MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 6
1.1. Hàng hoá sức lao động, thị trường sức lao động 6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường sức lao động 38
1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường lao động ở một số địa phương 42
Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM QUA 48
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Bình Dương ảnh hưởng đến thị trường sức lao động 48
2.2. Đánh giá thực trạng thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương 54
2.3. Những vấn đề đặt ra ở thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương 81
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI 90
3.1. Phương hướng phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương 90
3.2. Giải pháp phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương 94
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC
124 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6113 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p cư từ các tỉnh chiếm khoảng 70% hay gần nửa triệu lao động nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Qua đó cho thấy sự biến động của lao động, số lao động tăng thêm rồi lại giảm đi, vào nhiều ra cũng nhiều, cho thấy sự không ổn định của nguồn lao động, có thể nói thực trạng này là do doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào lao động ngoại tỉnh, không ổn định làm cho thị trường sức lao động mất ổn định.
Bảng 2.4: Tình hình biến động LĐ tại các doanh nghiệp năm 2007 theo khu vực kinh doanh
ĐVT: người
Nội dung
Chung
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ
- Tổng số lao động
- Số lao động tăng thêm
+ Số tuyển mới
+ Số chuyển từ đơn vị khác đến
- Số lao động giảm đi
+ Số lao động bị thôi việc
+ Số người về hưu
+ Khác
160.329
55.434
51.537
3.897
55.580
8.819
10
46.751
29.627
12.110
11.847
263
11.812
192
0
11.620
17.688
40.303
36.678
3.625
41.288
8.508
7
32.773
13.014
3.021
3.012
9
2.480
119
3
2.358
Nguồn: Sở L ĐTBXH Bình Dương năm 2007.
2.2.1.2. Chất lượng của cung
Bình Dương có nguồn lao động trên 700.000 người, có chất lượng tương đối cao, đang phát huy tác dụng tốt trong các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ lệ lao động đạt trình độ học vấn chưa tốt nghiệp THCS, trình độ tối thiểu để có thể tiếp thu các khóa học chuyên môn nghiệp vụ là 25,21%, tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học là 21,53%, tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học là 3,68%. Đây là tỷ lệ tương đối cao. Tuy nhiên, nếu xét trình độ học vấn của lao động nữ thì tỷ lệ này càng cao hơn - 28,9%, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học là 24,07%, tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học là 4,38%.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn phổ thông
Trình độ học vấn phổ thông
Năm 2007
Giữa năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Chưa tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp tiểu học
Tốt nghiệp THCS
Tốt nghiệp THPT
5.879
34.528
64.385
55.069
3,68
21,53
40,44
34,35
5.243
33.733
59.572
47.294
3,60
23,16
40,85
32,39
Tổng cộng
160.329
100
145.837
100
Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008.
Trình độ học vấn thấp của lao động sẽ không đủ tiếp thu các kiến thức của một chương trình đào tạo một công nhân kỹ thuật lành nghề (thông thường tối thiểu phải tốt nghiệp THCS), hạn chế rất nhiều trong việc tiếp tục nâng cao tay nghề hoặc tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ dẫn đến trình độ tay nghề thấp, ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Về lao động trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong thời gian qua chưa có những thay đổi đáng kể. Lao động không có chuyên môn vẫn chiếm tỷ lệ cao cả về mặt quy mô lẫn tỷ trọng. Đặc biệt là lao động nhập cư.
Bảng 2.6: Lực lượng lao động ngoại tỉnh theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Năm 2007
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Đại học trở lên
Cao đẳng
Trung học chuyên nghiệp
CNKT có bằng nghề
CNKT có chứng chỉ nghề ngắn hạn
CNKT không có bằng nghề, chứng chỉ nghề
Không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
2.481
1.167
2.777
3.099
2.519
66.613
43.666
2,03
0,95
2,27
2,53
2,06
54,46
35,70
Tổng cộng
122.322
100
Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008.
Đại bộ phận lao động nhập cư có tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn thấp, chất lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu và sẽ là một cản trở đối với sự phát triển các KCN trong thời gian tới. Về tác phong lao động: Phần lớn lao động nhập cư là những người xuất thân từ nông thôn nhiều vùng trong cả nước (đông nhất là miền Trung và Tây Nam Bộ), chưa được đào tạo về kỹ năng, kỷ luật lao động công nghiệp, còn mang nặng tâm lý người sản xuất nhỏ, tác phong tiểu nông, tuỳ tiện. Để hình thành tác phong công nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực của bản thân người lao động và sự giúp đỡ của doanh nghiệp và Nhà nước.
Trong số lao động nhập cư lao động nữ chiếm tỷ trọng đáng kể (gần 60%). Sở dĩ tỷ trọng lao động nữ cao vì khu công nghiệp hiện nay chủ yếu là dệt, may, giày da,… thích hợp với lao động nữ; mặt khác, ở nông thôn lao động nam đang khan hiếm hơn và cần thiết hơn. Trình độ văn hóa thấp dẫn đến nhận thức về xã hội của họ cũng thấp; họ chưa quen với tác phong công nghiệp, chưa biết bảo vệ quyền lợi, các chế độ chính sách chính đáng của mình cũng như chưa biết thực hiện các nhiệm vụ, các quy định, trách nhiệm của mình phù hợp với pháp luật. Chẳng hạn, do thiếu hiểu biết về luật lao động, họ có thể tự đình công, lãn công để phản đối chủ mà không cần theo một thủ tục trình tự quy định của pháp luật.
Bảng 2.7: Lao động đủ 15 tuổi trở lên có việc làm
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Lao động có việc làm
139.550
100,00
Lao động quản lý
1.965
1,41
CMKT cao trong lĩnh vực khoa học
10.972
7,86
CMKT bậc trung
14.134
10,13
Nhân viên trong các lĩnh vực
2.854
2,05
Nhân viên DV, nhân viên bảo vệ
43.745
31,35
Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm nghiệp
3.565
2,55
Thợ thủ công có kỹ thuật
30.399
21,78
Thợ kỹ thuật lắp ráp vận hành máy
18.554
13,3
Lao động giản đơn
13.362
9,57
Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm năm 2005.
Theo số liệu thống kê lao động - việc làm năm 2005, số người trong độ tuổi lao động (đủ 15 tuổi trở lên) của tỉnh Bình Dương là 139.550 người, trong số đó, số người làm việc trong lĩnh vực quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 1,41%; 31,35% là tỷ lệ số lao động là nhân viên dịch vụ, nhân viên bảo vệ; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao trong lĩnh vực khoa học chỉ có 7,86%.
Mặc khác, nhu cầu nguồn lao động của tỉnh hàng năm đều thiếu, phải thu hút lao động từ các tỉnh thành khác trong cả nước. Nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động Bình Dương là 1,37%. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất 69,84% trên tổng số 14.163 người. Số người qua đào tạo thất nghiệp chiếm 23,17%, số lao động có bằng cấp không xin được việc làm chủ yếu là do ngành nghề đào tạo không phù hợp với yêu cầu của sản xuất, của thị trường lao động, điều này đã gây ra sự lãng phí lớn trong công tác đào tạo và quan trọng hơn nữa là tạo ra tâm ký chán nản cho nhiều người trong xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhìn chung là do đối tượng chưa được đào tạo, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, do đó không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Số lao động trong độ tuổi chưa qua đào tạo thất nghiệp thường chiếm tỷ lệ khá cao: Bà Rịa - Vũng Tàu là 86,49%, Đồng Nai là 80,14%, Bình Dương là 69,84%.
Thực tế là ở Bình Dương hiện nay đang gặp khó khăn về lao động, thừa mà thiếu, thiếu mà thừa, đây là tình trạng chung của cả nước,. Thiếu lao động phổ thông diễn ra ngày càng nhiều, tình trạng vừa thừa lao động chưa được đào tạo nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng được đào tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp, hoặc nhân lực được đào tạo ra không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đầu tư tại Bình Dương khi đổi mới công nghệ gặp phải nhiều khó khăn do thiếu nguồn tuyển nhân lực.. Như vậy, nguồn lao động của cả nước cũng như của Bình Dương không những có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, không đào tạo bài bản mà còn đào tạo không sát với yêu cầu thực tế. Thành ra một thực tế mâu thuẫn là: "thừa người không làm được việc, thiếu người làm được việc”. Bên cạnh đó, nhiều tỉnh, nhiều địa phương đã mở ra các khu công nghiệp, trải thảm đỏ đón doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài về đầu tư, làm ăn nên người lao động chọn cơ hội tìm việc làm tại chỗ, thay vì phải đi xa và chịu chi phí sinh hoạt đắt đỏ như hiện nay.
Điều này cho thấy chất lượng chuyên môn của lực lượng lao động thấp, Và đây cũng là lý do chính khi nhu cầu về lao động có nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật rất cao nhưng lượng cung lại không đủ. Tương quan về cơ cấu giữa lao động được đào tạo và lao động có trình độ cao đẳng, đại học cũng chưa hợp lý. Tỷ trọng lao động được đào tạo nghề (3,69%) gần tương đương với tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng, đại học (5,07%).
Thực tế cho thấy, cơn sốt thiếu lao động lan rộng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và tiến độ đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp. Chính vì thế, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần tìm các giải pháp hạ nhiệt tình trạng này, hỗ trợ tạo nguồn lao động ổn định cho các khu vực kinh tế.
Trên cơ sở phân tích thực trạng cung lao động trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy:
Nguồn cung sức lao động rất lớn, tăng đều qua các năm, do đó có thể đáp ứng yêu cầu về nguồn sức lao động hiện nay cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn.
Bình Dương có cung lao động trẻ, có chất lượng tương đối cao đang phát huy tác dụng tốt trong các khu vực kinh tế. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc tiếp tục nâng cao tay nghề hoặc tiếp cận với những kiến thức khoa học, công nghệ mới.
Tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định: lực lượng lao động tăng qua các năm trở thành sức ép trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động để đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nên cung vẫn không đáp ứng đủ cầu lao động.
Nhìn vào tình hình cung ứng lao động cũng như chất lượng lao động cho thấy Bình Dương vừa thiếu hụt, vừa mất cân đối nghiêm trọng. Đây là vấn đề đặt ra đối với hệ thống đào tạo, giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp chưa có sự gắn kết chặt chễ, hoạt động dạy nghề trong tỉnh thời gian qua chủ yếu dựa vào khả năng thực tế của các cơ sở dạy nghề, chưa chú trọng đúng mức tới nhu cầu thực tế của thị trường lao động và của doanh nghiệp. Do đó, dẫn đến tình trạng sau khi tốt nghiệp, nhà trường thiếu lao động có tay nghề cung ứng cho doanh nghiệp, ngược lại nhiều lao động không kiếm được việc làm phù hợp. Nhiều doanh nghiệp phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Sự kiểm sát, giám sát của nhà nước thực hiện chưa triệt để nên hệ thống dịch vụ việc làm hoạt động kém hiệu quả; tâm lý của người dân…nên chất lượng lao động thấp.
2.2.2. Tình hình cầu sức lao động trên thị trường sức lao động tỉnh Bình Dương
2.2.2.1. Số lượng và cơ cấu của cầu lao động
Bình Dương có nguồn nhân lực khá dồi dào, lực lượng lao trẻ tuổi chiếm đa số, đây là điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp tục nâng cao tay nghề hoặc tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Bình Dương là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát triển giáo dục tương đối cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc chất lượng cung sức lao động.
Hiện nay Bình Dương có 89/89 (100%) xã phường, 7/7 huyện thị đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập bậc trung học, qua đó cho thấy giáo dục tỉnh Bình Dương đã có nhiều nỗ lực thực hiện quyết tâm của lãnh đạo Tỉnh về triển khai chiến lược "giáo dục là quốc sách”. Sự nỗ lực từ nhiều phía cho thấy Bình Dương chú trọng đến giáo dục, theo đó trình độ của người lao động từng bước được nâng lên.
Tại Bình Dương, nguồn lao động nội tỉnh không đáp ứng đủ số lượng yêu cầu của các doanh nghiệp. Do đó bên cạnh nguồn lao động nội tỉnh, hàng năm Bình Dương còn thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh khác đến dây làm việc, đặc biệt tại các khu công nghiệp của Tỉnh có đến khoảng 90% là lao đông ngoại tỉnh. Do là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, tốc độ đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cao, hàng loạt doanh nghiệp mới ra đời, mở rộng quy mô sản xuấtn làm tăng nhu cầu về lao động, số lượng lao động trong và ngoài tỉnh vẫn không đáp ứng nổi yêu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là sau mỗi dịp lễ, tết.
Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, giai đoạn từ năm 2001 - 2005 tình hình phát triển kinh tế của tỉnh đạt tỷ lệ 15,3%, năm 2007 tổng sản phẩm trong tỉnh đạt 11.225 tỷ đồng. trong 5 năm từ 2001 - 2005, đã có 155.748 lao động được giải quyết việc làm, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 31.150 lao động. trong năm 2006, 2007 đã giải quyết việc làm cho 94.441 lao động. Nhìn chung tình hình giải quyết việc làm hàng năm đều có chiều hướng tăng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm của Tỉnh cũng như yêu cầu của các doanh nghiệp. Cầu lao động của tỉnh Bình Dương liên tục tăng lên, do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh được duy trì ở mức cao và ổn định.
Bảng 2.8: Lao động sử dụng và cơ cấu sử dụng lao động
TT
Chỉ tiêu
2001
2003
2005
2006
2007
1
Tổng lao động sử dụng (người)
406.435
526.602
627.730
639.223
657.305
2
Chia theo khu vực (người)
Nông -Lâm- Thuỷ sản
165.462
150.239
138.521
133.744
130.956
Công nghiệp-xây dựng
161.993
282.503
368.566
392.477
399.155
Ngành, khối, dịch vụ khác
78.980
93.860
120.643
113.002
127.194
3
Cơ cấu lao động (%)
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nông -Lâm- Thuỷ sản
40,71
28,53
22,07
20,92
19,92
Công nghiệp-xây dựng
39,86
53,65
58,71
61,40
60,73
Ngành, khối, dịch vụ khác
19,43
17,82
19,22
17,68
19,35
Nguồn: Sở L ĐTBXH Bình Dương năm 2007.
Trong những năm qua Bình Dương có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, chính vì vậy cơ cấu lao động trong các ngành cũng có xu hướng thay đổi theo. Cầu lao động nông nghiệp giảm liên tục do nhiều nguyên nhân như đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần, diện tích đất gieo trồng, đất trồng cây, đất nông nghiệp giảm năm 2005 là 219.592 ha xuống còn 210.142 ha năm 2007. Mặt khác, nhu cầu sử dụng lao động làm việc trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm do ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Lao động nông nghiệp giảm 34.505 người từ năm 2001 đến năm 2007, chiếm 19,92%. Trong nội bộ lao động nông nghiệp, sự chuyển dịch cũng diễn ra với tốc độ nhanh theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động lao động trồng trọt và tăng dần tỷ trọng lao động chăn nuôi. Cơ cấu lao động trồng trọt chuyển từ trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp và cây ăn quả để phát huy thế mạnh của mình.
Bên cạnh đó cầu lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên do sự phát triển kinh tế, có sự gia tăng đáng kể của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp và dịch vụ trong những năm gần đây nên cầu lao động trong những ngành này cũng tăng lên một cách tương ứng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh là khu vực công nghiệp và xây dựng có bước phát triển mới với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm, tạo động lực thúc đẩy các ngành nông nghiệp và dịch vụ tăng tốc gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động. Lao động công nghiệp tăng 237.162 người, chiếm tỷ lệ 60,73% và dịch vụ tăng 48.214 người, chiếm tỷ lệ 19,35% (xem bảng 2.8).
Như vậy, xét theo cơ cấu ngành, xu hướng này đã làm thay đổi tích cực cơ cấu lao động theo hướng tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần lao động trong các ngành nông nghiệp.
Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020 tỉnh Bình Dương sẽ có 31 khu công nghiệp, hằng năm cần hơn 50.000 lao động mới, trong khi đó lao động địa phương chưa thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp (năng lực đáp ứng của tỉnh chỉ khoảng 15.000-20.000 LĐ/năm), đây là lực lượng lao động khá ổn định. Số lao động ngoài tỉnh làm việc trong các khu công nghiệp chiếm 90%. Trong giai đoạn 2001-2007, đã có trên 200.000 lao động được giải quyết việc làm. Đây là đội ngũ lao động khá lớn song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức lao động hiện nay của tỉnh.
Trước thực tế này, Bình Dương chủ động tăng cường liên kết với các tỉnh thành để cung ứng cung lao động cho tỉnh. Nhiều địa phương như Thanh Hóa, Kiên Giang, Cà Mau, Hà Giang... đã cung ứng cho tỉnh hàng chục ngàn lao động. Tuy nhiên, xu hướng thu hút lao động theo con đường này ngày càng gặp khó khăn, vì một số địa phương cũng đang giữ lại nguồn lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển tỉnh mình.
2.2.2.2. Chất lượng của cầu lao động
Về chất lượng, lực lượng lao động ngoại tỉnh làm việc tại Bình Dương đa phần là công nhân kỹ thuật không có bằng nghề, chứng chỉ nghề (năm 2007, chiếm tỷ trọng 54,46%) hoặc không có trình độ chuyên môn. Bên cạnh lực lượng lao động bổ sung, Bình Dương hàng năm còn sử dụng một lực lượng ngày càng tăng lao động nước ngoài. Nhìn chung, về trình độ kỹ thuật của người nước ngoài hiện đang làm việc ở Bình Dương khá cao, là những chuyên gia hoặc những người quản lý, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực công nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn Bình Dương có 4 trường đại học, 7 trường cao đẳng và 10 trường trung cấp chuyên nghiệp. Thực hiện phương châm xã hội hoá giáo dục, tỉnh đã đào tạo được hàng chục nghìn lao động trẻ có kiến thức khá vững vàng, tác phong công nghiệp, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao, hình thành lực lượng lao động có chất ở khu vực Đông Nam Bộ.
Bình Dương có 40 cơ sở dạy nghề, có 20 cơ sở dạy nghề của nhà nước và 20 cơ sở dạy nghề dân lập, như vậy các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở địa bàn Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, bên cạnh đó Tỉnh thường xuyên có các chương trình đào tạo ngắn hạn về anh văn, tin học, kỹ thuật, điện tử…. Hàng năm đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độ chuyên mô, trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, có thể nói đây cũng là một lợi thế của Tỉnh trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế.
Có thể nói, đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của Bình Dương đã đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước nhờ vậy mà công tác đào tạo nghề của địa phương những năm gần đây đã có bước chuyển mình đáng kể. Công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề đã đi vào nề nếp; đội ngũ giáo viên dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao; cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình được tu sửa, nâng cấp, đổi mới từng bước phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất và thị trường lao động; hoạt động dạy nghề được xã hội hoá với nhiều thành phần tham gia mở trường và cơ sở dạy nghề, hình thức và ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú, đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu của người học.
Tăng trưởng kinh tế qua các năm đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năm 2007 tổng số lao động của Tỉnh là 607.305 ngàn người, chiếm khoảng 62,8% dân số toàn tỉnh, lực lượng lao động dồi dào đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, lao động sử dụng trong năm 2003 là 526.602. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2003 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,9%/năm, cụ thể: năm 2006 đạt 15%, năm 2007 đạt 15%. Cơ cấu ngành kinh tế trong năm 2007 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 64,4% - 29,2% - 6,4% (kế hoạch là 64,1% - 28,9% - 7%). Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, mỗi năm Bình Dương cần tuyển dụng khoảng 40.000 - 50.000 LĐ.
Tốc độ phát triển nhanh của sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Dương đã tạo ra "cơn sốt” về lao động kể cả số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là số lao động có tay nghề trình độ cao. Hàng năm Bình Dương thu hút thêm từ 35.000 - 40.000 lao động. So với nhu cầu lao động, mỗi năm, Bình Dương cần từ 15.000 - 20.000 lao động cung ứng cho các thành phần kinh tế. Riêng trong năm 2008, theo khảo sát của ngành lao động - thương binh & xã hội tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp trên địa bàn cần khoảng 1.500 người có trình độ đại học, hơn 5.000 trung cấp, công nhân kỹ thuật; còn lại là lao động phổ thông, tập trung chủ yếu ở một số ngành nghề: may công nghiệp, sản xuất giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện máy, điện tử, gốm sứ...
Qua khảo sát, điều tra của sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương thì lao động không có chuyên môn vẫn chiếm tỷ lệ cao cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2007, số lao động không có chuyên môn nghiệp vụ là 59.241 người, chiếm tỷ trọng 36,95%. Bên cạnh đó số lượng và tỷ trọng công nhân kỹ thuật không có bằng nghề, chứng chỉ nghề cũng rất cao, năm 2007 là 82.844 người, chiếm tỷ trọng 51,72%. Với một tỉnh định hướng là công nghiệp và dịch vụ thì những tỷ trọng này quá cao và không hợp lý để đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động như hiện nay.
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Cuối năm 2007
Giữa năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Đại học trở lên
3.992
2,49
4.141
2,84
Cao đẳng
1.925
1,20
1.924
1,32
Trung học chuyên nghiệp
4.103
2,56
4.064
2,79
CNKT có bằng nghề
4.840
3,02
4.208
2,88
CNKT có chứng chỉ nghề ngắn hạn
3.284
2,05
3.429
2,35
CNKT không có bằng nghề, chứng chỉ nghề
82.844
51,72
82.113
56,31
Không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
59.241
36,95
45.958
31,51
Tổng cộng
160.392
100
145.837
100
Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008.
Về cơ cấu lao động nữ theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, số lượng và tỷ trọng những người không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng khá cao. Trong số 93.941 nữ lao động được khảo sát, có 30.970 người không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chiếm tỷ lệ 32,97%; có 55.256 người là công nhân kỹ thuật không có bằng nghề, chứng chỉ nghề, chiếm tỷ lệ 58,82%. Tổng tỷ lệ công nhân không có bằng nghề, chứng chỉ nghề và công nhân không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là 91,78%. Đây là tỷ lệ cao hơn tỷ lệ của lao động nói chung (88,67%). Do trình độ học vấn của lao động nữ là rất thấp.
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động nữ theo trình độ học vấn phổ thông
Trình độ học vấn phổ thông
Cuối năm 2007
Giữa năm 2008
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
(%)
Chưa tốt nghiệp tiểu học
4.533
4,83
3.095
3,39
Tốt nghiệp tiểu học
22.616
24,07
22.650
24,83
Tốt nghiệp THCS
41.590
44,27
37.934
41,59
Tốt nghiệp THPT
25.202
26,83
27.540
30.19
Tổng cộng
93.941
100
91.219
100
Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008.
Một thực tế đang diễn ra ở tỉnh Bình Dương, lực lượng lao động đang thiếu trầm trọng, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Cũng chính vì xuất phát từ chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng nên một số vị trí chủ chốt, quản lý và điều hành trong các công ty do người nước ngoài nắm giữ. Những vị trí này có mức lương ưu đãi và các chế độ đãi ngộ cao hơn rất nhiều so với tổng thu nhập của nhiều lao động cộng lại.
Bảng 2.11: Lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp năm 2007 theo khu vực
Lao động nước ngoài
Chung
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
- Quản lý cấp cao
- Quản lý 5 năm trở lên
- Nghệ nhân
- LĐ có trình độ ĐH trở lên
- Lao động khác
294
837
42
267
126
60
103
13
62
57
212
720
29
171
66
22
48
0
34
3
Tổng cộng
1.600
288
1.181
131
Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Bình Dương, kết quả điều tra nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo, 2008.
Để có được số lao động cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất, các doanh nghiệp đã nỗ lực tìm mọi biện pháp tuyển dụng như: qua các trung tâm giới thiệu việc làm, qua người thân, bạn bè của người lao động đã làm việc và liên kết với các tổ chức, đơn vị, các tỉnh thành để thu hút lao động. Ngoài ra, với những chế độ, chính sách ngày càng hấp dẫn, nhiều lao động đã trực tiếp đến doanh nghiệp tìm việc làm. Từ những “kênh” thu hút lao động như vậy, bước đầu doanh nghiệp đã “giải” được cơn khát lao động.
Nhu cầu về lao động sẽ còn tăng khi các khu công nghiệp được lấp đầy trong những năm tới. Chính vì vậy, nhu cầu về lao động, nhất là lao động qua đào tạo sẽ còn là nhiệm vụ mà tỉnh Bình Dương và bản thân các doanh nghiệp cần nỗ lực nhiều hơn nữa để có lực lượng lao động phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Hiện tỉnh đang có chủ trương ưu tiên các ngành sử dụng ít lao động đầu tư vào các khu công nghiệp. Đây cũng là một cách giảm tải lâu dài cho vấn đề nguồn lao động.
Ô nhiễm môi trường do hệ lụy phát triển công nghiệp cũng đang là vấn đề bức xúc, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã xuất hiện ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trung bình/năm tại các khu công nghiệp cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,73 lần, tại các trục đường chính cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,1 lần. Hàng loạt kênh rạch chảy qua nội ô thị xã bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh ở mức báo động, nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-4 lần. Thực trạng trên cho thấy, ý thức chấp hành cam kết bảo vệ môi trường của một bộ phận doanh nghiệp còn rất thấp. Điều đáng nói nữa là tình trạng ô nhiễm kéo dài trong nhiều năm qua cho thấy công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng, chuyên môn đã bị buông lỏng, dẫn đến các hành vi vi phạm kéo dài mà không có biện pháp xử lý ngay từ đầu. Vì vậy, các biện pháp bảo vệ môi trường cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
2.2.3. Quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động ở tỉnh Bình Dương
Nguồn cung và cầu ngày càng chênh lệch, lao động trở nên khan hiếm hơn. Thị trường lao động nói chung và việc phát triển các khu công nghiệp nói riêng, đã xuất hiện mâu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luaận văn thị trường sức lao động - thạc sĩ 2009.doc
- bia muc luc.doc