đây là trường hợp nhượng quyền được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam. Thành lập từ vào tháng 6/1996, tại Buôn Ma Thuột, cái nôi cà phê tại Việt Nam Tháng 10/1998: mở cửa hàng đầu tiên tại Hồ Chí Minh Đến năm 2000 mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội Đến năm 2004 đã phát triển rộng khắp Việt Nam với trên 500 cửa hàng Không chỉ hoạt động mạnh mẽ trong nước, thành công tại thị trường nội địa là tiền đề để Trung Nguyên thực hiện NQTM ra nước ngoài. Tại Mỹ, Trung Nguyên đã chuyển nhượng thương hiệu với giá 100.000USD để khai thác tại một bang. Tại Nhật, Trung Nguyên đã ký hợp đồng chuyển nhượng cho Daisu Corporation độc quyền khai thác thương hiệu Trung Nguyên với giá 50.000USD. Trung Nguyên cũng đã chuyển nhượng cho đối tác ở Singapore với giá 30.000 USD. Ngoài ra công ty cũng đã ký hợp đồng với các đối tác Trung Quốc và đang đàm phán để mở rộng thị trường sang Đức, úc, Canada, Nga.... Thành công này là do Trung Nguyên đã lựa chọn được bước đi phủ hợp để khuyếch trương nhanh chóng thương hiệu của mình. Thời gian đầu để phân phối sản phẩm của mình công ty đã cho ra đời mô hình cafe mang phong cách Tây Nguyên với cách pha chế cafe theo công thức nhất định triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh. Thành công của mô hình này nhanh chóng được lan rộng, tính đến thời điểm giữa năm 2002, đã có hàng trăm quán cafe mang thương hiệu Trung Nguyên mọc ra trên khắp 61 tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên trong hàng trăm quán cafe mang thương hiệu Trung Nguyên chỉ có vài quán là thuộc sở hữu 100% vốn của công ty còn lại đều là các quán cafe nhuợng quyền do nhiều chủ riêng biệt tư bỏ tiền ra đầu tư và kinh doanh giống như các hình thức đại lý. Tuy Trung Nguyên có yêu cầu đối tác mua Franchise phải tuân thủ cách bài trí và phương thức pha cafe cũng như cách quản lý đồng bộ với hình ảnh chung của cả hệ thống nhưng thực tế là chỉ có điều kiện ràng buộc là phải sử dụng nguyên liệu cafe do Trung Nguyên cung cấp. Nói khác đi , chiến thuật về nhượng quyền của Trung Nguyên nghiêng nhiều về hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm hơn là nhượng quyền công thức kinh doanh. - Đánh giá về hoạt động nhượng quyền của Trung Nguyên. Những năm đầu là người đi tiên phong trong lĩnh vực nhượng quyền, Trung Nguyên đã gặp nhiều bối rối trong hướng đi và dễ dãi trong việc bán Franchise dẫn đến có quá nhiều Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lãnh vực Franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình và khá dễ dãi trong việc bán Franchise dẫn đến hiện tượng có quá nhiều quán cà phê cùng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng đẳng cấp. Nói cách khác, Trung Nguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mô hình kinh doanh của mình vì bắt đầu bán Franchise với số lượng lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị. Trung Nguyên hiện nay có quán thì khá đẹp, bề thế, có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn. Có quán chất lượng phục vụ tốt, có quán lại phục vụ kém. Tuy nhiên Trung Nguyên đã kịp nhận ra điều này nên tháng 8 năm 2002 Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Australia sang đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo và các đại lý nhượng quyền để làm cho hoạt động Franchise chuyên nghiệp hơn. Trung Nguyên cũng từng phải bỏ ra cả triệu đô la Mỹ chỉ để hoàn chỉnh hệ thống bảng hiệu và củng cố lại hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Nhưng với hơn 500 quán cà phê trải dài khắp nước vào thời điểm đó quả là một thách thức lớn, nhất là tất cả những người chủ - và là người điều hành trực tiếp của mỗi quán cà phê - đều khác nhau. Ngay cả việc yêu cầu các quạtn cà phê mua Franchise đã đi vào kinh doanh trước đây phải trả phí Franchise hoặc phí hàng tháng gần như không khả thi. Ngoài ra vì cũng là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh Franchise ở Việt Nam khi từ trước tới nay ở Việt Nam chưa có mô hình Franchise nào để Trung Nguyên nghiên cứu nên Trung Nguyên đã phải tự học hỏi, bươn trải rất nhiều. Chính vì phải tự học hỏi, bươn trải, tìm tòi đồng thời lại không có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt pháp lý nên Trung Nguyên đã phải trả giá rất nhiều trong quá trình xây dựng thương hiệu. Có rất nhiều quán cafe giả mạo Trung Nguyên mà Trung Nguyên bó tay không xử lý được. Thậm chí Trung Nguyên còn bị cả một đối tác Mỹ lấy cắp thương hiệu. Khi Trung Nguyên nộp hồ sơ xin đăng ký thương hiệu tại Mỹ với tên gọi”Trung Nguyên nguồn cảm hứng sáng tạo mới”mới biết rằng đã bị chính đối tác của mình là công ty Rice Field Corp đăng ký nhãn hiệu trước với tên gọi: “ Cà phê hàng đầu Buôn Ma Thuột Trung Nguyên”. Trung Nguyên đã đòi được thương hiệu nhưng phải tốn một số tiền khá lớn và đã để mất đi nhiều cơ hội nhượng quyền kinh doanh. Thương hiệu phở 24 Sau Trung Nguyên, Phở 24 cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Thương hiệu Phở 24 đã có 35 cửa hàng sau 3 năm nhượng quyền. Dự kiến, đến năm 2008, sẽ có khoảng 100 cửa hàng tại Việt Nam. Phở 24 đã xuất hiện tại Philippines, Indonesia và chuẩn bị ra mắt tại Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Mức giá nhượng quyền thương hiệu trong nước là 7.000 USD và ở nước ngoài là 12.000 USD, chưa kể phí vận hành 3% trên tổng doanh thu của từng cửa hàng đã chuyển nhượng. Chiến lược của Phở 24 khác với Trung Nguyên, Đó là hoàn thiện hệ thống trước khi tiến hành nhượng quyền. Trong 2 năm đầu thông qua những quán phở đàu tiên , phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược Franchise dài hạn sau này trước khi bành trướng ra chiều rộng. Hình thức Franchise mà Phở 24 lựa chọn là nhượng quyền công thức kinh doanh, trong đó phía đối tác mua Franchise sẽ không chỉ được nhượng quyền sử dụng thương hiệu mà còn được hướng dẫn, đào tạo chi tiết công thức tổ chức, điều hành quản lý mô hình phở 24. Trên thực tế đã có một số đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc đề nghị chỉ mua nhãn hiệu của Phở 24 mà không quan tâm đến công thức kinh doanh của Phở 24. Phở 24 đã từ chối vì về lâu dài việc khai thác bừa bãi thưong hiệu Phở 24 mà không có sự giám sát, quản lý sẽ chắc chắn ít nhiều gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của thương hiệu phở 24. Khác với Trung Nguyên thực hiện chiến lược Marketing rầm rộ, Phở 24 chọn cho mình hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu, xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lược Franchise dài hạn sau này. Chính vì thế mà ngay từ những ngày đầu thành lập, Phở 24 đã có những bước tính toán và chuẩn bị rất chặt chẽ.: Về điều hành, hoạt động: Tất cả các khâu (phục vụ, bếp, pha chế, vệ sinh...)phải được tiêu chuẩn hoá, hệ thống hoá rõ ràng, gọn gàng, dễ hiểu, dễ áp dụng để thuận tiện cho việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên của các cửa hàng nhân rộng sau này, đặc biệt tại nước ngoài. Về trang trí nội thất: Cũng phải tiêu chuẩn hoá và phù hợp với việc nhân rộng mô hình. Ví dụ như nếu sử dụng đồ nội thất quá hiếm, giá thành quá cao sẽ gây khó khăn cho việc xuất khẩu mô hình sau này. Về tên gọi, nhãn hiệu: Có cân nhắc yếu tố quốc tế ngay từ đầu sao cho người nước ngoài dễ đọc, dễ nhớ. Ngoài ra một công tác khác đựoc phở 24 đặc biệt chú trọng đó là đảm bảo những thủ tục pháp lý cần thiết, chặt chẽ ngay từ đầu vì một trong những rủi ro của mô hình nhượng quyền là rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh sao chép , làm nhái sản phẩm , nhãn hiệu. Chính vì vậy, Phở 24 không những đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tên miền tại Việt Nam mà còn tiến hành đăng ký tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để giảm bớt áp lực cho quỹ tiền mặt của mình , trong những năm đầu, Phở 24 đã lựa chọn chỉ đăng ký bảo hộ tại các quốc gia, thị trường trọng điểm, tiềm năng nhất sau đó mới đăng ký dần ra toàn bộ các quốc gia mà thương hiệu phở 24 có thể vươn ra trong 5 hay 10 năm tới. Bên cạnh đó Phở 24 còn nhờ luật sưu tư vấn soạn thảo hợp đồng mẫu, hướng dẫn các khâu về tổ chức, đào tạo, huấn luyện, quản lý hệ thống... để có thể chuyển giao và hỗ trợ đắc lực cho phía đối tác mua Franchise. - Đánh giá về hoạt động nhượng quyền của Phở 24. Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trước nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên sự chậm mà chắc và bài bản này đã giúp Phở 24 tránh được những rủi ro mà Trung Nguyên đã gặp phải trong quá trình xây dựng thương hiệu, đó là bị các đối tác sao chép mô hình kinh doanh, sao chép thương hiệu. Để đối phó với rủi ro này, Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng Franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu. Kinh Đô Ngày 10/04/2005 cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của công ty Kinh Đô Bakery đã chính thức khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh. Kinh Đô phát triển chuỗi cửa hàng bánh tươi theo phương thức Franchise nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng. Các cửa hàng nhượng quyền của Kinh Đô Bakery được chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn như màu sắc , cách trưng bày hàng, cũng như công nghệ sản xuất bánh tại cửa hàng. Mục tiêu của Kinh Đô là tới hết năm 2008 phải có 100 cửa hàng Kinh Đô Bakery Franchise họat động. Ngày 27/08/2006 cửa hàng Kinh Đô Bakery nhượng quyền thứ 4 đã chính thức khai trương, đây là Kinh Đô Bakery đầu tiên tại Biên Hòa, một thành phố khá nhỏ nhưng rất phát triển, cửa hàng nhượng quyền này đã đánh dấu cho việc mở rộng phạm vi của hệ thống Kinh Đô Bakery ra ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Tới nay, Kinh Đô đã có mạng lưới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp trên cả nước[13]. Kinh Đô đã mở ra hướng đi mới cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh là xây dựng các cửa hàng fastfood rồi sau đó tiến hành nhượng quyền. - Đánh giá về hoạt động nhượng quyền của Bánh ngọt Kinh Đô: Hình thức kinh doanh của Bánh ngọt Kinh Đô được đánh giá là ví dụ điển hình cho việc áp dụng khá thành công phương thức kinh doanh nhượng quyên, có thể coi là mô hình thu nhỏ của tập đoàn kinh doanh đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ là Mc Donald. Ngoài 3 thương hiệu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực nhượng quyền của Việt Nam là Phở 24, Trung Nguyên và Kinh Đô, nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam cũng đã có những thành công nhất định trong việc bán NQTM. Một vài ví dụ phải kể đến là : Công ty tranh thêu tay XQ đã chuyển nhượng thành công nhãn hiệu của mình tại Mỹ, với giá 100.000USD. Thương hiệu thời trang Foci, trong 48 cửa hàng nhượng quyền của foci hiện nay, có 35 cửa hàng NQTM. Dự kiến năm 2008, Foci sẽ nhân lên 100 cửa hiệu trên toàn quốc. Mục tiêu lâu dài của Foci là xây dựng một thương hiệu thời trang đẳng cấp quốc tế và đưa Foci ra thế giới bằng con đường NQTM. Không chỉ những doanh nghiệp lâu năm, có tên tuổi mới có thể áp dụng Franchise. Với những doanh nghiệp trẻ thì Franchise là bước đi cần thiết để làm lớn thương hiệu của mình. Như trường hợp của www.thegioididong.com ( công ty TNHH Thế giới di động) dù mới có mặt trên thị trường chưa lâu nhưng đã có mô hình kinh doanh chứng minh được tính hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp ngỏ ý muốn mua Franchise. Công ty hiện đã Franchise trên địa bàn Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh và đang tìm cách bành trướng ra thị trường miền Tây thông qua mô hình này. Ngoài ra hiện nay cũng có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đã nắm bắt được những ưu điểm của mô hình kinh doanh này và đang có kế hoạch mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng phương thức Franchise đó là: Vina Giày, SJC, thời trang Việt... và một số công ty kinh doanh bất động sản như Hoàng Quân, Phú Mỹ Hưng. Tóm lại mở rộng mô hình kinh doanh thông qua phương thức NQTM đã mang lại thành công cho Trung Nguyên, Phở 24 cũng như một số thương hiệu Việt Nam khác. Tuy nhiên để đưa các thương hiệu Việt thành một nhãn hiệu quốc tế vẫn còn là thách thức lớn ở phía trước đòi hỏi ở các doanh nghiệp Việt Nam nhiều nỗ lực và sự giúp sức từ phía chính phủ. 2.5. Những lợi ích và thách thức khi kinh doanh bằng hình thức nquyền 2.5.1. Lợi ích và thách thức đối với doanh nghiệp được nhượng quyền 2.5.1.1. Lợi ích Được kinh doanh trên thương hiệu uy tín. Bài học thành công từ NQTM ở Hoa Kỳ cho thâý, 90% công ty theo hợp đồng nqth vẫn tiếp tục hoạt động sau 10 năm , trong khi 82% những công ty hoạt động độc lập phải đóng cửa,( nếu chỉ xét trong năm đầu tiên thực hiện hợp đồng NQTM thì chưa tới 5% công ty thất bại, ngược lại có đến 38% công ty độc lập lại không thành công). Nói khác đi, xác suất thành công của các doanh nghiệp mua Franchise cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp mới bắt đầut thử nghiệm mô hình kinh doanh lần đầu và nhãn hiệu thì chưa ai biết đến. Thật vậy, thương hiệu hay uy tín của của nhãn hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với khách hàng khi họ quyết định chọn mua sản phẩm nào. Theo một cuộc điều tra sơ bộ của trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh thì trong số những người tiêu dùng được phỏng vấn, có đến 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan