Ngoài ra còn có một người nói tiếng Đức và 3 cán bộ quản lý phòng cũng đều là hướng dẫn viên chính của Công Ty. Tất cả số họ đều tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, am hiểu và thông thạo hai ngoại nhữ trở lên.
Chức năng chủ yếu của phòng là đưa đón và hướng dẫn khách du lịch đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài theo chương trình đã ky kết.
• Phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán gồm 11 người, trong đó có 10 người có trình độ đại học.
Phòng có chức năng: lập hóa đơn, thanh toán tất cả các dịch vụ phát sinh trong nước( thanh toán toàn bộ chi phí theo hóa đơn của nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn ) theo dõi và thanh toán công nợ quốc tế, hạch toán doanh thu và kê khai nộp thuế cho nhà nước.
• Phòng hành chính tổ chức.
Phòng hành chính tổ chức có 21 người, chụi trách nhiệm về nhân sự, chế độ lương, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên trong công ty. Theo dõi tình hình làm việc theo các bộ phận, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, văn phòng phẩm, cho các phòng ban trong công ty thực hiện tốt công việc của mình.
81 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường Khách du lịch Pháp tại công ty Cổ phần du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên thế giới, ngày càng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Việt Nam trở thành nước có môi trường văn hoá-chính trị và xã hội thuận lợi tạo sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM
2.1. Khái quát công ty cổ Phần Du Lịch Việt Nam Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần du lịch Viet Nam Hà Nội (Vietnamtourism-Hanoi) tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập ngày 9/7/1960( theo nghị định số 26/CP của Chính Phủ). Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngành Du Lịch Việt Nam. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Du Lịch Việt Nam gắn liền với những thay đổi lịch sử của đất nước nói chung và ngành du lịch Việt Nam nói riêng.
Năm 1975 đất nước ta hoàn toàn giải phóng, đến năm 1976 Chính phủ chính thức cho phép Công ty Du lịch Việt Nam tiếp nhân các cơ sở du lịch ở miền nam Việt Nam.
Năm 1983 Chính Phủ quyết định giải thể Công Ty Du Lịch Việt Nam và giao cho Tổng cục Du lịch kiêm nhiệm trực tiếp hoạt động kinh doanh Du Lịch.
Năm 1987 Hội đồng bộ trưởng có quyết định 63 về việc đẩy mạnh hoạt động Du lịch và chấn chỉnh tổ chức quản lý công tác Du lịch trên nguyên tắc phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Du Lịch và cho thành lập Tổng công ty Du Lịch đối ngoại trực thuộc tổng cục Du Lịch.
Từ tháng 12/1987 đến đầu năm 1992 là thời kỳ tổ chức ngành du lịch không ổn định do phải thực hiện các quyết định sát nhập Tổng cục Du Lịch vào các Bộ Văn hóa- Thông Tin- Thể Thao- Du Lịch và Bộ Thương mại.
Tháng 4/1990 để mở rộng thêm một bước hoạt động kinh doanh du lịch, thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty du lịch Việt Nam theo nghị định số 119/HDBT với quy mô là một công ty quốc gia hoạt động theo điều lệ liên hiệp các xí nghiệp và chịu sự quản lý nhà nước của bộ văn hóa – Thông Tin- Thể Thao – Du Lịch. Tổng Công ty du lịch Việt Nam được giao nhiệm vụ, chức năng thống nhất quản lý kinh doanh du lịch trong cả nước với trụ sở chính 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có các chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Tháng 10/1992, Tổng cục Du Lịch được nhà nươc quyết định thành lập lại là cơ quan trực thuộc hội đồng bộ trưởng với chức năng quản lý nhà nước cao nhất về Du Lịch bởi nghị định 05/CP ngày 26/10/1992 và bắt đầu hoạt động từ 15/11/1992.
Đầu năm 1993 để khuyến khích các hoạt động lữ hành đi vào chuyên môn hóa đồng thời linh động trong kinh doanh và cơ cấu tổ chức kết hợp với việc sát nhập một số cơ sở của cục chuyên gia vào tổng cục, tổng cục Du Lịch quyết định thành lập 3 công ty mang thương hiệu DU Lịch Việt Nam ở 3 miền hoạt động độc lập là:
Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế là: Vietnamtourism in Hanoi.
Công ty Du Lịch Việt Nam tai Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Ho Chi Minh City.
Công ty Du Lịch Việt Nam tại Đà Nẵng. Tên giao dịch quốc tế là Vietnamtourism in Danang.
Từ đây Công ty Du Lịch Việt Nam tại Hà Nội chính thức ra đời với tên giao dịch quốc tế là VIETNAMTOURISM IN HANOI theo quyết định số 79QD/TCCB của tổng cục Du Lịch, là tổ chức kinh doanh trong linh vực du lịch, trực thuộc tổng cục du lịch, có tư cách pháp nhân và thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Trụ sở chính của công ty tại 30A Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có chi nhánh tại miền trung và miền nam: 14 Nguyễn Văn Cừ- thành phố Huế và 107 Phạm Ngũ Lão, Quân1, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
2.1.2.1. Chức năng
Với mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng khách du lịch quốc tế trong và ngoài nước nhằm thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Ha Nội đã được thành lập với chức năng kinh doanh là:
Tổ chức kinh doanh lữ hành quốc tế.
Tổ chức kinh doanh lữu hành nội địa( cả tổ chức tham quan trong nước và tổ chức du lịch nước ngoài).
Tổ chức kinh doanh khách san và nha hang.
Tổ chức kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
Tổ chức kinh doanh các dịch vụ du lịch khach như Địa lý bán vé máy bay( Vietnam Airlines), cho thuê văn phòng
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty:
Theo quyết định số 187 QD-TCCB ngày 16/2/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc ban hành điều lệ tổ chức và quản lý của công ty Du Lịch Việt Nam – Hà Nội thì công ty có các nhiệm vụ cơ bản sau:
Căn cứ chử chương chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, các chỉ tiêu pháp lệnh trên giao để xây dựng kế hoạch kinh doanh kể cả các kế hoạch khác có liên quan( dài hạn từng năm) của công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước khách hàng việc thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các tổ chức, hãng du lịch nước ngoài . Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã ký. Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và các đối tượng khách quốc tế khác.
Căn cứ định hướng phát triển du lịch trong từng thời kỳ, lập các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong khôn khổ luật pháp hiện hành.
Nghiên cứu hoàn thiện bổ sung tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý và sử dụng cán bộ theo đúng chính sách của nhà nước và của ngành. Xây dựng kế hoạch công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên của công ty.
Căn cứ chính sách kinh tế, pháp lệnh kế toán, thống kê của nhà nước, tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên.
Ngoài ra. Công ty còn có những quyền hạn sau:
+ Trực tiếp giao dịch, và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Được trực tiếp liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư chuyên dùng.
+ Được tham gia các tổ chức du lịch mang tính chất thương mại của thế giới và khu vực nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trường du lịch quốc tế. Được đặt đại diện công ty ở nước ngoài để tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch.
+ Ra quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, năng lương khen thưởng, kỷ luật cán bộ và các mặt công tác khác.
+ Được phép mở rộng các dịch vụ du lịch bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng khách du lịch nhằm tận dụng mọi tiềm năng về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận chuyển của công ty.
+ Được chủ động huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ được giao.
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh:
Cùng với chức năng và nhiệm vụ của mình, Công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực sau:
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Hiện tại công ty có riêng một độ xe chuyên phục vụ khách đi chương trình Open tour, ngoài ra còn có các hoạt động khác như đưa đón đoàn Outbound, Inbound.
- Kinh doanh các chương trình du lịch: trong các tour đặc thù hiện có, công ty đang tập trung khai thác mảng lữu hành quốc tế, các tour tham quan, hội thảo đồng thời phối hợp với các địa phương và các đối tượng nước ngoài khai thác nhiều tuyến điểm du lich mới với các loại hình du lich đặc thù như: leo núi, mạo hiểm, du lich đường sông. Ngoài ra, để năng cao tính cạnh tranh, công ty luôn có chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lich. Bên cạnh việc khai thác các tour du lich lữu hành truyền thống, công ty đã xây dựng nhiều chương trình phục vụ khách dự hội nghị hội thảo, đưa khách tham quan Việt Nam bằng ô tô tai lái nghịch hay khám phá Việt Nam với các chương trình du lich thể thao mạo hiểm Nhưng phải kể đến các tuor du lich thể thao mạo hiểm, những hình thức kinh doanh mới thực sự đã mang lại uy tín cho thương hiệu Vietnamtourisn- Hanoi: Action Asia 2002, Raid Gauloise Vietnam 2002 là những sự kiện tiêu biểu được cả thế giới biết đến. Những loại hình du lich thể thao mạo hiểm như Trekking tour, leo núi, kayak.. được tổ chức kéo léo nhằm đem lại cảm giác khám phá cho du lich khách tham quan.
Công ty đã đạt hiệu quả kinh tế và được đánh giá cao của dư luận trong và ngoài nước.
- Kinh doanh khách sạn: Công ty chủ yếu phục vụ khách lưu trú theo tuyến khép kín đã đặt trước.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Hà Nội.
Đứng đầu công ty là giám đốc Lưu Nhân Vinh – người lãnh đạo và quản lý công ty về mọi mặt, là người chụi trách nhiệm mọi mặt, là người chịu trách nhiệm trước Tổng cục Du lich và trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của công ty.
Hệ thống điều hành và hoạt động của công ty hiện nay có tổng số 155 người trong đó văn phòng công ty tại 30A Lý Thường Kiệt- Hà Nội có 127 người chia làm 4 phòng, chi nhánh tại Huế 11 người và chi nhánh TP Hồ Chí Minh 17 người.
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy lãnh đạo của
Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Hà Nội
Giám Đốc
Phó Giám Đốc1
Phó Giám Đốc2
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính tổ chức
Chi nhánh
Phòng thị trường quốc tế 1
Phòng thị trường quốc tế 2
Phòng thị trường 3
Phòng xúc tiến kinh doanh
Phòng điều hành
Phòng hướng dẫn
Tổ xe
2. 1.5. Các phòng ban.
Phòng thị trường quốc tế 1.
Phòng có 11 người chuyên phụ trách khu vực các nước nói tiếng Pháp. Đội ngũ nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học( 10 người), và hầu hết là tốt nghiệp ngoại ngữ và một số người thuộc ngành nghế khác.
Phòng có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lich, chào bán các chương trình du lich với khách hang. Nghiên cứu thị trường du lich quốc tế, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng trao đổi khach du lich với các tổ chức, các Hãng du lich quốc tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký kết. Sau khi có các thong tin về nhu cầu mua tour du lich của khách, phòng tiến hành lập và gửi thong báo khách đến phòng điều hành, phòng hướng dẫn và phòng tài chính- kế toán để cùng thực hiện chương trình.
Phòng thị trường quốc tế 2.
Phòng gồm 12 người, với 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 01 người làm dịch vụ thị thực xuất nhập cảnh cho khách, số nhân viên còn lại làm việc trực tiếp với các hãng du lich gửi khách quốc tế hoặc khách du lich quốc tế đi lẻ. Toàn bộ số cán bộ trong phòng đều có trình độ đại học, chủ yếu là đại học ngoại ngữ và một số chuyên ngành kinh tế khác.
Phòng có chức năng và nhiệm vụ như phòng thị trường quốc tế 1, nhưng khác là phòng trực tiếp lien hệ giao dịch và ký kết hợp đồng kinh doanh du lich với các Hãng du lich gửi khách và khách du lich quốc tế đến từ các quốc gia nói tiếng Anh, tieng Đức, tiếng Ý(trừ tiếng Pháp).
Phòng thị trường 3.
Từ năm 1993, công ty có một phòng du lich nội địa, từ năm 1995 đến năm 2000 do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều thay đổi nên phòng du lich nội địa đã được sát nhập vào phòng thị trường quốc tế 2. Sang đầu năm 2001, Công ty quyết định thành lập phòng thị trường 3 như hiện nay để thúc đẩy việc kinh doanh và khai thác thị trường khách nội địa.
Phòng có 13 cán bộ công nhân viên được phân chia thành 4 nhóm công tác khác nhau:
Nhóm1: làm nhiệm vụ xây dựng và bán các chương trình đi du lich nước ngoài cho khách du lich là công dân Việt Nam.
Nhóm2: làm nhiệm vụ bán các chương trình đi du lich trong nước cho người nước ngoài.
Nhóm3: có nhiệm vụ tổ chức xây dựng các chương trình du lich cho người trong nước( công dân Việt Nam).
Nhóm4: Làm nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh tế, thống kê các mức thu, chi trước thuế trong một chương trình du lich, sau đó tập hợp lại báo cáo cho phòng kế toán.
Chức năng của phòng này là tổ chức, xây dựng và bán các chường trình du lich cho người Việt Nam ở nước ngoài đang sống và làm việc ở Việt Nam đi du lich ra nước ngoài và du lich trong nước.
Phòng điều hành.
Phòng có 17 người, mỗi người đều được phân công một công việc cụ thể theo từng mảng dịch vụ phục vụ khách hoặc theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu.
Phòng có nhiệm vụ giải quyết mọi yêu cầu của khách du lịch ghi trong hợp đồng. Cụ thể là chương trình du lịch của khách đã mua và những yêu cầu khác phát sinh ngoài hợp đồng như: thay đổi chương trình, mua thên dịch vụ. kéo dài tour, gia hạn visa
Sau khi nhận được thông báo khách từ phòng thị trường, phòng điều hành thực hiện việc đặt chỗ tại các khách sạn, nhà hàng, mua vé máy bay, thuê xe ô tô để tổ chức cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch theo chương trình, đồng thời nhanh chóng thông báo kết quả chuẩn bị cho chương trình.
Phòng hướng dẫn.
Hiện nay có 21 cán bộ nhân viên được chia thành hai nhóm:
Nhóm 1: Hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Pháp.
Nhóm 2: Hướng dẫn các đoàn khách nói tiếng Anh, Italia, Tây Ban Nha(ngoại trừ tiếng Pháp).
Ngoài ra còn có một người nói tiếng Đức và 3 cán bộ quản lý phòng cũng đều là hướng dẫn viên chính của Công Ty. Tất cả số họ đều tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, am hiểu và thông thạo hai ngoại nhữ trở lên.
Chức năng chủ yếu của phòng là đưa đón và hướng dẫn khách du lịch đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch ra nước ngoài theo chương trình đã ky kết.
Phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán gồm 11 người, trong đó có 10 người có trình độ đại học.
Phòng có chức năng: lập hóa đơn, thanh toán tất cả các dịch vụ phát sinh trong nước( thanh toán toàn bộ chi phí theo hóa đơn của nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn) theo dõi và thanh toán công nợ quốc tế, hạch toán doanh thu và kê khai nộp thuế cho nhà nước.
Phòng hành chính tổ chức.
Phòng hành chính tổ chức có 21 người, chụi trách nhiệm về nhân sự, chế độ lương, khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên trong công ty. Theo dõi tình hình làm việc theo các bộ phận, tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, văn phòng phẩm, cho các phòng ban trong công ty thực hiện tốt công việc của mình.
Phòng xúc tiến kinh doanh:
Phòng gồm 07 người, chịu trách nhiệm tuyên truyền, quảng bá xúc tiến những sản phẩm du lịch cũng như hình ảnh công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tổ xe.
Tổ gồm có 14 người, với chức năng làm công tác vận chuyển, khách theo chương trình đã định. Tổ xe có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh và phục vụ khách trong lĩnh vức vận chuyển. quản lý và sử dụng các đầu xe đảm bảo đạt kết quả và an toàn.
Do nhu cầu vận chuyển khách và tạo thế chủ động trong việc đưa đón khách du lịch. Công ty đã thành lập tổ xe riêng gồm 14 chiếc các loại từ 4, 25, đến 30 chỗ ngồi. Tổ xe có các loại xe mới với năng suất vận chuyển cao. Bình quân mỗi xe chạy 3000 km mỗi tháng ( thời điểm mùa vụ du lịch) và 2000km mỗi tháng (ngoài vụ du lịch).
Các bộ phận khác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phục vụ khách du lịch, từ tháng 2 năm 1993, công ty thành lập hai chi nhánh:
Chi nhách công ty cổ phần du lịch Việt Nam- Ha Nội tại thành phố Hồ Chí Minh, gồm 17 người và 1 giám đốc chi nhánh.
Chi nhánh Công ty cổ phần du lịch Việt Nam- Hà Nội tại thành phố Huế, gồm11 người và 1 giám đốc chi nhánh.
Các chi nhánh của công ty có chức năng như phòng điều hành với nhiệm vụ lo toan toàn bộ các dịch vụ cgo khách, như: đặt phòng, vận chuyển, giao dịch với các cơ sở du lịch tại cơ sở du lịch tại cơ sở miền Trung và miền Nam.
Để chủ động phục vụ khách về điều kiện vận chuyển hành không, Công ty đã mở đại lý vé máy bay, và hoạt động này đã đạt hiệu quả tốt trong những năm vừa qua.
Việc tổ chức đón khách rất quan trọng, trong điều kiện sân bay cua ta có nhiều khó khăn, tình hình trật tự còn lộn xộn, để tạo điều kiện cũng như tạo uy tín cho Công ty, thận tiện cho hướng dẫn viên đưa đón khách, Công ty cổ phần du lịch Việt Nam- Hà Nội đã mở văn phòng đại diện tại sân bay Nội Bài, bởi đa số khách du lịch vào Việt Nam đều qua cửa khẩu Nội Bài( phía Bắc) và Tân Sơn Nhất( phía Nam), văn phòng này được giao cho phòng hướng dẫn trực tiếp thay măt công ty đảm nhiệm.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty là cơ cấu chức năng theo chế độ 1 thủ trưởng. Giám đốc có toàn quyền quyết định những công việc trong công ty, hai phó giám đốc có nhiệm vụ làm cố vấn tham mưu giúp đỡ giám đốc những công việc khó khăn. Các phòng ban trong Công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong công việc và trực tiếp báo cáo công việc lên Giám Đốc. Mỗi cán bộ nhân viên trong công ty có thể báo cáo trực tiếp lên giám đốc những vấn đề cần bổ sung sửa đổi trong công tác nhăm giúp công ty đạt hiểu quả cao trong kinh doanh,tạo được tính dân chủ trong công ty.
2.1.6. Khách sạn Vịnh Hạ Long.
* Chức năng kinh doanh.
- Đón tiếp, phụ vụ khách trong nước và khách quốc tế sử dụng các dịch vụ tại khách sạn.
- Phụ vụ nhà hàng, nhận đặt tiệc, Hội nghị, liên hoan, cưới hỏi, phụ vụ đối tượng hội thảo.
- Dịch vụ du lịch.
* Cơ cấu nhân sự.
- Khách san Vịnh Hạ Long được biên chế lao động giao vốn bằng tài sản cơ sở lưu trú, có cơ cấu điều hành gồm 01 giám đốc và 01 đến 02 phó giám đốc, 06 tổ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tổ lễ tân
+ Tổ bàn
+ Tổ buồng
+ Tổ bếp
+ Tổ bảo dưỡng và bảo vệ
Giám đốc khách sạn chiu trách nhiệm thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày. Phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổng giám đốc về phạm Vịnh Hạ Long công vieec, ngành nghề đã được giao. Thực hiện quyền hạn theo các điều khoản của quy chế ủy quyền, ủy quyền của Tổng Giám Đốc công ty.
Phó giám đốc thực hiện chức năng giúp việc cho Giám Đốc và một số công việc cụ thể khác do Giám Đốc phân công, chụi trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng giám đốc và Giám đốc về công việc được giao.
Các tổ chuyên môn nghiệp vụ kinh doanh có 1 tổ trưởng quản lý điều hành công việc hàng ngày và chụi trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng giám đốc và Giám đốc về công việc được giao.
Giám đốc khách sạn có trách nhiệm xây dựng, trình tổng giám đốc phê duyệt Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của đơn vị mình, phân công giao nhiêm vụ cho cụ thể từng người lao động, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Giám đốc khách sạn là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của đơn vị cho Tổng giám đốc. phó giám đốc là người giúp việc giám đốc phụ trách một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Khi giám đốc vắng mặt, một Phó giám đốc được ủy quyền lãnh đạo hoạt động của đơn vị.
Nhiệm vụ thực hiện.
Xây dựng cơ chế năng động, khoán quản để thu hút khách, trong đó trú trọng nguồn khách trung quốc, nội địa để tăng công suất sử dụng phòng ngủ khách sạn nhằm đạt mục tiêu kinh doanh có lãi.
Nghiên cứu thị trường tại địa bàn xây dựng phương án đầu tư nâng cấp trang thiết bị khách sạn đủ sức cạnh tranh với thị trường về lĩnh vực khách sạn tại thành phố Hạ Long_ Quảng Ninh.
Thức hiện hạch toán phụ thuộc, chụi sự quản lý của Tổng giám đốc Công ty, tự trang trải về tài chính, tiền lương,BHXH,BHYT, các khoản nộp thuế cho nhà nước tại địa phương và nộp lãi, nộp quản lý về công ty theo quy định.
Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch trang thiết bị đầu tư kế hoạch phụ vụ kinh doanh trình TGD phê duyệt và tổ chức thực thiện có hiệu quả kế hoạch đã được công ty giao.
Tổ chức quảng bá, tiếp thị giới thiệu sản phẩm, tạo địa chỉ quen thuộc đến mọi đối tượng khách hàng, chủ động thu hút khách, khai thác tối đa công suất sử dụng phòng, nhà hàng.
Làm mọi thủ tục đón tiếp khách24/24h hàng ngày, hướng dẫn khách đến ăn, nghỉ tại khách sạn.
Nắm vững số liệu lưu trú hàng ngày và năng lực phục vụ để chủ động liên kết, liên doanh hợp đồng tour.
Tăng cường bảo vệ, kiểm tra phát hiện mọi hành vi vi phạm, kịp thời ngăn chặn và phối hợp các bộ phận trong khách sạn, cơ quan an ninh địa phương đảm bảo an ninh an toàn phòng chống trộm cắp, chống các tệ nặn xã hội. thức hiện nghiêm minh công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại khu vực khách sạn.
Quản lý trang thiết bị buồng phòng, trang thiết bị cơ sở vật chất của các bộ phận giặt là, bếp, bàn đảm bảo chất lượng. sử dụng máy móc thiết bị điện nước có biện pháp quản ly tránh lãng phí thất thoát, giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh và đề phòng kịp thời những sự cố xảy ra.
Tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong, thái độ phụ vụ văn minh, văn hóa doanh nghiệp.
Xây dựng định mức khoán doanh thu đối với những bộ phận kinh doanh, thực hiện giá thuê buồng phòng, giá dịch vụ phù hợp. Đề xuêts thay đổi biểu giá có hiệu quả cao hơn trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải tiến kỹ thuật trong chế biến.
Có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo bổ sung đối với mọi nhân viên,đảm bảo xây dựng đội ngũ có đầy đủ năng lực phục vụ khi mở rộng quy mô, nâng sao cho khách sạn.
Thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết báo cáo định kỳ, đột xuất về chức năng và nhiệm vụ được giao theo quy định của phát luật và của công ty.
Quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với người lao động trong đơn vị và quản lý tài sản được giao.
Từ chức năng nhiệm vụ được giao, khách sạn chủ động xây dựng quy chế điều hành nội bộ, để cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ từ giám đốc, phó giám đốc đến các tổ chuyên môn nghiệp vụ.
2.1.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đứng trước tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay, cùng với những khó khăn do thiên tai hạn hán xảy ra liên tiếp, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng đã kéo dài đã tác động đến tâm lý và tú tiền của khách du lịch và các hãng du lịch nước ngoài, lịch bay của hãng Hàng Không Việt Nam nhiều thay đổi, nhiều chuyến bay hủy sát nút đã làm đảo lộn chương trình của đoàn khách, việc đặt chỗ khách sạn ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hà Nội vào mùa cao điểm rất khó khăn, nhiều đoàn khách không được xác nhận ngay phòng, chờ lâu nên Hãng hủy đoàn tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, khi thực hiện sản xuất kinh doanh Công ty có những thuận lợi như: tấc độ khả năng duy trì được, đời sống xã hội tiếp tục phát triển, an ninh chính trị được dữ vững nên Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn đối với khách quốc tế, công tác tuyên truyền quảng bá của Ngành vẫn tiếp tục được đẩy mạnh nên khách du lịch quốc tế vào Việt Nam vẫn dữ được ổn định. Công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, Đảng ủy khối du lịch Hà Nội, Sở du lịch Hà Nội và các ban ngành có liên quan, thương hiệu Vietnamtourism Hanoi tiếp tục được khẳng định về chất lượng dịch vụ và uy tín trong kinh doanh.
Bảng 2: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005
Của công ty cổ phần du lịch Việt Nam Hà Nội
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện 2004
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005’
So sánh %
3-May
4-May
1
2
3
4
5
6
7
1. Chỉ tiêu khách
-Tổng số khách du lịch
Khách
23327
24000
24500
105,0
102,1
Khách quốc tế
Khách
9904
10000
14200
143,4
142,0
-Khách Việt Nam đi DL nước ngoài
Khách
4725
5000
4500
95,2
90,0
-Khách DL nội Địa
Khách
8698
9000
5800
66,7
64,4
2. Doanh thu.
Tỷ Vnd
102,503
115,000
130,000
126,8
113,0
3. Lãi
Tỷ Vnd
2,922
3,100
3,500
119,8
112,9
4. Nộp ngân sách
Tỷ
3,984
5,500
5,500
138,1
100,0
Nguồn: Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam
Tổng số khách Du lịch là 24.500 khách đạt 102,1% kế hoạch năm, tăng 5% so với năm 2004, trong đó:
+ Khách du lịch quốc tế là 14.200 khách đạt 142% kế hoạch năm và tăng 43,4% so với năm 2004.
+ Khách Việt Nam đi nước ngoài là 4.500 khách đạt 90% kế hoạch năm bằng 92,5% so với năm 2004.
+ Khách du lịch nội địa là 5.800 khách đạt 64,4% kế hoạch năm và bằng 66,7% so với năm 2004.
Tổng doanh thu là 130 tỷ đồng đạt 113% kế hoạch năm và tăng 26,8% so với năm 2004.
Tổng lãi kinh doanh là 3,5 tỷ đồng đạt 112,9% kế hoạch năm và tăng 19,8% so với năm 2004.
Nộp ngân sách là 5,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm và tăng 38,1% so với năm 2004.
Tất cả các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2005 đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra so với năm 2004 đều tăng trưởng và là năm có doanh thu cao nhất từ trước tới nay.
2.2. Thị trường khách Pháp tại Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội.
2.2.1 Đặc điểm thị trường khách Pháp tại Công ty:
Theo độ tuổi
- Khách Pháp dưới 25 tuổi mua tour của Công ty có tỷ lệ rất thấp. Khi sang Việt Nam họ thường đi theo bố mẹ là chính. Tỉ lệ này chiếm khoảng 7%.
- Từ 25 đến 34 tuổi chiếm 18%.
- Từ 35 tuổi trở lên chiếm 75%. Đây là đoạn thị trường lớn nhất của Công ty tập chung vào khách thương gia, công vụ, khách thăm thân và khách có tuổi đã nghỉ hưu.
Theo giới tính
Nhìn chung khách tiêu dùng sản phẩm của Công ty có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Một phần lí do có thể do tỷ lệ kết hôn của Pháp quá thấp trong khi nữ giới ít có điều kiện tự tổ chức chuyến đi với lí do an toàn là chủ yếu. Trong đó, nữ chiếm 43% tổng số khách còn nam chiếm 57% .
Theo mục đích chuyến đi:
Khách Pháp đến Việt Nam chủ yếu đi du lịch thuần tuý. Cơ cấu khách đi tour của Công ty như sau:
- Mục đích du lịch thuần tuý chiếm khoảng 67%.
- Mục đích du lịch thăm thân 9%.
- Du lịch với mục đích thương mại 5%.
- Du lịch với các mục đíc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2645.doc