Luận văn Phát triển thương mại điện tử tại công ty TNHH giải pháp trực tuyến

MỤC LỤC

 

Trang

Lời mở đầu 1

 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4

1.1. Quan điểm về thương mại điện tử 4

1.2. Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 6

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử

của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập . 11

1.3.1. Môi trường pháp lý và chính sách 11

1.3.2. Bối cảnh lịch sử 11

1.3.3. Hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực 12

1.3.4. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật- công nghệ 13

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử

của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập . .14

1.4.1. Các nhân tố quốc tế .14

1.4.1.1. Toàn cầu hóa . .14

1.4.1.2. Thị trường khu vực phát triền mạnh . . .15

2.1.3.3. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ . .16

2.1.3.3. Nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số . . .16

1.4.2. Các nhân tố trong nước . . . .17

1.4.2.1. Thị trường trong nước phát triển mạnh. . . .17

1.4.2.2. Xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong GDP . . 18

1.4.2.3. Là ngành đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế . . 19

 

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN

TỬ TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN .22

 

2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến. 22

2.1.1. Lịch sử hình thành 22

2.1.2. Quá trình phát triển 23

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 24

2.1.3.1. Chức năng . 24

2.1.3.2. Nhiệm vụ 24

2.1.3.3. Quyền hạn . 24

2.1.4. Cơ cấu tổ chức 25

2.1.5. Hệ thống phân phối 25

2.2. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho việc phát triển thương mại

điện tử 26

2.3. Thực trạng phát triển thương mại điện ở doanh nghiệp 28

2.3.1. Thực trạng website của doanh nghiệp 28

2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử 33

2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở

doanh nghiệp .35

2.4.1. Những thành tựu đạt được 35

2.4.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết để thương mại điện tử ở

doanh nghiệp . . 40

 

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN . .44

3.1. Quan điểm 44

3.1.1. Quan điểm 1 44

3.1.2. Quan điểm 2 44

3.1.3. Quan điểm 3 45

3.2. Mục tiêu 46

3.2.1. Công cụ cung cấp thông tin 46

3.2.2. Miễn phí 47

3.2.3. Sản phẩm mũi nhọn 48

3.2.4. Phụ trợ 49

3.2.5. Tính năng 50

3.2.5.1. E-brochure 50

3.2.5.2. E-catalogue 50

3.2.5.3. E-shop 50

3.2.5.4. E-support 50

3.2.5.5. E-pay 51

3.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử 53

3.3.1. Chất lượng website 54

3.3.1.1. Cập nhật từ xa 56

3.3.1.2. Tính bảo mật 56

3.3.1.3. An toàn dữ liệu 58

3.3.1.4. Mở rộng của hệ thống 58

3.3.1.5. Thanh toán toán trực tuyến 58

3.3.1.6. Đăng ký chứng chỉ số SSL 59

3.3.2. Marketing website 60

3.3.2.1. Viết tên trang 61

3.3.2.2. Chuẩn bị một vài cụm từ hoặc lời giới thiệu 61

3.3.2.3. Đăng ký trang web của doanh nghiệp lên các bộ máy

tìm kiếm 61

3.3.2.4. Đưa trang web của doanh nghiệp lên Google 61

3.3.2.5. Yêu cầu liên kết trên các trang web ngành 64

3.3.2.6. Thiết lập dấu ấn của doanh nghiệp trên thư điện tử 64

3.3.2.7. Phát hành bản tin thư điện tử. 64

3.3.2.8. Trao đổi quảng cáo với các doanh nghiệp có thể liên kết 65

3.3.3. Ranking (Google PageRank & Alexa Rank) 67

3.3.4. Hỗ trợ khách hàng 68

3.3.5. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhận lực thương mại điện tử 69

 

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

 

 

 

 

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thương mại điện tử tại công ty TNHH giải pháp trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Tuy vậy, tình hình đầu tư mua sắm máy tính tại DN là rất khả quan. Gần như mỗi một lao động của DN được trang bị một máy tính phục vụ trong công việc hàng ngày của mình. Có thể thấy điều kiện hạ tầng tối thiểu cho vấn đề phát triển TMĐT ở DN đã được xác lập. Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của phương thức kinh doanh TMĐT đối với hoạt động của mình, DN đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển TMĐT. Trong các phương thức đào tạo phổ biến hiện nay, thì hình thức đào tạo tại chỗ được DN lựa chọn và áp dụng để đào tạo thêm trình độ CNTT và TMĐT cho các nhân viên của mình. Về hạ tầng viễn thông và Internet, DN đã sử dụng điện thoại, máy fax và song song với đó DN cũng sử dụng kết nối Internet với hình thức truy cập bằng đường truyền ADSL trong các hoạt động hàng ngày của công ty mình. Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong DN chúng ta cũng có thể xem xét mức độ ứng dụng CNTT và viễn thông ở DN như việc sử dụng các mạng nội bộ. Doanh nghiệp đã lắp đặt mạng LAN, để kết nối các máy tính trong phạm vi công ty từ đó các phòng ban, các cán bộ công nhân viên của công ty có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số các thiết bị khác phục vụ hoạt động tác nghiệp của các nhân viên. Về mục đích sử dụng Internet của DN, doanh nghiệp dùng Internet chủ yếu là phục vụ các hoạt động: tìm kiếm thông tin, trao đổi thư điện tử với khách hàng, và mục đích quan trọng nhất đó là giao dịch với khách hàng nhằm ký kết các hợp đồng mua bán dịch vụ web của DN mình. Có thể thấy DN đã biết khai thác nhiều lợi thế của Internet. Kết nối Internet giúp cho DN tìm kiếm thông tin về các đối tác qua mạng, tìm hiểu thông tin thị trường về ngành dịch vụ du lịch, tìm các thông tin quảng cáo hoặc chủ động quảng bá hình ảnh của DN. Doanh nghiệp đã có website, việc kết nối Internet cũng là điều bắt buộc để DN cập nhật các thông tin trên trang web của mình. Kết nối Internet cũng là cách dễ dàng và rẻ nhất để DN liên lạc với khách hàng, với các đối tác của mình thông qua thư điện tử hoặc các công cụ truyền và nhận dữ liệu khác. Như vậy có thể khẳng định điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng TMĐT đã được xác lập ở DN. Những hoạt động này phần nào phản ánh mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là khá cao. Thương mại điện tử có thể ứng dụng và phát triển ở mức độ cao phải được xuất phát từ mức độ tin học hoá cao trong nội bộ DN. Một vấn đề khác cần nói đến ở đây có vai trò quyết định tới sự sẵn sàng ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh TMĐT trong DN đó là các trở ngại đối với việc sử dụng Internet của DN. Đó là vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, việc kết nối Internet còn chậm và không ổn định, chi phí đầu tư cho thiết bị mạng cũng là một trở ngại lớn. Những thực tế trên cho thấy công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng CNTT và tham gia phương thức kinh doanh TMĐT, nhưng việc đề ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN vẫn còn nhiều lúng túng. Chính vì vậy thái độ của DN là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong hoạt động giao dịch TMĐT nói riêng. 2.3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp 2.3.1. Thực trạng website của doanh nghiệp Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks). Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh...) và không giới hạn phạm vi. Một website thông thường được chia làm 2 phần: giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end). Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox,... Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA,...Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng; bố cục đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem. Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh. Hình 2.2. Trang chủ website www.esc.vn Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server). Sự khác nhau ở phần lập trình back-end của website làm phân ra 2 loại website: Website tĩnh và website động. - Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên website. Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl,..., quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hoặc MySQL,... - Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang như brochure, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. DN phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như FrontPage, Dreamwaver,...) khi muốn thiết kế hoặc cập nhật thông tin của những trang web này. Website của Công ty cũng là một dạng website tĩnh được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML. Trước đây, chưa có một bộ tiêu chuẩn nào được định ra cho việc trình bày trang web dẫn đến những khó khăn như sự thiếu tương thích giữa các trình duyệt, không tương thích với các thiết bị truy cập khác không phải máy tính. Chính vì vậy, tổ chức W3C đã xây dựng Dự án chuẩn hóa Web (Web Standard) nhằm thiết lập một số chuẩn chung nhất cho các công nghệ, ngôn ngữ sử dụng trong việc thiết kế Web. Dự báo trong một tương lai gần, website sẽ trở nên thân thiện với người dùng khi có những tương tác tùy biến theo nhu cầu của mỗi người. Hình 2.3. Trang domain website www.esc.vn Hình 2.4. Trang shopping cart website www.esc.vn Ngoài website, doanh nghiệp còn sử dụng linh hoạt các phương tiện điện tử khác như thư điện tử, fax, điện thoại để thực hiện giao dịch với khách hàng. Hầu hết các hợp đồng của doanh nghiệp với khách hàng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử này. Tuy vậy, DN lại chưa chú trọng lắm đến đầu tư phát triển website theo chiều sâu. Website của doanh nghiệp nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng mà chưa có cơ chế nhận thông tin từ phía các khách hàng. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên. Ngoài ra việc thanh toán trực tuyến tại website đang gặp rất nhiều khó khăn về đường truyền mạng, đầu từ server còn hạn chế, chưa cập nhật thiết kế website phiên bản mới protal, website quá nhiều nội dung gây khó sử dụng cho người dùng. Vì vậy website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao. Nhìn chung khâu thiết kế website của DN có 4 vấn đề có thể làm cho DN mất khách hàng như sau: Thứ nhất: Kích cỡ website quá lớn Nếu như phải mất từ 5 cho đến 7 giây để tải xuống website của DN thì DN nên đánh giá một cách khách quan về website của mình. Đó là lỗi lớn nhất mà người thiết kế giao diện website thường mắc phải. Có thể DN truy cập internet bằng đường truyền tốc độ cao cộng chút hứng thú nên phần đồ hoạ DN đưa vào chiếm tỉ trọng lớn trong giao diện của trang. Tuy nhiên, DN thử tính đến trường hợp, nếu khách truy cập không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi như của DN, không có cáp truyền và tốc độ truy cập cao thì việc phải mất từ 5 đến 7 giây để tải xuống 1 trang web là chuyện thường tình, và tất nhiên không phải ai cũng có đủ lòng kiên trì để chờ đợi như vậy. Thứ hai: Các quảng cáo loè loẹt, sặc sỡ Đúng vậy, có thể đó là các banner quảng cáo mang đến cho DN nguồn thu về tài chính. Nhưng hãy thử tưởng tượng, khi truy cập vào một trang nào đó mà đập ngay vào mắt mình là cả một cụm, một dãy dài từ đầu tới cuối hay cả một góc của trang tràn ngập các banner và logo quảng cáo thì chắc rằng người khách viếng thăm website cũng không hề có chút cảm tình với trang web đó. Trên thực tế, các website của Việt Nam rất hay mắc lỗi này, các quản trị gia quá chú trọng vào nguồn thu quảng cáo từ việc cho đặt banner, cho nên các trang đó không còn mang tính thẩm mỹ cũng như nét đặc trưng của mình. Vì vậy, nên biết dàn trải một cách hợp lý các banner, logo quảng cáo sang các trang chuyên mục khác. Thứ ba: Bố cục rắc rối, lằng nhằng Trước khi DN xây dựng một website, phần việc phải tiến hành trước tiên là xây dựng một sơ đồ website. Doanh nghiệp lên kế hoạch bao gồm danh sách cụ thể những gì cần phải làm như: số lượng trang, các chuyên mục, liên kết các trang, liên kết các chuyên mục, dịch vụ, nội dung thông tin cho từng trang, từng chuyên mục. Tiếp đến là tạo một form thông tin liên hệ, chỉ dẫn và đặt lên từng trang ở một vị trí phù hợp và ít bị thay đổi ở các trang khác cho độc giả dễ nhận thấy. Cuối cùng: Lạm dụng trong quảng cáo website Khi DN tiến hành quảng cáo cho website, DN thường dùng phần mềm gửi thư đồng loạt tới các địa chỉ e-mail, tuy nhiên phương pháp này giờ tỏ ra không mấy hữu hiệu bởi các nhà cung cấp dịch vụ e-mail coi đó là hành động gửi thư rác. Và tất nhiên, nếu như DN gửi một bức thư có cùng một nội dung tới các địa chỉ khác nhau có đuôi tên miền của một nhà cung cấp dịch vụ thì bức thư đó sẽ tự động bị nhận dạng là spam. Trong chiến dịch xúc tiến quảng bá website, DN có thể sử dụng các biện pháp quảng cáo đơn giản miễn phí kèm theo khác như sử dụng các diễn đàn, tham gia các nhóm chat, trao đổi banner quảng cáo hai chiều với các website khác. Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là việc tham gia sàn giao dịch điện tử của DN cũng chưa được triển khai. Trong bối cảnh, nguồn nhân lực cho triển khai TMĐT của DN còn ít và nguồn tài chính khiêm tốn thì việc tham gia các sàn giao dịch TMĐT là một giải pháp mang tính chiến lược và có hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của DN nhưng ngay cả giải pháp mang tính hiệu quả này vẫn chưa được quan tâm thích đáng. 2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hội tụ giữa các dịch vụ viễn thông – truyền thông như điện thoại, fax, internet, e-mail... đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các tổ chức, cá nhân và sự phát triển kinh tế xã hội của các nước. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông cũng đẩy nhanh tốc độ tự do hóa kinh tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa, điều này tạo ra nhiều sức ép về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến nói riêng. Đồng thời, cách duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho một DN có quy mô nhỏ cũng là đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và đẩy nhanh tốc độ tham gia các thị trường chung. Thương mại điện tử là một yêu cầu tiên quyết vì khi hội nhập kinh tế và tham gia các thị trường chung, doanh nghiệp phải sử dụng phương thức giao dịch đang trở nên phổ biến hiện nay là phương thức kinh doanh thương mại điện tử. Phát triển TMĐT là xu hướng tất yếu của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Triển khai ứng dụng TMĐT ở công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã được xác định cụ thể qua kế hoạch tổng thể của ban lãnh đạo công ty và các chương trình trọng điểm theo hướng phát triển của DN những năm sau này. Trong những chương trình này, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp đã nhận thấy lợi ích và tầm quan trọng của TMĐT đối với hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT hoàn toàn chưa có, chỉ một số rất ít là các cán bộ kinh doanh, hoặc cán bộ tin học được đào tạo ngắn hạn về TMĐT. Hơn nữa, do đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người làm phải có cả ba khối kiến thức về: thương mại, CNTT và ngoại ngữ nên đào tạo ngắn hạn không thể đem lại những kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết để tổ chức hoạt động thương mại hiệu quả nhất tại doanh nghiệp. Mặc dù định hướng đào tạo thêm nguồn nhân lực hoặc thiết lập phòng ban riêng về TMĐT được DN quan tâm đến, nguồn lực cho CNTT nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở DN nói riêng vẫn còn thiếu và yếu. Thực tế hiện nay, DN chưa hề có một cán bộ chuyên trách về TMĐT mà chủ yếu mảng hoạt động TMĐT do cán bộ kiêm nhiệm phụ trách. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT ở công ty. Khoảng trống lớn về nhân lực có kiến thức thương mại điện tử sẽ là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải thích nghi với các phương thức giao dịch thương mại của các nước phát triển. Nếu không được đầu tư kịp thời về nhân lực, thương mại điện tử vốn là một lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thế sẽ trở thành một rào cản nữa cho doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có khả năng quản lý các hoạt động liên quan đến TMĐT là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinh doanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của CNTT - truyền thông và các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Với đặc thù của chuyên ngành TMĐT, việc sử dụng một nguồn nhân lực vừa có kiến thức về kinh doanh quốc tế và chuyên sâu về thương mại điện tử, giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng và kiến thức đầy đủ về CNTT, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu đang rất cấp bách của doanh nghiệp trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp 2.4.1. Những thành tựu đạt được Sau hơn 7 năm hoạt động kể từ ngày thành lập (tháng 7/2004) và sau 5 năm triển khai ứng dụng phương thức kinh doanh TMĐT vào hoạt động của mình, ban lãnh đạo công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến cho biết: Nhờ có website www.esc.vn, hoạt động kinh doanh của công ty đã có những thay đổi về chất, khắc phục được những trở ngại về địa lý giữa Việt Nam và các nước. Website www.esc.vn đã mang lại cho công ty thêm khoảng 30% lượng khách hàng tìm đến với dịch vụ của mình. Ngoài ra, sự xuất hiện của công ty trên Internet đã góp phần đưa uy tín của DN này lên một tầm cao mới. Nhiều đề nghị hợp tác, nhiều cơ hội thị trường mới đã xuất hiện nhờ sự có mặt của website này trên Internet. Đến tháng 8/2009, chỉ sau vài tháng kể từ khi website www.bookvn.com hệ thống bán phần cứng công ty được chính thức đưa vào hoạt động. Đây chính là điều kiện cần và đủ để công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến phát triển bền vững vươn tới chiếm lĩnh thị trường cả phần mềm, phần cứng và khẳng định thương hiệu. Với lợi thế là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ web nên việc xây dựng website trở nên dễ dàng và tạo được tính chất đặt thù website của riêng mình. Công ty luôn chú trọng đến việc xây dựng hoàn chỉnh, cập nhật thường xuyên các thông tin về dịch vụ CNTT, mặt khác công ty còn tiếp tục mở rộng và phát triển thêm dịch vụ gia tăng về TMĐT… Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến trong vòng ba năm trở lại đây TT Nội dung Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Tính cho cả 3 năm 1 Tổng số khách 1.037 1.477 1.618 2.137 2.539 8808 Khách domain 780 1.134 1.235 1.639 1.960 6.748 Khách hosting 199 241 280 361 427 1.508 Khách Website 58 102 103 137 152 552 2 Chi phí (triệu VND) 2.405 2.871 3.229 3.511 3.899 15.915 3 Tổng doanh thu (triệu VND) 2.816 3.303 3.686 4.083 4.726 18.614 4 Lãi gộp (triệu VND) 411 432 457 572 827 2.399 Bảng 2.2. Sự tăng giảm doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo từng năm (từ năm 2005 đến năm 2009) Qua biểu đồ biểu diễn ba chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận ta thấy rõ hiệu quả trong hoạt động của công ty. Tổng doanh thu của doanh nghiệp qua từng năm luôn cao hơn tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đường tổng doanh thu luôn có xu hướng đi lên và song song với đường chi phí do vậy có thể đưa ra nhận xét: cơ cấu giữa doanh thu và chi phí là khá hợp lý. Bên cạnh đó, đường lợi nhuận thuần (lãi gộp) luôn có xu hướng đi lên, tức lợi nhuận thu được của doanh nghiệp năm sau luôn đạt và vượt cao hơn năm trước. Về doanh thu từ TMĐT của 5 năm gần đây (từ năm 2005 đến 2009) so với các năm trước đó mà DN chưa đẩy mạnh phương thức kinh doanh TMĐT. Nhìn chung có thể nhận thấy trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ TMĐT của doanh nghiệp luôn đạt hiệu quả, tỷ lệ tăng doanh thu và tỷ lệ tăng lợi nhuận năm sau luôn đạt và vượt cao hơn năm trước. Việc ứng dụng và phát triển khá thành công phương thức kinh doanh TMĐT vào hoạt động kinh doanh của DN cũng đem lại những kết quả bước đầu khá khả quan. Với những thành tựu đã đạt được của DN với phương thức kinh doanh TMĐT trong những năm vừa qua có thể nói: TMĐT ở công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã bước sang giai đoạn mới và điều này hứa hẹn trong những năm tới, TMĐT ở DN có thể có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của công ty và góp phần vào sự phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước. Công ty đã liên kết với hầu hết tất cả các ngân hàng lớn trong và ngoài nước để có thể thanh toán qua các loại thẻ, Visa, Master, Credit, DebitCard, … Ngày càng hoàn thiệt hệ thống thanh toán hơn với sự giúp đỡ từ các ngân hàng Vietcombank, Dongabank, Vietinbank, ACB, vv… Hệ thống được bảo trì và bảo hành ở cấp độ cao, được bảo mật thông tin 3 lớp. Trang bị máy chủ server đặt tại trung tâm Datacenter Công viên Phần Mềm Quang Trung. Bảo mật thông tin tất cả các khách hàng tham gia mua hàng tại website của công ty. Nâng cấp hệ thống bán hàng trực tuyến cho phù hợp tương thích cho người dung cũng như hệ thống liên ngân hàng. Đang kiêu gọi nhà tài trợ cùng tham gia khai thác kênh bán hàng này để mở rộng tương lai. ESC đã liên kết với các website bán hàng lớn trong nước như www.chodientu.vn, www.gophatdat.com , www.5giay.vn, www.vatgia.com 2.4.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết để thương mại điện tử ở doanh nghiệp Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển phương thức kinh doanh TMĐT ở Việt Nam. Bằng việc ban hành các văn bản pháp lý để hướng dẫn và quản lý việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT, Nhà nước đã tạo dựng được một môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển TMĐT tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây là cơ sở để DN và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích TMĐT phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Nghị định về thương mại điện tử là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành. Mặc dù vậy, nhiều tồn tại, bức xúc vẫn cần phải được quan tâm giải quyết trong việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển TMĐT ở DN. Cụ thể là: Việc ban hành các văn bản thi hành luật Giao dịch điện tử diễn ra còn chậm. Nhiều Bộ ngành đã rất cố gắng trong việc xây dựng các nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử như Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009 chưa có nghị định nào trong số những nghị định này được ban hành. Việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho thương mại điện tử đã được doanh nghiệp nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn. Cho đến hiện nay, nhận thức của DN về sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT chưa đầy đủ. Doanh nghiệp hiện nay rất thiếu cán bộ có tay nghề đáp ứng được nhu cầu của công nghệ như: Việc nối mạng và sử dụng mạng cơ sở; kiến thức, kỹ năng nhận và xử lý thông tin; ngôn ngữ trên mạng; khả năng tài chính để kinh doanh và sử dụng mạng. Do vậy, DN đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của phương thức kinh doanh TMĐT nhưng thực sự họ không biết khởi đầu từ đâu và làm như thế nào với ai. Website của DN nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm lên mạng, đặt hàng quan mạng, ngoài ra có hệ thống quản lý tên miền nhưng chưa thanh toán trực tiếp qua website. Thêm vào đó, thông tin trên website không được cập nhật thường xuyên, không có những thông tin về sản phẩm mới, hay chiến dịch bán hàng mới. Vì vậy các website đã không phát huy được tính ưu việt của hình thức kinh doanh trên mạng dẫn đến giao dịch trên mạng đạt kết quả không cao. Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2010. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên một cách đáng lo ngại, điển hình là những vụ tấn công các website thương mại điện tử www.vatgia.com, www.chodientu.com, ngay cả cổng TMĐT quốc gia www.ecvn.gov.vn cũng bị các hacker tấn công. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh. Doanh nghiệp cũng đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và tham gia TMĐT, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN còn lúng túng. Chính vì thế mà thái độ của DN vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong giao dịch TMĐT nói riêng. Những sự kiện thương mại điện tử nổi bật trong những năm qua: 1) Năm 2006 Việt Nam đăng cai và chủ trì thành công các hội nghị về thương mại điện tử trong khuôn khổ APEC; Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực; 2) năm 2007 Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN) vươn ra tầm quốc tế; Ban hành Nghị định về thương mại điện tử; và 5) Sàn thương mại điện tử hàng đầu của Việt Nam (ECVN) bị tấn công. Năm 2008 website bộ giao dục bị tất công. Điều này cho thấy sự cấp thiết phải xây dựng hệ thống văn bản pháp quy và triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao nhằm tạo môi trường ổn định cho thương mại điện tử phát triển. Bên cạnh những vấn đề về an toàn và bảo mật thông tin là trở ngại lớn nhất đối với DN thì việc kết nối Internet chậm và không ổn định do đường truyền có tốc độ thấp, giá kết nối và truy cập mạng so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn ở mức cao cũng là một trở ngại. Những trở ngại này có thể nói đã ảnh hưởng lớn đến việc ứng dụng và phát triển phương thức kinh doanh thương mại điện tử ở DN. Một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là nguồn lực cho công nghệ thông tin nói chung và cho việc phát triển TMĐT ở doanh nghiệp nói riêng vẫn còn thiếu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả áp dụng TMĐT doanh nghiệp. Khó nối hệ thống thông tin với ngân hàng hay dịch vụ cung cấp, thanh toán điện tử. Cơ sở vật chất phục vụ việc thanh toán điện tử chưa cao. Cơ sở hạn tầng côn nghệ thông tin còn yếu kém sơ với các nước trên thế giới nên chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Nhân sự thiếu nhân sự cho việc bán hàng. Việc bảo trì và bảo hành website cũng như hệ thống chưa có đi vào hướng chuyên nghiệp cao. Hợp đồng điện tử chưa áp dụng(rào cản vướt mắt từ các bên thanh gia cũng như đơn vị trung gian và luật pháp chưa rõ ràng). Niềm tin trong TMĐT Có đến 98% các trang web TMĐT chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về chủ trang web như địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh; 96% trang web không công bố cơ chế giải quyết tranh chấp; 48% không công bố thông tin về các điều khoản giao dịch; 38% trang web không công bố rõ ràng cơ cấu giá; 46% trang web không công bố đầy đủ điều khoản giao dịch; 20% trang web không đưa ra thời hạn trả lời đề nghị đặt mua hàng của khách. Đặc biệt, tất cả các trang web này đều có thu thập th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung luan van.doc
  • docLoi cam doan-cam on-muc luc- doanh muc hinh.doc
  • docTrang Bia.doc
Tài liệu liên quan