MỤC LỤC Trang
Chương 1: CỞSỞLÝ LUẬN VỀTHỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU
1.1. Lý luận cơbản vềtrái phiếu.3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu . 3
1.1.2. Phân loại trái phiếu . .4
1.1.3. Lãi suất trái phiếu .5
1.1.4. Nhược điểm của trái phiếu . 5
1.2. Thịtrường trái phiếu . 6
1.2.1. Khái niệm và phân loại thịtrường trái phiếu . 6
1.2.2. Các phương thức phát hành trái phiếu vào thịtrường .7
1.2.3. Các chủthểtham gia thịtrường trái phiếu 7
1.2.4. Các tiêu chí phát triển thịtrường trái phiếu bền vững 12
1.3. Vai trò của thịtrường trái phiếu đối với sựphát triển kinh tế .13
1.3.1. Vai trò của thịtrường trái phiếu đối với sựphát triển của nền kinh tế .13
1.3.2. Vai trò của thịtrường trái phiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp .15
1.3.3. Vai trò của thịtrường trái phiếu đối với các chủthể đầu tư . 17
1.4. Khái quát thịtrường trái phiếu ởcác nước .17
1.4.1. Quy mô giao dịch thịtrường trái phiếu Châu Á .17
1.4.2. Quy mô giao dịch và kinh nghiệm phát triển thịtrường trái phiếu Malaysia 20
1.4.3. Quy mô giao dịch và kinh nghiệm phát triển thịtrường trái phiếu Singapore 23
1.4.4. Bài học kinh nghiệm vềphát triển thịtrường trái phiếu các nước Châu Á 26
Kết luận chương I 28
Chương 2: THỰC TRẠNG THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
2.1. Khái quát thực trạng kinh tếViệt Nam . 29
2.1.1. Thực trạng kinh tếvĩmô .29
2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp 31
2.2. Thực trạng phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam 32
2.2.1. Cơsởpháp lý cho việc phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam .32
2.2.2. Thực trạng vận hành thịtrường TPCP Việt Nam.33
2.2.2.1. Thực trạng các phương thức phát hành trái phiếu chính phủ.35
2.2.2.2. Thịtrường trái phiếu chính quyền địa phương.41
2.2.3. Thịtrường trái phiếu doanh nghiệp.44
2.2.3.1. Thịtrường phát hành trái phiếu doanh nghiệp.44
2.2.3.2. Hoạt động niêm yết và giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp.51
2.2.3.3.Những ưu điểm của của kênh huy động vốn thông qua việc phát hành trái
phiếu đối với doanh nghiệp 54.
2.2.3.4. Những tồn tại của thịtrường trái phiếu doanh nghiệp.56
2.3. Đánh giá chung vềthịtrường trái phiếu Việt Nam.57
2.3.1. Ưu điểm.57
2.3.2. Tồn tại.58
Kết luận chương II.62
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU
VIỆT NAM
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam đến
năm 2020.63
3.1.1. Quan điểm phát triển.64
3.1.2. Định hướng phát triển.64
3.2. Các giải pháp phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam.65
3.2.1.Hoàn thiện khuôn khổpháp lý cho thịtrường trái phiếu.65
3.2.2. Phát triển thịtrường trái phiếu chính phủ.67
3.2.2.1.Đối với trái phiếu Chính phủ.67
3.2.2.2.Đối với trái phiếu chính quyền địa phương.69
3.2.3. Đa dạng hóa các loại trái phiếu doanh nghiệp.70
3.2.4. Các giải pháp mang tính kỹthuật của thịtrường.72
3.2.4.1. Xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn .72
3.2.4.2. Khuyến khích sựphát triển hệthống định mức xếp hạng tín nhiệm chuyên
nghiệp .75
3.2.4.3. Phát triển hệthống giao dịch trái phiếu chuyên biệt 79
3.2.4.4. Chuẩn hóa hệthống thông tin công bố, đơn giản hóa các thủtục phát hành
trái phiếu 81
3.2.4.5. Đa dạng hóa các chủthểphát hành trái phiếu 82
3.2.4.6. Nâng cao nhận thức vềchứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho
các doanh nghiệp và công chúng đầu tư .82
Kết luận chương III 83
KẾT LUẬN .84
TÀI LIỆU THAN KHẢO .85
PHỤLỤC.
96 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều hơn và khối lượng đăng ký đấu thầu trong thời gian gần đây đều
vượt quá khối lượng gọi thầu, tuy nhiên do việc đưa ra mức lãi suất trần thấp nên
một số phiên đấu thầu đã không huy động đủ 100% khối lượng gọi thầu.
Bảng 2.2: Kết quả đấu thầu qua Sở GDCK TP.HCM 2000 – 2004
Năm Khối lượng trúng thầu (tỷ đồng) Lãi suất trúng thầu (%/năm)
2000 600 6,5
2001 1.333 7,3 - 7,35
2002 386 7,4 - 8,6
2003 1.279 8,35 - 8,6
2004 2.307 8,4 - 8,5
Tổng cộng 5.905
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
- 45 -
Bảng 2.3: Kết quả đấu thầu qua Sở GDCK Hà Nội 2005 – 2007(Đvt: tỷ đồng)
STT CHỈ TIÊU 2005 2006 2007
1 Tổng số đợt thầu đã thực hiện 6 20 44
2 Tổng số loại trái phiếu đấu thầu 6 2 3
3 Tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu 1.350 6.360 29.016
Trái phiếu kì hạn 2 năm 100 100 0
Trái phiếu kì hạn 3 năm 100 100 1.900
Trái phiếu kì hạn 5 năm 550 4.700 20.960
Trái phiếu kì hạn 10 năm 300 960 2.806
Trái phiếu kì hạn 15 năm 300 500 3.350
4 Tổng số phiếu tham gia đấu thầu 39 86 403.296
Phiếu đăng kí cho thành viên 37 60 305
Phiếu đăng kí dành cho khách hàng của thành viên 2 26 98
5 Tổng số phiếu đăng kí đấu thầu hợp lệ 39 86 403
6 Tổng khối lượng đăng kí đấu thầu hợp lệ 1.187 13.013 88.627
Trái phiếu kì hạn 2 năm 35 100 0
Trái phiếu kì hạn 3 năm 30 0 1.770
Trái phiếu kì hạn 5 năm 728 11.533 75.748
Trái phiếu kì hạn 10 năm 69 970 5.845
Trái phiếu kì hạn 15 năm 325 410 5.264
7 Tổng khối lượng trúng thầu 205 4.268 18.939
Trái phiếu kì hạn 2 năm 0 0 0
Trái phiếu kì hạn 3 năm 0 0 850
Trái phiếu kì hạn 5 năm 185 3.728 15.620
Trái phiếu kì hạn 10 năm 0 370 1.095
Trái phiếu kì hạn 15 năm 20 170 1.374
8 Tổng số tiền thanh toán trúng thầu 205 4.268 18.966
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
• Bảo lãnh phát hành:
Cùng với việc triển khai phương thức đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng
khoán, kho bạc nhà nước, phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành
cũng góp phần làm tăng nhanh khối lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
Điều này, nhằm đa dạng hóa các kênh phát hành huy động vốn nhanh có nguồn vốn
dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển.
- 46 -
Bảng 2.4: Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ qua bảo lãnh từ 2000-2006
Năm Giá trị (tỷ đồng) Kì hạn(năm) Lãi suất (%/năm)
2000 600 5 6,5 – 6,6
2001 133 5 7,0 – 7,35
2002 386 10;15 8,1 – 9,18
2003 8.504 2;5;10;15 7,8 – 9,7
2004 8.593 2;5;10;15 8,35 – 9,2
2005 9.945 2;5;10;15 8,5 – 9,2
2006 12.241 2;5;10;15 8,75 – 9,5
Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn qua thị trường trái phiếu Chính Phủ
Việc phát hành trái phiếu thông qua bảo lãnh và sử dụng phương thức dựng sổ
giúp doanh nghiệp huy động được khối lượng vốn cần thiết, mức lãi suất và kỳ hạn
phù hợp. Mức lãi suất phản ánh mức tín nhiệm của tổ chức phát hành trong điều
kiện thị trường cụ thể. Những doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm cao có thể phát
- 47 -
hành khối lượng lớn với mức lãi suất thấp, và ngược lại. Cách thức chào bán này có
nhiều ưu điểm: (i) cho phép tổ chức phát hành thăm dò nhu cầu thị trường và điều
chỉnh giá chào phù hợp thông qua việc trao đổi 2 chiều với nhà đầu tư; (ii) giá trái
phiếu phản ánh đúng nhu cầu thị trường vì được xác định dựa trên đăng ký chính
thức và phản hồi từ nhà đầu tư; (iii) tổ chức phát hành có thể chào bán và bán trái
phiếu cho đối tượng nhà đầu tư có lựa chọn.
Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch TPCP/giá trị niêm yết mặc dù đã có
cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây (nếu như năm 2001, tỷ lệ này mới đạt 2%
thì đến năm 2004 đã lên 80% và hiện tại vào khoảng 90%), nhưng Việt Nam vẫn là
nước duy nhất trong khu vực có tổng giá trị giao dịch trái phiếu thấp hơn giá trị
niêm yết.
Hình 2.6: Giá trị giao dịch TPCP/Giá trị niêm yết ở một số thị trường so với Việt Nam
Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, số trái phiếu được đưa vào niêm yết
tăng từ mức 7 loại (năm 2005) lên mức 92 loại (cuối năm 2006) và lên 177 loại
(cuối năm 2007). Tổng giá trị trái phiếu niêm yết tăng từ mức 1.200 tỷ (năm 2005)
lên mức 18.290 tỷ (năm 2006) và mức 70.515 tỷ (năm 2007). Giá trị giao dịch cũng
tăng đáng kể từ mức hơn 78.000 tỷ (năm 2005) lên mức 7.463 tỷ đồng (năm 2006)
và mức 77.924 tỷ đồng (năm 2007). Từ 2/6/2008, phần lớn trái phiếu niêm yết tại
HoSE đã được chuyển niêm yết và giao dịch tại HNX. Các giao dịch phát hành và
niêm yết trái phiếu mới được tập trung thực hiện trên HNX. Năm 2008, HNX đã tổ
chức được 44 đợt đấu thầu trái phiếu, huy động được 7.008 tỷ đồng trên tổng số
31.700 tỷ đồng gọi thầu, như vậy tỷ lệ vốn huy động được chỉ bằng 22,1% kế hoạch
và bằng 36,9% tổng huy động của năm 2007. Tình hình này lại xảy ra khi thực hiện
- 48 -
kế hoạch phát hành trái phiếu vào quý 1/2009; Chính phủ công bố sẽ phát hành 22
nghìn tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ dừng ở con số 2,6 nghìn tỷ.
Có 3 lý do chính phía sau sự bất cập giữa các mục tiêu của Chính phủ và
những con số thực tế trên:
• Một là do trần lãi suất cho hình thức đấu giá tại thị trường sơ cấp. Từ đầu năm
2009, Chính phủ đã thiết lập trần lãi suất tại mỗi cuộc đấu giá trái phiếu là 7%.
Những nhà đầu tư trên thị trường, mặt khác vẫn tiếp tục trả giá với mức ở thị
trường thứ cấp. Như vậy, với tình hình đó, việc Chính phủ tạo ra trần giá
không hề có tác dụng thu hút nhà đầu tư.
Cũng cần thấy thêm rằng đằng sau việc Chính phủ đặt trần cho lãi suất trái phiếu
không chỉ để đảm bảo chi phí đi vay thấp mà còn là sự lo ngại về việc lãi suất trái
phiếu sẽ tăng cao hơn lãi suất cho vay thương mại, và làm trái phiếu trở nên hấp dẫn
hơn và chuyển hướng dòng vốn ra khỏi thị trường tín dụng.
• Thứ hai, mặc dù Chính phủ đã huy động vốn dự trữ nhưng việc giải ngân
không được thực hiện hết. Kho bạc Nhà nước cho biết đã huy động được hơn
300 nghìn tỷ đồng từ năm 2003 - 2008, nhưng mới chỉ giải ngân được 65
nghìn tỷ đồng trong khoảng thời gian này. Với tỷ lệ lạm phát quá cao trong
suốt thời gian đó, Chính phủ đã lựa chọn không thực hiện một số dự án để
tránh tạo thêm đà cho nền kinh tế đã quá nóng. Như vậy, nhu cầu của Chính
phủ trong việc tăng dự trữ trong năm 2009 vẫn không rõ ràng.
• Thứ ba là liên quan đến việc lựa chọn đồng USD. Trong khi tính thanh khoản
của VND bị thắt chặt trong thời gian vừa qua, thì tính thanh khoản của USD
lại được cải thiện khi các nhà đầu tư quan tâm hơn tới việc nắm giữ những
đồng tiền có mệnh giá ổn định. Tuy nhiên, do những chính sách kiểm soát
hoạt động giao dịch ngoại hối nên các đại lý nắm giữ đồng USD bị hạn chế. Vì
thế, trái phiếu Chính phủ bằng đồng USD thu hút được khá nhiều sự quan tâm
của các nhà đầu tư.
Chính phủ đã quyết định tổ chức đấu giá cho đợt trái phiếu thứ 3 trị giá 300 triệu
USD (đã phát hành 230,1 triệu USD) với mức giá khá hấp dẫn (3% cho kỳ hạn 1
năm, 3,2% cho kỳ hạn 2 năm và 3,6% cho kỳ hạn 3 năm) ít nhất là với tình hình
hiện tại trong nước. Lãi suất của thị trường đối với những kỳ hạn ngắn hơn vẫn duy
trì ở mức cao nhất. Như vậy, trong khi có những quan ngại về việc phát hành bổ
sung từ phía Chính phủ thì số lượng trái phiếu bằng đồng VND dự định phát hành
trong năm 2009 có khả năng sẽ nhỏ hơn con số mục tiêu đang xúc tiến.
- 49 -
2.2.2.2. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
Mặc dù Luật Ngân sách nhà nước cho phép Hà Nội, TP.HCM được phát
hành trái phiếu chính quyền địa phương bằng 100% giá trị kế hoạch xây dựng cơ
bản hàng năm (“hạn mức” của các địa phương khác là 30%), nhưng hiện tại, dư nợ
trái phiếu chính quyền địa phương mới chỉ bằng 10% tổng dư nợ trái phiếu. Và trên
thực tế, đến thời điểm này, cũng mới chỉ có 3 địa phương là Hà Nội, TP.HCM và
Đồng Nai thực hiện phát hành trái phiếu để đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi hầu
hết các địa phương đều thiếu nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hình 2.7: Giá trị trái phiếu chính quyền địa phương phát hành từ 2003-2007
Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCKTP.HCM và Sở GDCKHN
Sự phát triển của thị trường trái phiếu chính quyền địa phương có thể chia
thành 2 giai đoạn trước và sau năm 2003.
• Giai đoạn trước năm 2003:
Năm 1995, trái phiếu đô thị TP.HCM do Ủy ban nhân dân Thành phố đã khởi
động cho việc phát hành trái phiếu đô thị. Huy động đầu tư đường Nguyễn Tất
Thành – Liên tỉnh lộ 15. Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã thực hiện một
số đợt huy động vốn cho các công trình thông qua việc phát hành trái phiếu như:
trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ), khu đô thị mới Định Công (50 tỷ), đô
thị mới Chí Linh (71 tỷ), xi măng Bút Sơn (122 tỷ) và một số trái phiếu công trình
của các địa phương khác như Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa… Nhìn chung
- 50 -
thị trường trái phiếu chính quyền địa phương ở giai đoạn này còn sơ khai, quy mô
thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.
• Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:
Giai đoạn này đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế cùng với tiến trình đô thị
hóa, nhu cầu đầu tư và phát triển rất lớn và cấp bách nhưng nguồn vốn từ ngân sách
Nhà nước luôn không đủ đáp ứng, đặc biệt đối với các dự án phát triển hạ tầng cơ
sở của các tỉnh và thành phố nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do đó, một số tỉnh và thành
phố có điều kiện về tiềm lực kinh tế đã tiến hành phát hành trái phiếu huy động vốn
tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Trong 2003, Thành phố Hồ Chí Minh
là đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu
tư phát triển đô thị Thành phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các kỳ hạn 2
năm và 5 năm nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng
năm của ngân sách thành phố và được giao dịch trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE).
Năm 2005, Hà Nội phát hành trái phiếu xây dựng cầu Vĩnh Tuy và Đồng Nai phát
hành trái phiếu để huy động vốn cho công trình xây dựng hồ chứa nước Cầu Mới.
Bảng 2.6: Tình hình phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM 2003-2007 (Đvt: tỷ đồng)
2 năm 5 năm 10 năm 15 năm
Năm Giá
trị
Lãi
suất
(%)
Giá trị
Lãi
suất
(%)
Giá
trị
Lãi suất
(%) Giá trị
Lãi suất
(%)
Tổng
giá trị
2003 200 8.52 1.800 9 2.000
2004 1.600 8,5-8,7 400 9 2.000
2005 1.185 9-9,05 965 9,55 2.150
2006 850 8,8-9,05 525
9,15-
9,25 625
9,25-
9,55 2.000
2007 466 8,5 466
Tổng 200 5.716 925 1.590 8.431
Nguồn: Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP.HCM
Các địa phương đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho ngân sách
thông qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, có hai địa phương
tiêu biểu là TP.HCM và Hà Nội phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá khoảng
10.000 tỷ đồng niêm yết tại các TTGDCK (TPHCM: 8.500 tỷ đồng và Hà Nội:
1.500 tỷ đồng), các địa phương khác quy mô huy động còn rất hạn chế.
- 51 -
Kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị của TP.HCM trong 4 năm 2003-2006 là
8.000 tỷ đồng, mỗi năm 2.000 tỷ đồng, với các loại kỳ hạn 2 năm, 5 năm, 10 năm và
15 năm.
Như vậy, TP.HCM đã hoàn thành kế hoạch đặt ra, đã huy động vốn cho ngân
sách và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị. Thành công này một phần do lãi suất
trái phiếu đô thị cao hơn lãi suất TPCP cùng kỳ hạn. TP.HCM là địa phương tiên
phong và tiêu biểu trong việc phát hành trái phiếu đô thị. Nhìn chung thị trường
phát hành trái phiếu đô thị trong thời gian qua đã tạo ra kênh huy động vốn hữu hiệu
cho NSNN, đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của một số địa
phương. Một số địa phương đã huy động được một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế, mở rộng thực hiện các dự án đầu tư của địa phương, góp phần
làm giảm căng thẳng thiếu hụt ngân sách. Phát hành trái phiếu đô thị làm tăng
nguồn vốn đầu tư trong dài hạn, cơ cấu nợ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn,
phù hợp với diễn tiến nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển
của địa phương. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương, đã cung cấp thêm một lượng hàng hóa cho TTCK Việt Nam, góp phần
thúc đẩy TTCK phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Mặc dù đã có những bước đầu thành công nhưng nhìn chung thị trường trái
phiếu chính quyền địa phương vẫn còn nhiều khó khăn:
- Các địa phương vẫn còn lệ thuộc và dựa vào nguồn trợ cấp ngân sách
trung ương, chưa chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu
tư.
- Trái phiếu chính quyền địa phương chủ yếu cũng do các định chế tài chính
nắm giữ nên hoạt động giao dịch hầu hết được thực hiện trên TTCK theo
phương thức mua bán có kỳ hạn. Thời gian qua, các giao dịch trái phiếu
Đô thị TP.HCM, Hà Nội và trái phiếu Đồng Nai chủ yếu diễn ra giữa các
công ty chứng khoán với các NHTM, các Quỹ đầu tư và một số công ty
bảo hiểm.
- Tuy nền kinh tế được đánh giá tăng trưởng trong thời gian qua nhưng chỉ
tập trung ở hai trung tâm kinh tế lớn là TP.HCM và Hà Nội, các địa
phương khác tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm, thậm chí phần lớn địa
phương vẫn trong trình trạng bội chi ngân sách. Do đó, mức độ tín nhiệm
của người đầu tư đối với chính quyền đại phương chưa cao.
- 52 -
- Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta vẫn còn thấp, vốn tiết kiệm để
đầu tư thấp, đây cũng là yếu tố làm hạn chế khả năng huy động của thị
trường trái phiếu.
2.2.3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
2.2.3.1.Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Sự phát triển của thị trường TPDN Việt Nam có thể được chia làm 2 giai đoạn,
trước 2006 và từ 2006 đến nay.
• Giai đoạn trước năm 2006:
Trước 2006, việc phát hành TPDN được thực hiện theo Nghị định số 120/CP
ngày 17/9/1994 của Chính Phủ về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp
Nhà nước. Khi đó, thị trường này chưa phát triển, chỉ có các tổ chức tài chính tín
dụng phát hành trái phiếu, còn TPDN thì có rất ít các doanh nghiệp phát hành, việc
phát hành TPDN chỉ diễn ra lác đác ở một vài doanh nghiệp nhà nước.
Bảng 2.7: Kết quả phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng 2000 - 2004
Trái phiếu VND Trái phiếu USD
Năm
Giá trị phát
hành (tỷ
đồng)
Kỳ hạn
(tháng)
Lãi suất
(%năm)
Giá trị
phát hành
(tỷ USD)
Kỳ hạn
(tháng)
Lãi suất
(%/năm)
2000 1.067 60 6,9;7,1 125,6 60 5,26-5,49
2001 419 13;24 7,0;7,5 41,9 60;84 3,9;4,1
2002 2.202 12; 24 7,8;8,4
2003 6.498 12;13;18;24 8,2;8,6;8,8;9 25,3 18;24;36;60 2,4;2,5;2,7;3,1
2004 2.644 13;18;24;36 8,2;8,3;8,4;8,6 122 24;36;60 2,8;3,1;3,4
Nguồn: NHNN
Năm 1994, Nhà máy Xi măng Anh Sơn phát hành 7,7 tỷ đồng trái phiếu, trở
thành DN tiên phong trong việc thực hiện Nghị định 120/1994/NĐ-CP (về việc phát
hành trái phiếu, cổ phiếu của DN nhà nước). Công ty xi măng Hoàng Thạch phát
hành 44,5 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 4 năm.
Năm 1996, công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) phát hành trái phiếu chuyển
đổi kì hạn 3 năm, huy động 5 triệu USD, lãi suất 4,5%/ năm. Loại này được chuyển
đổi vào năm 1998. Công ty cho thuê tài chính quốc tế phát hành trái phiếu từ năm
1999 đến hết năm 2001 là 80 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Công ty
- 53 -
tài chính dầu khí 300 tỷ đồng, công ty tài chính tàu thủy 50 tỷ đồng, công ty tài
chính cao su 300 tỷ đồng.
Công ty cổ phần công nghệ thông tin (EIS) phát hành trái phiếu chuyển đổi kỳ
hạn 3 năm, huy động 10 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm vào năm 2001. Năm 2004 đã
được chuyển đổi thành cổ phiếu theo hệ số chuyển đổi đã được xác định trước. Năm
2003, tổng công ty Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Bộ tài Chính phát hành 300 tỷ
đồng TPDN, kỳ hạn 3 năm.
Suốt từ năm 1994 đến năm 2004, chỉ có 4 DN phát hành trái phiếu với tổng số
tiền huy động 372 tỷ đồng. Ngoại trừ Tổng công ty Điện lực Việt Nam 2 lần thực
hiện phát hành trái phiếu (năm 2005 và 2006), với tổng số tiền vào khoảng 550 tỷ
đồng, còn lại không có DN nào sử dụng kênh phát hành trái phiếu đến lần thứ hai.
Vì vậy, trong khoảng thời gian này, kênh cấp vốn cho doanh nghiệp chủ yếu là
thông qua tín dụng ngân hàng hoặc ngân sách Nhà nước hoặc Nhà nước cho vay rồi
vay lại. Hoạt động huy động vốn trực tiếp trên thị trường hầu như chưa phát triển.
Vào ngày 19/06/2006, Công ty Tài chính dầu khí (PVFC) phát hành 700 tỷ đồng
TPDN, trở thành đơn vị “khoá sổ” Nghị định 120, vì vào ngày 30/06/2006, Nghị định
120 hết hiệu lực thi hành, thay vào đó, Nghị định 52/2006/NĐ-CP có hiệu lực.
Trong 11 năm qua, khối DN không mặn mà với việc phát hành trái phiếu do
nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lớn nhất là Nghị định 120 quy định
quá chặt.
• Giai đoạn sau 2006: (kể từ khi có nghị định 52/2006 có hiệu lực)
Nếu như trước năm 2006, việc phát hành TPDN chỉ diễn ra lác đác ở một vài
doanh nghiệp nhà nước, thì chỉ hơn một năm gần đây, việc phát hành TPDN đã phát
triển mạnh mẽ do các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong nước ngày càng ưa chuộng
hình thức huy động vốn này.
Việc phát hành TPDN không chỉ bó hẹp trong các doanh nghiệp nhà nước mà
còn có sự tham gia của các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư
nước ngoài... theo nguyên tắc tự vay, tự trả và thực hiện các quy định về công khai
minh bạch thông tin...
Số lượng DN phát hành trái phiếu tăng lên đáng kể, năm 2005 có 2 DN phát
hành, với giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng; năm 2006, số lượng này tăng lên là 6 DN,
với 15 đợt phát hành và giá trị trái phiếu hơn 11.000 tỷ đồng; năm 2007 số lượng là
17 DN, với 23 đợt phát hành đạt giá trị trên 26.320 tỷ đồng. Trong đó,Vinashin và
- 54 -
EVN là hai doanh nghiệp phát hành nhiều nhất, chiếm 41% và 36% tương ứng, các
tổng công ty khác chỉ chiếm dưới 10% trong tổng vốn huy động.
Bảng 2.8: Một số đợt phát hành trái phiếu năm 2007
Tổ chức phát hành
Giá trị
(tỷ đồng)
Lãi suất
Ngày phát
hành
Đáo hạn
Vinashin 500 10% 5/1/2007 5/1/2012
Vinashin 1.000 10.5% 18/1/2007 18/1/2017
Lilama 500 9.6% 5/3/2007 5/3/2017
Vinashin 3.000 9% 13/4/2007 13/4/2017
Vnsteel 400 9.5% 10/5/2007 10/5/2012
Lilama 1.000 9.2% 6/6/2007 6/6/2017
CII 500 10.3% 9/7/2007 9/7/2014
BIDV 3.000 8.15% 23/7/2007 23/7/2012
Techcombank 1.750 8.6% 31/8/2007 31/8/2012
Vinashin 3.000 9.4% 20/9/2007 20/9/2017
CTCK Thăng Long 300 9% 22/9/2007 22/9/2009
ACB 2.250 8.6% 25/9/2007 25/9/2012
VNECO 500 10.50% 28/9/2007 28/9/2012
VINCOM 1.000 10.3% 22/10/2007 22/10/2012
Sacomreal 500 9.8% 31/10/2007 31/10/2012
CK Thăng Long 200 9% 27/11/2007 27/11/2009
Công ty ĐT và PT đường cao tốc 400 9% 28/11/2007 27/11/2022
SCB 1.400 8.5% 2/12/2007 5/12/2009
Sacomreal 500 10% 10/12/2007 10/12/2012
Vinacom 1.500 9.5% 11/12/2007 11/12/2017
SATRA 1.000 9.6% 15/12/2007 15/12/2012
ACB 1.920 8.7% 20/12/2007 10/12/2010
Minh Phú 200 9.985 21/12/2007 21/12/2012
Nguồn: ngân hàng ANZ
- 55 -
Nếu như các DN lớn có thương hiệu mạnh, dự án khả thi để gọi vốn thì các
DN vừa và nhỏ cũng có cách đi riêng. Những DN có quy mô nhỏ hơn như Nam
Triệu, CII,… đã phát hành thành công trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn: trái phiếu
Nam Triệu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8,95%/năm, phát hành tháng 4/2007; trái phiếu
CII kỳ hạn 7 năm, lãi suất 10,3%/năm, phát hành tháng 7/2007.
Đặc biệt trong năm 2007, thành công của đợt phát hành TPDN CP Vincom
được giới chuyên gia đánh giá là mở ra một kênh huy động vốn mới, nhiều triển
vọng cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài quốc doanh. Lần đầu tiên trái
phiếu VNĐ của một công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Việt Nam được phát
hành với cách thức chào bán theo chuẩn mực quốc tế. Trái phiếu Vincom được phát
hành riêng lẻ theo Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành TPDN ngày 19/5/2006
dưới hình thức trái phiếu ghi sổ, kỳ hạn 5 năm, phát hành từ ngày 22/10/2007, lãi
suất trả theo năm và thanh toán một lần vào ngày 22/10 hàng năm. Đây hoàn toàn
không phải là trái phiếu chuyển đổi. Trong đợt phát hành, mặc dù số trái phiếu phát
hành của Vincom là 1000 tỷ VNĐ nhưng số nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu
Vincom đã lên đến hơn 2500 tỷ VNĐ. Trên cơ sở khối lượng và lãi suất đăng ký
của các nhà đầu tư, Vincom và 2 ngân hàng tư vấn thu xếp và bảo lãnh (BIDV,
ANZ) đã thống nhất phân bổ trái phiếu cho 9 nhà đầu tư có mức lãi suất chào thấp
nhất, trong đó tỷ lệ phân phối cho nhà đầu tư nước ngoài là 30% và mức lãi suất chỉ
là 10,3%/năm thấp hơn mức dự kiến ban đầu là 10,5%/năm.
Trong năm 2007, CTCK Habubank thu xếp phát hành trái phiếu cho khoảng
20 doanh nghiệp, chào bán cho các tổ chức nước ngoài. Một trong những DN đăng
ký phát hành trái phiếu là Goldsun với nhu cầu huy động 100 tỷ đồng. Goldsun có
hai công ty con là Nhà máy in và bao bì Nhật Quang, Nhà máy cơ khí gia dụng với
tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 20% và nhu cầu vốn khá cao.
Hầu hết các trái phiếu được phát hành có kì hạn dài, ngắn nhất là 2 năm, dài
nhất là 10 năm. Trái phiếu EVN hầu hết có kì hạn 10 năm, đầu tư vào các công trình
thủy điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Trái phiếu Vinaconex và Lilama phát
hành trái phiếu có kỉ hạn 5 năm. Ngoài ra, để khuyến khích nhà đầu tư,Vinaconex
phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền là quyền mau cổ phiếu của Nhà máy xi
măng Cẩm Phả với mức giá ưu đãi.
So sánh với lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng thời hạn, có thể thấy, lãi suất
trái phiếu của các doanh nghiệp có xu hướng biến động cùng chiều. Khoảng chênh
lệch giữa lãi suất trái phiếu Chính Phủ và lãi suất doanh nghiệp khoảng 2.5% đến
3%, phản ánh mức chênh lệch rủi ro của 2 trái phiếu này.
- 56 -
Kì hạn 2 năm 3 năm 5 năm 7 năm 10 năm 15 năm
TPCP,lãi suất giao
dịch gần nhất
(%/năm)
7,3 7,67 7,9 8,2 8,7 8,85
TPCP vừa phát hành 7,2 7,35 7,86 NA NA 8,4
Lãi suất chuẩn
BloomBerg
7,475 7,679 7,921 8,217 8,461 8,792
TPDN 9,6 8,5-9,3 9,6-10 NA 9,7 NA
Nguồn: www.ssi.com.vn
Đa số các công ty đều phát hành trái phiếu thông qua một số tổ chức làm đại
lý phát hành. Các công ty chứng khoán là những thành viên chính trên thị trường
bên cạnh các ngân hàng cổ phần, các công ty bảo hiểm hay kiểm toán.
Sau 1 năm thực hiện Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành TPDN, nhiều
doanh nghiệp như EVN, Vinashin, Vinaconex, Tổng công ty Thép Việt Nam... đã
quan tâm hơn tới kênh dẫn vốn này, nhưng tổng dư nợ TPDN hiện mới đạt 11% dư
nợ trái phiếu. Như vậy, thị trường trái phiếu vẫn gần như là “sân chơi riêng” của trái
phiếu chính phủ (TPCP) với 2 chủ thể phát hành là Kho bạc Nhà nước (chiếm 64%)
và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (chiếm 18%). So với các nước trong khu vực và
trên thế giới, dư nợ TPDN/tổng dư nợ trái phiếu của Việt Nam mới đạt 11% trong
khi con số tương ứng của Thái Lan là 33%, Malaysia: 50%, Hàn Quốc là 51%.
• Thực trạng phát hành trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại.
Tình hình phát hành trái phiếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ
năm 2006- 30/06/2008
STT Tổ chức phát hành
Giá trị
phát
hành
(tỷ
đồng)
Thời
hạn
(năm)
Lãi suất
(%/năm)
Năm
phát
hành
1 NH Đầu tư và Phát triển TPHCM 2.205 10-15 9,8-10,2 2006
2 NH Ngoại Thương VN 1.375 7 6 2005
3 TCT Tài Chính Dầu khí VN 365 5 9,5 2006
4 NHTM Á châu -
- TP chuyển đổi 550 5 8 2006
- 57 -
- TP thông thường 2.200 5 8,6 2007
5 NHNN và PT VN 3.000 10-15 9,8-10,2 2006
6 NH PT Nhà ĐBS Cửu Long 150 2 9,2 2006
7 NHTM Sài Gòn 1.400
13
tháng
8,5 2007
8 NHTMCP Quân Đội 1.000 2 8 2007
1.500 3 8,3 2007
Nguồn: Tập hợp từ Sở GDCK TP.HCM, Sở GDCK HN
Các NHTM phát hành trái phiếu cũng thông qua hình thức bảo lãnh phát
hành. Các trái phiếu được phát hành với kỳ hạn từ 2 năm đến 10 năm. Đối với một
thị trường tài chính phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm đến 30
năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam tình hình môi trường chính sách không đảm bảo, nằm
trong điều kiện lạm phát cao, chịu tác động với các biến động kinh tế quốc tế đã tạo
tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào trái phiếu có kỳ hạn dài.
Trong khoảng gần ba năm trở lại đây, Trên TTTP Việt Nam xuất hiện trái
phiếu chuyển đổi và hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lựa chọn
phát hành thay vì phát hành thêm cổ phiếu. Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài
chính thông dụng ở các thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên, trái phiếu chuyển
đổi được thực hiện tại Việt Nam như thế nào?
• Trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hầu như chủ yếu là các
doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính như: Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB), Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn (SCB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Ngân hàng cổ phần Gia Định, Công ty chứng khoán Sài Gòn
(SSI)…
Lấy ví dụ, phân tích trái phiếu chuyển đổi Vietcombank và trái phiếu chuyển
đổi SSI để thấy được đặc thù trái phiếu chuyển đổi ở Việt Nam.
- Trường hợp trái phiếu chuyển đổi Vietcombank:
+ Tháng 12/2005, sự kiện Vietcombank phát hành thành công 1.375 tỷ
đồng trái phiếu chuyển đổi với lãi suất bình quân 6%/năm (lãi suất
- 58 -
đưa ra tối đa 8,5%/năm cố định trong 7 năm), trong khi lãi suất tiết
kiệm tại các ngân hàng th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam.pdf