Luận văn Phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa

Trong thực trạng phát triển thương mại sản phẩm: nêu lên thực trạng thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa trong khoảng thời gian từ 2004 – 2008, xác định các nhân tố môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình phát triển thương mại sản phẩm trong giai đoạn hiện nay. Đi khảo sát và điều tra thực tế các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp cao cấp là: tổng công ty NAPOLI Việt Nam, công ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu, công ty cổ phần Thế giới bếp. Các công ty này có trụ sở trên địa bàn Hà Nội và hệ thống kênh phân phối sản phẩm trên khắp các tỉnh trong cả nước, chủ yếu là miền Bắc. Đồng thời tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực về các vấn đề liên quan tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI. Tiến hành phân tích và xử lý các kết quả điều tra và phỏng vấn nhằm đưa ra những thành công, tồn tại và các nguyên nhân tại các công ty, làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho phát triển thương mại sản phẩm cho các công ty điều tra.

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu. Đề tài chỉ tập trung vào những sản phẩm của công ty, chứ không đi trên toàn bộ sản phẩm đồ gia dụng được tiêu thụ trên thị trường và đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp gồm: chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối, chăm sóc khách hàng. ( 2 ) Nguyễn Ngọc Hưng (2007). Phát triển mạng lưới phân phối thiết bị nhà bếp trên thị trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài nêu thực trạng phát triển mạng lưới phân phối thiết bị nhà trên thị trường Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm. Đứng trên góc độ vĩ mô, đề tài giải quyết cho tất cả các đồ nội thất kể cả sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, giải pháp ở đây chung chung, chưa giải quyết được triệt để trong từng giải pháp đưa ra.Vì có nhiều sản phẩm và của nhiều hãng nên giải pháp không phù hợp trong một số mặt hàng. ( 3) Trần Quốc Chiến (2007). Một số giải pháp kích cầu cho sản phẩm Máy hút mùi trên thị trường nội địa của công ty cổ phần MALLOCA trong giai đoạn hiện nay. Luận văn tốt nghiệp – ĐH Kinh tế quốc dân. Đề tài trên nghiên cứu về cầu cho sản phẩm máy hút mùi mang thương hiệu Malloca của công ty cổ phần Malloca. Chủ yếu nghiên cứu về cầu sản phẩm, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từ đó kích cầu sản phẩm. Đề tài nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp cho công ty cổ phần Malloca. 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu Từ hệ thống các vấn đề lý luận đã nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa và tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài, luận văn đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau đây: - Về sản phẩm: NAPOLI là thiết bị nhà bếp cao cấp do Italy sản xuất, sản phẩm được nhập khẩu nguyên chiếc và phân phối trên thị trường Việt Nam. Thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI có rất nhiều sản phẩm đa dang về mẫu mã, chủng loại,…Tuy nhiên đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu 3 sản phẩm chính của thương hiệu NAPOLI đó là: bếp ga, máy hút mùi và chậu rửa. - Trong nội dung của phát triển thương mại sản phẩm, có nhiều nội dung bao gồm phát triển thương mại sản phẩm theo hướng tăng quy mô, nâng cao chất lượng thương mại sản phẩm và hiệu quả trong phát triển thương mại sản phẩm. Tuy nhiên, luận văn đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI theo 2 khía cạnh là mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa. - Trong thực trạng phát triển thương mại sản phẩm: nêu lên thực trạng thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa trong khoảng thời gian từ 2004 – 2008, xác định các nhân tố môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình phát triển thương mại sản phẩm trong giai đoạn hiện nay. Đi khảo sát và điều tra thực tế các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp cao cấp là: tổng công ty NAPOLI Việt Nam, công ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu, công ty cổ phần Thế giới bếp. Các công ty này có trụ sở trên địa bàn Hà Nội và hệ thống kênh phân phối sản phẩm trên khắp các tỉnh trong cả nước, chủ yếu là miền Bắc. Đồng thời tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực về các vấn đề liên quan tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI. Tiến hành phân tích và xử lý các kết quả điều tra và phỏng vấn nhằm đưa ra những thành công, tồn tại và các nguyên nhân tại các công ty, làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho phát triển thương mại sản phẩm cho các công ty điều tra. - Phần giải pháp: luận văn đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp thực tế khảo sát điều tra nhằm giải quyết những khó khăn đặt ra tại các doanh nghiệp. Xem xét các vấn đề tồn tại nói chung của các doanh nghiệp, từ đó có các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và các bộ ngành liên quan trong việc phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp nói chung và thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI nói riêng. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM THIẾT BỊ NHÀ BẾP CAO CẤP NAPOLI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Thiết lập phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi bằng văn bản, câu hỏi có các phương án trả lời, người được hỏi chọn câu trả lời theo quan niệm và nhận thức của mình. Có 2 loại câu hỏi : câu hỏi đóng và mở. Câu hỏi đóng là hệ thống các câu hỏi mà người trả lời chỉ cần chọn một trong số các phương án đã có sẵn. Câu hỏi mở là hệ thống câu hỏi mà ngoài các phương án có sẵn, người trả lời có thể bổ sung ý kiến của riêng mình. Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.2 chương 3 để tìm hiểu chung về hoạt động kinh doanh của công ty: kinh doanh mặt hàng gì? Doanh thu lợi nhuận,…; tìm hiểu về những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình. b. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn là phương pháp nói chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người phỏng vấn với đối tượng cần biết ý kiến. Cuộc nói chuyện có chủ đích nên được chuẩn bị chu đáo về nội dung, về chiến thuật dẫn dắt câu chuyện, làm cho cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên và người được hỏi tự bộc lộ quan điểm, tâm trạng của mình. Phỏng vấn có thể được ghi âm, tốc ký hay quay phim để có tài liệu đầy đủ, chính xác. Phương pháp này cũng được sử dụng trong mục 3.2.2 chương 3 tìm hiểu về các nhân tố tác động đến sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trong giai đoạn hiện nay, xu hướng và triển vọng phát triển thương mại sản phẩm đến năm 2015. c. Phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp Dựa trên những nguồn thông tin như: sách báo, tạp chí, các quyết định, chính sách của Nhà nước, hệ thống phương tiện thông tin ( Internet, đài, tivi…) để thu thập thông tin liên quan đến sản phẩm thiết bị nhà bếp NAPOLI. Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.2 và 3.4 chương 3 để thấy rõ thực trạng phát triển thương mại sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển thương mại sản phẩm. 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu a. Phương pháp phân tích Là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận, các số liệu khác nhau về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích nhằm phát hiện ra những xu hướng, chọn lọc những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng ở mục 2.2 chương 2 và 3.2 chương 3, dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm. b. Phương pháp tổng hợp dữ liệu Là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết, số liệu đã thu thập được để tạo ra một hệ thống số liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp dữ liệu được thực hiện sau khi đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về đối tượng. Tổng hợp sẽ cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã thu thập được. Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.3 chương 3, dùng để tổng hợp lại số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, phỏng vấn nhằm tạo ra số liệu tổng hợp và có hệ thống. c. Phương pháp khác Phương pháp này so sánh giá trị, tốc độ tăng trưởng năm sau với năm trước để thấy được sự thay đổi giữa các năm. Phương pháp này được sử dụng ở mục 3.2, so sánh các năm với nhau trong thực trạng thương mại sản phẩm, từ đó có kết luận về sự phát triển thương mại ổn định hay không và đưa ra giải pháp phù hợp. Phương pháp phân loại: là phương pháp sắp xếp các tài liệu thành từng hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, để thuận tiện cho công việc nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong mục 2.1.2 và mục 2.2.2 phân loại sản phẩm thiết bị nhà bếp và các nhóm nhân tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp. Phương pháp chỉ số: là phương pháp sử dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm: chỉ số về lợi nhuận, giá trị gia tăng trên vốn thương mại, chỉ số về hiệu quả sử dụng nguồn lực…Phương pháp này được sử dụng trong mục 2.2.1 nhằm xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại sản phẩm. 3.2. Thực trạng và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa 3.2.1. Thực trạng thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa trong thời gian qua Sản phẩm thiết bị nhà bếp có mặt từ rất sớm, nhưng sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp thì mới xuất hiện khoảng 15 năm và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây. Cùng với sự đi lên của các loại sản phẩm khác, NAPOLI cũng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Việt Nam trong những năm qua, cụ thể: a. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Các loại sản phẩm thiết bị nhà bếp NAPOLI có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 2000, trải qua 8 năm hoạt động, quy mô thương mại của sản phẩm đã có những bước phát triển đáng kể, cụ thể là khối lượng tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2004 tổng sản lượng tiêu thụ là 129113 chiếc, đến 2008 con số này lên tới 377804 chiếc, tăng 3,5 lần. Nhưng mỗi năm có tỷ lệ tăng khác nhau. Sản lượng tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005 – 2007. Năm 2005, sản lượng tiêu thụ là 181330 chiếc, năm 2006 là 255705 chiếc, tăng 1,41 lần. Năm 2007 sản lượng là 369800, tăng 1,45 lần so với năm 2006. Giai đoạn có tỷ lệ tăng thấp nhất là năm 2008 với 396803 chiếc, tăng 1,07 lần so với năm 2007. Bên cạnh việc tăng tổng sản lượng còn thể hiện việc tăng và dịch chuyển trong cơ cấu các loại sản phẩm của NAPOLI. Mặt hàng bếp ga chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại sản phẩm, và cơ cấu mặt hàng này tăng liên tục. Hiện nay, sản phẩm bếp ga chiếm 45,3% trong các loại mặt hàng. Sản phẩm chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là máy hút mùi với 24,1%, chậu rửa 18,8% và các sản phẩm khác 11,8%. Bên cạnh việc tăng lên về sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng tăng nhanh. Cụ thể là năm 2004, tổng doanh thu tiêu thụ hàng hóa là 322944,1 triệu đồng, đến năm 2008, con số này lên tới 781950 triệu đồng, tăng 3,0 lần. Giai đoạn tăng mạnh nhất là năm 2006 – 2007, năm 2007, doanh thu tăng gấp 1,45 lần so với năm 2006. Năm 2006 tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005. Năm 2005 tăng 1,3 lần so với năm 2004. Tăng thấp nhất là năm 2008, tăng 1,07 lần so với năm 2007. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ tăng liên tục qua các năm thể hiện sự tăng nhanh về quy mô thương mại sản phẩm nói chung. Quy mô thương mại sản phẩm ngày càng mở rộng và phát triển theo xu hướng tích cực. b. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm Để đánh giá rõ hơn và thấy dược một cách cụ thể hơn sự phát triển về quy mô thương mại sản phẩm, ta phải sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Từ khối lượng sản phẩm tiêu thụ, ta tính được tốc độ tăng trưởng sản phẩm. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI khá cao. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm liên tục tăng và tăng rất cao, trừ năm 2008, tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể. Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 30,8%, đến năm 2008, chỉ còn 2,3%. Năm tăng trưởng cao nhất là năm 2007 với 30,8%. Tiếp theo là năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 29,1%, năm 2005 là 28,7%. Giai đoạn từ 2004 – 2007, tốc độ tăng trưởng rất cao. Đây là tốc độ tăng trưởng nói chung của toàn bộ sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI chứ không riêng gì cho một sản phẩm cụ thể. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm càng cao thể hiện sự phát triển quy mô thương mại sản phẩm càng nhanh và mạnh. c. Thị trường tiêu thụ sản phẩm - Số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sản phẩm: Trước năm 2000 đã xuất hiện nhiều công ty nhập khẩu và phân phối sản phẩm thiết bị nhà bếp NAPOLI. Đến ngày 07/04/2000 với sự ra đời của Tổng công ty NAPOLI Việt Nam đã đánh dấu bước khởi đầu cho sự phát triển của sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường Việt Nam. Từ đó xuất hiện thêm hàng loạt các công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực này. Năm 2000 có khoảng 12 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu sản phẩm, đến năm 2008 số doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm lên tới 55 doanh nghiệp, được phân bố khắp các miền trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là Miền Bắc có 28 doanh nghiệp, miền Trung có 6 doanh nghiệp, miền Nam có 21 doanh nghiệp. Trong 8 năm, số lượng các doanh nghiệp tăng 4,6 lần. Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp nhập khẩu làm cho số lượng sản phẩm trên thị trường nội địa cũng tăng lên. Từ đó làm tăng quy mô thương mại sản phẩm. Số lượng sản phẩm nhập khẩu về trong mỗi doanh nghiệp cũng tăng dần theo sự mở rộng về quy mô phân phối sản phẩm và nguồn lực tài chính. Ngày càng có sự đa dạng hơn về mẫu mã, loại sản phẩm, giá cả,… tất cả các sản phẩm nhập khẩu của NAPOLI đều đạt tiêu chuẩn quốc tế về độ an toàn và chất lượng trong khi sử dụng sản phẩm. Trong số các doanh nghiệp nhập khẩu này, có những doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu loại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI như: Tổng công ty NAPOLI Việt Nam, công ty TNHH Công nghệ sản xuất Minh Châu,….Một số doanh nghiệp tham gia nhập khẩu nhiều loại sản phẩm của các hãng khác nhau và trực tiếp phân phối một bộ phận sản phẩm như: Công ty Cổ phần thế giới bếp, công ty TNHH Zenka, … - Số lượng đại lý và hệ thống kênh phân phối bán lẻ: Hệ thống kênh phân phối nhằm mục tiêu đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Thực hiện tốt khâu này có tác dụng đến 80% thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, hệ thống kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của NAPOLI rất lớn, năm 2004 cả nước có khoảng 432 đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI, đến năm 2008 con số này là 602. Tăng gấp 1,39 lần so với năm 2004. Số lượng cửa hàng phân phối sản phẩm khá cao, tuy nhiên còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó, nhu cầu về sản phẩm còn rất cao. Hệ thống cửa hàng phân phối phân bố khá đều ở các miền Bắc và Nam, miền Trung ít hơn. Trong những năm gần đây, thị phần miền Trung chiếm vị trí khá cao và đang là thị trường đầy tiềm năng cho sản phẩm NAPOLI. Trong mỗi vùng miền lại có sự phân bố hệ thống kênh phân phối khác nhau giữa đô thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi. Hệ thống đại lý, cửa hàng có đến 82% phân bố ở các thành phố, đô thị. Còn lại 18% phân bố ở nông thôn. Bên cạnh đó có 95% các đại lý phân bố ở đồng bằng và 5% phân bố ở khu vực miền núi. Bên cạnh việc gia tăng về quy mô hệ thống kênh phân phân phối, còn có sự phát triển và dịch chuyển về phương thức và hình thức phân phối sản phẩm. Hình thức phân phối sản phẩm ngày càng hiện đại hơn. Có sự giảm đi về tỷ trọng các cửa hàng tư nhân bán lẻ và các hệ thống chợ với quy mô nhỏ, thay vào đó là sản phẩm được phân phối qua các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, các cửa hàng với quy mô lớn và đặc biệt là bán hàng theo hình thức thương mại điện tử. Hiện nay, có khoảng 50% sản phẩm được phân phối theo hình thức qua các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, đại lý phân phối quy mô lớn; có 18% sản phẩm được bán theo hình thức thương mại điện tử và 32% sản phẩm được phân phối qua hình thức các cửa hàng nhỏ lẻ và hệ thống chợ. Về phương thức phân phối sản phẩm thì chủ yếu là theo phương thức bán buôn và đại lý hoa hồng chiếm 54%, bán lẻ chiếm 23%, nhượng quyền thương mại chiếm 16%, còn 7% là các phương thức phân phối khác Ngoài thực trạng về tăng quy mô, phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI đã tạo ta những hiệu quả kinh tế, xã hội , môi trường. Phát triển thương mại sản phẩm góp phần tăng thu nhập của các đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh, từ đó góp phần làm giàu cho nền kinh tế. Phát triển ngành hàng đồ gia dụng đóng góp 12% vào GDP của cả nước, trong đó sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI chiếm 2,5%. Hàng năm, ngành hàng tạo việc làm cho 10 nghìn lao động, chủ yếu là nhân viên kinh doanh và Marketing, góp phần tạo giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế, đặc biệt trong thời buổi thất nghiệp như hiện nay. Đối với riêng sản phẩm bếp ga và máy hút mùi có vai trò rất lớn trong việc tiết kiệm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm do khói bếp là vấn đề thứ tư gây hại cho sức khỏe của con người chỉ xếp sau suy dinh dưỡng, khói thuốc và ô nhiễm nguồn nước. Một phần ba cuộc đời của người nội trợ là ở trong gian bếp, mà gian bếp lại là một trong những không gian "ô nhiễm" nhất trong ngôi nhà. Với những người sử dụng những nguyên liệu rắn (củi, rơm rạ, than đá, phân động vật...) nếu tiếp xúc lâu ngày với khói  bếp có thể gặp các vấn đề về đường hô hấp, ung thư phổi, mù mắt. Gây ra hậu quả nhiều mặt cho kinh tế, xã hội. Chính vì vậy mà sản phẩm máy hút mùi NAPOLI có tác dụng giúp cân bằng sinh thái trong không gian bếp, tạo cho gian bếp không khí trong lành với chức năng hút các khí NO2 và CO do bếp ga và một số loại thức ăn gây ra. 3.2.2. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa Quá trình phát triển thương mại sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố khác nhau trong môi trường kinh doanh, mỗi nhân tố tác động tới sản phẩm theo các mặt, các hướng khác nhau và mức độ khác nhau. Sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI hiện nay chịu tác động của khá nhiều nhân tố từ môi trường, nhưng có các nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới thương mại sản phẩm, đó là: a. Pháp luật của Nhà nước Thực tế hiện nay, yếu tố luật pháp ảnh hưởng khá nhiều tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI. Bao gồm luật pháp của Việt Nam, luật pháp quốc tế trong trao đổi hàng hóa, luật pháp của Italy… Nhưng luật pháp của Việt Nam là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới phát triển thương mại sản phẩm. Cụ thể là: - Luật pháp của Việt Nam: Bao gồm các quy định của pháp luật liên quan đến nhập khẩu và lưu thông hàng hóa như: Luật Thương mại, luật xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, hay chính sách phát triển thương mại của Nhà nước trong từng thời kỳ và quá trình thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập thương mại khu vực và thế giới… Hiện nay, các thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho công tác nhập khẩu hàng hóa. Quan trọng hơn đó là việc áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thiết bị nhà bếp nhập khẩu nói chung còn cao. Hiện nay, theo sự cam kết của việc gia nhập WTO và áp dụng theo chương trình ưu đãi thuế quan thì khung thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng thiết bị bếp là 5- 15%. Đã cắt giảm so với trước khi gia nhập WTO là 20 – 70%. Việc cắt giảm khung thuế quan nhập khẩu hàng hóa đã làm cho giá cả hàng hóa giảm đi phần nào, cụ thể là trước khi giảm thuế giá cả sản phẩm trung bình từ 2,2 – 2,5 triệu, sau khi giảm thuế, giá các mặt hàng trung bình còn 2,1 – 2,3 triệu. Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu một phần cũng làm cho nhiều loại sản phẩm xuất hiện trên thị trường Việt Nam, gây ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Tuy có giảm thuế nhưng đây vẫn là mặt hàng bị áp mức thuế nhập khẩu cao so với các sản phẩm khác, do ngành hàng trong nước cần được bảo vệ để có thể phát triển được. Nhưng sản phẩm thiết bị nhà bếp thuộc nhóm sản phẩm đã cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, vì vậy mà Chính phủ vẫn đang trong quá trình cắt giảm thuế nhập khẩu. Tất cả những vấn đề trên đã gây khó khăn cho tạo nguồn hàng và khó khăn trong sự cạnh tranh về giá cả sản phẩm. b. Đặc điểm về nhu cầu thị trường Việt Nam là một nước đang phát triển, kinh tế còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp và nhu cầu cho những sản phẩm cao cấp chưa phải là cần thiết. Điều đó ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, việc kích cầu sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, để phát triển cho ngành thiết bị nhà bếp thì phải phát triển ngành xây dựng, ngành xây dựng ở nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao, tuy nhiên nó còn chưa xứng với tiềm năng phát triển. Thực tế cho thấy, nếu ngành xây dựng phát triển 1% thì ngành thiết bị nhà bếp phát triển tương ứng theo tỷ lệ 0,85%. Nhưng trong khoảng 1 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng của ngành chỉ khoảng 6,4% (2008), nhưng con số này là cao so với các ngành khác, đây là một nhân tố khá quan trọng tác động tới sản lượng tiêu thụ của sản phẩm thiết bị nhà bếp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các sản phẩm cao cấp ngày càng tăng và đây là thị trường đầy tiềm năng, bởi thu nhập của người dân ngày càng tăng (1200USD/1 người/1 năm), và nhu cầu của họ ngày càng có xu hướng tiêu dùng mặt hàng cao cấp. Bên cạnh đó việc các công trình xây dựng nhà ở hiện đại, to đẹp, tiện nghi đã làm tăng sức mua của mặt hàng thiết bị nhà bếp cao cấp nói chung. Ở Việt Nam, yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng khá nhiều tới phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp. Nước ta có 54 dân tộc anh em với các phong tục tập quán khác nhau, tạo nên nhu cầu khác nhau đối với các loại sản phẩm. Khá nhiều dân tộc với phong tục tập quán của mình, địa hình,… mà họ không thể sử dụng những sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp. Số lượng các dân tộc này chiếm khoảng 14,8% dân số Việt Nam. Họ thường dùng bếp củi, bếp than,…Hay những công trình nhà ở ở khu vực nông thôn và miền núi theo thiết kế đơn giản, thông thoáng thì khó có thể sử dụng được các sản phẩm như: máy hút mùi, lò vi sóng, chậu rửa,…Cùng với sự phân bố dân cư, dân cư tập trung rất nhiều ở nông thôn và miền núi. Cả nước có 37% dân cư sống ở thành thị phù hợp với tiêu dùng sản phẩm thiết bị nhà bếp. Ngoài ra còn có những bộ phận dân cư phân bố ở các thị trấn,…có nhu cầu về sản phẩm này. Chính những yếu tố trên đã tác động làm giảm nhu cầu về sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOI. c. Giá cả sản phẩm Sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI có giá cả sản phẩm khá cao so với các sản phẩm cao cấp khác. Hiện nay, thuế nhập khẩu giảm do đó trên thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều sản phẩm của những công ty nước ngoài với giá cả thấp hơn, đặc biệt là những sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc và Thái Lan. Các sản phẩm này có giá thấp mà chất lượng và mẫu mã sản phẩm cũng khá tốt. Giá cả trung bình cao hơn so với các sản phẩm khác làm sản lượng tiêu thụ sản phẩm giảm đi rất nhiều đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả các loại sản phẩm. Trước tình hình khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều phải giảm giá khá mạnh nhằm kích cầu sản phẩm, thì các sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI đều không thể giảm giá và có giảm nhưng giảm cũng không đáng kể. Vì đây là sản phẩm nhập khẩu do đó chi phí liên quan đến sản phẩm còn phụ thuộc vào nước xuất khẩu, cụ thể là Italy. Mà sản phẩm này có giá thành sản xuất khá cao. Trong khi đó, thuế suất nhập khẩu áp dụng cho ngành hàng vẫn cao. Do vậy, việc giảm giá sản phẩm là rất khó khăn cho các doanh nghiệp phân phối sản phẩm. Để giảm giá tới mức tối thiểu thì các đơn vị phân phối sản phẩm phải tối thiểu hóa chi phí trong các khâu lưu thông, bảo quản và bán hàng. Và cố gắng tìm được nguồn hàng cung cấp với chi phí thấp. Bảng 3.1. Giá thành trung bình sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI Đơn vị: Triệu VNĐ Năm Bếp ga Máy hút mùi Chậu rửa 2004 3 2,5 2 2005 2,8 2,2 1,9 2006 2,8 2,1 1,9 2007 2,6 2 1,7 2008 2,5 2 1,6 Nguồn Phòng kinh doanh Tổng công ty NAPOLI Việt Nam 3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và đánh giá của chuyên gia về phát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội địa Mục đích giúp cho luận văn có tính thực tiễn, tôi đi khảo sát điều tra thực tế 3 công ty kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI. Bao gồm các công ty sau: (1). Tổng công ty NAPOLI Việt Nam – Nhà H1 – 35 Cự Lộc – Thanh Xuân – Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là công ty chuyên nhập khẩu và phân phối sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên toàn bộ thị trường nội địa. Là một công ty với quy mô nhập khẩu sản phẩm lớn nhất, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ giám sát và quản lý hệ thống các công ty vừa và nhỏ chuyên nhập khẩu sản phẩm và phân phối sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI. (2). Công ty TNHH công nghệ sản xuất Minh Châu - 164 Vương Thừa Vũ – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà nội. Là một công ty với quy mô vừa và nhỏ, chuyên nhập khẩu trực tiếp sản phẩm mang thương hiệu NAPOLI và phân phối trên thị trường nội địa, chủ yếu là miền Bắc. (3) Công ty Cổ phần Thế giới bếp – 236 Khâm Thiên – Đống Đa – Hà Nội. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là nhập khẩu và phân phối nhiều loại sản phẩm thiết bị nhà bếp trong đó có sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI. 3.3.1. Kết quả điều tra trắc nhiệm Quá trình tiến hành điều tra phỏng vấn được thực hiện thuận lợi và thu được những kết quả khá tốt. Tiến hành điều tra khảo sát 3 công ty với các quy mô khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Mỗi công ty được phát cho 7 phiếu để điều tra, đồng thời tiến hành phỏng vấn các nhà quản tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhát triển thương mại sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp NAPOLI trên thị trường nội.doc
Tài liệu liên quan