Trang bìa phụ
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Mục lục .iii
Danh mục những chữ viết tắt.iv
Danh mục bảng biểu . v
Danh mục các hình .vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài. 5
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 6
5. Những đóng góp của đề tài. 10
6. Kết cấu của luận văn. 10
NÔI DUNG ̣ . 11
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUÂṆ VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIÊP̣ . 11
1.1. Cơ sở lý luâṇ . 11
1.1.1. Các khái niệm và vai trò của nông nghiệp. 11
1.1.2. Đăc đi ̣ ểm của sản xuất nông nghiệp . 13
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp . 16
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của nông nghiệp . 21
1.2. Cơ sở thực tiễn. 25
1.2.1. Phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. 25
1.2.2. Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 28
Tiểu kết chương 1 . 33
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN VĨNH TƯỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC. 34
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiêp huy ̣ ện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc . 34
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2C chạy qua; đồng thời có hai ga hàng hoá đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai (Bạch
Hạc và Hướng Lại); về đường sông có hai cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và
xã Cao Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hưng, Đồng Sóc và cụm KT-XH Tân Tiến
đang được triển khai; có Đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm
năng trong tương laiNhững yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân
dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội
với các vùng lân cận.
35
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tường
[Nguồn: Tác giả biên tập]
36
2.1.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Huyện Vĩnh Tường có diện tích đất tự nhiên 14.182,02 ha, chiếm gần 12% diện
tích toàn tỉnh, là huyện có diện tích thuộc hạng trung bình trong số 9 đơn vị hành chính
của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn:
Vĩnh Tường (huyện lị), Thổ Tang, Tứ Trưng và 26 xã: An Tường, Bình Dương, Bồ
Sao, Cao Đại, Chấn Hưng, Đại Đồng, Kim Xá, Lũng Hòa, Lý Nhân, Nghĩa Hưng, Ngũ
Kiên, Phú Đa, Phú Thịnh, Tam Phúc, Tân Cương, Tân Tiến, Thượng Trưng, Tuân
Chính, Vân Xuân, Việt Xuân, Vĩnh Ninh, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thịnh, Vũ Di, Yên Bình,
Yên Lập.
Tổng diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp 2015 là: 10.362,67 ha (chiếm 73%
diện tích đất tự nhiên toàn huyện) trong đó chia ra: Đất sản xuất nông nghiệp 8.476,57
ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.809,28 ha; đất nông nghiệp khác 76,82 ha.
Diện tích đất nông nghiệp chia theo các đơn vị hành chính trong huyện như sau:
Bảng 2.1: Đất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính năm 2015
( Đơn vị: ha)
Đơn vị
hành chính
Tổng số
Chia ra
Số lượng
hành chính
(thôn xóm,
khu phố)
đất sản xuất
nông nghiệp
đất nuôi
trồng thủy
sản
đất nông
nghiệp
khác
TỔNG SỐ 10.362,67 8.476,57 1.809,28 76,82
1. TT Vĩnh
Tường
209,45 112,24 66,49 30,72 21
2. Kim Xá 764,47 670,73 93,74 8
3. Yên Bình 513,72 433,21 80,51 4
4. Chấn Hưng 414,72 394,15 20,39 0,18 7
5. Nghĩa Hưng 377,07 333,74 43,33 7
6. Yên Lập 393,02 289,39 94,27 0,36 8
7. Việt Xuân 173,68 153,28 20,40 4
37
8. Bồ Sao 188,42 111,56 76,86 5
9. Đại Đồng 408,61 339,54 44,13 24,94 8
10. Tân Tiến 220,62 179,91 40,71 3
11. Lũng Hòa 493,39 378,79 114,80 0,52 4
12. Cao Đại 351,03 281,82 69,21 3
13. Thổ Tang 352,46 327,04 24,14 1,28 6
14. Vĩnh Sơn 249,39 214,71 34,68 5
15. Bình Dương 601,37 541,62 59,75 8
16. Tân Cương 175,83 151,44 21,78 2,61 3
17. Phú Thịnh 116,06 103 13,06 4
18. Thượng
Trưng
426,67 320,70 105,45 0,52 13
19. Vũ Di 276,50 217,09 52,19 7,22 4
20. Lý Nhân 173,83 152,60 20,01 1,22 3
21. Tuân Chính 544,35 319,93 224,42 7
22. Vân Xuân 266,14 243,95 22,19 9
23. Tam phúc 225,89 168,75 57,14 6
24. Tứ Trưng 321,71 256,84 64,87 10
25. Ngũ Kiên 291,79 243,62 48 0,17 14
26. An Tường 341,73 321,90 19,83 4
27. Vĩnh Thịnh 712,24 544,33 160,83 7,08 16
28. Phú Đa 531,74 439,01 92,73 7
29. Vĩnh Ninh 246,77 222,68 24,09 4
[Nguồn: 4]
38
2.1.2. Nhân tố tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình và đất
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ
Đông Bắc xuống Tây Nam, lại có hệ thống đê Trung ương (đê sông Hồng và sông Phó
Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả 3 bề Bắc - Tây - Nam, địa hình của huyện
được chia thành 3 vùng khá rõ rệt
Vùng đồng bằng phù sa cổ: Ở các xã phía bắc và một phần phía Tây bắc huyện.
Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu thổ lớn đất màu mỡ
ở đây tương đối mỏng, đa số đã bạc màu. Địa hình không bằng phẳng, ruộng cao xen
ruộng thấp làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn.
Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy: Chạy dọc suốt
một dải phía Bắc, Tây bắc và phía Tây của huyện. Đất ở đây màu mỡ do hàng năm
được phù sa của các con sông bồi đắp tạo nên một vùng bãi rộng lớn và trù phú, rất
phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau màu khác.
Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê: Nối liền miền đất phù sa cổ, kéo dài
xuống phía nam, giáp huyện Yên Lạc. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết
thuỷ lợi, tạo điều kiện để nhân dân thâm canh cây lúa ở trình độ cao.
Sự phân chia địa hình, thổ nhưỡng huyện Vĩnh Tường có ý nghĩa thực tiễn trong
việc xác định hướng chuyển dịch cơ cấu của từng vùng, từng địa phương theo hướng
sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ở
huyện Vĩnh Tường hiện nay. Sự phân chia ấy tạo cho ta một cách nhìn tổng thể địa
hình, địa vật rất phong phú của một vùng quê với những xóm làng đông đúc, cây lá
xanh tươi bốn mùa, với nhiều cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp, một vùng đất "Sơn chầu thủy
tụ”, "Địa linh nhân kiệt", tạo ra ấn tượng khó quên đối với những ai có dịp ghé thăm
Vĩnh Tường.
Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mưa Vĩnh Tường thường bị
úng lụt gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Đất đai của huyện Vĩnh Tường gồm các loại đất chính sau:
Đất phù sa sông Hồng được bồi hàng năm, đất trung tính, kiềm yếu: Có diện
tích 4.012 ha, chiếm 42% diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở các xã Cao Đại, Lý
39
Nhân, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa. Đây là loại đất tốt thích hợp với hầu hết các
loại cây trồng nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng ngắn ngày, cho năng suất cao.
Đất phù sa không được bồi hàng năm, đất trung tính, ít chua, không glây hoặc
glây yếu có diện tích 2.666 ha, chiếm 28% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu
ở các xã vùng giữa như: Tuân Chính, Thượng Trưng, Tân Cương... Đất có địa hình vàn
cao, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông nghiệp.
Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, glây trung bình hoặc
glây mạnh có diện tích 80 ha, chiếm 0,8% diện tích đất nông nghiệp. Đất có địa hình
vàn trũng, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất 2 vụ lúa.
2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu
Vĩnh Tường thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều. Nhưng do
nằm khá sâu trong đất liền, đồng thời có sự che chắn của hai dãy núi: Dãy Tam Đảo
(phía Đông Bắc) và dãy Ba Vì (phía Tây) nên khí hậu ở Vĩnh Tường không quá khắc
nghiệt và ít bị bão lốc đe dọa.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,6°C. Biên độ giao động nhiệt là 12°C, nhiệt
độ cao nhất trong năm 39,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 6,7°C.
Độ ẩm không khí là 82%, độ ẩm cao nhất 100%, độ ẩm thấp nhất 47%.
Lượng mưa trung bình 1.500 mm/năm với số ngày mưa trung bình là 133
ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình là 189
mm/tháng chiếm 85-90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng
3 năm sau với lượng mưa trung bình là 55 mm/tháng.
Hoàn lưu gió: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam là hai loại gió thống
trị. Thời tiết phân theo 04 mùa rõ rệt. Do vậy, chế độ gió mùa gây ảnh hưởng đến đời
sống và sản xuất với diễn biến cực trị về lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, số giờ
nắng và bão trong năm.
Gió mùa Đông Bắc mang đến kiểu thời tiết lạnh điển hình. Nhiệt độ trung bình
xuống thấp, dao động khoảng 16 – 17°C. Đồng thời, với một mùa đông lạnh ngoài hệ
thống cây con của nền nông nghiệp nhiệt đới, Vĩnh Tường còn có điều kiện đưa thêm
một số cây con của miền ôn đới và cận nhiệt vào sản xuất. Tuy nhiên, xen giữa những
ngày lạnh giá là những ngày nắng ấm nên sinh vật của miền nhiệt đới vẫn có thể tồn
40
tại và phát triển. Đây là một đăc̣ điểm độc đáo mà khí hậu mang lại, lợi thế so sánh
trong phát triển nông nghiệp hiện nay.
Với đăc̣ điểm khí hậu của huyện như trên, cho phép trên địa bàn huyện có thể
phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới và
gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để
tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa ở các vùng úng trũng ven sông và tình trạng
khô hạn trong mùa khô.
2.1.2.3. Tài nguyên nước
a. Tài nguyên nước trên măṭ
Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường là sông
Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan.
Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì, thị xã Sơn
Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội, đoạn chảy qua huyện khoảng 18km, lưu lượng
bình quân 3730 m³/s, mực nước hàng năm lên xuống thường theo mùa. Sông Hồng
cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác,
sông có lượng bồi đắp phù sa lớn, hàng năm bồi đắp cho hơn 100 ha đất ngoài đê tạo
nên những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. ảnh hưởng trực tiếp đến canh tác của người
dân theo mùa.
Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc huyện,
một phần sông Phó Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường khoảng 18km, tạo danh giới tự
nhiên giữa Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sông Phó Đáy có lưu lượng bình quân 23m³/s;
lưu lượng cao nhất là 833m³/s; mùa khô kiệt, lưu lượng nước chỉ 4 m³/s, có tác dụng
cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên lòng sông hẹp, độ dốc lớn dễ gây
lũ lụt, sạt lở hai bên bờ.
Sông Phan thuộc hệ thống sông Cà Lồ, chảy trong nội tỉnh. Sông Phan bắt nguồn
từ núi Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường khoảng 37km, bề rộng trung bình
khoảng 20m, là con sông tiêu duy nhất của huyện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
một phần giao thông trong huyện. Về mùa khô, mực nước sông rất thấp. Nhưng do lòng
sông hẹp, độ dốc không lớn việc tiêu nước gặp nhiều khó khăn, nước từ Tam Đảo đổ
xuống nên mực nước khá cao thường xảy ra ngập úng cục bộ vào mùa mưa.
41
Huyện Vĩnh Tường nằm xen giữa những cánh đồng lúa, rau, màu là những đầm,
ao, hồ khá rộng và đẹp mắt. Tiêu biểu là: Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa,
vực Xanh, vực Quảng CưNgoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá, tôm, đầm
ao hồ còn là nơi điều hòa nước, điều hòa khí hậu, hòa sắc với làng, xóm và cánh đồng
lúa xanh, tạo nên bức tranh quê đẹp đẽ, hiền hòa.
Tính chất phân mùa của khí hậu đã quyết định tính chất phân mùa của dòng
chảy trên các con sông. Nhìn chung, sông ngòi Vĩnh Tường đều có chế độ dòng chảy
đơn giản là trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn. Mùa lũ thường trùng với mùa
mưa, kéo dài từ tháng VI đến tháng IX. Ở thời gian này, nguồn cung cấp nước chính
cho các con sông là nước mưa khiến cho lượng nước trên các con sông rất lớn, thường
chiếm tới 70% tổng lượng nước cả năm. Tuy nhiên, do tính chất thất thường của khí
hậu, diễn biến mùa lũ qua các năm cũng khá phức tạp, có năm lũ đến sớm (Tháng VI)
nhưng cũng có năm lũ đến muộn (Tháng VIII). Mùa cạn của các con sông thường trùng
với mùa khô, thời gian từ tháng X đến tháng IV năm sau, lượng nước nhỏ, chỉ chiếm
30% tổng lượng nước cả năm.
b. Tài nguyên nước ngầm
Nguồn tài nguyên nước ngầm của huyện phong phú, phân bố rộng, chất lượng
nước ngầm tương đối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu
từ 8-30m phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hiện nay có 78% dân số của huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh (bao gồm
nước giếng khơi, giếng khoan, bể nước mưa, nước công nghiệp tập trung) chất lượng
giếng khơi và giếng khoan vùng sát sông Hồng không được tốt do có hàm lượng ion
sắt cao.
Cùng với hệ thống sông ngòi kênh rạch khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi
cho huyện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp.
Việc khai thác nước dưới đất găp̣ khó khăn chủ yếu do thiếu kinh phí nên lượng
nước dưới đất khai thác phục vụ sản xuất còn rất hạn chế. Hiện nay, nhiều hộ nông dân
mới chỉ kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô
bằng cách khoan giếng và dùng máy bơm để khai thác nguồn nước.
42
Có thể khẳng định, tài nguyên nước của Vĩnh Tường khá phong phú, đảm bảo
đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp.
43
Hình 2.2. Bản đồ nguồn lực phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Tường
[Nguồn: Tác giả biên tập]
2.1.3. Nhân tố kinh tế – xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao đôṇg
a. Dân cư
Sau khi tái lập năm 1996, huyện Vĩnh Tường có số dân là 180.110 người, tăng lên
191.234 năm 2004 và đạt 199.242 người năm 2015. Đáng chú ý là dân số đô thị tăng
nhanh từ 3.959 người năm 2004 lên 21.307 người năm 2015; trong khi đó cùng thời
gian này, dân số nông thôn giảm từ 187.275 người xuống còn 177.935 người. Nguyên
nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa trong huyện đang diễn ra mạnh mẽ dưới tác động
CNH và phát triển kinh tế dịch vụ.
Hình 2.3. Dân số huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2004 – 2015
(đơn vị: Người) [4]
Là một huyện có diện tích vào loại trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng hầu như
toàn bộ địa hình là đồng bằng, thuận lợi cho định cư và canh tác nông nghiệp nên Vĩnh
Tường có quy mô dân số lớn nhất trong số 9 đơn vị hành chính của tỉnh, năm 2015
trong tổng số dân toàn tỉnh 1.054.492 người, riêng Vĩnh Tường là 199.242 người,
chiếm 18,89% (Gần 1/5). Đây vừa là một nguồn lao đồng dồi dào, đồng thời cũng là
một thị trường tiêu thụ lớn.
44
Mật độ dân số của Vĩnh Tường tương đối cao, năm 2005 là 1.365người/km2 (cao
hơn mức trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc cùng thời điểm với 874 người/km2); năm 2010
mật độ dân số 1.344 người/km2 (MĐDS tỉnh là 819 người/km2); năm 2015 là 1.384
người/km2, xong phân bố không đều, tập chung ở các xã có ngành nghề thủ công, dịch
vụ phát triển như Đại Đồng, Tân Tiến, Thổ Tang, Lư Nhân. Các xã có mật độ dân số
thưa hơn như Cao Đại, Phú Đa.
Bảng 2.2: Mật độ dân số Vĩnh Tường giai đoạn 2005 - 2015
Năm 2005 2010 2015
Mật độ dân số
(người/km2)
1.365 1.344 1.384
[Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc]
Là một huyện đồng bằng, nằm trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Vĩnh Tường có số hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn cao (19.488 hộ,
chiếm 37,19% tổng số hộ trên toàn huyện) nhưng với số liệu này cho chúng ta thấy
đây không còn là một huyện thuần nông. Trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, số hộ
tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn 17.688 hộ, chiếm 90,76%. Ở khu vực thành
thị, các hộ chủ yếu kinh doanh phi nông nghiệp, nhưng vẫn còn 1.800 hộ làm nông
nghiệp, chiếm 9,24%.
45
Hình 2.4. Số hộ gia đình phân theo thành thị và nông thôn năm 2016 (hộ ) [21]
46
Bảng 2.3. Cơ cấu số hộ phân theo lĩnh vực kinh tế năm 2016
(đơn vị : %)
Chia ra Tổng số N-L -TS CN-XD DV Khác
Tổng số 100 37,19 26,14 26,87 9,8
KV thành thị 100 26,54 14,26 50,63 8,57
KV nông thôn 100 38,77 27,91 23,34 9,98
[Nguồn: 21]
Hình 2.5. Cơ cấu số hộ phân theo lĩnh vực kinh tế
[Nguồn 21]
Về cơ cấu dân số theo giới tính: Dân số nam 97.629 người, chiếm 49% tổng dân
số; dân số nữ 101.613 người, chiếm 51 % (năm 2015). Trong thời gian qua dưới sự
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, xã chương trình
dân số KHHGĐ được đẩy mạnh, hoạt động có hiệu quả. Tỷ suất sinh, tỷ lệ phụ nữ sinh
con thứ 3 giảm nhanh.
Về dân tộc: Dân tộc kinh 196.712 người, chiếm 99,91%; dân tộc Tày 103 người,
chiếm 0,05%; dân tộc Thái 71 người, chiếm 0,04%.
37,19%
9,8%
26,87%
26,14
47
b. Nguồn lao đôṇg
Tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của huyện năm 2016 là
98.261 người, chiếm khoảng 49 % tổng dân số toàn huyện. Số lao động chưa qua đào tạo
57.498 người, chiếm 58,5 % tổng số lao động. Lao động đã qua đào tạo chiếm 47,5% -
một tỉ lệ khá cao so với mặt bằng chung của cả nước hiện nay. Đáng chú ý là khu vực nông
thôn có tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo cao hơn so với khu vực thành thị, nhưng có tới
28.856 lao động nông thôn (chiếm 23,25 % tổng số lao động nông thôn) chỉ qua các lớp
tập huấn ngắn ngày không được cấp chứng chỉ.
Bảng 2.4: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo trình
độ CMKT cao nhất đạt được
( Đơn vị: người)
Chưa qua
đào tạo
Đã qua đào tạo nhưng
không có chứng chỉ
Có chứng
chỉ đào tạo
Sơ cấp
nghề
Tổng số 98.261 57.498 20.856 1.605 4.416
KV thành thị 12.125 8.112 829 283 635
KH nông thôn 86.136 49.386 20.027 1.322 3.781
[Nguồn: 21]
Bảng 2.5: Cơ cấu Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân
theo trình độ CMKT cao nhất đạt được
( Đơn vị: %)
Chưa qua
đào tạo
Đã qua đào tạo nhưng
không có chứng chỉ
Có chứng chỉ
đào tạo
Sơ cấp
nghề
Tổng số 100 58,52 21,23 1,63 4,49
KV thành thị 100 66,90 6,84 2,33 5,24
KH nông thôn 100 57,33 23,25 1,53 4,39
[Nguồn: 21]
Trong số những lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, trình độ đại học chiếm tỉ
lệ cao nhất 4,94 %, đứng thứ hai trung cấp nghề - 4,1%, cao đẳng - 3,29%. Điều này
phản ánh cơ cấu đào tạo lao động không hợp lí.
48
Bảng 2.6: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động phân theo
trình độ CMKT cao nhất đạt được
(đơn vị: %)
Trung
cấp nghề
Cao đẳng
nghề
Cao
đẳng
Đại học
Trên
đại
học
Khác
(tôn
giáo)
Tổng số 4,41 1,3 3,29 4,94 0,15 0,04
KV thành thị 4,85 1,02 4,11 8,33 0,32 0,06
KH nông thôn 4,35 1,34 3.18 4,46 0,13 0,04
[Nguồn: 21]
2.1.3.2. Hê ̣thống cơ sở ha ̣tầng và cơ sở vâṭ chất kỹ thuâṭ
a. Cơ sở hạ tầng
* Giao thông vâṇ tải:
- Giao thông đường bộ: Quốc lộ 2A nằm trong địa phận huyện Vĩnh Tường dài
10,3km, hiện tại đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
QL2C, đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Tường dài 11,7km.
+ Đường tỉnh 304 (16km) đoạn qua huyện Vĩnh Tường dài 12km.
+ Đường tỉnh 309 (20km) đường cấp IV miền núi, đoạn qua Vĩnh Tường
dài 6,5km.
+ Đường tỉnh 305C (11km) đoạn qua Vĩnh Tường dài 1,3km
+ Đường huyện gồm 14 tuyến, với tổng chiều dài 77,1km.
+ Đường liên xã do huyện quản lý 86,1km, công trình có cầu cống phục vụ tưới
tiêu thủy lợi cho nông nghiệp.
+ Đường thôn, xóm toàn huyện có tổng chiều dài trên 480km. Mặt đường được
dải lát gạch, bê tông 72%.
- Giao thông đường thủy: Trên địa bàn huyện có hai tuyến sông. Sông Hồng,
một tuyến sông cấp II do Trung ương quản lý nằm trên biên giới giữa Vĩnh Phúc và Hà
Tây, Phú Thọ chỉ thông qua được các phương tiện vận tải có sức chở không quá 300
tấn. Tuyến sông địa phương là sông Phó Đáy thuộc loại sông nhỏ không có khả năng
thông thuyền.
49
+ Bến Vĩnh Thịnh, được đầu tư xây dựng từ năm 2005 phục vụ giao thông giữa
Vĩnh Phúc và Hà Tây.
+ Bến đò Cao Đại, Văn Hà hình thành dạng tự nhiên. Năng lực thông qua bến
không đáng kể, hàng hóa thông qua bến chủ yếu là hàng nông sản cát sỏi.
- Giao thông khác: Đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn huyện dài 18km, có mặt
đường rộng 4-4,5m. Đê tả sông Đáy chạy qua địa bàn huyện dài 9,8km mặt rộng 5m.
Đê Bối dài 16,4km mặt rộng 4m.
- Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy cắt
ngang phía Tây Bắc của huyện với hai ga hàng hóa là ga Hướng Lại và Ga Bạch Hạc.
* Hệ thống điện: nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất lấy từ các trạm
giảm áp trung gian:
+ Trạm trung gian Vĩnh Sơn: 35/10KV.
+ Trạm trung gian Ngũ Kiên: 35/10KV.
+ Trạm trung gian Đạo Tú (Tam Dương): 35/10KV.
+ Trạm trung gian Thổ Tang 110/10KV.
Trạm 110KV đặt tại thị trấn Thổ Tang có công suất 25MVA – 110/35/10 (22)
KV đã cơ bản xây dựng xong và đưa vào vận hành đáp ứng được nhu cầu cấp điện cho
sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện, khi quá tải lắp thêm máy 2 có công suất
63MVA.
Vĩnh Tường là một huyện có hệ thống lưới điện khá phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc,
các địa phương trong huyện đều có lưới điện cơ bản hoàn chỉnh, 100% các hộ được sử
dụng điện. tính đến năm 2008 trên địa bàn huyện Vĩnh Tường có 394,7km đường dây hạ
thế (0,4KV), số lượng đồng hồ điện là 48.257 chiếc và 88 trạm biến áp với tổng công
suất là 23.710KVA. Hệ thống điện được cải tạo nâng cấp thường xuyên.
* Thông tin liên lac̣
Hầu hết các nơi đông dân cư trong nông thôn đã có bưu cục. Mạng lưới viễn
thông khu vực huyện Vĩnh Tường và lân cận đã được phủ sóng điện thoại di động
Vinaphone, Viettel mobile, Mobile phone, Các trạm Viba viễn thông chuyển tiếp từ
tỉnh đến huyện được lắp đặt. Đây là thuận lợi lớn của Vĩnh Tường trong đầu tư và phát
triển hiệu quả kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng.
50
b. Cơ sở vật chất ki ̃thuật
Hầu hết diện tích canh tác của huyện Vĩnh Tường được tưới bởi hệ thống kênh
đập Liễn Sơn, Trạm bơm Bạch Hạc, Trạm bơm Đại Định và trạm bơm Liễu Trì do
công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn quản lý.
+Hiện trạng công trình thủy lợi Liễn Sơn: kênh chính dài 53km, phần đi qua
huyện Vĩnh Tường dài 15,22km, các tuyến kênh chính đã được bê tông hóa.
+Trạm bơm Bạch Hạc đã được nâng cấp, trạm bơm Đại Định hoạt động tốt,
tuyến kênh chính hai trạm bơm này gồm kênh 6A dài 8,04km, 6B dài 15,26km.
+Trạm bơm Vĩnh Sơn khênh chính dài 2,21km.
+Trạm bơm Liễu trì: Được nâng cấp và bổ xung trạm mới thuộc thôn An Lão,
xã Vĩnh Thịnh.
Ngoài các trạm bơm trên, huyện Vĩnh Tường còn có 58 trạm bơm tưới, diện tích
tưới thực tế 2.011 ha. Hầu hết các trạm bơm hoạt động bình thường, đảm bảo cấp đủ
nước tưới.
-Hệ thống tiêu Vĩnh Tường tiêu bằng động lực và tiêu tự chảy.
2.1.3.3. Quan hê ̣sở hữu và chính sách nông nghiêp̣
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chính sách phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cả vi ̃mô và vi mô.
Nổi bật nhất là chính sách “khoán 10” giao đất, giao rừng tới người dân lao động.
Nhờ đó, người nông dân hăng hái sản xuất, đầu tư thêm sức lao động, vốn trên đất nhận
khoán với hợp tác xã. Trong nông thôn, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất thâm canh, khai
thác các lợi thế sẵn có bằng tiềm năng tại chỗ, tự vươn lên trong sản xuất.
Cùng với chính sách “khoán sản phẩm” một số chính sách khác có tác động trực
tiếp đến người lao động, phát triển sản xuất như chính sách hỗ trợ phát triển các công
trình và phương tiện phục vụ sản xuất, chính sách cung ứng thiết bị vật tư thiết yếu,
chính sách phát triển kinh tế gia đình, khuyến khích chăn nuôi, các chính sách cải tiến
quản lý ngành nội thương đảm bảo cung ứng các tư liệu sản xuất đúng số lượng và địa
điểm cho nhân dân.
Trên cơ sở những chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, huyện đã có sự
vận dụng để phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với thực tế của huyện. Chi bộ huyện
coi việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là việc làm quan trọng
51
hàng đầu. Chủ trương phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông
thôn mới được huyện thực hiện có hiệu quả.
Ngoài ra, các quy định, quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh ban hành về
kinh tế trang trại, về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao
thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, việc xây dựng và phát triển các
khu công nghiệp, các nhà máy chế biến nông sản đã tạo ra những động lực quan trọng
thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Chính sách đất đai: Tỉnh đã giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn. Khuyến khích
nông dân dồn điền đổi thửa hoăc̣ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai.
Chính sách thuế: Thực hiện miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp thu mua
sản phẩm nhằm giải quyết đầu ra cho nhân dân yên tâm sản xuất. Các cơ sở công nghiệp
chế biến có quỹ bảo hiểm giúp người nông dân trong việc đầu tư giống, nguyên liệu và
hướng dẫn chăm sóc giống cây trồng vật nuôi.
Chính sách phát triển thi ̣trường: Chính sách tìm kiếm và phát triển thị trường
rất quan trọng khi sản xuất nông nghiệp muốn trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Vĩnh
Tường đăc̣ biệt chú trọng xây dựng hệ thống chợ đầu mối ở nông thôn để thu mua và
trao đổi nông sản, nâng cấp hệ thống đường giao thông tạo điều kiện đẩy mạnh quá
trình lưu thông, trao đổi hàng hóa.
Toàn huyện có 14 chợ các loại, trong đó xây dựng cố định 11 chợ.
2.1.3.4. Khoa hoc̣ - ki ̃thuâṭ và công nghê ̣
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm
đúng mức. Đây là khâu đột phá để tăng GTSX của ngành. Huyện tích cực đưa giống
mới vào sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất.
Ngành chế biến nông sản huyện Vĩnh Tường được phát triển ở toàn huyện, thị
và sản phẩm rất đa dạng.
2.1.3.5. Nguồn vốn đầu tư và thị trường tiêu thu ̣
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện còn hạn chế,
chủ yếu là vốn tự có của nông dân. Trong những năm qua, Nhà nước cũng đã có biện
pháp hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, các ngành đã tích cực tranh thủ
52
các nguồn vốn viện trợ phát triển, để đầu tư nâng cấp một số công trình thủy lợi và cơ
sở dịch vụ sản xuất hàng hóa như hệ thống thủy lợi tưới tiêu trong nông nghiệp.
Sự phát triển của thị trường trong và ngoài huyện không chỉ thúc đẩy sự phát
triển của nông nghiệp và giá cả nông nghiệp mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự
hình thành và phát triển của các tiểu vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
Lĩnh vực Thương mại - Dịch vụ: Tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_nong_nghiep_huyen_vinh_tuong_tinh_vinh_p.pdf