MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1
I.1. Thị trường trái phiếu 1
I.1.1. Khái niệm về trái phiếu 1
I.1.2. Phân loại trái phiếu 1
I.1.2.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành 1
I.1.2.2. Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng 3
I.1.3. Vai trò của thị trường trái phiếu 4
I.1.3.1. Đối với nền kinh tế 4
I.1.3.2. Đối với doanh nghiệp 6
I.1.3.3. Đối với nhà đầu tư 8
I.2. Rủi ro trong đầu tư trái phiếu 9
I.2.1. Rủi ro lãi suất 9
I.2.2. Rủi ro lạm phát 10
I.2.3. Rủi ro thanh khoản 10
I.2.4. Rủi ro tín dụng 11
I.3. Định mức tín nhiệm đối với thị trường trái phiếu 11
I.3.1. Khái niệm định mức tín nhiệm 11
I.3.2. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức ĐMTN 12
I.3.3.Sự cần thiết cho việc xây dựng hệ thống ĐMTN trong nước 13
I.4. Bài học kinh nghiệm về thị trường trái phiếu ở một số nước Châu Á 16
Kết luận chương I 21
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 22
II.1.Cơ sở pháp lý cho quá trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 22
II.2 Thực trạng về thị trường trái phiếu Việt Nam 24
II.2.1. Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 24
II.2.2 Phân tích thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay 25
II.2.2.1. Trái phiếu Chính phủ 25
II.2.2.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương 36
II.2.2.3. Trái phiếu doanh nghiệp 40
II.3. Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam 48
II.3.1. Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp 48
II.3.2. Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp 50
II.3.3. Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường 51
II.3.4. Chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn 52
II.3.5. Tính cạnh tranh thấp 53
II.3.6. Nhận thức của doanh nghiệp 53
II.3.7. Công bố thông tin chưa đầy đủ 54
II.3.8. Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh 54
Kết luận chương II 55
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 56
III.1 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 56
III.1.1. Quan điểm phát triển 56
III.1.2. Định hướng phát triển 57
III.2 Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam 58
III.2.1. Mở rộng quy mô, đa dạng hoá và tăng tính thanh khoản cho TTTP 58
III.2.1.1. Đối với trái phiếu Chính phủ 59
III.2.1.2 Đối với trái phiếu Chính quyền địa phương 60
III.2.1.3 Đối với trái phiếu doanh nghiệp 61
III.2.1.4. Phát triển công cụ phái sinh liên quan đến trái phiếu 63
III.2.2. Xây dựng và phát triển hệ thống định mức tín nhiệm 64
III.2.3. Thu hút và phát triển đội ngũ tạo lập thị trường 67
III.2.4. Xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt 67
III.2.5. Thực hiện công khai hóa thông tin 69
III.2.6. Phát triển thị trường phi tập trung 70
III.2.7. Hoàn thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý 72
III.2.8. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu
nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư 73
Kết luận chương III 74
KẾT LUẬN 75
ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3984 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2008-2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên trên thực tế trái phiếu giao dịch khớp lệnh rất ít, phần lớn các giao dịch trái phiếu đều được thực hiện theo phương thức giao dịch thỏa thuận. Với phương thức giao dịch thỏa thuận nhà đầu tư chủ động hoàn toàn trong việc quyết định các giao dịch. Kể từ ngày 16/08/2004, giao dịch trái phiếu chỉ còn phương thức giao dịch thỏa thuận.
Từ ngày 02/06/2008 toàn bộ TPCP niêm yết tại SGDCK TP.HCM chuyển sang niêm yết và giao dịch tại Trung tâm GDCK HN.
Tình hình giao dịch trái phiếu Chính phủ
Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, hoạt động giao dịch trái phiếu nói chung và TPCP nói riêng diễn ra rất thưa thớt. Trong giai đoạn này, số lượng trái phiếu được niêm yết trên SGDCK TP.HCM rất ít mà chủ đạo là TPCP chỉ có khoảng 40 loại, các chủ sở hữu trái phiếu có khuynh hướng nắm giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn hơn là giao dịch trên thị trường. Vì vậy, trong giai đoạn này khối lượng và giá trị TPCP giao dịch trên thị trường không đáng kể, tỷ trọng giá trị giao dịch TPCP so với giá trị TPCP niêm yết rất nhỏ.
Hình 2.4: So sánh giá trị giao dịch TPCP với giá trị niêm yết TPCP 2003-2007
Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM và TT GDCKHN
Từ năm 2003 đến nay, giá trị giao dịch TPCP tăng mạnh. Do số lượng TPCP được niêm yết tăng lên đáng kể. Mặt khác, do áp dụng các quy định như không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu. Mặt khác, các công ty chứng khoán triển khai nghiệp vụ Repo đối với trái phiếu đã làm cho khối lượng giao dịch trái phiếu tăng lên rất nhiều.
Đối tượng tham gia giao dịch TPCP trước năm 2002, chủ yếu là các NHTM và công ty chứng khoán. Đến nay, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các đối tượng khác đã tham gia giao dịch TPCP tích cực hơn. Đặc biệt là các tổ chức đầu tư trái phiếu nước ngoài. Từ năm 2005-2007, thị trường trái phiếu Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư trái phiếu quốc tế, các quỹ này đã mua 5 tỷ USD TPCP.
Giá trị giao dịch TPCP ngày càng tăng, đặc biệt đối với giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 3/2008, có những phiên nhà đầu tư nước ngoài mua đến hơn 10 triệu TPCP, chiếm 80-90% tổng khối lượng TPCP giao dịch trên thị trường với tổng giá trị giao dịch lên đến vài ngàn tỷ đồng mỗi phiên.
Những kết quả và tồn tại của thị trường TPCP ở Việt Nam
Nhìn chung, thị trường TPCP đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Phát hành TPCP đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Giá trị TPCP huy động được đã tăng qua các năm, số lượng, kỳ hạn TPCP đã được đa dạng hơn; đặc biệt là năm 2007, Chính phủ đã tổ chức phát hành trái phiếu theo lô lớn để tăng tính thanh khoản làm cho tình hình giao dịch TPCP tăng lên đáng kể. Qua thực tế phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại TPCP. Ðây là cơ sở cho việc đặt giá mua, bán. Mặt khác, với khối lượng phát hành lớn đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một loại trái phiếu, làm cho tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên, từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và Chính phủ có thể huy động một khối lượng vốn lớn cho NSNN. Phương thức đấu thầu trái phiếu qua TTCK đã được áp dụng theo thông lệ quốc tế và cũng đã gặt hái kết quả đáng khích lệ. Đối tượng tham gia thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đã làm cho nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong giao dịch, đã tác động tích cực đến hoạt động giao dịch trái phiếu.
Thị trường TPCP đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:
- Hiệu quả của các đợt phát hành TPCP bằng phương thức đấu thầu qua TTCK chưa cao do áp dụng cơ chế lãi suất trần, dẫn đến tỷ lệ trúng thầu thấp thậm chí có những đợt đầu thầu khối lượng trúng thầu bằng không. Bên cạnh đó, thông tin về các đợt đấu thầu chưa đầy đủ, các thông tin như tình hình tài chính hiện nay của Chính Phủ, kế hoạch vay trả nợ trong tương lai, tình hình sử dụng vốn huy động bằng TPCP… chưa được công bố cụ thể.
- Trong bối cảnh lãi suất thị trường diễn biến tăng dần nhưng lãi suất đấu thầu TPCP áp dụng lãi suất trần, hoạt động đấu thầu và giao dịch thứ cấp thiếu tính cạnh tranh, không hấp dẫn, cũng làm cho TPCP có tính thanh khoản thấp. Điều này có thể thấy được qua tình hình thực tế khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất thị trường liên tục tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến giá và tình hình giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp:
+ Thực tế từ cuối tháng 5/2008 đến giữa tháng 7/2008, trái phiếu Chính phủ với thời gian đáo hạn ngắn, dưới 2 năm, được giao dịch với lợi suất cao, lên tới 25%, thậm chí 30%. Các loại trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 5 năm trở lên được giao dịch với mức lợi suất thấp hơn, khoảng 14 - 16%. Giá giao dịch trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng chỉ còn khoảng 75.000 đồng nếu thời gian đáo hạn 5 năm, khoảng 80.000 đồng nếu thời gian đáo hạn trên 5 năm. So với lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng thương mại đối với gửi không kỳ hạn khoảng 8%/năm (tính thanh khoản cao) hoặc gửi có kỳ hạn, hưởng lãi suất 18 - 19%/năm thì các nhà đầu tư không chọn mua trái phiếu để hưởng lãi suất 9%/năm với tính thanh khoản thấp. Đây là lý do chính khiến trái phiếu được bán với giá rẻ. Điều này khiến những nhà đầu tư đã mua trái phiếu trước đây gánh chịu một khoản lỗ không nhỏ.
+ Từ giữa tháng 7/2008 đến nay, thị trường trái phiếu đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục với sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Trên thị trường thứ cấp, thời điểm cách đây hơn 2 tháng, trái phiếu được ào ạt bán rẻ với mức giảm rất sâu dưới mệnh giá, nhưng tình trạng này đã giảm dần và các giao dịch đang sôi động trở lại. Ví dụ, mức giá giao dịch của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2 năm với mã QHB0810015 đã tăng 391 đồng vào ngày 31/7 so với hai tuần trước đó ở mức giá 86.617 đồng/trái phiếu (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu). Mặc dù giao dịch trên thị trường thứ cấp đã sôi động trở lại, tuy nhiên một thực tế đáng lo ngại là chênh lệch giá trái phiếu trên cả thị trường thứ cấp và sơ cấp vẫn khá lớn. Phát hành trái phiếu ở thị trường sơ cấp vẫn bị khống chế lãi suất trần và thấp hơn thị trường thứ cấp ở khoảng gần nhất 7-8%/năm đã dẫn đến thất bại trong việc đấu thầu phát hành qua TTGDCK Hà Nội từ tháng 3 tới nay.
- Các đợt phát hành TPCP theo các phương thức bán lẻ qua KBNN, đấu thầu qua TTCK và bảo lãnh phát hành được tổ chức đan xen nhau tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho TTCK. Mặt khác, phát hành trực tiếp qua KBNN với lãi suất quy định sẵn, còn đối với phương thức bảo lãnh phát hành thì lãi suất hình thành theo nhu cầu vốn sử dụng chứ không chịu sự chi phối tác động của thị trường, do đó lãi suất theo hai phương thức này không do cung cầu quyết định. Sự cạnh tranh không theo quy luật thị trường sẽ kiềm hãm sự phát triển của thị trường TPCP nói riêng và TTCK nói chung.
- Thị trường TPCP vẫn chưa hình thành được cơ chế lãi suất chuẩn. Việc phát hành TPCP theo nhiều kỳ hạn với ngày thanh toán khác nhau và lãi suất danh nghĩa khác nhau nên tính thanh khoản của trái phiếu rất thấp, dẫn đến khối lượng TPCP giao dịch trên thị trường là không đáng kể, thậm chí có nhiều loại bị đóng băng. Thêm vào đó, hiện nay số lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu đã tăng, tuy nhiên các thành viên này không tham gia đấu thầu thường xuyên mà mỗi đợt đấu thầu TPCP chỉ có vài thành viên tham gia, điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của các đợt đấu thầu TPCP và thành viên tham gia này mua trái phiếu chủ yếu phục vụ cho mục đích nắm giữ lâu dài nên việc giao dịch TPCP chỉ dừng lại ở đây.
- Mối liên hệ giữa thị trường thứ cấp và sơ cấp là giá giao dịch cũng như hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp sẽ tác động ngược lại đến khả năng phát hành trên thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, sự khác biệt về giá (lãi suất) phát hành đang khiến thị trường sơ cấp gặp khó khăn và về dài hạn, sẽ tác động ngược trở lại thị trường thứ cấp.
- Việc thanh toán lãi TPCP như hiện nay (1lần/năm) chưa mang lại lợi ích và giảm thiểu rủi ro tái đầu tư cho nhà đầu tư, từ đó không khích thích được hoạt động đầu tư TPCP sôi động hơn.
- Giao dịch trái phiếu đòi hỏi một số lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với các nhà đầu tư có tổ chức tham gia, nhưng trên thực tế thị trường Việt Nam các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để tham gia còn rất ít. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức có năng lực tài chính để tham gia thì chưa quan tâm nhiều đến trái phiếu.
II.2.2.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương
Phát hành TPCQĐP nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung ương cũng như địa phương. Từ năm 1995, triển khai NĐ 72/CP của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng đề án huy động vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương về phát triển kinh tế xã hội.
TPCQĐP được phát hành qua các hình thức: bán lẻ qua KBNN (chỉ thực hiện đến năm 2003), đấu thầu qua TTGDCK, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành.
Hình 2.2: Giá trị TPCQĐP phát hành từ 2003-2007
Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM và TT GDCKHN
Sự phát triển của thị trường TPCQĐP có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau năm 2003.
Giai đoạn trước năm 2003:
- Năm 1995, trái phiếu đô thị TP.HCM do Ủy ban nhân dân Thành phố đã khởi động cho việc phát hành trái phiếu đô thị. Huy động đầu tư đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh lộ 15.
- Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho các công trình thông qua việc phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ), khu đô thị mới Định Công (50 tỷ), đô thị mới Chí Linh (71 tỷ), xi măng Bút Sơn (122 tỷ) và một số trái phiếu công trình của các địa phương khác như Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa…Nhìn chung thị trường TPCQĐP ở giai đoạn này còn sơ khai, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.
Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế cùng với tiến trình đô thị hóa, nhu cầu đầu tư và phát triển rất lớn và cấp bách nhưng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn không đủ đáp ứng, đặc biệt đối với các dự án phát triển hạ tầng cơ sở của các tỉnh và thành phố nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do đó, một số tỉnh và thành phố có điều kiện về tiềm lực kinh tế đã tiến hành phát hành trái phiếu huy động vốn tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Trong 2003, Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các kỳ hạn 2 năm và 5 năm nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng năm của ngân sách thành phố và được giao dịch trên TTGDCK TP.HCM (HOSE). Năm 2005, Hà Nội phát hành trái phiếu xây dựng cầu Vĩnh Tuy và Đồng Nai phát hành trái phiếu để huy động vốn cho công trình xây dựng hồ chứa nước Cầu Mới.
Các địa phương đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho ngân sách thông qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, có hai địa phương tiêu biểu là TP.HCM và Hà Nội phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá khoảng 10.000 tỷ đồng niêm yết tại các TTGDCK (TPHCM: 8.500 tỷ đồng và Hà Nội: 1.500 tỷ đồng), các địa phương khác quy mô huy động còn rất hạn chế.
Kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị của TP.HCM trong 4 năm 2003-2006 là 8.000 tỷ đồng, mỗi năm 2.000 tỷ đồng, với các loại kỳ hạn 2 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm.
Bảng 2.1: Tình hình phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM 2003-2007
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
2năm
5 năm
10 năm
15 năm
Tổng giá trị
Giá trị
Lãi suất (%)
Giá trị
Lãi suất (%)
Giá trị
Lãi suất (%)
Giá trị
Lãi suất ( %)
2003
200
8.52
1.800
9
2.000
2004
1.600
8,5-8,7
400
9
2.000
2005
1.185
9-9,05
965
9,55
2.150
2006
850
8,8-9,05
525
9,15-9,25
625
9,25-9,55
2.000
2007
466
8,5
466
Tổng
200
5.716
925
1.590
8.431
Nguồn: Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP.HCM
Như vậy, TP.HCM đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, đã huy động vốn cho ngân sách và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị. Thành công này một phần do lãi suất trái phiếu đô thị cao hơn lãi suất TPCP cùng kỳ hạn. TP.HCM là địa phương tiên phong và tiểu biểu trong việc phát hành TPCQĐP, bước đầu cho thấy được hiệu quả tích cực:
- Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa. Khẳng định hiệu quả của chính quyền địa phương trong việc chủ động đa dạng hóa phương thức huy động.
- Trong thời gian đầu trái phiếu đô thị TP.HCM chủ yếu là kỳ hạn 5 năm, cá biệt đợt đầu tiên năm 2003 phát hành 200 tỷ trái phiếu kỳ hạn 2 năm, khách hàng là các cá nhân và các doanh nghiệp. Đến năm 2004 trở đi, thị trường TPCQĐP được đa dạng hơn với các loại trái phiếu có kỳ hạn dài hơn từ 10-15 năm.
- Các phương thức phát hành trái phiếu cũng đa dạng hơn và được thử nghiệm để chọn phương thức phù hợp để phát hành TPCQĐP.
Nhìn chung thị trường TPCQĐP trong thời gian qua đã tạo ra kênh huy động vốn hữu hiệu cho NSNN, đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của một số địa phương. Một số địa phương đã huy động được một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, mở rộng thực hiện các dự án đầu tư của địa phương, góp phần làm giảm căng thẳng thiếu hụt ngân sách. Phát hành TPCQĐP làm tăng nguồn vốn đầu tư trong dài hạn, cơ cấu nợ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn, phù hợp với diễn tiến nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng phát hành TPCQĐP, đã cung cấp thêm một lượng hàng hóa cho TTCK Việt Nam, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Mặc dù đã có những bước đầu thành công nhưng nhìn chung thị trường TPCQĐP vẫn còn nhiều khó khăn:
- Các địa phương vẫn còn lệ thuộc và dựa vào nguồn trợ cấp ngân sách trung ương, chưa chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư.
- TPCQĐP chủ yếu cũng do các định chế tài chính nắm giữ nên hoạt động giao dịch hầu hết được thực hiện trên TTCK theo phương thức mua bán có kỳ hạn. Thời gian qua, các giao dịch trái phiếu Đô thị TP.HCM, Hà Nội và trái phiếu Đồng Nai chủ yếu diễn ra giữa các công ty chứng khoán với các NHTM, các Quỹ đầu tư và một số công ty bảo hiểm.
- Tuy nền kinh tế được đánh giá tăng trưởng trong thời gian qua nhưng chỉ tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và Hà Nội, các địa phương khác tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm, thậm chí phần lớn địa phương vẫn trong trình trạng bội chi ngân sách. Do đó, mức độ tín nhiệm của người đầu tư đối với chính quyền đại phương chưa cao.
- Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta vẫn còn thấp, vốn tiết kiệm để đầu tư thấp, đây cũng là yếu tố làm hạn chế khả năng huy động của thị trường trái phiếu.
II.2.2.3. Trái phiếu doanh nghiệp
Sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam trong thời gian qua
Hình 2.3: Giá trị TPDN phát hành từ 2003-2007
Giá trị TPDN phát hành
Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM, TTGDCK HN và Công ty chứng khoán Sài Gòn
Trước năm 2006, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 120/CP ngày17/9/1994 của Chính Phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp Nhà nước. Khi đó, thị trường này chưa phát triển, chỉ có các tổ chức tài chính tín dụng phát hành trái phiếu, còn các doanh nghiệp thì có rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chỉ có 5 doanh nghiệp là: Công ty Cơ điện lạnh REE phát hành 5 triệu USD (năm 1996), Công ty Cổ phần Công nghệ Thông tin EIS 10 tỷ (năm 1998), Tổng công ty Dầu khí phát hành 300 tỷ (năm 2003), Tổng công ty Điện lực (EVN) phát hành 300 tỷ (năm 2003) và Tổng công ty Xi măng phát hành 200 tỷ (năm 2003). Trong khoảng thời gian này, kênh cấp vốn cho doanh nghiệp chủ yếu là thông qua tín dụng ngân hàng hoặc ngân sách Nhà nước. Hoạt động huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu như chưa phát triển.
Tuy nhiên, kể từ năm 2006 trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có bước phát triển tích cực, đặc biệt là sau khi có Nghị định 52/CP về việc cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà còn có các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu một năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. Ngay cả nguyên tắc phát hành cũng thông thoáng hơn rất nhiều. Nhưng xem ra, liều thuốc "kích thích" mới này vẫn chưa có tác dụng, từ năm 2006 đến nay số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu tuy có tăng hơn so với các năm trước nhưng cũng mới chỉ có thêm 26 doanh nghiệp phát hành TPDN với tổng trị giá phát hành khoảng gần 36.000 tỷ đồng. Năm 2007, dư nợ TPDN khoảng 2,6% GDP và chỉ khoảng 11% TTTP. Một con số còn quá khiêm tốn, ở Hàn Quốc khoảng 61 % GDP và 45 % TTTP.
Bảng 2.2: Tình hình phát hành TPDN từ năm 2006- 30/06/2008
STT
Tổ chức phát hành
Giá trị phát hành
(tỷ đồng)
Thời hạn (năm)
Lãi suất (%/năm)
Năm phát hành
I
Trái phiếu doanh nghiệp đang niêm yết tại TTGDCK
1
NH Đầu tư và Phát triển TPHCM
2.205
10-15
9,8-10,2
2006
2
NH Ngoại Thương VN
1.375
7
6
2005
3
Tập đoàn Điện Lực VN
6.000
5
9,6
2006
4
TCT Tài Chính Dầu khí VN
365
5
9,5
2006
II
Trái phiếu doanh nghiệp khác
1
TCT Sông Đà
260
10
5
2006
2
NHTM Á châu
-
- TP chuyển đổi
550
5
8
2006
- TP thông thường
2.200
5
8,6
2007
3
Công ty Chứng khoán SG (SSI)
500
16-24tháng
9,8-10,2
2006
4
NHNN và PT VN
3.000
10-15
9,8-10,2
2006
5
NH PT Nhà ĐBS Cửu Long
150
2
9,2
2006
6
TCT Lắp Máy VN Lilama
500
5
9,6
2007
1.000
10
9,2
2007
500
5
8,8
2007
7
TCT Thép VN
400
5
9,5
2007
500
5
10
2007
8
NHTM Sài Gòn
1.400
13tháng
8,5
2007
9
NHTMCP Quân Đội
1.000
2
8
2007
1.500
3
8,3
2007
10
TCTCP Xây Dựng VN Vinaconex
1.000
2
3
2007
11
TCT Tàu Thủy VN Vinashin
3.000
10
9
2007
12
Công ty CN Tàu Thủy Nam Triệu
300
2
9,6
2007
13
Công ty CP Đường Cao Tốc
400
15
9
2007
14
TĐ Dệt May VN Vinatex
1.000
5
9
2007
15
Công ty Tín Nghĩa
1.000
5
9,2
2007
16
Công ty TM Sài Gòn Satra
1.000
5
9,2-9,6
2007
17
Cty Địa ốc SG Thương Tín Sacomreal
1.000
5
9,5-9,7
2007
18
Công ty CP Thực phẩm
1.000
5
9,6-10
2007
19
Cty CP ĐT Hạ Tầng Kỹ Thuật TPHCM
132
3
8
2007
20
Công ty CP Vincom
1.000
5
10,3
2007
2.000
5
16
2008
21
Công ty CPDL&TM Vinpearl
500
3
15
2008
500
5
16
2008
Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM, TT GDCKHN và Công ty chứng khoán Sài Gòn
Chủ thể phát hành TPDN thường là những doanh nghiệp đầu ngành, có uy tín hoặc các DNNN đã cổ phần hóa. Ngoài ra còn có các NHTM cũng phát hành trái phiếu. Tất cả các doanh nghiệp này phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín.
Các trái phiếu được phát hành với kỳ hạn từ 2 năm đến 10 năm. Trái phiếu Vinaconex và Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Vinaconex khuyến khích các nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả với mức giá ưu đãi. Trái phiếu EVN thường có kỳ hạn từ 5 đến 10 năm, đầu tư vào các công trình thủy điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Đối với một thị trường tài chính phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm đến 30 năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình hình môi trường chính sách không đảm bảo, nằm trong điều kiện lạm phát cao, chịu tác động với các biến động kinh tế quốc tế đã tạo tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài.
Lãi suất TPDN, về cơ bản đều cao hơn lãi suất đấu thầu TPCP. Tất cả các trái phiếu đều trả sau, với phương thức trả lãi hàng năm (coupon), lãi suất cố định. Riêng TCT Sông Đà, TCT Điện Lực Việt Nam, Công ty Cổ phần Vincom phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, được điều chỉnh căn cứ vào lãi suất TPCP hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
Trong khoảng gần ba năm trở lại đây, Trên TTTP Việt Nam xuất hiện trái phiếu chuyển đổi và hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát hành thay vì phát hành thêm cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính thông dụng ở các thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, trái phiếu chuyển đổi được thực hiện tại Việt Nam như thế nào?
Trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hầu như chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng cổ phần Gia Định, Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI)…
Lấy ví dụ, phân tích trái phiếu chuyển đổi Vietcombank và trái phiếu chuyển đổi SSI để thấy được đặc thù trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam.
- Trường hợp trái phiếu chuyển đổi Vietcombank:
+ Tháng 12/2005, sự kiện Vietcombank phát hành thành công 1.375 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất bình quân 6%/năm (lãi suất đưa ra tối đa 8,5%/năm cố định trong 7 năm), trong khi lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại là 9%/năm. Ngay sau khi xuất hiện, giá của trái phiếu chuyển đổi Vietcombank rao bán trên thị trường OTC với 1,5 lần mệnh giá (mệnh giá 100.000 đồng).
+ Vào thời điểm phát hành đợt trái phiếu trên, Vietcombank chưa phải là một ngân hàng cổ phần. Nhưng điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi là ở chỗ nó cho nhà đầu tư kỳ vọng mua được cổ phần của công ty phát hành trong tương lai với giá ưu đãi. Trong khi đó, theo qui định của Vietcombank, cái gọi là "trái phiếu chuyển đổi" này sẽ được chuyển sang cổ phiếu theo bình quân gia quyền của giá bỏ thầu thành công trong lần phát hành đầu tiên (IPO) của Vietcombank, không khác gì việc tham gia bỏ thầu trực tiếp vào thời điểm đó. Như vậy rõ nhà đầu tư chẳng được lợi gì từ tỉ lệ chuyển đổi, trong khi phải chịu mức lãi suất thấp trong một thời gian dài.
+ Trong khi trên thế giới, doanh nghiệp chỉ được phép phát hành trái phiếu chuyển đổi sau khi phát hành cổ phiếu làm cơ sở xác định tỷ lệ chuyển đổi thì Vietcombank đã làm được điều ngược lại. Chính vì điều này mà trái phiếu chuyển đổi Vietcombank không có tỷ lệ chuyển đổi cố định trước. Hơn nữa thời hạn chuyển đổi cũng không được xác định cụ thể. Do đó, nhà đầu tư không thể xác định được giá trị nội tại hay giá trị thời gian của quyền mua. Chính vì vậy, trái phiếu Vietcombank đã giảm giá sau khi chính thức lên sàn giao dịch, mặc dù việc giao dịch trên sàn giao dịch chính thức làm tăng tính thuận lợi, an toàn và minh bạch trong giao dịch.
- Trường hợp trái phiếu chuyển đổi SSI
+ Ngày 30/11/2006, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) phát hành 5 triệu trái phiếu chuyển đổi (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu), trong đó 1,5 triệu trái phiếu có kỳ hạn 14 tháng (mã SSICB0106), 1,5 triệu trái phiếu có kỳ hạn 26 tháng (mã SSICB0206) và 2 triệu cổ phiếu có kỳ hạn 38 tháng (mã SSICB0306). Theo phương án phát hành thì số trái phiếu trên không bán ra ngoài mà chỉ phát hành cho cổ đông hiện hữu theo cách, cứ sở hữu 100 cổ phiếu SSI sẽ được quyền mua 3 trái phiếu SSICB0106, 3 trái phiếu SSICB0206 và 4 trái phiếu SSICB0306. Khi trái phiếu đáo hạn, trái chủ được quyền đổi sang cổ phiếu theo tỷ lệ 1:10 (1 trái phiếu đổi được 10 cổ phiếu).
+ Đến tháng 4/2007, SSI đã quyết định phát hành 30 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, nâng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng. Ngày 15/12/2006 là ngày giao dịch đầu tiên 50 triệu cổ phiếu SSI tại sàn Hà Nội, giá chuyển nhượng bình quân đạt 166.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó, cổ phiếu SSI có xu hướng tăng giá và đạt 240.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 23/5/2007. Giả sử đến ngày đáo hạn của trái phiếu SSICB0106, giá cổ phiếu SSI vẫn giữ nguyên là 240.700 đồng/cổ phiếu thì giá trị của 1 trái phiếu này sẽ là hơn 2,4 triệu đồng. Nhưng ngày 24/5/2007 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận 60% cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ 5:3) nên giá tham chiếu của cổ phiếu SSI đã được điều chỉnh giảm còn 179.100 đồng/cổ phiếu. Giả sử mức giá này vẫn giữ nguyên cho tới ngày đáo hạn của trái phiếu SSICB0106 thì giá trị của 1 trái phiếu chỉ còn chưa đến 1,8 triệu đồng. Việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức của SSI đã làm trái chủ thiệt hại hơn 600.000 đồng/trái phiếu. Tương tự những lần sau, khi SSI phát hành thêm cổ phiếu thì trái chủ sẽ bị thiệt hơn. Cụ thể, ngày 14/11/2007, SSI phát hành thêm gần 40 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông hiện hữu vào tháng 12/2007, trong khi ngày 30/1/2008 là trái phiếu SSICB0106 đáo hạn. Ngoài ra, SSI còn phát hành trên 27,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 20%) vào tháng 4/2008, sau đó phát hành 3 triệu cổ phiếu cho cán bộ, nhân viên.
Trong thời gian trái phiếu chuyển đổi chưa đáo hạn mà doanh nghiệp phát hành thực hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van Thac si kinh te Pham Thi Anh Thu.doc