Luận văn Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN. ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv

DANH MỤC BẢNG . v

DANH MỤC HÌNH. vi

MỞ ĐẦU. 1

1.Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Lịch sử nghiên cứu. 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu . 9

4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 10

5. Đóng góp chính của đề tài . 13

6. Cấu trúc của đề tài . 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG. 14

1.1. Cơ sở lý luận. 14

1.1.1. Một số khái niệm . 14

1.1.2. Vai trò, chức năng của phát triển thương mại . 17

1.1.3. Đặc điểm thương mại. 19

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững (chủ yếu hoạt

động nội thương) . 21

1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ thương mại (nội thương) . 26

1.2. Cơ sở thực tiễn. 31

1.2.1. Khái quát về phát triển thương mại bền vững Việt Nam. 31

1.2.2. Khái quát về phát triển thương mại vùng TDVMNBB . 34

1.3. Vận dụng đánh giá phát triển thương mại bền vững cấp tỉnh. 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 . 37

Chương 2: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

THƯƠNG MẠI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG. 38

pdf129 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển kinh tế và có 46 tác động không nhỏ đến PTTMBV của Tuyên Quang. Việc tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Tuyên Quang chủ yếu được thực hiện theo tiến trình và trong khuôn khổ hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, nước ta nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng đã có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế và thương mại trên địa. Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa công nghiệp, thiết bị điện tử, nông thủytrong khối ASEAN sẽ là cơ hội thuận lợi để Tuyên Quang nâng cao sức cạnh tranh của nhiều ngành sản xuất và sản phẩm của mình nhờ giảm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nền kinh tế Tuyên Quang còn yếu kém, quy mô còn nhỏ bé, sự phụ thuộc của nền kinh tế thế giới cũng đem lại cho Tuyên Quang những thách thức, khó khăn trước những biến động của nền kinh tế thế giới. 2.1.2.9. Thể chế thương mại PTBV nói chung và PTTMBV nói riêng đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu PTBV, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và triển khai thực hiện. Hiện nay, để quản lý và phát triển thương mại, tỉnh Tuyên Quang đang thực thi song song hai nhóm cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành kinh tế nói riêng. Một là, nhóm cơ chế chính sách chung của quốc gia và các quy định riêng của tỉnh. Nhóm chính sách chung được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005, bao gồm các quy định về những nội dung quản lý nhà nước về thương mại, quyền và trách nhiệm của bên mua, bên bán, các hoạt động xúc tiến thương mạivà các quy định chủ yếu trong Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư, trong đó có các quy định chi tiết về chính sách ưu đãi về đất đai, bao gồm 47 các quy định về giá thuê đất, miễn giảm giá thuê đất cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách ưu đãi thuế, trong đó quy định ưu đãi cho các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn áp dụng Luật an toàn thực phẩm ngày 17/6/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nhóm chính sách riêng do tỉnh quy định, bao gồm nhiều cơ chế chính sách khá rộng, như: Hỗ trợ tiền thuê đất: Trường hợp địa điểm đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư của nhà nước và tỉnh, hỗ trợ tiền thuê đất xây nhà tập thể cho công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp; Ưu đãi về thuế đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của chính phủ, cho nhà đầu tư tại địa bàn huyện; Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương; Công khai hóa các cơ chế chính sách và các lĩnh vực khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong từng thời kỳ, Cung cấp các thông tin đầu tư và tư vấn đầu tư, tạo điều kiện về thông tin, hoạt động xúc tiến thương mại. 2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.3.1.Về đặc điểm địa hình Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Có thể chia Tuyên Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.( Nguồn : www.thuongmaibiengioimiennui.gov.v) 48 2.1.3.2. Về khí hậu Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á -Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh từ 220- 240C, cao nhất trung bình từ 330-350C, thấp nhất trung bình từ 12-130C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500mm -1.800mm, khá ổn định. Độ ẩm bình quân hàng năm là 85%, rất thích hợp với cây rừng nhiệt đới, xanh tốt quanh năm. Do địa hình bị chia cắt, Tuyên Quang có 2 tiểu khu khí hậu rõ rệt, cho phép phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đa dạng. Những hiện tượng thời tiết này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế và sức khoẻ của người dân. 2.1.3.3. Về thủy văn Tuyên Quang có hệ thống sông suối khá dầy và phân bố tương đối đều giữa các vùng, đó là các con sông: Sông Lô, sông Gâm, sông Phó ĐáyTiềm năng thủy điện trên sông Gâm tương đối lớn, hiện trên sông Gâm đã xây dựng nhà máy thủy điện Na Hang và đang xây dựng nhà máy thủy điện Chiêm Hóa. Đặc biệt, ngoài nguồn nước nước mặt phong phú, tỉnh còn có các điểm nước khoáng đáng chú ý là Bình Ca, Mỹ Lâm huyện Yên Sơn và mỏ nước Bắc Ban (Vĩnh Yên). Hiện nay tỉnh đang khai thác nguồn nước nóng Mỹ Lâm phục vụ chữa bệnh, chế biến nước giải khát. 2.1.3.4. Về sinh vật Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn so với diện tích tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Trong đó, có nhiều loài thực vật quý hiếm như trầm hương, nghiến, lát hoa, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơ mu, ... Tuyên Quang có một số khu rừng đặc dụng, có giá trị nghiên cứu khoa học. Tuy vậy, một số loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. 49 Địa hình, tài nguyên, thiên nhiên, lịch sử văn hoá và con người đã tạo cho Tuyên Quang tiềm năng phát triển thương mại. 2.1.4. Đánh giá chung 2.1.4.1. Thuận lợi - Với vị thế nằm ở cửa ngõ vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội không xa, Tuyên Quang có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển hoạt động thương mại, đặc biệt là thu hút các sản phẩm, đặc sản của khu vực để cung ứng cho thị trường trong nước. - Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Tuyên Quang là cơ sở quan trọng trong phát triển thị trường của tỉnh với qui mô ngày càng lớn của cả cung và cầu hàng hoá, qua đó tạo ra môi trường thuận lợi để các hoạt động nội thương phát triển nhanh hơn với qui mô và phạm vi lớn hơn. - Sự phát triển về cơ sở hạ tầng giúp Tuyên Quang ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn trong không gian thị trường cả nước. Đây cũng chính là yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển thị trường và các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. - Các hoạt động giao lưu kinh tế và xã hội ở nước ta hiện đang có xu hướng ngày càng gia tăng hơn trong những năm vừa qua sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Tuyên Quang tận dụng được nhiều các cơ hội kinh doanh hơn. - Nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực sẽ là lợi thế chủ yếu đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng của Tuyên Quang. Dân số trong độ tuổi lao động đang có xu hướng tăng nhanh, tạo nên lực lượng lao động trẻ tương đối dồi dào và có trình độ đào tạo tốt. Điều đó không chỉ cho phép Tuyên Quang phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, chế biến các sản phẩm nông nghiệp... mà còn mở ra khả năng phát triển các ngành công nghiệp có giá trị tăng thêm lớn, qua đó sẽ tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Hơn nữa, nếu các ngành sản xuất phát triển và giải quyết được việc làm tốt cho lực lượng lao động này, thì khối lượng thu nhập của dân cư trên địa bàn sẽ tăng lên mạnh mẽ và khối 50 lượng cầu có khả năng thanh toán, cũng như cầu được thực hiện trên thị trường ngày càng cao hơn[25]. 2.1.4.2. Khó khăn - Xuất phát điểm về GDP và GDP/người của tỉnh không cao làm ảnh hưởng tới sức mua hàng hóa và nhu cầu các sản phẩm. - Sự phát triển không đồng đều của cơ sở hạ tầng trên địa bàn cũng như nguồn nhân lực, thu nhập dân cư cũng là những yếu tố làm hạn chế sự phát triển của HĐNT; - Trình độ phát triển về khoa học, công nghệ, kỹ năng quản lý thấp làm cho Tuyên Quang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo nội dung của các tiêu chí bền vững 2.2.1. Quy mô tăng trưởng thương mại bền vững 2.2.1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: - Giá trị và tốc độ: Theo số liệu niên giám thống kê của Tỉnh, trong giai đoạn 2006 - 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn đã đạt mức tăng trưởng khá. Bảng 2. 1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2006 - 2015 Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2006 2008 2011 2012 2015 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (giá hiện hành) 1903,4 3601,4 7154,0 8419,9 9439,7 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2015) Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ năm 2012 đạt 8.419.900 triệu đồng, tăng 17,7% so với thực hiện năm 2011 và giai đoạn 2006 - 2012 tăng bình quân 24,7 % (giá hiện hành) Như vậy, nếu so với tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước và trung du miền núi phía Bắc (trong giai 51 đoạn 2006 - 2012), lần lượt đạt bình quân 26,89%/ năm, 25,55%/năm thì chỉ tiêu này của tỉnh Tuyên Quang vẫn thấp hơn so với cả nước và bình quân của vùng trung du miền núi miền núi phía Bắc. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ bình quân đầu người của tỉnh Tuyên Quang năm 2012 là 11,35 triệu đồng/người, cao hơn so với vùng trung du và miền núi phía Bắc (8,59 triệu đồng/người) và chỉ bằng 42,65% bình quân chung của cả nước (22,81 triệu đồng/người). Tuy nhiên, đối với Tuyên Quang chỉ tiêu này năm 2012 đã tăng gấp hơn 3,6 lần so năm 2006. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng mức BLHH giai đoạn 2006 - 2012 đạt 24,69%. Sức mua bình quân đầu người năm 2012 đạt 11,35 triệu đồng/người/năm. Như vậy, có thể thấy rằng giá trị cũng như sự tăng tưởng mức BLHH của thương mại tăng qua các năm, cung cấp đáng kể nguồn hàng hóa cho địa phương đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, đây cũng là sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh luôn tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm chú trọng thị trường tiêu thụ. Bảng 2.2: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2012 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2006 2008 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 2006 - 2012 1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (Giá HH) 1.903.496 3.601.497 7.154.038 8.419.900 24,69% 2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân 2,67 4,98 9,73 11,35 24,05 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2013)[16] 52 Tuy nhiên, tăng trưởng tổng mức BLHH trung bình giai đoạn 2006-2012 của Tuyên Quang là 24,69% thấp hơn so với tăng trưởng của cả nước là 27%. Xét về chỉ tiêu bền vững đòi hỏi phải tăng trưởng đều đặn, duy trì liên tục và ổn định trong thời gian 5-10 năm, thì có thể thấy rằng: trong giai đoạn 10 năm, tăng trưởng của tổng mức BLHH hoàn toàn không ổn định, từ năm 2011- 2012 tốc độ tăng trưởng rất chậm. Kết quả này tạo ra sự bất ổn trong quá trình PTTMBV. - Cơ cấu bán lẻ hàng hóa xã hội và doanh thu dịch vụ Cơ cấu bán lẻ hàng hóa xã hội của nền kinh tế nhà nước năm 2012 không lớn chỉ chiếm 15,84% trong tổng mức bán lẻ hành hóa của tỉnh; thành phần ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội ( chiếm hơn gần 84,16%); điều đó cho thấy vai trò của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã được khẳng định, nhất là thị trường bán lẻ và kinh doanh dịch vụ. Sự tham gia mạnh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào lĩnh vực bán lẻ hàng hóa xã hội là một yếu tố tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Tính riêng năm 2011, cơ cấu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ như sau: + Kinh tế nhà nước đạt 1.133.280 triệu đồng, tăng 29,68% so với thực hiện năm 2010, chiếm tỉ trọng 15,84% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. + Khu vực ngoài quốc doanh đạt 6.020.758 triệu đồng, tăng 21,13% so với thực hiện năm 2010, chiếm tỉ trọng 84,16% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. 53 Bảng 2.3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa tỉnh Tuyên Quang so với cả nước Đơn vị % Năm 2006 2008 2009 2010 2011 2012 Kinh tế nhà nước 16,53 15,80 9,86 14,95 15,84 13,6 Kinh tế ngoài nhà nước 83,47 84,20 90,14 85,05 84,16 86,4 Trong đó: + Kinh tế tập thể 0,77 1,07 0,96 1,11 0,28 + Tư nhân 18,58 29,34 27,97 26,65 17,83 + Cá thể 64,12 53,79 61,21 57,29 66,05 Khu vực có vốn ĐTNN 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012 và tính toán của tác giả[16] * Số lượng và quy mô của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Cùng với quá trình phát triển của hoạt động thương mại, hệ thống tổ chức kinh doanh thương mại trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng cũng thay đổi mạnh mẽ, cơ chế hành chính trong hệ thống tổ chức được thay bằng cơ chế lợi ích và cạnh tranh ngay trong một thành phần kinh tế và giữa các thành phần kinh tế với nhau. - Thành phần thương mại có vốn Nhà nước: Hầu hết doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên việc thực hiện các chỉ tiêu về doanh số bán, lợi nhuận và nộp ngân sách đạt chưa cao, phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp còn hẹp do thiếu vốn và chịu sự cạnh tranh mạnh trên thị trường. - Thành phần thương mại ngoài Nhà nước: Các năm qua với việc thực hiện luật doanh nghiệp mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân theo chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được tăng cường cả về số lượng cơ sở và lực lượng lao động, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh và đa dạng, đã góp phần quan trọng trong việc lưu 54 thông hàng hóa vật tư, chiếm phần lớn thị trường bán lẻ. Doanh số bán lẻ của kinh tế ngoài quốc doanh đạt mức tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2012 khoảng trên 23%. Đến năm 2012 kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 84,16% tổng mức bán lẻ trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 178 doanh nghiệp thương mại. Trong giai đoạn 2006 - 2012, số lượng doanh nghiệp hoạt động thương mại, dịch vụ tăng bình quân là 20%/ năm, tăng mạnh nhất ở nhóm kinh doanh hàng hóa xe gắn máy, xăng dầu, vật liệu xây dựng, nhà trọ, nhà hàng ăn uống, bán lẻ hàng tiêu dùng, tiêu dùng thiết yếu Tuy nhiên hệ thống các doanh nghiệp thương mại đều thực hiện chức năng cung ứng hàng hóa bán lẻ trên địa bàn là chủ yếu. Việc khai thác nguồn hàng tại địa phương chủ yếu do các doanh nghiệp sản xuất và thương mại cá thể thực hiện. - Thành phần thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Đến năm 2012 theo số liệu điều tra của sở Công Thương, trên địa bàn có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động về lĩnh vực công nghiệp - thương mại, hoạt động chủ yếu là kinh doanh khai khoáng, luyện kim, chăn nuôi gia súc lấy sữa, may mặc (Công ty TNHH Khoáng sản ALLIANCE Tuyên Quang; Công ty TNHH sữa cho tương lai; Công ty TNHH một thành viên SESHIN VN2; Công ty TNHH MSA YB; Công ty Liên doanh khoáng nghiệp Hoàng Nguyên). Bảng 2.4: Tổng số doanh nghiệp kinh doanh thương mại toàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2012 Năm Doanh nghiệp thương mại (người) Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (người) Tỷ trọng DNTM so số DN toàn tỉnh (%) 2006 90 379 24,07 2007 94 429 21,92 2008 124 552 22,47 2009 160 618 25,89 2010 179 681 26,29 2012 212 779 27,30 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, xử lý của tác giả)[16] 55 Xét theo chỉ tiêu PTTMBV đặt ra, số lượng tăng của các doanh nghiệp thương mại > số lượng tăng của các doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế khác và tăng trưởng ổn định trong thời gian 5-10 năm, thì có thể thấy rằng, số lượng doanh nghiệp trong thương mại có tăng nhưng không ổn định trong những năm còn lại, với nhiều doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, chưa đảm bảo được chỉ tiêu bền vững đề ra. * Các cơ sở kinh doanh thương mại khác: - Hợp tác xã thương mại: Đến nay, không có mô hình hợp tác xã thuần túy kinh doanh thương mại. Hiện có các cơ sở hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp có hoạt động thương mại, chủ yếu thực hiện dịch vụ cung ứng vật tư, phân bố theo mùa vụ và tiêu thụ nông sản ở quy mô nhỏ. - Từ khi Luật Hợp tác xã được ban hành, hệ thống hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo mô hình mới, tập trung kinh doanh các khâu dịch vụ quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu. Mặc dù tác động không lớn nhưng các hợp tác xã đã phần nào góp phần thúc đẩy phát triển thương mại ở khu vực nông thôn. - Hộ kinh doanh dịch vụ thương mại: Bảng 2.5: Số hộ kinh doanh thương mại Năm Số hộ kinh doanh thương mại (Hộ) Tổng số hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh (Hộ) Tỷ trọng hộ TM so số hộ SXKD toàn tỉnh (%) 2006 9.924 21.845 46,19 2007 10.704 22.763 47,03 2008 10.750 22.651 47,46 2009 10.877 22.653 45,99 2010 11.892 24.542 48,46 2012 14.035 28.902 48,56 Nguồn: Báo cáo của Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang, 2013.[15] 56 * Độ mở của nền kinh tế Toàn cầu hóa và HNQT tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị gia tăng kinh tế toàn cầu trở thành tất yếu khách quan đối với PTBV mỗi quốc gia. Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế lớn và uy tín, từ nay đến năm 2020 và sau đó xa hơn, hòa bình, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, cạnh tranh và ổn định tiếp tục là những đặc điểm trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Điều đó tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng tăng độ mở nền kinh tế. Thông qua giá trị XNK và GDP, vận dụng công thức H = XNK/GDP tính toán trong bảng số liệu, cho thấy độ mở của nền kinh tế tỉnh Tuyên Quang rất thấp và không ổn định qua các năm trong giai đoạn, năm 2012 cao nhất là 0,2 đến năm, thấp nhất là năm 2006 chỉ đạt 0,1. Điều đó cho thấy, vấn đề mở cửa hội nhập giao thương trên thị trường quốc tế của tỉnh chưa được coi trọng, nền kinh tế chưa tận dụng, khai thác thế mạnh nội lực, tranh thủ thị trường, nguồn lực bên ngoài để mở cửa hội nhập[31]. Bảng 2.6. Độ mở của nền kinh tế tỉnh Tuyên Quang (ĐV: 1000 USD) Giá trị Năm 2006 Năm 2008 Năm 2011 Nhập khẩu 20.83 2699 2613 Xuất khẩu 224 4509 7065 GDP 2.246.784 3.212.906 4.778.570 H 0,1 0,2 0,2 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, xử lý của tác giả)[16] Xét theo chỉ tiêu bền vững thì chỉ tiêu này không đạt mức chỉ tiêu đề ra là H >1. Vì vậy, để tiến xa trong vấn đề hội nhập, cần có chiến lược cụ thể, chuẩn bị các nguồn lực, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, để khi hội nhập sâu vào thị trường quốc tế nền kinh tế Tuyên Quang vốn ở trình độ phát triển thấp, sẽ không dễ bị tổn thương với những cú sốc bên ngoài, những biến động thị trường quốc tế khó làm cho nền kinh tế của tỉnh dễ rơi vào “bẫy tự do thương mại”, cải thiện những rủi ro bất ổn của nền kinh tế. 57 2.2.2. Chất lượng tăng trưởng của thương mại trên địa bàn 2.2.2.1. Đóng góp của thương mại trong GDP Giai đoạn 2006 - 2012, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thương mại bình quân là 12,86% năm. Tốc độ tăng trưởng như vậy thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp (13,94% năm) nhưng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (5,14%/năm). So với tốc độ tăng trưởng thương mại cả nước (9,94%/năm), thì tốc độ tăng trưởng thương mại của tỉnh là khá cao[38]. Về giá trị sản xuất của ngành Thương mại: Năm 2011 tổng giá trị sản xuất ngành Thương mại đạt 423,946 triệu đồng (giá so sánh), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2012 là 12,6% thấp hơn tổng giá trị sản xuất của Tỉnh (tăng bình quân 14,83%). Bảng 2.7: So sánh ngành Thương mại với các ngành kinh tế trong GDP tỉnh Tuyên Quang (giá so sánh) Năm 2005 2008 2009 2011 Tốc độ tăng trưởng 2006 - 2011 (%) Tổng số GDP (Triệu đồng) 2.246.784 3.212.906 3.678.829 4.778.570 13,4 - Nông lâm nghiệp và thủy sản 847.428 1.029.919 1.085.803 1.114.657 5,14 - Công nghiệp và xây dựng 626.734 610.168 1.021.841 1.571.185 13,94 - Dịch vụ 772.622 1.272.819 1.571.185 2.262.901 19,61 Cơ cấu (%) Tổng số 100 100 100 100 - Nông lâm nghiệp và TS 39,36 40,79 36,94 37,47 - CN và DV 25,10 22,87 24,19 22,55 - Dịch vụ 35,54 36,34 38,87 39,98 + Thương mại Tỷ trọng trong tổng GDP (%) 6,31 6,31 5,62 6,13 Tỷ trọng trong GDP 18,35 15,93 13,16 12,95 Ghi chú: Thương mại gồm thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ, xe máy và đồ dùng cá nhân. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012)[16] 58 Tuy nhiên, hoạt động của ngành Thương mại đã góp phần tích cực vào phát triển, phân công lao động xã hội , thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất từng bước gắn với nhu cầu thị trường và bước đầu cũng đã phát huy được lợi thế của các địa phương trong tỉnh, giữa thị trường của tỉnh với các thị trường các tỉnh lân cận, thị trường cả nước, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế và góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh[38]. 2.2.2.2. Cơ cấu nhóm hàng hóa lưu thông a) Cơ cấu các nhóm hàng, mặt hàng lưu thông  Kênh phân phối truyền thống. Hàng hóa lưu thông trên thị trường Tuyên Quang được định hình và củng cố với sự tham gia của các loại hình thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đã tạo ra hướng liên kết hoặc thâm nhập lẫn nhau giữa thương mại và sản xuất thích ứng với đặc điểm thương phẩm và quy trình công nghệ kinh doanh của từng chủng loại hàng hóa, như các mặt hàng xăng dầu, phân bón, xi măng, hàng tiêu dùng khác... - Nhóm hàng hóa nông sản, thực phẩm: đặc thù của ngành nông sản thực phẩm là sản xuất phân tán, manh mún, trên địa bàn rộng, chủ thể sản xuất chủ yếu là các hộ nông dân với quy mô nhỏ, sản phẩm phân tán, thiếu đồng đều, chất lượng thấp, giá thành cao phần lớn là bán thô, đơn vị thu mua tự bảo quản, bao gói, vận chuyển. Đặc thù trên đây chi phối việc tổ chức các kênh lưu thông hàng nông sản thực phẩm. Do đó, các kênh lưu thông hàng nông sản Tuyên Quang tập trung ở các nhóm hàng sau: + Nhóm hàng hóa nông sản không hoặc ít qua chế biến công nghiệp: hàng hóa này đi từ người sản xuất (hộ gia đình nông dân) đến tiêu dùng tại tỉnh qua các chợ, các cửa hàng, quầy hàng của thương nhân và đến thị trường ngoài nước qua các doanh nghiệp xuất khẩu (chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh) hoặc từ người sản xuất qua khâu trung gian là thương nhân mua gom, dự trữ, 59 bảo quản, sơ chế rồi qua mạng lưới phân phối để đi tiếp đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu. + Nhóm hàng hóa nông sản phải qua chế biến công nghiệp: hàng hóa này có sự liên kết giữa hộ gia đình nông dân với cơ sở chế biến, giữa nhà chế biến với nhà nhà buôn hoặc liên kết tay ba (nông dân, nhà sản xuất chế biến, thương nhân) với tư cách là một khâu trung gian vừa thu mua vừa chế biến, dự trữ, bảo quản, rồi từ đó qua mạng lưới phân phối, hàng hóa tiếp tục đi đến người tiêu dùng và xuất khẩu. + Nhóm hàng vật tư, công nghiệp tiêu dùng: do đặc thù của ngành hàng này là sản xuất tương đối tập trung, nhưng tiêu dùng lại phân tán trong phạm vi toàn tỉnh, tính chất của sản xuất khá rõ, dễ bảo quản, bao gói, vận chuyển, chất lượng và giá thành khá cao, chiếm tỷ lệ ít hơn hàng nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Người sản xuất và nhà buôn sát gần nhau, nhiều thị trường đã, đang, sẽ liên kết, hợp nhất thành một chủ thể duy nhất. Nhìn chung, trong cơ cấu nhóm hàng lưu thông trên địa bàn tỉnh, chủ yếu hàng hóa nông sản thực phẩm. Điều đó cho thấy rằng, hàng hóa lưu thông trên địa bàn phong phú, đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, trong cơ cấu nhóm hàng hóa thì chủ yếu tồn tại nhiều sản phẩm thô, không hoặc ít qua chế biến nhất là những mặt hàng nông sản thực phẩm, những mặt hàng chất lượng cao, chế biến chiếm tỷ trọng chưa nhiều, do hạn chế về đầu tư KHCN cũng như nguồn lực tay nghề cao, chưa đảm bảo chỉ tiêu bền vững. Hiện nay hàng vật tư và công nghiệp tiêu dùng được phân phối theo hai cách thức chính: - Từ doanh nghiệp sản xuất đến người tiêu dùng thông qua mạng lưới phân phối của doanh nghiệp bao gồm các tổng đại lý, đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm đóng trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh khác trong cả nước. Doanh nghiệp sản xuất cũng có thể trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác thông qua các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu trong và ngoài tỉnh. 60 * Kênh hàng hóa lưu thông phân phối h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_phat_trien_thuong_mai_ben_vung_tren_dia_ban_tinh_tu.pdf
Tài liệu liên quan