LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG . v
DANH MỤC CÁC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu . 4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 5
5. Những đóng góp của đề tài. 7
6. Cấu trúc của đề tài . 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI . 8
1.1. Khái quát về thương mại. 8
1.1.1. Một số khái niệm chủ yếu. 8
1.1.2. Vai trò và đặc điểm chủ yếu của thương mại . 10
1.1.3. Đặc điểm chính của nội thương. 12
1.1.4. Đặc điểm chính của ngành ngoại thương xuất nhập khẩu. 13
1.2. Nội dung phát triển ngành thương mại. 14
1.2.1. Phát triển thương mại nội địa . 15
1.2.2. Phát triển ngoại thương xuất, nhập khẩu . 17
1.2.3. Phát triển các dịch vụ thương mại . 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành thương mại. 18
1.3.1. Nhân tố vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 18
1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội . 19
1.3.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương . 23
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phát triển thương mại thủ đô Viêng Chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
82,921 3.852,366 7,40 9,7 5,6
Dịch vụ 1.811,97 4.458,914 6.554,772 12,50 12,09 9,9
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê Thủ đô Viêng Chăn các năm 2005-2015)
Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng và trình độ phát triển kinh tế chưa cao, tốc độ
tăng trưởng chậm, chưa tương xứng với các tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô.
Sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế đã tạo ra lượng cầu nhất định
về nguồn nhân lực, từ đó kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động theo hướng giảm
dần lao động nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 2.3: Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế Thủ đô
Đơn vị tính: %
Ngành
Năm
2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015
Nông - lâm 20,78 17,65 20,1
Công nghiệp 43,34 45,88 45,3
Dịch vụ 35,88 36,47 34,2
Đặc điểm truyền thống văn hoá nổi bật: Thủ đô Viêng Chăn là nơi hội tụ đồng
bào nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Các dân tộc anh em của Lào đều có truyền
thống văn hoá đặc sắc và đa dạng, cần phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Những truyền
thống tốt đẹp của mỗi bộ tộc ở Thủ đô rất đa dạng, phong phú cả về văn hoá vật chất
và văn hoá tinh thần, với 4.000 di tích văn hoá nghệ thuật, đặc biệt CHDCND Lào nói
chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng có một nền văn hoá đa dân tộc (3 Bộ tộc Lào).
43
Đảng và Nhà nước Lào cùng với nhân dân các dân tộc Lào luôn phấn
đấu xây dựng Thủ đô giàu đẹp, điển hình, giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền
thống văn hoá của các bộ tộc Lào.
2.2.2.2. Cơ sở hạ tầng thủ đô Viêng Chăn
a) Giao thông vận tải
Hệ thống giao thông trên địa bàn bao gồm đường thủy, đường bộ và hang không
thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu kinh tế với các vùng.
Về đường bộ có các tuyến quốc lộ 13 Bắc, Nam, Quốc lộ 1 và hệ thống đường
giao thông trong các huyện, Thủ đô tổng chiều dài khoảng 2.500 km, trong đó đường
nhựa chỉ có khoảng 400 km, đường đất đỏ khoảng 500 km và đường đá khoảng 1.600
km. Các đường phố trên cùng thường xuyên được nâng cấp cải tạo đảm bảo cho việc
di lại được thuận tiện.
Đường thuỷ: Các con sông chạy qua địa phần Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu là sông
MeKong và sông Ngưm thuận lợi cho việc vận tải khách và vận chuyên hàng hóa. Tui
nhiên, do ảnh hưởng của bãi bồi và độ sâu nên không cho phép tàu thuyền trọng tải lớn
qua lại. Nói chung là việc khai thác đường thủy chưa được quan tâm đầu tư nhiều.
Việc phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ trên đường phố của thủ đô Viêng
Chăn chủ yếu tập trung trên các tuyến phố trung tâm, có những điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển kinh doanh: đường phố và vỉa hè khá rộng; nằm trên các tuyến đường
gắn với các trung tâm thương mại, dịch vụ; nhiều đường là đường quốc lộ liên tỉnh,
liên huyện Các mặt hàng kinh doanh khá đa dạng, phong phú nhưng phần lớn là hỗn
hợp, tự phát. Theo thống kê thì các phố chuyên kinh doanh một mặt hàng chỉ chiếm
khoảng 60% mặt hàng đó. Cùng với đó là hàng loạt các loại hình dịch vụ như dịch vụ
vận tải, chuyên chở hành khách, dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng - bảo
hiểm, truyền hình, thông tin, viễn thông, y tế, tư vấn, xuất khẩu lao động và dịch vụ
công ... Các ngành dịch vụ này đã hỗ trợ không nhỏ trong quá trình phát triển thương
mại thủ đô Viêng Chăn thời gian qua.
b) Hệ thống cung cấp điện nước
Về hệ thống điện: Nguồn điện cấp cho Thủ đô Viêng Chăn hiện nay là điện lưới
quốc gia thông qua trạm biến áp Phôn Toong, Viêng Chăn. Hiện nay mạng lưới điện
đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm, xã vùng sâu, vùng xa, 99% số hộ có điện
sinh hoạt. Lưới điện trên địa bàn Thủ đô bao gồm các cấp điện áp theo nhu cầu của
44
người dân... Điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được phục vụ 24/24 giờ và không
ngừng tăng. Phụ tải công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện đáp ứng nhu
cầu sử dụng điện của các khu công nghiệp. Hệ thống chiếu sáng bản xóm, huyện, Thủ
đô đang được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh hoạt, đi lại đảm bảo an
ninh trật tự bảo đảm mỹ quan đô thị.
Về hạ tầng cấp, thoát nước: Nguồn cấp nước của Thủ dô Viêng Chăn là nước
ngầm và nước mặt. Thủ đô Viêng Chăn sử dụng nguồn nước mặt lấy từ sông Mê Kông
và sông Ngưm là chủ yếu, hiện nay đã có 1 bể chứa nước ở độ cao 400m và 3 trạm sản
xuất nước máy công suất lớn cung cấp cho 4 huyện nội thành như trạm Kao Liêu, trạm
Chi Nai Mô và trạm Đông Mak Khai và trạm. Còn các huyện khác thì phần lớn là dung
nước giếng, chỉ có vài điểm là dung nước máy hệ thống công suất nhỏ để phục phụ cho
khu vực dân cư trung tâm của huyện đó.
c) Viễn thông
Ở Viêng Chăn là trung tâm dịch vụ bưu chính viễn thông của của cả nước và có
tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện nay Lào đang sử dụng thử hệ viễn thông 4G. Nhìn
chung các điểm bưu điện và viễn thông liên lạc đều đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên
lạc, phát hành báo chí ở địa phương, nhưng cùng vẫn chưa tận dụng hết công suất của
hệ thống nói trên. Như vậy nếu không nghiên cứu kỹ về việc nâng cấp công nghệ quá
hiện đại thì sẽ trở thành lãng phi tài sản của quốc gia.
d) Hệ thống tài chính - ngân hàng
Ngân sách Thủ đô được cơ cấu lại theo hướng tích cực, hoàn thiện bước đầu về
các loại thuế để động viên sản xuất kinh doanh và tăng nguồn thu. Cơ cấu thu - chi
ngân sách đã từng bước được cải tiến cho phù hợp hơn, việc sử dụng ngân sách được
quản lý chặt chẽ, bảo đảm chi đúng mục đích. Đến bây giờ Thủ đô đã có hơn 32 các
ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, có nhiều các tổ chức tín dụng và các quỹ góp của
các hộ dân hoạt động trên cơ sở sự quản lý của ngân hàng Nhà nước(NH TW).
Dịch vụ tài chính - ngân hàng Thủ đô đã có những bước tiến rõ rệt trong những
năm gần đây. Hệ thống ngân hàng và kho bạc hoạt động tốt, đóng vai trò quan trọng
trong việc huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Mức vốn huy động
liên tục tăng qua các năm. Hoạt động cho vay ngày càng được cải tiến, bảo dám thực
hiện nhanh chóng, kịp thời.
45
2.2.2.3. Dân số và nhu cầu của dân cư trong thủ đô Viêng Chăn
Với diện tích 3.920 km2, chiếm 1,7% diện tích cả nước và dân số của Thủ đô đứng
thứ hai trong tổng số 18 tỉnh. Năm 2005 dân số của Thủ đô là 698.318 người, năm 2010
là 795.160 người, đến năm 2012 là 835.766 người và 857.496 người vào năm 2015 chiếm
gần 12,41% dân số cả nước. Thủ đô Viêng Chăn có 46 dân tộc và có ba bộ tộc lớn là Lào
Sủng, Lào Thơng và Lào Lùm. Trong đó 96,26% là dân tộc Lào Lùm, 2,44% là dân tộc
Lào Sủng, 0,82% là dân tộc Lào Thơng và 0,46% là người nước ngoài.
Thủ đô Viêng Chăn hiện có 9 huyện với quy mô diện tích, dân số, mật
độ dân số, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có sự chênh lệch
nhau rất lớn. Trong đó khu vực thành thị chiếm tới 63% tổng số thôn bản, khu
vực nông thôn ngược lại chỉ chiếm 37%. Tốc độ tăng của dân số cao, đạt trên
2,70% cao hơn mức trung bình của cả nước.
Quy mô diện tích, dân số, mật độ của các huyện nội và ngoại thành có sự chênh
lệch nhau rất lớn. Thủ đô có 481 bản, khu vực thành thị chiếm 63% tổng số thôn bản
và ngược lại khu vực nông thôn chỉ chiếm 37%. Sự phân bố không đều đó cũng gây
ảnh hưởng lớn trong việc phát triển dân số hình thành nguồn nhân lực cho phát triển
thương mại.
Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển dân số của Thủ đô, Thủ đô Viêng
Chăn dự báo đến năm 2020 là 1.158 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi là
648 nghìn người năm 2020.
Với nguồn nhân lực như trên vừa là sức ép trong vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động, vừa là thế mạnh của Thủ đô nếu biết tận dụng, đặc biệt là tận dụng
nguồn lao động rẻ. Đây còn là thị trường tiềm năng cho sự phát triển thương mại của
thủ đô.
2.2.2.4. Đường lối chính sách phát triển thương mại
Với vị trí địa lí kinh tế thuận lợi là nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía
Trung, Thủ đô Viêng Chăn có rất nhiêm tiềm năng và lợi thế thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2011-2015, Thủ đô Viêng Chăn đã có nhiều chính
sách để phát huy lợi thế đó và thu hút vào đầu tư có hiệu quả mọi nguồn vốn cho sự
phát triển kinh tế xã hội.
Bằng những cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư hợp lý, Thủ đô Viêng
Chăn đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ trong việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trường kinh tế. GDP của Thủ đô đạt tốc
46
độ tăng bình quân 12,17%/năm, vượt cao hơn bình quân chung của cả nước (7,70).
Những năm gần đây, Thủ đô Viêng Chăn là một trong những khu vực dẫn đầu trong
việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Thủ đô Viêng Chăn
đã đạt dược một bước mới trong việc thu hút vốn dầu tư phát triển.
Những chính sách này đã góp phần củng cố vị thế kinh tế của Thủ đô Viêng
Chăn: Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm văn hóa kinh tế Chính trị, giáo dục Quốc phòng
của đất nước CHDCND Lào, nằm ở trung tâm của vùng Trung Lào Viêng Chăn không
những là đầu mối giao thông quan trọng mà còn có vị trí quan trọng về kinh tế đối nội
và kinh tế đối ngoại.
2.2.2.5. Vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2011-2015, lượng vốn huy động cho đầu tư phát triển của thủ
đô Viêng Chăn đạt 45.807,3 tỷ kip. Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP bình quân toàn giai
đoạn đạt 50,7% (trong đó: vốn ngoài ngân sách Nhà nước chiếm 81,8% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội). Vốn của các doanh nghiệp Trung ương chiếm 32,4%; nguồn vốn của
thành phần kinh tế Nhà nước chiếm 48,7%, thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm
42,8%, khu vực FDI chiếm 5,7% tổng số vốn đầu tư.
Với chính sách cải thiện môi trường đầu tư, thủ đô Viêng Chăn đã thu hút nhiều
nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước vào các lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng, khách
sạn du lịch, kinh doanh bán lẻTrong giai đoạn từ năm 2011-2015, trên địa bàn tỉnh
có 23 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 104,3
triệu USD; vốn lũy kế đầu tư thực hiện là 64,458 triệu USD; lĩnh vực đầu tư chủ yếu
là công nghiệp chế biến, chế tạo; các đối tác chủ yếu là Trung Quốc (tính đến nay có 9
dự án), Nhật Bản (2 dự án), Đài Loan (6 dự án), Đức (3 dự án), Singapore (3 dự án) và
Hàn Quốc (1 dự án). Riêng năm 2014, chỉ có 01 dự án đầu tư mới của nhà đầu tư Hàn
Quốc, với tổng số vốn đầu tư là 2,68 triệu USD, ngành nghề sản xuất hàng may mặc
xuất khẩu.
Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
thương mại trên địa bàn thủ đô Viêng Chăn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, số vốn đầu tư
nhỏ. Tính đến nay, toàn tỉnh có khoảng 804 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại với tổng vốn đầu tư khoảng 8.142,3 tỷ kip (trong đó, giá trị tài sản cố định
chiếm 70,24%). Như vậy, có thể thấy rõ rằng, thiếu vốn để phát triển hoạt động kinh
doanh đang là khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại trên địa bàn tỉnh thủ đô.
47
2.2.2.6. Xu thế hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến
mọi quốc gia, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy nhanh
sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy nhanh quá trình giao lưu kinh tế, tri thức, văn
hoá , giữa các quốc gia, dân tộc góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới,
làm thay đổi tư duy, tập quán, tăng sức cạnh tranh của các nền kinh tế toàn cầu. Từ đó
làm cho thị trường thương mại không chỉ phát triển ở phạm vi một quốc gia mà nó
mang tính quốc tế hoá rất cao, mức độ cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt
hơn, sự cạnh tranh mang tính toàn cầu tác động đến chất lượng sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ, buộc chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải được nâng lên thì các quốc
gia mới có thể phát triển.
Thủ đô Viêng Chăn nói riêng, CHDCND Lào cũng như các nước phải hoạt động
theo quy chế chung của các tổ chức kinh tế mà mình hội nhập, phải đối mặt với những
cơ hội và thách thức mà hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá đem lại. Đó chính là
động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trong bối
cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực
đến việc thu hút đầu tư, đồng thời cũng xuất hiện một số khó khăn, thách thức đối với
Nhà nước Lào. Điều này, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển kinh tế phù hợp mới
đảm bảo hiệu quả của quá trình hội nhập quốc tế của Lào.
2.2.2.7. Vai trò quản lý của nhà nước về thương mại ở Thủ đô Viêng Chăn
Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã tạo môi trường và điều kiện cho
thương mại phát triển. Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho
thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu
cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng
kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp... cho
thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu
hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường. Nhà nước định hướng cho sự
phát triển của thương mại. Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng
và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế
hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được
bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại
từ trung ương đến địa phương.
48
Cơ quan quảng lý tại các quận, huyện, phường, xã của Thành phố Viêng Chăn
cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thương mại. Chính quyền địa phương đã
trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế. Các hành phần kinh tế này
giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần. Thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan chức năng có thể hướng
dẫn, chỉ đạo sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi
nguồn lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua đó điều tiết một bộ
phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền kinh
tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với
nhịp độ cao.
2.2.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.2.3.1. Địa hình
Thủ đô Viêng Chăn kẹp giữa 3 phía các dãy núi cao và phía còn lại là song Mê
Kông. Địa hình bao gồm 2 vùng rõ rệt:
+ Vùng thứ nhất, là phần phía Nam của đồng bằng Viêng Chăn, thuộc lưu vực
song Nặm Ngừm, có diện tích khoảng 3.298 hm2, chiếm khoảng 84,13% diện tích tự
nhiên. Vùng này có dạng lòng chảo, được bao bọc bởi các dãy núi cao là Phou Pha
Năng ở phía Tây, Phou Khoa Khoai ở phía Bắc. Đây là vùng tương đối bằng phẳng,
với khoảng trên 70% diện tích có độ cao dưới 200m so với mực nước biến;
+ Vùng thứ hai, là phần còn lại của thành phố (huyện Sangthong) nằm ở phía
Tây dây núi Phou Pha Năng, thuộc lưu vực các sông Nặm Ton và Nặm Sang có diện
tích là 623,1 km2, chiếm 15,87% diện tích tự nhiên toàn Thủ đô.
Địa hình Thủ đô Viêng Chăn chủ yếu là đồng bằng chạy theo ven sông Mê - Kông,
từ hướng Tây - Đông bao quanh bởi các dãy núi Khao - Khoy. Vùng đồng bằng này chiếm
85% và vùng núi chiếm 15% của diện tích cả thành phố. Đây là một thuận lợi của thành
phố Viêng Chăn cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội, phân bố
dân cư, nguồn lao động dễ dàng hơn so với các tỉnh trong vùng.
2.2.3.2. Đất đai
Thành phố Viêng Chăn có tổng diện tích là 3.920 km2. Cơ cấu đất đai gồm 11
nhóm với 26 loại đất chính, trong đó nhóm Alisols, là lớn nhất với 38,07% và nhóm
Acrisols với 30,85% phù hợp với điều kiện sinh thái, và chia theo sử dụng.
49
Đất nông nghiệp thành phố Viêng Chăn là 82.320 ha chiếm 21% trong đó đất
trồng lúa là 74.489 ha, chiếm 90,47% (của đất nông nghiệp TP), đất làm vườn và trồng
thực vật khác là 3.567 ha, chiếm 9,1% (của đất nông nghiệp TP). Tương đối màu mỡ
phân bố tập trung ở ven sông lớn của thành phố là sông Mê-Kông và sông Ngựm thuộc
địa phận các huyện Xay-tha-ny, Hát-xai-phong, Pác-ngựm, Na-xai-thong, Sắng-thong.
Đây cũng là nơi tập trung đông dân cư và nguồn lao động nhất của thành phố. Đất ở là
54.880 ha chiếm 14%. Đất chưa sử dụng là 129.360 ha chiếm 33%, trong đó đất đỏ
màu mỡ là 5.911 ha, chiếm 4,57%. Đất rừng bảo tồn thiên nhiên là 125.440 ha, chiếm
32%.
Điều kiện đất đai vùng Thủ đô Viêng Chăn thích hợp đề phát triển một nền nông
lâm nghiệp phong phú đa dạng, từ các loại cây ngắn ngày như cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm đến cây dài ngày như các loại cây ăn quá nhiệt đới
và á nhiệt đới, cây công nghiệp lâu năm.
Các vùng đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp thường phân bố thành các
vùng lớn và tập trung, địa hình bằng hoặc lượn sóng nhẹ, thuận lợi cho khai thác sử
dụng. Đây là ưu thế có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối
với phát triển một nền sản xuất quy mô lớn và tập trung.
2.2.3.3. Khí hậu
Thành phố Viêng Chăn có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: từ
tháng 5 đến tháng 9 mùa mưa và từ tháng 10 đến tháng 4 mùa khô. Nhiệt độ trung bình
hàng năm là 29 độ C, cao nhất có thể lên đến 40 độ C và thập nhất khoảng 19 độ C. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm.
2.2.3.4. Thủy văn
Thành phố Viêng Chăn nằm trong mạng lưới sông Mê-Kông, có 2 hệ thống sông
lớn chảy qua là sông Mê-Kông và sông Ngựm. Sông Mê-Kông có chiều dài 4.880 Km
chảy qua nước Lào 1.865 Km, và chảy qua Thành phố Viêng Chăn 170 Km. Tổng
lượng nước sông bình quân là 2.506 triệu m3/phút. Sông Ngựm có chiều dài 354 Km
và có hồ cấp nước sông Nhựm có diện tích rộng hơn 250 Km2.
2.2.3.5. Khoáng sản
Thành phố Viêng Chăn nằm trong vùng đồng bằng hiện có khoảng 9 loại hình
khoáng sản phân bố tập trung ở huyện Xay-tha-ny, Hát-xai-phong, Pác-ngựm, Na-xai-
thong, Sắng-thong... Tài nguyên khoáng sản của Thành phố Viêng Chăn có thể chia
thành ba nhóm:
50
- Nhóm khoáng sản kim loại: kim loại mầu như đồng, bạc, nhôm, vàng... Khoáng
sản kim loại là một trong những ưu thế của thành phố Viêng Chăn không chỉ so với các
tỉnh trong vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: gồm muối, Sodium, Potassium... trong đó đáng
chú ý nhất là muối với tổng trữ lượng khoảng 5.483 tấn/năm.
- Khoáng sản vật liệu xây dựng: Thành phố Viêng Chăn có nhiều khoáng sản
vật liệu xây dựng như đá xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi... trong đó đá xây dựng có
trữ lượng khoảng 8.952 tấn/ năm.
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của thành phố Viêng Chăn là không
nhiều, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thành phố.
2.2.3.6. Tài nguyên rừng
Năm 2014, thành phố Viêng Chăn có 213.520 ha đất lâm nghiệp có rừng (chiếm
54,4% quỹ đất), trong đó rừng sản xuất là 88.080 ha và rừng bảo tồn thiên nhiên là
125.440 ha. Đất lâm nghiệp có rừng tập trung chủ yếu ở các huyện Xay-tha-ny, Hát-
xai-phong, Pác-ngựm, Na-xai-thong, Sắng-thong của của thành phố Viêng Chăn
(Nguồn: Dẫn theo Kongchay SINNOLUK, Luân văn thạc sĩ Địa lí năm 2017).
2.2.3.7. Tài nguyên du lịch
Thành phố Viêng Chăn là nơi có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều công trình
kiến trúc cổ kính mang phong túc tấp quán, lễ hội... Du lịch hồ, sông Mê Kông được
coi là một điểm du lịch hấp dẫn. Các di tích lịch sử văn hoá là tài nguyên vô giá của
dân tộc, đồng thời đây cũng là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng để phát
triển du lịch. Hiện nay ở thành phố Viêng Chăn có 51 điểm du lịch được nhà nước xếp
hạng trong đó có 26 thắng cảnh, 25 di tích lịch sử và di tích văn hoá, số lượng di tích
trên được phân bố như sau:
Bảng 2.4: Số lượng điểm tài nguyên du lịch thành phố Viêng Chăn
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Điểm TNDL nhân Văn 24 24 24 24 26 26
Điểm TNDL tự nhiên 12 12 12 13 25 25
Tổng cộng 36 36 36 37 51 51
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch thành phố Viêng Chăn)
51
Ngoài các di tích được Nhà nước xếp hạng còn có các di tích văn hoá lịch sử,
thiên nhiên đang được khảo cứu thiết lập hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước công nhận.
Nhìn chung về mặt số lượng các di tích của thành phố chưa nhiều [9].
Thủ đô Viêng Chăn là nơi có nhiều tiềm năng du lịch với nhiều công trình kiến
trúc cổ kính mang phong tục tập quán, lễ hội, Du lịch sông hồ, Sông Mêkông được
coi là một điểm du lịch hấp dẫn... Thủ đô Viêng Chăn có khoảng 40.000 di tích, trong
đó 2.215 được Nhà nước chính thức xếp hạng, tiêu biểu là Phạ Thạt Luông Viêng Chăn,
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Lào, Nhà văn hoá Lào, Tượng đài liệt sĩ vô danh,... Hệ thống
các chùa, có các chùa biểu tượng của văn hoá Phật giáo Lào, các ngôi chùa tiêu biểu ở
Thủ đô là Vắt Sỉ Sa Kết, chùa Mi Xay, Chùa In Peng, Chùa Chăn Tha Bu Ly,... Ngoài
ra, còn có lễ hội truyền thống quanh năm cùng với phong tục tập quán của nhân dân
các dân tộc Lào...
Cho đến năm 2015, Thủ đô có trên 100 khách sạn, 177 nhà nghỉ với 76 nhà hàng
ăn uống; số du khách đến thăm Thủ đô đạt trên 1.006.218 lượt người, đem lại cho tổng thu
nhập 78.851.141 USD cho ngân sách Thủ đô Viêng Chăn. Nếu tổ chức khai thác tốt thế
mạnh, thì ngành du lịch có thể trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn mang
lại thu nhập cao cho Thủ đô trong tương lai.
2.2.4. Đánh giá chung
Trên cơ sở những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều
kiện kinh tế xã hội cho thấy, Thủ đô Viêng Chăn có những điều kiện thuận lợi cho phát
triển thương mại như sau:
- Nhờ vị trí địa lí thuận lợi, thủ đô Viêng Chăn có nhiều điều kiện để hợp tác
phát triển kinh tế, thương mại và giáo dục - đào tạo với nhiều địa phương trong nước.
Viêng Chăn là trái tim, là đầu não của cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, là
cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng Trung Lào với các vùng kinh tế trọng điểm
trong cả nước. Vì vậy, Viêng Chăn sẽ tiếp tục đóng vai trò trung tâm của vùng và cả
nước trong tương lai, góp phần ngày càng lớn vào phát triển công nghiệp và dịch vụ
của toàn vùng, toàn đất nước.
52
- Thủ đô Viêng Chăn có điều kiện địa lý phù hợp trong việc phát triển kinh tế của
Thủ đô, nhất là trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và giao dịch kinh tế trong cả nước và quốc
tế. Điều kiện tự nhiên trên, là rất thuận lợi để thành phố Viêng Chăn trở thành thành phố đi
đầu trong cả nước trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, tiếp nhận các thành tựu khoa học - kỹ
thuật của thế giới, mở ra một triển vọng thuận lợi vào sự thành công của chiến lược phát
triển thương mại cho cả nước nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
- Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Thủ đô duy trì được mức khá cao, bình quân
giai đoạn 2006-2010 đạt mức 12,17%; năm 2011-2015 là 12,2%. Thu nhập bình quân
đầu người năm 2010 đạt 1.759 USD và lên 2.768 USD vào năm 2015. Đây là những
điều kiện quan trọng để Nhà nước phát triển thương mại và bản thân người dân tăng
nhu cầu tiêu dùng.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
sự phát triển tương đối nhanh của ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế: Công nghiệp tăng từ 43,34% giai đoạn 2001-2005 lên 45,88%
trong giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011 - 2015 tăng thêm 15,4% chiếm 45,3%
của GDP; tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của tỉnh giảm từ 20,78% trong giai đoạn
2001-2005 xuống còn 17,65% trong giai đoạn 2006 - 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
như trên kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ lệ lao động có trình
độ chuyên kỹ thuật.
- Thủ đô Viêng Chăn là địa phương có chỉ số phát triển con người cao nhất so
với các địa phương trong cả nước. Thủ đô Viêng Chăn với trình độ phát triển giáo dục
và hệ thống y tế cao nhất trong cả nước đã tạo nền tảng thuận lợi cho nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho phát triển thương mại.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó, thủ đô Viêng Chăn còn gặp một số khó
khăn trong việc phát triển thương mại như sau:
- Điểm xuất phát về kinh tế của Thủ đô nói riêng, cả nước Lào nói chung thấp,
quá trình khai thác tiềm năng và lợi thế chưa cao, mặc dù tăng trưởng kinh tế tăng
cao nhưng cho đến nay GDP/ người và ngân sách của Nhà nước còn rất thấp. Hạn chế
này cản trở rất lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn lực so với yêu cầu phát triển
của Thủ đô, đặc biệt là nguồn lực tài chính đầu tư cho phát triển nhân tài.
53
- Phong tục tập quán của một số địa phương còn lạc hậu, mặt khác do những lợi
thế sẵn có của Thủ đô như điều kiện tự nhiên ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nên ý
chí vươn lên của người dân chưa mạnh mẽ. Tác phong làm việc của nhân dân và cán
bộ của Thủ đô chủ yếu theo thói quen, chưa có tính kỷ luật cao cũng là nhân tố gây trở
ngại lớn cho công tác giáo dục đào tạo, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
phát triển thương mại thủ đô.
- Cơ cấu kinh tế nhìn chung còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp nhìn chung chất
lượng, hiệu quả chưa cao; áp dụng cơ giới vào sản xuất chậm; sự gắn kết giữa sản xuất
với chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_phat_trien_thuong_mai_thu_do_vieng_chan_cong_hoa_da.pdf