Luận văn Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ

Hai QTD Yến Mao và Phượng Mao do Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) hỗ trợ thành lập từ năm 1996 với cách thức tiếp cận theo mô hình ngân hàng Grameen. Cả hai mô hình được xây dựng dựa trên nguyên tắc xây dựng nguồn vốn tại chổ kết hợp với nguồn vốn bên ngoài để cho vay một khoản nhỏ không thế chấp trong thời gian ngắn hạn, với lãi suất đủ trang trải và tuân theo một phương pháp trả góp. Nguồn vốn hình thành từ cộng đồng thông qua hình thức tiết kiệm định mức và tiết kiệm tự nguyện

docx107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo đảm cho người nghèo tập dượt kỹ năng quản lý, sử dụng vốn vào hoạt động tăng thu nhập và bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý cho hoạt động tài chính của tổ chức. Tất cả các sản phẩm vay được QTD thiết kế phù hợp với nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu về cả mục đích sử dụng, nhu cầu vốn, và khả năng hoàn trả. Các sản phẩm vay của QTD tập trung phục vụ đối tượng nghèo và cung cấp cho khách hàng dựa theo cam kết hoàn trả vốn vay, và không yêu cầu thế chấp. Hiện tại các QTD tại Việt Nam có các sản phẩm vay được phân loại theo chu kỳ hoàn trả nợ vay: hoàn trả vốn vay theo hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, và hàng năm. Mỗi thành viên vay vốn đều có quyền lựa chọn các nguồn vốn khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mình. Đối với các QTD có quy mô lớn về nguồn vốn và thành viên sẽ có nhiều sản phẩm vay vốn, các quỹ có quy mô nhỏ sẽ có ít các sản phẩm vốn vay, và thông thường chỉ một sản phẩm vốn vay. Các sản phẩm vốn vay tùy thuộc vào quyết định của các thành viên và được thảo luận trong các kỳ đại hội thành viên. Ví dụ đối với Tổ chức phát triển vì người nghèo có 4 loại vốn khác nhau: vốn chung có thời hạn 25 kỳ (mỗi kỳ 15 ngày), mức vốn khoảng 1 triệu đồng; vốn bổ sung có thời hạn 3 tháng với mức vốn 300 nghìn đồng hoàn trả gốc cuối kỳ; vốn thời vụ với thời hạn 6 tháng với mức vay 500 nghìn đồng trả gốc vào cuối kỳ; vốn trung hạn thời hạn 50 kỳ với mức vay 3 đến 5 triệu, hoàn trả gốc và lãi theo từng kỳ. Hiện tại lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay vốn của các QTD tại Việt Nam không được xác định dựa trên năng lực, kế hoạch kinh doanh của tổ chức mà được xác định theo thị trường. Lãi suất tiết kiệm và vay vốn thường được xác định dựa trên lãi suất của NHNo với sự thống nhất của các thành viên tham gia. Thông thường lãi suất tiết kiệm của thành viên dao động từ 0,4 đến 0,6%/tháng, và lãi suất cho vay vốn dao động từ 1,0 đến 1,2%/tháng. Lãi suất của các món vay có thời hạn khác nhau có thể khác nhau tùy theo quy định của mỗi tổ chức. Các thành viên nếu có nhu cầu vay vốn sẽ làm đơn vay vốn và gửi đến tổ trưởng. Sau khi tổ trưởng và các thành viên trong tổ bình xét, nếu đồng ý sẽ chuyển lên BQL bình xét lần cuối. Nếu đơn xin vay vốn được chấp nhận thì làm hợp đồng vay vốn, việc giải ngân vốn vay được tiến hành tại văn phòng BQL QTD hoặc tại tổ tín dụng, tùy thuộc theo quy định của các QTD. Thời gian làm đơn vay vốn cho cho đến khi được vay vốn trong vòng khoảng tối đa là 1 tháng, và không phải thế chấp. 2.2 Hoạt động Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại xã Yến Mao và Phượng Mao 2.2.1 Giới thiệu tổng quan về xã Yến Mao và Phượng Mao 2.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Thanh Thủy là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, huyện có địa giới hành chính phía Bắc giáp huyện Tam Nông, phía Tây Nam giáp huyện Thanh Sơn, sông Đà là ranh giới phía Đông với huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà nội 65 km về phía Tây; cách trung tâm tỉnh 50 km. Thanh Thủy là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Phú Thọ với Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình và các tỉnh phía Tây Bắc. Yến Mao và Phượng Mao là hai xã nằm ở phía nam của huyện Thanh Thủy, cách trung tâm huyện khoảng 30 km. Hai xã nằm trải dài theo bờ sông Đà và tiếp giáp với huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cả hai xã có đường tỉnh lộ 317 chạy qua địa bàn xã, đây là con đường duy nhất để các xã có thể giao lưu với các thị trường bên ngoài như thành phố Việt Trì, thị xã Hòa Bình, đây là một trong những thuận lợi về phát triển kinh tế xã hội của xã. Về địa hình, cả hai xã đều có nhiều đồi núi, mặt bằng bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông và suối do đó rất không bằng phẳng. Diện tích đất lâm nghiệp của Yến Mao chiếm 34,2% diện tích đất tự nhiên, và Phượng Mao là 15,2%. Diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng chủ yếu vào trồng cây lầm nghiệp phục vụ nhu cầu của nhà máy giấy Bãi bằng, và một phần nhỏ được các hộ gia đình trồng sắn. Theo báo cáo của UBND xã thì hầu hết diện tích đất lâm nghiệp có trên địa bàn đã được phủ xanh bằng trồng mới và bảo vệ các diện tích dừng tái sinh. Thanh Thủy có 15 đơn vị hành chính trực thuộc với tổng dân số tính đến tháng 10 năm 2005 là 75,4 nghìn người, có 2 dân tộc chung sống là dân tộc Kinh và Mường với người Mường chiếm tỷ lệ 5,7 % dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1 %, cao so với tỷ lệ tăng dân số của tỉnh Phú Thọ (0,84 %). Cơ cấu dân số phân theo giới tính là 50,82 % là nam và 49,12 là nữ, mật độ dân số là 617,2 người/km2. Tổng số nhân khẩu của Yến Mao là 4151 khẩu (trong đó lao động chiếm 54,5%), Phượng Mao là 2718 khẩu (lao động chiếm 53,7%). Trong 2 xã, thì Yến Mao và Phượng Mao là nơi tập trung nhiêu dân tộc Mường (chiếm hơn 70% tổng dân số). Trình độ học vấn hiện nay của dân cư huyện Thanh Thủy thuộc vào loại cao so với tỉnh Phú Thọ và cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn huyện, trong khi đó tỷ lệ này trong cả nước là 3,5%. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong thời gian này lên 9,35%; giá trị sản xuất nông lâm tăng bình quân là 8,13%; sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 27.872 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 13,7%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 13,7%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,48 %. Cơ cấu kinh tế của huyện: nông – lâm nghiệp đạt 50,3%; công nghiệp xây dựng đạt 24,5%, dịch vụ đạt 25,2%. Với sản xuất nông nghiệp là chính cộng với điều kiện địa hình khó khăn, xa trung tâm huyện nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Theo như đánh giá của UBND các xã nếu tính theo chuẩn nghèo mới (thu nhập dưới 200.000đ/người/tháng) thì tỷ lệ hộ nghèo tại Yến Mao là 47% và Phượng Mao là 39,5%. 2.2.1.2 Hoạt động tài chính vi mô tại Yến Mao và Phượng Mao Hoạt động tài chính vi mô chính thức Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng chính sách xã hội đã thay thế Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây. Ngân hàng này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và khả năng thanh toán được Nhà nước đảm bảo. NHCSXH triển khai các hoạt động giải ngân tại hai xã nghiên cứu theo 2 kênh chính là Hội phụ nữ và Hội nông dân. Nguồn vốn này có mức vay thông thường từ 10 đến 15 triệu đồng, tuy nhiên tại xã thường cho vay với mức vay trung bình từ 3 đến 7 triệu đồng với mức lãi suất là 0,45%/tháng với thời điểm trước năm 2006 và là 0,6%/tháng với thời điểm từ năm 2006 đến nay. Hình thức trả lãi theo mỗi quý trả một lần, gốc sẽ trả vào một năm trước ngày đáo hạn là 1/3 nguồn vốn vay, năm cuối sẽ hoàn trả vào ngày đáo hạn. Hiện tại tổng nguồn vốn của NHCSXH đã giải ngân tại hai xã Yến Mao và Phượng Mao là 2.389 triệu đồng với tổng số hộ nghèo đang vay vốn là 532 hộ. Nguồn vốn trên các hộ chủ yếu đầu tư vào các hoạt động chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò... chiếm khoảng 80%, chăn nuôi tiểu gia súc như lợn, gà... chiếm khoảng 10 %, kinh doanh dịch vụ chiếm khoảng 5%, và các hoạt động khác như trang trải nguồn nợ của gia đình, đầu tư cho con đi học... chiếm khoảng 5%. Quy trình vay vốn của hộ nông dân từ nguồn NHCSXH theo đánh giá của người dân thì khá đơn giản: khi có thông tin của NHCSXH về nguồn vốn cho vay, Ban chấp hành của Hội đoàn thể họp và thảo luận về phân bổ nguồn vốn cho các thôn; sau đó các tổ nắm danh sách các hộ nghèo trong tổ đã và chưa được vay vốn, thu nhận đơn và bình xét hộ nghèo vay vốn; Tổ hội thôn tiến hành thẩm định hộ vay vốn; Khi hộ vay vốn được thẩm định đủ yêu cầu vay vốn sẽ tiến hành làm hồ sơ vay vốn. Thời gian từ khi làm hồ sơ đến khi nhận được vốn trực tiếp từ ngân hàng mất khoảng từ 10 đến 15 ngày. Thông thường nguồn vốn cho vay trong các thời kỳ của NHCSXH chỉ đáp ứng được từ 30 đến 40% nhu cầu vay vốn của địa phương, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều người nên khi xét nhu cầu vay vốn có thể thấp hơn đề nghị vay. Một trong những lý do khiến nguồn vốn này được nhiều người quan tâm đó là lãi suất thấp, thời gian vay dài, nguồn vốn lớn nên có khả năng đầu tư vào các hoạt động sản xuất có thời gian thu hồi vốn lâu như chăn nuôi đại gia súc... Các khoản vay chính thức bị ràng buộc trong những mục đích nhất định thể biện bằng việc những người vay phải đáng tin cậy và vay nhằm mục đích sản xuất. Điều này đã gây khó khăn cho người nghèo, do thu nhập không ổn định và nguồn tiết kiệm không đáng kể, người nghèo thường thiếu vốn vào mùa giáp hạt. Trong những trường hợp này, người nghèo có thể phải vay vốn trên thị trường tín dụng phi chính thức để đảm bảo tiêu dùng với lãi suất cao. Theo báo cáo của Ban quản lý Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh thì tỷ lệ hoàn trả lãi và gốc của các thành viên vay vốn NHCSXH đạt 100%. Tuy nhiên trong quá trình quản lý nguồn vốn của NHCSXH vẫn cho phép người nghèo đang vay vốn chưa đến thời gian đáo hạn của NHCSXH vẫn có thể tiếp tục vay vốn thêm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con số báo cáo của Ban quản lý là tỷ lệ hoàn trả lãi 100% do vẫn có trường hợp người đang vay vốn đến kỳ đáo hạn lại tiếp tục vay vốn để hoàn trả nguồn vốn của lần vay trước đó trong những trường hợp như người vay đầu tư sản xuất không hiệu quả, hoặc quá trình đầu tư chưa đến thời kỳ thu hồi vốn. Một trong những hình thức mà NHCSXH thúc đẩy Ban quản lý hoạt động có hiệu quả là sự hỗ trợ về các khoản hoa hồng được hưởng. Ví dụ mức hoa hồng của Tổ trưởng Hội phụ nữ khi quản lý nguồn vốn của NHCSXH đuợc tính theo công thức = 70%x0,06x tổng số tiền lãi thu được. Như vậy nếu Hội phụ nữ quản lý nguồn vốn là 1 tỷ đồng trong trường hợp tỷ lệ hoàn trả lãi vay vốn là 100% thì số hoa hồng thu được là 252.000 đồng. Đây là một nguồn thu nhập khá có động lực cho Ban quản lý thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình trong quản lý nguồn vốn của NHCSXH. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo) có chi nhánh cấp huyện tại trung tâm huyện Thanh Thủy. Chi nhánh cấp huyện là nơi thực hiện các giao dịch với khách hàng như nhận hồ sơ xin vay, giải ngân vốn vay, thu nợ gốc và lãi, huy động tiền gửi… Đối với hai xã nghiên cứu, khoảng cách từ trung tâm xã đến Chi nhánh cấp huyện là 40 km, đối với xã vùng đặc biệt khó khăn thì khoảng cách này không phải là gần. Vì vậy trong mấy năm trở lại đây Ngân hàng đã cử cán bộ xuống tận từng xã để tiến hành các hoạt động thu gốc và lãi. NHNo thực hiện các hoạt động giải ngân và quản lý nguồn vốn thông qua Hội nông dân là chính. Theo số liệu thống kê thì nguồn vốn của NHNo lớn nhất trong các nguồn vốn hiện tại đang hoạt động trên địa phương. Tại xã Yến Mao tổng nguồn vốn của NHNo mà Hội nông dân và Hội phụ nữ quản lý là 7,000 triệu đồng với khoảng 900 hộ vay vốn; tại xã Phượng Mao thì tổng nguồn vốn đã giải ngân là 5,320 triệu đồng với 490 hộ vay vốn. Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHCSXH, NHNo và QTD đã giải ngân tại hai xã nghiên cứu năm 2006 Nguồn cung cấp vốn Xã Yến Mao Xã Phượng Mao Tổng nguồn vốn đang vay (1000 đồng) Số lượt người vay vốn (lượt) Tổng nguồn vốn đang vay (1000 đồng) Số lượt người vay vốn (lượt) NHCSXH 1,600,000 375 789,000 157 NHNo 7,000,000 900 5,320,000 490 QTD 183,658 317 286,529 298 Tổng 8,783,658 1592 6,395,529 945 Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý Sơ đồ 2.1: Thị phần cung cấp dịch vụ của NHCSXH, NHNN, QTD đã giải ngân tại hai xã nghiên cứu năm 2006 ĐVT: % Tỷ lệ theo số tiền Tỷ lệ theo số người Xã Yến Mao 1 NHNo 80% NHCSXH 18% QTD 2% Xã Yến Mao NHNo 57% NHCSXH 23% QTD 20% Xã Phượng Mao QTD 4% NHNo 84% NHCSXH 12% Xã Phượng Mao NHNo 53% QTD 31% NHCSXH 16% Các bước tiến hành vay vốn: Người vay vốn làm đơn xin vay vốn gửi đến NHNo thẩm định; sau khi cán bộ thẩm định đồng ý với nhu cầu vay vốn thì bán hồ sơ cho người vay vốn; người vay vốn làm hồ sơ xin vay vốn có xác nhận của UBND xã gửi đến NHNo, và ngân hàng tiến hành các thủ tục chuyển vốn đến cho người vay. Thông thường từ khi làm hồ sơ đến khi người vay vốn nhận được tiền vay trong vòng khoảng từ 5 đến 15 ngày. Hiện nay, thông tin cơ bản cho việc thẩm định vay vốn còn có nhiều vấn đề cần bàn cải. Ví dụ đối với một hồ sơ xin vay vốn dưới 10 triệu đồng thì với mục tiêu rất chung chung chỉ là đầu tư chăn nuôi hay trồng trọt mà không tính đến các hoạt động liên quan như chi phí chuồng trại hay thức ăn cho gia súc. Vì vậy đôi khi các món vay được sử dụng khác so với mục đích khi vay. Việc thông tin không đầy đủ trong hồ sơ vay vốn của các hộ gia đình đã gây khó khăn cho các cán bộ ngân hàng khi thẩm định vay vốn căn cứ vào hồ sơ vay vốn của khách hàng. Điều này dẫn đến khách hàng cũng như cán bộ tín dụng không thể biết một cách chắc chắn về lợi nhuận của dự án, và không thể giám sát được tính hiệu quả của việc vay vốn. Các thủ tục vay vốn của NHNo cũng đã từng bước đơn giản hóa, cụ thể là nguồn vốn dưới 20 triệu có thể không cần thế chấp sổ đỏ, trước đây từ nguồn vốn vay trên 10 triệu đã phải thế chấp sổ đỏ, hoặc muốn vay nguồn vốn từ 40 đến 50 triệu thì phải có 3 hộ gia đình thế chấp sổ đỏ. Một trong những lý do khiến các thủ tục vay vốn của NHNo ngày càng đơn giản theo đánh giá của các thành viên được tham vấn thì hiện nay có nhiều nguồn vốn cho vay khác cạnh tranh. Thông thường các tài sản kê khai thế chấp chủ yếu là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cửa và các tài sản cố định. Tuy nhiên một khó khăn đặt ra đối với hộ nghèo thì tài sản duy nhất của họ có thể thế chấp được chỉ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn với các tài sản cố định khác của họ gần như không có giá trị. Đối với các tài sản khác như tivi, xe đạp và các vật nuôi thì đều không nằm trong danh mục tài sản thế chấp được chấp nhận do việc giám sát các tài sản này là rất khó khăn. Các hồ sơ xin vay vốn hiện nay vẫn còn khá phức tạp đối với những hộ dân, đặc biệt là những người không biết đọc biết viết, người dân tộc thiểu số, hay những người có mối quan hệ xã hội hẹp. Do vậy, hầu hết các hồ sơ xin vay đệ trình lên NHNo trong các trường hợp trên đều có sự hỗ trợ của cácn bộ tín dụng với mục đích xin vay vốn khá chung chung. Điều này nói lên rằng việc chấp thuận cho vay không dựa trên nhiều về cơ sở thẩm định mà chỉ căn cứ vào tài sản thế chấp, xác nhận của chính quyền địa phương và khả năng hoàn trả vốn của người vay vốn. Như vậy để người nghèo, người dân tộc tiếp cận với nguồn vốn từ NHNo vẫn là một vấn đề cần được xem xét hiện nay. Mức lãi suất của nguồn vốn NHNo được tính theo hai mức: 0,98%/tháng đối với nguồn vốn vay trước năm 2006 và là 1,05%/tháng đối với nguồn vốn vay từ năm 2006. Thời hạn vay từ 2 đến 5 năm tùy theo từng mục đích và số tiền vay. Đối với các món vay của NHNo thì lãi được trả 2 tháng một lần tại trụ sở UBND xã. Gốc đến kỳ hạn trả thì ngân hàng sẽ thông báo trước 1 tháng, nếu chậm trả sẽ phạt lãi suất 1,5%/tháng đối với khoản gốc còn nợ quá hạn. Điều này thật sự sẻ là một ghánh nặng cho hộ nghèo nếu họ không có các khoản tiền tiết kiệm hay việc đầu tư vào sản xuất của họ kém hiệu quả. Kinh nghiệm của nhiều nơi đã cho thấy việc thu hồi gốc và lãi theo từng thời kỳ sẽ giúp người nghèo giảm bớt rủi ro hơn trong quá trình vay vốn. Việc khó khăn trong việc hoàn trả vốn đã phát sinh ra một số “sáng kiến” của người vay vốn, đó là người vay làm đơn vay tiếp lần thứ 2 để hoàn trả nguồn gốc trước. Điều này đã dẫn đến theo số liệu báo cáo của cán bộ tín dụng xã thì tỷ lệ hoàn trả gốc và lãi các món vay của NHNo luôn đạt 100%. Hoạt động tài chính vi mô bán chính thức Nguồn vốn giải quyết việc làm 120 Hiện tại trong hai xã nghiên cứu thì chỉ xã Yến Mao tiếp cận với nguồn vốn trên thông qua Hội cựu chiến binh thông qua hình thức viết dự án và thế chấp tài sản với NHCSXH. Từ năm 2000 đến nay đã vay được 100 triệu chia làm hai lần, lần thứ nhất vào năm 2000 và lần thứ hai vào năm 2003. Nguồn vốn thu về được phân định cho các chi hội bình xét, rồi chuyển đến Ban chấp hành tiến hành giải ngân nguồn vốn vay. Mức vay trung bình cho mỗi hộ thành viên là 2 triệu đồng, nguồn vốn cho vay với thời hạn là 3 năm, lãi trả 3 tháng một lần, gốc trả vào cuối kỳ hạn vay vốn. Nguồn vốn vay 120 trong đợt đầu đã được hoàn trả xong, còn đợt 2 hiện tại đang được các thành viên hoàn trả lãi đúng kỳ hạn. Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ Quỹ tín dụng tiết kiệm là một tổ chức được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của cộng đồng, đặc biệt là người nghèo. Nguồn vốn cho vay của QTD được hình thành dựa trên đóng góp của các thành viên theo một định mức nhất định gọi là tiết kiệm định mức, nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài gọi là vốn đối ứng, nguồn tiết kiệm của thành viên gọi là vốn tiết kiệm tự nguyện và các khoản thu nhập khác như lãi chưa phân phối… Hiện tại hai QTD xã Phượng Mao và Yến Mao đã có tổng nguồn vốn gần 500 triệu đồng, lãi suất cho vay là 1,2%/tháng và lãi suất gửi tiết kiệm là 0,6%/tháng. Lãi suất cho vay hay lãi suất gửi đều được xác định dựa trên lãi suất của thị trường hay lãi suất của NHNo và sự thỏa thuận thống nhất của thành viên thông qua các kỳ đại hội thành viên. Phương thức trả lãi và trả gốc có sự khác biệt với các tổ chức tài chính vi mô chính thức, đó là lãi và gốc được trả theo một tỷ lệ nhất định trong một thời gian cụ thể được quy định. Hiện tại có hai hình thức đáp ứng nguồn vốn vay là nguồn vốn vay ngắn hạn và nguồn vốn vay trung hạn. Nguồn vốn vay trung hạn được vay và hoàn trả trong vòng 24 tháng, gốc được trả bắt đầu từ tháng thứ 5 với số tiền gốc phải trả là 1/20 số tiền vay ban đầu và lãi phải trả được tính theo tỷ lệ số tiền gốc còn nợ đầu tháng. Nguồn vốn ngắn hạn được vay và hoàn trả trong vòng 12 tháng, gốc được trả bắt đầu từ tháng thứ 3 với số tiền gốc phải trả là 1/10 số tiền vay ban đầu và lãi phải trả được tính theo tỷ lệ số tiền còn nợ đầu tháng. Ngoài ra, để vay vốn các thành viên phải thỏa mãn một số quy định bắt buộc như được BQL quỹ phê duyệt và không nợ bất kỳ một nghĩa vụ nào đối với QTD. Tổng số thành viên đang tham gia hoạt động tính đến tháng 6 năm 2006 của hai Quỹ là 705 thành viên, trong đó có hơn 250 thành viên nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Nguồn vốn của QTD đã đáp ứng được 589 thành viên vay vốn. Nguồn vốn cho vay nhỏ, nguồn vốn vay ngắn hạn từ 500.000 đến 1.500.000 đồng, và nguồn vốn trung hạn từ 1.500.000 đến 3 triệu đồng, tuy nhiên do nguồn vốn của Qũy còn nhỏ nến mức độ đáp ứng nguồn vốn trung hạn chỉ là dưới 10% số người đang vay vốn. Mục đích vay vốn của các thành viên chủ yếu là đầu tư vào phát triển kinh tế, trong đó đầu tư cho chăn nuôi tiểu gia súc là chính chiếm tỷ trọng từ 70% số tiền vay vốn trở lên, còn lại là các hoạt động đầu tư cho trồng trọt và kinh doanh dịch vụ. Mức độ đáp ứng nguồn vốn vay của Qũy cho các thành viên chỉ giao động từ 40 đến 60% về số người và số tiền vay vốn. Tỷ lệ hoàn trả gốc và lãi tương đối cao, luôn đáp ứng ở mức 90% (theo số tiền) trở lên, chưa có trường hợp nợ quá hạn hay nợ xấu. Nguồn vốn do Quỹ các đoàn thể cung cấp Đây là một trong những nguồn vốn được cung cấp bởi Quỹ hội do các hội viên đóng góp. Thông thường khi các thành viên tham gia Hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh... sẽ đóng góp một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là hội phí. Hội phí của các Hội khác nhau sẽ khác nhau và do các thành viên quy định. Ví dụ Hội cựu chiến binh xã Yến Mao thì mức đóng góp là từ 70 đến 200 nghìn đồng mỗi thành viên, đến nay tổng quỹ Hội là 22 triệu đồng. Toàn hội có 263 người thì đến nay đã có 47 người được vay vốn với định mức vay từ 300 đến 500 nghìn đồng trong thời gian từ 3 đến 6 tháng. Lãi suất là 1%/tháng và dược thu cả gốc lẫn lãi một lần vào cuối kỳ vay vốn. Quỹ HPN xã Yến Mao mỗi năm một thành viên đóng góp từ 10 đến 20 nghìn đồng, quỹ được hình thành từ năm 1997, đối với Qũy Hội phụ nữ xã Phượng Mao được đóng góp từ năm 1995 với định mức mỗi thành viên từ 20 đến 30 nghìn đồng mỗi năm. Nguồn qũy được sử dụng cho các thành viên vay vốn từ 100 đến 500 nghìn đồng, với mức lãi suất không thống nhất giữa các thành viên nhưng giao động từ 1 đến 1,5%/tháng, thời gian vay vốn thông thường 6 tháng cho mỗi chu kỳ. Hình thức trả gốc một lần vào cuối kỳ, lãi được trả 3 tháng một lần. Hiện tại tổng nguồn vốn của HPN xã Yến Mao là 52 triệu đồng và cho 156 thành viên vay, trong số này có khoảng 70 đến 80% số hộ nghèo, tỷ lệ hoàn trả gốc và lãi luôn đạt 100%. Thông thường nguồn vốn của các Hội đoàn thể do các thành viên đóng góp và triển khai cho vay thường không lớn, tuy nhiên đã có phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành viên. Mặt khác, nguồn vốn này có phần giúp đỡ các thành viên khó khăn, và một phần lãi thu được sử dụng chi phí cho các cuộc họp hay tổng kết của Hội. Do nguồn vốn nhỏ, phương pháp tính lãi đơn giản, các thành viên vay ít và hoàn trả đúng thời hạn nên sổ sách ghi chép các hoạt động vay vốn này thường đơn giản. Hoạt động tài chính vi mô phi chính thức Cho vay nặng lãi Hiện tại trong mỗi xã đều có nhiều gia đình cho vay vốn nóng nặng lãi, và lãi suất có thể tính hàng ngày hoặc tính bằng thời gian tháng, tuy nhiên thông thường lãi suất giao động từ 3%/tháng đối với nguồn vốn lớn đến 5%/tháng đối với nguồn vốn ít. Khi người vay có nhu cầu sẽ đến nhà cho vay làm hợp đồng vay mượn, nguồn vốn cho vay thông thường giao động từ 1 đến 10 triệu đồng. Hình thức vay vốn này thường ít được công khai và được thực hiện dựa trên cơ sở là tín chấp. Tuy nhiên với mức lãi suất cao như vậy chủ yếu cho những người vay để giải quyết những công việc gấp, còn đối với các khoản đầu tư lâu dài cho sản xuất thì không được thực hiện đối với các khoản vay này. Hiện tại chưa có trường hợp rủi ro khi cho vay nặng lãi. Vay từ họ hàng người thân Hình thức vay mượn được thực hiện giữa các người thân với nhau, thông thường hình thức vay mượn này không có hợp đồng, trong một số trường hợp có thể có giấy chứng nhận vay mượn một cách đơn giản. Hình thức vay có thể có lãi suất nếu thời gian vay dài hoặc không có lãi suất nếu thời gian vay ngắn. Tuy nhiên lãi suất của nguồn vốn vay từ người thân thường là không có, và đây thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những người trong gia đình hoặc họ hàng với nhau. Mua bán chịu từ các cửa hàng kinh doanh dịch vụ Tại các cửa hàng buôn bán hình thức mua bán chịu xảy ra nhiều, thông thường nhất là tại các cửa hàng bán phân bón hoặc các vật dụng sinh hoạt trong thời gian chủ yếu là mùa giáp hạt. Hình thức vay mượn không được tính theo lãi suất nhất định mà được tính theo đơn giá vào thời điểm hoàn trả vào thời điểm mùa vụ. Vì không tính lãi đã làm cho người vay hiểu nhầm rằng đây là hình thức tốt nhất cho giải quyết khó khăn trước mắt, tuy nhiên nếu xét về thực chất đây là một trong những hình thức cho vay với mức lãi suất khá cao. Ví dụ đối với 10 kg gạo với giá là 50.000 đồng nhưng đến thời điểm cuối vụ sẽ được trả là 55.000 đồng, thời gian vay mượn là 4 tháng và người vay phải trả một mức lãi suất là 5.000/50.000 = 10%, tức tương đương với mức lãi suất 2,5%/tháng. Hiện tại trên địa bàn 2 xã có 23 cửa hàng mua bán sản phẩm nhưng hầu hết các cửa hàng đều có hình thức mua chịu, cửa hàng thấp thì vài trăm nghìn, cửa hàng nhiều thì phải vài triệu đồng, cũng đã có trường hợp mua chịu quá thời hạn chưa trả được, tuy nhiên trường hợp nợ quá hạn là không nhiều. Câu lạc bộ tín dụng thôn: phường, họ, hụi, hội Hình thức chơi hội có thực hiện tại xã, tuy nhiên chỉ thực hiện với những người quen biết thân thích với nhau như đồng nghiệp, đồng khóa, đồng môn và có các khoản thu nhập định kỳ hàng ngày hoặc hàng tháng. Ví dụ đối với một số cán bộ UBND xã Yến Mao thành lập nhóm họ với mức đóng góp của mỗi thành viên là 300.000 đồng mỗi tháng rồi lần lượt cho từng người lấy để thực hiện những hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc mua sắm tài sản cho gia đình mình. 2.2.2 Thực trạng hoạt động qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ Hai QTD Yến Mao và Phượng Mao do Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) hỗ trợ thành lập từ năm 1996 với cách thức tiếp cận theo mô hình ngân hàng Grameen. Cả hai mô hình được xây dựng dựa trên nguyên tắc xây dựng nguồn vốn tại chổ kết hợp với nguồn vốn bên ngoài để cho vay một khoản nhỏ không thế chấp trong thời gian ngắn hạn, với lãi suất đủ trang trải và tuân theo một phương pháp trả góp. Nguồn vốn hình thành từ cộng đồng thông qua hình thức tiết kiệm định mức và tiết kiệm tự nguyện. Các dự án cho vay từng khoản nhỏ để phục vụ sản xuất nhỏ hoặc bổ sung vốn lưu động trong sản xuất của hộ gia đình. Các dự án bắt đầu cho vay từng khoản nhỏ và tăng dần. Các dự án cho vay theo nguyên tắc không thế chấp nhưng có đảm bảo tư cách người vay, thời hạn vay ngắn, tiền gốc và lãi được trả dần hàng tháng. Tính chất: Qũy tín dụng tiết kiệm phụ nữ là một loại hình tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tín dụng vi mô theo mô hình hợp tác xã do phụ nữ làm chủ. Mục đích lâu dài: QTD thành lập nhằm phát triển kinh tế, nâng cao năng lực quản lý tài chính cho phụ nữ và gia đình họ thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn vay nhỏ. Ngoài ra quỹ tín dụng giúp cho các thành viên tham gia một thói quen tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày, tăng cường quan hệ giữa các phụ nữ trong cộng đồng. Mục tiêu của quỹ: Xây dựng một tổ chức kinh tế bền vững hoạt động trong lĩnh vực tín dụng nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính. Qũy tín dụng hoạt động t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhát triển Quỹ tín dụng tiết kiệm phụ nữ tại Việt Nam – Nghiên cứu trường hợp xã Yến Mao và Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.docx
Tài liệu liên quan