Luận văn Phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục kí hiệu, chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU .1

1. Lí do chọn đề tài: .1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài: .2

2.1. Mục tiêu:.2

2.2. Nhiệm vụ: .2

2.3. Giới hạn:.2

3. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:.3

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:.4

4.1. Quan điểm: .4

4.2. Phương pháp nghiên cứu:.5

5. Cấu trúc luận văn:.6

NỘI DUNG .7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

.7

1.1. Cơ sở lí luận.7

1.1.1. Quan niệm, vai trò và đặc điểm của nông nghiệp .7

1.1.1.1 Quan niệm.7

1.1.1.2 Vai trò: .7

1.1.1.3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .11

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp .13

pdf133 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển nông nghiệp tỉnh sóc trăng trong thời kì công nghiệp hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên địa bàn toàn tỉnh, là tiền đề hết sức quan trọng làm cho tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh . Hiện nay mạng lưới giao thông thủy bộ toàn tỉnh đã được đầu tư nâng cấp như sau: Mạng lưới giao thông đường bộ: Tổng chiều dài 4.028,8 km, trong đó: + Quốc lộ : 04 tuyến, tổng chiều dài 239,4 km, đường cấp 3 đồng bằng, mặt trải nhựa, rộng 6-12 m, tải trọng H30. + Đường tỉnh : 14 tuyến, dài 409,3 km, đường cấp 4,5 đồng bằng, mặt trải nhựa, rộng 4-8 m, tải trọng H8-H13. + Đường huyện : 44 tuyến, tổng chiều dài 337 km, mặt trải nhựa, bê tông xi măng, cấp phối và đường đất, rộng 3,5 - 6 m, tải trọng H3,5-H8. + Đường giao thông nông thôn (liên xã, liên ấp) : 158 tuyến, tổng chiều dài 690,29 km, mặt đường chủ yếu là bê tông xi măng, rộng 2 m, tải trọng 1,5-2 tấn, hiện còn 14 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã. Với mạng lưới cầu đường bộ như trên, đến năm 2008 về cơ bản đã giải quyết được việc đi lại quanh năm giữa tỉnh đến huyện, xã bằng nhiều loại phương tiện giao thông đường bộ. Hạn chế tồn tại là mặt đường hẹp, tải trọng cầu, đường thấp, chất lượng đường còn yếu; - Mạng lưới giao thông đường thuỷ hiện có 659 km đường, có thể đáp ứng phương tiện trọng tải 100 tấn trở lên, bao gồm : + Tuyến giao thông do TW quản lý : 03 tuyến, dài 136 km . 50 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa + Tuyến giao thông thuỷ nội vùng do tỉnh quản lý : dài 523 km, mặt sông rộng 20 - 50 m, sâu 3 - 5 m, tải trọng tối đa 100 - 200 tấn/1 phương tiện . Như vậy, đường thủy Sóc Trăng có vị trí hết sức quan trọng: từ Sóc Trăng người dân có thể di chuyển bằng đường thủy đến tất cả các tỉnh ĐBSCL, sang Campuchia, Lào, và xuôi dòng Mê Công ra biển Đông đi ra thế giới. Tuy nhiên vấn đề nạo vét, cải tạo lòng sông còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động đường sông của tỉnh. Mạng lưới giao thông thuỷ nội vùng bao gồm hàng ngàn kinh rạch chằng chịt vừa phục vụ giao thông vừa lấy nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. * Hệ thống điện: Nguồn điện ở Sóc Trăng được cấp từ lưới truyền tải điện Quốc gia qua các trạm biến áp 110/22 KV tại TP Sóc Trăng, Đại Ngãi, Trần Đề và TP Bạc Liêu, ngoài ra còn được cấp 1 phần từ trạm biến áp Vị Thanh (Hậu Giang) . Từ lưới điện cao áp, lưới phân phối điện trung thế (22 KV) đã phủ khắp địa bàn 105 xã, phường toàn tỉnh với tổng chiều dài 2.046 km, trong đó đường dây 3 pha 914 km, đường dây 1 pha 1.132 km . Lưới hạ thế 0,4 KV với tổng chiều dài 2.730 km, gồm 3 pha 220/380 v và 1 pha 220 V . Bán kính phục vụ của đường dây hạ thế là 600-800 m đối với thành thị và 800-1200 m đối với nông thôn Đến năm 2008 có 100% số xã phường có điện, 85% hộ gia đình sử dụng điện . Cơ cấu sử dụng điện cho tiêu dùng dân cư là 69%, công nghiệp xây dựng là 23%, thương nghiệp - dịch vụ là 2%, nông - lâm - ngư nghiệp 3%, hoạt động khác 3%. Như vậy có thể thấy điện phục vụ sản xuất nông nghiệp - thủy sản còn rất thấp, chủ yếu do thiếu đường dây hạ thế 0,4 KV. *Mạng lưới bưu điện: được đầu tư đáng kể từ khi tái lập tỉnh, đến năm 2010 có 1 bưu cục trung tâm và 10 bưu cục ở các huyện, 35 khu vực và 58 bưu điện văn hóa xã, tổng số máy điện thoại : 567,6 nghìn máy, trong đó máy cố định 180,2 nghìn máy, di động 387,4 nghìn máy, bình quân 16.1 máy /100 dân sử dụng điện thoại cố định, số thuê bao internet 20620. Đến năm 2008 mạng lưới viễn thông đã 51 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa được số hóa 100%, sử dụng kỹ thuật hiện đại, các máy truyền dẫn vi ba, cáp quang, mạng dịch vụ viễn thông, đã giúp cho hoạt động thông tin liên lạc trở nên hết sức thuận lợi.  Cơ sở vật chất kĩ thuật: Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư, nâng cấp 07 dự án Thủy lợi lớn là: DA Kế Sách, Long Phú - Tiếp Nhật, Ba Rinh - Tà Liêm, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Thạnh Mỹ, Ven Biển Đông, Cù lao sông Hậu .Tổng số công trình các loại gồm : - Đê ngăn mặn, triều dâng cấp I (B> 4 m) : 383 km - Cống ngăn mặn và điều tiết nước : 1.029 cống ( TĐ: >2m : 75 cống) - Kinh cấp I (B> 17 m) 1.131 km - Kinh cấp II (B>10 m) 4.699 km - Kinh nội đồng (B>3 m) 3.789 km, mật độ 17m/ha - Trạm bơm cố định 02 trạm chủ yếu phục vụ phòng chống cháy rừng - Máy bơm rời trong dân hiện có 73.190 máy các loại công suất 4 - 12 CV, bình quân 2 hộ có 1 máy Với mức đầu tư từ nguồn Ngân sách hàng năm của TW và Địa phương, bình quân 100 tỷ đồng/năm, đến cuối năm 2010 hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu ngăn mặn cho vùng ngọt, phòng chống triều cường các huyện vùng ven biển, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, góp phần cải tạo môi trường, phát triển giao thông thủy bộ, phục vụ các ngành kinh tế-xã hội khác . Hạn chế còn tồn tại là chưa có khả năng chủ động nguồn nước theo nhu cầu phát triển cây trồng, vật nuôi. 2.1.3.4 Thị trường Trong lĩnh vực nông nghiệp thị trường có vai trò quan trọng trong việc xác định các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, phát huy thế mạnh của từng loại đất. Với địa thế khá thuận lợi cùng với hệ thống giao thông thủy, bộ đa dạng tạo điều 52 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa kiện phát triển kinh tế liên vùng đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả thị trường nước ngoài như các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, EUVới nhu cầu của thị trường trong nước gồm: lúa đặc sản, ngô, đậu, rau, cây ăn quả, rau các loại, bò, lợn, gia cầm,và thị trường nước ngoài gồm: lúa, gạo, thủy hải sản đã thúc đẩy việc quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Thị trường tiêu thụ nông sản ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp ổn định. Song, thị trường trong tỉnh, trong nước và nước ngoài không ổn định, giá cả hàng hóa bấp bênh gây thiệt hại cho người nông dân. Do đó, nhà nước cần có những biện pháp điều tiết giá cả hợp lí để bảo vệ quyền lợi cho người dân. Tóm lại, thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất và phân bố nông nghiệp ngược lại nông nghiệp muốn phát triển thì phải vận động theo quy luật của thị trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường. 2.1.3.5 Vốn - Giai đoạn 2000 – 2005: Tổng vốn đầu tư 5 năm cho thuỷ lợi, nông - lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là: 1.003,5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách: 993,3 tỷ đồng, huy động nhân dân: 10,2 tỷ đồng. Chia ra: Công trình do Bộ Nông nghiệp & PTNT chủ quản đầu tư : 300,3 tỷ; Công trình do tỉnh chủ quản đầu tư: 547,9 tỷ; Công trình do huyện chủ quản đầu tư: 155,3 tỷ ( trong đó vốn ngân sách: 145,1 tỷ, vốn dân: 10,2 tỷ); Cơ cấu vốn đầu tư cho các ngành là: thuỷ lợi 683,1 tỷ, chiếm 68,08% tổng vốn đầu tư, nông nghiệp 12,6 tỷ, chiếm 1,26 %, lâm nghiệp 162,2 tỷ, chiếm 16,16%, các chương trình mục tiêu Quốc gia và cơ sở hạ tầng khác 145,5 tỷ, chiếm 14,5%. 53 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Cơ cấu nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn nước ngoài (ODA): 467,8 tỷ đồng, chiếm 46,62%, vốn ngân sách trong nước 525,5 tỷ, chiếm 52,36%; vốn dân: 10,2 tỷ đồng chiếm 1,02% . Kết quả do đầu tư mang lại là tăng khả năng tưới tiêu, ngăn mặn cho lúa, màu, cây ăn trái từ 134,0 nghìn ha năm 2000 lên 176,0 nghìn ha canh tác (năm 2005) trong điều kiện thời tiết bình thường, tạo nguồn cho 44,0 nghìn ha đất nuôi trồng thuỷ sản, cung cấp nước hợp vệ sinh cho hộ dân nông thôn đến năm 2005 đạt 70,5%. Nhìn chung, các dự án thuộc ngành nông nghiệp & phát triển nông thôn 5 năm qua là phù hợp với quy hoạch, có nhu cầu bức xúc, tránh được lãng phí trong các khâu đầu tư và phục vụ có hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn, phòng chống bão lụt v.v . - Giai đoạn 2006 – 2010: Nguồn vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp giai đoạn này từ các nguồn vốn của Trung ương (TW), vốn đầu tư nước ngoài, từ các chương trình mục tiêu quốc giatính từ 2006 đến cuối năm 2010 là 546.410 triệu đồng trong đó vốn ngân sách 447.045 triệu đồng, chủ yếu tập trung đầu tư thủy lợi, đê, cầu cống, bờ kè và tập huấn khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất để nhân rộng, cung cấp nước sạch. 2.1.3.6 Hợp tác quốc tế Là lĩnh vực rất được ngành quan tâm đẩy mạnh hợp tác và mang lại hiệu quả cao trong 5 năm qua. Ngoài các Dự án lớn đang tiếp tục thực hiện như: Dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn do ADB tài trợ, Dự án Bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển do WB tài trợ, Dự án phát triển thủy lợi ĐBSCL do WB tài trợ, Còn có 1 số Dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp (ASPS) do DANIDA tài trợ rất có hiệu quả đối với sản xuất nông - lâm - nghiệp và PTNT , gồm : Hợp phần IPM, hợp phần Sau Thu hoạch và Hợp phần giống, phối hợp thực hiện với Dự án Nâng cao Đời sống Nông thôn do CIDA tài trợ và các 54 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa chương trình, dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ như Tổ chức Heifer - Hoa Kỳ, tổ chức ACTMANG - Nhật bản. Trong 5 năm đã phát hiện và xây dựng dự án kêu gọi nước ngoài đầu tư và đã được chấp thuận, đó là: Dự án Bảo tồn sinh cảnh vùng đất ngập nước Cù Lao Dung do Chính Phủ đức tài trợ, kinh phí 44 tỷ; Dự án thí điểm nâng cao chất lượng cây trồng và vật nuôi tỉnh Sóc Trăng do CIDA tài trợ, kinh phí 35,7 tỷ. Đến năm 2010 toàn ngành nông nghiệp đã thu hút được các dự án đầu tư vốn ODA và FDI như sau: Dự án vốn ODA, tổng số 06 Dự án, tổng vốn đầu tư 475,5 tỷ đồng (dự án cơ sở hạ tầng nông thôn 110,9 tỷ đồng, Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp 31,1tỷ, Hợp phần IPM 26,2 tỷ, dự án Bảo vệ và phát triển những vùng đất nông nghiệp ven biển 195,4 tỷ, Hợp phần nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 56,8 tỷ, dự án nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi 37,2 tỷ, dự án quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên 44,0 tỷ đồng) . Nếu tính cả dự án phát triển Thủy lợi ĐBSCL (phần trên địa bàn Sóc Trăng) thì nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành Nông nghiệp & PTNT là khoảng 850 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng trong nước khoảng 250 tỷ đồng. Dự án, Chương trình do các tổ chức Phi Chính phủ tài trợ, tổng số 03 Chương trình, Dự án ( Chương trình Heifer thực hiện từ năm 1993, kéo dài đến năm 2011, vốn tài trợ bình quân hàng năm 250 triệu/năm ; Chương trình hỗ trợ trồng rừng phòng hộ do tổ chức ACMANG Nhật Bản tài trợ, thực hiện từ 2004 đến nay, vốn hỗ trợ bình quân 40 - 50 triệu đồng/năm ; dự án các sự lựa chọn và quyền sở hữu cấp nước và vệ sinh môi trường cho cư dân nghèo nông thôn vùng ĐBSCL, thực hiện từ 2005 - 2010, tổng mức vốn cam kết 1,6 triệu USD) 2.2. Đánh giá chung  Thuận lợi - Sóc Trăng có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng và phong phú là tiền đề cơ bản cho nông nghiệp phát triển: 55 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa + Vị trí địa lý khá thuận lợi để phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp + Yếu tố khí hậu hết sức lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhờ nền nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào quanh năm, các yếu tố khí hậu khá ổn định theo thời gian và không gian, ít bị thiên tai bão lụt + Nguồn nước khá dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên phần lớn diện tích trong tỉnh, khả năng lợi dụng thủy triều tưới tự, tiêu chảy là rất lớn + Thổ nhưỡng giàu chất hữu cơ, đa số có tầng mặt tơi xốp, tầng mùn dày, hàm lượng mùn cao, độ phèn mặn trong đất đã được cải tạo đáng kể. Tiềm năng đất đai sản xuất nông nghiệp còn khá lớn, điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước phong phú, với vị trí địa lý thuận lợi Sóc trăng có các lợi thế để phát triển sản xuất các loại nông sản truyền thống được thị trường ưa chuộng như lúa gạo, hành tím, mía, một số loại trái cây... + Tài nguyên sinh vật khá đa dạng và phong phú, thích nghi cao với cả 3 vùng sinh thái ngọt, lợ và mặn, rất thuận lợi để phát triển 1 nền nông nghiệp đa dạng, với 1 số các sản phẩm chủ lực có năng suất, chất lượng rất cao như lúa gạo, hành tím, cây ăn trái đặc sản, tôm sú, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới + Thuộc vùng ĐBSCL nhưng Sóc Trăng ít bị ảnh hưởng về lũ và giông bão - Cơ sở hạ tầng đã và đang đầu tư cho nông nghiệp tạo sức bật mới cho sản xuất - Thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học, đang được triển khai ứng dụng sẽ tạo bước đột phá tăng về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. 56 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa - Chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân tiếp tục đổi mới sẽ tạo động lực và thời cơ mới cho phát triển sản xuất: chính sách đất đai, đầu tư, khoa học công nghệ, chính sách an sinh xã hội. So với các vùng trên cả nước, kể cả các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, lợi thế về tự nhiên của Sóc Trăng là rất cơ bản, hết sức thuận lợi cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp  Tồn tại Bên cạnh những thuận lợi, Sóc Trăng cũng có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp + Do có hai mùa mưa, nắng cho nên nhu cầu nước ngọt trong mùa khô khá căng thẳng, trong khi mùa mưa thì hơi bị thừa và phân bố mưa không đều nên vẫn có thời điểm hạn thiếu nước và có thời điểm mưa dài ngày gây ngập úng khá nghiêm trọng . Trong mùa khô, đặc biệt 3 tháng trọng điểm (3,4,5) thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng, kết hợp lượng bốc hơi cao, tốc độ gió mạnh khiến cho khoảng 40% diện tích không sản xuất được, còn trong 3 tháng cao điểm mùa mưa có khoảng 35- 40% diện tích ngập úng. Nhìn chung khả năng khắc phục thiếu nước và ngập úng ở các vùng trên còn rất hạn chế do hạ tầng thủy lợi còn thiếu đồng bộ. Thêm vào nữa, thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng không theo quy luật nhất định, mùa mưa thường bị ảnh hưởng bão lụt, mưa dầm, mùa nắng bị xâm nhập mặn sâu, đã làm ảnh hưởng và thiệt hại đáng kể đến lúa, màu, cây ăn trái cả về diện tích, đặc biệt là ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. + Đất trong tỉnh phần lớn có độ PH trong đất tương đối thấp, ngoài ra còn 23,7% là đất nhiễm phèn, điều này đã có ảnh hưởng nhất định đến sự phát sinh phát triển của cây trồng vật nuôi. + Dịch cúm gia cầm tiếp tục đe dọa làm cho người chăn nuôi gia cầm trong tỉnh không những không phát triển chăn nuôi được, mà còn thiệt hại nghiêm trọng do không tiêu thụ được sản phẩm trứng, thịt gia cầm. 57 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa + Giá cả vật tư, phân bón, giá thức ăn gia súc gia cầm tiếp tục ở mức cao, làm cho chi phí cao, lợi nhuận tăng ít, dù giá bán tương đối cao. + Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, tuy đã được đầu tư khá lớn, nhưng khi thời tiết diễn biến ngày một phức tạp và so với nhu cầu sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, thì vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. + Trình độ dân trí còn thấp + Công nghiệp chế biến còn nhỏ lẻ, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất còn thấp chưa có tác động tích cực đến phát triển sản xuất + Sóc Trăng ở xa các thị trường tiêu thụ nông sản lớn nên chi phí vận chuyển lớn, khó kêu gọi đầu tư. Mặt khác thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá cả bấp bênh, công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại còn làm được rất ít so với yêu cầu,cũng là những trở ngại lớn cho nông nghiệp Sóc Trăng. 2.3 Thực trạng phát triển và phân bố nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 - 2010 2.3.1. Khái quát chung 2.3.1.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Sóc Trăng Quy mô GDP của toàn tỉnh ngày càng tăng, trong đó có phần đóng góp quan trọng của khu vực nông - lâm - thủy sản Bảng 2.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP), GDP bình quân đầu người của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 - 2010 Chỉ tiêu 2000 2005 2010 GDP (tỉ đồng, giá thực tế) 5034,5 9265,6 26497,7 % so với vùng ĐBSCL 7,0 6,5 7,2 GDP/người (triệu đồng) 4,2 7,4 20,4 % so với vùng ĐBSCL 95,5 88,0 95,8 Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010 58 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa GDP toàn tỉnh giai đoạn 2005 – 2010 tăng nhanh hơn giai đoạn 2000 – 2005 vượt bậc (17232,1 tỉ đồng so với 4231,1 tỉ đồng) cho thấy kinh tế Sóc Trăng đã có sự phát triển đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, so với vùng ĐBSCL thì GDP tỉnh Sóc Trăng chiếm tỉ trọng thấp hơn các tỉnh khác nhiều chỉ chiếm 7,0% năm 2000 và tăng lên 7,2% năm 2010. GDP/người tăng nhanh giai đoạn 2005 đến 2010 từ 7,4 triệu đồng lên 20,4 triệu đồng tăng 13 triệu đồng/người. Trước đó, giai đoạn 2000 - 2005 GDP/người tăng chậm hơn chỉ tăng 3 triệu đồng/ người trong vòng 5 năm (chiếm 88% so với vùng ĐBSCL) Trong cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế , tuy tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản của tỉnh có giảm đi nhưng giá trị tuyệt đối vẫn không ngừng tăng lên Hình 2.3 Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2010 Trong GDP của khu vực 1 thì riêng nông nghiệp chiếm 58,3% các 2005 và 66,4% các 2010. Còn nếu so với GDP toàn nền kinh tế thì tương ứng là 33,6% và 37,4% 59 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa 2.3.1.2 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp (2000 – 2010) Trong cơ cấu GTSX khu vực nông - lâm - thủy sản thì nông nghiệp luôn chiếm vị trí chủ đạo, mặc dù tỉ trọng có giảm đi nhường chỗ cho thủy sản. Bảng 2.3 GTSX nông nghiệp và tỉ trọng của nó trong GTSX nông - lâm - thủy sản giai đoạn 2000 – 2010 Chỉ tiêu Năm 2000 2005 2009 2010 GTSX nông - lâm - thủy sản (tỉ đồng) giá thực tế GTSX nông nghiệp (tỉ đồng) % so với nông - lâm - thủy sản 5093,6 3586,8 70,4 10470,0 5897,4 56,3 21824,6 13115,0 60,1 29038,7 18724,2 64,5 Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010 GTSX nông – lâm – thủy sản tăng liên tục giai đoạn 2000 – 2010 từ 5093,6 tỉ đồng năm 2000 lên 29038,7 tỉ đồng năm 2010 ( tăng 23945,1 tỉ đồng). Tuy tỉ trọng đóng góp trong GTSX nông – lâm – thủy sản giảm từ 70,4% năm 2000 xuống 64,5% năm 2010 (giảm 5,9%) nhưng GTSX nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng tăng dần qua các năm từ 3586,8 tỉ đồng năm 2000 lên 18724,2 tỉ đồng năm 2010 (tăng 15137,4 tỉ đồng) Trong cơ cấu GTSX của ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt là thế mạnh của tỉnh 60 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Hình 2.4 Cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành giai đoạn 2000 – 2010 Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp theo ngành ta thấy tỉ trọng ngành trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp có xu hướng giảm còn tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng lên tuy nhiên không đều qua các năm. Cụ thể tỉ trọng ngành trồng trọt giảm không liên tục giai đoạn 2000 - 2010 từ 87,7% năm 2000 xuống 85,9% năm 2002 đến 2005 tăng lên 86,5% sau đó giảm liên tục đến 2009 còn 82%, năm 2010 lại tăng lên 87,1%. Tỉ trọng ngành chăn nuôi cũng tăng không liên tục vào giai đoạn trên từ năm 2000 đến 2002 tăng từ 9% lên 10,7%, 2005 giảm xuống còn 9,9%, 2009 tăng lên 15,1% và 2010 giảm xuống còn 10,6%. Tỉ trọng nông nghiệp có tăng chút ít giai đoạn 2000 – 2005 (từ 3,3% lên 3,6%) nhưng sau đó lại giảm còn 2,3% năm 2010. 2.3.2. Các ngành nông nghiệp 2.3.2.1. Trồng trọt: Trồng trọt là ngành kinh tế chủ chốt trong ngành nông nghiệp tỉnh, với ưu thế về đất đai , khí hậu và nguồn nước, Sóc Trăng có điều kiện phát triển đa dạng các loại cây trồng. Cơ cấu cây trồng trong tỉnh gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và một số loại cây trồng khác. Trong đó cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất về GTSX và diện tích gieo trồng. Về GTSX, năm 2010 cây lương thực chiếm 66,4%, kế đến là cây thực phẩm chiếm 12,9%, cây lâu năm 61 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa trong đó chủ yếu là cây ăn quả: 13%, cây công nghiệp hàng năm 6,6% và các loại cây khác chiếm 1,1% Bảng 2.4 GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2000 – 2010 (giá so sánh 1994, tỉ đồng) Năm Tổng số (tỉ đồng) Chia ra (%) Cây lương thực có hạt Cây lấy bột có củ Rau đậu Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây khác 2000 2005 2009 2010 3138,1 3470,0 3948,0 4330,6 75,1 68,7 66,0 66,4 0,3 0,5 0,6 0,5 5,6 10,6 13,2 12,9 6,3 6,3 6,4 6,6 3,4 12,4 13,3 13,0 0,7 1,5 0,5 0,6 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010 Từ năm 2000 - 2010 trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như thiên tai và những biến động phức tạp về thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn, sâu bệnh hại gia tăng, giá cả phân bón và các loại vật tư nông nghiệp tăng cao và không ổn định, áp lực cạnh tranh về chất lượng nông sản,... đã gây nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất trồng trọt, nhưng được sự quan tâm thường xuyên của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, các Bộ, Ngành trung ương và các địa phương, một số chính sách mới được ban hành, các chương trình, dự án và hợp tác quốc tế tiếp tục được triển khai,... nên trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung tiếp tục có bước phát triển tương đối toàn diện và ổn định. 62 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Bảng 2.5 Diện tích các loại cây trồng tỉnh Sóc Trăng (2000 – 2010) Năm Tổng diện tích (nghìn ha) Chia ra Cây lương thực có hạt Lúa Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm Cây thực phẩm Cây ăn quả Cây khác 2000 443,8 375,4 370,4 11,6 4,9 16,6 13,8 21,5 2005 407,2 324,4 321,6 12,3 3,1 26,9 22,4 18,1 2009 431,8 338,5 334,6 13,8 3,1 34,5 25,6 16,3 2010 451,5 353,8 350,0 14,8 3,0 37,2 26,2 16,5 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010 - Cây lương thực Kinh tế Sóc Trăng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với lương thực là cây trồng chính. Cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu diện tích cây trồng và GTSX . Năm 2010, cây lương thực có hạt toàn tỉnh chiếm 66,4% GTSX và 78,4% diện tích gieo trồng. Về cơ cấu cây lương thực gồm có cây lúa, ngô và các cây chất bột có củ. Năm 2010 cây lúa chiếm 98,9% diện tích và 99,3% sản lượng lương thực. Trong vòng 10 năm diện tích và sản lượng cây lương thực có sự thay đổi. Năm 2010 diện tích gieo trồng lương thực đã giảm 21,6 nghìn ha so với năm 2000 chủ yếu là giảm diện tích kém hiệu quả ở vùng mặn, vùng trũng phèn. Nguyên nhân chủ yếu do chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng tràm hoặc nuôi trồng thủy sản phù hợp với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh đề ra. Sản lượng lương thực trong giai đoạn này lại tăng 356,3 nghìn tấn. Đạt được kết quả này là do nổ lực của ngành nông nghiệp trong công tác khuyến nông, tiến hành thâm canh tăng vụ, nâng cao chất lượng giống cây trồng vật nuôi, 63 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Bảng 2.6 Diện tích, sản lượng và sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người giai đoạn 2000 - 2010 Năm Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010 Tổng diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) 375,4 324,4 338,5 353,8 Trong đó: lúa 370,4 321,6 334,6 350,0 Ngô 2,7 2,8 3,9 3,7 Tổng sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 1624,6 1643,7 1795,3 1980,9 Trong đó: lúa 1618,0 1634,2 1780,4 1966,6 Ngô 6,6 9,5 14,9 14,3 Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người (kg/người) 1361,0 1306,0 1388 1503 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2010 Các huyện dẫn đầu về diện tích và sản lượng lương thực có hạt năm 2010 là Trần Đề (51,2 nghìn ha và 284,0 nghìn tấn), Mỹ Tú (50,3 nghìn ha và 278,9 nghìn tấn), Thạnh Trị (47,3 nghìn ha 279,6 nghìn tấn) Long Phú (45,1 nghìn ha và 267,5 nghìn tấn) và Châu Thành (43,6 nghìn ha và 243,3 nghìn tấn), Nhìn chung sản lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu người toàn tỉnh rất cao và tăng lên qua các năm, từ 1361 kg/người năm 2000 lên 1503 kg/người năm 2010. Với mức này gấp 2,9 lần mức trung bình cả nước và gấp 1,2 lần toàn vùng ĐBSCL, đứng 5/63 tỉnh cả nước. Một số huyện có sản lượng bình quân lương thực đầu người cao là: Thạnh Trị (3248 kg/người), Ngã Năm (2631 kg/người), Mỹ Tú (2606 kg/người) và Châu Thành (2400 kg/người) 64 Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa Cây lúa Sóc Trăng là một trong các tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực của cả nước và ĐBSCL. Trong cơ cấu cây lương thực thì cây lúa chiếm ưu thế tuyệt đối (chiếm 98,9% diện tích cây lương thực và 99,3% sản lượng lương thực) (2010) Tuy nhiên, nhu cầu đất trồng lúa trong những năm qua và trong thời gian tới có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân tác động, diện tích gieo trồng lúa đã giảm từ 370,4 nghìn ha (năm 2000) xuống 321,6 nghìn ha (năm 2005), giảm 48,8 nghìn ha, chủ yếu là giảm diện tích trồng lúa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_20_6816252323_8648_1869383.pdf
Tài liệu liên quan