Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2017

Lời cam đoan .i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục . iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt.iv

Danh mục các bảng.v

Danh mục các hình .vi

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu.2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .5

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.6

5. Đóng góp chính của đề tài .8

6. Cấu trúc của đề tài.9

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP .10

1.1. Cơ sở lí luận.10

1.1.1. Các khái niệm và vai trò của nông nghiệp.10

1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.13

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp .16

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp.21

1.2. Cơ sở thực tiễn .26

1.2.1. Tổng quan về phát triển nông nghiệp vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.26

1.2.2. Tổng quan về phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 -

2017 .29

Tiểu kết chương 1 .33

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường sinh thái, ... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa vụ, ... sản xuất nông nghiệp cần có những quy hoạch, định hướng cụ thể, phù hợp với thực tiễn phát triển ở mỗi vùng miền. Thực tiễn cho thấy, nền nông nghiệp vùng TDMNBB nói chung và nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong 7 năm qua (2010 - 2017), đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới thì nông nghiệp càng khẳng định được vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với sự phát triển của đất nước, của địa phương. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số và sự thu hẹp diện tích đất canh tác cùng với nhiều vấn đề nảy sinh khác đang đặt ngành kinh tế này đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. 34 Chương 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở vùng phía bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía nam và đông nam giáp TP.Thái Nguyên; phía tây giáp huyện Định Hóa; phía tây nam giáp huyện Đại Từ; phía đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm TP. Thái Nguyên 22km về phía bắc.[19] Địa danh Phú Lương có từ thời Lý. Khi đó, Phú Lương là một phủ rộng lớn, bao gồm toàn bộ phần đất của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng ngày nay. Thời thuộc Minh (từ năm 1407-1427), lập huyện Phú Lương, thuộc phủ Phú Bình. Năm Minh Mệnh thứ 16 (1863), Triều Nguyễn điều chỉnh địa giới 2 phủ Phú Bình và Thông Hóa để thành lập phủ Tòng Hóa trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương thuộc phủ Tòng Hóa, huyện lỵ đặt tại xã Quán Triều. Theo Đồng Khánh địa dư chí, huyện hạt Phú Lương cách phủ lỵ 78 dặm về phía Tây Nam, gồm 6 tổng, với 28 xã, trang, phường. Dưới thời thuộc Pháp, từ tháng 10-1890 đến tháng 9-1892, huyện Phú Lương thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên. Từ tháng 10-1892, huyện Phú Lương thuộc phủ Tòng Hóa (tỉnh Thái Nguyên) như dưới thời nhà Nguyễn. Ngày 11- 4-1900, thực dân Pháp tách phủ Tòng Hóa khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Bắc Kạn. Ngày 25-6-1901, thực dân Pháp tách tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương, sáp nhập vào châu Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Huyện Phú Lương lúc đó có 7 tổng: Quán Triều, Cổ Lũng, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Yên Đổ, Yên Trạch với 21 làng, bản.[19] Trước cách mạng tháng Tám 1945, Phú Lương có 7 tổng, 25 xã. Sau Cách mạng tháng Tám, huyện Phú Lương được tổ chức lại thành 12 xã. Sau hòa bình lập lại, huyện Phú Lương có 14 xã. Từ ngày 1-7-1965, huyện Phú Lương là 1 trong số 14 35 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Thái. Đến tháng 3-1967, Bộ Nội vụ ra quyết định cắt 9 xã của huyện Bạch Thông về huyện Phú Lương. Với vị trí địa lý như trên, Phú Lương có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lưu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, Phú Lương có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 14 xã gồm: Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Ôn Lương, Phú Đô, Yên Lạc, Tức Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành, Cổ Lũng và xã Yên Đổ. Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Phú Lương năm 2017 Đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (Ng/km2) Toàn huyện 369,67 109.989 297 Thị trấn Đu 2,13 4.575 2.147 Thị trấn Giang Tiên 3,81 3.692 965 Động Đạt 40,34 10.135 251 Cổ Lũng 16,5 8.465 513 Hợp Thành 10,25 2.880 281 Ôn Lương 16,16 3.751 232 Phấn Mễ 25,31 10.755 425 Phú Đô 22,36 5.676 254 Phủ Lý 18,4 3.054 165 Sơn Cẩm 16,52 12.208 739 Tức Tranh 24,6 8.825 359 Vô Tranh 18,04 8.601 477 Yên Đổ 36,29 6.723 185 Yên Ninh 46,0 6.748 147 Yên Trạch 29,46 6.621 225 Yên Lạc 43,5 7.280 167 Nguồn: NGTK huyện Phú Lương năm 2017 [6] 36 Nguồn: NGTK huyện Phú Lương 2017 Người thành lập: Diệp Thị Hồng Vân, 2018 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 37 2.1.2. Nhân tố tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình và đất a. Địa hình Phú Lương là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tương đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Huyện Phú Lương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình 200-500m so với mặt nước biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung trình từ 15-20m, địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều. b. Các loại đất Về loại đất: Theo kết quả phúc tra bổ sung chỉnh lý bản đồ theo tỷ lệ 1/50.000 bằng phương pháp định lượng FAO/UNECO do viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng. Toàn huyện có 4 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất đen, đất xám bạc màu, đất đỏ. Diện tích đất của huyện được phân cấp làm 5 mức như sau: - Từ 0  80 chiếm 7% tổng quỹ đất - Từ >8 150 chiếm 12% tổng quỹ đất - Từ >15  250 chiếm 11% tổng quỹ đất - Từ > 250 chiếm 50% tổng quỹ đất - Các loại đất khác chiếm 20%. Diện tích đất có tầng dày chiếm 9,5%, tầng dày trung bình chiếm 38,5% và tầng mỏng chiếm tới 52%. * Tình hình sử dụng đất Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2017 Các loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp 12.761 34,71 Đất nuôi trồng thủy sản 1.256 3,3 Đất lâm nghiệp 16.449 44,74 Đất chuyên dùng 4.019 10,93 Đất ở 1.551 4,22 Đất chưa sử dụng 726 2,1 Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2017 38 Trong tổng số 36.762 ha đất tự nhiên đất sử dụng vào các mục đích chiếm 97,9%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 34,71%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 3,3%, đất lâm nghiệp chiếm 44,74%, đất chuyên dùng chiếm 10,93%, đất ở chiếm 4,22%, ngoài ra vẫn còn 2,1% đất chưa sử dụng. Hiện nay, phần lớn đất của huyện đang trong quá trình thoái hóa, bạc màu với những mức độ khác nhau do con người khai thác từ lâu đời. Vì vậy muốn phát triển lâm nghiệp phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, với phương pháp canh tác khoa học kết hợp với biện pháp sinh học, kĩ thuật đồng bộ để cải tạo phục hồi độ phì nhiêu của đất. 2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu Phú Lương có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 25-270C; mùa đông khô hạn và giá lạnh, thời gian khô hạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 10-180C có khi lạnh xuống 4-50C. Lượng mưa trong năm tương đối lớn chủ yếu tập trung vào các tháng 6,7,8,9. Độ ẩm không khí vào mùa mưa trung bình từ 80-85%, còn mùa khô khoảng 12-15%. 2.1.2.3. Nước Phú Lương có mạng lưới sông, suối, ao, hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú chạy dọc qua 5 xã (Yên Đổ, thị trấn Đu, Phấn Mễ, thị trấn Giang Tiên, Cổ Lũng) trong đó có 4 xã (Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh, Sơn Cẩm) nằm bên sông Cầu là con sông quan trọng nhất được bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn, vừa là nơi phân chia địa giới giữa hai huyện Phú Lương và Đồng Hỷ vừa là nơi đem lại nguồn nước phong phú cho huyện. Với điều kiện khí hậu, thuỷ văn như trên đã tác động rất lớn đến quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Vào mùa mưa với lượng nước phong phú, nhiệt độ nóng ẩm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là lúa, ngô, khoai, lạc, chè và các loại cây ăn quả khác, về mùa khô không đủ nước tưới một phần do rừng đầu nguồn bị tàn phá nên khả năng sinh thuỷ kém. 2.1.2.4. Tài nguyên rừng Phú Lương là một huyện vùng cao, khí hậu nhiệt đới nên thực vật ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều gỗ quý. Song đến nay trữ lượng còn thấp, hiện đang có các 39 chương trình phục vụ bền vững và phát triển rừng. Năm 2017 toàn huyện đã trồng được 1.270,45 ha đạt 150,1% kế hoạch, trong đó rừng phòng hộ 291,45 ha đạt 150,3% kế hoạch, rừng sản xuất 850 ha đạt 148,1%. Nhân dân tự trồng 160 ha. 2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản Tuy có nhiều loại khoáng sản như: thiếc, chì, titan, than có trữ lượng lớn như vậy nhưng Phú Lương khai thác chưa đáng kể tài nguyên khoáng sản còn nằm ở dạng tiềm năng là chính. Trong năm 2017, công tác quản lý tài nguyên - môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, trong năm qua đã kiện toàn Ban chỉ đạo, đội kiểm tra liên ngành, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm hoạt động khoáng sản trên địa bàn, đã giải tỏa 11 máy tuyển rửa quặng trái phép của các hộ, doanh nghiệp ở Giang Tiên, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, chấn chỉnh và xử lý rác thải tại xã Yên Lạc, tổ chức bàn biện pháp giải quyết ô nhiễm môi trường địa bàn thị trấn Giang Tiên, kiểm tra đánh giá tác động môi trường tại một số đơn vị trên địa bàn. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động a. Dân số Phú Lương có số dân 109.989 người phân bố ở 14 xã và 02 thị trấn.[4] * Quy mô và tốc độ gia tăng dân số: So với cả nước, Phú Lương có dân số tập trung khá nhưng do dân số tỉnh Thái Nguyên tập trung đông nên huyện vẫn xếp ở mức có dân số ít so với toàn tỉnh (đứng thứ 6/9 huyện), chiếm 8,9% dân số toàn tỉnh. Dân số của huyện đang có xu hướng tăng từ 105.998 người (năm 2010) lên 109.989 người (năm 2017) do tỉ suất gia tăng tự nhiên của huyện vẫn còn ở mức khá cao. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn tăng nhưng không đáng kể và đang có xu hướng giảm dần và ở mức trung bình. Qua các năm tỷ lệ tăng dân số tương đối ổn dịnh, chứng tỏ công tác dân số ở huyện được triển khai rất có hiệu quả. 40 Hình 2.2. Quy mô dân số huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2017 Nguồn Niên giám thống kê Phú Lương năm 2017[4] * Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số theo tuổi của huyện có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, tỉ lệ trẻ em từ 0 - 14 tuổi là 17,5% tương đương với 18.260 người. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất 75,1% tương đương với 80.016 người. Dân số ngoài độ tuổi lao động là 9,05% tương đương với 9.750 người. Điều này cho thấy, hiện nay huyện Phú Lương đang có nguồn lao động dồi dào, đồng thời có lực lượng lao động thay thế đông đảo cho tương lai. Nguồn lao động sẵn có, sẽ giữ giá lao động ở mức thấp, là điểm mạnh về nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, tạo động lực phát triển cho huyện. Phú Lương có cơ cấu dân số trẻ. Nguồn lao động trẻ nhưng theo các số liệu thống kê về việc làm thì phần lớn là lao động chân tay, lao động có trí thức chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Để phát triển nguồn lực hợp lý, tận dụng ưu thế về lao động, đòi hỏi việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển kinh tế xã hội của huyện. * Phân bố dân cư: Năm 2017, mật độ dân số trung bình của huyện là 297 người/km2, cao hơn mật độ dân số của cả nước (268 người/km2) gấp 2 lần mật độ dân số trung bình của vùng 2010 2012 2014 2016 2017 41 Trung du miền núi Bắc Bộ (128 người/km2), thấp hơn mật độ trung bình của tỉnh (353 người/km2), thấp hơn các huyện khác trong tỉnh: TP.Thái Nguyên (1862 người/km2), TP.Sông Công (687 người/km2), TX.Phổ Yên (666 người/km2). Dân số của huyện phân bố không đều giữa các xã, thị trấn. Nơi tập trung đông dân nhất là thị trấn Đu (2147 người/km2), nơi tập trung thưa nhất là xã Yên Ninh (147 người/ km2). Quá trình đô thị hóa của huyện cùng diễn ra chậm. Tỉ lệ dân đô thị rất thấp chỉ có 11.950 người (chiếm 8,4% tổng số dân của huyện), thấp hơn cả nước (27%) và thấp hơn của toàn tỉnh (28,6%) năm 2017 do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của huyện cũng diễn ra chậm. b. Nguồn lao động Nguồn lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộ, nó phụ thuộc rất lớn vào dân số của nền kinh tế. Tổng số dân của huyện Phú Lương đến năm 2017 là 109.989 người, trong đó tổng số lao động là 60.128 người chiếm 54,3% tổng số nhân khẩu. Tổng số nhân khẩu của huyện Phú Lương qua 3 năm thay đổi đáng kể với mức tăng bình quân trong giai đọan 2010 - 2017 là 0,68%/năm. Đáng chú ý trong biến động về dân số là tỷ lệ tăng hộ phi nông nghiệp thay đổi quá nhanh với mức tăng bình quân qua 4 năm là 1,90% so với mức tăng 0,49% của hộ nông nghiệp. Đây là xu hướng chuyển dịch phổ biến của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, tính đến năm 2017 số hộ nông nghiệp vẫn chiếm tới 93,8% tổng số hộ của huyện. Như vậy, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của huyện với mức 84% (năm 2017). Điều này cho thấy, phát triển nông nghiệp vẫn giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Việc chú trọng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp là tất yếu và cần thiết. 42 Nguồn: NGTK huyện Phú Lương 2017 Người thành lập: Diệp Thị Hồng Vân, 2018 Hình 2.3. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp huyện Phú Lương 43 2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện ngày càng được đầu tư nâng cấp và hoàn thiện phần nào đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong huyện. - Hệ thống giao thông vận tải: Phú Lương có vị trí lợi thế giao thông trên trục quốc lộ 3 đi các tỉnh phía Bắc với tổng chiều dài 38 km xuyên suốt 8 xã và thị trấn của huyện. Có hai đầu mối giao thông đi các huyện Đại Từ - Định Hoá sang Tuyên Quang. Năm 2017, hoàn thiện tuyến đường Thái Nguyên - Bắc Kạn đi qua địa bàn huyện mang lại cho Phú Lương nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội với các huyện cũng như các tỉnh lân cận. Công tác giải phòng mặt bằng các công trình, dự án trên địa bàn được tập trung chỉ đạo tích cực; tổ chức tuyên truyền vận động các hộ bàn giao mặt bằng, bảo vệ thi công một số điểm phức tạp của gói thầu số 7, 8 tuyến tránh thành phố Thái Nguyên. - Hệ thống điện: Hiện nay, nguồn cung cấp điện của huyện là mạng lưới điện quốc gia. Với 100% số xã có điện lưới quốc gia, đến nay có 100% số hộ được dùng điện. Bình quân hằng năm lượng điện do ngành điện cung cấp cho tiêu thị vào khoảng 25 - 27 triệu kW/giờ, đạt 100% kế hoạch, giá điện ổn định. - Hệ thống thông tin liên lạc: Huyện có 3 đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông với trên 12.120 máy điện thoại cố định, tỷ lệ điện thoại cố định đạt 20 máy/100 dân, phát triển 775 thuê bao Internet. Có bưu điện đặt tại các xã, gồm các hoạt động phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, quốc tế. - Hệ thống thủy lợi: Phú lương có nguồn nước phong phú, có nhiều sông, suối, ao, hồ nhỏ, lượng mưa bình quân tương đối cao. Tuy nhiên do địa hình đồi núi chia cắt đồng ruộng thành mảnh nên khả năng phát huy các công trình thuỷ lợi thấp. Mạng lưới các công trình thuỷ lợi còn thiếu và chưa được phân bố hợp lý, lượng nước chủ động tưới tiêu đạt khoảng 50 - 60% diện tích. Các công trình thuỷ lợi đa phần là được xây dựng từ những năm 60 - 80 của thế kỷ trước nên đã xuống cấp và cần được sửa chữa và xây lại. Có thể nói kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện so với các huyện khác trong tỉnh và trong cả nước được đánh giá vào loại khá nhưng so với yêu cầu 44 nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được. Hệ thống đường quốc lộ đã được nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng chưa được bê tông hóa. Vì vậy, muốn phát triển ngành nông nghiệp của huyện phải không ngừng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. 2.1.3.3. Vốn đầu tư Nguồn vốn của huyện chủ yếu huy động ở vốn thu ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của nhà nước, không có vốn đầu tư từ nước ngoài. Phú Lương đã làm tốt công tác vận động thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ được gần 3,5 tỷ đồng. Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn trong năm 2017 đạt 34 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016; trong đó công trình xây dựng cơ bản 15 tỷ đồng, công trình giao thông 12 tỷ đồng. Huyện chú trọng đến tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản, tích cực chỉ đạo tập trung nguồn vốn thanh toán cơ bản nợ xây dựng kéo dài; đã thanh toán được 13.050,1 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 7.923 triệu đồng bằng 84,3% kết hoạch, nguồn cấp quyền sử dụng đất của huyện 9.000 triệu đồng bằng 83,5% kế hoạch. Nhìn chung, số vốn đầu tư cho huyện đã không ngừng được tăng lên nhưng vẫn còn chủ yếu là vốn trong nước và vốn huy động trong nhân dân, không có vốn đầu tư từ nước ngoài. 2.1.3.4. Thị trường Trong quá trình hội nhập với quốc tế, KT-XH huyện Phú Lương cũng như nền kinh tế của các địa phương khác và cả nước đều chịu ảnh hưởng và tác động của thị trường, xu thế chung của thế giới. Ở trong nước, Phú Lương có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp hàng hóa với các huyện trong tỉnh và với tỉnh khác cả về mặt cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Huyện cung cấp cho các nơi khác các mặt hàng như các loại nông sản, hoa màu Tuy nhiên, hàng hóa trong huyện chủ yếu là hàng nông sản sản xuất thủ công phục vụ nhu cầu trong huyện là chính nên sức cạnh tranh yếu, giá bán thấp. 2.1.3.5. Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp Thể chế chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng có tính chất quyết định đối với phát triển của huyện. Trên cơ sở chính sách chung của cả nước, của tỉnh huyện 45 cũng có những chính sách cụ thể: Mục tiêu của huyện phát triển kinh tế là trọng tâm. Lĩnh vực kinh tế là lĩnh vực vô cùng quan trọng, chỉ có kinh tế phát triển mới có điều kiện đầu tư nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời nâng cao vị thế của huyện trong tỉnh. Phát triển kinh tế nông nghiệp thường kèm theo sự ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và các loại tài nguyên thiên nhiên nên giữ gìn và phát huy tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên đất và nước là vấn đề quan trọng được huyện nhấn mạnh. Phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp của huyện nói riêng thì nguồn lực quan trọng nhất chính là nhân tố con người. Huyện cũng có đội ngũ lao động có trình độ khá nhưng vẫn còn yếu so với nhu cầu phát triển kinh tế nên phát huy nhanh và đẩy mạnh mẽ tiềm lực lao động nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật là vấn đề cấp bách. So với các huyện khác trong tỉnh thì Phú Lương là huyện có cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo nàn nên việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng cho huyện là vấn đề được chi bộ Đảng huyện đưa lên là vấn đề quan trọng. Các đường lối chính sách đó đã chỉ đạo đúng hướng, thể hiện đúng thực trạng của huyện và góp phần thuc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng tích cực. 2.1.4. Đánh giá chung 2.1.4.1. Những thuận lợi - Nằm trên tuyến Quốc lộ 3 theo trục kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, đây là thuận lợi lớn để phát triển liên vùng. Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lưu, buôn bán vận chuyển hàng hoá, đặc biệt tiêu thụ các loại nông sản với các huyện và các tỉnh lân cận. Ngoài ra còn thuận lợi trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật phục vụ cho đời sống và sản xuất. - Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các cơ quan của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các hộ dân, các cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể từ huyện đến xã phát huy sức mạnh tổng hợp phấn đấu góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội. - Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng cao như hỗ trợ giống, phân bón, hỗ trợ xây dựng, hỗ trợ hộ nghèo, hộ dân 46 tộc thiểu số phát triển sản xuất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi cùng với cơ chế trợ giá tiêu thụ sản phẩm nông sản đã khuyến khích nông dân phấn khởi sản xuất. - Khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn huyện đa dạng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi có thể phát triển tốt, đất đai chưa sử dụng còn nhiều có thể đưa vào khai thác, phát triển nông nghiệp. - Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường, các cụm thương mại chợ nông thôn ngày càng phát triển và lưu thông hàng hoá thúc đẩy chuyển dịch kinh tế. 2.1.4.2. Những khó khăn, thách thức - Xuất phát điểm nền kinh tế của huyện thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh Thái nguyên nói riêng, hướng cơ bản là khai thác tự nhiên (nông, lâm, thủy sản), kinh tế hàng hóa chưa phát triển, sản phẩm hàng hóa kém sức cạnh tranh trên thị trường. - Địa hình của huyện chia cắt mạnh và độ dốc lớn là một khó khăn trong việc phát triển hạ tầng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Huyện có điều kiện về giao thông, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động phù hợp cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. Vì vậy để khai thác có hiệu quả, triệt để các tiềm năng, lợi thế so sánh của huyện thì cần phải có các phương án, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong phát triển nông nghiệp. - Ngoài ra, do khai thác quá mức, tình trạng phá rừng lấy gỗ và làm nương rẫy nên diện tích rừng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là nguồn nước. - Ngoài tiềm năng về nông nghiệp huyện Phú Lương chưa có tiềm năng sinh lời đủ lớn, đủ sức hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Huyện chưa có các trung tâm đô thị lớn. - Đa số dân cư sống bằng nghề nông. Trong khi đó sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, năng suất thấp làm cho giá thành sản phẩm cao. Như vậy khả năng tích luỹ cho phát triển kinh tế của địa phương còn rất ít. - Trình độ dân trí còn thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, năng lực và khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ còn hạn chế, thiếu sự thu hút nhân tài, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn và kỹ thuật, thiếu thợ lành nghề. 47 2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2017 2.2.1. Khái quát chung 2.2.1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp nền kinh tế huyện Phú Lương Phú Lương chiếm 10,5% diện tích, 8,9% dân số của tỉnh Thái Nguyên, đóng góp vào 3,7% quy mô GTSX của toàn tỉnh. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện là 12.761 ha (chiếm 84,8% quỹ đất nông - lâm - thủy sản), trong đó đất trồng cây hàng năm là 5299 ha chiếm 99,1%, riêng lúa có 4637 ha (chiếm 86,7% đất sản xuất nông nghiệp), đất trồng cây lâu năm là 48 ha chiếm 0,8% đất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hiện nay ở huyện đã phát triển khá toàn diện và đạt nhiều kết quả khả quan. Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp cũng như giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế chung của huyện. Nằm trên tuyến quốc lộ 3 theo trục kinh tế Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng, đây là thuận lợi lớn nhất để phát triển liên vùng. Hệ thống giao thông thuận lợi cho sản xuất, giao lưu, trao đổi hàng hóa với các huyện và tỉnh lân cận. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng thích hợp cho việc phát triển các loại cây khác nhau chiếm 23,5% diện tích đất đai toàn huyện; hai loại đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính tương đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và bố trí sản xuất theo hướng nông, lâm kết hợp, chiếm trên 50% diện tích, còn lại là các loại đất khác. Hệ thống sông, suối, ao, hồ phân bố tương đối đồng đều, nguồn nước khá dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cũng tạo ra nguồn lợi nuôi trồng và khai thác thủy sản. Nguồn nước cũng dồi dào do sông Cầu và hệ thống kênh mương cung cấp. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để huyện thực hiện đa dang hóa các loại cây trồng. Khí hậu của huyện cũng ít khi có biến động mạnh nên đã giảm bớt được phần nào tính thất thường trong sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng có dân cư khá đông, lực lượng lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp từ lâu đời. Đây là những điều kiện thuận lợi để nền nông nghiệp huyện Phú Lương đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sự phát triển của ngành từng bước đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân trong huyện, tạo cơ sở cho công nghiệp và dịch vụ có bước phát triển hơn. 48 Hình 2.4. Cơ cấu GTSX (giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2010 -2017 Nguồn: Xử lý theo NGTK huyện Phú Lương, 2017 Quan sát biểu đồ ta thấy, GTSX các ngành của huyện liên tục tăng qua các năm. Trong đó, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản tuy tỷ trọng có giảm xong GTSX có mức tăng khá cao. Giai đoạn 2010-2014 tốc độ tăng chậm hơn giai đoạn 2016- 2017. Năm 2010, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản chiếm 56,3%, đạt 761,21 tỷ đồng. Năm 2017, tỷ lệ này giảm xuống còn 51,2%, với GTSX tăng lên 1.254,30 tỷ đồng. Ngành nông nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_nong_nghiep_huyen_phu_luong_tinh_thai_ng.pdf
Tài liệu liên quan